Tài liệu Đặc tính thủy lực của hệ cát - vải: 46
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
ĐẶC TÍNH THỦY LỰC CỦA HỆ CÁT - VẢI
HYDRAULIC PROPERTIES OF THE SAND-FABRIC SYSTEM
Nguyễn Thị Thơm1, Nguyễn Đình Chinh1, Bùi Đức Hải2, Vương Quang Việt1
1Viện Nhiệt đới môi trường
2Công ty Cổ phần cốt sợi polyme Việt Nam
Tóm tắt: Vật liệu chế tạo ống mềm về mặt thủy lực phải được xem xét hai chức năng: Chức năng
lọc: ngăn được các hạt cát thoát khỏi ống cùng với dòng nước và chức năng thấm: cho nước thấm
thoát tự do. Chủng loại vật liệu dệt cũng như vật liệu nhồi là đất hoặc cát cũng rất phong phú vì thế
việc lựa chọn loại vật liệu ống mềm thích hợp với một loại cát nhồi là không dễ dàng. Thử nghiệm xác
định đặc tính thủy lực của hệ cát - vải mô phỏng điều kiện làm việc của hệ thống thông qua xác định
trở lực tắc nghẽn - tỷ lệ gradient và lưu lượng thấm qua vải với hai chủng loại vải dệt, vải không dệt
và nguồn vật liệu nhồi (đất hoặc cát) phổ biến tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiê...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc tính thủy lực của hệ cát - vải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
ĐẶC TÍNH THỦY LỰC CỦA HỆ CÁT - VẢI
HYDRAULIC PROPERTIES OF THE SAND-FABRIC SYSTEM
Nguyễn Thị Thơm1, Nguyễn Đình Chinh1, Bùi Đức Hải2, Vương Quang Việt1
1Viện Nhiệt đới môi trường
2Công ty Cổ phần cốt sợi polyme Việt Nam
Tóm tắt: Vật liệu chế tạo ống mềm về mặt thủy lực phải được xem xét hai chức năng: Chức năng
lọc: ngăn được các hạt cát thoát khỏi ống cùng với dòng nước và chức năng thấm: cho nước thấm
thoát tự do. Chủng loại vật liệu dệt cũng như vật liệu nhồi là đất hoặc cát cũng rất phong phú vì thế
việc lựa chọn loại vật liệu ống mềm thích hợp với một loại cát nhồi là không dễ dàng. Thử nghiệm xác
định đặc tính thủy lực của hệ cát - vải mô phỏng điều kiện làm việc của hệ thống thông qua xác định
trở lực tắc nghẽn - tỷ lệ gradient và lưu lượng thấm qua vải với hai chủng loại vải dệt, vải không dệt
và nguồn vật liệu nhồi (đất hoặc cát) phổ biến tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm
cung cấp thêm số liệu phục vụ việc lựa chọn vật liệu, công nghệ chế tạo ống mềm xây dựng đê.
Từ khoá: tắc nghẽn, tỷ lệ gradient, lưu lượng thấm qua.
Abstract: Materials for flexible hoses should be hydraulically considered through two functions:
(i) filtration: to prevent escape of sand particles together with water flows; and (ii) seepage: to allow
water to get through freely. Types of textile materials as well as fillers, i.e. soil/sand are such
abundant that it is not easy to select a proper flexible hose material for a specific type of filling sand.
In simulation of the working conditions of the sand-fabric system, our experiments determined its
hydraulic properties via clogging resistances – gradient ratio and permeability through fabrics with
woven fabrics, non-woven fabrics and the filing material (sand/soil) widely available in Ho Chi Minh
City. This study was aimed at providing more data for selecting materials and engineering processes
to manufacture flexible hoses for making dykes.
Keywords: clogging, gradient ratio, permeability.
1. Giới thiệu
Xây dựng đê bằng ống nhồi cát là một
giải pháp công trình hiệu quả, kinh tế để đối
phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nghiên cứu tính tương thích của hệ vật liệu
ống mềm – cát thông qua các đặc tính thủy
lực là một trong những nội dung của đề tài
KC02.13. Yêu cầu về khả năng lưu giữ và độ
thấm qua vật liệu ống mềm được xác định
theo thuật ngữ độ mở biểu kiến EOS (ASTM
4751) và giá trị hệ số thấm qua hay lưu lượng
thấm qua (theo ISO 11058). Những tiêu chí
này thỏa mãn phần lớn các ứng dụng nơi
tiềm năng tắc nghẽn lọc thấp hoặc nơi các
ứng dụng thoát nước không quá kịch tính [1].
