Tài liệu Đại cương về trữ lạnh tinh trùng của người: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 7
ĐẠI CƯƠNG VỀ TRỮ LẠNH TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI
Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Thụ tinh trong ống nghiệm là một bước tiến lớn trong điều trị vô sinh. Nếu bệnh nhân vô tinh bế tắc thất bại
khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm hoặc muốn có con lần thứ hai thì phải thực hiện tiểu phẫu để lấy tinh trùng từ
mào tinh tinh hay tinh hoàn, đặt ra vấn đề cần lưu trữ tinh trùng. Các chỉ định trữ lạnh tinh trùng bao gồm
những bệnh nhân mong muốn có con trước khi can thiệp hay xạ trị khối u vùng chậu, trước can thiệp phẫu thuật
trên cổ bàng quang, ung thư tinh hoàn, các bệnh nội khoa diễn tiến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng,
trích tinh trùng khi thực hiện phẫu thuật đường dẫn tinh. Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình trữ lạnh sâu tinh
trùng rất cần thiết để giảm những tổn thương của tinh trùng, cải thiện tỷ lệ có thai khi thực hiện thụ tinh trong
ống nghiệm. Không có sự khác biệt về tỷ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về trữ lạnh tinh trùng của người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 7
ĐẠI CƯƠNG VỀ TRỮ LẠNH TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI
Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Thụ tinh trong ống nghiệm là một bước tiến lớn trong điều trị vô sinh. Nếu bệnh nhân vô tinh bế tắc thất bại
khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm hoặc muốn có con lần thứ hai thì phải thực hiện tiểu phẫu để lấy tinh trùng từ
mào tinh tinh hay tinh hoàn, đặt ra vấn đề cần lưu trữ tinh trùng. Các chỉ định trữ lạnh tinh trùng bao gồm
những bệnh nhân mong muốn có con trước khi can thiệp hay xạ trị khối u vùng chậu, trước can thiệp phẫu thuật
trên cổ bàng quang, ung thư tinh hoàn, các bệnh nội khoa diễn tiến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng,
trích tinh trùng khi thực hiện phẫu thuật đường dẫn tinh. Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình trữ lạnh sâu tinh
trùng rất cần thiết để giảm những tổn thương của tinh trùng, cải thiện tỷ lệ có thai khi thực hiện thụ tinh trong
ống nghiệm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai, chất lượng phôi, tỷ lệ có thai lâm sàng giữa hai nhóm bệnh
nhân thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng tươi và tinh trùng trữ lạnh. Cần thiết lập quy trình để hạn chế
rủi ro và tăng tính an toàn trong quy trình trữ lạnh tinh trùng.
Từ khóa: tinh trùng, trữ lạnh tinh trùng, quy trình trữ lạnh tinh trùng
ABSTRACT
CRYOPRESERVATION OF HUMAN SPERMATOZOA
In vitro fertilization is a big step in treatment male infertility. In case, the patient with obstruction
azoospermia fails to perform in vitro fertilization or wants to have a second child, then minor surgery to aspiration
sperm from the epididymis or testicle, poses a problem of sperm storage. Indications for cryopreservation of human
spermatozoa include patients wishing to have children before intervention or radiotherapy for pelvic tumors, prior
to surgical intervention on bladder neck, testicular cancer, internal medical conditions enjoy the process of sperm
production, sperm extraction when performing a surgical procedure on the sperm. Selection and optimization of
cryopreservation of human spermatozoa procedures are essential to reduce sperm damage, improve pregnancy
rates when in vitro fertilization is performed. There was no difference in pregnancy rate, embryo quality, clinical
pregnancy rate between two in vitro fertilized patients with fresh sperm and frozen sperm. Procedures need to be
established to limit risks and increase safety in sperm storage.
Keywords: human sperm, cryopreservation of human spermatozoa, procedure of cryopreservation of human
spermatozoa
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)(20) một
cặp vợ chồng sau 12 tháng có quan hệ tình dục
bình thường, không áp dụng bất kỳ biện pháp
tránh thai mà không có thai được xếp vào nhóm
vô sinh. Vô sinh chiếm tỷ lệ trung bình 15%
trong cộng đồng. Ước tính có khoảng 30% các
trường hợp vô sinh có nguyên nhân chính từ
người đàn ông và 30% - 40% có liên quan đến cả
vợ lẫn chồng.
