Đặc trưng của từ địa phương Quảng Nam qua ca dao - Bùi Thị Lân

Tài liệu Đặc trưng của từ địa phương Quảng Nam qua ca dao - Bùi Thị Lân: 1 ĐẶC TRƯNG CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM QUA CA DAO Bùi Thị Lân1 Tóm tắt: Ca dao Quảng Nam là một bộ phận của ca dao dân tộc, được giấu mình trong những đặc trưng riêng biệt của vùng đất và con người xứ Quảng cần được nghiên cứu, khám phá, nhất là lớp từ địa phương. Qua ca dao Quảng Nam, có thể thấy lớp từ địa phương Quảng Nam vừa mang những đặc điểm chung của từ vựng dân tộc vừa mang những đặc trưng riêng biệt. Bài viết này sẽ nghiên cứu đặc trưng của từ địa phương Quảng Nam ở các phương diện cấu tạo, từ loại và chức năng của nó trên ngữ liệu ca dao Quảng Nam. Từ khóa: Từ địa phương Quảng Nam. 1. Mở đầu Từ địa phương là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: dialektos, tiếng La Tinh: dialectus. Thuật ngữ dialect của tiếng Anh và dialecte của tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh. Theo từ nguyên, dialektos có nghĩa là nói năng, mà việc nói năng, giao tiếp bao giờ cũng phải xảy ra trong một hoàn cảnh, một nơi chốn nhất định. Và vì...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng của từ địa phương Quảng Nam qua ca dao - Bùi Thị Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẶC TRƯNG CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM QUA CA DAO Bùi Thị Lân1 Tóm tắt: Ca dao Quảng Nam là một bộ phận của ca dao dân tộc, được giấu mình trong những đặc trưng riêng biệt của vùng đất và con người xứ Quảng cần được nghiên cứu, khám phá, nhất là lớp từ địa phương. Qua ca dao Quảng Nam, có thể thấy lớp từ địa phương Quảng Nam vừa mang những đặc điểm chung của từ vựng dân tộc vừa mang những đặc trưng riêng biệt. Bài viết này sẽ nghiên cứu đặc trưng của từ địa phương Quảng Nam ở các phương diện cấu tạo, từ loại và chức năng của nó trên ngữ liệu ca dao Quảng Nam. Từ khóa: Từ địa phương Quảng Nam. 1. Mở đầu Từ địa phương là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: dialektos, tiếng La Tinh: dialectus. Thuật ngữ dialect của tiếng Anh và dialecte của tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh. Theo từ nguyên, dialektos có nghĩa là nói năng, mà việc nói năng, giao tiếp bao giờ cũng phải xảy ra trong một hoàn cảnh, một nơi chốn nhất định. Và vì thế, sau này dialektos được hiểu với nghĩa là tiếng địa phương hay phương ngữ, từ địa phương. Có nhiều quan niệm về từ địa phương, chẳng hạn: “Từ địa phương là lớp từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác biệt với ngôn ngữ văn hóa hoặc với địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa” [15: 337], hay “Từ địa phương là những đơn vị và dạng thức từ ngữ của một ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế trong một vài vùng địa phương nhất định” [5: 17]. Chúng tôi quan niệm, những đơn vị được dùng quen thuộc (tự nhiên) ở vùng Quảng Nam có sự khác biệt với từ toàn dân thì được gọi một cách ước định là từ địa phương Quảng Nam; đó là lớp từ xuất hiện ở địa phương Quảng Nam có sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. 