Khi tiềm năng tắc nghẽn đáng kể, hoặc khi
ứng dụng thoát nước được cho là quan trọng,
trở lực tắc nghẽn của vải lọc cần đánh giá để
đảm bảo cho thi công và vận hành lâu dài của
hệ thống thủy lực.
Bài viết trình bày thử nghiệm xác định
trở lực tắc nghẽn - tỷ lệ gradient và lưu lượng
thấm qua hệ cát - vải phổ biến có thể ứng
dụng trong công trình địa kỹ thuật ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên vật liệu
- Cát xây dựng (ký hiệu A) có nguồn gốc
từ Đồng Tháp vận chuyển và sử dụng tại
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Cát san lấp (ký hiệu B) có nguồn gốc từ
Đồng Tháp vận chuyển và sử dụng tại TP.
HCM.
- Vải dệt địa kỹ thuật có thông số tương
đương: vải địa kỹ thuật cường lực GM10,
Hàn Quốc. Vật liệu PES, bền kéo đứt dọc
ngang 100 kN/m, O95 ≤ 75 μm.
- Vải GM10B là vải GM10 tráng PVC
biến tính được tiến hành tại Viện Nhiệt đới
môi trường. Trình tự thực hiện: PVC biến
tính được hòa tan thành dung dịch 5 % trong
hỗn hợp dung môi Cyklohecanon và
Methylethylketon rồi tráng lên GM10 bằng
phương pháp dung dịch với tốc độ tráng 0,1
m/giây. Sau khi tráng để vải khô tự nhiên 48
giờ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016
47
- Vải địa kỹ thuật không dệt Polyfelt có
thông số tương đương TS65, Hàn Quốc. Vật
liệu PP, bền kéo đứt dọc ngang 22 kN/m, O95
≤ 180 μm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan sát cấu trúc của vải hoặc
sợi
Sử dụng máy ảnh Canon DX40 ống kính
35mm 1:1.8G, độ mở 1:5.6; chế độ macro;
Phương pháp phân tích (ảnh SEM) bằng
thiết bị JSM 7600F, vải phủ Au-Pt với điện
áp thấp. Thiết bị của ĐH BK Hà Nội.
2.2.2. Phân loại cỡ hạt
Cỡ hạt được xác định bằng sàng mã số:
Prusieb - Đức;
Phân loại cỡ hạt theo TCVN 4828-89.
Mẫu cát khoảng 100g được sấy trong lò
sấy ở 105oC đến khối lượng không đổi
(khoảng 1 giờ) làm nguội sàng và cân ở nhiệt
độ phòng. Hệ số đồng đểu của cỡ hạt (theo
TCVN 5747-1993) tính bằng công thức:
𝐶𝑢 =
𝑑60
𝑑10
(1)
Trong đó: d60 – đường kính của hạt đất
có 60 % khối lượng hạt nhỏ hơn;
d10 – đường kính của hạt đất có 10 %
khối lượng hạt nhỏ hơn.
2.2.3. Đo độ tắc nghẽn tỷ lệ gradient
Thiết bị đo độ tắc nghẽn ký hiệu LT48
được dùng để đo tại phòng thí nghiệm thuộc
Viện Nhiệt đới môi trường. Cột đất trong
thiết bị cao 100 mm. Sơ đồ và thiết bị đo theo
phương pháp Haliburton và Wood, đo phân
tích gradient thủy lực thể hiện qua giá trị “tỷ
lệ gradient” qua vải cộng với 25 mm đất lân
cận, và gradient thủy lực qua 50 mm đất lân
cận. Mỗi phép đo được thực hiện 5 lần và lấy
trung bình theo Phương pháp ASTM D5101
[2, 3].
Giá trị tỷ lệ tắc nghẽn được tính bằng
công thức sau:
𝐺𝑅 =
∆𝐻𝐺𝑇+25𝑆/𝑡𝐺𝑇+25
∆𝐻50𝑆/𝑡50
(2)
Trong đó: ∆𝐻𝐺𝑇+25𝑆 – thay đổi cột nước
từ đáy vải đến 25 mm lớp đất trên vải;
𝑡𝐺𝑇+25 – độ dày của vải (mm) cộng với
25 mm đất;
∆𝐻50𝑆 – thay đổi cột nước giữa 50 mm
lớp đất trên vải;
𝑡50 – chiều dày lớp đất 50 mm.
