Đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm

Tài liệu Đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 203 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM VỚI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM Châu Ngọc Hoa*, Trần Thị Ngọc Mỹ* TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2) là bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu (PSTM) giảm, tần suất 15-47%. ĐTĐ2 tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do nguy cơ tim mạch bệnh nhân suy tim. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm và đặc điểm bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 200 bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán suy tim với PSTM giảm tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2018 đến 8/2018. Kết quả: Trong 200 bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, có 46,5% bệnh nhân ĐTĐ2, 25,8% bệnh nhân được chẩn đoán mới ĐTĐ2. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường đi kèm các bệnh mạch vành (94,6%), tăng huyết áp (75,3%) và đột quỵ (19,4%), có...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 203 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM VỚI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM Châu Ngọc Hoa*, Trần Thị Ngọc Mỹ* TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2) là bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu (PSTM) giảm, tần suất 15-47%. ĐTĐ2 tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do nguy cơ tim mạch bệnh nhân suy tim. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm và đặc điểm bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 200 bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán suy tim với PSTM giảm tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2018 đến 8/2018. Kết quả: Trong 200 bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, có 46,5% bệnh nhân ĐTĐ2, 25,8% bệnh nhân được chẩn đoán mới ĐTĐ2. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường đi kèm các bệnh mạch vành (94,6%), tăng huyết áp (75,3%) và đột quỵ (19,4%), có nồng độ hemoglobin (116,4 g/L) và độ lọc cầu thận ước tính (44,3 ml/phút) thấp hơn nhóm không ĐTĐ2. Điều trị hai nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 ít được sử dụng thuốc ức chế β giao cảm (30,1%) hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). Kết luận: ĐTĐ2 là bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường đi kèm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, thiếu máu và suy thận. Từ khóa: đái tháo đường típ 2, suy tim ABSTRACT TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN HEART FAILURE WITH REDUCED EJECTION FRACTION Chau Ngoc Hoa, Tran Thi Ngoc My * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 1‐ 2019: 203‐208 Introduction: Type 2 diabetes mellitus (T2DM) is a common comorbidity of heart failure with reduced ejection fraction (HFrEF). Its prevalence among HFrEF patients has been estimated at between 15% and 47%. T2DM increased all-cause and cardiovascular mortality in HFrEF patients. Objectives: The aim of this study is to determine the rate of T2DM in HFrEF patients, and to examine the characteristics of patients diagnosed with HFrEF and T2DM. Methods: We conducted an observative cross-sectional study on 200 HFrEF patients admitted to the Internal Cardiology department of Cho Ray hospital from 04/2018 to 08/2018. Results: Among 200 HFrEF patients, the rate of T2DM was 46.5%, 25.8% of these T2DM patients were newly diagnosed. Patients with HFrEF and T2DM were more likely to be accompanied by comorbidities like coronary artery disease (94.6%), hypertension (75.3%), and stroke (19.4%). They also had *Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Ngọc Mỹ ĐT: 0845463463 Email: tranngocmy994@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 204 lower hemoglobin concentration (116.4 g/L) and worse estimated glomerular filtration rate (44.3 ml/min) compared