Tài liệu Dẫn lưu nang tụy xuyên dạ dày qua nội soi: Báo cáo một trường hợp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 105
DẪN LƯU NANG TỤY XUYÊN DẠ DÀY QUA NỘI SOI: BÁO CÁO MỘT
TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Văn Hải*, Trần Thị Hoàng Ngâu*
TÓM TẮT
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, 6 tháng trước đã từng nhập viện với chẩn đoán nang giả tuỵ/ Viêm tuỵ cấp, đã dẫn
luu nang giả tuỵ và sinh thiết vách nang, xuất viện sau 9 ngày. Bệnh nhân nhập viện lần này với triệu chứng ăn
không tiêu, qua lâm sàng và cận lâm sàng được chẩn đoán: Nang giả tuỵ gây chèn ép dạ dày. Bệnh nhân đã được
dẫn lưu nang tuỵ xuyên dạ dày qua nội soi ổ bụng. Sau mổ bệnh nhân ổn, xuất viện sau 6 ngày. Tái khám sau 10
tuần không còn triệu chứng và có dấu hiệu ly giải của nang giả tụy trên siêu âm bụng.
Dẫn lưu nang giả tụy vào dạ dày qua nội soi ổ bụng là khả thi và hiệu quả cho những bệnh nhân nang giả
tụy thích hợp.
Từ khóa: Viêm tuỵ cấp, nang giả tuỵ, dẫn lưu qua nội soi xuyên dạ dày.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC TRANSGASTRIC DRAINAGE FOR PANCREATI...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn lưu nang tụy xuyên dạ dày qua nội soi: Báo cáo một trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 105
DẪN LƯU NANG TỤY XUYÊN DẠ DÀY QUA NỘI SOI: BÁO CÁO MỘT
TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Văn Hải*, Trần Thị Hoàng Ngâu*
TÓM TẮT
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, 6 tháng trước đã từng nhập viện với chẩn đoán nang giả tuỵ/ Viêm tuỵ cấp, đã dẫn
luu nang giả tuỵ và sinh thiết vách nang, xuất viện sau 9 ngày. Bệnh nhân nhập viện lần này với triệu chứng ăn
không tiêu, qua lâm sàng và cận lâm sàng được chẩn đoán: Nang giả tuỵ gây chèn ép dạ dày. Bệnh nhân đã được
dẫn lưu nang tuỵ xuyên dạ dày qua nội soi ổ bụng. Sau mổ bệnh nhân ổn, xuất viện sau 6 ngày. Tái khám sau 10
tuần không còn triệu chứng và có dấu hiệu ly giải của nang giả tụy trên siêu âm bụng.
Dẫn lưu nang giả tụy vào dạ dày qua nội soi ổ bụng là khả thi và hiệu quả cho những bệnh nhân nang giả
tụy thích hợp.
Từ khóa: Viêm tuỵ cấp, nang giả tuỵ, dẫn lưu qua nội soi xuyên dạ dày.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC TRANSGASTRIC DRAINAGE FOR PANCREATIC PSEUDOCYST: A CASE REPORT
Nguyen Van Hai, Tran Thi Hoang Ngau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 105 - 110
A 49- year- old man with a prehistory of having pancreatic pseudocyst/acute pancreatitis, that was drained
and biosied wall of the cyst by laparoscopy 6 months before. He was discharged from hospital after 9 days.This
time he readmitted because of dyspepsia symtoms. He was diagnosed of having recurrent large pancreatic
pseudocyst. Laparoscopic transgastric drainage was performed. The patient recovered rapidly and was discharged
after 6 days. At the 10-week follow- up examination, he was free of symptoms and had signs of resolution of
pancreatic pseudocyst on his abdominal sonography.
Laparoscopic transgastric drainage is feasible and effective for suitable patients who have
pancreatic pseudocyst.