2.2.4. Đo lưu lượng thấm qua vải
Ứng với các thông số về cột nước trên
thiết bị LT 48 theo ASTM D4491 [4, 5]. Mỗi
phép đo được thực hiện 3 lần và lấy trung
bình. Lưu lượng thấm được tính bằng công
thức ứng với từng cột áp cố định:
𝑉 (𝐿/𝑚2/𝑠) =
𝑄
𝐴.𝑠
(3)
Trong đó: Q – lưu lượng dòng qua vải
mẫu (ml-L);
s – thời gian dòng lưu chất qua;
A – diện tích của mẫu có hình tròn
đường kính D = 108 mm;
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Cấu trúc của vải
Ảnh chụp bề mặt của hai loại vải thử
nghiệm thể hiện trong hình 1.
Hình 1. Bề mặt của vải địa kỹ thuật; (a) Vải GM10 -
ảnh trái; (b) Vải tráng dung dịch PVC ký hiệu GM10B
– ảnh giữa; (c) Vải TS65 – ảnh phải
Ảnh chụp cho thấy bề mặt kẻ ô với các
sợi băng thể hiện rõ trên hình 1(a) của vải
GM10 [6]. Bề mặt có cấu trúc điển hình của
vải dệt thoi. Độ mở của lỗ là khoảng sáng
giữa các mắt sợi dệt phân bố đều đặn. Vải dệt
có tráng PVC biến tính không thấy có sự thay
đổi gì đáng kể trên bề mặt hình 1(b) ngoài
màu sắc có thêm ánh vàng nhạt của keo. Bề
mặt vải TS65 không có cấu trúc này hình
1(c). Độ mở của lỗ là khoảng cách giữa các
sợi vải. Kích thước và hình dạng của độ mở
của vải GM10 phân bố đều đặn so với độ mở
của vải TS65.
Hình 2. Sợi vải địa kỹ thuật; (a) Vải GM10 - ảnh
trái; (b) Vải TS65 – ảnh phải
Cấu trúc của hai loại vải dệt thoi GM10
và vải không dệt TS65 trong hình 2.
48
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
Ảnh SEM có độ phóng đại 1000 lần ở
điện áp 5,0 kV cho thấy sợi của vải GM10
thực tế là một tép gồm nhiều sợi đơn nhỏ có
liên kết, trong khi đó sợi vải TS65 không có
cấu trúc này, dường như được gia công và
tạo hình từ nguyên khối vật liệu Polyfelt.
3.2. Kết quả phân loại cỡ hạt
Kết quả phân loại cỡ hạt vật liệu cát xây
dựng và cát san lấp trình bày trong bảng 1 và
2 với lượng mẫu phân tích là 100 g. Cát xây
dựng có kích thước hạt phân bố đều ở các cỡ
hạt lọt sàng trên 840; 840; 500 và 297 chiếm
tỷ lệ lớn tương ứng là 18,3 %; 29,1 %; 30,0
% và 22,0 %. Cát có kích thước đều. Theo
TCVN 5747-1993, cát san lấp thuộc nhóm
đất không dính có cỡ hạt đồng nhất (3 < Cu).
Cát san lấp có kích thước hạt lọt sàng cỡ 297
chiếm tới 62,3 % và một phần nhỏ hơn lọt
sàng cỡ 125 chiếm 28,8 %. Theo TCVN
5747-1993, cát san lấp thuộc nhóm đất không
dính có cỡ hạt không đồng nhất (2 < Cu < 6).
