Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2 năm 2017-2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 184
ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2017-2018
Trần Thị Kim Ngân*, Hoàng Thị Diễm Thúy*, Nguyễn Văn Tân Minh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu và tình trạng đề kháng kháng sinh tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2017 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Kết quả: Có 91 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu. Tác nhân nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp nhất là
E.coli, chiếm tỉ lệ 62,6%. Có 71,4% vi khuẩn kháng cephalosprin thế hệ 2; 67% kháng cephalosporin thế hệ 3; chỉ
có 4,4% kháng amikacin. E.coli có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao; 89,5% đề kháng cephalosporin thế hệ 2; 87,7%
đề kháng cephalosporin thế hệ 3 nhưng 94,7% E.coli còn nhạy với amikacin. Trẻ suy dinh dưỡng kháng
imipenem và meropenem nhiều hơ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2 năm 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 184
ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2017-2018
Trần Thị Kim Ngân*, Hoàng Thị Diễm Thúy*, Nguyễn Văn Tân Minh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu và tình trạng đề kháng kháng sinh tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2017 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Kết quả: Có 91 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu. Tác nhân nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp nhất là
E.coli, chiếm tỉ lệ 62,6%. Có 71,4% vi khuẩn kháng cephalosprin thế hệ 2; 67% kháng cephalosporin thế hệ 3; chỉ
có 4,4% kháng amikacin. E.coli có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao; 89,5% đề kháng cephalosporin thế hệ 2; 87,7%
đề kháng cephalosporin thế hệ 3 nhưng 94,7% E.coli còn nhạy với amikacin. Trẻ suy dinh dưỡng kháng
imipenem và meropenem nhiều hơn trẻ không suy dinh dưỡng gấp 1,6 lần (p = 0,02). Có 71,9% vi khuẩn E.coli
tiết ESBL và 31,6% tiết AmpC. Trong nhóm ESBL (+), gen CTX-M1 chiếm tỉ lệ cao nhất 61%; tiếp đến là CTX-
M9: 31,7%; gen TEM: 29,3%; SHV: 0%. Trong nhóm E.coli AmpC (+), gen CITM chiếm tỉ lệ cao nhất 55,6%;
các gen DHAM, ACCM, NDM1 có cùng tỉ lệ 11,1%; gen FOX, MOX, EBC: 0%. Gen CTX-M1 kháng
cephalosprin thế hệ 3 nhiều hơn (p = 0,003).
Kết luận: Tỉ lệ vi khuẩn đề kháng cephalosporin cao, nhưng đa số còn nhạy amikacin. Kiểu gen CTX–M1
của vi khuẩn E.coli kháng cephalosporin thế hệ 3 chiếm đa số, cảnh báo việc lạm dụng kháng sinh.
Từ khóa: nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em; gen ESBL, AmpC, E.coli
ABSTRACT
CHARACTERZINATION AND ANTIMICROBIAL RESISTANCE IN PEDIATRIC URINARY TRACT
INFECTION AT CHILDREN’S HOSPITAL 2
Tran Thi Kim Ngan, Hoang Thi Diem Thuy, Nguyen Van Tan Minh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 184-191
Objective: To describe the microbial characteristics and antibiotic resistance in pediatric urinary tract
infection (UTI) at Children’s Hospital no2 (2017-2078).
Method: Cross-sectional study.
Results: There were 91 patients in the study. Among them, E.coli was the leading cause of UTI (62.6%).
The rate of antimicrobial resistance with cephalosporin2th, cephalosporin3th and amikacin was 71.4%, 67% and
4.4% respectively. E.coli also showed high percentage of resistance to cephalosporin2th (89.5%), and to
cephalosporin3th (87.7%). The malnourished children resist imipenem and meropenem more than the others
(p=0.02; OR=1.6; CI 95% (0.32-2.88)). The percentage of E.coli producing ESBL (+) and AmpC (+) was 71.9%
and 31.6% respectively. These specimens were tested by polymerase chain reaction (PCR) of lactamase genes. In
the ESBL-producing E. coli, the CTX-M1 gene was the most prevalent (61%), followed by CTX-M9 (31.7%),
TEM (29.3%), SHV (0%). In the plasmid-mediated AmpC β-lactamases genes, the gene encoding CITM enzyme
was the most prevalent (55.6%). The DHAM, ACCM, NDM1 genes have the same prevalence (11.1%). The
*Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Kim Ngân ĐT: 0908811705 Email: drngantran@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 185
FOX, MOX, EBC genes were not found. The CTX-M1 gene had more resistance to cephalosporin3th than the
others (p = 0.003).
