Đặc trưng kết cấu ngôn ngữ của thuật ngữ quân sự trong tiếng việt và một số lưu ý trong quá trình dịch - Đinh Xuân Hinh

Tài liệu Đặc trưng kết cấu ngôn ngữ của thuật ngữ quân sự trong tiếng việt và một số lưu ý trong quá trình dịch - Đinh Xuân Hinh: 41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 dịch thuật v ĐINH XUÂN HINH* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ dhalinh8186@gmail.com Ngày nhận bài: 30/10/2017; ngày hoàn thiện: 05/11/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017 ĐẶC TRƯNG KẾT CẤU NGÔN NGỮ CỦA THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ quân sự hay còn gọi là Quân ngữ, là những từ ngữ dùng để biểu đạt những khái niệm về Quân sự, là những từ ngữ quân dụng được quy phạm hóa. Thuật ngữ quân sự bao gồm những từ ngữ chuyên dùng cho Quân sự như: súng, pháo... và những từ ngữ cả Quân đội và nhân dân đều sử dụng như: thời tiết, thủy văn... (Vũ Quang Hào, 1991). Nghiên cứu về thuật ngữ quân sự nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu tập trung và các loại ngôn ngữ như: tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Nhật, ví dụ “Bộ từ điển Quân ngữ Anh-Nga-Trung” (6/1995), “Đại từ điển thuật ngữ quân sự Anh-Trung” (2007), “Từ ngữ quân sự thường dùng Trung-Nhật” (6/1983). Nếu so sánh...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng kết cấu ngôn ngữ của thuật ngữ quân sự trong tiếng việt và một số lưu ý trong quá trình dịch - Đinh Xuân Hinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 dịch thuật v ĐINH XUÂN HINH* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ dhalinh8186@gmail.com Ngày nhận bài: 30/10/2017; ngày hoàn thiện: 05/11/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017 ĐẶC TRƯNG KẾT CẤU NGÔN NGỮ CỦA THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ quân sự hay còn gọi là Quân ngữ, là những từ ngữ dùng để biểu đạt những khái niệm về Quân sự, là những từ ngữ quân dụng được quy phạm hóa. Thuật ngữ quân sự bao gồm những từ ngữ chuyên dùng cho Quân sự như: súng, pháo... và những từ ngữ cả Quân đội và nhân dân đều sử dụng như: thời tiết, thủy văn... (Vũ Quang Hào, 1991). Nghiên cứu về thuật ngữ quân sự nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu tập trung và các loại ngôn ngữ như: tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Nhật, ví dụ “Bộ từ điển Quân ngữ Anh-Nga-Trung” (6/1995), “Đại từ điển thuật ngữ quân sự Anh-Trung” (2007), “Từ ngữ quân sự thường dùng Trung-Nhật” (6/1983). Nếu so sánh với các thuật ngữ quân sự Việt Nam, các nghiên cứu về lĩnh vực này có phần ít hơn, chủ TÓM TẮT Hiện nay, thực lực quân sự nước ta đang ngày càng lớn mạnh, các lĩnh vực giao lưu hợp tác quân sự giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày càng được mở rộng, lĩnh vực quân sự cũng ngày càng xuất hiện thêm nhiều từ mới, như: vũ khí trang bị, khoa học kỹ thuật tiền duyên, các từ viết tắt, từ ngữ ngoại lai.... Tất cả những điều này đều mang lại rất nhiều khó khăn trong việc dịch các thuật ngữ quân sự. Bài viết tiến hành phân tích đặc điểm, phương thức kết cấu của thuật ngữ quân sự tiếng Việt, trình bày những nguyên tắc dịch thuật ngữ quân sự, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số phương pháp dịch hợp lý. Từ khóa: cách dịch, đặc trưng ngôn ngữ, thuật ngữ quân sự yếu có các tác phẩm như: “Từ điển từ ngữ quân sự viết tắt Trung-Việt” (Lí Nhạc Hồng, 1997), “Đại từ điển quân sự Trung-Việt” (2008), Thái Mạch “Đặc điểm các từ ngữ quân sự viết tắt trong tiếng Việt và cách dịch” (2011). Những nghiên cứu trên đây đã phần nào bù đắp vào những chỗ còn thiếu trong lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ quân sự trong nước, đồng thời cũng có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuật ngữ quân sự. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, ngữ tộc Việt-Mường, ngữ chi Việt-Mường, ngay từ thời cổ đại đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của chữ Hán và tiếng Hán. Trong thời kỳ kháng chiến, lực lượng thống trị thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh ngôn ngữ của chủ 42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v Dịch thuật nghĩa thực dân ở Việt Nam, do đó Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của ngữ hệ Âu-Ấn. Chính vì vậy, bất luận là phương thức kết cấu hay phương thức biểu đạt trong ngôn ngữ tiếng Việt đều có nhiều điểm khác so với tiếng Hán, những điểm khác nhau này thể hiện trong lĩnh vực thuật ngữ quân sự, sẽ hạn chế tốc độ dịch cũng như độ chính xác trong quá trình dịch. Do vậy, tăng cường việc nghiên cứu thuật ngữ quân sự Hán-Việt là hết sức cần thiết và cấp bách. 2. ĐẶC TRƯNG KẾT CẤU NGÔN NGỮ CỦA THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Phương thức cấu tạo từ của thuật ngữ quân sự trong tiếng Việt Kết cấu ngôn ngữ của thuật ngữ quân sự trong tiếng Việt chủ yếu chia thành ba loại, loại thứ nhất là từ đơn âm tiết, loại thứ hai là từ hợp thành và loại thứ ba là từ tổ hoặc đoản ngữ. Từ đơn âm tiết Từ đơn âm tiết trong thuật ngữ quân sự chủ yếu là từ thuần Việt, chiếm tỉ lệ không nhiều, ví dụ: súng (枪), bay (飞).... Từ hợp thành Thuật ngữ quân sự chủ yếu là các từ ghép, trong đó chủ yếu là các từ hợp thành, như các từ và tổ hợp từ thuần Việt, ví dụ: chết máy (死机); từ kết hợp giữa từ thuần Việt và từ Hán-Việt, ví dụ: cố thủ (收缩防守), từ kết hợp giữa từ Hán-Việt với từ Hán-Việt, ví dụ: duyên lực (沿海巡逻力量). Từ tổ hoặc đoản ngữ Do thuật ngữ quân sự ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi có độ chính xác cao, từ tổ và đoản ngữ được sử dụng ngày càng thông dụng, trong đó cũng bao gồm việc sử dụng các từ tổ thuần Việt, từ tổ Hán-Việt và từ tổ được cấu thành từ các từ thuần Việt và từ Hán-Việt. Các từ tổ thuần Việt như: đổ bộ đường không (空降); từ tổ Hán-Việt như: Hàng không mẫu hạm hộ vệ (护卫航母); từ tổ là Hán- Việt và từ thuần Việt như: tàu kiểm ngư (渔政). 2.2. Đặc điểm cấu tạo từ của thuật ngữ quân sự trong tiếng Việt 2.2.1. Sử dụng lượng lớn các từ viết tắt Viết tắt bằng các chữ cái Trong tiếng Việt, thường rất ít khi sử dụng một chữ cái viết tắt, tuy nhiên cũng không phải là không có, ví dụ H dùng chỉ “Hạm” (舰), R để nói “Rút” (撤). Viết tắt bằng các chữ cái đầu tiên Đây là cách viết tắt chủ yếu và cơ bản nhất trong tiếng Việt, viết tắt bằng chữ cái đầu tiên tức là lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ để ghép lại, ví dụ XTLN – Xe tăng lội nước (水陆两栖坦 克), TMBĐCC – Tham mưu binh đoàn cấp cao (高参) và một số từ viết tắt ngoại lai như IBM- International Ballistic Missile (洲际弹道导弹). 2.2.2. Các từ Hán-Việt chiếm tỉ lệ lớn Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137-226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, vì vậy các từ Hán-Việt trong thuật ngữ quân sự luôn chiếm một tỉ lệ lớn, như: quỹ đạo (轨道), trinh sát (侦查). 