Keywords: Pancreatic pseudocyst, Transgastric drainage, Laparoscopic surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nang giả tuỵ là biến chứng thường gặp nhất
của viêm tuỵ cấp và mạn, gặp trong 6-18,5%
bệnh nhân viêm tuỵ cấp và 20-40% bệnh nhân
viêm tuỵ mạn(7). Dựa vào phân loại Atlanta 2012,
nang giả tuỵ được định nghĩa là ổ dịch được bao
bọc bởi mô viêm thành hoá, có rất ít hoặc không
có hoại tử, và cần hơn 4 tuần để thành nang
được vững chắc(3). Có nhiều cách điều trị nang
giả tuỵ. Tùy vào đánh giá lâm sàng và hình ảnh
học mà phẫu thuật viên quyết định cách điều trị
thích hợp cho từng bệnh nhân. Hầu hết những
nang có đường kính dưới 5cm sẽ tự khỏi hoặc ổn
định mà không có triệu chứng hay biến chứng.
Những nang kích thước 5- 6cm có thể được theo
dõi nếu nang không có triệu chứng hoặc ổn định
qua theo dõi hình ảnh học. Khoảng 50% các
nang giả tuỵ có thể thoái lui (6), nhưng 10% bệnh
nhân có biến chứng. Nang giả tuỵ > 6cm và tồn
tại sau hơn 6 tuần nên được điều trị bằng
phương pháp can thiệp thủ thuật hoặc phẫu
thuật. Phẫu thuật mở để cắt bỏ hay thường nhất
là dẫn lưu nang giả vào trong ống tiêu hóa vốn
là cách điều trị phổ biến và hiệu quả cho nang
giả tuỵ. Về sau, nhờ tiến bộ của các kỹ thuật ít
xâm hại, dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi tiêu
hóa trên và qua phẫu thuật nội soi ổ bụng cũng
được nhiều tác giả giới thiệu và ứng dụng. Ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 106
Việt nam chưa có nhiều báo cáo về vấn đề này.
Chúng tôi báo cáo 1 ca lâm sàng bị nang giả tuỵ
lớn, chèn ép dạ dày được điều trị thành công
bằng dẫn lưu nang tuỵ xuyên dạ dày qua nội soi.
BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh,
nhập viện vào 25/02/2016 vì đau thượng vị. Bệnh
nhân đau âm ỉ vùng thượng vị từ 1 tháng trước
nhập viện, không lan, không tư thế giảm đau,
không sốt. Bệnh nhân ăn uống bình và tiêu tiểu
bình thường. Đau thượng vị kéo dài khiến bệnh
nhân đến khám và nhập viện. Khám bụng
không thấy u rõ, chỉ thấy vùng dưới sườn trái
hơi đầy. CT Scan bụng chậu cản quang ngày
25/02/2016 ghi nhận các tổn thương dạng dịch
vùng dưới hoành trái kích thước 47 x 37 x42 mm
(ngang x trước x sau), bắt thuốc tương phản
dạng viền, các tổn thương này thông thương với
nhau và lan xuống vùng đuôi tuỵ. Tràn dịch
màng phổi trái lượng ít. Công thức máu có bạch
cầu 13,79 K/µl, trong đó 71,7% bạch cầu đa nhân
trung tính. Hb 109g/l, Hct 33%, Fibrinogen
5,95g/l, CA19-9 < 2 U/ml, Amylase máu 59,3U/l.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị nang giả vùng
đuôi tụy và được lên chương trình phẫu thuật
với dự kiến nội soi cắt phần xa tụỵ, bảo tồn lách.