Bảng 1. Phân loại cỡ hạt mẫu cát xây dựng
Cấp hạt
(μm)
Khối lượng
cấp hạt
Lũy
tiến
trên
lưới
(%)
Hệ số
đồng
đều Cu
theo
(1)
gram %
Lớn hơn 840 17,82 18,31 18,31
Cu ~ 1
500 đến 840 28,26 29,04 47,35
297 đến 500 29,13 29,93 77,28
125 đến 297 21,01 21,59 98,87
53 đến 125 0,63 0,65 99,52
Nhỏ hơn 53 0,47 0,48 100,00
Tổng 97,32 100
Bảng 2. Phân loại cỡ hạt mẫu cát san lấp
Cấp hạt (μm) Khối lượng
cấp hạt
Lũy
tiến
trên
lưới
(%)
Hệ số
đồng
đều Cu
theo (1) gram %
Lớn hơn 840 2,27 2,31 2,31 Cu ~ 4
500 đến 840 0,58 0,59 2,90
297 đến 500 2,16 2,20 5,10
125 đến 297 61,22 62,36 67,46
53 đến 125 28,23 28,76 96,22
Nhỏ hơn 53 3,71 3,78 100,00
Tổng 98,17 100
3.3.Trở lực tắc nghẽn
Ký hiệu Cát xây dựng là A; Cát san lấp
là B. Tỷ lệ thành phần đất hay cát tính bằng
phần trăm ghi trên trục hoành tương ứng với
các giá trị đo được của tỷ lệ gradient và kết
quả đo tắc nghẽn trung bình thể hiện qua tỷ
lệ gradient trong hình 3.
Hình 3.Biểu đồ tắc nghẽn hệ đất - vải
Cát xây dựng (A) là loại cát hạt thô chứa
một phần nhỏ hàm lượng hạt sét, có kích
thước đồng nhất. Nhồi cát xây dựng A vào
trong ống ứng với điều kiện thử cột áp 200
mm tỷ lệ tắc nghẽn của hai loại vải GM10 và
TS65 tương ứng 1,41 và 1,15. Cát san lấp (B)
có kích thước hạt mịn hơn nhiều làm tăng trở
lực và thay đổi tỷ lệ gradient. Vải không dệt
có bước ngoặt tại thành phần (25A+75B)
trong khi đó vải GM10 có thay đổi nhưng
không lớn, được giải thích bằng cấu trúc vải
dệt, kích thước độ mở đều làm cho trở tắc
nghẽn thay đổi đều. So sánh giữa vải GM10
và vải có tráng dung dịch PVC (GM10B), trở
lực tăng lên ở GM10B. Tỷ lệ này tương ứng
từ 1,2 đến 1,3 lần ở các thành phần của vật
liệu nhồi. Việc tăng trở lực liên quan tới việc
giảm độ mở biểu kiến của vải do tráng dung
dịch PCV biến tính. Căn cứ theo giá trị
khuyến cáo của Công binh Hoa Kỳ về tỷ lệ
tắc nghẽn giới hạn là 3,0 thì cả hai loại vải
trên có thể sử dụng trong lĩnh vực Địa kỹ
thuật. Việc gia tăng hàm lượng cát B trong tỷ
lệ cấp phối trộn giữa hai loại cát sẽ làm gia
tăng khả năng tắc nghẽn.
3.4. Lưu lượng thấm qua
Giá trị thấm xuyên đo được tính chuyển
đổi về lưu lượng thấm L/m2/s. Kết quả đo lưu
lượng thấm trung bình theo cột áp trình bày
trong hình 4.
Kết quả đo lưu lượng thấm chỉ ra sự
khác biệt lớn giữa loại vải không dệt TS65 và
vải dệt GM10. Lưu lượng thấm của vải
không dệt gấp tới 30 lần vải dệt và tỷ lệ
nghịch với gradient trở lực. Tốc độ thấm cao
rất phù hợp cho mục đích rút/ thoát nước
(hình 4). So sánh biến thiên lưu lượng thấm
của hai loại GM10 và GM10B, giá trị của lưu
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016
49
lượng thấm tăng theo mức tăng của cột áp. Ở
cột áp thấp dưới 100 mm vải GM10B có lưu
lượng thấm qua nhỏ và cũng tăng theo độ
tăng của cột áp (0,25 – 0,45 L/m2/s). Ở giá trị
cao hơn của cột áp có sự tăng nhanh lưu
lượng thấm qua tới 1,73 L/m2/s ứng với cột
áp 200 mm. Như vậy, tẩm PVC vào làm
giảm độ mở biểu kiến, làm giảm lưu lượng
thấm qua ở cột áp thấp. Mặt khác, PVC có
tác dụng liên kết các bó sợi, nhờ liên kết này
mà ở cột áp cao các bó sợi không bị tòe ra
tránh được sự tắc nghẽn do các hạt sét hoặc
cát mắc vào thân sợi gây tắc nghẽn như ở
GM10.