2.2.3. Mượn dùng các từ ngoại lai Thời kì cận đại, thực dân Pháp thống trị Việt Nam gần 100 năm, do vậy trong tiếng Việt chuẩn ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều từ mượn của tiếng 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 dịch thuật v Pháp, các từ ngoại lai trong thuật ngữ quân sự chủ yếu là các từ tiếng Pháp, ví dụ như: Đui (Douille) – 弹壳, phơ (feu) – 开火, 开炮. Ngoài các từ mượn từ tiếng Pháp ra, cũng còn một số từ mượn từ tiếng Anh như: Háp trắc (half-track) – 半履带式装甲 车; min (mine) – 地雷. 3. NGUYÊN TẮC DỊCH THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TRONG TIẾNG VIỆT Thuật ngữ quân sự là các từ ngữ quân sự được quy phạm hóa, phản ánh những khái niệm và ý nghĩa về các sự vật có liên quan đến quân sự, là phương tiện truyền đạt chủ yếu về các thông tin quân sự, do vậy, việc phiên dịch thuật ngữ quân sự không giống như phiên dịch các văn bản khác, yêu cầu phải chính xác, quy phạm, ngắn gọn và thống nhất. Trong quá trình phiên dịch thuật ngữ quân sự, yêu cầu phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: 3.1. Nguyên tắc tính đơn nhất Nguyên tắc tính đơn nhất nghĩa là một từ, một nghĩa thì một nguyên tắc dịch. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế và Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam đều quy định: cùng một danh từ, thuật ngữ thì nên sử dụng cùng một khái niệm để biểu đạt; cùng một khái niệm thì nên trung thành sử dụng cùng một loại danh từ, thuật ngữ để diễn tả. Trong thuật ngữ quân sự Việt Nam, các từ quân sự viết tắt chủ yếu sử dụng các các chữ cái đầu của mỗi từ để thể hiện, vì thế một số thuật ngữ quân sự sẽ mang một bộ phận ý nghĩa khác so với các từ ngữ viết tắt, điều này sẽ mang lại nhiều khó khăn trong quá trình phiên dịch cũng như hiểu nghĩa của văn bản. Ví dụ, TLTT vừa có ý nghĩa “Tài liệu tuyên truyền” (宣传材料), vừa có ý nghĩa là “Tên lửa tầm trung” (中程导弹), cả hai từ viết tắt này có sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa, do vậy, yêu cầu chúng ta trong quá trình phiên dịch phải hiểu hết được toàn bộ văn bản từ trên xuống dưới, tìm ra được cách dịch phù hợp nhất cho văn bản. 3.2. Nguyên tắc tính chính xác Phiên dịch thuật ngữ quân sự yêu cầu tính chính xác cao, vừa phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ trong thuật ngữ quân sự, giữ được ý vị quân sự trong văn bản gốc, vừa phải phù hợp với việc sử dụng trong tiếng Hán, biểu đạt chính xác hàm ý trong đó. Ví dụ, trong từ “chạy máy”, thì “chạy” nghĩa gốc là “跑”, thông qua việc dịch “跑”, chúng ta có thể suy diễn từ “chạy” thành “运转”, và ở đây lựa chọn cách dịch phù hợp nhất chính là “运转”, tức là “运转机器”. Tuy nhiên trong tiếng Trung Quốc thì lại rất ít khi sử dụng khái niệm “运 转机器”, do vậy chúng ta nên dịch thành “开机”, vừa phù hợp với văn bản gốc, lại đúng với văn phong diễn đạt trong tiếng Trung. 3.3. Nguyên tắc tính ngắn gọn Dùng từ ngắn gọn, thấy từ rõ nghĩa là một đặc điểm lớn của thuật ngữ quân sự. Do yêu cầu trong huấn luyện, chiến đấu, bảo mật, rất nhiều thuật ngữ quân sự đã sử dụng phương thức ngắn gọn dễ hiểu nhất để diễn đạt. Ví dụ, “đang nguy” dịch sang tiếng Trung là “处于有危险中”, với ý nghĩa này diễn đạt bằng tiếng Việt phải là “đang trong tình trạng nguy hiểm”, ở đây sử dụng một từ thuần Việt “đang” biểu thị “một sự việc đang xảy ra” và một từ Hán-Việt “nguy” – 危 để diễn đạt ý nghĩa “处于有危险中”, điều này là phù hợp với nguyên tắc về tính ngắn gọn trong thuật ngữ quân sự. 3.4. Nguyên tắc tính thống nhất Thuật ngữ quân sự là những từ ngữ chuyên môn được quy phạm thống nhất dùng trong Quân đội, là loại ngôn ngữ quy phạm được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu, huấn