2. Nội dung 2.1. Đặc điểm từ địa phương Quảng Nam về mặt cấu tạo 1 . TS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam Bùi thỊ LÂn 2 Khảo sát 1237 bài ca dao Quảng Nam, chúng tôi thu được 354 từ địa phương Quảng Nam có mặt trong các văn bản ca dao ấy, chẳng hạn: Bảng 1. Danh sách các từ địa phương Quảng Nam và từ toàn dân (nghĩa) tương ứng Số TT Từ địa phương Nghĩa/ từ toàn dân Số TT Từ địa phương Nghĩa/ từ toàn dân Số TT Từ địa phương Nghĩa/ từ toàn dân 1 Ang Đồ dùng đong lúa 6 Ba hoa 11 Bánh xèo Bánh đúc bằng bột gạo với tôm/ thịt 2 Ảnh anh ấy 7 Bả Bà ấy 12 Bát cạy bẻ thuyền về bên phải (bát) và bên trái (cạy) 3 Áo chế Áo tang 8 Bạn rỗi Bạn bán cá 13 Bay Chúng mày 4 Ảng Đồ dùng đựng nước 9 Bánh ít lá gai Bánh làm từ bột nếp và lá gai 14 Bày Hướng dẫn, chỉ bảo 5 Ăn trắt Cắn vỏ hạt thóc nếp rang để ăn 10 Bánh tráng Bánh đa 15 Băng Đi nhanh (chi tiết xem thêm phụ lục) Xét về mặt cấu tạo, từ địa phương Quảng Nam trong ca dao bao gồm cả kiểu từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là từ đơn âm tiết. Các từ đa âm tiết chiếm tỉ lệ ít hơn và được cấu tạo theo hai phương thức chủ yếu là phương thức ghép và phương thức láy. Có thể thấy rõ hơn sự phân bố của chúng qua bảng dưới đây: Bảng 2. Phân loại các kiểu từ địa phương theo cấu tạo Kiểutừ Đơn âm tiết Đa âm tiết Tổng Cộng Ghép Láy Bùi thỊ LÂn 3 Số lượng 223 88 43 354 Tỉ lệ 53% 34,8% 12,2% 100 % Bảng thống kê cho thấy các từ đơn âm tiết trong ca dao Quảng Nam có số lượng nhiều nhất (223 từ, chiếm 53%). Các từ này có tần số xuất hiện cao, nhiều từ có mặt trong rất nhiều bài ca dao dân ca đất Quảng. Đó là các từ: chưn (chân): 12 lần, tui (tôi): 9 lần, nhơn (nhân): 8 lần, bậu: 7 lần (em, bạn), dặn: 6 lần (bận), phỉnh (lừa): 5 lần, hô (gọi): 4 lần, té (ngã): 4 lần, hun (hôn): 4 lần, lộn (lẫn): 4 lần, lu: 4 lần (mờ), lú (nhú): 4 lần, nài (năn nỉ): 4 lần... Các từ đơn âm tiết này có thể xuất hiện và hoạt động trong ca dao Quảng Nam với tư cách một từ hay một từ tố cấu tạo nên từ. Ví dụ, từ bậu trong ngôn ngữ Quảng Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ nói chung thường được dùng với tư cách là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, có nghĩa là em hay bạn, người yêu là nữ như trong các câu ca dao sau: Chiều chiều đổ lúa ra quay Bậu về quê bậu, lúa này ai quay. [10: 101] Sông sâu sào dắn khó dò Muốn qua thăm bậu sợ đò không đưa. [8: 166] Đôi khi, từ này (bậu) lại được sử dụng với tư cách một từ tố cấu tạo nên từ đa tiết, ví dụ: Tai nghe em bậu có chồng Qua giận qua liệng cái cuốc ngoài đồng sứt đai. [10: 114] Ở đây bậu → em bậu. Kiểu cấu tạo này có thể bắt gặp ở nhiều từ như: dặn → mắc dặn, giò → chưn giò/ giò cẳng, hun → hun hít, xằng → xằng bậy... Như vậy, có thể thấy, từ đơn âm tiết trong lớp từ địa phương Quảng Nam là yếu tố cơ sở để tạo ra từ phức, làm phong phú thêm vốn từ ngữ địa phương. Điều này cũng phù hợp với quy luật tạo từ phức trong kho tàng từ vựng tiếng Việt. Hiện tượng từ đơn âm tiết được sử dụng nhiều trong ca dao Quảng Nam trước hết là do đặc điểm thích nói ngắn gọn, nói gộp của con người xứ Quảng. Hơn nữa, nghĩa của lớp từ này có tính chất cụ thể, dễ hiểu và khá quen thuộc đối với người bình dân và đây là lớp từ cơ bản, có nội dung phản ánh mọi sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất của đời sống tự nhiên và xã hội của con người nơi đây. Bùi thỊ LÂn 4 Kiểu từ được tạo ra theo phương thức ghép chủ yếu là các từ dùng để chỉ các tên gọi, phong tục, tập quán được quen dùng ở địa phương như: mì Quảng, rượu Hồng Đào, kẹo đậu, bả trạo, chất rơm... hay các từ chỉ mức độ cao trong cách nói năng của người Quảng: mặn quắn, chát ngắt, trổ quáu, xử giặc, đi này, cù queo, rạng tưng, vàng hườm... Các từ đa âm tiết được tạo ra theo phương thức láy không nhiều, chỉ chiếm 12%, đó là các từ như: chàng ràng, tròm trèm, cời cời, rần rần... Tuy chiếm tỉ lệ ít nhất nhưng các từ láy thường gây được ấn tượng