Năm 1998 tại Việt Nam, Khoa Hiếm muộn –
Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện thành công thụ
tinh trong ống nghiệm với tinh trùng trong tinh
dịch(10). Tuy nhiên nếu bệnh nhân thất bại khi
thực hiện thụ tinh ống nghiệm hoặc thực muốn
có con lần thứ hai thì phải thực hiện tiểu phẫu để
lấy tinh trùng từ mào tinh tinh hay tinh hoàn.
Năm 1776, Lazaro Spallanzamin(9,16) đã báo
cáo một trường hợp trữ lạnh tinh trùng bằng
tuyết. Tuy nhiên đến năm 1866, Montegazza(9) đã
* Khoa Nam học – BV Bình Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng ĐT: 0913809110 Email: maibatiendung@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 8
đưa ra vấn đề bệnh nhân có thể có con với tinh
trùng của mình được lưu giữ. Năm 1953, người
phụ nữ đầu tiên thụ thai với tinh trùng trữ lạnh,
điều này chứng minh tinh trùng sau khi rã đông
thì vẫn có khả năng thụ thai và mang thai tự
nhiên(1,9).
Phương pháp trữ lạnh tinh trùng bằng nitơ
lỏng ở nhiệt độ - 1960C được giới thiệu lần đầu
vào năm 1963 và được xem là phương pháp
chuẩn. Vào năm 1970 việc thành lập ngân hàng
tinh trùng từ người hiến tặng tinh trùng và các
cặp vợ chồng vô sinh đã trở nên phổ biến(12).
Trữ lạnh tinh trùng để thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm là một hoạt động quan trọng
của nhiều trung tâm điều trị hiếm muộn(21).
CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN TRỮ LẠNH
TINH TRÙNG(7)
Trước khi hóa trị hay xạ trị vùng chậu. Đối
với trường hợp trước dậy thì có thể thực hiện
phẫu thuật trích tinh trùng tinh hoàn để trữ
lạnh(11).
Trước các phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản (phẫu thuật cổ bàng quang ở nam
giới trẻ, ung thư tinh hoàn, trước thủ thuật triệt
sản hay chuyển giới).
Bệnh nhân có chất lượng tinh trùng có thể
diễn tiến đến tình trạng vô tinh do bị ảnh hưởng
điều trị các bệnh lý như: u tuyến yên, ung thư
thanh quản, suy thận, tiểu đường không kiểm
soát, xơ cứng bì.
Những trường hợp chỉ xuất tinh được khi sử
dụng thiết bị cấy điện cực.
Sau khi điều trị suy sinh dục, bệnh nhân có
xuất tinh từng đợt.
Bệnh nhân vô tinh không bế tắc, sau điều trị
có tinh trùng hoặc sau thủ thuật trích tinh trùng
tinh hoàn.
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật nối
ODT sau triệt sản hay nối ODT - MT có thể lấy
tinh trùng để trữ lạnh.
Bệnh nhân hiến tặng tinh trùng.
CÁC BIẾN ĐỔI CỦA TINH TRÙNG KHI
THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH TRỮ LẠNH
TINH TRÙNG
Nguyên tắc của trữ lạnh tinh trùng là làm
giảm nhiệt độ của môi trường chứa mẫu tế bào
hay mẫu mô xuống nhiệt độ rất thấp, thường là
77K (độ Kelvin) hoặc -1960C (nitơ lỏng). Ở nhiệt
độ thấp này, hầu hết các hoạt động sinh học bên
trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa và
hoạt động trao đổi chất bị ngừng lại. Nhờ đó, tế
bào sống ở dạng tiềm sinh (không phát triển) và
được bảo quản trong thời gian rất dài. Trong quá
trình trữ lạnh và rã đông tinh trùng, một số thay
đổi trong môi trường chứa tế bào và cả trong bản
thân tế bào có thể ảnh hưởng đến cấu trúc, chức
năng, sự toàn vẹn và khả năng sống của tinh
trùng sau rã đông.
Tương tự những loại tế bào khác, tinh trùng
cũng bị ảnh hưởng bởi ba dạng tổn thương
chính xảy ra ở những khoảng nhiệt độ khác
nhau trong suốt quá trình đông lạnh và rã đông.