Ngày 07/3/2016, chúng tôi tiến hành nội soi thám
sát bằng 4 trocar: 1 trocar 10mm ở rốn, 1 trocar
12mm hông trái, 2 trocar hạ sườn phải, ghi nhận
có dịch đục khắp bụng. Mở hậu cung mạc nối
vào mặt trước tuỵ, thấy mặt sau dạ dày dính chặt
mặt trước tuỵ tại vị trí nang, mô xung quanh
viêm dính nhiều. Xẻ mặt trước nang sinh thiết,
vách nang dày 1cm, thấy dịch nâu đục, hút sạch
dịch. Bơm rửa nang. Kiểm tra không thấy chảy
máu. Rửa sạch bụng, đặt 2 ống dẫn lưu vào nang
giả tuỵ. Bệnh nhân sau mổ không sốt, bụng
mềm, 2 ống dẫn lưu ra ít dịch nâu lợn cợn, diễn
tiến không ra dịch ở những ngày sau. Ống dẫn
lưu được rút sau 7 ngày. Bệnh nhân xuất viện
ngày thứ 9 sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh vách
nang: nang lành tính, viêm cấp tính, phù hợp
nang giả tuỵ.
Hình 1A. Hình CT scan bụng chậu có cản quang lần
nhập viện đầu: nang giả đuôi tụy.
Hình 1B. Hình CT scan bụng chậu có cản quang: 6
tháng sau chụp lần 1 (: nang giả tuỵ; : tuỵ).
Sáu tháng sau lần mổ đầu, bệnh nhân đau
liên tục vùng thượng vị lệch trái, thỉnh thoảng
đau quặn bụng cùng vị trí, 2-3 cơn/ ngày, mỗi
cơn kéo dài 3 phút. Thường xuyên đầy bụng,
cảm giác trướng vùng trên rốn, ăn uống kém, sụt
cân không rõ nên bệnh nhân tái khám. Khám
lâm sàng ghi nhận: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt,
sinh hiệu ổn, da niêm nhạt, suy dinh dưỡng
nặng (BMI= 15,4), bụng mềm, sờ thấy khối vùng
thượng vị lệch trái kích thước 10 x 12cm, bề mặt
trơn láng, bờ rõ, di động kém, ấn căng tức,
không đau, không âm thổi, các cơ quan khác
chưa ghi nhận bất thường. CT scan bụng chậu có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 107
cản quang kiểm tra thấy tuỵ không to (đầu tuỵ
14mm, thân tuỵ 14mm, đuôi tuỵ 16mm) mật độ
nhu mô tuỵ đồng nhất. Tổn thương dạng nang,
kích thước 95 x 103 x 144mm, mật độ không
đồng nhất (14HU), vỏ bao dày 4mm, không thấy
chồi, vách bên trong. Kết luận: Nang giả tuỵ,
theo dõi xuất huyết cũ bên trong. Bạch cầu 10,67
K/µl; 67,7% bạch cầu đa nhân trung tính; Hb
110g/l; Hct 34,6%; Amylase máu 116U/l;
Amylase niệu 1725 U/l. Nội soi dạ dày tá tràng
ghi nhận viêm trợt sung huyết hang vị. Hp (-).
Bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy tái phát
và được chỉ định mổ nội soi dẫn lưu nang vào dạ
dày. Vào bụng trocar 10mm ở rốn, 2 trocar 5mm
hạ sườn phải, ổ bụng dính ít mạc nối lớn lên
thành bụng trước. Nang to vùng thân và đuôi
tuỵ, đẩy dạ dày ra trước áp sát thành bụng. Mở
mặt trước dạ dày vùng hang vị phía bờ cong lớn
bằng dao Thunderbeat. Vô lòng dạ dày thấy
nang tuỵ đội mặt sau dạ dày, chọn vị trí thấp của
nang, cắt 1 lỗ xuyên thành sau dạ dày vào lòng
nang, trào ra nhiều dịch nâu, hút khoảng 900 ml.
Tiếp tục dùng dao Thunderbeat mở rộng lỗ
thông vào lòng nang, đưa camera vào lòng nang
quan sát, thấy có vài dãi dính mỏng, không có
mủ, vách nang và mô tuỵ còn lốm đốm hoại tử.
Lấy một mảnh vách nang làm giải phẫu bệnh.
