Tài liệu Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
LƯU BÁ MINH, ĐOÀN THỤC ANH - Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ
ngôn ngữ
3
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGUYỄN VIỆT QUANG - Một vài suy nghĩ về diễn ngôn sư phạm trong giảng
dạy tiếng Pháp
10
NGUYỄN QUANG NHẬT, LÊ THỊ MINH THỦY - Ứng dụng công nghệ thông tin
(CALL) trong giảng dạy ngữ pháp và từ vựng tại trường đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
17
LÊ THÙY LINH - Lồng ghép ngữ pháp trong giảng dạy ngoại ngữ sử dụng
phương pháp giao tiếp (CLT): Cơ sở lý thuyết
27
BÙI THỊ MINH THU - Áp dụng phương pháp học đảo ngược trong dạy và học
tiếng Anh ở Việt Nam: Lợi ích và thách thức
33
VĂN HÓA - VĂN HỌC
ĐỖ TIẾN QUÂN - Nghệ thuật tự sự về “cái chết” trong tiểu thuyết “Đàn hương
hình” và “Sống”
38
TRẦN HOÀI ANH - Yếu tố văn hóa và liên văn hóa trong các giáo trình tiếng
Pháp trình độ B2
44
LÊ THỊ PHƯƠNG LAN - Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học 50
BÙI THỊ THANH LƯƠNG - Cách sử dụng từ ngữ mới của Đỗ Hoàng Diệu trong
tập truyện ...
100 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
LƯU BÁ MINH, ĐOÀN THỤC ANH - Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ
ngôn ngữ
3
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGUYỄN VIỆT QUANG - Một vài suy nghĩ về diễn ngôn sư phạm trong giảng
dạy tiếng Pháp
10
NGUYỄN QUANG NHẬT, LÊ THỊ MINH THỦY - Ứng dụng công nghệ thông tin
(CALL) trong giảng dạy ngữ pháp và từ vựng tại trường đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
17
LÊ THÙY LINH - Lồng ghép ngữ pháp trong giảng dạy ngoại ngữ sử dụng
phương pháp giao tiếp (CLT): Cơ sở lý thuyết
27
BÙI THỊ MINH THU - Áp dụng phương pháp học đảo ngược trong dạy và học
tiếng Anh ở Việt Nam: Lợi ích và thách thức
33
VĂN HÓA - VĂN HỌC
ĐỖ TIẾN QUÂN - Nghệ thuật tự sự về “cái chết” trong tiểu thuyết “Đàn hương
hình” và “Sống”
38
TRẦN HOÀI ANH - Yếu tố văn hóa và liên văn hóa trong các giáo trình tiếng
Pháp trình độ B2
44
LÊ THỊ PHƯƠNG LAN - Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học 50
BÙI THỊ THANH LƯƠNG - Cách sử dụng từ ngữ mới của Đỗ Hoàng Diệu trong
tập truyện ngắn “Bóng đè”
58
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
Chủ tịch
Thiếu tướng, PGS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG
Phó chủ tịch
Thiếu tướng, PGS.TS. QUẢN VĂN TRUNG
Ủy viên
Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH
Đại tá, TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
Đại tá, TS. NGÔ QUỐC HÙNG
Đại tá, TS. TRẦN ANH THỜI
Đại tá, TS. PHẠM VĂN NGHĨA
Thượng tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG
Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC
TỔNG BIÊN TẬP
Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC
BAN BIÊN TẬP
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG KHÁNH
Đại tá, TS. ĐINH QUANG TRUNG
Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN
Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT
Thượng tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC
Trung tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
Thiếu tá, TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
Thiếu tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH
THƯ KÝ - TRỊ SỰ
Trưởng ban
Đại úy, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH
Ủy viên
Thiếu tá CN, ThS. HOÀNG THỊ BẮC
Đại úy, ThS. NGÔ NGỌC HẢI
Đại úy, ThS. ĐẬU THỊ GIANG MINH
Thượng úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN
Số 200/GP-BTTTT ngày 19/4/2016
của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số 03 - 9/2016 ISSN 2525 - 2232
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
PHẠM THỊ THANH THÙY - Động từ trạng thái và tình thái trong các bài báo
kinh tế tiếng Anh
63
HOÀNG VĂN TIẾN - Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo
đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
70
NGUYỄN VIỆT KHOA - Vấn đề tên gọi của nhóm “Nhà nước Hồi giáo” 76
NGUYỄN THU HẠNH, HOÀNG ANH NGUYỆN - Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy tiếng Anh tại khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự
83
BÙI HUY CƯỜNG - Đặc điểm chữ Hán và phương pháp dạy học chữ Hán giai
đoạn cơ sở
88
TRẦN THỊ THU HIỀN - Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “Truyện Kiều”
cho học viên quân sự nước ngoài
95
CONTENTS
1. Looking at Russians, characteriatics from the angle of linguistics; 2. Pedagogical discourse in teaching French; 3.
Computer-assisted language learning (CALL) in teaching grammar and vocabulary at a BUH classroom; 4. Grammar
integration into Communicative Language Teaching (CLT): Theoretical Base; 5. Applying flipped learning in the Vietnamese
EFL context: A theoretical discussion of the benefits and challenges; 6. Comparing the narrative art of the death in the
novel “Sandalwood death” and “To live”; 7. Cultural and intercultural factors in French curriculum of B2 level; 8. Means of
expressing emotions in literature works; 9. The use of new vocabulary by Do Hoang Dieu in her short story series “Incubus”;
10. Transitivity and Modality in English Economic Research Articles; 11. Requirements for teaching the undergraduate
applying the skills development approach; 12. Name of the “Islamic State” group; 13. The Application of Technology in
Teaching English at the English Department of the Military Science Academy: Some Difficulties and Suggested Solutions;
14. Characteristics of Han zi and the methods of learning Han zi at basic level; 15. Several difficulties in teaching “Truyen
Kieu” to foreign military students.
SOMMAIRE
1. Stéréotype russe sous l’angle linguistique; 2. Quelques réflexions sur le discours pédagogiques dans l’enseignement du
français; 3. Application de la technologie de l’information dans l’enseignement de la grammaire et du vocabulaire à l’université
de Banque de Hồ Chí Minh ville; 4. L’enseignement inséré de la grammaire dans l’approche de la communication: Fondement
théorique; 5. Application de la méthode de l’apprentissage inversé dans l’enseignement/ apprentissage de l’anglais au Vietnam:
avantages et défis; 6. Art narratif de la mort dans les romans “Đàn hương hình” và “Sống”; 7. Facteurs culturels et interculturels
dans des méthodes de FLE - niveau B2; 8. Moyens d’expression dans les discours oraux littéraires; 9. Emploi des mots
nouveaux de Đỗ Hoàng Diệu dans les nouvelles de “Bóng đè”; 10. Verbes d’état et de modalité dans les articles de l’économie en
anglais; 11. Quelques exigences à l’enseignement supérieur en appliquant l’approche du développement des compétences; 12.
Nomination du groupe “Etat Islamique”; 13. Application de la technologie de l’information dans l’enseignement de l’anglais du
département d’anglais, Académie des Sciences Militaires.; 14. Caractéristiques de chữ Hán et méthodologie de l’enseignement
aux débutants; 15. Quelques difficultés dans l’enseignement du Truyện Kiều aux apprenants militaires étrangers.
СОДЕРЖАНИЕ
1. Особенности русского характера с точки зрения лингвистики; 2. Несколько мыслей о педагогическом дискурсе в
преподавании французского языка; 3. Применение информационных технологий в обучении грамматике и лексике
в Хошиминском Банковском институте; 4. Интеграция грамматики в коммуникативно-ориентированном обучении
иностранным языкам: основа теории языка; 5. Применение метода перевёрнутого изучения в обучении английскому
языку во Вьетнаме: польза и вызовы; 6. Искусство повествования о смерти в романах “Казнь сажанием на кол”
и “Жизнь”; 7. Культурный и межкультурный факторы в учебных пособиях по французскомуязыку уровня Б2; 8.
Средство выражения эмоций влитературном дискурсе; 9. Приёмы употребления слов До Хоанг Зиеу в сборнике
рассказов “Инкуб”; 10. Глаголы состояния и модальные глаголы в экономических статьях на английском языке;
11. Некоторые требования, предъявляемые к преподаванию в вузах по направлению развития навыков;12. Вопрос
названия группировки “Исламское государство”; 13. Применение информационных технологий в преподавании
английского языка на факультете янглийского языка Академии Военных Наук; 14. Особенности ханьского языка
и методы обучения ханьскому языку в начальном этапе; 15. Некоторые трудности при обучении произведению
«Повесть о Киеу» военных иностранцев-курсантов.
目录
1.从语言上看俄国人的性格特征;2.关于法语教学中教师课堂话语的若干思考;3.CALL技术在胡志明市银
行大学语法与词汇教学中的应用;4.论交际法在语法教学中应用的理论基础;5.在越南英语教学中翻转课
堂教学法的效果与应用挑战;6.论《檀香刑》与《活着》对“死亡”的叙述;7.B2级水平的法语教材中
文化与跨文化因素;8.文学话语中情绪的表达方式;9.杜黄妙在《鬼压床》短篇小说集中新词新语的用
法;10.英文经济报道中状态动词与情态动词;11.高等教育关于以培养技能为主的教学法的若干要求;12.
关于“伊斯兰国”的名称;13.多媒体技术在军事科学学院英文系英语教学中的应用;14.汉字特点与初级
阶段汉字教学方法;15.对外国军事留学生《金云翘传》教学的若干问题.
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước Nga là đất nước có nền văn hóa lâu đời. Trải qua
nhiều thế kỷ, ngày nay nền văn hóa Nga vẫn giữ được
bản sắc riêng và được các nước trên thế giới ca tụng,
ngưỡng mộ. Nói đến nước Nga là nói đến tính cách
Nga, tâm hồn Nga. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
việc hình thành tính cách con người và đối với người
Nga thì môi trường, địa lý, đặc điểm khí hậu, nhân tố
lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đã ảnh hưởng mạnh
mẽ hơn cả tới tính cách của dân tộc vĩ đại này. Có thể
tìm thấy minh chứng cho nhận định trên trong các tác
phẩm văn học nghệ thuật, trong ngôn ngữ Nga như
hệ thống từ vựng, thành ngữ, tục ngữ, cũng như các
công trình nghiên cứu về địa lý, tâm lý. Đó là những ý
kiến đánh giá, những lời nhận xét về sự ảnh hưởng to
lớn của các yếu tố tự nhiên và xã hội lên tính cách, tư
duy dân tộc Nga. Song có lẽ, dưới góc nhìn của ngôn
ngữ, những nét đặc trưng của các yếu tố nêu trên sẽ
ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH NGA
DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ
TÓM TẮT
Nước Nga là đất nước có nền văn hóa lâu đời, trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay nền văn hóa của quốc
gia này vẫn giữ được bản sắc riêng biệt, được nhiều dân tộc trên thế giới ca tụng và ngưỡng mộ. Nói
đến nước Nga là hàm ý đến tính cách mạnh mẽ, đến tâm hồn cao thượng, phong phú mang những sắc
thái đặc trưng của dân tộc Nga. Vậy điều gì có thể tạo nên những nét đặc trưng của tính cách Nga? Môi
trường, địa lý, đặc điểm khí hậu hay những nhân tố như lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng? Bài viết này sẽ
góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên chủ yếu dưới góc nhìn của ngôn ngữ: hệ thống từ ngữ,
thành ngữ, tục ngữ và hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc phần nào có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước,
con người Nga trong quá khứ, hiện tại và trong tiến trình phát triển chung của xã hội.
Từ khóa: bản sắc riêng biệt, nền văn hóa lâu đời, thành ngữ, tính cách Nga, tục ngữ
giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn, cụ thể và toàn
diện hơn về đất nước, con người Nga trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.
2. NHỮNG NÉT TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN
TỘC NGA THỂ HIỆN QUA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TIẾNG NGA
2.1. Dân tộc Nga là một dân tộc thông minh, cần cù,
tài năng, dũng cảm
Người Nga rất tài năng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trí tuệ, kiến thức khoa học của người
Nga được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực khoa
học tự nhiên, kỹ thuật và nhân văn, trong đó có triết
học. Và phương tiện thể hiện tư duy của người Nga
là ngôn ngữ Nga. Những giá trị lớn của tiếng Nga
như tính chính xác, sắc bén, biểu cảm – là minh
chứng xác đáng cho tài năng của người Nga.
LƯU BÁ MINH
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
ĐOÀN THỤC ANH
Học viện Khoa học Quân sự
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Nhà văn I.X. Turghenhep đã gọi tiếng Nga là thứ tiếng
hùng mạnh, chân thực và trôi chảy: “Không thể tin
được nếu như thứ tiếng này lại không được dành tặng
cho một dân tộc vĩ đại!” (K.G. Iund, 1992, tr.45). Trong
hệ thống ngôn ngữ có một số lượng lớn các thành
ngữ đề cập tới trí tuệ, sự sáng suốt, thông thái của
người Nga:
Умный как чёрт (Thông minh như quỷ).
Мудрый как Соломон (Thông thái như Xalômôn).
Có rất nhiều đơn vị tục ngữ Nga biểu thị thang độ
dương trong tư duy của người Nga như khả năng
quan sát, óc tưởng tượng, sự sắc sảo, khả năng phản
ứng với môi trường xung quanh, nắm bắt và phân
tích thông tin, xử lý công việc:
Умный смыслит с полуслова (Người khôn nói ít hiểu
nhiều).
Умный учится на чужих ошибках, а дурак-на своих
(Người khôn ngoan học qua sai lầm của người khác,
kẻ ngu dốt chỉ biết của chính mình).
Ум хорошо, а два лучше (Một cái đầu đã tốt, hai cái
đầu còn tốt hơn).
На ошибках учатся (Có dại mới nên khôn).
Ngoài ra, trong số những nét tính cách quan trọng
nhất của người Nga nổi lên sức mạnh của ý chí, sự gan
dạ và lòng dũng cảm. Sức mạnh, ý chí lớn lao, lòng
quả cảm, sự kiên cường của người Nga được bộc lộ rõ
nét và sinh động trong các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng và đức hy sinh được biết
đến rộng rãi qua các cuộc đấu tranh giành tự do và
độc lập đất nước. Có thể liệt kê những thành ngữ, tục
ngữ chứa phẩm chất trên như sau:
Храбрый как лев (Dũng mãnh như sư tử).
Непоколебимый как утёс (Kiên cường như mỏm đá).
Храброму счастье помогает (Người can đảm được
vận may phù trợ).
Người Nga cần cù lao động, sự cần mẫn của họ được
so sánh với các hình ảnh đặc trưng sau:
Трудолюбивый как пчела (Chăm chỉ như con ong).