Trong khoảng nhiệt độ 150C đến -50C, nhiệt độ
lạnh là yếu tố chính gây tổn thương tế bào, do
làm phá hủy những giọt lipid trong bào tương
và các cấu trúc vi ống (bao gồm thoi vô sắc). Từ -
50C đến -800C, sự hình thành tinh thể đá nội bào
và ngoại bào là nguyên nhân chính gây tổn
thương tế bào. Tổn thương này được xem là
nguy hiểm nhất đối với các loại tế bào được trữ
lạnh sâu nói chung, và đối với tinh trùng nói
riêng. Ở nhiệt độ từ -500C đến -1500C, sự phá vỡ
màng bào tương là những tổn thương phải trải
qua trong giai đoạn này.
Tinh trùng người chịu được một biên độ làm
lạnh và làm ấm nhất định. Chúng không dễ
dàng bị tổn hại bởi quá trình làm lạnh nhanh ban
đầu (sốc lạnh). Nguyên nhân có thể là do màng
tế bào tinh trùng là màng lipid kép, cấu tạo từ
các a-xít béo không bão hòa nên tính lỏng cao(3).
Ngoài ra, chúng có sức chịu đựng cao hơn các
loại tế bào khác đối với các thương tổn gây ra từ
quá trình đông lạnh là do lượng nước trong nội
bào ít hơn (khoảng 50%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 9
Trong quá trình rã đông, những dạng tổn
thương đối với tế bào cũng xảy ra tương tự như
trong quá trình đông lạnh nhưng theo trình tự
ngược lại. Trong đó, quan trọng nhất là khả năng
tái kết tinh (recrystallization), mà hậu quả là sự
xuất hiện trở lại của các tinh thể đá nội bào khi
nhiệt độ tăng trên -1200C. Do đó, trong quá trình
rã đông, đa số các tác giả đều cho rằng cần phải
vượt qua giai đoạn này một cách nhanh chóng
để hạn chế việc gây thêm tổn thương cho tế bào.
Các biện pháp để hạn chế tổn thương cho
phôi và làm tăng tỷ lệ sống của phôi sau rã đông
cũng dựa trên hai yếu tố chính là sử dụng chất
bảo quản đông lạnh (cryoprotectant agents -
CPA) và điều khiển tốc độ đông lạnh – rã đông.
Sự hoạt động kết hợp của hai hay nhiều loại
CPA (có khả năng thẩm thấu và không có khả
năng thẩm thấu) giúp hạn chế được sự hình
thành tinh thể đá nội bào, ổn định cấu trúc tế bào
và màng tế bào trong quá trình hạ nhiệt độ(4).
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỮ LẠNH TINH
TRÙNG
Một chu trình đông lạnh sâu - rã đông bao
gồm các công đoạn chính như (1) tiếp xúc với
môi trường có chất bảo quản, (2) hạ nhiệt độ, (3)
lưu trữ, (4) rã đông và (5) loại bỏ chất bảo quản
để đưa tế bào về điều kiện sinh lý(12). Dựa vào
nồng độ chất bảo quản đựơc sử dụng và tốc độ
hạ nhiệt trong quá trình đông lạnh, về mặt kĩ
thuật, người ta thường chia trữ đông phôi làm
hai nhóm là hạ nhiệt độ chậm (slow – freezing)
và thủy tinh hóa (vitrification).
Hạ nhiệt độ chậm (slow – freezing)
Hạ nhiệt độ chậm còn được gọi là phương
pháp trữ đông có kiểm soát tốc độ làm lạnh
(controlled-rate freezing). Phương pháp này
đƣợc Whittingham giới thiệu đầu tiên vào
những năm đầu thập niên 70 trên mô trình
phôi chuột. Em bé đầu tiên từ phôi ngƣời trữ
đông trên thế giới ra đời bằng phương pháp
này được ghi nhận và năm 1983. Trong
phương pháp hạ nhiệt độ chậm, mẫu tế bào
được làm lạnh với tốc độ hạ nhiệt độ chậm
(1-30C/phút) từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ
rất thấp (khoảng -800C) trước khi đưa mẫu vào
lưu trữ trong ni-tơ lỏng(19).
Hạ nhiệt độ nhanh
Trong kỹ thuật hạ nhiệt độ nhanh hay còn
gọi là thủy tinh hóa, mẫu tế bào được cho thẳng
vào ni-tơ lỏng ngay sau khi được cho trao đổi với
chất bảo quản mà không qua giai đoạn hạ nhiệt
độ từ từ. Em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng
kỹ thuật này được báo cáo vào năm 2002(8).
