Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi - Lương Thị Thanh

Tài liệu Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi - Lương Thị Thanh: 119 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 DẪN LIỆU BƢỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Thị Thanh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Lê Nguyên Ngật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam. 1. Mở đầu Rừng Cao Muôn được giới hạn bởi 6 xã thuộc huyện Ba Tơ, là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, nối liền Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, những khu vực này đã được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học khá cao. Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về t...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi - Lương Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 DẪN LIỆU BƢỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Thị Thanh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Lê Nguyên Ngật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam. 1. Mở đầu Rừng Cao Muôn được giới hạn bởi 6 xã thuộc huyện Ba Tơ, là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, nối liền Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, những khu vực này đã được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học khá cao. Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tài nguyên sinh vật ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung rất ít và chưa đầy đủ, trong đó, có nhóm lưỡng cư và bò sát. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc săn bắt động vật hoang dã ngày càng gia tăng, chưa có quy hoạch, cộng thêm những tác động khác của con người ảnh hưởng đến môi trường nên đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm đến mức báo động. Vì vậy, nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở đây là cần thiết nhằm bổ sung dẫn liệu đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lí bền vững nguồn tài nguyên sinh vật này. 2. Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Khảo sát theo các tuyến, điểm được thực hiện ở vùng rừng Cao Muôn bao gồm vùng đệm, đã tiến hành khảo sát thực địa 2 đợt: - Đợt 1: Từ 25/9 đến 05/10 năm 2010, tại suối Lệ Trinh, sông Tô, sông Liên, tiểu khu 326 thuộc các xã: Ba Cung, Ba Chùa, Ba Động. - Đợt 2: Từ 20/02 đến 10/3 năm 2011, tại suối: Nước Gia, Nước Pót, Nước Kẽ, Nước Cọp, Suối lá và tiểu khu 608, 646, 155 thuộc các xã: Ba Vinh, Ba Điền, Ba Thành. 120 2.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực địa kết hợp với thu mẫu vật. Tiến hành thu mẫu cả ban ngày và đêm ở các sinh cảnh khác nhau. Thu mẫu theo phương pháp truyền thống. Mẫu vật được gắn nhãn, định hình trong formalin 4-5% đối với lưỡng cư 7-10% đối với bò sát trong 24h hoặc hơn sau đó bảo quản trong cồn 700. Những mẫu trùng lặp được ghi nhận và thả lại. Trực tiếp quan sát bằng mắt thường, ghi chép, chụp ảnh mẫu vật và sinh cảnh. Mua lại mẫu vật có lựa chọn tại các điểm thu mua động vật, thợ săn, tại chợ. Hướng dẫn phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật cho cộng tác viên là người bản địa. Ghi nhận loài qua các di vật (mai, yếm rùa, xác rắn lột, rắn ngâm rượu, mẫu vật được thuộc da). Phỏng vấn qua nhiều đối tượng: kiểm lâm, chủ mua bán động vật hoang dã, thợ săn, dân bản địa thường đi vào khu vực nghiên cứu bằng câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu, kết hợp với bộ ảnh màu đối với các loài khá phổ biến, kích cỡ lớn, dễ quan sát và loài có giá trị kinh tế thường bị săn bắt hoặc mua bán trên thị trường. Tham khảo tài liệu liên quan, ý kiến chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Mẫu vật được định loại dựa vào tài liệu của Bourret (1936, 1942) [4], [5]; Campden – Main S. M. (1984) [7], Taylor (1963) [9], Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981) [3]; Zhao và Adler (1993); Nguyễn Văn Sáng et al. (2009) [8];, Mẫu vật được phân tích tại Phòng thí nghiệm Động vật Sinh thái, lưu trữ tại Phòng Tài nguyên Môi trường, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học, Đại học Huế. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thành phần loài Qua các đợt khảo sát, thu thập tư liệu liên quan và phân tích mẫu, chúng tôi đã thống kê được ở khu vực nghiên cứu có 83 loài lưỡng cư và bò sát như (Bảng 1): Bảng 1. Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn TT (1) Tên khoa học (2) Tên Việt Nam (3) NTL (4) Mức độ bảo tồn (5) (6) (7) Amphibia Lớp Lƣỡng cƣ I. Anura Bộ Không đuôi 1. Bufonidae Họ Cóc 1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider,1799) Cóc nhà M VU 2 Ingerophrynus galeatus (Gunther, 1864) Cóc rừng M VU 121 2. Megophryidae Họ Cóc bùn 3 * Leptobrachium xanthospilum Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1998 Cóc mày đốm vàng M 4 Ophryophryne gerti Ohler,2003 Cóc núi gót M 5 O. hansi Ohler,2003 Cóc núi han x M 6 Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên M 3. Microhylidae Họ Nhái bầu 7 Glyphoglossus molossus Gunther,1869 Nhái lưỡi M 8 Kalophrynus interlineatus (Blyth,1855) Nhái Cóc đốm M 9 Kaloula pulchra Gray,1831 Ễnh ương thường M 10 M. fissipes (Boulenger, 1884) Nhái bầu hoa M 11 M. heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hêy môn M 12 M. marmorata Bain & Nguyen, 2004 Nhái bầu hoa cương M 4. Dicroglossidae Họ Ếch nhái 13 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngóe M 14 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Ếch đồng M 15 Limnonectes hascheanus (Stoliczka, 1870) Ếch hat che M 16 L. kuhlii (Tschudi, 1838) Ếch nhẽo M 17 L. poilani (Bourret, 1942) Ếch poi lan M NT 18 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Ếch núi M 19 Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần M 20 O. martensii (Peters, 1867) Cóc nước mac ten M 5. Ranidae Họ Ếch nhái chính thức 21 Amolops ricketti (Boulenger, 1899) Ếch bám đá M 22 * A. Amolops spinapectoralis Inger, Orlov & Darevsky, 1999 Ếch bám đá gai ngực M 23 Hylarana attigua (Inger, Orlov & Darevsky, 1999) Ếch at ti gua M 24 H. milleti ( Smith, 1921) Chàng mi le M 25 H. nigrovittata (Blyth, 1856) Ếch suối M 26 Odorrana andersonii (Boulenger, 1882) Chàng an đéc sơn M VU 122 27 O. banaorum (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003) Ếch bà nà M 28 Rana johnsi Smith, 1921 Hiu hiu M 6. Rhacophoridae Họ Ếch cây 29 * Philautus abditus Inger, Orlov & Darevsky, 1999 Nhái cây đốm ẩn M 30 Philautus sp. Nhái cây M 31 Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) Ếch cây mép trắng M 32 Rhacophorus annamensis Smith, 1924 Ếch cây trung bộ M VU Reptilia Lớp Bò sát II. Squamata Bộ có vảy 7. Agamidae Họ Nhông 33 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất M VU 34 Calotes emma Gray, 1845 Nhông em ma PV 35 C. mystaceus Dumerll & Bibron, 1837 Nhông xám M 36 C. versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh PV 37 Draco maculatus (Gray,1845) Thằn lằn bay đốm M 8. Gekkonidae Họ Tắc kè 38 * Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Rosler, Vu, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008 Thạch sùng ngón giả bốn vạch M 39 * C. irregularis (Smith, 1921) Thạch sùng ngón vằn lưng M 40 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè M VU 41 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần M 9. Lacertidae Họ Thằn lằn chính thức 42 * Takydromus hani Chou, Nguyen & Pauwels, 2001 Liu điu xanh QS 43 T. sexlineatus (Daudin, 1802) Liu điu chỉ M 10. Scincidae Họ Thằn lằn bóng 44 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng QS 123 đuôi dài 45 E. macularia (Blyth, 1853) Thằn lằn bóng đốm M 46 E. multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M 47 Lipinia vittigera (Boulenger, 1894) Thằn lằn vạch M 11. Varanidae Họ Kỳ đà 48 Varanus nebulosus (Gray, 1831) Kỳ đà vân M IIB EN EN 49 V. salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà hoa M IIB EN RN Serpentes Rắn 12. Typhlopidae Họ Rắn giun 50 Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803) Rắn giun thường M 13. Pythonidae Họ Trăn 51 