to patients without T2DM. HFrEF patients were treated the same way as guidelines recommended with or without T2DM. However, T2DM patients were less likely to be treated with β blocker (30.1%) compared to non-T2DM patients (48.6%). Conclusions: T2DM is a common comorbidity of HFrEF. Patients with HFrEF and T2DM were more likely to be accompanied by comorbidities like coronary heart disease, hypertension, stroke, anemia and renal disease. Keywords: type 2 diabetes mellitus, heart failure ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng lâm sàng thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Tần suất suy tim dao động từ 1– 2% dân số, tăng lên đến trên 10% ở người trên 70 tuổi(13). Tỷ lệ tử vong và nhập viện trong 12 tháng theo dõi ở bệnh nhân nhập viện lần lượt là 17% và 44%. Vì vậy, vấn đề tối ưu hóa trong điều trị suy tim đang được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là đối với các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân suy tim. ĐTĐ2 là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Tỷ lệ ĐTĐ2 dao động từ 15% đến 41% ở bệnh nhân ngoại trú và 39% đến 47% ở bệnh nhân nội viện(15). Bệnh nhân có triệu chứng suy tim càng nặng biểu hiện qua phân độ NYHA càng cao thì càng có nguy cơ mắc ĐTĐ2. Bệnh nhân suy tim với PSTM giảm kèm ĐTĐ2 vẫn được khuyến cáo dùng các thuốc ức chế men chuyển (hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II), chẹn β giao cảm và đối kháng Aldosterone. Về mặt điều trị ĐTĐ2: Metformin là chọn lựa đầu tay. Có thể cân nhắc thêm empagliflozin, Insulin(15). ĐTĐ2 làm tăng tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do nguyên nhân tim mạch, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng số ngày nằm viện ở bệnh nhân suy tim(3). Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim, vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hy vọng mang lại thông tin về tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tình hình điều trị của bệnh nhân suy tim với PSTM giảm kèm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm và đặc điểm bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm. So sánh khác biệt của đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm. Khảo sát tình hình điều trị suy tim và ĐTĐ2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu n=90 (theo mục tiêu chuyên biệt Khảo sát tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm). Dân số nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân ≥ 18 tuổi nhập viện được chẩn đoán suy tim với PSTM giảm theo khuyến cáo của ESC năm 2016 tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/4/2018 –31/8/2018. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không thể cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Suy tim được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Hội Tim châu Âu (ESC) 2016. ĐTĐ2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của hội Đái tháo đường Hoa Kì Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 205 (ADA) 2017. Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào và loại trừ được thu thập số liệu dựa vào việc hỏi bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và thu thập kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết trong 24 – 48 giờ đầu nhập viện. Khi bệnh nhân xuất viện, các thông tin về thuốc điều trị suy tim, ĐTĐ2, số ngày nằm viện và kết quả điều trị (tử vong hay không) được ghi nhận. Phương pháp thống kê Kết quả nghiên cứu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. So sánh các biến số không liên tục bằng phép kiểm Chi bình phương, xác suất chính xác Fisher. So sánh có biến số liên tục bằng phép kiểm T‐Student nếu biến số có phân phối chuẩn; dùng phép kiểm Mann‐Whitney Wilconxon nếu các biến số không có phân phối chuẩn. Phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Y đức Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng Y Đức Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ngày 12/2/2018 và Bệnh viện Chợ Rẫy. KẾT QUẢ Từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018, có 200 bệnh nhân suy tim với PSTM giảm nhập viện tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy tham gia vào nghiên cứu. Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim Trong 200 bệnh nhân suy tim mạn với PSTM giảm tham gia nghiên cứu, có 93 trường hợp ĐTĐ2, chiếm tỷ lệ 46,5%. Tỷ lệ ĐTĐ2 ở nhóm bệnh nhân nhập viện do đợt mất bù cấp suy tim mạn là 52,9%. 25,8% bệnh nhân được chẩn đoán mới ĐTĐ2. Số năm được chẩn đoán ĐTĐ2 trung bình 8,43 ± 6,1 năm, ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 25 năm. Tỷ lệ ĐTĐ2 tăng dần theo phân độ suy tim NYHA, cao nhất ở nhóm NYHA IV (60%), thấp nhất ở nhóm NYHA II (43,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,597). Biểu đồ 1. Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 thường là nữ, có BMI cao hơn nhóm không ĐTĐ2, thường đi kèm bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có nồng độ hemoglobin thấp hơn và chức năng thận xấu hơn nhóm không ĐTĐ2. Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hai nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P Đặc điểm lâm sàng Giới (Nam) 41 (44,1%) 70 (65,4%) 0,002 Tuổi 64,7±12,3 65,3±15,3 0,759 N Y H A II 39 (41,9%) 50 (46,7%) 0,597 III 48 (51,6%) 53 (49,5%) IV 6 (6,5%) 4 (3,7%) BMI (kg/m 2 ) 22,6±3,7 21,5±3,8 0,028 Bệnh đồng mắc THA 1 70 (75,3%) 63 (58,9%) 0,014 BMV 2 88 (94,6%) 84 (78,5%) 0,001 Rung nhĩ 26 (28%) 37 (34,6%) 0,315 Đột quỵ 18 (19,4%) 10 (9,3%) 0,042 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 206 Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P COPD 3 4 (4,3%) 5 (4,7%) 0,587 RLCH lipid 4 87 (93,5%) 99 (92,5%) 0,777 Đặc điểm cận lâm sàng Hemoglobin 5 116,4±23 125,3±19,2 0,004 Creatinine 6 1,4(1,2–2) 1,3(1,1–1,5) 0,047 eGFR 7 44,3±20,8 53,7±18,1 0,001 eGFR < 60 7 76 (81,7%) 73 (68,2%) 0,028 Đặc điểm ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P BNP (pg/ml) 1573,4 (466–2967) 1557,2 (695–2689) 0,813 Cholesterol 6 135 (114–172) 141 (120–175) 0,561 HDL-C 6 29 (25–39) 33 (25–39) 0,554 LDL-C 6 81 (64–101,3) 95,2(69,1–124) 0,029 EF (%) 32 (26–36) 30 (25–34) 0,223 Số ngày nằm viện (SNNV) và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân SNNV(ngày) 11 (8–15) 9 (7–15) 0,046 Tử vong (%) 12 (12,9%) 9 (8,4%) 0,301 Điều trị suy tim và ĐTĐ2 Bảng 2. Thuốc điều trị suy tim hai nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 Phương pháp điều trị ĐTĐ2 (n = 93) Không ĐTĐ2 (n = 107) P Thuốc ức chế hệ RAA 75 (80,6%) 94 (87,9%) 0,160 Thuốc chẹn β giao cảm 28 (30,1%) 52 (48,6%) 0,008 Thuốc kháng Aldosterone 59 (63,4%) 75 (70,1%) 0,318 Thuốc lợi tiểu 75 (80,6%) 84 (78,5%) 0,708 Thuốc nitrate 12 (12,9%) 13 (12,1%) 0,827 Thuốc dobutamine 27 (29%) 26 (24,3%) 0,449 Biểu đồ 2. Thuốc điều trị ĐTĐ2 Điều trị giữa 2 nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 (30,1%) ít được sử dụng thuốc ức chế thụ thể β giao cảm hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). Thuốc hạ đường huyết dùng trong dân số nghiên cứu được ghi ở biểu đồ 2. Trong đó có 4 bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết dạng kết hợp (Bảng 2, Biểu đồ 2). Số ngày nằm viện trung bình của dân số nghiên cứu là 10 (7‐15), trong đó, số ngày nằm viện của bệnh nhân suy tim với PSTM giảm kèm ĐTĐ2 (11 ngày) dài hơn nhóm không ĐTĐ2 (9 ngày), p=0,046 có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở dân số chung là 10,5%, 12,9% ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ2 và 8,4% ở nhóm không ĐTĐ2, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,301). BÀN LUẬN Tỷ lệ ĐTĐ2 của nghiên cứu chúng tôi là 46,5%. So với tần suất ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim nhập viện là 40% ở nghiên cứu EVEREST, 36,5% ở nghiên cứu ESC‐HFA dài hạn(4,14), tỷ lệ ĐTĐ2 của chúng tôi cao hơn. Tần suất ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim tăng dần theo thời gian(5). Điều này phù hợp xu hướng tăng dần của tần suất ĐTĐ2 ở dân số chung(11). Tần suất ĐTĐ2 tăng dần được giải thích do bệnh béo phì, tăng huyết áp ngày càng phổ biến và lối sống ngày càng tĩnh tại không lành mạnh của dân số trên thế giới(8). Có thể vì vậy mà kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu ESC‐HFA dài hạn (2017), EVEREST (2007). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 207 Tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân nhập viện do đợt mất bù cấp suy tim mạn của nghiên cứu chúng tôi là 52,9%, cao hơn tỷ lệ ĐTĐ2 ở các nghiên cứu suy tim cấp như nghiên cứu OPTIMIZE‐ HF (40%, 2007), nghiên cứu TRUE‐AHF (39%, 2011), nghiên cứu ASCEND‐HF (42,6%, 2011), nghiên cứu RELAX‐AHF‐2 (47%, 2017), nghiên cứu ESC‐HFA dài hạn nhóm suy tim cấp (49,4%, 2017); tương đồng với nghiên cứu của tác giả Yun Yun Go (52%, 2014)(6,8,11,12,14,16,17). Như đã giải thích ở trên, tần suất ĐTĐ2 tăng dần theo thời gian, vì vậy tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn của nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu trên. Ngoài ra, tỷ lệ ĐTĐ2 của nghiên cứu chúng tôi và tác giả Yun Yun Go (thực hiện tại Singapore) trung bình khoảng 52%, cao hơn các nghiên cứu tại Âu Mỹ. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy trên cùng 1 dân số suy tim, các bệnh nhân gốc Nam Á có tần suất ĐTĐ2 (45,8%) cao hơn nhóm bệnh nhân da trắng (16,2%)(2). Nghiên cứu của tác giả Bank I. E. M. cho thấy dù dân số suy tim ở Singapore nhỏ tuổi hơn, có BMI thấp hơn dân số Thụy Sĩ, tỷ lệ ĐTĐ2 ở Singapore (46%) gấp 3 lần tỷ lệ ĐTĐ2 ở Thụy Sĩ (18%)(1). Ngoài ra, tần suất ĐTĐ2 cao nhất ở bệnh nhân suy tim là ở Ấn Độ (73%), tần suất ĐTĐ2 ở Malaysia là 67%, Trung Quốc là 48%. Tóm lại, tần suất ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim thay đổi giữa các dân số, đặc biệt cao ở các dân số Đông và Nam Á, có thể có nhiều cơ chế sinh lý bệnh phức tạp, tương tác giữa gen và môi trường cần được nghiên cứu thêm(6). Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có BMI cao hơn nhóm không ĐTĐ2, thường đi kèm bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ. Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có nồng độ hemoglobin thấp hơn và chức năng thận xấu hơn nhóm không ĐTĐ2. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu các tác giả Greenberg BH, Sarma Satyam, Komajda M(7,8,14). Điều trị giữa 2 nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 (30,1%) ít được sử dụng thuốc ức chế thụ thể β giao cảm hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). Kết quả này khác với nghiên cứu của các tác giả Greenberg B. H., Sarma Satyam, Komajda M, Yun Yun Go, Dauriz M(4,6,8,14). Số liệu của chúng tôi được lấy tại thời điểm xuất viện, khi tình trạng suy tim vừa tạm ổn định, không như đa số các nghiên cứu trên được lấy trong thời gian theo dõi 1 năm. HẠN CHẾ Do điều kiện thời gian ngắn hạn, chúng tôi chỉ có thể lấy 200 mẫu bệnh nhân, tuy có thể xác định được tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, nhưng chưa đủ lớn để so sánh đặc điểm giữa 2 nhóm ĐTĐ2 và không ĐTĐ2. Trong quá trình làm nghiên cứu, nhiều bệnh nhân và thân nhân không nắm rõ tình trạng bệnh của bệnh nhân, không mang theo sổ khám bệnh làm khó khăn trong quá trình thu thập số liệu. KẾT LUẬN Qua khảo sát 200 bệnh nhân suy tim với PSTM giảm, tỷ lệ ĐTĐ2 ở bệnh nhân suy tim với PSTM giảm là 46,5%, trong đó ĐTĐ2 chẩn đoán mới là 25,8%. Nhóm bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 chủ yếu là nữ (65,9%), có BMI (22,6 kg/m2) cao hơn, thường đi kèm bệnh mạch vành (94,6%), tăng huyết áp (75,3%), và đột quỵ (19,4%) so với nhóm bệnh nhân suy tim không ĐTĐ2. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 có nồng độ hemoglobin (116,4 g/L) và độ lọc cầu thận ước tính (44,3 ml/phút) thấp hơn nhóm suy tim không ĐTĐ2. Điều trị giữa 2 nhóm suy tim ĐTĐ2 và không ĐTĐ2 theo các khuyến cáo giống nhau, tuy nhiên bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ2 (30,1%) thường ít được sử dụng thuốc ức chế thụ thể β giao cảm hơn nhóm không ĐTĐ2 (48,6%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bank IEM, Gijsberts CM, Teng TK et al (2017). “Prevalence and Clinical Significance of Diabetes in Asian Versus White Patients With Heart Failure”. JACC Heart Fail, 5(1), 14‐24. 