Nguyên lý của kỹ thuật này được dựa trên
tốc độ làm lạnh cực nhanh, do đó thể tích môi
trường còn lại xung quanh phôi trước khi đông
lạnh phải ở mức tối thiểu để mẫu tế bào nhanh
chóng đạt nhiệt độ mong muốn. Khi cần sử
dụng phôi sẽ được rã đông.
Lựa chọn phương pháp trữ lạnh sâu tinh
trùng
Khảo sát cho thấy không có sự khác biệt về
cấu trúc mô cũng như sức sống của tinh trùng
người sau trữ lạnh – rã đông bằng hai phác đồ
trữ lạnh chậm và thủy tinh hóa tối ưu cho áp
dụng trữ lạnh sâu tinh trùng.
Việc áp dụng phương pháp hạ nhiệt chậm
hay thủy tinh hóa phụ thuộc vào điều kiện làm
việc, môi trường cũng như kinh nghiệm của
người thực hiện(7).
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ VỀ MẬT ĐỘ VÀ CHẤT
LƯỢNG TINH TRÙNG TRƯỚC TRỮ LẠNH
SÂU TINH TRÙNG, SAU RÃ ĐÔNG TINH
TRÙNG TRỮ LẠNH SÂU
Mật độ tinh trùng
Mật độ tinh trùng trong quá trình thực hiện
trữ lạnh sâu tinh trùng cũng như quá trình rã
đông cần thực hiện soi dưới kính hiển vi có độ
phóng đại 100 và 400 lần với ánh sáng phản pha,
theo hướng dẩn của Tổ Chức Y Thế Giới về đánh
giá tinh dịch đồ của người(21).
Có thể đánh giá mật độ trên buồng đếm
Neubauer hoặc buồng đếm Makler tùy vào điều
kiện của từng cơ sở. Khi sử dụng buồng đếm
Neubauer cải tiến đã đưa ra cách pha loãng, tính
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 10
toán hệ số pha loãng, đếm buồng đếm và tính
toán sai số một cách tỉ mỉ theo hướng dẫn.
Độ di động của tinh trùng
Đánh giá độ di động bằng cách khảo sát sự
di động tự nhiên của tinh trùng, sau đó tính tỉ lệ
giữa tinh trùng trong cùng thể tích và được thể
hiện bằng phần trăm. Hướng dẫn thực hiện xét
nghiệm tinh dịch đồ người của Tổ Chức Y Tế
Thế Giới đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự di động
của tinh trùng chỉ còn 03 loại: di động tiến tới
(PR), di động không tiến tới (NP), không di động
(IM). Điều đó sẽ dễ dàng phân loại tinh trùng
hơn, mang tính khách quan hơn(21).
Đánh giá tỷ lệ sống của tinh trùng
Sử dụng phương pháp nhuộm Eosin-
Nigrosin. Tinh trùng chết bắt màu đỏ của eosin,
tinh trùng sống không bắt màu đỏ của eosin.
Qua đánh giá tỷ lệ sống của tinh trùng, có
thể tìm ra mẫu đó có tinh trùng sống hay không
và tiến hành tác chọn lựa tinh trùng còn sống để
thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm(20).
Sử dụng xét nghiệm đánh giá sự phân mảnh
của DNA tinh trùng
Phân mảnh DNA là một trong những bất
thường di truyền của tinh trùng, chiếm 20% các
trường hợp vô sinh nam. Bất thường này ảnh
hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng. Xét
nghiệm này có vai trò quan trọng trong việc
chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị vô sinh nam.
Mối liên quan giữa tổn thương DNA của
tinh trùng với khả năng thụ tinh của tinh trùng
với trứng đã được xác lập(14).
Nam giới có độ phân mảnh của DNA tinh
trùng (DFI) < 15% sẽ có khả năng thụ thai bình
thường, DFI từ 15 – 30% thì tỷ lệ thụ thai tự
nhiên giảm mạnh nhưng vẫn có tỉ lệ thành công
cao ở các biện pháp hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI;
còn DFI > 30% thì ngay cả khi có các biện pháp
hỗ trợ sinh sản cũng có tỉ lệ thành công rất thấp.
Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai thành công tăng lên
đáng kể ở nhóm bệnh nhân giảm được DFI từ
mức trên 30% xuống dưới mức 30%(14).