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất PV IIB CR NT 52 P. reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm PV IIB CR 14. Colubridae Họ Rắn nƣớc 53 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) Rắn leo cây thường QS 54 Lycodon fasciatus (Anderson, 1879) Rắn khuyết đốm M 55 L. subcinctus Boie, 1827 Rắn khuyết dãi M 56 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ M 57 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M EN 58 P. mucosa (Linnaeus, 1758) Rắn ráo trâu PV IIB EN 59 Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M 60 Amphiesma sp. Rắn sãi M 61 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ M 62 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) Rắn nước M 63 Pareas sp. Rắn hổ mây M 15. Xenopeltidae Họ Rắn mống 64 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Rắn mống M 16. Elapidae Họ Rắn hổ 65 Bungarus candidus (Linnaeus, 1758) Rắn cạp nia nam M IIB 66 B. fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong M IIB EN 67 Naja siamensis Laurenti, 1768 Rắn hổ mang PV IIB EN 124 xiêm 68 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ mang chúa M IIB CR 69 Sinomicrurus macclellandi (Reinhardt, 1844) Rắn lá khô thường M 17. Viperidae Họ Rắn lục 70 Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng M 71 Protobothrops cornutus (Smith, 1930) Rắn lục sừng TL, PV 72 P. mucrosquamatus (Cantor, 1839) Rắn lục cườm QS 73 Ovophis monticola (Gunther, 1864) Rắn lục núi PV 74 Viridovipera vogeli (David, Vidal & Pauwels, 2001) Rắn lục vôn gen M 75 V. stejnegeri (Schmidt, 1925) Rắn lục xanh M Testudines Bộ Rùa 18. Geoemydidae Họ Rùa đầm 76 Coura galbinifrons Bourret, 1939 Rùa hộp trán vàng TL, PV 77 Cyclemys tcheponensis (Bourret, 1939) Rùa đất sê pôn M 78 Heosemys grandis (Gray, 1860) Rùa đất lớn M IIB VU EN 19. Testudinidae Họ Rùa núi 79 Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng PV IIB EN EN 80 Manouria impressa (Gunther, 1882) Rùa núi viền M VU 20. Trionychidae Họ Ba ba 81 Amyda cartigaginea (Boddaert, 1770) Ba ba nam bộ M IIB VU VU 82 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) Ba ba trơn M 83 Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) Ba ba gai PV IIB VU VU Ghi chú: (1) TT: Thứ tự, * loài đặc hữu của Việt Nam; (4): NTL: Nguồn tư liệu; M: Vật mẫu; QS: Ghi nhận loài qua quan sát; PV: Ghi nhận loài qua phỏng vấn; TL: Ghi nhận loài theo tài liệu trước đây; (5): NĐ32/2006/NĐ-CP: Nghị định số 32 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ; IB: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng; IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng; (6): SĐVN (2007): Sách Đỏ Việt Nam năm 2007: CR - cực kỳ nguy cấp, EN - nguy cấp, VU - sẽ nguy cấp; (7): IUCN (2010): Danh lục Đỏ IUCN năm 2010: EN- nguy cấp, 125 VU - sẽ nguy cấp; NT - gần bị đe dọa. 3.2. Mức độ đa dạng sinh học 3.2.1. Đa dạng về phân loại học Bước đầu nghiên cứu đã xác định thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi gồm 83 loài thuộc 59 giống, 20 họ, nằm trong 3 bộ, thống kê theo bảng 2: Bảng 1 và bảng 2 cho thấy: Lớp Lưỡng cư (Amphibia): 1 bộ (chiếm 33,33% tổng số bộ thống kê), 6 họ (chiếm 30%), 21 giống (chiếm 35,59%) và 32 loài (chiếm 38,55%), trong đó, chiếm ưu thế là Dicroglossidae có 5 giống và 8 loài; kế tiếp, họ Ranidae có 4 giống và 8 loài; Microhylidae có 4 giống và 6 loài; Megophryidae và Rhacophoridae, mỗi họ có 3 giống và 4 loài; Bufonidae có 2 giống và 2 loài. Bảng 2. Sự đa dạng các bậc taxon của luỡng cư, bò sát vùng rừng Cao Muôn TT Lớp Bộ Họ Giống Loài Số luợng (SL) % so với tổng số họ SL % SL % 1 Amphibia Anura 6 30,00 21 35,59 32 38,55 2 Reptilia Squamata 11 55,00 30 50,85 43 51,81 Testudines 3 15,00 8 13,56 8 9,64 3 Tổng 3 20 100,00 59 100,00 83 100,00 Lớp Bò sát (Reptilia): 2 bộ (chiếm 66,7%), 14 họ (chiếm 70%), 38 giống (chiếm 64,41%) và 51 loài (chiếm 61,45%). Trong đó, bộ Squamata có số họ cao nhất gồm 11 họ (chiếm 55%); bộ Testudines có 3 họ (chiếm 15%); Họ Colubridae chiếm ưu thế về số luợng giống và loài với 9 