Conclusion: The rate of antimicrobial resistance with cephalosporin in UTI was really high. However,
almost bacteria were sensitive to amikacin. The CTX-M1 gene was the most predominant in cephalosporin3th
resisting E.coli, warning of antibiotic abuse.
Keywords: urinary tract infection in children, genotype ESBL, AmpC, E.coli
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một
trong những tình trạng nhiễm khuẩn thường
gặp ở trẻ em, chỉ đứng thứ hai sau nhiễm
khuẩn hô hấp. Nhiễm khuẩn tiết niệu trên
(viêm đài bể thận cấp) có thể dẫn đến các biến
chứng cấp tính như nhiễm khuẩn huyết, áp xe
thận và biến chứng lâu dài như sẹo thận, cao
huyết áp và bệnh thận giai đoạn cuối(6,9). Việc
sử dụng kháng sinh kịp thời và phù hợp giúp
bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và tránh các
biến chứng. Việc lựa chọn kháng sinh ban đầu
tùy thuộc vào tính chất dịch tễ học, tác nhân
gây bệnh, phổ nhạy cảm và đề kháng của
chủng vi khuẩn lưu hành tại địa phương.
Những hiểu biết về tác nhân gây nhiễm khuẩn
tiết niệu, sự nhạy cảm và đề kháng kháng sinh
sẽ cung cấp dữ liệu cho các nhà lâm sàng lựa
chọn kháng sinh và đưa ra phác đồ điều trị
phù hợp, làm giảm các biến chứng về lâu dài
cho trẻ.
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu: “Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng
sinh trong nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2017 – 2018”, nhằm
giúp bác sĩ điều trị Bệnh viện Nhi Đồng 2 định
hướng tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu và
lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp. Trong
khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi cũng khảo
sát các biến đổi về gen trên chủng E. coli tiết men
lactamase tại bệnh viện Nhi Đồng 2 với mục
đích cung cấp thêm dữ liệu cho các nhà nghiên
cứu vi trùng – di truyền học trong các nghiên
cứu cận lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tác nhân vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn tiết niệu và tình trạng đề kháng kháng
sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2017 - 2018.
Khảo sát mối liên quan giữa tác nhân gây
bệnh, sự đề kháng kháng sinh với một số đặc
điểm lâm sàng, bệnh nền đường tiết niệu (trào
ngược bàng quang niệu quản, dãn bể thận, dị tật
bẩm sinh đường niệu).
Khảo sát kiểu gen của vi khuẩn E. coli tiết
men lactamase ở đường niệu trẻ em và mối liên
quan giữa kiểu gen vi khuẩn E. coli tiết men
lactamase với đề kháng kháng sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích.
Dân số chọn mẫu
Trẻ em từ 01 tháng đến 16 tuổi bị nhiễm
khuẩn tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi
đồng 2 năm 2017 - 2018 có cấy nước tiểu dương
tính ≥ 50.000/ml chỉ một tác nhân.
Kỹ thuật chọn mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:
= 0,05 Z1-/2 = Z0,975 = 1,96, d = 0,1.
P = 0,67(3) → nmax = 90 ca.
Mẫu nước tiểu được lấy giữa dòng hay dán
bao nếu không lấy được giữa dòng ở trẻ ≤ 24
tháng, lấy qua sonde tiểu trong trường hợp có
đặt sonde tiểu hay nghi ngờ ngoại nhiễm.
