Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục - Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục - Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 20/2/2017. Ngày phản biện: 2/3/2017. Ngày duyệt đăng: 8/3/2017 (1) Học viện Hành chính Quốc gia Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 đã khẳng định: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai ai cũng được đi học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách. Điều đó cho thấy, đối với một lĩnh vực được coi là then chốt như giáo dục, việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục được đề cập như một trong những mục tiêu trọng tâm. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), sống xen kẽ trên một địa bàn rộng lớn, chủ y...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục - Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 20/2/2017. Ngày phản biện: 2/3/2017. Ngày duyệt đăng: 8/3/2017 (1) Học viện Hành chính Quốc gia Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 đã khẳng định: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai ai cũng được đi học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách. Điều đó cho thấy, đối với một lĩnh vực được coi là then chốt như giáo dục, việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục được đề cập như một trong những mục tiêu trọng tâm. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), sống xen kẽ trên một địa bàn rộng lớn, chủ yếu là khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, là vùng núi, cao nguyên, vùng sâu vùng xa, mức sống thấp, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng lớn nhưng lại là địa bàn chiến lược về an ninh, quốc phòng. Là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào DTTS cần được quan tâm, chăm lo trên mọi mặt, trong đó có giáo dục. Đảm bảo công bằng trong giáo dục ở vùng DTTS, do đó đã trở thành một nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã chỉ ra: “Chưa thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Con em gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn khi muốn học lên cao. Ở các trường đại học tỉ lệ sinh viên là con em gia đình nghèo, con em xuất thân công nông, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số giảm dần”. Điều này cho thấy, vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục vùng DTTS còn có nhiều bất cập. 1. Thực trạng không công bằng trong giáo dục của vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 1.1. Mức độ không công bằng giữa trẻ dân tộc thiểu số với trẻ vùng đồng bằng Có thể thấy, trẻ vùng DTTS ít có cơ hội học tập như trẻ vùng đồng bằng, đô thị. Bảng 1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học ở các vùng kinh tế- xã hội, 2014. (Đơn vị tính: %) Vùng kinh tế - xã hội Chưa từng đi học Trung du và miền núi phía Bắc 9,0 Đồng bằng sông Hồng 1,6 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3,9 Tây Nguyên 7,8 Đông Nam Bộ 2,5 Đồng bằng Sông Cứu Long 6,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê; Kết quả Tồng điều tra dân số và nhà ở năm 2014) ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC - VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phùng Thị Phong Lan(1) Trong quá trình đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập như hiện nay, giáo dục Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp thiết. Một trong số đó là đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Điều này đặt ra những yêu cầu từ phía quản lý nhà nước nhằm xây dựng và phát triển một xã hội học tập để mọi trẻ em vùng dân tộc thiểu số đều bình đẳng trong cơ hội đến trường. Từ khóa: Công bằng xã hội trong giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông, vùng dân tộc thiểu số. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 27Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Theo kết quả trên, dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học ở các vùng DTTS chiếm tỷ lệ cao, điển hình như Trung du miền núi phía Bắc là 9,0%, Tây Nguyên 7,8%, trong khi đồng bằng Sông Hồng chỉ là 1,6%, đồng bằng Sông Cửu Long là 2,5%. Cụ thể, những tỉnh có tỉ lệ “chưa từng đi học” cao nhất là Lai Châu (35,1%), Điện Biên (31,2%), Hà Giang (28,1%), thấp nhất là Hà Nội (1,5%). Cũng theo kết quả điều tra này, tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên mặc dù đã được cải thiện nhưng đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có tỷ lệ cao nhất 98,1%, các vùng DTTS vẫn còn thấp (miền núi phía Bắc đạt 89,0%)1. Điều này cho thấy sự chênh lệch cao về cơ hội đến trường của trẻ vùng DTTS với các vùng đồng bằng, miền xuôi. Đặc biệt, với trẻ em gái, sự mất công bằng xã hội trong giáo dục giữa trẻ em gái vùng DTTS với trẻ em gái vùng đồng bằng còn rõ rệt. Tình trạng biết đọc, biết viết của trẻ em gái vùng DTTS luôn thấp hơn so với trung bình của cả nước và với vùng đồng bằng. Tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới vùng miền núi phía Bắc là 82.8%, của nữ giới vùng Tây Nguyên là 85.1% và có một khoảng cách xa so với vùng Đồng bằng sông Hồng (95.6%)2. 1.2. Mức độ không công bằng trong các nhóm trẻ ở vùng dân tộc thiểu số - Chưa có sự đồng đều trong tiếp cận giáo dục giữa các DTTS với nhau: Theo số liệu trong “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam”, có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học. Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao, đặc biệt cao đối với một số nhóm DTTS. Chung cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học. Dân tộc Mông có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm DTTS chính, bằng 23,02%. Nói cách khác, gần 1/4 số trẻ em dân tộc Mông ở độ tuổi đi học chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào3. Như vậy, cùng là các DTTS nhưng một số tộc người 1. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2014. 2. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2014. 3. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2014. như Tày, Nùng, Thái,... có mức độ phát triển giáo dục khá tốt, song, trẻ em một số dân tộc, đặc biệt là các dân tộc rất ít người như La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu (dù đã có hỗ trợ học tập theo Quyết định 2123/ QĐ-TTg ngày 22-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010- 2015) việc học tập còn nhiều khó khăn, hạn chế. Thậm chí hiện nay vẫn có những dân tộc rất ít người chưa có người tốt nghiệp cao đẳng, đại học như dân tộc Brâu, Rơ Măm. - Thiếu công bằng xã hội trong giáo dục giữa học sinh nam và nữ của vùng DTTS: + Chênh lệch về tình trạng biết đọc, biết viết: Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ của vùng DTTS vẫn còn cao, điển hình như vùng miền núi phía Bắc là 9.2 điểm %, cao nhất so với các vùng trong cả nước. Điều đó cho thấy khoảng cách giới trong tiếp cận giáo dục của vùng DTTS, tỷ lệ “chưa từng đi học” của nữ vùng DTTS cũng luôn luôn cao hơn nam cho thấy sự chênh lệch rõ rệt và phổ biến này. + Chênh lệch về cơ hội đi học ở những bậc học cao hơn: Trình độ học vấn của nam giới vùng DTTS cao hơn của nữ giới tại các cấp trình độ. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học của nam và nữ không chênh lệch nhau nhiều, sự khác biệt chỉ ở các cấp học cao hơn (trung học cơ sở và trung học phổ thông), cho thấy có xu hướng bỏ học khi học lên cao của nữ giới. Điều này được lý giải do: trẻ em gái nghỉ học để lấy chồng sớm (tảo hôn), làm việc nhà, khi gia đình khó khăn không đủ tài chính đi học, trong điều kiện đông con thì các trẻ em gái sẽ phải “nhường” cơ hội học tập cho các em nhỏ hơn, đặc biệt là anh/em trai trong nhà. Tâm lý và nhận thức phổ biến của cha mẹ và cộng đồng người DTTS dân tộc thiểu số là con gái chỉ cần biết đọc, biết viết, trọng nam khinh nữ đã khiến cho chặng đường đi học của học sinh nữ bị rút ngắn lại. Điện Biên và Lai Châu là 2 tỉnh có khoảng cách chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ % dân số biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 28 Số 17 - Tháng 3 năm 2017 lớn nhất. 2. Nguyên nhân gây không công bằng xã hội trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số Vùng DTTS là vùng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn kém, đời sống người dân thấp. Ở nơi mà mối quan tâm đầu tiên và hàng ngày là miếng cơm, manh áo; việc làm hàng ngày là lên nương làm rẫy, chống chọi lại sự khắc nghiệt của tự nhiên thì con đường đến với cái chữ của những trẻ em vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa còn rất dài và rất gian nan. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em DTTS ít đi học hơn thanh thiếu niên người Kinh là do những rào cản về nghèo đói, phải làm việc, cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn và chất lượng dạy học thấp. Mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng để hòa nhập các nhóm DTTS vào xu thế chung, kể cả việc miễn học phí cũng như việc lập các trường nội trú, việc đi học của nhóm xã hội này vẫn ở mức thấp và tình trạng mù chữ vẫn còn ở mức cao. Mối quan tâm gìn giữ phương thức sản xuất và các định hướng văn hóa đã duy trì thái độ né tránh việc đi học của các nhóm DTTS4. Bên cạnh đó, những hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp cũng gây ra sự thiếu công bằng xã hội trong giáo dục giữa học sinh vùng DTTS với học sinh miền xuôi cũng như giữa chính các nhóm học sinh trong vùng. Tỉ lệ nhập học thấp hơn ở nhóm DTTS là do các chi phí cơ hội và chi phí tiền mặt cao hơn và thiếu nhận thức phù hợp về giáo dục5. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân chính lại xuất phát từ phía xã hội. Trong khi giáo dục phổ thông ở khu vực đô thị, đồng bằng thu hút được xã hội hóa rất mạnh (song song với việc cung ứng của Nhà nước ở hệ thống các trường học công thì có sự tham gia rất mạnh mẽ, hùng hậu của các trường ngoài công lập), thì giáo dục vùng DTTS không thể huy động sự đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước vì vấn đề lợi ích. Do đối tượng học là học sinh DTTS luôn luôn thuộc diện nghèo, không thể hoặc hạn chế trong khả năng chi trả cho học tập nên các chủ thể ngoài nhà nước sẽ không thể có được lợi nhuận nếu đầu 4. Đỗ Minh Hải, Những rào cản trong việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái vùng dân tộc miền núi phía Bắc. 5. ADB (2002), Phụ nữ ở Việt Nam, Hà Nội. tư vào dây. Bởi vậy, trẻ em vùng DTTS không có cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng như ở vùng miền xuôi có điều kiện thuận lợi hơn về mọi mặt. 3. Vai trò của Nhà nước về đảm bảo công bằng trong giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số Vì những nguyên nhân trên, nếu để giáo dục phổ thông vùng DTTS phát triển tự nhiên theo cùng một chính sách, cùng một phương thức quản lý giống như mọi vùng miền thì sự phát triển của nó sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn; nếu đặt việc cung ứng dịch vụ giáo dục phổ thông vùng DTTS vào trong sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường như những nơi khác, hẳn việc dạy và học của thầy trò nơi đây vốn đã gian nan, lại thêm nhiều vất vả. Nhà nước, không ai khác, để đảm bảo sự công bằng trong cơ hội học tập của học sinh DTTS, bằng sự quản lý của mình phải tạo nên những ưu tiên đặc biệt cho giáo dục nơi đây. Trước hết, Nhà nước phải là chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ giáo dục cho các em, với vai trò như một “bà đỡ” cho giáo dục vùng DTTS. Đồng thời, Nhà nước quản lý bằng những chính sách riêng, đặc biệt, ưu tiên hơn bên cạnh hệ thống những chính sách chung trong cả nước, nhằm tạo những “cú hích”, điều hòa những bất bình đẳng phát sinh trong giáo dục phổ thông vùng DTTS, xây dựng những nền tảng, tạo dựng những cơ sở vững chắc hỗ trợ giáo dục phát triển. Đó là những hỗ trợ, ưu tiên cho học sinh, cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về chế độ học tập, sinh hoạt, cơ hội học tập, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học, về tinh thần, để giáo dục phổ thông vùng DTTS có cơ hội và điều kiện phát triển như những vùng miền khác. Điều này thể hiện một cách rõ rệt, sinh động bản chất nhân văn, tính phục vụ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển một xã hội học tập cho tất cả mọi người. 4. Giải pháp tiếp tục đảm bảo tính công bằng xã hội trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Hoàn thiện hệ thống chính sách ưu tiên, hỗ trợ giáo dục phổ thông vùng DTTS nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh vùng DTTS; Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 29Số 17 - Tháng 3 năm 2017 - Tiếp tục củng cố hệ thống trường lớp ở vùng DTTS; đa dạng hóa các loại hình trường lớp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, lớp ghép, các điểm trường cắm bản,... để học sinh có điều kiện cơ sở vật chất tốt, thuận lợi phục vụ học tập; - Thực hiện chương trình, nội dụng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của học sinh dân tộc như chương trình song ngữ: dạy tiếng việt và dạy bằng tiếng dân tộc giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhận thức để có thể đọc thông, viết thạo cũng như đạt được chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra; - Tổ chức tốt các hình thức giáo dục đặc thù nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép vào khung chương trình chung; - Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên ở các vùng DTTS giúp giáo viên yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục còn nhiều khó khăn, trở ngại nơi đây; - Nâng cao trình độ dân trí của người dân, nhận thức, sự quan tâm của toàn xã hội về quyền học tập của trẻ em để tăng cường sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ em vùng DTTS, tạo cơ hội học tập ngày càng nhiều hơn cho các em. - Tăng cường đầu tư nguồn lực, trong đó đẩy mạnh xã hội hóa để giáo dục phổ thông vùng DTTS phát triển hơn, qua đó tạo thêm nhiều cơ hội học tập tốt cho học sinh dân tộc thiểu số, giảm dần khoảng cách giáo dục so với các vùng thuận lợi trong cả nước. Tài liệu tham khảo 1. ADB (2002), Phụ nữ ở Việt Nam, Hà Nội; 2. Bộ Chính trị, Thông báo Số 242 – TB/ TW Ban Chấp hành trung ương Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; 3. Bộ GD&ĐT và UNICEF (2014), “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”; 4. Đỗ Minh Hải, Những rào cản trong việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái vùng dân tộc miền núi phía Bắc; ( vn/2015/07/16/nhung rao can trong viec tiep can giao duc cua tre em gai vung dan toc mien nui phia bac/); 5. Geoffrey B. Hainsworth (2001), “Phát triển nguồn nhân lực”, In trong Nolwen Henaff và Jean Yves Martin (Chủ biên), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb. Thế giới, Hà Nội; 6. Trần Quý Long (2014) (Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) Tiếp cận giáo dục của trẻ em Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Nghiên cứu con người số 6/2014; 7. Tổng cục Thống kê, Kết quả Điều tra Dân số và nhà ở năm 2009. ABSTRACT ENSURING SOCIAL SECURITY IN EDUCATION - CONCERNING ISSUES IN STATE MANAGEMENT OF ETHNIC MINORITY GENERAL EDUCATION IN VIETNAM TODAY. In the process of fundamental and comprehensive educational reform in Vietnam, in order to meet the requirements of international integration today, education in Vietnam has coped with many urgent issues. One of the issues is ensuring social justice in education in minority areas. This required state management agencies to build and develop a learning society for all children in ethnic minorities in remote, isolated areas who will get equal chance in access to educational institutions and schools. Keywords: Social Justice in Education; State Management ò Ethnic Minority General Education; Ethnic Minority Areas.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf236_996_1_pb_5746_2152022.pdf
Tài liệu liên quan