HIỆU QUẢ CỦA TRỮ LẠNH TINH TRÙNG
Friedler và cộng sự(5), Ben Rhouma và cộng
sự , Habermann và cộng sự(6) đã báo cáo không
có sự khác biệt về tỷ lệ có thai, chất lượng phôi,
tỷ lệ có thai lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân
thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng tinh
hoàn tươi và tinh trùng tinh hoàn trữ lạnh.
Cayan và cộng sự(2), Sherman và cộng sự(12),
Silber(13) đã báo cáo việc sử dụng tinh trùng mào
tinh tươi và trữ lạnh để thực hiện thụ tinh trong
ống nghiệm, kết quả cho thấy không có sự khác
biệt về tỷ lệ có thai lâm sàng khi sử dụng tinh
trùng trữ lạnh.
Năm 2009, Trương Thị Thanh Bình và cs(17)
đã báo cáo kết quả trữ lạnh mô tinh hoàn ở bệnh
nhân vô tinh bế tắc, nghiên cứu cho thấy không
có sự khác biệt về chất lượng tinh trùng tinh
hoàn tươi và trữ lạnh.
Năm 2015, Vũ Thị Bích Loan và cs(18) đã báo
cáo tiêm tinh trùng trữ lạnh từ chọc hút mào tinh
để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và kết
quả không có sự khác biệt sử dụng tinh trùng
tươi hay tinh trùng đông lạnh.
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT TRỮ
LẠNH VÀ BẢO QUẢN TINH TRÙNG CỦA
NGƯỜI ĐƯỢC TRỮ LẠNH(15)
Khi đánh giá các rủi ro liên quan đến kỹ
thuật trữ lạnh và bảo quản tinh trùng, các vấn đề
sau đây cần được xem xét.
Nguồn mẫu.
Tình trạng vật lý của các ống lưu trữ, mẫu
tinh dịch và phòng lưu trữ, để giảm nguy cơ
mất mẫu do trộm cắp hoặc cháy nổ, hư hỏng
các dụng cụ chứa mẫu hoặc cạn kiệt nguồn ni-
tơ lỏng.
Sự phù hợp của thiết bị để sử dụng.
Hệ thống thùng chứa và vận chuyển nitơ lỏng.
Thiết bị bảo hộ, an toàn đối với nhân viên.
Thiết bị bảo vệ cá nhân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 11
Hệ thống báo động phát hiện lượng nitơ
lỏng trong hệ thống trữ lạnh xuống thấp.
Nguy cơ lây nhiễm chéo.
KẾT LUẬN
Trữ lạnh sâu tinh trùng là một lĩnh vực rất
cần thiết trong điều trị vô sinh nam nhất là
những trường hợp vô tinh bế tắc khi can thiệp
ngoại khoa và việc trữ lạnh sâu tinh trùng được
thực hiện đồng thời khi phẫu thuật.
Các chỉ định bao gồm những bệnh nhân
mong muốn có con trước khi can thiệp hay xạ trị
khối u vùng chậu, trước can thiệp phẫu thuật
trên cổ bàng quang, ung thư tinh hoàn, các bệnh
nội khoa diễn tiến ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất tinh trùng, trích tinh trùng khi thực hiện
phẫu thuật đường dẫn tinh.
Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình trữ lạnh
sâu tinh trùng rất cần thiết để giảm những tổn
thương của tinh trùng, cải thiện tỷ lệ có thai khi
thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Quy trình
hạ nhiệt độ trong trữ lạnh tinh trùng đựơc lựa
chọn tùy thuộc điều kiện về trang thiết bị cũng
như kinh nghiệm với tiêu chí ưu thế chất bảo
quản lạnh nồng độ thấp sẽ ít ảnh hưởng đến tế
bào. Cần thiết lập quy trình để hạn chế rủi ro và
tính an toàn trong quy trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bunge RG and Sherman JK (1953). “Fertilizing capacity of
frozen human spermatozoa”. Nature, 172:767.
2. Cayan S, Lee D, Conaghan J, et al (2001). “A comparison of ICSI
outcomes with fresh and cryopreserved epididymal
spermatozoa from the same couples” Human Reproduction,
16(3):495–499.
3. Clarke GN; Liu Y; Baker HW (2006). “Recovery of human sperm
motility and ability to interact with the human zona pellucida
after more than 28 years of storage in liquid nitrogen”. Fertil
Steril, 86:721-722.