Xét nghiệm vi khuẩn E.coli tiết men ESBL:
thực hiện tại khoa vi sinh bệnh viện Nhi Đồng 2,
trên máy Phoenix 100 của hãng Becton
Dickkinson. ESBL dương tính khi MIC của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 186
cefotxime ≥ 3 lần cefotaxime-clavulanate hoặc
ceftazidime ≥ 3 lần ceftazidime-clavulanate.
Xét nghiệm gen vi khuẩn E.coli tiết
betalactamse và E.coli tiết men AmpC: mẫu cấy
nước tiểu dương tính với E.coli được gởi sang
phòng khám Nam Khoa (đạt chuẩn ISO 9001
và 13485) để làm xét nghiệm phân tích gen tiết
men lactamase được thực hiện bằng phương
pháp PCR đa mồi (PCR multiplex), E.coli tiết
men AmpC được xác định dựa trên kiểu hình
gen AmpC.
Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng: BMI< -2SD (WHO).
Béo phì: BMI> + 2SD (WHO).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 11/10/2017 đến 15/06/2018, đã thu thập
được 101 mẫu cấy nước tiểu ≥ 50.000 khúm vi
khuẩn. Có 10 mẫu bị loại ra khỏi nghiên cứu vì
ngoại nhiễm.
Đặc điểm dân số học
Bảng 1: Nhóm tuổi
Nhóm tuổi (n = 91) Tần số (tỉ lệ) n (%)
≤ 24 tháng 51(56)
> 24 - ≤ 60 tháng 17(19)
> 60 tháng 23(25)
54% nữ, 46% nam.
56% tỉnh, 44% TP. Hồ Chí Minh.
Tuổi trung vị: 19 tháng (p25: 6, p75: 62).
Tỉ lệ suy dinh dưỡng: 14%.
Bệnh nền đường tiết niệu
Có 53/91 ca (58%) trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu
trong nghiên cứu có bệnh nền đường tiết niệu.
Loại bệnh nền thường gặp nhất là dãn niệu
quản; thận ứ nước (30,1%), kế đến là bàng quang
thần kinh (22,6%); trào ngược bàng quang, niệu
quản và dị dạng tiết niệu, thận đôi, niệu quản
đôi có cùng tỉ lệ (9,4%); hẹp khúc nối bể thận-
niệu quản và hẹp bao quy đầu chiếm tỉ lệ như
nhau (5,7%). Còn lại là các nguyên nhân khác.
Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Bảng 2: Tác nhân
Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn tiết niệu (n=91)
Tần số(tỉ lệ)
n (%)
E.coli 57(62,6)
Enterococcus spp. 11(12)
Klebsiella 10(11)
Enterobacter spp. 4(4,4)
Pseudomonas 3(3,3)
Acinetobacter 2(2,2)
Proteus 1(1)
Citrobacter 1(1)
Morganella 1(1)
Serratia 1(1)
Sự đề kháng kháng sinh
Có 71,4% vi khuẩn kháng cephalosporin thế
hệ 2; 67% vi khuẩn kháng cephalosporin thế hệ
3; 4,4% kháng amikacin (Bảng 3).