Mрудолюбивый как пчела строит гнездо (Chăm chỉ
như con ong xây tổ).
Трудолюбивый как муравей (Chăm chỉ như kiến tha mồi).
2.2. Dân tộc Nga hiếu khách, phóng khoáng
Lòng hiếu khách, sự hào hiệp, phóng khoáng và cởi mở
trong bản năng gốc của người Nga được khắc họa rõ
nét qua khả năng biểu cảm của ngôn từ. Tiếng Nga có
khối lượng lớn những danh từ dạng âu yếm, trừu mến
như: голова, головушка, головка; земля, земелька,
земелюшка; Иван, Ваня, Ванечка, Ванюшка.
Người Nga quan niệm:
Гости на порог - счастье в дом (Khách đến cửa là
chở may mắn vào nhà). Người Nga dành cho khách
mọi thứ trong nhà mình có, chăm sóc, quan tâm,
nhường cho khách cả vị trí ngồi và món ăn ngon.
Khi tiếp đãi khách họ nói:
Будь как у себя дома (Cứ tự nhiên như ở nhà).
Khi ở bên người Nga có thể tìm thấy sự thông cảm,
chia sẻ, an ủi:
С миром и беда не убыток (Có người ở bên không sợ
khổ – Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn).
Thậm chí ngay cả thời điểm hiện tại, khi điều kiện
kinh tế thị trường tác động tới đời sống vật chất, tinh
thần, tâm lý và đạo đức của người dân khiến đời sống
của họ gặp nhiều khó khăn, thì lòng hiếu khách vẫn
không thay đổi. Có lẽ mùa đông Nga khắc nghiệt ảnh
hưởng đến truyền thống hiếu khách của người Nga.
Từ chối người đi đường trong điều kiện khí hậu mùa
đông có nghĩa là đẩy họ vào cái chết lạnh. Vì vậy, tính
hiếu khách được người Nga hiểu là xuất phát từ lương
tâm và trách nhiệm cao cả. Rất nhiều những phẩm
chất tốt đẹp của dân tộc Nga đã được hình thành bởi
khoảng không bao la của đất trời và khí hậu, cũng
như bởi cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn.
2.3. Người Nga say mê và tuyệt vọng, có thể làm
những điều bất ngờ nhất, biết yêu mạnh mẽ và
đồng thời cũng biết căm thù tột độ, cảm xúc cao
trào cách mạng, sẵn sàng lập chiến công, khả năng
huy động sức mạnh vào giây phút xác định
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến hiện tượng băng
giá và tuyết thường xuyên xuất hiện – điều này được
thể hiện rõ nét trong các thành ngữ so sánh Nga:
Белый как снег (Trắng như tuyết).
Растаять как снег (Tan như tuyết).
Cвалиться как снег на голову (nghĩa đen: Đổ xuống
như tuyết trút xuống đầu; nghĩa thành ngữ: Bất thình
lình, đánh đùng một cái).
Pасти как снежный ком (nghĩa đen: Mọc lên như
nấm tuyết; nghĩa thành ngữ: Mọc nhanh).
Xолодный как лёд (Lạnh như băng).
Cũng chính vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà
người Nga hình thành nên tâm lý chống chọi với khó
khăn, quyết tâm vượt qua mọi trở ngại và bằng lao
động, bằng trí tuệ, người Nga đã xây dựng nhà nước
hùng cường với nền công nghiệp vững mạnh. Dân tộc
Nga có khả năng chịu đựng ở mức độ cao những khó
khăn, mất mát và đau khổ. Theo K.G.Iund, người Nga
thuộc tuýp người có giác quan nhạy cảm và có tâm
lý hướng nội. Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm
mang tính chất nền tảng của người Nga là душа (tâm
hồn). Từ này xuất hiện nhiều trong các thành ngữ, tục
ngữ và ngạn ngữ Nga. Ngoài ra, khác với từ истина
(chân lý) mang tính khách quan và lý tính, người Nga
dùng từ правда (sự thật) (K.G. Iund, 1992). Người
Nga có tâm lý đánh giá theo cảm tính. Nói đơn giản
hơn thì người Nga có khả năng dự báo đặc biệt và
tri giác cuộc sống bằng tình cảm. Người Nga thường
có những đợt cao trào và thoái trào về cảm xúc tâm
hồn – điều này có nguyên nhân do sự thay đổi của
các mùa trong năm. Cảm xúc của họ thường chế ngự
lý trí và niềm đam mê, sự ngẫu hứng được đặt cao
hơn lợi ích vật chất. Người Nga thường đa sầu, chậm
chạp hơn người Tây Âu, do người Nga phải bảo tồn
và tích lũy năng lượng của mình, nguồn năng lượng
cần thiết cho cuộc đấu tranh chống cái lạnh. Điều này
được giải thích bởi số lượng lớn các động từ biểu thị
trạng thái thể chất và tinh thần của con người trong
hệ thống thành ngữ Nga như:
Влюбляться как кошка (Yêu thương như con mèo).
Pыдать как над покойником (Khóc nức nở như khóc
người quá cố).
Một trong những nét quan trọng nhất của tính cách
Nga được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
nhận định là cảm xúc cao trào cách mạng, đỉnh cao
anh hùng, sẵn sàng lập chiến công, khả năng huy
động sức mạnh vào giây phút nhất định. Đặc điểm
này được quy định bởi tính chu kỳ trong nếp sống của
người Nga, được hình thành dưới sự ảnh hưởng của
mùa đông kéo dài và sự cần thiết thu hoạch nhanh
chóng mùa màng. Trong một khoảng thời gian khá
dài người Nga tích lũy hoặc tiết kiệm năng lượng,
cố gắng không gắng sức một cách lãng phí, ít quan
tâm tới những việc đang diễn ra và vào khoảng thời
gian đó như một chú gấu ngủ đông: Nhu cầu đối với
chất lượng cuộc sống xuống thấp đến mức tối thiểu,
người Nga hài lòng với những điều nhỏ nhặt và tránh
thất thoát. Người nước ngoài nếu nhìn thấy người
Nga trong giai đoạn này sẽ kết luận ngay rằng, họ
lười biếng, thời ơ, lơ là, biết chịu đựng và có bản chất
nô lệ. Nhưng sự thụ động, ít tích cực chỉ diễn ra theo
giai đoạn với thời gian kéo dài khác nhau: ở phạm
vi đất nước – được tính hàng năm, hàng thiên niên
kỷ, trong khuôn khổ gia đình – được tính hàng tuần,
hàng tháng. Tuy nhiên, sau thời điểm này sẽ là giai
đoạn người Nga chuyển sang “chế độ lập chiến công”.
Cái cớ cho những hành động tích cực có thể là chiến
tranh, cách mạng, công nghiệp hóa, xây dựng đất
nước. Trong những giai đoạn này, người Nga thể
hiện những nét tính cách tốt đẹp nhất: Chủ nghĩa anh
hùng mang tính chất đại chúng, sự hy sinh, tình đồng
chí, đồng đội, tình yêu lao động, sự cần mẫn, tố chất
lãnh đạo.... Người Nga cũng được coi là những nhà
lãnh đạo điển hình trong những tình huống khẩn cấp.
Chính người Nga tự tạo ra cho mình những khó khăn
để rồi sau đó vượt qua tất cả một cách phi thường ví
như có thể thực hiện kế hoạch của một tháng ở tuần
cuối cùng.
Có thể dẫn ra thành ngữ để minh họa cho nhận định này:
“Русские долго запрягают, но быстро ездят”
(Người Nga lên dây cương lâu nhưng đi rất nhanh).
Nhà sử học, nhà văn, nhà báo M.P. Pogodin (1800-
1875) viết:
“Dân tộc chúng ta, cũng như chính phủ, hoàn toàn được
hóa thân vào hình tượng của hoàng tử Ivan trong câu
chuyện cổ tích. Ivan nằm trên lò sưởi và ngủ trong khi
các anh của mình thì bận rộn; anh ta chỉ cảm nhận được
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
sức mạnh tráng sĩ và sự thông minh, nhanh trí của mình
khi tai họa đang đe dọa hoặc khi có thêm một chiến
công vĩ đại; nhưng chỉ ngay sau khi kết thúc công việc
của mình, anh ta lại nằm dài và ngủ giấc ngủ vùi, lười
biếng” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.11).
Quả thật, dân tộc Nga ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng,
có thể bất ngờ làm nên những điều phi thường – như
M.N. Katkov đã nhận định:
“Sức mạnh trong mỗi chúng ta rất nhiều, nhiều tới nỗi
khi thấy những nhu cầu thiết yếu đòi hỏi phải nỗ lực để
đạt được thì chúng ta dừng lại suy ngẫm: Có cần tập
trung sức mình vào việc gì nữa không. Chúng ta cảm
thấy trong mình có nhiều sức mạnh tới nỗi hoàn toàn
không đánh giá được hết và phung phí một cách ngu
ngốc” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.13).
2.4. Lòng tốt, sự nhẫn nhịn, tâm hồn đau khổ và
lòng trắc ẩn
Nói đến người Nga là nói tới lòng tốt, tính nhân văn và
sự trong sáng, mềm mại của tâm hồn. Điều này được
thể hiện trong sự nhân từ, lòng trắc ẩn, sự tự nguyện
giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn,
sẵn sàng chia sẻ với họ cả thứ cuối cùng mình còn lại:
Добрый как ангел (Tốt như thiên thần).
Доброе не забывается (Đường mòn, ân nghĩa không mòn).
Доброму Савве добрая слава (Người tốt và tiếng
cũng tốt – Danh bất hư truyền).
Доброе дело без награды не остаётся (Việc tốt bao
giờ cũng được thưởng – Gái có công, chồng chẳng phụ).
Như nhà triết học Nga N.O. Loxxki đã nhận định: “Lòng
tốt là một trong những thuộc tính cơ bản hàng đầu của
dân tộc Nga. Lòng tốt được duy trì và củng cố bởi việc
tìm kiếm lòng tốt tuyệt đối và tôn thờ tín ngưỡng gắn
liền với lòng tốt của dân tộc” (A. Trimopheev, tr.3). Theo
Ph.M. Doxtoievxki thì “người Nga không biết thù lâu”
(A.Trimopheev, tr.9). Gắn liền với đạo chính thống
giáo là khái niệm nhẫn nhịn của người Nga. Dân gian
có câu: “Sự nhẫn nhịn – sự hài lòng cho Chúa, sự khai
sáng cho trí tuệ, sự cứu rỗi cho tâm hồn, sự cầu phúc
cho ngôi nhà và sự an ủi cho con người”. Sự nhẫn nhịn
– được hiểu theo nghĩa tích cực. Sự nhẫn nhịn – đó là
sự trái ngược với lòng tự hào và nổi loạn, đó là sự cứu
vớt tâm hồn con người. Ph.M. Đoxtoievxky kêu gọi:
“Hãy nhẫn nhịn đi, hỡi con người kiêu hãnh!”. Gắn với
tư tưởng nhẫn nhịn là truyền thống tha thứ tuyệt vời
của người Nga. Vào ngày chủ nhật cuối cùng trước
tuần đại trai mang tên là “Прощенное воскресенье”
(ngày chủ nhật tha thứ), khi chuẩn bị cho sự thử thách
về tâm hồn và thể chất bằng tuần chay, người Nga
hoàn toàn rửa sạch tâm hồn mình, trút bỏ khỏi lương
tâm những hành động và suy nghĩ khổ sở, nặng nề.
Để làm được điều này thì người Nga một mặt phải
tha thứ cho người và mặt khác phải tha thứ cho chính
mình. Có lẽ gắn liền với tư tưởng nhẫn nhịn như phẩm
hạnh thiên chúa, quan trọng nhất là sự tương phản rõ
nét trong tính cách của dân tộc Nga. Các nét tính cách
trái ngược nhau tạo nên sự tương phản này. Sự mâu
thuẫn trong tính cách thì dân tộc nào cũng có, tuy
nhiên, ở người Nga thì đôi khi lại lên tới đỉnh điểm.
Niềm say mê, sự mãnh liệt, sự hoang dã, sự rộng rãi và
quy mô, “cái đầu dữ dội” khi gắn kết với chính thống
giáo, cùng với sự cần thiết thường xuyên kìm nén bản
tính của mình, đã dẫn đến sự xuất hiện trong tính
cách dân tộc những nét tính cách mâu thuẫn lên tới
đỉnh cao và loại trừ nhau: Sự nghi ngờ và ngây thơ,
niềm say mê và sự thụ động
Khái niệm “đau khổ” và “lòng trắc ẩn” trở thành một
phần quan trọng của thế giới quan dân tộc Nga. Ph.M.
Doxtoievki cho rằng, điều cốt lõi nhất, nhu cầu tinh
thần gốc rễ là nhu cầu đau khổ, nỗi đau khổ thường
trực và khôn nguôi, ở mọi nơi và trong mọi việc. Và
khát vọng đau khổ có cảm giác được lan truyền từ
ngàn đời. Dường như dân tộc Nga thưởng thức sự
đau khổ. Trong “Дневник писателя” (Nhật ký của nhà
văn) (1873), ông đã chọn ví dụ rất tiêu biểu: “Người
Đức say rượu nhưng say trong hạnh phúc và không bao
giờ khóc; người Đức hát những bài hát tự khen mình và
rất tự hào về bản thân. Họ về nhà say mềm người nhưng
vẫn tự hào về mình. Còn người Nga say thì thích uống
trong đau khổ và khóc”. Còn một tư tưởng phổ biến
hơn là “lòng trắc ẩn”: Lòng trắc ẩn với người thân, sự
thương xót, biết tha thứ những lỗi lầm của người khác.
3. MỘT SỐ NÉT TÍNH CÁCH TRÁI NGƯỢC
Tuy nhiên, bên cạnh những nét tính cách tích cực
được dùng để mô tả con người, còn có những từ chỉ
mặt trái của tính cách Nga. Thường thì nhược điểm là
sự tiếp nối của ưu điểm. Chính điều này đã tạo nên
sự mâu thuẫn trong tính cách người Nga. Trong cùng
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
một con người “trái tính trái nết” luôn tồn tại những
nét tính cách đối lập nhau, cùng tồn tại cả cái thiện
lẫn cái ác. Nhà nghiên cứu nghệ thuật Nga Roovinxki
nhận định: “Người Nga đã quen với bị đánh đến nỗi từ
nào cũng có thể cấu tạo nên “động từ chiến đấu”... (K.