Nhận xét: Liên quan tới tỷ lệ gradient
thủy lực của hệ đất - vải cho thấy ở tỷ lệ thấp
của cát san lấp (có hệ số cỡ hạt không đồng
nhất lớn) khả năng hoạt động tốt của hệ thủy
lực (chỉ số tắc nghẽn nhỏ hơn 3 đơn vị). Với
hàm lượng cát chứa hạt không đồng nhất cao
hơn hoặc cát san lấp (100 %) hệ thủy lực vải
dệt GM10 và đất phù hợp hơn.
Trong thí nghiệm về lưu lượng thấm, vải
TS65 (vải địa kỹ thuật không dệt) có ưu thế
vượt trội với lưu lượng thấm cao hơn nhiều
lần.
Hình 4. Biểu đồ lưu lượng thấm theo cột áp
4. Kết luận
Nghiên cứu đã phân tích cỡ hạt của hai
loại đất cát (có nguồn gốc từ sông rạch tỉnh
Đồng Tháp) có khả năng ứng dụng thực tế
trong hệ thủy lực đất - vải. Hai loại đất/ cát
được dùng phổ biến ở khu vực TP. HCM,
trong đó loại cát có cỡ hạt thô hơn dùng cho
xây trát, còn loại cát có kích thước hạt nhỏ
hơn và kém đồng nhất hơn dùng cho san lấp
nền công trình.
Thông số về thủy lực được xác định cho
hai loại vải địa kỹ thuật phổ biến là dệt tương
ứng GM10 và không dệt TS65. Các chỉ tiêu
chỉ ra trong điều kiện thực nghiệm (gần với
chế độ hoạt động) hệ đất - vải ứng với đất
hỗn hợp có chỉ tiêu tắc nghẽn nằm trong giá
trị khuyến cáo của Công binh Hoa Kỳ có thể
dùng trong lĩnh vực Địa kỹ thuật (nhỏ hơn 3
đơn vị). Liên quan tới lưu lượng thấm, vải
không dệt TS65 có ưu thế vượt trội với tốc
độ thấm cao gấp khoảng 30 lần vải dệt thoi
GM10. Như vậy, nếu dùng cho mục đích
tiêu, rút nước ở chỉ tiêu này vải không dệt có
ưu thế hơn. Việc tráng dung dịch PVC biến
tính lên vải (GM10B) nhằm mục đích liên
kết các xơ trong sợi dệt cố định sợi ngang với
sợi dọc tăng độ bền vải..., chống UV ở một
số vị trí công nghệ trên ống vải. Tuy nhiên
lớp phủ PVC cũng ảnh hưởng đến đặc tính
thủy lực như tăng trở lực tắc nghẽn, giảm lưu
lượng thấm qua ở cột áp thấp. Việc điều
chỉnh cột áp cao phù hợp trong ứng dụng là
kiến nghị khi dùng giải pháp này. Việc chọn
các loại vải địa kỹ thuật cho mục đích sử
dụng còn phụ thuộc vào các nhóm thông số
kỹ thuật và kinh tế. Trong ứng dụng đê mềm
thông số bền cơ học và kháng môi trường có
giá trị đặc biệt quan trọng cần được cân nhắc.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ
của Bộ Khoa học Công nghệ thông qua
Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và Phát
triển công nghệ vật liệu mới mã số
KC.02/11-15
Tài liệu tham khảo
[1] Joserph E. Fluet, et. al., (1987), Geotextile
Testing and the Design Engineer, ASTM
special technical publication; 952, USA.
[2] K. R. Datye, V. N. Gore (1994),
“Application of natural geotextiles and
related products”, Elsevier, Vol, 13, Issues
6–7, P. 371–388.
[3] Robert M. Koerner (2005), Designing with
Geosynthetics, 5th Edition, Prentice Hall.
[4] Bộ Khoa học công nghệ (2010), TCVN
8483: 2010 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp
xác định độ dẫn nước. Tiêu chuẩn quốc gia.
[5] D 4491 – 99a, Standard Test Methods for
Water Permeability of Geotextiles by
Permittivity (2014).
[6] Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, NXB
ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 23/11/2015
Ngày chấp nhận đăng: 07/12/2015
Phản biện: TS. Nguyễn Khánh Lân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54_1_156_1_10_20170717_0318_2202495.pdf