luyện và một số hoạt động khác. Trong những hoạt động tác chiến, diễn tập, hiệp đồng tác chiến giữa các quân binh chủng, yêu cầu phải sử dụng thống nhất một loại quân ngữ, để tiện cho việc chỉ huy hiệp đồng. Đối với nước ngoài, việc thống nhất các khái niệm thuật ngữ quân sự sẽ rất tiện cho hoạt động giao lưu hợp 44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v Dịch thuật tác với quốc tế. Trong hệ thống quân hàm của Việt Nam, “thiếu tướng” “trung tướng” và “thượng tướng” của Hải quân lại không giống như của Lục quân và Phòng không-Không quân. Lục quân và Phòng không-Không quân thì gọi là “thiếu tướng” “trung tướng” và “thượng tướng”, còn Hải quân thì lại gọi là: Chuẩn đô đốc, Phó đô đốc và Đô đốc, tuy nhiên trong quá trình phiên dịch phải phù hợp với nguyên tắc về tính thống nhất, và nên dịch là “少将”,“中将”,“上将”. 4. CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TRONG TIẾNG VIỆT Phiên dịch là một hoạt động giao tiếp văn hóa xuyên biên giới, quá trình phiên dịch không chỉ liên quan đến hai loại ngôn ngữ, mà còn liên quan đến cả hai nền văn hóa, do vậy phải thấu hiểu sự khác nhau giữa hai loại ngôn ngữ, hai nền văn hóa, thì các thành quả trong quá trình phiên dịch mới có thể được chấp nhận. Dịch trực tiếp và dịch ý là hai phương pháp dịch cơ bản, trong giáo trình “Phiên dịch thực tế” của Phạm Trọng Anh có giải thích về dịch trực tiếp và dịch ý như sau: Dịch trực tiếp (Literal Translation) là chỉ quá trình phiên dịch yêu cầu cố gắng giữ nguyên hình thái ngôn ngữ nguyên bản, gồm có việc dùng từ, kết cấu câu, các biện pháp so sánh..., hơn nữa từ ngữ phải trôi chảy, dễ hiểu; Dịch ý (Free Translation) thì lại xuất phát từ ý nghĩa, chỉ yêu cầu diễn đạt đại ý của văn bản gốc, không cần thiết phải chú ý đến các chi tiết nhỏ, bản dịch chỉ cần trôi chảy, tự nhiên là được. 4.1. Dịch trực tiếp 4.1.1. Dịch âm Trong quá trình dịch thuật ngữ quân sự tiếng Việt, phương pháp dịch âm chủ yếu dùng để dịch các danh từ chuyên dụng, ví dụ như Phòng không- Không quân (防控空军), Quân chủng Phòng không-Không quân là một Quân chủng đặc biệt của Việt Nam, không hẳn là Không quân, do vậy trong quá trình dịch nên dịch trực tiếp thành 防控 空军. Ngoài ra, do sự khác biệt giữa hai nền văn hóa và hai loại ngôn ngữ, khi dịch âm cũng không hoàn toàn dịch theo kiểu 1-1, ví dụ: Đà Nẵng, lúc đầu được dịch là “沱瀼”, tuy nhiên cách diễn đạt này lại không phù hợp với thói quen của ngôn ngữ Trung Quốc, do vậy sau này được đổi thành “岘港”. 4.1.2. Dịch tăng Dịch tăng nghĩa là trong khi dịch bổ sung thêm một số từ để khiến cho ngôn ngữ dịch được rõ ràng cụ thể, tiện cho độc giả có thể hiểu được rõ hơn. Trong thuật ngữ quân sự tiếng Việt, thường dùng nhiều từ Hán-Việt hoặc mượn các từ Hán- Việt cùng với các từ thuần Việt để tạo thành các từ mới, nhằm diễn đạt một khái niệm hoàn toàn mới. Ví dụ: xung trận nếu dịch trực tiếp thành “冲阵”, khái niệm thì rõ ràng, nhưng lại không hợp với thói quen trong diễn đạt, do vậy nên dịch thành “冲锋陷阵”. Phương pháp dịch tăng sẽ khiến cho ý nghĩa của văn bản gốc càng được diễn đạt hoàn chỉnh hơn, người đọc có thể hiểu một cách chính xác hàm nghĩa của từ đó. 4.1.3. Dịch giảm Ngược với dịch tăng, dịch giảm là trong quá trình dịch, thông qua việc giảm bớt từ ngữ khiến cho ngôn ngữ dịch được rõ ràng cụ thể. Ví dụ: cách dịch đầy đủ của “KVKCVKHN – Khu vực không có vũ khí hạt nhân” là “没有核武器的区域”, ở đây nên dịch ngắn gọn là “无核区”, ý nghĩa diễn đạt càng ngắn gọn, dễ hiểu hơn. 4.2. Dịch