Xkalkovxki, 1992, tr.16). Nghiên cứu lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của người Nga, có thể nhận
thấy: bên cạnh bản năng hướng thiện của người Nga,
trong con người còn tồn tại cả cái ác: “Trong quá khứ
xa xôi của nước Nga, sự độc ác được thể hiện qua những
hiện tượng như bạo loạn, nội chiến. Nét tính cách này
được tiền định bởi điều kiện sống, chính sách ngu dân
của những kẻ có quyền lực, sự nghèo đói của người dân,
những bất công và những cuộc đàn áp từ phía chủ nô
và chúa đất” (Iu.A. Viunov, 1998, tr.189).
Các hiện tượng bất công trong xã hội đã dẫn tới mức
độ tột cùng của sự căm phẫn:
Жестокий как зверь (Độc ác như con thú).
Хищный как у ястреба (Hung ác như diều hâu).
Кровожадный как волк (Khát máu như sói).
Tiếng Nga có rất nhiều những đơn vị thành ngữ chứa
các từ biểu thị nét tính cách tiêu cực trên. Lòng tốt
được coi như nét tính cách cơ bản của người Nga
cũng có mặt trái của nó. Vì không muốn gây xung đột,
để không làm mất lòng người đối thoại, để giữ hoà
hiếu và mối quan hệ tốt đẹp, lòng tốt xui khiến con
người lừa dối nhau:
Лукавый как бес (Xảo quyệt như yêu tinh).
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nga M. Dmitriev cho
rằng: “Người Nga mặc dù quỷ quyệt nhưng lại thích
người ta đối xử công bằng với mình. Trong con người
có sự mâu thuẫn kỳ lạ: Sẵn sàng lừa dối nhưng lại đòi
hỏi sự công bằng cho mình” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.12).
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của người Nga là
những nét tính cách tiêu cực, mà ở đây phải nhắc tới là
sự lười biếng. Đó dường như là mặt trái của tình yêu lao
động, là sức mạnh của ý chí, trí tuệ, mơ ước đạt tới sự
hoàn thiện, nhạy cảm với những khiếm khuyết của mình
và của người khác. Có lẽ trong những điều kiện nhất
định người Nga có thể thực hiện một cách tự nguyện
và chính xác bất kỳ nhiệm vụ nào, dù đó có thể là việc
họ không muốn làm. Tuy nhiên, sức ỳ trong con người
vẫn hiện hữu. Điều này thể hiện trước tiên ở sự không
cẩn thận, không chính xác, cẩu thả và vô trách nhiệm:
Ленивый как тюлень (Lười như con hải cẩu).
Инертный как тюлень (Ỳ như con hải cẩu).
Trong tâm hồn người Nga ngự trị rất nhiều những
giá trị tốt đẹp đặc trưng cũng như những thiếu sót,
nhược điểm, trong đó có “cả sự lười nhác, sự vô tư quá
mức, thiếu sáng kiến và thiếu tinh thần trách nhiệm”
(N.А. Bergiaev, tr.61). Nhà sử học D.I. Ilin trong cuốn
sách: “Историческая судьба и будущее России” (“Số
phận lịch sử và tương lai của nước Nga”) chia sẻ: “Người
Nga rất tài năng, họ có thể tạo nên điều kỳ diệu từ đôi
bàn tay trắng. Nhưng tất cả diễn ra như tự phát, bất ngờ
và dễ dàng, chính vì vậy mà cũng dễ vứt bỏ và dễ đi vào
quên lãng. Nhưng ở đây cũng ẩn chứa điều rất nguy
hiểm đó là chính vì suy tưởng thái quá thì tâm hồn sẽ trở
nên mơ mộng, lười nhác, thiếu ý chí, lười lao động” (D.I.
Ilin, 1992, tr.9). Nhà thơ N.Ph. Serbina cũng nhận định:
“Chúng ta nói theo kiểu châu Âu và hành động thì theo
kiểu châu Á” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.14). Nhà sử học và
nhà hoạt động chính trị nổi tiếng P. Miliucov (1859-
1943), khi nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của châu Á và
phương Đông tới số phận của nước Nga, thậm chí đã
đưa vào thuật ngữ “Азиопа” với hàm ý mỉa mai vì ông
cổ xuý châu Âu. Sự mâu thuẫn, thất thường của người
Nga được ví như thời tiết:
Переменчивый как погода (Thay đổi như thời tiết).
непостоянный как погода (Thất thường như thời tiết).
Thói quen uống rượu mang tính “truyền thống” được
phản ánh rõ nét trong kho tàng thành ngữ Nga:
Пить как бочка (Uống như cái thùng).
Пить как лошадь (Uống như ngựa).
Пить как воду (Uống rượu như uống nước).
Пить как сапожник (Uống như anh thợ giày).
Пить как свинья (Uống như lợn).
Напиваться как сапожник (Uống say như anh thợ giày).
Ở người Nga có tâm lý “họa may”, luôn tiết kiệm nụ
cười và không thường xuyên có tâm trạng hứng khởi,
vẻ mặt ít hớn hở, tươi vui. V.O. Kliuchevxki - nhà sử
học thế kỷ 19 viết: “Ở châu Âu không có dân tộc nào
lại ít được nuông chiều, ít đòi hỏi, quen với việc ít trông
chờ vào thiên nhiên, vào số phận và chịu đựng hơn
người Nga”. Người Nga vẫn tin vào một điều rằng,
cần quý trọng ngày làm việc sáng sủa mùa hè, rằng,
thiên nhiên “dành cho mình rất ít thời điểm thuận
lợi để làm nghề nông và mùa hè của Nga... Điều này
buộc người nông dân phải vội vã, ráng sức lao động
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
để kịp làm nhiều việc trong khoảng thời gian ngắn”
(A.Trimopheev, tr.16).
Khi đã buộc phải quen với thói đỏng đảnh của thời
tiết, người Nga phát triển cao độ khả năng quan sát và
sự mưu trí. Điều này được đặc biệt thể hiện ở những
điềm báo là sản phẩm của những quan sát nhiều thế
kỷ về thời tiết. Nhưng cũng như V.O. Kliuchevxki đã
nhận định: “Thiên nhiên thường cười nhạo những tính
toán kỹ lưỡng nhất của người Nga: Sự thất thường của
khí hậu và nguồn... Thiên hướng trêu chọc hạnh phúc,
đùa vận may cũng là tâm lý: “họa may của người Nga”
(A.Trimopheev, tr.18).
Tục ngữ Nga cũng có câu: “Người Nga yêu thích từ
“авось” (hoạ may), “небось” (có lẽ là), “как-нибудь”
(như thế nào đó)”. Cùng chung với nhận định trên,
A.V. Xergeeva đã viết như sau: “Có thể viện dẫn ra đây
tính cẩn thận của người Đức, niềm say mê của người Tây
Ban Nha, sự ga lăng của người Pháp, nghi lễ của người
Tàu và khái niệm “авось” (hoạ may) của người Nga”
(A.V. Xergeeva, 2005, tr. 81).
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: khí hậu
khắc nghiệt, ít ánh nắng mặt trời và nhiều những ngày
mây mù ảm đạm đã đặt dấu ấn lên vẻ bề ngoài của
người dân sinh sống nơi đây: người Nga tiết kiệm nụ
cười và không thường xuyên có tâm trạng hứng khởi,
có vẻ mặt hớn hở, tươi vui. Và chính những dòng thơ
trong bài “Родина” (Tổ quốc) của I.A.Bunhin (1870-
1953) là lời khẳng định cho những nhận định trên:
Под небом мертвенно-свинцовым
Угрюмо меркнет зимний день,
И нет конца лесам сосновым,
И далеко до деревень.
Один туман молочно-синий,
Как чья-то кроткая печаль,
Над этой снежною пустыней
Смягчает сумрачную даль.
(Bầu trời xám xịt giữa tầng không
Ngày đông ảm đạm chẳng nắng hồng
Xa tắp xóm làng đâu chẳng thấy
Chỉ là bất tận những rừng thông.
Mây giăng xanh đục đến não lòng
Xa xăm, ảm đạm có thấy chăng
Trời đất buồn chìm trong biển tuyết
Nỗi sầu man mác, có thấu không?)
(Bản dịch: Tác giả)
Tuy nhiên, người Nga rất yêu vẻ đẹp thiên nhiên khắc
nghiệt của quê hương. Bàn về điều này, nhà sử học
và nhà văn N.M.Karamdin (1766-1826) đã viết: “Quê
hương thân thương với trái tim không phải bởi cảnh
sắc, không phải bởi bầu trời trong xanh, không phải
bởi khí hậu dễ chịu, mà là vì những kỷ niệm mê hồn, bởi
những người quanh ta”.
4. KẾT LUẬN
Nói về văn hóa, không thể không quan tâm đến khía
cạnh địa-văn hóa, trong đó, con người và thiên nhiên,
văn hóa và địa lý tương tác qua lại với nhau, tạo nên
những nét tính cách, ứng xử văn hóa khác nhau... Tính
cách dân tộc Nga được hình thành từ nhiều thế kỷ
dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố như khí hậu khắc
nghiệt với mùa đông lạnh giá và sự thay đổi mùa rõ
rệt, khoảng không gian bao la, tính chất đa sắc tộc
của quốc gia. Điều kiện để duy trì sự sống trên khoảng
không Á-Âu là khí hậu, địa lý và địa chính trị đã để
lại dấu ấn lên tính cách của người Nga. Sự độc đáo
của thiên nhiên – từ khoảng không, từ việc cách xa
biển, sông, khí hậu, thổ nhưỡng và thực vật đã hình
thành ở người Nga cả niềm say mê, cả tính trực quan,
cả sự mất cân bằng, cả khát vọng tự do, cả thói quen
lười biếng, cả tình đoàn kết anh em. Ngoài ra, nét
đặc trưng trong tính cách của dân tộc Nga được hình
thành dưới sự tác động của yếu tố lịch sử. Cuộc đấu
tranh giành sự sống trong các điều kiện khó khăn đã
hình thành nên các phẩm chất tốt đẹp của người Nga.
Bên cạnh đó, đạo chính thống giáo – tôn giáo phổ
biến nhất và là cơ sở nền tảng của thế giới quan trong
suốt nhiều thế kỷ của người Nga, cũng đóng vai trò
đáng kể trong sự hình thành tính cách dân tộc. Tính
cách Nga mang những đặc điểm, tính chất độc đáo
của nền văn hoá đa dạng vì người Nga không phân
biệt ranh giới Âu-Á mà biết cân bằng giữa hai phương
thức phát triển. Trong con người Nga luôn luôn tồn
tại những nét tính cách trái ngược và mâu thuẫn, tuy
nhiên, vượt lên trên tất cả vẫn là những phẩm chất
tốt đẹp, cao cả như sự tháo vát, nhanh trí, kiên định,
chịu đựng, quả cảm, kiên cường, hào hiệp, nhẫn nhịn,
khát khao công bằng, tinh thần tập thể, khả năng
thực hiện những chiến công, không đầu hàng, không
chùn bước trước khó khăn, không kiêu ngạo, không
tự cao, biết tìm thấy ngôn ngữ chung với những đại
diện của các dân tộc khác./.
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
Tài liệu tham khảo:
1. Бердяев Н.А. (1990), Судьба России.-М.
2. Волыкина В.М. Менталитет русского
народа при изучении геoграфии России в 8-9-
ом классаx.- <
php?ID=200300405>.
3. Вьюнов Ю.А. (1998), Рус. штрихи к портрету.
Учебное пособие, изд-во ИКАР, М.
4. Гоголь Н.В. (1834), Отрывок из Истории
Малороссии. Том I, книга I, глава 1.
5. Ильин, И.А. (1992), Историческая
судьба и будущее России. Статьи 1948-1954 годов; В
2 томах. ; Изд-во: М.: Рарог.
6. Карамзин Н.М. (1802), О любви к Отечеству и
народной гордости. Вестник Европы, номер 2.
7. Сергеева А.В. (2005), Русские: стереотипы
поведения, традиции, ментальность. Изд. 3-е,
изд-во Флинта и Наука, М.
8. Скальковский К. (1993), Русские о русских.
Мнения русских о самих себе, изд-во Петро-Риф,
Санкт-Петербург.
9. Тимофеев A. Корни и ветви Русского Мира.
Русский характер, <
articles/52122.html>.
10. Юнг К.Г. (1992), Об отношении аналитической
психологии к поэтикохудожественному
творчеству /Феномен духа в исскустве и науке, М.
LOOKING AT RUSSIANS, CHARACTERIATICS FROM THE ANGLE OF LINGUISTICS
LUU BA MINH
DOAN THUC ANH
Abstract: Russia is a country with ancient culture, through many centuries, today the culture of this
country retains a separate identity and many peoples of the world praise and admiration. Russia is said
to imply to the strong personality, to the noble soul, rich bearing characteristic nuances of the Russian
people. So what might make up the personality characteristic of Russia? Environmental, geographic,
climatic characteristics or factors such as history, culture, religion...? This article will help to clarify the
issues raised mainly on the perspective of the language: the system of words, idioms, proverbs and will
definitely help you read somewhat more comprehensive perspective on land and people of Russia in
the past, present and in the process of social development.
Keyword: sdistinct identities, ancient culture, idioms, russian personalities, proverbs
Ngày nhận: 08/9/2016
Ngày phản biện: 02/9/2016
Ngày duyệt đăng: 20/9/2016
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, người giáo viên
ngoại ngữ cần làm chủ phương pháp giảng dạy. Các
ứng xử sư phạm trên lớp thể hiện chủ yếu thông qua
hai yếu tố: cử chỉ và lời nói. Cử chỉ là việc sử dụng có
chủ ý một số bộ phận cơ thể, chủ yếu là cánh tay và
bàn tay phục vụ cho mục đích sư phạm. Yếu tố thứ
hai được thể hiện bằng lời để truyền đạt kiến thức và
hướng dẫn học sinh hoạt động, trong giáo học pháp
người ta gọi là diễn ngôn sư phạm (DS). DS có vai trò
hết sức quan trọng vì mọi giao tiếp trên lớp đều được
tiến hành bằng phương tiện này. Thêm vào đó là đặc
thù của lớp học tiếng: việc dạy-học một ngôn ngữ
mới được thực hiện qua chính ngôn ngữ đó (nó vừa
là mục đích, vừa là phương tiện). Do vậy giáo viên cần
quan tâm tới vấn đề này.
Việc nghiên cứu DS trong giảng dạy tiếng Pháp cho
đối tượng người Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực
mới mẻ. Trong khuôn khổ của một nghiên cứu về DS
(Nguyễn Việt Quang, 2014), chúng tôi đã tiến hành
MỘT VÀI SUY NGHĨ
VỀ DIỄN NGÔN SƯ PHẠM TRONG
GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP
NGUYỄN VIỆT QUANG
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
TÓM TẮT
Xuất phát từ những thông tin quan sát được trên thực tế, tác giả trình bày những suy nghĩ của mình về
việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trên lớp. Trước hết, bài viết điểm lại quá trình hình thành của khái
niệm diễn ngôn sư phạm, sau đó đề cập các chức năng của loại diễn ngôn này theo lý thuyết về hành
vi ngôn ngữ của Austin. Song song với việc trình bày lý thuyết, tác giả đưa ra các khuyến cáo dựa trên
các kết quả dự giờ của giảng viên Việt Nam và Pháp với hy vọng việc làm này sẽ có ích cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy tiếng Pháp.