Khâu mặt trước dạ dày bằng chỉ Vicryl 3.0. Rửa
bụng, đặt ống dẫn lưu cạnh chỗ mở dạ dày.
Hậu phẫu ngày 1 và 2, bệnh nhân sốt nhẹ
37,5 độ, không lạnh run, chưa trung tiện, bụng
chướng nhẹ, vết mổ khô, ấn chẩn còn đau vết
mổ, ống dẫn lưu ra ít dịch nâu. Hậu phẫu ngày 3
bệnh nhân sốt 38,5, trung tiện được, bụng mềm,
ấn chẩn không đau, ống dẫn lưu không ra thêm
dịch. Duy trì dinh dưỡng tĩnh mạch trước và sau
mổ, kháng sinh điều trị sau mổ (Cephalosporin
thế hệ 3). Bệnh nhân hết sốt, ăn uống được qua
đường miệng, tiêu phân vàng, bụng mềm, vết
mổ khô, ống dẫn lưu được rút ngày 5. Bệnh
nhân xuất viện sau mổ 6 ngày.
Tái khám sau 12 tuần, bệnh nhân ăn uống,
tiêu tiểu bình thường, không đau bụng, không
sốt, hết triệu chứng đầy bụng, lên 1kg. Nội soi dạ
dày tá tràng kiểm tra thấy vùng thân vị mặt sau
vùng thấp có mô viêm nhẹ, không thấy xuất
huyết, không thấy rõ lỗ thông với nang (Hình 2).
Siêu âm bụng thấy không còn hình ảnh nang
tụỵ, ở thành sau dạ dày có chỗ gián đoạn nghĩ là
chỗ thông với vùng nang tụy cũ (Hình 3).
Hình 2. Nội soi dạ dày kiểm tra, viêm sung huyết
thân vị, Hp (-)
Hình 3. Siêu âm bụng kiểm tra sau 12 tuần
BÀN LUẬN
Nang giả tuỵ được mô tả đầu tiên bởi
Morgagni năm 1761(6,7,12). Đầu thế kỷ XX, chính
Eugene Opie là người đầu tiên phân biệt nang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 108
thật của tụy - với vách nang được lót bằng lớp
tế bào biểu mô – với nang giả tụy mà vách
nang chỉ là collagen và mô hạt. Nang giả tuỵ
thường xuất hiện như một biến chứng của
viêm tuỵ cấp hoặc viêm tụy mạn, đôi khi sau
một chấn thương bụng. Nang giả tuỵ có thể ở
trong hoặc ngoài tuỵ, đơn độc hoặc đa nang,
kích thước nang đa dạng, nhưng đa số các
bệnh nhân không có triệu chứng(7). Khi bệnh
nhân nang giả tuỵ có triệu chứng thì các triệu
chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý
khác. Những triệu chứng của bệnh này gồm:
đau bụng, no sớm, buồn nôn, nôn, đầy bụng,
và một số bệnh nhân có sụt cân; khi khám
thường thấy bụng căng, sờ được khối u rõ. Sốt,
vàng da, tràn dịch màng phổi có thể gặp ở
những nang giả tụy có biến chứng. Chẩn đoán
dựa vào hỏi bệnh sử (có cơn đau cấp trước đó,
hay đau tái đi tái lại), khám lâm sàng và hình
ảnh học (siêu âm hoặc CT scan bụng chậu).
CT scan có độ nhạy 82-100%, độ đặc hiệu 98%
trong chẩn đoán nang giả tụy; ngoài ra, còn
giúp xác định số nang, vị trí, kích thước, độ
dày vách nang, mức độ tiệm cận của nang với
cấu trúc kế bên, mức độ mô hoại tử trong
nang,để chọn lựa cách điều trị.