mạnh đối với người nghe. Ví dụ: Chàng ràng như cá quanh nơm Nhiều con anh rạn không biết đơm con nào. [10: 166] 2.2 . Đặc điểm từ địa phương Quảng Nam về mặt ngữ pháp Với 354 lượt từ địa phương có mặt trong 1237 đơn vị ca dao Quảng Nam, chúng thuộc vào nhiều từ loại và được phân bố theo những tỉ lệ rất khác nhau như trong bảng thống kê và phân loại từ loại sau: Bảng 3. Phân loại từ địa phương Quảng Nam theo ngữ pháp Từ loại Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Phụ từ Từ loại khác Tổng cộng Số lượng 122 109 53 32 15 23 354 Tỉ lệ 34,6% 30,8% 14,9% 9,1% 4,2% 6,4% 100 % Bảng thống kê cho thấy, các từ địa phương được chia thành 6 từ loại. Trong đó, các từ loại cơ bản là danh từ, động từ, tính từ chiếm số lượng nhiều nhất (284 từ, chiếm 80,3% ). Thuộc các từ loại danh từ, động từ, tính từ là các từ miêu tả những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất quen dùng của người dân Quảng Nam. Lớp từ này đã phản ánh rất rõ hiện thực đời sống của người dân địa phương này. Các từ loại còn lại chỉ chiếm 19,7%, bao gồm đại từ, phụ từ và nhóm từ loại khác (quan hệ từ, thán từ, tình thái từ). Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong lớp từ địa phương của thơ ca dân gian Quảng Nam nhưng các từ loại này thể hiện rõ sắc thái địa phương hơn cả. Chẳng hạn, các tình thái từ, bơi (ơi), quơi (ơi), bớ (hỡi), quớ (ơi), chớ (chứ)... đã đem lại giọng điệu riêng của người Quảng Nam: Bạn bơi bớ bạn vô đây Trầu cau một hộp đem xây trên bàn Tội chi đứng sá giữa đàng Sương sa lệ nhỏ cảm thương hàn ai nuôi. [10: 77] Bùi thỊ LÂn 5 Đáng chú ý nhất là các từ thuộc từ loại đại từ, các từ này có số lượng không nhiều nhưng có tần số xuất hiện cao trong thơ ca dân gian Quảng Nam (nhiều từ xuất hiện trên 10 lần). Đó là các đại từ nhân xưng như: qua (tôi/ anh), yên (anh), bậu (bạn/ em), hắn (nó), sắp (chúng nó), tui (tôi), tụi (bọn); đại từ chỉ định và thay thế: ni (này), tê (kia), nớ (đó), rứa (thế/ vậy)...; đại từ nghi vấn: chi (gì), răng (sao), mô (đâu/ nào) ... Lớp từ này là dấu hiệu giúp người nghe nhận diện thơ ca của địa phương. Ví dụ, câu ca sau đây không thể lẫn lộn với bất cứ vùng nào khác do sự có mặt của từ sắp - từ được người Quảng Nam dùng để chỉ ngôi thứ ba số nhiều, thường là người lớn nói với những người nhỏ, hoặc với ý coi thường, có nghĩa như bọn, chúng nó, tụi nó: Tức mình cho sắp ở không Nó qua đánh thuế đậu, bông, mía, chè. [8: 469] Ở không là không làm gì, không có việc gì làm, là “vô công rỗi nghề”. Sắp ở không có nghĩa là những người nhàn cư, bọn vô công rỗi nghề, hại dân, hại nước, ở đây ý muốn nói bọn thực dân. Trong số các đại từ quen dùng ở địa phương Quảng Nam, có nhiều từ có mặt trong phương ngữ Bắc Trung Bộ như: chi (gì), mô (đâu), nớ (đó), ni (này), tê (kia), răng (sao), rứa (thế/ vậy), mô (đâu/ nào)... và nhiều từ có mặt trong phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ: qua (tôi, anh), tui (tôi), bậu (bạn/ em), ổng (ông ấy), bả (bà ấy), chỉ (chị ấy), ảnh (anh ấy), dĩ (dì ấy), cổ (cô ấy)... Điều đó cho thấy ngôn ngữ Quảng Nam có sự giao thoa giữa ngôn ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là gạch nối, là vùng chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương ngữ Nam nhưng có xu hướng thiên về phương ngữ Nam. 2.3. Đặc điểm từ địa phương Quảng Nam về mặt chức năng 2.3.1. Chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống Các từ địa phương thường được nảy sinh trong chính quá trình lao động sản xuất của con người. Lớp từ này là yếu tố