Từ khóa: diễn ngôn giáo khoa, diễn ngôn sư phạm, hành vi ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy
quan sát một số giờ dạy, trong đó có giờ do giáo viên
người Pháp thực hiện ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa
Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội. Xét
thấy những điều đã quan sát được cũng là những vấn
đề chung có thể xảy ra ở những đơn vị đào tạo khác,
nên chúng tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ
của mình trong bài viết này. Trước hết, chúng tôi điểm
lại quá trình hình thành khái niệm DS, sau đó đề cập
các chức năng của DS theo lý thuyết về hành vi ngôn
ngữ của Austin, đồng thời đưa ra các khuyến cáo dựa
trên các quan sát dự giờ đã nói ở trên.
2. KHÁI NIỆM DIỄN NGÔN SƯ PHẠM
Diễn ngôn sư phạm (Discours pédagogique) là một
nhánh của giao tiếp trên lớp, một trường hợp đặc biệt
của giao tiếp ngoại ngôn (communication exolingue).
Trong 20 năm vừa qua, giao tiếp ngoại ngôn đã được
một số nhà ngôn ngữ học và lý luận dạy học nghiên
cứu. Nhưng các công trình đều đề cập DS ở mức độ
khái quát, và nhiều khi còn có sự nhầm lẫn giữa DS với
diễn ngôn giáo khoa (Discours didactique).
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Tài liệu nghiên cứu khá chi tiết DS là tạp chí Langages
số 45 xuất bản năm 1977. Tạp chí đã dành riêng số
này để công bố các nghiên cứu về DS với tiêu đề
Formation des discours pédagogiques (Sự hình thành
của các loại diễn ngôn sư phạm). Trong lời giới thiệu, C.
Désirat và T. Hordé nhận xét rằng, loại diễn ngôn này
có một vị thế đặc biệt và là đối tượng của hai hướng
nghiên cứu (Desirat c., Horde t., 1997).
Theo hướng thứ nhất, DS chỉ các văn bản trong sách
giáo khoa, các bài viết của học sinh, các lời chỉ dẫn
của giáo viên, các báo cáo thanh tra, v.v. Ở nghĩa này,
DS (dùng ở số nhiều) đối lập với diễn ngôn phản bác,
tranh luận và với diễn ngôn khoa học. Khuynh hướng
thứ hai coi DS (dùng ở số ít) chỉ là một trong những
dạng của diễn ngôn giáo khoa mà đặc điểm nổi bật
là không có các chủ thể phát ngôn (câu không có chủ
ngữ cụ thể, có thể được phát ra bởi X hoặc Y). Như
vậy, khái niệm DS có một trường nghĩa rất rộng, và
qua đó ta cũng thấy có một sự chồng chéo giữa diễn
ngôn sư phạm và diễn ngôn giáo khoa.
Bảy năm sau vào năm 1984, trong lĩnh vực lý luận
dạy học, C. Kramsch cho xuất bản một nghiên cứu rất
đầy đủ về Tương tác và diễn ngôn trong lớp học ngoại
ngữ (Interaction et discours dans la classe de langue
(Kramsch C., 1984/1996). Theo Kramsch, những điều
kiện tâm lý và xã hội của những năm 80 thế kỷ trước
đã khiến các nhà giáo học pháp quan tâm tới nội
dung của diễn ngôn sử dụng trong lớp học ngoại
ngữ. Diễn ngôn được quan niệm như sản phẩm của
một quy trình trao đổi giữa hai hay nhiều tác nhân
trong một tình huống giao tiếp cụ thể, nó cần được
đặt trong mạng lưới các tương tác cá nhân và xã hội.
Trong giảng dạy, để chuyển tải một nội dung nào đó,
người dạy cần sử dụng diễn ngôn phù hợp với điều
kiện và trình độ của người học. Ở đây DS được đối lập
với nội dung giảng dạy, nhưng tác giả cũng không
đưa ra một định nghĩa cụ thể.
Sự phân biệt giữa diễn ngôn sư phạm và diễn ngôn
giáo khoa chỉ được thực hiện một cách tường minh
trong luận án tiến sĩ của Burlinska năm 2012 “Diễn
ngôn sư phạm trong đào tạo ban đầu giáo viên ngoại
ngữ (Le discours pédagogique dans la formation initiale
des enseignants de langues étrangères)”. Theo đó, diễn
ngôn giáo khoa liên quan đến nội dung chương trình,
giáo trình, v.v. Nội dung là một khối lượng kiến thức
tương đối cố định cần truyền tải tới người học. Còn
diễn ngôn sư phạm là diễn ngôn tương tác được thực
hiện qua các trao đổi trên lớp. “Diễn ngôn sư phạm là
một sản phẩm tương tác bằng lời để giao tiếp và thực
hiện một nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nó có một cấu
trúc nội tại liên quan đến thể loại diễn ngôn được sử dụng
và tuân thủ một sự tình có kết cấu động, và có khả năng
thực hiện các hoạt động tri nhận quan trọng, nó được
đặt trong một ngữ cảnh cụ thể mà nó vừa phụ thuộc vừa
chi phối” (Burlinska W., 2012). Trong định nghĩa trên,
tác giả đã nhấn mạnh tới khía cạnh tương tác, cấu
trúc nội tại và ngữ cảnh của DS, nhưng vẫn chưa bao
quát hết toàn bộ nội dung và phương tiện diễn đạt.
Chúng tôi đề nghị đưa thêm vào nội dung của DS
các sản phẩm viết, và vào phương tiện diễn đạt các
phương tiện ngoại lời vì cả hai yếu tố trên đóng vai
trò quan trọng trong giao tiếp trên lớp. Như vậy,
diễn ngôn sư phạm là tất cả những gì do giáo viên tạo
ra dưới dạng nói hay viết để thực hiện một hành động
giáo dục và đào tạo. Ở dạng nói, nó được hỗ trợ bởi cử
chỉ và các biểu hiện của cơ thể, dạng viết được thể hiện
ở trên bảng và trên giấy trong bài làm của người học.
Cũng cần nói thêm là việc mở rộng khái niệm diễn
ngôn sư phạm sang lĩnh vực viết là hoàn toàn phù
hợp với quá trình tiến triển của khái niệm diễn
ngôn. Sausure là người đầu tiên phân biệt ngôn ngữ
(langue) và diễn ngôn (discours). Diễn ngôn là sự hiện
thực hóa ngôn ngữ, là ngôn ngữ trong hành động.
Trong một thời gian khá lâu, diễn ngôn chỉ dùng
cho các sản phẩm nói, đối lập với văn bản (texte),
diễn ngôn thuộc lĩnh vực nói còn văn bản thuộc lĩnh
vực viết. Ngày nay sự phân biệt nói/viết đang có xu
hướng biến mất. Ở mục từ “văn bản”, Từ điển lý luận
dạy học tiếng Pháp đã nêu ra 13 thể loại bao gồm cả
văn bản viết và văn bản nói: hội thoại, tọa đàm, tranh
luận, tham vấn, xét hỏi, bài báo, quảng cáo, văn bản
chuyên ngành,... (Cuq J.-P.(Dir), tr.73).
3. CHỨC NĂNG
Dưới góc độ của ngữ dụng thì DS là tập hợp các hành
động lời nói (acte de langage). Như chúng ta biết,
Austin đã xây dựng một lý thuyết chung về lời nói
trong hành động. Khi ta đưa ra một phát ngôn hướng
tới ai và nhằm một mục đích nào đó là đã thực hiện
ba hành động: hành động tạo lời, hành động tại lời và
hành động bởi lời (Austin, J.-L., 1962). Chúng tôi nghĩ
có thể sử dụng lý thuyết của Austin để xác định chức
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
năng của DS bởi lẽ mỗi hành động trên lớp đều được
xây dựng trên cơ sở tuân thủ những quy luật chung
về ngôn ngữ, nhằm thực hiện một “việc” và để lại một
“hiệu quả” nào đó ở người học.
3.1. Chức năng tạo lời (locutoire)
Như nói ở trên, trong giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ
đích cũng là ngôn ngữ giao tiếp trên lớp. Thông qua
và bằng lời nói của mình người dạy giúp người học
tiếp thu một phương tiện giao tiếp mới. Do vậy, DS
phải có tính khuôn mẫu để người học noi theo. Tạo
lời tức là xây dựng các phát ngôn theo các quy luật
của ngôn ngữ, điều này được thể hiện ở ba bình diện
chính là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
3.1.1. Về mặt ngữ âm
Nếu DS là vỏ vật chất của phương pháp sư phạm, thì
ngữ âm là vỏ vật chất của DS. Việc tạo lời phải được
tiến hành chuẩn xác cả về cấu âm và cách sử dụng các
yếu tố siêu ngữ đoạn. Ở đây cần lưu ý tới ảnh hưởng
tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. Những âm chỉ có ở tiếng
nước ngoài như các âm mũi /ɑ̃ ɔ ̃ ɛ ̃ œ̃/ trong tiếng
Pháp có thể gây khó khăn, nhưng không “nguy hiểm”,
bởi lẽ lúc đầu người học có thể không phát âm chính
xác nhưng dần dần họ sẽ đạt được.
Cái khó là ở các âm gần giống, phần tương đồng dễ
cho ảo tưởng là phát âm đúng. Ví dụ, /g/ và /ɤ/ đều là
hữu thanh, nhưng /g/ là một phụ âm tắc (occlusive)
trong tiếng Pháp, còn /ɤ/ là phụ âm xát (fricative)
trong tiếng Việt (Đoàn Thiện Thuật, 1997). Khi phát
ra âm này ở trạng thái riêng lẻ giáo viên có thể phân
biệt, nhưng đặt trong một chuỗi câu sự nhầm lẫn
dễ xảy ra, nhất là trong các từ gần giống tiếng Pháp
như ga, ga tầu (đã được Việt hóa từ gare trong tiếng
Pháp). Rất có nhiều khả năng từ gare trong Je vais à
la gare được phát âm với /ɤ/ và sau đó không có phụ
âm cuối /r/. Chúng tôi còn nhận thấy xu hướng nhầm
lẫn /g/ với /r/, một âm ngạc hữu thanh, ví dụ, thay vì
“conjuguez” họ nói “conjurez”. Xu hướng càng rõ hơn
khi /g/ ở liền kề với /r/ như trong các từ Roland Garros,
calendrier grégorien và garroter.
Cái sai của người dạy tất sẽ dẫn đến cái sai của người
học. Quan sát cho thấy sự nhầm lẫn về âm này còn dai
dẳng ở một số giáo viên. Về mặt ngữ âm thì các giáo
viên bản ngữ có ưu thế hơn nhiều, chúng ta cần quan
sát để điều chỉnh cho phù hợp.
3.1.2. Về mặt ngữ pháp
Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp bao
gồm từ pháp và cú pháp. Đối với người Việt Nam,
trong số 9 loại từ của Từ pháp tiếng Pháp, động từ
gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là việc dùng thời,
thể. Cú pháp quan tâm đến hoạt động của các hình vị
trong câu và các dạng câu, và cũng gây không ít khó
khăn. Dưới đây chúng tôi xin nêu hai ví dụ.
a) Cách đặt câu hỏi
Trong các loại câu (tường thuật, mệnh lệnh, nghi vấn,
cảm thán), câu nghi vấn chiếm vị trí quan trọng. Câu
hỏi cho phép người dạy hiểu rõ tình hình của lớp,
nắm được những hiểu biết của người học liên quan
đến nội dung của bài sắp học, giảng những vấn đề
mới và cuối cùng là đánh giá được mức độ tiếp thu
của họ. Đây là các câu hỏi “thực”: nó giúp người hỏi
có thêm thông tin về một vấn đề mà mình chưa
biết. Ngoài ra còn có câu hỏi “giả”. Để điều hành lớp,
giảng viên phải thường xuyên đưa ra các yêu cầu; về
lý thuyết chúng được diễn đạt bằng câu mệnh lệnh,
ví dụ, Lisez le texte! Nhưng trong thực tế để giảm bớt
căng thẳng, người ta mềm hóa yêu cầu đó bằng một
câu hỏi Pouvez-vous lire le texte?
Trong tiếng Pháp có ba cách đặt câu hỏi: dùng ngữ
điệu lên giọng, dùng đặc ngữ est-ce que và đảo chủ
ngữ. Câu hỏi trong tiếng Việt được thể hiện qua các từ
để hỏi (phần lớn đặt ở cuối), và không có đảo chủ ngữ:
– Bạn thấy điều đó thế nào?
– Có bao nhiêu văn bản ở đó?
– Người ta có thể thấy các văn bản lập luận ở đâu?
Qua quan sát chúng tôi thấy, dưới ảnh hưởng của cấu
trúc tiếng Việt “chủ ngữ + động từ + phải không?” một
số giảng viên có xu hướng lạm dụng dùng câu hỏi
lên giọng (đôi khi kèm theo cụm n’est-ce pas ở cuối),
và như vậy hầu như loại bỏ câu hỏi đảo chủ ngữ. Dự
một số giờ của giảng viên bản ngữ thì thấy ngược lại:
cả ba loại câu hỏi đều được sử dụng, trong đó có đảo
chủ ngữ:
– Pourquoi avez-vous trouvé ça intéressant?
– / donc euh / combien y a-t-il de textes?
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
– Où trouve-t-on les textes argumentatifs / informatifs surtout?
Do vậy, không nên dùng quá nhiều câu hỏi lên giọng.