Nang giả tuỵ thường bắt đầu thành hoá
với vách nang trưởng thành sau khoảng 4- 6
tuần viêm tuỵ cấp, và khoảng 50% có thể tự
thoái lui dần sau 6 tuần, nhất là những nang
nhỏ < 5cm(6). Về điều trị, những bệnh nhân
không có triệu chứng cần được theo dõi lâm
sàng và kiểm tra bằng siêu âm hay CT scan
định kỳ. Nang giả tuỵ tồn tại hơn 6 tuần và
lớn hơn 5cm thường dễ bị biến chứng (nhiễm
trùng, xuất huyết, vỡ nang, chèn ép gây tắc
nghẽn đường tiêu hóa trên hay đường mật,
tạo giả phình mạch), do đó, những trường hợp
này nên xét chỉ định can thiệp thủ thuật hoặc
phẫu thuật để điều trị(9).
Dẫn lưu nang giả tuỵ là phương pháp
điều trị hiệu quả, gồm dẫn lưu ra ngoài hoặc
dẫn lưu vào trong đường tiêu hoá. Phương
pháp dẫn lưu ra ngoài (bằng chọc dẫn lưu qua
da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT scan,
hay thậm chí bằng phẫu thuật) có tỉ lệ thành
công 50% nhưng tỉ lệ nhiễm trùng, tắc ống dẫn
lưu, rò tụy hay tái phát cao; vả lại thường
không dễ chịu cho bệnh nhân nên hiện nay chỉ
được thực hiện trong tình huống cấp cứu
nhằm giảm tạm thời tình trạng chèn ép hay
nhiễm trùng. Phương pháp hiệu quả hơn là
dẫn lưu vào trong - tùy vị trí của nang, có thể
là nối nang giả-dạ dày, nối nang giả-tá tràng
hay nối nang giả-hỗng tràng - trước đây
thường được thực hiện qua mổ mở, gần đây
nhiều tác giả thực hiện qua phẫu thuật nội soi
ổ bụng. Mở thông nang giả vào dạ dày qua nội
soi tiêu hóa trên cũng là phương pháp được
nhiều tác giả trên thế giới chứng minh hiệu
quả, áp dụng rộng rãi, nhưng tất nhiên là đòi
hỏi phải có trang thiết bị chuyên dụng và
chuyên gia nội soi giỏi.
Nối nang với mặt sau dạ dày qua nội soi
(laparoscopic cystogastrostomy, laparoscopic
pseudocystogastrostomy) được mô tả lần đầu
tiên năm 1994. Cho đến nay có 3 cách thực
hiện: (1) Qua nội soi ổ bụng, đưa trocar vào
lòng dạ dày, bơm hơi tạo phẫu trường, thao
tác mở thông mặt sau dạ dày với lòng nang
(laparoscopic intraluminal cystogastrostomy),
(2) Nội soi ổ bụng, mở mạc chằng vị-đại tràng
vào hậu cung mạc nối, bộc lộ và nối mặt sau
dạ dày với nang giả (laparoscopic posterior
cystogastrostomy), (3) Qua nội soi ổ bụng, mở
mặt trước vào lòng dạ dày, mở thông mặt sau
dạ dày với lòng nang giả rồi khâu đóng lỗ mở
mặt trước dạ dày (laparoscopic anterior
cystogastrostomy, laparoscopic transgastric
cystogastrostomy).
Bệnh nhân của chúng tôi lần đầu bị nang
giả tụy phần đuôi, chỉ khoảng 4cm, nhưng có
triệu chứng nên chúng tôi dự định mổ nội soi
cắt đuôi tụy. Đáng tiếc là vì viêm dính quá
nhiều nên chỉ dẫn lưu ra ngoài. Lần nhập viện
sau chẩn đoán đã rõ, khối nang khá lớn nhưng
vì chúng tôi chưa có kinh nghiệm và chưa đủ
trang bị để can thiệp qua nội soi tiêu hóa trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 109
nên chọn phẫu thuật nội soi ổ bụng. Cuộc mổ
diễn tiến thuận lợi với 3 trocar (2 troar 5mm
và 1 trocar 10mm) và các dụng cụ mổ nội soi
thông thường, chỉ khác là dùng dao mổ có
chức năng vừa hàn vừa cắt (Thunderbeat),
không cần phải khâu tăng cường miệng nối.
Bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, không có
biến chứng sớm, ra viện sau mổ 6 ngày, theo
dõi đến nay chưa có biểu hiện tái phát.
Y văn thế giới gần đây liên tục có những
báo cáo trường hợp, nghiên cứu, tổng quan về
áp dụng ngả xâm hại tối thiểu để điều trị nang
giả tụy, trong đó có mổ nội soi nối nang giả
tụy vào mặt sau dạ dày (2,4,5,6,8,9,11)Palanivelu ở
Ấn độ, năm 2007, báo cáo 108 bệnh nhân nang
giả tụy được điều trị bằng phẫu thuật nội soi:
90/108 (83,4%) nối nang với mặt sau dạ dày,
thời gian mổ trung bình 95 phút, nằm viện 5,6
ngày, thành công 100%, không có tai biến
đáng kể trong mổ, không có tử vong, có 2 bị
biến chứng sớm phải mổ lại (chảy máu, hẹp
môn vị) và 1 tái phát do hẹp lỗ thông(10).
Nghiên cứu tổng quan của Aljarabar
(năm 2007) trên 118 và 569 bệnh nhân ở 19 và
25 báo cáo, trong đó được bệnh nhân được
chia làm 2 nhóm: nhóm 1 gồm bệnh nhân điều
trị bằng dẫn lưu nang qua mổ nội soi và nhóm
2 gồm bệnh nhân điều trị bằng nội soi đường
tiêu hoá trên. Theo đó, tỉ lệ điều trị thành công
nhóm 1 là 98,3% và nhóm 2 là 80,8%, với tỉ lệ
biến chứng lần lượt là 4,2% và 12%, tỉ lệ tử
vong là 0% và 0,4%. Trong quá trình theo dõi
bệnh trung bình ở nhóm 1 là 13 tháng và
nhóm 2 là 24 tháng ghi nhận: 2,5% nhóm mổ
nội soi và 14,4% nhóm nội soi đường tiêu hoá
có nang tái phát, tỉ lệ phải can thiệp lại lần
lượt là 0,9% và 11,8%. Nghiên cứu này kết
luận dẫn lưu nang vào đường tiêu hoá là an
toàn, ít biến chứng và ít tái phát, đặc biệt
phương pháp mổ nội soi nối nang- dạ dày
được các tác giả đánh giá cao(1).
Nghiên cứu của Sileikis và cs (2016) so
sánh 14 bệnh nhân được mổ nối nang giả - dạ
dày qua nội soi (nhóm 1) với 49 bệnh nhân
được mở thông nang giả-dạ dày qua nội soi
tiêu hóa (nhóm 2) ghi nhận: không có tai biến
trong thủ thuật ở cả 2 nhóm; tỉ lệ biến chứng
nhỏ - chảy máu phải nội soi cầm máu và
truyền máu- không khác (21,4% so với 20,4%);
biến chứng sớm lớn – viêm phúc mạc hay tụ
mủ trong nang cần phải mổ - ở nhóm 1 là 0%
trong khi ở nhóm 2 là 12,2%; biến chứng muộn
– nhiễm trùng chất trong lòng nang, có thêm
nang mới - ở nhóm 1 là 0% trong khi ở nhóm 2
là 2%; theo dõi 12 tháng không có tái phát ở
nhóm 1 trong khi tái phát ở nhóm 2 là 12,2%.
Tuy vậy, các khác biệt đều chưa có ý nghĩa
thống kê. Các tác giả cho rằng, dẫn lưu nang
vào dạ dày qua nội soi tiêu hóa nên thực hiện
trước, nếu thất bại thì nên mổ nội soi nối nang
giả với dạ dày(12).