phản ánh rất rõ hiện thực cuộc sống của địa phương. Quảng Nam là vùng đất có địa hình đa dạng, phức tạp nên người dân phải làm đủ các ngành nghề để mưu sinh. Thế nhưng cuộc sống quanh năm vẫn vất vả, nhất là vào những khi thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa: Tai nghe nam xuống ào ào Ông lăn buồm bắt tội, làm sao tới bờ? [8: 507] Nam xuống ào ào là cách nói của dân gian Quảng Nam chỉ những ngày có gió nam Lào thổi mạnh. Vào những ngày này thời tiết nóng bức nhưng gió rất mạnh thổi Bùi thỊ LÂn 6 ngược ra biển gây khó khăn không chỉ cho người làm nghề nông mà cả những người làm nghề biển. Bắt tội là tính từ của người Quảng rất hay dùng để chỉ tình cảnh vất vả, đáng thương, tội nghiệp của con người. Sự có mặt của các từ này đã phản ánh được sự vất vả, nhọc nhằn của người dân vùng biển Quảng Nam. Người đọc có thể hình dung đó là hình ảnh người ngư dân đang cố dùng hết sức lực của mình để đẩy thuyền vào bờ nhưng lại bị gió Lào quá mạnh thổi dạt ra biển. Bằng việc sử dụng các từ địa phương, câu ca dao đã vẽ nên hình ảnh tương phản giữa cái nhỏ nhoi của sức người và sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên. Thời bình cuộc sống đã khó khăn như vậy. Những năm bị giặc Pháp xâm chiếm, tàn phá, cuộc sống của người dân càng khốn đốn hơn bao giờ hết. Phản ánh cuộc sống vất vả khó khăn, giá cả đắt đỏ do bị bọn Tây bắt đóng thuế nặng, thơ ca dân gian Quảng Nam có câu: Nghĩ cảnh tình nay cũng thậm hay Tháng giêng tháng hai một đồng bạc khoai chưa đầy một om Một đồng gạo còn thiếu ba hột mới đầy một lon. Với cách dùng các từ địa phương om (nồi nhỏ chỉ nấu được khoảng một lon gạo), hột (hạt) trong các câu trên đã phản ánh sự khó khăn, đắt đỏ của cuộc sống người dân. Và ngay cả những phương tiện cơ bản nhất để mưu sinh cũng bị cướp bóc, tàn phá. Thế nhưng, người dân vùng biển Quảng Nam vẫn cố gắng vượt lên với một tình thần lạc quan, vui vẻ: Giặc phá nhà ngói ta dựng nhà tranh Giặc phá ghe mành ta sắm thúng đi câu. [8: 101] Ghe mành (một loại thuyền nhỏ để đánh cá), sắm thúng (làm thúng chai, một loại thúng lớn, hình tròn, có tráng dầu để nước khỏi tràn vào, được dùng đi biển thay cho thuyền). Sự có mặt của các từ này đã phản ánh được hiện thực cuộc sống đa dạng của người dân. Nhưng dù cuộc sống vất vả, con người nơi đây vẫn luôn nặng tình nghĩa với nhau. Đường xa chặt bổi trên rừng Hai vai gánh nặng vẫn ưng một lòng. [10: 101] Có lẽ chỉ có người dân xứ Quảng mới cảm nhận được nỗi cực nhọc của hành động chặt bổi. Là vùng đất cằn cỗi, để có thể cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp giúp cho việc trồng trọt được thuận lợi, người dân phải lên rừng chặt lá cây gánh về phơi khô chất lại thật chặt, khi làm đất gieo trồng thường lót một lớp bên dưới, sau đó đến lớp Bùi thỊ LÂn 7 phân cho cây mau tốt. Lớp lá cây được chặt từ trên rừng gánh về để lót bên dưới đó gọi là bổi. Ưng được người Quảng Nam dùng với nghĩa thương yêu, thích thú. Lớp từ địa phương trong ca dao Quảng Nam không chỉ phản ánh cuộc sống, lao động nghèo nàn, vất vả của người bình dân mà còn phản ánh rất rõ đời sống văn hóa, tinh thần của họ. Hát bội (hát tuồng), hò khoan, bài chòi được xem như những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân đất Quảng lúc bấy giờ. Những loại hình nghệ thuật này đã giúp con người hiểu và thông cảm nhau hơn để vượt qua những khó khăn, cơ cực của cuộc sống thường nhật. Vì vậy, họ sẵn sàng gác bỏ mọi công việc đang dở dang để đến với nghệ thuật: Nghe rao trống chiến, không khiến