Cũng xin nói thêm là cách đặt câu hỏi lên giọng
(không đảo chủ ngữ) không phải luôn luôn được
chấp nhận với nhiều người Pháp. Julien Lepers, người
dẫn chương trình Questions pour un champion trên
đài truyền hình Pháp đã kể câu chuyện sau:
Trong một lần ghi hình qua phiếu khán giả tôi thấy
ứng viên rất yêu mến vùng Aquitaine (nơi có thành phố
Arcachon xinh đẹp nằm trên bờ biển Đại Tây Dương),
tôi đã đặt câu hỏi “Vous vivez à Arcachon?” Ngày hôm
sau tôi nhận được một bức thư ký tên Isabelle R. ở
Saint-de-Malbert: “Khi dẫn một chương trình văn hóa,
thưa ông, người ta không nói như vậy!” Do mệt nên tôi
đã quên những gì nói hôm trước. Liệu có phải tôi đã
nói “Habitez-vous à Arcachon?” thay vì “Vous habitez
à Arcachon?” Tôi tiếp tục đọc thư, Isabelle viết: “Ông có
bị méo mồm đi khi nói “Vivez-vous à Arcachon?” mà
không phải là “Vous vivez à Arcachon?” như tất cả các
quý ông-bà ngu dốt mà người ta đã tuyển chọn vào đài
truyền hình, ngay cả đến cách đặt một câu hỏi mà họ
cũng không biết?” Isabelle có thể dùng những lời lẽ nhẹ
nhàng hơn, nhưng tôi không phản đối nội dung bức
thư (Lepers J., 2011).
b) Dùng thời quá khứ khi cần thiết
Việc dùng thời, thể trong tiếng Pháp luôn là một vấn
đề khó đối với người Việt Nam, bởi hiện tượng này
không tồn tại trong tiếng Việt. Có trường hợp giáo
viên chỉ sử dụng thời hiện tại của thức trực thuyết
(indicatif ) ngay cả đối với các hành động quá khứ: Et
tu n’écris pas ici?/Mais tu es toujours en retard/c’est pas
seulement aujourd’hui/mais mardi/tu es déjà en retard.
Ở đây cần phải dùng hai động từ “écrire” và “être” ở
thời quá khứ kép (Em đã không viết vào đây, Hôm thứ
ba vừa rồi em đã đến muộn).
Khi quan sát giáo viên người Pháp thì thấy hoàn toàn
khác. Để nhắc lại bài hôm trước, người bản ngữ nói:
– Alors vous avez été intéressés par le dossier un / Oui?
(Bài 1 đã làm cho các bạn hứng thú không?)
– Quelles ont été vos impressions?/ / (rire) Pourquoi
avez-vous trouvé ça intéressant? (Các bạn đã có cảm
giác như thế nào? Tại sao các bạn đã thấy điều đó lý thú?)
Các động từ intéresser, être, trouver được dùng ở thời
quá khứ kép thức trực thuyết. Cũng như vậy khi bình
luận về câu trả lời của sinh viên:
– Hmm/ vous avez trouvé que ça changeait/ ça vous a
changé des autres thèmes/ des autres façons de penser
(faire signe avec la main)/ Un peu? (Bạn đã thấy là điều
đó đã thay đổi.)
– J’ai bien aimé ton expression. (Tôi đã rất thích cách
diễn đạt của bạn.)
Trong văn nói, người ta có thể dùng thời hiện tại để
diễn tả các hành động tương lai: nous faisons une
promenade au parc = nous allons faire une promenade
au parc (chúng tôi sắp đi dạo trong công viên), nhưng
với các hành động đã qua thì phải dùng thời quá
khứ (trừ trong các tác phẩm văn học, khi tác giả
muốn làm sống lại ở hiện tại một chuỗi hành động
quá khứ). Trong giao tiếp trên lớp cũng vậy, ví
dụ, khi hỏi một sinh viên đã bị ốm như thế nào thì
phải dùng Qu’est-ce que vous avez eu? (Bạn đã làm
sao vậy?) chứ không phải Qu’est-ce que vous avez?
Tóm lại, DS cũng phải tuân thủ các quy tắc dùng thời,
thể trong tiếng Pháp.
3.1.3. Về mặt từ vựng
Mỗi ngôn ngữ tồn tại dưới nhiều cấp độ: cấp độ trang
trọng, cấp độ thông dụng, cấp độ thân mật, cấp độ
suồng sã. DS phải được dùng ở cấp độ thông dụng
(langue courante). Điều này có vẻ là một sự thật hiển
nhiên, nhưng thực tế không luôn đúng như vậy. Vì
giao tiếp giữa người dạy và người học trên lớp chủ
yếu được thực hiện dưới dạng nói nên người ta dễ
chuyển từ thông dụng sang thân mật hoặc suồng sã.
Việc lạm dụng dùng từ quoi (cái gì) như trong Quoi?
hay Tu dis quoi? thay vì những câu hỏi thông dụng:
Que dis-tu? Qu’est-ce que tu dis? (Em nói điều gì vậy)
là một ví dụ. Cũng như vậy đối với trường hợp các
từ voiture và bagnole, caisse. Từ voiture thuộc cấp độ
ngôn ngữ thông dụng, trong khi đó hai từ bagnole và
caisse thuộc cấp độ ngôn ngữ thân mật.
Ngoài việc nhầm lẫn về cấp độ ngôn ngữ, trong quá
trình dự lớp chúng tôi còn ghi nhận một số lỗi về cách
sử dụng từ. Sau đây là hai ví dụ:
– Về nghĩa: passant/ passager. Từ đầu chỉ người đi bộ
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
đi dạo (personne qui passe à pied dans un lieu, dans
une rue), trong khi đó passager chỉ hành khách đi tàu
đi xe... (personne transportée à bord d‘un navire, d‘un
avion, d‘une voiture...). Do vậy, khi nói về cụ bà đang
đi trong một con phố thì phải dùng La grand-mère est
une passante (không phải là passagère).
– Về giới từ: S’opposer et protester contre la décision du
maire (chống lại và phản đối quyết định của thị trưởng).
Việc dùng giới từ sau động từ cũng là một vấn đề khó,
cần phải ghi nhớ máy móc, ví dụ: s’opposer à, essayer
de, lutter contre. Nếu hai động từ có cùng giới từ và
cùng bổ ngữ, khi đi liền nhau ta chỉ dùng giới từ một
lần: On proteste et lutte contre cette invasion. Nhưng
nếu mỗi động từ có một giới từ riêng thì cần dùng đầy
đủ cả hai. Câu trên phải được chữa như sau: s’opposer
à la décision du maire et protester contre elle.
Vậy khi sử dụng DS, ta phải cân nhắc lựa chọn từ đúng
nghĩa và đúng cách dùng; khi giao tiếp trên lớp các
sai sót có thể qua đi vì “lời nói gió bay”, nhưng trong
các văn bản viết (ví dụ, lời phê vào bài làm, nhận xét
công trình khoa học...) thì chúng tồn tại lâu dài trên
“giấy trắng mực đen” có khả năng ảnh hưởng đến
việc tiếp thu kiến thức mới của người học, và uy tín
của người dạy. Ngoài ra, cần tránh các tật ngôn ngữ
(des tics de langage), tức việc dùng lạm dụng một từ
nào đó.
3.2. Chức năng tại lời (illocutoire)
Mọi thao tác tạo lời đều nhằm gây một tác động
nào đó tới người nghe. Austin đã viết “quand dire,
c’est faire”, tức khi người ta nói không phải chỉ là để
nói mà là để làm một việc gì đó. Có thể nói đây là
tính mục đích của phát ngôn. DS của giáo viên trên
lớp phải hướng vào một mục đích sư phạm cụ thể.
Theo L. Dabène, người giáo viên trên lớp có ba chức
năng chính:
Cung cấp thông tin cho người học (informateur);
Tổ chức các hoạt động sư phạm (meneur de jeu);
Đánh giá (évaluateur) (Dabène L., 1984).
Ba chức năng này tạo ra cấu trúc giao tiếp trong lớp
học ngoại ngữ và được thực hiện thông qua một loạt
các hoạt động siêu ngôn ngữ thể hiện qua DS.
Chức năng thông tin, liên quan đến việc truyền tải
kiến thức, bao gồm kiến thức về ngôn ngữ (ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp) và kiến thức về văn hóa. Ngày
nay kiến thức văn hóa rất được chú trọng; văn hóa
là tất cả những gì tạo nên nét riêng của một cộng
đồng như phong tục tập quán, cách sinh hoạt, tác
phẩm văn học, công trình kiến trúc,... Tất cả những
điều đó cần được thể hiện từng bước trong bài học
thông qua DS.
Chức năng tổ chức, dẫn dắt được thực hiện thông qua
việc quản lý các hoạt động sư phạm và điều tiết lời
nói. Có thể nêu ba thao tác chính: thao tác điều tiết
(opérations de ponctuation de l‘échange), thao tác
kích ngôn (opérations d‘incitation à la prise de parole)
và thao tác cảnh báo (opérations de mise en garde).
Trong các thao tác trên, việc dẫn dắt người học đi
vào nội dung bài, phát hiện kiến thức mới là rất quan
trọng. Ngày nay việc dạy học không còn một chiều
theo cách thầy giảng trò nghe, mà là hướng dẫn
người học tự khám phá kiến thức. Lời nói của giảng
viên phải đi theo hướng gợi mở, dẫn dắt như: Pour
comprendre l’idée principale du texte, basez-vous sur les
mots en gras (để hiểu được ý chính của bài hãy dựa vào
những từ in đậm); hoặc Vous êtes dans la bonne voie,
continuez (các em đi đúng hướng rồi, tiếp tục đi).
Về chức năng đánh giá, như ta đã biết mọi giao tiếp
trong lớp học đều được thực hiện qua tam giác sư
phạm gồm ba yếu tố: giảng viên hỏi (Question), sinh
viên trả lời (Réponse), giảng viên kết thúc bằng việc
đánh giá (Évaluation). Công việc đánh giá rất quan
trọng vì nó kết thúc một đoạn giao tiếp và mở ra một
đoạn mới. Nó thường được tiến hành thông qua ba
thao tác: đánh giá (opération évaluative), điều chỉnh
(opération corrective) và chuyển giai đoạn (ouverture
sur un nouvel échange). Trước hết người dạy phải thể
hiện quan điểm của mình trước sản phẩm của người
học (khen hoặc chê, đồng ý hay không đồng ý), sau
đó phải đưa ra các điều chỉnh tùy theo mức độ chính
xác của sản phẩm, cuối cùng là thao tác chuyển sang
một giai đoạn giao tiếp mới.
Điều cần lưu ý ở đây là dù chất lượng sản phẩm do
người học đưa ra như thế nào, việc đánh giá phải đi
theo hướng tích cực. Phải coi những lỗi của người học
là điều tất yếu, là thành tố tự nhiên của quá trình học
tập. Lời nói của người dạy chủ yếu phải mang tính
chất khen ngợi, động viên. Những câu như sau cần
được thường xuyên sử dụng:
Une excellente idée (Một ý tưởng tuyệt vời).
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Vous avez raison (Em hoàn toàn có lý).
Vous avez très bien compris, n’hésitez pas (Em đã hiểu
rất đúng, đừng ngần ngại).
3.3. Chức năng bởi lời (perlocutoire)
Chức năng bởi lời là chức năng tạo ra hiệu quả ở
người nghe. Khi phát ra một phát ngôn, người nói
luôn mong tạo ra ở người nghe một hiệu quả nào đó
sau khi nghe lời nói của mình. Chức năng bởi lời ở đây
khác với chức năng tại lời ở trên. Khi nói Maintenant,
nous allons commencer la séance, ouvrez le livre à la
page X (Bây giờ chúng ta bắt đầu bài học, mở sách ra
ở trang X), người dạy đã thực hiện một hành động tại
lời. Đó là thông báo với lớp là buổi làm việc đã bắt
đầu và yêu cầu người học mở sách ra ở trang X. Còn
chức năng bởi lời là hiệu quả mà người học có được
sau khi nghe câu đó. Có thể là vui mừng phấn khởi
được bắt đầu một bài học mới, điều này có thể là do
cách nói mạch lạc rõ ràng cộng với một vẻ mặt tươi
vui của giáo viên; cũng có thể là buồn chán vì lại phải
làm việc với một giáo viên mà họ không thích, lý do
không thích là do phương pháp phi sư phạm cộng với
một thái độ quá nghiêm khắc thể hiện qua DS.
Các hiệu quả do chức năng bởi lời tạo ra tác động
đến người nghe hết sức khác nhau, không có tính
quy ước (Đỗ Thị Kim Liên, 2014). Chúng phụ thuộc
vào ý đồ và thái độ của người nói và trạng thái tâm
lý của người nghe. Trong bối cảnh của tình hình
giảng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam hiện nay (không
còn được mở rộng như thời kỳ tổ chức Hội nghị cấp
cao các nước nói tiếng Pháp năm 1997), người dạy
cần tạo ra ở người học hai hiệu quả chính: hứng thú
đối với bộ môn tiếng Pháp và khả năng tự chủ trong
học tập. Phương pháp sư phạm thể hiện qua DS phải
góp phần vào việc hình thành hai “hiệu quả” này.
Hứng thú trong học tập có thể được tạo ra bằng
nhiều cách: vị thế của môn học trong xã hội, nội
dung sách giáo khoa, môi trường giảng dạy, phương
pháp sư phạm, v.v. Ba yếu tố đầu nhìn chung vượt ra
khỏi quyền quyết định của người dạy, chỉ có yếu tố
thứ tư là nằm trong tầm kiểm soát của họ. Người dạy
hoàn toàn có khả năng điều chỉnh phương pháp sư
phạm thông qua DS của mình để nâng cao hứng thú
của người học. Một cách ứng xử quá “cứng” như quở
trách người học khi không làm bài tập trong ví dụ
sau cần tránh.
-: . Tu n’as pas fait
l’exercice à la maison?
Sinh viên: Non.
-: Pourquoi non?
Sinh viên: //
-: Pourquoi non?
Sinh viên:
-: Parce que
Sinh viên:
-: En vietnamien /
pourquoi tu n’as pas fait
l’exercice à la maison?
Sinh viên:
-: Tu peux parler plus
fort?
Sinh viên: Hôm
qua em có việc.
- Hôm qua em có việc //
La prochaine fois, il faut
faire attention Bởi vì
bạn đã không phải là
giỏi rồi / đúng không
/ cho nên mình phải
làm bài ở nhà nếu mình
muốn hiểu cô / ça va?
-: . Em đã không làm bài
tập ở nhà?
Sinh viên: Không ạ.
-: Tại sao lại không?
Sinh viên: //
-: Tại sao lại không?
Sinh viên:
-: Bởi vì
Sinh viên:
-: Hãy nói bằng tiếng Việt
/ Tại sao em đã không làm
bài tập ở nhà?
Sinh viên:
-: Em có thể nói to thêm
được không?
Sinh viên: Hôm qua
em có việc.
- Hôm qua em có việc //
La prochaine fois, il faut
faire attention Bởi vì bạn
đã không phải là giỏi rồi
/ đúng không / cho nên
mình phải làm bài ở nhà
nếu mình muốn hiểu cô /
ça va?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không làm bài
tập, cũng có thể do khách quan hoặc chủ quan.
Trong trường hợp này, trước hết người giảng viên
phải có thái độ thông cảm, tìm cách giúp sinh viên
hòa nhập vào bài mới. Điều toát lên từ đoạn “tra hỏi”
trên là một sự quở trách với ý đồ làm mất thể diện
của sinh viên trước lớp. Khi sinh viên không thể đưa
ra một lời giải thích có giá trị, giảng viên yêu cầu
“Em có thể nói to thêm được không?”, và cuối cùng
kết thúc bằng việc tuyên bố trước lớp “Bạn đã không
phải là giỏi rồi / đúng không”. Tất cả những việc đó
không thuộc DS của giáo học pháp mới, cần loại bỏ.