2. Blackledge HM, Newton J, Squire IB (2003). “Prognosis for South Asian and white patients newly admitted to hospital with heart failure in the United Kingdom: historical cohort study”. Bmj, 327(7414), 526‐31. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 208 3. Dauriz M, Mantovani A, Bonapace S et al (2017). “Prognostic Impact of Diabetes on Long‐term Survival Outcomes in Patients With Heart Failure: A Meta‐analysis”. Diabetes care, 40(11), 1597‐1605. 4. Dauriz M, Targher G, Laroche C et al (2017). “Association Between Diabetes and 1‐Year Adverse Clinical Outcomes in a Multinational Cohort of Ambulatory Patients With Chronic Heart Failure: Results From the ESC‐HFA Heart Failure Long‐Term Registry”. Diabetes care, 40(5), 671‐678. 5. From AM, Leibson CL, Bursi F et al (2006). “Diabetes in Heart Failure: Prevalence and Impact on Outcome in the Population”. The American Journal of Medicine, 119(7), 591‐599. 6. Go YY, Allen JC, Chia SY et al. (2014). “Predictors of mortality in acute heart failure: interaction between diabetes and impaired left ventricular ejection fraction”. Eur J Heart Fail, 16(11), 1183‐9. 7. Greenberg BH, Abraham WT, Albert NM et al (2007). “Influence of diabetes on characteristics and outcomes in patients hospitalized with heart failure: a report from the Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE‐HF)”. Am Heart J, 154(2), 277.e1‐8. 8. Klonoff DC (2009). “The increasing incidence of diabetes in the 21st century”. J Diabetes Sci Technol, 3(1): 1–2. 9. Komajda M, Tavazzi L, Francq BG, Bohm M, Borer JS et al (2015). ”Efficacy and safety of ivabradine in patients with chronic systolic heart failure and diabetes: an analysis from the SHIFT trial”. Eur J Heart Fail, 17(12), 1294‐301. 10. Nguyen CT, Pham NM, Lee AH, Binns CW (2015). “Prevalence of and Risk Factors for Type 2 Diabetes Mellitus in Vietnam: A Systematic Review”. Asia Pac J Public Health, 27(6), 588‐600. 11. O'Connor CM, Starling RC, Hernandez AF, Armstrong PW, Dickstein K et al (2011). “Effect of nesiritide in patients with acute decompensated heart failure”. N Engl J Med, 365 (1), 32‐43. 12. Packer M, O’Connor C, McMurray JJV, Wittes J, Abraham WT et al (2017). “Effect of Ularitide on Cardiovascular Mortality in Acute Heart Failure”. New England Journal of Medicine, 376(20), 1956‐1964. 13. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD et al (2016). “ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC”. Eur Heart J, 37(27), 2129‐2200. 14. Sarma S, Mentz RJ, Kwasny MJ, Fought AJ, Huffman M et al (2013). “Association between diabetes mellitus and post‐ discharge outcomes in patients hospitalized with heart failure: findings from the EVEREST tria”l. European journal of heart failure, 15(2), 194‐202. 15. Seferovic PM, Petrie MC, Filippatos GS, Anker SD, Rosano G et al (2018). “Type 2 diabetes mellitus and heart failure: a position statement from the Heart Failure Association of the European Society of Cardiology”. Eur J Heart Fail, 20(5), 853‐ 872. 16. Targher G, Dauriz M, Laroche C, Temporelli PL, Hassanein M et al (2017). “In‐hospital and 1‐year mortality associated with diabetes in patients with acute heart failure: results from the ESC‐HFA Heart Failure Long‐Term Registry”. Eur J Heart Fail, 19(1), 54‐65. 17. Teerlink JR, Voors AA, Ponikowski P, Pang PS, Greenberg BH et al (2017). “Serelaxin in addition to standard therapy in acute heart failure: rationale and design of the RELAX‐AHF‐ 2 study”. Eur J Heart Fail, 19(6), 800‐809. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdai_thao_duong_tip_2_o_benh_nhan_suy_tim_voi_phan_suat_tong.pdf
Tài liệu liên quan