cũng đi Nghe giục trống chầu, đâm đầu mà chạy. [8: 137]. Hay: Tai nghe trống chiến, trống chầu Xếp ba miếng kẹo đậu phụng lộn đầu lộn đuôi. [8: 137] Trống chiến, cùng với trống chầu là những nhạc cụ của nghệ thuật hát bội, món ăn tinh thần yêu thích của người dân Quảng thời xưa. Người Quảng không chỉ ham mê hát bội, với họ hát bài chòi, hò khoan cũng không kém phần hấp dẫn, cuốn hút: Ham mê cái thứ bài chòi Để con nó khóc cho lòi rún ra [8: 136] Thông qua lớp từ địa phương, hiện thực cuộc sống của người dân địa phương được phản ánh sinh động hơn bao giờ hết. b) Chức năng hiệp vần cho thơ ca Chức năng cơ bản của vần là tạo sự ngừng nhịp, liên kết giữa các dòng thơ, là yếu tố giúp cho sự truyền miệng được dễ dàng hơn. Các từ địa phương chỉ tên gọi, đồ vật, cách nói chỉ có ở Quảng Nam. Chẳng hạn, người Quảng thường dùng từ đề để chỉ điều người ta tưởng rằng, nghi ngờ rằng, hay suy nghĩ rằng. Ví như, người Quảng Nam thường quen nói : Tôi đề nó đã tốt nghiệp tú tài ai ngờ nó chưa học hết lớp tám. Những từ kiểu này cũng đi vào thơ ca dân gian và đảm trách chức năng hiệp vần cho dòng thơ, ví dụ : Bạn ơi thả áo ta về Bùi thỊ LÂn 8 Kẻo cha ta kêu cờ bạc, mẹ ta đề gái trai. [8: 193] Đây là hai câu lục bát biến thể. Nhờ từ đề ở câu bát biến thể hiệp vần với về ở câu lục bên trên rất chuẩn theo thi luật của lục bát đã giúp cho hai dòng thơ có liên kết với nhau và giữ cho câu thơ còn lưu lại ở thể lục bát. Câu bát biến thể trên có đến hai từ địa phương: kêu ở đây được người Quảng dùng với nghĩa bảo, đề có nghĩa tưởng, nghi ngờ nhưng chỉ có đề đảm trách vai trò hiệp vần. Nếu thay từ đề trong câu này thành từ khác theo đúng nghĩa của nó thì câu ca sẽ mất đi nhiều phương diện nhưng trước hết đó là tính vần, nhịp của câu thơ không còn nữa. Hay từ ghiền trong câu ca dao sau có chức năng hiệp vần theo kiểu vần chính rất chuẩn: Cơm trì với cá rô chiên Ăn đà no bụng, còn ghiền muốn thêm. [8: 199] Ghiền trong ngôn ngữ một số địa phương khác có nghĩa như nghiện. Nhưng từ ghiền được người Quảng quen dùng để chỉ sự thích thú/ rất thích thú, say mê mang tính tích cực chứ không đến mức nghiện; hay từ ngò và giả đò được dùng trong câu sau đây cũng có chức năng hiệp vần cho câu ca: Sớm mai xách rổ nhổ ngò Lòng thương quân tử, giả đò lượm dăm. [6: 183] Nhiều trường hợp đã có từ toàn dân được dùng từ lâu nhưng để đảm bảo vai trò hiệp vần, tác giả dân gian lại sử dụng từ địa phương để tạo ra tính vần điệu cho lời thơ. Chẳng hạn: Trầu mô đêm sắp vài cơi Nghiêng vai rót rượu, miệng mời các yên Mời rồi xây lại hỏi liền Hỏi anh đi công tư hà sự, hay nghe gái thuyền quyên tới tìm. [10: 158] Từ yên trong câu trên có nghĩa là anh thực hiện vai trò hiệp vần với các từ liền, quyên ở câu dưới. Việc dùng yên thay anh tại vị trí này làm cho các dòng thơ có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch. c) Chức năng làm phong phú kho từ vựng dân tộc Bùi thỊ LÂn 9 Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh. Thông thường mỗi sự vật hiện tượng được gọi tên bằng một từ nhất định. Tuy nhiên, có những trường hợp cùng một sự vật, hiện tượng nhưng được gọi bằng những tên khác nhau. Đó là những sự vật, hiện tượng bên cạnh từ ngữ toàn dân đã có nhưng mỗi địa phương lại có những tên gọi riêng tạo nên nét riêng về vùng đất của quê hương, góp phần làm phong phú kho tàng từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Nửa đêm thức dậy thất kinh Tưởng là nước đẳm thúng mình còn chi. [8 ; 508] Đẳm được người Quảng Nam dùng để chỉ hiện tượng nước