ý 4.2.1. Các từ thuần Việt Từ thuần Việt là từ rất hay gặp trong thuật ngữ quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các trường hợp như giao lưu, huấn luyện hàng ngày, ví dụ như khẩu lệnh đội ngũ “đứng lại”, là một thuật ngữ quân sự thì không thể dịch trực tiếp thành “站住”, mà nên dịch thành “立正”; từ “dẫn đường” trong cụm từ “dẫn đường bay tầm dài” vốn nghĩa là “指 路”, nhưng ở đây nên dịch là “导航”, thì sẽ phù hợp hơn với thói quen trong Quân sự. 45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 dịch thuật v 4.2.2. Kết hợp cả từ thuần Việt và từ Hán-Việt. Cách dịch loại từ này yêu cầu phải kết hợp ý nghĩa giữa từ thuần Việt và từ Hán-Việt hơn nữa trên cơ sở đó thông qua việc chỉnh sửa để có được cách dịch các loại từ kiểu mới. 4.2.3. Từ ghép Hán-Việt Từ Hán-Việt qua quá trình phát triển không ngừng, ý nghĩa của từ sớm đã có sự thay đổi lớn, điều này yêu cầu chúng ta trong quá trình dịch thuật phải nắm chắc, chính xác nội hàm của từ ngữ, dùng những từ ngữ phù hợp với quy tắc của thuật ngữ quân sự hiện đại để dịch tốt các từ nguyên nghĩa. Ví dụ: từ “báo động” nếu dịch trực tiếp là “暴动”, nhưng trong khi sử dụng lại không thể dịch trực tiếp thành “暴动” được, nếu “báo động mặt đất”, “báo động thông tin” trực tiếp dịch thành “地面暴动” và “通信暴动” sẽ có sự khác biệt rất lớn so với nghĩa gốc, do vậy ở đây nên dịch thành “地面警报” và “通信戒备”. 5. KẾT LUẬN Có thể nói, cách dịch các thuật ngữ quân sự đúng hay sai sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hiểu văn bản, chỉ lệnh của cấp trên. Thuật ngữ quân sự trong tiếng việt có nguồn gốc rộng, phạm vi lớn, nội dung nhiều, trong khi dịch chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc như đơn nhất, chính xác, ngắn gọn, thống nhất. Chú ý kết gợp giữa biện pháp dịch trực tiếp và dịch ý, phải hiểu chính xác các thông tin từ văn bản gốc, dùng các từ ngữ phù hợp với cách diễn đạt trong tiếng Trung để tiến hành dịch, nhằm đảm bảo tính chính xác, không có sai sót, nhằm góp một phần sức nhỏ bé cho hoạt động giao lưu, học hỏi giữa Quân đội hai nước./. Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Quang Hào (1991), Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: Đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 2. Bùi Khắc Việt (1970), “Về vấn đề thu thập và định nghĩa thuật ngữ trong ‘Từ điển tiếng Việt phổ thông’”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.16-25. 3. 丛国胜(2004),越汉翻译教程,北京: 军事译文出版社。 4. 丛国胜(2008),越汉军事大词典,上 海:上海外语教育出版社。 LINGUISTIC CHARACTERISTICS OF VIETNAMESE MILITARY TERMINOLOGY AND SOME CONCERNS IN TRANSLATION DINH XUAN HINH Abstract: The actual ability of Vietnam’s army forces nowadays has been improvingand the exchanging and cooperation fields between the Vietnamese and Chinese military forces are also expanding. Besides, more and more new military terms have come into existence such as: armed weapons, frontal technologies, abbreviated words, exotic words, etc. All of these bring new challenges to the task of translating military terms. The paper aims to analyze the characteristics, the methods of structuring military terminology in the Vietnamese language as well as to present the rules of translating military terms and propose some rational recommendations to the translation methods. Keywords: translation method, linguistic characteristics, military terms Received: 30/10/2017; Revised: 31/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf98_7612_2137283.pdf
Tài liệu liên quan