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
4. KẾT LUẬN
Hình thành khả năng tự chủ của người học là một
trong những mục tiêu chính của giáo dục hiện đại.
Công việc của người dạy là giảng dạy, và công việc của
người học là học tập. Người dạy không thể học thay
vị trí của người học. Mục đích của người dạy là giúp
người học có được năng lực tự học. Cần cung cấp cho
người học các công cụ cho phép họ trở thành người
học chủ động, biết cách tự phát triển các kỹ năng nhận
thức, nói cách khác là biết học cách học. Một sinh viên
được đào tạo tốt là người biết cách học. Người dạy cần
có những chiến lược phù hợp để phát huy năng lực tự
học của người học. DS phải được thai nghén và hiển
ngôn phục vụ cho mục đích trên. Nếu như trước kia
người ta chỉ chú trọng chức năng thông tin của giảng
viên, ngày nay chức năng tổ chức các hoạt động sư
phạm rất được đề cao. Hy vọng việc làm sáng tỏ chức
năng của DS sẽ có ích cho việc đổi mới phương pháp
giảng dạy tiếng Pháp, đồng thời mở ra những hướng
nghiên cứu mới về hoạt động của giảng viên trên lớp./.
Tài liệu tham khảo:
1. Austin, J.-L. (1962), How to do thing with words,
Cambridge (Mass) Havard University Press, p.5.
2. Burlinska W. (2012), Le discours pédagogique
dans la formation initiale des enseignants de langues
étrangères, thèse de doctorat, Uniwersytet Im. Adama
Mickiewicza Wpoznaniu, Poznan.
3. Cuq J.-P. (Dir) (2003), Dictionnaire de didactique du
français, Paris, CLE International.
4. Dabène L. (1984), “Communication et
métacommunication dans la classe de langue
étrangère” in INTERACTIONS les échanges langagiers en
classe de langue, ouv. coll. de l’Université des Langues
et Lettres de Grenoble, Grenoble.
5. Desirat C., Horde T., “Formation des discours
pédagogiques”, Langages, n° 45.
6. Kramsch C. (1984/1996), Interaction et discours en
classe de langue, Hatier/Didier.
7. Lepers J. (2011), Les fautes de français? Plus jamais!
Michel Lafon.
8. Đỗ Thị Kim Liên (2014), Ngôn ngữ học đại cương,
NXB Đại học Quốc gia.
9. Nguyễn Việt Quang (2004), Étude du discours
pédagogique dans l’enseignement de la compréhension
écrite, Cas du Département de Langue et de Culture
Françaises de l’ULEI – UN de Hanoi. Thèse de doctorat,
Université Nationale de Hanoi, (1977) .
10. Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt, NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
A FEW THOUGHTS ON PEDAGOGICAL DISCOURSE IN TEACHING FRENCH
NGUYEN VIET QUANG
Abstract: Basing on classroom observations, the author presents his perspectives on the teachers’
use of classroom language. The article first reviews the formation of the term “pedagogical discourse”,
and then covers different functions of this discourse type according to Austin’s speech act theory. In
addition to theoretical presentation, the author also suggests his implications deriving from observing
both Vietnamese and French teachers’ lessons. This aims to contribute to the reform of French language
teaching in Vietnam.
Keywords: didactic discourse, pedagogical discourse, speech act, teaching methodology
Ngày nhận: 05/9/2016
Ngày phản biện: 19/9/2016
Ngày duyệt đăng: 20/9/2016
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. TỔNG QUAN
Đối với nhiều giảng viên tiếng Anh của Trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH), việc
giúp sinh viên nắm vững ngữ pháp và từ vựng nhằm
nâng cao kết quả học ngoại ngữ là một trong những
thách thức vì tiếng Anh là một môn học không
chuyên nhưng đóng vai trò rất quan trọng khi ra
trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên
sử dụng thường xuyên những phương pháp truyền
thống như Grammar Translation và Audiolingualism,
dù rằng, những phương pháp này được cho là hạn
chế khả năng tư duy cũng như động cơ học tập của
sinh viên (Hui-Chun, 2003, p.20-21). Với hi vọng có
thể cải thiện tình hình hiện nay, nhóm tác giả đã kết
hợp công nghệ thông tin vào bài giảng trên lớp cho
sinh viên của mình, hi vọng có thể đánh giá được tính
hiệu quả của phương pháp này cũng như xác định
xem liệu những bài giảng như thế có thể tăng khả
năng tiếp thu cũng như sự hứng thú của sinh viên
hay không.
Phương pháp được áp dụng ở đây phần nào giống
với lí thuyết học ngôn ngữ theo cách kết hợp giữa
giảng dạy trực tiếp và ứng dụng công nghệ do Thorne
(2003) and Neumeier (2005) đề xuất. Trong suốt khóa
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CALL)
TRONG GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG NHẬT
LÊ THỊ MINH THỦY
Đại học Ngân hàng TPHCM
nhatnq@buh.edu.vn, thuyltm@buh.edu.vn
TÓM TẮT
Các phương pháp truyền thống trong
giảng dạy ngữ pháp và từ vựng từ lâu vẫn
chiếm ưu thế trong nhiều lớp học ngoại
ngữ tại Việt Nam. Do đó, khóa học ứng
dụng Công nghệ thông tin (CALL) trong
đào tạo tiếng Anh đã được thực hiện để
kiểm chứng liệu phương pháp này có thể
mang lại những cải thiện tốt hơn về thành
tích và thái độ của người học hay không.
30 sinh viên năm thứ hai của một lớp chất
lượng cao tại Đại học Ngân hàng Thành
phố Hồ Chí Minh (BUH) đã tham gia vào
nghiên cứu này. Thông qua bảng câu hỏi
và phỏng vấn, các kết quả bước đầu cho
thấy cách tiếp cận CALL linh hoạt có thể
giúp thúc đẩy và nâng cao sự tự tin của
sinh viên trong học tập và sử dụng ngữ
pháp cũng như từ vựng.
Từ khóa: CALL, động viên, hiệu quả , ngữ
pháp, máy tính hỗ trợ, quan tâm, từ vựng
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
học sáu tuần, giảng viên kết hợp công nghệ theo
nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, giảng viên sử dụng
PowerPoint và Flash trên máy tính để trình bày những
chủ điểm ngữ pháp và dạy từ mới theo từng bài của
giáo trình. Bước hai, thông qua hộp thư chung của
lớp, sinh viên có thể tải slide bài giảng, bài tập trên
lớp và về nhà để thực hành và ôn bài. Những video
clip có trong slide không được tải lên Internet để hạn
chế những vấn đề liên quan đến bản quyền. Bước ba,
nhóm nghiên cứu cũng bổ sung các loại tài liệu in và
các bài thực hành nói để sinh viên có thể hiểu được từ
vựng và ngữ pháp thật cặn kẽ trong ngữ cảnh thực tế.
Bước bốn, các hoạt động thực hành và trò chơi có sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin đóng vai trò ôn luyện,
kiểm tra để rèn luyện tính phản xạ cũng như nâng cao
sự hứng thú của sinh viên đối với lớp học.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy từ
lâu đã nhận được nhiều mối quan tâm của giới học
giả cũng như nhà giáo dục, và những tác động tích
cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy ngữ
pháp là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ.
McEnery et al. (1997) đã chứng minh rằng, qua 43 bài
học, với sự hỗ trợ của kĩ thuật công nghệ, sinh viên
hiểu và sử dụng được những khái niệm ngữ pháp và
các cấu trúc câu tốt hơn những sinh viên được giảng
dạy không có công nghệ. Trong bài nghiên cứu về quá
trình học của sinh viên Nhật, Nagata (1996) cũng đã
so sánh hiệu quả của CALL (giảng dạy tiếng Nhật với
sự hỗ trợ của CNTT) với những phương pháp hướng
dẫn làm bài tập không sử dụng CALL. Kết quả cho
thấy, CALL giúp sinh viên phát triển những kiến thức
ngữ pháp hiệu quả hơn so với việc đơn thuần làm bài
trên giấy. Tương tự, Zhuo (1999) đã kiểm chứng, hiệu
quả của công nghệ thông tin đối với việc dạy và học
ngữ pháp thông qua việc sử dụng các công cụ như
Macromedia Authorware và Director. Điểm số của
sinh viên thu được sau quá trình áp dụng các công
cụ này cho thấy, thành tích của sinh viên tăng đáng
kể, chứng tỏ rằng, phương pháp này thực sự giúp học
ngữ pháp hiệu quả.
Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu khác cho thấy
công nghệ kĩ thuật có thể nâng cao khả năng học
từ vựng theo nhiều cách khác nhau. Trong một
nghiên cứu tiến hành trên 160 sinh viên tại Đại học
Pittsburgh, Frey và Birnbaum (2002) đã phát hiện ra
rằng, phần lớn sinh viên đều đồng ý rằng phương
pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ kĩ thuật có hiệu
quả tích cực đối với việc học từ vựng, đặc biệt giúp
sinh viên ghi chép và ôn bài tốt hơn. Một nghiên cứu
khác của Smith và Woody (2000) cũng dẫn ra rằng,
phương pháp này giúp cải thiện đáng kể việc học từ
vựng của sinh viên, được chứng minh qua các bài thu
hoạch của sinh viên và các bài kiểm tra trắc nghiệm
khách quan.
Grant (1998), đã tiến hành nghiên cứu thái độ học
tập của hai nhóm học sinh cấp ba và kết quả cho
thấy rằng, phương pháp giảng dạy sử dụng máy tính
đã nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Chen
(2004), sau khi khảo sát 1026 sinh viên tại Đài Loan
cũng đã đúc kết rằng, sinh viên bày tỏ thái độ đặc
biệt tích cực đối với việc sử dụng công nghệ trong
giảng dạy Anh ngữ.
Dù có những ưu điểm vượt trội như thế, phương
pháp CALL vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong
việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Quan điểm
giảng dạy từ vựng và ngữ pháp bám sát sách vở vẫn
là chủ đạo (Kramsch, 2001). Ngoài ra, ở Việt Nam cũng
chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá
phương pháp này. Thế nên, nghiên cứu này hi vọng
có thể góp phần giải quyết vấn đề đó.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện ở 30 sinh viên lớp chất
lượng cao hiện đang học năm thứ hai tại trường Đại
học Ngân hàng. Với trình độ tiếng Anh Tiền-trung cấp
sau hai khóa học trước, những sinh viên này tiếp tục
học Đọc và Viết trong khóa thứ ba. Khóa học này kéo
dài sáu tuần, mỗi tuần hai buổi (5 tiết học), sử dụng
sách Complete IELTS (Bands 4-5). CALL được áp dụng
xuyên suốt khóa học, ý kiến của sinh viên sẽ được
tổng hợp lại để nhóm tác giả có thể phân tích và hiểu
rõ vấn đề hơn.
3.2. Thu thập và quản lí dữ liệu
Hai phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu
và nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp thứ nhất được sử dụng là bản khảo
sát. Nhờ tính bảo mật cao, nhóm nghiên cứu thu
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
được thông tin phản hồi trung thực và khách quan từ đối tượng được nghiên cứu (Robson, 2002, dẫn theo
Lloyd, 2005). Bản khảo sát (Phụ lục 1), được phát cho 30 sinh viên vào cuối khóa học để có thể đánh giá được
mức độ tiếp nhận phương pháp mới cũng như mức độ hài lòng của sinh viên về sự tiến bộ của mình. Các dữ
liệu định lượng và định tính được tổng hợp nhờ thang đo Likert, bảng liệt kê, các câu hỏi mở và đóng và sau
đó được phân tích thống kê dùng Microsoft Excel.
Ở bước tiếp theo, 10 sinh viên đã được khảo sát trước đó được phỏng vấn (Phụ lục 2) để nhóm nghiên cứu có
được cái nhìn cụ thể hơn về những tác động của CALL trong việc định hướng cách học cho sinh viên. Sinh viên
có thể thoải mái bày tỏ quan điểm của mình nhờ các câu hỏi mở trong các buổi phỏng vấn này.Tất cả đều được
ghi âm và ghi lời lại. Mỗi phát ngôn đều gắn với bí danh của sinh viên cũng như ngày tiến hành phỏng vấn (ví
dụ: Sinh viên A/28/11/2015).
3.3. Phân tích dữ liệu
Kết quả thu được từ bảng khảo sát và các buổi phỏng vấn sẽ được phân tích riêng lẻ.
Nhờ sử dụng Microsoft Excel mà dữ liệu thu được từ bản khảo sát được định lượng cụ thể giúp nhóm nghiên cứu
xác định được thái độ tích cực và tiêu cực của sinh viên đối với phương pháp mới. Sau khi nắm bắt được các xu
thế chung, nhóm nghiên cứu có thể trả lời được vấn đề thứ nhất là liệu sinh viên có hứng thú và tự tin với việc
học ngữ pháp và từ vựng hay không.
Trong khi đó, các cuộc phỏng vấn lại được phân tích riêng lẻ để có thể giải đáp được vấn đề thứ hai. Tất cả các
bản ghi âm và lời thoại đã được đọc đi đọc lại đến khi nhóm nghiên cứu bảo đảm đã hiểu rõ vấn đề. Tiếp đó,
nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu để xác định vấn đề trọng tâm và thống nhất giữa những đối tượng
nghiên cứu, thông qua đó có thể xác định được xem phương pháp mới có thể định hướng về cách học lại cho
sinh viên được đến đâu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thái độ của sinh viên đối với CALL
Phần này bao gồm những thông tin thu thập được liên quan đến thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với CALL
trong quá trình học từ vựng và ngữ pháp. Bảng 1 trình bày tổng quan những kết quả thu được từ khảo sát.
Bảng 1: Tổng quan về thái độ của sinh viên BUH đối với CALL (n = 30)
Trình bày và giải thích từ vựng
Hữu ích Lôi cuốn
Trung bình (TB) Chênh lệch Trung bình (TB) Chênh lệch
3,73 0,64 3,7 0,6
Minh họa ngữ pháp 3,6 0,67 3,27 0,58
Bài tập thực hành 3,83 0,38 3,76 0,44
Hoạt động và trò chơi 3,63 0,49 3,7 0,47
Điểm trung bình của 2 khía cạnh được khảo sát (tính hữu ích và tính lôi cuốn) nằm trong khoảng 3-4, chứng tỏ
rằng, nhìn chung sinh viên nhận định những hoạt động trên là hữu ích và thú vị.