giống và 11 loài; kế tiếp, Viperidae có 4 giống và 6 loài; Elapidae có 4 giống 5 loài; Agamidae có 3 giống và 5 loài; Gekkonidae có 3 giống và 4 loài; Geoemydidae và Trionychidae, mỗi họ có 3 giống và 3 loài; Scincidae có 2 giống và 4 loài; Testudinidae có 2 giống và 2 loài; Lacertidae, Varanidae và Pythonidae, mỗi họ có 1 giống và 2 loài; thấp hơn cả, Typhlopidae và Xenopeltidae, mỗi họ có 1 giống và 1 loài. Như vậy, bộ Squamata chiếm ưu thế về họ, giống, loài (11 họ, 30 giống, 40 loài), trong đó, các họ: Colubridae, Viperidae, Elapidae chiếm ưu thế. Kế tiếp, bộ Anura có 6 họ, 21 giống, 32 loài, Dicroglossidae và Ranidae chiếm ưu thế. Thấp hơn cả, Testudines có 3 họ, 8 giống và 8 loài, chiếm ưu thế thuộc họ Geoemydidae và Trionychidae. Ba loài chưa xác định được tên thuộc các giống: Amphiesma, Philautus, Pareas. 126 Bảng 3. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng rừng Cao Muôn với một số vùng lân cận Bậc phân loại KBTTN Sơn Trà Lƣu vực hồ Phú Ninh Rừng Tây Quảng Nam Huyện Đắk Min, Đắk Nông Vùng rừng Cao Muôn Số luợng (1) (2) (3) (4) Bộ 3 3 3 4 3 3 3 3 3 Họ 18 19 18 20 20 16 18 18 19 Loài Luỡng cư 32 9 15 12 9 Bò sát 51 26 26 26 32 Tổng số loài 50 59 66 72 83 35 41 38 41 Tư liệu (5) (6) (7) (8) (9) (5) (6) (7) (8) Ghi chú: (1): Số loài chung giữa vùng rừng Cao Muôn với Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, Đà Nẵng; (2): chung với lưu vực hồ Phú Ninh, Quảng Nam; (3): chung với rừng Tây Quảng Nam; (4): chung với huyện Đắc Min, Đắk Nông; (5): theo nguồn tư liệu của Đinh Thị Phương Anh và Trần Thị Ánh Hường (2009); (6): Ngô Đắc Chứng và Văn Ngọc Cương (2009); (7): Lê Nguyên Ngật (1999); (8): Trương Thị Vinh Hương và Lê Nguyên Ngật (2009); (9): nghiên cứu này. Theo bảng 3, lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn có số loài cao nhất so với các khu vực lân cận. Tuy số bộ cũng chỉ bằng KBTTN Sơn Trà, lưu vực hồ Phú Ninh, rừng Tây Quảng Nam và thấp hơn so với huyện Đăk Min, nhưng số họ và loài cao hơn hẳn với 20 họ, 83 loài, do diện tích của vùng rừng khá lớn (97279,6 ha), chiếm 94,1% so với quỹ đất của huyện. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ cao, năm 2009 độ che phủ rừng là 63,03%, ngoài ra, còn có hệ thống các sông, suối, hồ chứa, phân bố với mật độ dày đặc, địa hình bị chia cắt mạnh, khí hậu ở địa bàn nghiên cứu mang đặc thù khí hậu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 và Báo cáo tổng hợp tình hình huyện Ba Tơ, tầm nhìn đến 2025). Số lượng loài lưỡng cư, bò sát chung giữa vùng rừng Cao Muôn với lưu vực hồ Phú Ninh nhiều nhất với S (hệ số tuơng đồng Sorencen, 1948) = 0,51, kế tiếp là rừng Tây Quảng Nam với S = 0,48, thấp hơn với huyện Đắk Min, tỉnh Đăk Nông có S = 0,47, thấp nhất là KBTTN Sơn Trà, Đà Nẵng với S = 0,45. Qua đó chúng ta thấy được khoảng cách địa lý càng gần và ít chướng ngại, sinh vật nói chung thường dễ dàng phát tán và thích nghi, theo đó thành phần loài càng ít khác nhau. 127 3.2.2. Mức độ quý hiếm và đặc hữu Theo bảng 1, vùng rừng Cao Muôn có 21 loài lưỡng cư và bò sát quý hiếm (chiếm 25,3% tổng số loài), trong đó, lưỡng cư có 5 loài (chiếm 6,02%), bò sát có 16 loài (chiếm 19,28%), cụ thể: Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP: ghi nhận 12 loài (chiếm 14,46% tổng số loài): nhóm IB có 1 loài; nhóm IIB có 11 loài. Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007: ghi nhận 18 loài (chiếm 21,69%) ở các mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó, 3 loài được xếp vào cấp CR (cực kỳ nguy cấp), 7 loài được xếp vào cấp EN (nguy cấp), 8 loài được xếp vào cấp VU (sẽ nguy cấp). Theo Danh lục Đỏ IUCN 2010: ghi nhận 8 loài (chiếm 9,64%), trong đó: 2 loài được xếp vào cấp VU (sẽ nguy cấp), 4 loài được xếp vào cấp EN (nguy cấp), 2 loài được xếp vào cấp NT (gần bị đe dọa). Có 6 loài luỡng cư, bò sát đặc hữu của Việt Nam [8], gồm: Leptobrachium xanthospilum, Amolops spinapectoralis, Philautus abditus, Cyrtodactylus irregularis, Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus, Takydromus hani. Sự tồn tại của các loài quý hiếm và đặc hữu góp phần phản ánh mức độ đa dạng sinh học, giá trị bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật. Như vậy, qua số liệu trong bảng (1, 2, 3) cho thấy lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cao Muôn đa dạng về thành phần loài hơn hẳn so với một số vùng lân cận, do chưa hoàn tất số liệu nghiên cứu nên chúng tôi chưa so sánh với toàn quốc. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Bước đầu xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có 83 loài lưỡng cư và bò sát chiếm 15,23% tổng số loài hiện biết ở Việt Nam, thuộc 20 họ, 3 bộ, trong đó, có 32 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 21 giống và 51 loài bò sát thuộc 14 họ, 38 giống. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cao Muôn đa dạng hơn vùng lân cận. 4.2. Thống kê được 21 loài lưỡng cư và bò sát quý hiếm, có 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2009 và 12 loài trong Nghị định 32/ 2006/NĐ-CP, trong đó, lưỡng cư có 5 loài (chiếm 6,02%) và 16 loài bò sát (chiếm 19,28% tổng số loài của vùng). 4.3. Có 6 loài đặc hữu của Việt Nam phân bố ở vùng rừng Cao Muôn. 4.4. Tiếp tục khảo sát để có TPL đầy đủ hơn, nghiên cứu sinh học, sinh thái phục vụ bảo tồn hiệu quả và khai thác hợp lý. Đặc biệt, là xây dựng quy trình gây nuôi thử nghiệm phù hợp với địa phương đối với các loài LC, BS quý hiếm, có giá trị kinh tế nhằm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. 128 4.5. Cần sớm triển khai kế hoạch bảo tồn LC, BS, ưu tiên bảo tồn các loài: Gekko gecko, Varanus salvator, Varanus nebulosus, Python molurus, Python reticulatus, Ptyas mucosa, Bungarus fasciatus, Ophiophagus hannah, Naja siamensis, Indotestudo elongata, Manouria impressa, Palea steindachneri theo hình thức thiết lập KBTTN kết hợp du lịch sinh thái, hoặc quy hoạch thành vùng rừng sản xuất, hoặc rừng đặc dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam, phần I: Động vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007. [2]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, 2006. [3]. Đào Văn Tiến, Về định loại ếch nhái, bò sát Việt Nam, Tạp chí Sinh học, (1977), 33-40; (1978), 1-6; 1(1) (1981), 2-10. [4]. Bourret R., Les Serpents de I Indochine, Tome II, Imprimerie Henri Basuya & Cie, Toulouse, 1936. [5]. Bourret R., Les Batracciens de I Indochine, Gouvernment Géneéral de I Indochine, Hà Nội, 1942. [6]. Bryan L. Stuart, Peter Paul van Dijk and Douglas B. Hendrie, Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia, The World Conservation Union (IUCN), Design Group, Phnompenh, Cambodia, 2000. [7]. Campden - Main S.M., A Field Guide to Snackes of South Vietnam, Herptological Seach Service & Exchange, New York, 1984. [8]. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc & Nguyen Quang Truong, Herpetofauna of Viet Nam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 2009. [9]. Taylor E.H., The Lizards Fauna of Thailand, The University of Kasat Science Bulletin, 1963. [10]. IUCN, IUCN Red List of Threatened Species, Downloaded in August 2010 at 129 THE FIRST STATISTICS OF COMPONENT OF AMPHIBIAN AND REPTILE SPECIES IN CAO MUON FOREST, BA TO DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE Le Thi Thanh, College of Sciences, Hue University Le Nguyen Ngat, Hanoi National University of Educaion SUMMARY After 2 field trips with specimens analysis, the result of the first study reveals that at Cao Muon forest, Ba Tơ district, there exist 32 amphibian species belonging to 1 orders, 6 families, 21 genera and 51 reptile species belonging to 2 orders, 14 families, 38 genera. Among them, 21 species are precious and have been listed in a checklist of herpetofauna of Vietnam, including 12 species listed in the Decree N 0 32/2006/NĐ-CP in 2006, 18 species noted in Vietnam Red Data Book in 2007, 8 species listed in the IUCN Red List in 2010 and 6 species which are endemic in Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf67_13_1284_7155_2117905.pdf
Tài liệu liên quan