Bảng 3: Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli
Stt Sự đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tiết
niệu do E.coli (n=57)
Tần số (tỉ lệ) n(%)
Nhạy Trung gian Kháng
1 Cephalosporin 3 (ceftriaxone, cefotaxim) 6(10,5) 0 50(87,7)
2 Ceftazidime 6(10,5) 0 47(82,5)
3 Cefepim 8(14,04) 1(1,7) 43(75,4)
4 Cephalosporin2 (cefuroxim, cefazolin, cefoxitin) 31(54,4) 2(3,5) 51(89,5)
5 Amikacin 54(94,7) 1(1,7) 2(3,5)
6 Gentamycin 35(61,4) 0 21(36,8)
7 Ciprofloxacin 19(33,3) 0 37(64,9)
8 Levofloxacin 19(33,3) 0 35(61,4)
9 Colistin 55(96,5) 0 0
10 Aztreonam 7(12,3) 0 44(77,2)
11 Ertapenem 43(75,4) 0 4(7)
12 Imipenem 39(68,4) 2(3,5) 11(19,3)
13 Meropenem 47(82,5) 0 9(15,8)
14 Ampicilin/sulbactam 3(5,3) 1(1,7) 54(94,7)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 187
Stt Sự đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tiết
niệu do E.coli (n=57)
Tần số (tỉ lệ) n(%)
Nhạy Trung gian Kháng
15 Trimethoprim/sulfamethoxazole 11(19,3) 0 44(77,2)
16 Ticarcillin/clavuclanate 9(15,8) 8(14,04) 18(31,6)
17 Tigecyclin 47(82,5) 0 1(1,7)
18 Piperacilin/tazobactam 40(70,2) 4(7) 9(15,8)
19 Nitrofurantoin 8(14,04) 0 1(1,7)
20 Cefoperazone+sulbactam 3(5,3) 2(3,5) 0
21 Norfloxacin 1(1,7) 0 1(1,7)
22 Ofloxacin 1(1,7) 0 1(1,7)
23 Fosmycin 7(12,3) 0 0
24 Amox/a.clavulanic 1(1,7) 0 3(5,3)
25 Cephalothin 0 0 2(3,5)
Tỉ lệ E.coli tiết men ESBL và AmpC
Bảng 4: Tỉ lệ vi khuẩn E.coli tiết men ESBL
(Extended-spectrum beta-lactamse) và AmpC
(Plasmid-mediated AmpC Lactamse) (N=57)
Men Tần số Tỉ lệ (%)
ESBL (+) 41 71,9
AmpC (+) 18 31,6
ESBL (+) và AmpC (+) 7 12,3
Mối liên quan giữa tác nhân gây bệnh với một
số đặc điểm lâm sàng và bệnh nền đường tiết niệu
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nhiễm khuẩn tiết niệu do tác nhân Klebsiella với
tình trạng dinh dưỡng (p=0,04 <0,05). Những trẻ
suy dinh dưỡng có khả năng nhiễm Klebsiella cao
gấp 5,6 lần so với trẻ bình thường hay béo phì
(OR=5,6; KTC 95% (1,3-24,8)).
Bảng 5: Mối liên quan giữa vi khuẩn Klebsiella với một số đặc điểm lâm sàng và bệnh nền đường tiết niệu
Mối liên quan giữa Klebsiella với các đặc điểm
dân số (N=91)
Klebsiella
OR (KTC 95%) Giá trị P
Dương n(%) Âm n(%)
Nhóm tuổi
≤ 24 tháng 3(5,9) 48(94,1) 1
0,15* >24 - ≤ 60 tháng 3(17,7) 14(82,3) 3,4(0,6-18,9)
>60 tháng 4(17,4) 19(82,6) 3,3(0,7-16,5)
Giới tính
Nam 4(9,5) 38(90,5)
1,3(0,3-6,8) 0,75*
Nữ 6(12,2) 43(87,8)
Nơi cư trú
TP. Hồ Chí Minh 5(12,5) 35(87,5)
0,7(0,2-3,6) 0,74*
Tỉnh 5(9,8) 46(90,2)
Tình trạng dinh
dưỡng
Bình thường 5(7,3) 63(92,7) 1
0,04* Suy dinh dưỡng 4(30,8) 9(69,2) 5,6(1,3-24,8)
Béo phì 1(10) 9(90) 1,4(0,1-13,4)
Bệnh nền niệu
Có 8(15,1) 45(84,9)
3,2(0,6-32,4) 0,2*
Không 2(5,3) 36(94,7)
4 trẻ suy dinh dưỡng nhiễm Klebsiella có thời
gian nằm viện trung bình 24,25 ± 11,6. Trong đó
3 trẻ có bệnh nền: bàng quang thần kinh/thoát vị
màng não tủy, bàng quang thần kinh/đái tháo
đường type I, mở bàng quang ra da/bại não. Trẻ
còn lại không có bệnh lý nền (Bảng 5).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa giới tính với nhiễm khuẩn tiết
niệu do Enterococcus. Tỉ lệ trẻ gái nhiễm
Enterococcus cao hơn trẻ trai 4,5 lần (OR=4,5;
KTC 95% (0,8-44,7)).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa có bệnh nền tiết niệu với nhiễm
khuẩn tiết niệu do Enterococcus. Tỉ lệ trẻ có bệnh
nền đường niệu nhiễm khuẩn do Enterococus
chỉ bằng 0,13 lần so với trẻ không có bệnh nền
đường niệu (OR=0,13; KTC 95% (0,01-0,68)).