tràn vào, gây ngập. Những từ chỉ sự vật, hiện tượng hoặc cách nói đặc thù của người Quảng mà địa phương khác không có, các từ có nghĩa giống với từ toàn dân nhưng có vỏ ngữ âm khác đã xuất hiện trong nhiều bài ca dao như là lời giới thiệu về quê hương. Ví dụ: Thương nhau múc bát chè xanh Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng. [8: 279] Tương tự các từ rượu Hồng Đào, lòn bon, củ nén... Những tên gọi này dùng để chỉ những thứ chỉ có ở vùng đất này dần dần cũng sẽ đi vào ngôn ngữ dân tộc khi các sản phẩm này trao đổi với các địa phương khác cũng như các từ măng cụt, chôm chôm, mãng cầu, sầu riêng... trong phương ngữ Nam Bộ. Khi đi vào ngôn ngữ dân tộc các từ địa phương không chỉ góp phần làm phong phú vốn từ mà còn là cách giới thiệu khéo léo về những đặc sản của quê hương. 3 . Kết luận Từ địa phương trong thơ ca dao Quảng Nam xuất hiện với một tỉ lệ khá lớn và mang nhiều đặc điểm độc đáo về cấu tạo, về từ loại cũng như về chức năng. Nghiên cứu những đặc trưng này là cơ hội để khám phá và hiểu thêm về mảnh đất và con người xứ Quảng. Sự phối hợp hài hòa của ngôn ngữ địa phương với ngôn ngữ văn hoá toàn dân đem lại cho thơ ca dao Quảng Nam những đặc trưng riêng biệt, vừa mang dấu ấn riêng của thơ ca dân gian Quảng Nam vừa nằm trong mạch chung của thơ ca dân gian Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hoá thông tin. Bùi thỊ LÂn 10 [2] Nguyễn Quang Hồng (1981), Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] Đinh Thị Hựu (2001), “Từ ngữ địa phương Quảng Nam,” Kỷ yếu hội thảo “Văn hoá Quảng Nam - những giá trị đặc trưng”, Sở Văn hoá thông tin Quảng Nam. [4] Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Bùi Thị Lân (2012), Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam, Luận án tiến sĩ. ĐH Vinh. [6] Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng - tập 1, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng. [7] Nguyễn Văn Bổn (1984), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng - tập 2, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng. [8] Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam - tập 1, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam. [9] Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam - tập 2, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam. [10] Nguyễn Văn Bổn (2004), Văn học dân gian huyện Tiên Phước - Uỷ ban Nhân dân huyện Tiên Phước. [11] Đinh Thị Hựu (2007), Văn học dân gian huyện Điện Bàn, Ủy ban Nhân dân Điện Bàn. [12] Trường Đại học Quảng Nam (2004), Tục ngữ, ca dao Quảng Nam, Tài liệu sưu tầm. Title: THE CHARACTERISTICS OF QUANG NAM DIALECT THROUGH QUANG NAM FOLK VERSES BUI THI LAN Quang Nam University Abstract: Quang Nam folk verses are a part of the Vietnamese folk verses hidden in specific characteristics of the land and people of Quang Nam province. Quang Nam folk verses, especially the dialect should be researched and explored. Through Quang Nam folk verses, it can be seen that the Quang Nam dialect has brought not only the Bùi thỊ LÂn 11 common characteristics of the national vocabulary but also its own distinct characteristics. This article presents the results of the study on the characteristics of Quang Nam dialect in terms of its composition, its part of speech and its function in the data of Quang Nam folk verses. Keywords: Quang Nam dialect. Bùi thỊ LÂn 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_dac_trung_cua_tu_dia_phuong_quang_nam_qua_ca_dao_1729_2130867.pdf
Tài liệu liên quan