Sinh viên có khuynh hướng đánh giá cao tính hữu ích và tính lôi cuốn của CALL khi được ứng dụng để trình bày
và giải thích từ vựng (TBHữu ích= 3,73; TBLôicuốn= 3,7). Biểu đồ 2 thể hiện chi tiết những tiến bộ sinh viên đạt được khi áp
dụng phương pháp này.
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Biểu đồ 2: Những lợi thế khi được trình bày và giải thích từ vựng theo CALL
Biểu đồ 3: Mức độ thành thạo khi áp dụng những chủ điểm ngữ pháp trong suốt khóa học
Có thể thấy rõ rằng, công nghệ mới đã giúp sinh viên hiểu từ mới cặn kẽ hơn (83,3%), nhớ từ mới lâu hơn (73,3%)
và làm các bài kiểm tra trong khóa học nhanh chóng hơn (60%).
Việc minh họa chủ điểm ngữ pháp theo CALL cũng được xem là hữu ích với điểm trung bình là 3,6. Ngoài ra, khảo
sát cũng cho thấy, từ giai đoạn hai (sinh viên tải các bài tập từ địa chỉ mail chung của lớp để thực hành và ôn tập),
sinh viên nhận xét bản thân đã có thể hiểu rõ hơn các chủ điểm ngữ pháp (Biểu đồ 3). Tuy nhiên, do tính đơn điệu
và trùng lặp nên sinh viên không đánh giá cao tính lôi cuốn của những điểm ngữ pháp này (TB = 3,27).
Giai đoạn ba (tài liệu in và bài tập thực hành nói) nhận được đánh giá cao nhất cả về tính hữu ích (TB = 3,83) và
tính lôi cuốn (TB = 3,76). Nhiều sinh viên nhận xét rằng, việc tập luyện thường xuyên là cách tốt nhất để nâng
cao từ vựng và ngữ pháp. Câu hỏi 17 trong bảng khảo sát thường nhận được phản hồi như sau:
“Làm bài tập nhiều thì em càng tự tin hơn.”
“Thực hành thường xuyên giúp em suy nghĩ nhanh và nhớ từ vựng cũng như ngữ pháp tốt hơn.”
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Có thể nhận thấy biên độ dao động so với điểm
trung bình tương đối nhỏ (Chênh lệch hữu ích =
0,38, Chênh lệch lôi cuốn = 0,44), chứng tỏ sự
thống nhất về quan điểm của sinh viên khi bàn về
vấn đề này.
Giai đoạn cuối (đánh giá về tính hữu ích và tính lôi
cuốn của các hoạt động và trò chơi với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin) cũng nhận được phản hồi tích
cực từ sinh viên (TB hữu ích = 3,63; TB lôi cuốn = 3,7).
Khi được phỏng vấn, một số sinh viên khẳng định
rằng, phương pháp này đem lại nhiều ích lợi:
Làm việc theo nhóm tạo cảm giác thoải mái hơn cho
em. Em tự do giao tiếp và cảm thấy tự tin hơn. (Sinh viên
B/26/11/2015).
Làm việc chung với nhau rất vui và chúng em có thể nghĩ
ra nhiều ý tưởng hay hơn. Em có cơ hội thực hành những
gì em đã học cùng với bạn bè. (Sinh viên E/26/11/2015).
Câu 10 trong bảng khảo sát trình bày các thông tin
về tính hiệu quả của phương pháp này theo bốn
khía cạnh: sinh viên cảm thấy vui hơn trong một môi
trường thoải mái (86,7%), hợp tác và tập trung hơn
(83,3%), kiểm tra lỗi hiệu quả hơn (73,3%) và nhớ bài
dễ hơn (92%).
Một điểm cần lưu ý khác là sự hứng thú của sinh viên
đối với khóa học. Theo Bảng 4, trước khóa học, điểm
trung bình của sinh viên là 2,9 với mặt bằng chung là
3. Sau khóa học, điểm này tăng đáng kể lên 4,13 với
mặt bằng chung là 4. Trong đó, đáng chú ý là có đến
23 sinh viên muốn tiếp tục học theo cách này trong
khóa sau. Rõ ràng là phương pháp mới này đã tác
động tích cực làm gia tăng sự hứng thú và động cơ
của sinh viên đối với khóa học.
Bảng 4: Đánh giá của sinh viên về mức độ lôi cuốn của
khóa học (n = 30)
Trung bình
Điểm
phổ
biến
Chênh
lệch
Mức độ hứng thú
trước khóa học 2,9 3 0,48
Mức độ hứng thú
sau khóa học 4,13 4 0,5
Bảng 5, liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên
về sự tiến bộ của mình. Theo đó, sinh viên cảm thấy
tự tin với những kiến thức đã được học nên đã đánh
giá trung bình là hơn 3,5 và mặt bằng chung là 4.
Quan trọng hơn là sinh viên cũng cảm thấy tiến bộ
rõ rệt về khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp
(điểm trung bình là 3,87 và mặt bằng chung là 4).
Câu 16 trong bảng khảo sát cho thấy, đến 82% sinh
viên nhận định họ có thể làm bài thi cuối khóa tốt.
Bảng 5: Mức độ hài lòng của sinh viên
về sự tiến bộ của mình
Trung bình
Điểm
phổ
biến
Chênh
lệch
Đánh giá của sinh viên
về sự tự tin
+ sử dụng từ vựng 3,57 4 0,5
+ sử dụng ngữ pháp 3,67 4 0,48
+ tham gia tích cực 3,77 4 0,63
Mức độ hài lòng của
sinh viên về sự tiến bộ
của mình
3,87 4 0,57
4.2. Ảnh hưởng của CALL đối với thói quen học tập
của sinh viên
Ở phần này, chúng tôi trình bày kết quả sau những
lần phỏng vấn sinh viên tập trung vào câu hỏi số 2.
Đoạn trích sau đây, chủ yếu chú trọng vào cách sinh
viên tiếp cận với phương pháp học ngữ pháp và từ
vựng mới, sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết hơn vào tầm
ảnh hưởng của CALL.
Đầu tiên, một số sinh viên nhấn mạnh về khả năng
nhận biết ngữ cảnh tốt hơn khi học từ vựng và ngữ
pháp.
Em thường thực hành từ vựng qua nhiều trò chơi và em
có thể nhớ từ tốt hơn. Nhờ dựa vào ý nghĩa của cả câu
mà em có thể nhớ nghĩa của từ nhanh chóng. (Sinh viên
A/28/11/2015).
Ở các lớp trước, em thường phải dịch từ sang tiếng Việt
rồi mới làm bài. Nhưng khi học lớp này, em làm nhiều
bài tập và đôi khi không cần phải dịch nữa. Nếu gặp
những câu tương tự, em biết mình nên trả lời như thế
nào. (Sinh viên B/28/11/2015).
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Ngoài ra, sinh viên cũng chia sẻ rằng, những thay đổi
trong cách dùng ngôn ngữ thứ nhất và thứ hai của
mình là do cách dạy mới trong khóa học này.
Em phải suy nghĩ thật nhanh để làm bài và thi đua cùng
với các bạn khác. Em không có thời gian để dịch sang
tiếng Việt. Em mừng vì mình đã suy nghĩ bằng tiếng Anh
nhiều hơn. (Sinh viên D/28/07/2008)
Tuy nhiên, một số sinh viên (7/10) thừa nhận rằng,
học thuộc lòng vẫn là phương pháp chủ yếu để mình
ôn lại bài cũ:
Nếu bài thi chỉ hỏi những gì chúng em học trong lớp thì
không có vấn đề gì. Nhưng lại có những thứ mà chúng
em không học. Muốn có điểm cao thì em phải học hết
từ vựng và ngữ pháp của cả hai lớp trước. (Sinh viên
G/28/08/2007)
Em nhớ kém lắm. Em học từ vựng nhiều lần nhưng lại
rất dễ quên. Thầy thấy đó, em làm bài tập trong lớp rất
chậmHằng ngày em phải học thuộc lòng để thi đậu.
(Sinh viên H/28/08/2008)
5. THẢO LUẬN
5.1. Thái độ của sinh viên BUH đối với phương
pháp CALL
Nghiên cứu cho thấy, nhìn chung sinh viên có thái
độ tích cực đối với phương pháp mới. Đặc biệt nhất
là, phần lớn sinh viên đều hứng thú và tự tin hơn khi
học từ vựng và ngữ pháp, chứng tỏ, phương pháp
này được ưa chuộng hơn những phương pháp truyền
thống. Có thể hiểu tình huống này theo hai hướng.
Thứ nhất, CALL đã tạo ra một môi trường lấy người
học làm trung tâm, sinh viên được tạo điều kiện tiếp
cận với nhiều nguồn tư liệu đa dạng (gồm thực hành
và làm việc nhóm) nên cảm thấy bài học lôi cuốn và
tham gia nhiệt tình vào quá trình dạy-học hơn. Thứ
hai, trong quá trình nghiên cứu, vai trò của giảng viên
không phải là giảng dạy mà là hỗ trợ, trong khi sinh
viên phải là những người học chủ động. Do đó, sinh
viên cũng cảm thấy có động lực và hứng thú hơn.
Một vấn đề nổi lên trong quá trình nghiên cứu là việc
giảng dạy ngữ pháp rõ ràng cần phải được điều chỉnh
vì người học cho rằng, cách học như thế gây nhàm
chán. Một số sinh viên phản ánh rằng, mình luôn phải
lắng nghe và giữ yên lặng khi giảng viên trình bày
nên việc dạy và học diễn ra khá đơn điệu và chưa lôi
cuốn được sinh viên. Một giải pháp được đề xuất là
giao bài cho sinh viên tự tìm hiểu ở nhà, sau đó trình
bày những gì mình hiểu trước lớp. Với vai trò là người
đi khám phá những điểm mới mẻ của ngữ pháp tiếng
Anh có sự hỗ trợ của giảng viên, sinh viên sẽ chủ động
hơn và việc dạy và học ngữ pháp cũng trở nên thú vị
và phù hợp hơn.
5.2. Ảnh hưởng của CALL đối với thói quen học tập
của sinh viên BUH
Như đã trình bày trong phần Kết quả, nhờ phương
pháp mới, một số sinh viên đã thay đổi thói quen
học tập của mình. Cụ thể, các bạn đã xem xét ngữ
cảnh cũng như suy nghĩ bằng tiếng Anh nhiều hơn.
Tuy nhiên, hơn 50% sinh viên được phỏng vấn vẫn
cho rằng, ngữ pháp và từ vựng là một gánh nặng
và học thuộc lòng vẫn là cách học phổ biến. Một
cách giải thích khả dĩ là phương pháp này vì chỉ áp
dụng trong sáu tuần nên chưa thể thấy thay đổi rõ
rệt; việc học ngữ pháp và từ vựng vẫn đòi hỏi một
sự tích lũy lâu dài. Ngoài ra, cũng có thể giảng viên
đã quá đặt nặng kết quả thi cuối khóa khi đánh giá
quá trình học ngữ pháp và từ vựng của sinh viên. Bản
thân nhóm nghiên cứu cũng quá chú trọng vào các
từ vựng có thể được kiểm tra và điểm thi đọc cuối
khóa mà chưa chú ý đến những yếu tố khác như từ
gợi ý và chiến lược đọc vì những phần này không có
trong chương trình. Trong khi đó, sinh viên lại quá lo
lắng cho kì thi cuối khóa nên cố gắng học càng nhiều
càng tốt. Do đó, nếu muốn đạt hiệu quả lâu dài trong
việc học ngoại ngữ, nhóm nghiên cứu cần phải dành
nhiều thời gian cho sinh viên thực hành từ vựng và
ngữ pháp kết hợp với việc dạy những chiến lược đọc
hiệu quả giúp sinh viên tận dụng tốt nhất lợi thế của
phương pháp này.
6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhìn chung, nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn
chi tiết hơn về thái độ của sinh viên đối với phương
pháp mới và hiệu quả của nó. Dù kết quả vẫn chưa thể
hiện rõ nét sự thay đổi trong thói quen học tập của
sinh viên, vẫn không thể phủ nhận hiệu quả tích cực
của phương pháp này trong việc gia tăng sự hứng thú
và tự tin của sinh viên. Kết quả này khá trùng khớp với
những nghiên cứu khác về CALL (Kuh& Vesper, 1999;
Skinner & Austin, 1999; Carey & Gregory, 2002).
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Dựa trên những kết quả tìm thấy, nhóm nghiên cứu
có đề xuất một số vấn đề cho những nghiên cứu
trong tương lai. Có thể nói, giá trị của đề tài trên diện
rộng còn nhiều hạn chế do nghiên cứu được thực
hiện trên một phạm vi hẹp và trong một khoảng thời
gian ngắn. Do đó, để hiểu biết kĩ hơn phương pháp
CALL, cần phải tiến hành nghiên cứu xuyên suốt và
trên diện rộng. Cũng có thể tiến hành nghiên cứu so
sánh hai nhóm sinh viên được dạy và không được dạy
theo phương pháp CALL. Ngoài ra, bản khảo sát và
phỏng vấn cũng chưa thể đưa ra được con số chính
xác về lượng từ vựng và khả năng sử dụng ngữ pháp
của sinh viên. Do đó, cần có bài kiểm tra trước và sau
khi ứng dụng CALL, sau đó so sánh kết quả của hai
bài kiểm tra này để có thể đánh giá chính xác hiệu
quả của phương pháp này. Cuối cùng, có thể tiến
hành nghiên cứu tình huống có sử dụng CALL và các
chiến lược đọc nhằm nâng cao kết quả thi cuối khóa
của sinh viên. Nhóm nghiên cứu hi vọng sinh viên có
thể ứng dụng một phương pháp linh hoạt hơn và có
thể chủ động hơn trong quá trình học tiếng Anh của
chính mình./.
Tài liệu tham khảo:
1. Carey, J. O., & Gregory, V. L. (2002), Students’
Perceptions of Academic Motivation, Interactive
Participation, and Selected Pedagogical and
Structural Factors in Web-Based Distance Learning.
Journal of Education for Library and Information
Science, 43, 6-15.
2. Chen, P. (2004), EFL Student Learning Style
Preferences and Attitudes Toward Technology-
Integrated Instruction.Ph.D. Dissertation.University of
South Dakota.DAI-A 64/08, 2813.
3. Frey, B.A.; Birnbaum, D.J. (2002), Learners’
Perceptions on the Value of PowerPoint in Lectures.
Pittsburgh:University of Pittsburg.
4. Grant, L, K. (1998), Teaching Positive Reinforcement
on the Internet.Teaching of Psychology.
5. Hui-Chun, L. (2003), Using Poetry to Develop
Teenagers’ Speaking Competence at Han-Mei
Language Institute in Taiwan. Edinburgh: University of
Edinburgh.