Không có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn
tiết niệu do Klebsiella và E.coli với các đặc điểm:
tuổi, giới, nơi cư trú, tình trạng dinh dưỡng và
bệnh nền đường tiết niệu (p > 0,05) (Bảng 6).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 188
Mối liên quan giữa sự đề kháng kháng sinh
với một số đặc điểm lâm sàng và bệnh nền
đường tiết niệu
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng dinh dưỡng với sự đề kháng
imipenem và meropenem (p = 0,02). Tỉ lệ trẻ suy
dinh dưỡng kháng imipenem và meropenem
nhiều hơn gấp 1,6 lần so với trẻ không suy dinh
dưỡng (OR=1,6; KTC 95% (0,32-2,88)) (Bảng 7).
Bảng 6: Mối liên quan giữa vi khuẩn Enterococcus với một số đặc điểm lâm sàng và bệnh nền đường tiết niệu
Mối liên quan giữa Enterococcus với các
đặc điểm dân số (N=91)
Enterococcus
OR (KTC 95%) Giá trị P
Dương n(%) Âm n(%)
Nhóm tuổi
≤ 24 tháng 9(17,6) 42(82,4) 1
0,07* >24 - ≤ 60 tháng 2(11,8) 15(88,2) 0,6(0,1-3,2)
>60 tháng 0(0) 23(100) 0
Giới tính
Nam 2(4,8) 40(95,2)
4,5(0,8-44,7) 0,047
Nữ 9(18,4) 40(81,6)
Nơi cư trú TP. Hồ Chí Minh 6(15) 34(85)
0,6(0,1-2,7) 0,53*
Tỉnh 5(9,8) 46(90,2)
Tình trạng dinh
dưỡng
Bình thường 10(14,7) 58(85,3) 1
0,57* Suy dinh dưỡng 1(7,7) 12(92,3) 0,5(0,1-4,1)
Béo phì 0(0) 10(100) 0
Bệnh nền niệu
Có 2(3,8) 51(96,2)
0,13(0,01-0,68) 0,007*
Không 9(23,7) 29(76,3)
Bảng 7: Mối liên quan giữa đề kháng imipenem và meropenem với một số đặc điểm lâm sàng và bệnh nền
đường tiết niệu
Mối liên quan giữa kháng imipenem và
meropenem với các đặc điểm dân số (N=91)
Kháng imipenem và meropenem
OR (KTC 95%) Giá trị P
Có n(%) Không n(%)
Nhóm tuổi
≤ 24 tháng 09(17,6) 42(82,4) 1
0,73 >24 - ≤ 60 tháng 04(23,5) 13(76,5) 1,4(0,38-5,44)
>60 tháng 06 (26,1) 17(73,9) 1,6(0,51-5,34)
Giới tính
Nam 05(11,9) 37(88,1)
2,96(0,89-11,49) 0,05
Nữ 14(27,6) 35(71,4)
Nơi cư trú
TP. Hồ Chí Minh 11(27,5) 29(72,5)
0,49(0,15-1,54) 0,17
Tỉnh 08(15,7) 43(84,3)
Tình trạng dinh
dưỡng
Bình thường 10(14,7) 58(85,3) 1
0,02* Suy dinh dưỡng 06(46,2) 07(53,8) 1,6 (0,32-2,88)
Béo phì 03(30) 07(70) 0,91(0,6-2,42)
Bệnh nền niệu
Có 13(24,5) 40(75,5)
1,73(0,53-6,17) 0,3
Không 06(15,8) 32(84,2)
*: Kiểm định chính xác Fisher
Kiểu gen của vi khuẩn E.coli kháng Beta
Lactam
Bảng 8: Kiểu gen vi khuẩn E.coli theo men
extended spectrum beta-lactamase (N=57)
Kiểu gen ESBL (+) (n=41) n(%) ESBL (-) (n=16) n (%)
CTX-M1 25(61) 5(31,2)
CTX-M9 13(31,7) 2(12,5)
TEM 12(29,3) 11(68,7)
CTX-M2 0(0) 0(0)
SHV 0(0) 0(0)
Bảng 9: Kiểu gen vi khuẩn E.coli theo men
mediated plasmid AmpC beta-lactamase (N=57)
KIỂU GEN
AMPC (+) (n=18)
n (%)
AMPC (-) (n=39)
n (%)