4. D'Angelo A and Amso N (2002). “Embryo freezing for
preventing Ovarian Hyperstimulation Syndrome”. Cochrane
Database Syst Rev, 2:CD002806.
5. Friedler S, Strassburger D, Raziel A, Komarovsky D, Soffer Y
and Ron-El R (1997). “Intracytoplasmic injection of fresh and
cryopreserved testicular spermatozoa in patients with
nonobstructive azoospermia—A comparative study” Fertility
and Sterility, 68(5):892–897.
6. Habermann H, Seo R, Cieslak J, Niederberger C, Prins GS and
Ross L (2000). “In vitro fertilization outcomes after
intracytoplasmic sperm injection with fresh or frozenthawed
testicular spermatozoa” Fertility and Sterility, 73(5):955–960.
7. Jungwirth A, Diemer T, Kopa T, Krausz C, Minhas S, Tournaye
H (2019). “EAU Guidelines on Male Infertility” European
Association of Urology, pp.31 – 33.
8. Liebermann J, Nawroth F, Isachenko V et al (2002). Potential
importance of vitrification in reproductive medicine. Biol Reprod,
67(6):1671-80.
9. Mahony MC, Morshedi M, Scott RT, De Villiers A and Erasmus
E (1990). “Role of spermatozoa cryopreservation in assisted
reproduction”. Human Spermatozoa in Assisted Reproduc-tion:
Williams & Wilkins Co., chapt. 10, pp.100.
10. Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Nguyễn Ngọc Tiến,
Vương Thị Ngọc Lan, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp (2002).
“Bảy trường hợp trích tinh trùng từ mào tinh và ống dẫn tinh
bằng phẫu thuật để tiêm tinh trùng vào bào tương trứng”. Thời
sự y dược học, bộ VII, 4:226-228.
11. Picton HM, et al (2015). “A European perspective on testicular
tissue cryopreservation for fertility preservation in prepubertal
and adolescent boys”. Hum Reprod, 30:2463.
12. Sherman JK (1990). “Cryopreservation of human semen”.
Handbook of the Laboratory Diagnosis and Treatment of In-
fertility. Webster. Boston: CRC Press, Inc., chapt. 13, pp.229.
13. Silber SJ, Devroey P, Tournaye H, Van Steirteghem AC (1999).
“Fertilizing capacity of epididymal and testicular sperm using
intracytoplasmic sperm injection (ICSI)” J Formos Med Assoc,
99(6):459-65.
14. Smit M, Romijn JC, Wildhagen MF, et al (2010). Decreased
Sperm DNA Fragmentation After Surgical Varicocelectomy is
Associated with Increased Pregnancy Rate. The Journal of
Urology, 183(1):70 - 274
15. Tedder RS, Zuckerman MA, Goldstone AH, et al (1995).
“Hepatitis B transmission from contaminated cryopreservation
tank”. Lancet, 346:137–140.
16. Triana V (1980). Artificial insemination and semen banks in
Italy. In: Human Artificial Insemination and Semen
Preservation. Edited by G. David and W. Price, pp.51, New York:
Plenum.
17. Trương Thị Thanh Bình, Nguyễn Thành Như, Nguyễn Thị Mai,
Mai Công Minh Tâm, Hồ Mạnh Tường, Nguyễn Ngọc Bích
(2009). Trữ lạnh mô tinh hoàn ỡ những trường hợp vô tinh bế
tắc ở nam giới. Thời sự Y học, 36:3-6.
18. Vũ Thị Bích Loan, Nguyễn Viết Tiến, Vũ Văn Tâm (2015). “Kết
quả bước đầu phương pháp tiêm tinh trùng trữ lạnh từ mào
tinh vào bào tương noãn trong điều trị vô sinh nam”. Tạp chí
Nghiên Cứu Y Học, 93(1):1 – 7.
19. Witt MA (1997). “Sperm banking” in Infertility in the Male, 3ed
Edited by LI. Lipshultz and SS. Howards St. Inc, chapt 32,
pp.501. Louis: Mosby- Year Book.
20. World Health Organization (2000). WHO Manual for the
Standardised Investigation, Diagnosis and Management of the
Infertile Male. Cambridge: Cambridge University Press.
21. World Health Organization (2010). WHO laboratory manual for
the examination and processing of human semen, Fifth edition.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_ve_tru_lanh_tinh_trung_cua_nguoi.pdf