Trong điều kiện chưa có đủ trang bị,
chưa có chuyên gia nội soi có kinh nghiệm
thực hiện thủ thuật dẫn lưu nang vào dạ dày
qua nội soi tiêu hóa trong khi lại có đủ trang bị
mổ nội soi và phẫu thuật viên nội soi như
bệnh viện chúng tôi, thiết nghĩ, mổ nội soi dẫn
lưu nang giả tụy xuyên dạ dày là lựa chọn khả
thi và nên được áp dụng để điều trị những
nang giả tụy thích hợp.
KẾT LUẬN
Có nhiều phương pháp điều trị nang giả tuỵ.
Phương pháp điều trị bằng cách dẫn lưu nang
giả tụy vào dạ dày qua nội soi ổ bụng tỏ ra là
cách khả thi, hiệu quả và tận dụng được lợi thế
của phẫu thuật xâm hại tối thiểu. Có thể áp dụng
cách này để điều trị những nang giả tụy lớn, tiếp
xúc và có biểu hiện chèn ép vào dạ dày. Kết quả
sớm khá thuận lợi, tuy vậy, kết quả lâu dài cần
được tiếp tục theo dõi và đánh giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aljarabah M., Ammori B. (2007). Laparoscopic and
endoscopic approaches for drainage of pancreatic
pseudocysts: a systematic review of published series.
Surgical endoscopy; 21 (11): 1936-1944.
2. Andrén-Sandberg A, Ansorge C, Eiriksson K, et al (2005).
Treatment of pancreatic pseudocysts. Scand J Surg; 94: 165-
175.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 110
3. Banks P. A., Bollen T. L., Dervenis C., et al. (2013).
Classification of acute pancreatitis—2012: revision of the
Atlanta classification and definitions by international
consensus. Gut; 62 (1): 102-111.
4. Beuran M, Negoi I, Catena F, et al (2016). Laparoscopic
transgastric versus endoscopic drainage of a large
pancreatic pseudocyst. A case report.
DOI:
5. Crisanto-Campos BA, Arce-Liévano E, Cárdenas-Lailson
LE, et al (2015). Laparoscopic management of pancreatic
pseudocysts: experience at a general hospital in Mexico
city. Revista de Gastroenterología de México; 80(3): 198-204.
6. Guardado-Bermúdez F, Azuara-Turrubiates AJ, Ardisson-
Zamora FJ, et al (2014). Pancreatic pseudocyst: Case report
and literature review. Cir Cir; 82: 3754-379.
7. Khanna AK, Tiwary SK, Kumar P (2012). Pancreatic
pseudocysts: Therapeutic dilemma. Inter J Inflam, article
ID 279476, 7 pages, doi: 10.1155/2012/279476.
8. Miskic D, Pitlovic V, Latic F, et al (2011). Laparoscopic
transgastric gastrocystostomy pancreatic pseudocyst.
MED ARH; 65(6): 371-372.
9. Nema A (2009). Laparoscopic drainage procedures for
pancreatic pseudocyst: A review article. World. J. Laparo
Surg; 2(2): 37-41.
10. Palanivelu C, Senthilkumar K, Madhankumar MV, et al
(2007). Management of pancreatic pseudocyst in the era of
laparoscopic surgery – Experience from a tertiary centre.
Surg Endosc; 21: 2262-2267.
11. Saribeyoglu K, Pekmezci S, Kol E, et al (2008).
Laparoscopic cystogastrostomy for the management of
pancreatic pseudocysts. Turk J Med Sci; 38(4): 311-317.
12. Sileikis A, Beisa A, Kvietkauskas M, et al (2016).
Minimally invasive approach in the management of
pancreatic pseudocysts. JOP. J Pancreas (Online); 17(2):
222-225.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dan_luu_nang_tuy_xuyen_da_day_qua_noi_soi_bao_cao_mot_truong.pdf