CITM 10(55,6) 0(0)
DHAM 2(11,1) 2(5,1)
ACCM 2(11,1) 2(5,1)
NDM1 2(11,1) 0(0)
FOX 0(0) 0(0)
MOX 0(0) 0(0)
EBC 0(0) 0(0)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 189
Mối liên quan giữa kiểu gen E.coli và đề kháng
kháng sinh
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa
gen TEM với vi khuẩn E.coli tiết men ESBL (P =
0,006). Tỉ lệ vi khuẩn E.coli chứa gen TEM tiết
men ESBL chỉ bằng 0,2 lần so với vi khuẩn
E.coli không chứa gen TEM (OR=0,2; KTC 95%
(0,04-0,76)).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa
gen CTX-M1 với vi khuẩn E.coli tiết men ESBL (P
= 0,006). Tỉ lệ vi khuẩn E.coli chứa gen CTX-M1
tiết men ESBL gấp 3,4 lần so với vi khuẩn E.coli
không chứa gen CTX-M1 (OR=03,4; KTC 95%
((0,87-14,8)).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
gen CITM với vi khuẩn E.coli tiết men AmpC
(P<0,001). Tỉ lệ vi khuẩn E.coli chứa gen CITM có
men AmpC (+) nhiều hơn không chứa gen này.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vi
khuẩn E.coli có gen CTX-M1 với kháng
cephalosprin thế hệ 3 (cefotaxim, ceftriaxone) (p
= 0,003). Tỉ lệ vi khuẩn E.coli có gen CTX-M1
kháng cephalosprin thế hệ 3 nhiều hơn.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
gen DHAM của vi khuẩn E.coli tiết men AmpC
với kháng cephalosprin thế hệ 3 (p<0,005). Tỉ lệ
vi khuẩn E.coli chứa gen DHAM kháng
cephalosprin thế hệ 3 chỉ bằng 0,03 lần so với vi
khuẩn E.coli không chứa gen DHAM (OR=0,03;
KTC 95% (0,001-0,48)).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa
gen CTX-M9 của vi khuẩn E.coli với đề kháng
imipenem, meropenem (P = 0,024). Tỉ lệ vi khuẩn
E.coli chứa gen CTX-M9 ít kháng imipenem,
meropenem hơn E.coli không có gen CTX-M9.
BÀN LUẬN
Sự đề kháng kháng sinh
Có đến 71,4% vi khuẩn trong nhiễm khuẩn
tiết niệu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 kháng
cephalosprin thế hệ 2; 67% kháng
cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone, cefotaxim),
59,3% kháng cephalosporin thế hệ 4
(cefepime), 61,5% kháng
trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX),
52,7% kháng ciprofloxacin, 46,2% kháng
levofloxacin. Tỉ lệ kháng Imipenem là 18,7% và
meropenem là 15,4%. Tỉ lệ kháng
cephalosporin thế hệ 2 khá cao, do đó nên hạn
chế sử dụng cephalosporin thế hệ 2 trong điều
trị dự phòng NKTN.
Tỉ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 trong
nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Hoàng
Nguyên Lộc, Hồ Đặng Văn Nhân (6%)(4), và
nghiên cứu của Karimian M và cộng sự ở Iran
cho thấy đa số nhạy imipenem (79,2%),
ciprofloxacin (78%) và nitrofurantoin (70,8%).