6. Kramsch, C. (2001), Reading into Writing: Rhetorical
Models of Understanding.English Teaching Forum
38.Retrieved July 9, 2008, from <
state.gov/education/engteaching/rhmodels.html>.
7. Kuh, G. & Vesper, N. (1999), Do Computers Enhance
or Detract from Student Learning? Paper presented
at the annual meeting of the American Educational
Research Association. Montreal, Canada. ERIC
Document Reproduction Service No. ED429592.
8. Lloyd, R. (2005), Considerations in Survey Design,
Data Analysis and Presentation: A Guide for ELT
Practitioners. EA Journal 22(2), pp.36-60.
9. McEnery, T., Wilson, A. & Baker, J.P. (1997), Teaching
Grammar Again After Twenty Years: Corpus-Based Help
for Teaching Grammar.ReCALL Journal, 9(2), 8-17.
10. Nagata, N. (1996), Computer Vs. Workbook
Instruction in Second Language Acquisition. CALICO
Journal, 14 (1), 53-75.
11. Neumeier, P. (2005), A Closer Look at Blended
Learning: Parameters for Designing a Blended Learning
Environment for Language Teaching and Learning.
ReCALL 17(2), 163-178.
12. Robson, C. (2002), Real World Research. 2nd
Edition. Oxford: Blackwell Publishers.
13. Skinner, B., & Austin, R. (1999), Computer
Conferencing: Does It Motive EFL students? ELT Journal,
53(4), 270-277.
14. Smith, S.M. &Woody, P.C. (2000), Interactive Effect
of Multimedia Instruction and Learning Styles.Teaching
of Psychology, 27 (3) (2000), pp.220–223
15. Thorne, K. (2003), Blended Learning: How to
Integrate Online and Traditional Learning. Kogan Page:
London.
16. Zhuo, F. (1999), The Relationships among
Hypermedia-Based Instruction, Cognitive Styles and
Teaching Subject-Verb Agreement to Adult ESL Learners
(Adult Learners).Ph.D. Dissertation. West Virginia
University. DAI-A 60/01, 106.
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Appendix 1
EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF COMPUTER-ASSISTED METHOD TO VOCABULARY AND GRAMMAR
LEARNING IN BANKING UNIVERSITY (BUH)
This questionnaire is designed to investigate your attitudes and the effectiveness of the method used in this
course. Your responses are greatly appreciated as they might suggest some solutions to improve the language
learning process. All the information will be kept confidential.
GENERAL EVALUATION
For question 1, please CIRCLE a number from 1 to 5 that is most closely the same as your situation. The scale of
1-5 represents the following ratings:
1 = least useful, 2 = a bit useful, 3 = useful, 4 = quite useful, 5 = most useful.
1. How useful were the following activities for improving your writing?
explain and illustrate new words 1 2 3 4 5
introduce grammatical structures. 1 2 3 4 5
do exercises 1 2 3 4 5
play games in pairs and in groups. 1 2 3 4 5
For question 2, please CIRCLE a number from 1 to 5 that is most closely the same as your situation. The scale of
1-5 represents the following ratings:
1 = least interesting, 2 = a bit interesting, 3 = interesting, 4 = quite interesting, 5 = most interesting.
2. How interesting were the following activities for improving your writing?
explain and illustrate new words 1 2 3 4 5
introduce grammatical structures. 1 2 3 4 5
do exercises 1 2 3 4 5
play games in pairs and in groups. 1 2 3 4 5
VOCABULARY EXPLANATION AND ILLUSTRATION
3. In what way did you benefit from vocabulary learning during the course? (you can choose MORE THAN
ONE)
a. understand new words clearly.
b. remember new words longer.
c. do vocabulary test quickly during the course.
GRAMMAR DEMONSTRATION
4. Do you think that technology helped you understand thoroughly the following grammar points which you
studied during the course?
a. Tag Question Yes No
b. Present Perfect and Present Perfect Continuous Yes No
c. Past Perfect and Simple Past Yes No
d. Gerund and Infinitive Yes No
e. Modal Auxiliaries Yes No
LEARNERS’ INTEREST
For questions 5-8, please CIRCLE a number from 1 to 5 that most closely the same as your situation. The scale of
1-5 represents the following ratings:
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1 = not interested, 2 = not much interested, 3 = interested, 4 = very interested, 5 = most interested
5. How would you rate your interest in English learning before this course?
1 2 3 4 5
6. How would you rate your interest in English learning after this course?
1 2 3 4 5
7. Do you want to study with this method in the next course?
Yes No
8. If there was any or no improvement in your interest, what do you think was the cause?
..
LEANERS’ SATISFACTION WITH THEIR PROGESS
9. In this course, your participation in the class activities is ..
a. more than the previous classes.
b. less than the previous classes.
c. no difference.
10. In what way did you benefit from computer-assisted activities? (please CIRCLE the answers)
a. feel happy in a relaxing atmosphere Yes No
b. become cooperative and attentive Yes No
c. check mistakes effectively Yes No
d. memorize the lesson easily Yes No
11. In this course, your remembering of the main ideas of the lesson is ..
a. more than the normal classes.
b. less than the normal classes.
c. no difference.
For questions 12-16, please CIRCLE a number from 1 to 5 that is most closely the same as your situation. The
scale of 1-5 represents the following ratings:
1 = strongly disagree, 2 = disagree, 3 = no opinion, 4 = agree, 5 = strongly agree.
12. I feel I have improved my vocabulary ability. 1 2 3 4 5
13. I could understand and do grammar better. 1 2 3 4 5
14. I have been more active than previous courses. 1 2 3 4 5
15. I feel more confident in my English learning. 1 2 3 4 5
16. I don’t think I can do well in the end of course test. 1 2 3 4 5
17. If there was any or no improvement in your learning progress, what do you think was the cause?
..
SUGGESTIONS
18. What were your problems when you studied with technology in this course?
..
19. If you could change or add anything in this course, what would your change be? Please explain.
..
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Appendix 2
INTERVIEW QUESTIONS
As this class in at pre-intermediate level, the interview will be mainly conducted in English and will be recorded
for later use. However, the questions will be short and simple for them to understand.
Introduction to the students: This study aims to evaluate the method I used in teaching grammar and vocabulary.
I would like to ask you some questions about your feelings towards this method as well as your improvement
after the course. Your answers will be recorded and kept confidential.
1. Do you like learning vocabulary and grammar? Why or why not?
2. What did your previous English teachers usually do to teach vocabulary and grammar?
3. Do you like the way your previous English taught you grammar and vocabulary? Why or why not?
4. Do you like the way of studying with technology in this class? Why or why not?
5. What do you like best when studying this way?
6. Is there anything you don’t like when studying this way? If yes, what are they?
7. Besides the exercises I gave you, what did you do to review grammar and vocabulary at home?
8. Which one do you prefer, the method you have just studied in this course or the method you studied in
previous courses? Why?
9. What do you think about your vocabulary and grammar after studying this course? Do you think that you
can do them well in the final test? Why or why not?
COMPUTER-ASSISTED LANGUAGE LEARNING (CALL) IN TEACHING GRAMMAR AND
VOCABULARY AT A BUH CLASSROOM
NGUYEN QUANG NHAT
LE THI THUY
Abstract: It has been observed that traditional methods in teaching grammar and vocabulary are
still dominant in many Vietnamese classes for years. Therefore, a course applying Computer-Assisted
Language Learning (CALL) was taught to find out whether this method may yield any improvements
in learners’ achievement and attitudes. 30 Vietnamese sophomores of a High-Quality ClassatBanking
University of Ho Chi Minh City (BUH) participated in the study. Through questionnaires and interviews,
the responses suggested that CALL approach could be beneficial as this technique helped motivate
and enhance students’ confidence in grammar and vocabulary learning.
Keywords: CALL, motivate, performance, computer-assisted, grammar, interest, vocabulary
Ngày nhận: 25/7/2016
Ngày phản biện: 27/8/2016
Ngày duyệt đăng: 31/8/2016
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Language teaching is concluded to firstly appear as a profession in the twentieth century (Richards and Rodgers, 2001). Since then, there has been
a lot of changes and innovation among competing
language teaching ideologies with the common
belief that the latter born method would be better
than the preceded one. As a matter of fact, there are
various teaching methods and approaches, among
them, the eight common ones include the Grammar-
Translation method, the Direct method, the Audio-
Lingual method, the Silent way, Suggestopedia,
Community Language Learning, the Total response
method and the Communicative approach (Larsen,
1986). In terms of the current Communicative
approaches, Communicative Language Teaching
(CLT) is one of the frequently researched areas, which
LỒNG GHÉP NGỮ PHÁP
TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
GIAO TIẾP (CLT): CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LÊ THÙY LINH
Đại học Kinh tế Quốc dân
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chỉ ra sự cần thiết khi lồng ghép giảng dạy ngữ pháp trong sử
dụng phương pháp giảng dạy thông qua giao tiếp (CLT). Số liệu xây dựng nghiên cứu là số liệu thứ cấp.
Trong phần đầu, tác giả trình bày sơ lược về khái niệm của ngữ pháp và CLT, đặc biệt, nhấn mạnh tới vai
trò của giảng viên và sinh viên khi lồng ghép ngữ pháp và giao tiếp. Phần chính của nghiên cứu, làm
rõ hai lập luận về vai trò của ngữ pháp trong việc xây dựng kiến thức nền cho người học, và sự tích hợp
của ngữ pháp trong giao tiếp sẽ giúp phát triển sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ. Tác giả cũng
đưa ra phản biện với ý kiến cho rằng, phương pháp giảng dạy thông qua giao tiếp không nên tập trung
vào các vấn đề liên quan tới ngữ pháp. Quan điểm này tiêu biểu cho việc nhận biết chưa toàn diện về
khả năng ngôn ngữ của người học. Phần kết luận, nhấn mạnh lại vai trò của sự cần thiết lồng ghép ngữ
pháp và giảng dạy thông qua giao tiếp.
Từ khóa: giảng dạy thông qua giao tiếp, ngữ pháp, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tiếp thu ngôn ngữ
thứ hai
is historically explained with the derivation as in the
following quotation:
“CLT originated from Britain in the 1970s as a
replacement to the earlier structural method, called
Situational Language Teaching. CLT was partly in
response to Chomsky’s criticisms of structural theories
of language and partly based on the theories of British
functional linguists as well as American sociolinguists“
(“Communicative language teaching”, 1999).
As stated by Chen Jie (2009), this approach puts an
emphasis on the interaction to improve learners’
communication competence. In other words, it can
be inferred that CLT focuses on meaning rather than
on forms. This leads to the enquiry about the role
of grammar in CLT, whether it lays the foundation
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
and affects CLT process or not. To tell the truth,
grammar has always been the controversial problem
in language teaching (Foki, 2006). Additionally, in
his analysis under the title “The role of grammar in
communicative language teaching”, Dr. Carl Blyth also
pointed out that language instruction has faced with
continuous arguments regarding the importance
of grammar. It might be inferred that because
CLT concentrates on interaction, it only requires
language competence, which means communicative
competence. However, language competence is not
only comprised of communicative competence but
also grammatical competence.
Through this research, I suggest that teachers
should integrate grammar to their CLT process.
In order to support this, I present two arguments
about the importance of grammar in CLT, which, in
particular, are about its function in providing learners
with grammatical background knowledge and its
combination with CLT to develop proficient learners.
THE ROLE OF GRAMMAR IN CLT
Definition of Grammar
Numerous studies have attempted to explain what
grammar is. In this study, it is my intention to review
some of the most common definitions of grammar
in English to provide readers with the most basic
concepts of grammar in general. In my opinion, to
give a precise and comprehensive understanding
of the concept of grammar, it is essential to look
up the word “grammar” in dictionary first and then,
explore the definitions of grammar in other specified
materials.
Pearsall and Hanks stated in the Oxford Dictionary
of English (2006) that “Grammar is the whole system
and structure of a language or of languages in general,
usually taken as consisting of syntax and morphology
(including inflections) and sometimes also phonology
and semantics”.
It can be interpreted from the above definition that
grammar covers various smaller branches related to
words and phrases, structures, speech sounds as well
as meaning. For an accurate concept of grammar, I
have sought more evidence in previous field works.
These are two remarkable results.
In her paper released in 2009, Professor Anne Burns
divided grammar into three components including
traditional grammar, formal grammar and functional
grammar. In detail, the first mentioned area relates
to word categories and rules of their use; the second
one associates with sentence structure, universal
grammar and language acquisition competence and
the last component deals with descriptive (based on
language use), meaning and language’s function in
social life. Thus, it is obvious that grammar is a big area
with both forms and meaning of words and sentences.
Another working definition given by Chen Jie (2009),
describes grammar as a system of language’s rules.
He demonstrated that grammar involves diversified
subfields of linguistics like syntax, phonetics,
morphology and semantics.
In short, by studying grammar, we can comprehend
the structures as well as rules establishing a language.
Furthermore, we can also obtain the language system
to apply it in the process of language using which
involves both written and spoken forms.
For the purpose of providing readers with grounding
details relevant to CLT, in this part, I am going to
explore the concepts of CLT and the roles of teacher
and student in this approach.
Concepts of CLT
This study would be an incomplete one without the
exploration of CLT’s concepts. After consultation
of different materials, I figure out several CLT’s
definitions. The followings are two of them.
First of all, as examined by Chen Jie (2009),
“Communicative language teaching (CLT) is an approach
to the teaching of second and foreign languages that
emphasizes interaction as both the means and the
ultimate goal of learning a language. It is also referred
as “communicative” approach to the teaching of foreign
languages or simply the “Communicative Approach””.
Personally, I think that one of the key words in this
concept is “interaction”, which means that CLT brings
to learners opportunities to create conversations,
use language to practice and improve their
communication skill. As a result, this approach seems
to pay much attention to meaning of utterances.
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
In addition, as shown in Richards & Rodgers (2001),
there should have distinctions between “strong” and
“weak” versions of CLT. Actually, the “weak” version
has become more or less standard practice for
about ten years, highlights the necessity to provide
learners with chances to make use of their English
for communicative purposes. The “strong” version,
by contrast, strongly claims that language is attained
through communication, so that it is not merely an
enquiry of activating and existing but inert knowledge
of the language, of stimulating the development
of the language system itself. If the “weak” version
could be investigated as “learning to use” English, the
second one underlines “using language to learn it”
(Howatt, 1984).
To sum up, although the above definitions are worded
in different ways, they all draw learners’ attention
on the dominance of language using and learning.
As a point of fact, these concepts state that by
applying language into social interaction to enhance
communication skill, CLT assists students in acquiring
their target languages.
Teacher and learner roles in CLT
While employing CLT approach,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_3_9_2016_2362_2171737.pdf