Trong đó, độ nhạy thấp hơn với cefotaxime
(53%), cefalexin (39,8%) và TMP/SMX (26,1%).
Kháng với imipenem, cefotaxime và cefalexin
thường gặp hơn ở nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát
và sử dụng trước kháng sinh(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, E.coli có tỉ lệ
đề kháng kháng sinh rất cao. Tỉ lệ E.coli tiết ESBL
đến 71,9% và 31,6% tiết AmpC. Tỉ lệ E.coli còn
nhạy với amikacin là 94,7%, colistin là 96,5%,
imipenem là 68,4%, meropenem là 82,5%.
Một nghiên cứu trên 151 bệnh nhân viêm đài
bể thận cấp tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 7/20010-
4/2012 đã ghi nhận, tỉ lệ E.coli kháng với
cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone, cefotaxim) là
67%, gentamicin là 52%, ampicillin là 95%,
TMP/SMX 71%, amox/clavulanate là 37%,
ciprofloxacin là 37%; thấp hơn nghiên cứu của
chúng tôi. Tỉ lệ E.coli tiết men beta lactamase
chiếm 67%. Trong đó, tỉ lệ ESBL kháng
gentamicin, ciprofloxacin và amikacin lần lượt là
68%, 53%, 2%. Tỉ lệ E.coli nhạy với amikacin là
96%, nitrofurantoin là 99%, imipenem và
meropenem là 100%(3). Điều này cho thấy, chủng
E.coli tại bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày càng đề
kháng với kháng sinh, và đặc biệt là giảm nhạy
với các kháng sinh thế hệ mới như imipenem,
meropenem.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 190
Kiểu gen vi khuẩn E.coli tiết men extended
spectrum beta-lactamase (ESBL)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm
ESBL (+), gen CTX-M1 chiểm tỉ lệ cao nhất 61%,
kế đến là CTX-M9 31,7%. Tỉ lệ gen CTX-M (CTX-
M1 và CTX-M9) là 92,7%. Gen TEM chiếm tỉ lệ
29,3%. Không tìm thấy gen SHV.
Kết quả này gần giống nghiên cứu về nhiễm
khuẩn tiết niệu cộng đồng do E.coli trên 523 trẻ
từ 3 tháng đến 18 tuổi mới được công bố năm
2017 tại Ấn Độ, của Nisha và cộng sự, 37,5%
ESBL (+). Tỉ lệ gen CTX-M (bla cefotaximase)
chiếm tỉ lệ nhiều nhất (87,5%), kế đến là TEM
(bla temoneira) (68,4%) và SHV (bla sulfhydryl
variable) (3,1%)(7).
Tuy nhiên, kết quả này khác nghiên cứu về
đa kháng thuốc của vi khuẩn E.coli đường niệu
tiết ESBL ở trẻ em Bắc Iran của tác giả Rezai, có
320 chủng E.coli được phân lập, 30,5% có ESBL
(+). Tỉ lệ kiểu gen ESBL: gen TEM chiếm tỉ lệ cao
nhất (49%), tiếp theo là SHV (44%), CTX (28%),
VEB (8%). Có 30% chủng tiết ESBL mang cả 2
gen kháng thuốc, trong đó 12% có cả 2 gen TEM
và CTX-M(8).
Kiểu gen vi khuẩn E.coli tiết men mediated
plasmid AmpC beta-lactamase
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm
E.coli AmpC (+), gen CITM chiếm tỉ lệ cao nhất
55,6%. Các gen DHAM, ACCM, NDM1 có cùng
tỉ lệ 11,1%. Không tìm thấy các gen FOX, MOX,
EBC trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu ở 5 bệnh viện nhi tại Trung
Quốc từ năm 2005-2006, của tác giả Ding và cộng
sự, trên 494 E. coli và 637 K. pneumoniae. Plasmid-
mediated AmpC β-lactamase được tìm thấy 2%
ở chủng E. coli (10/494) và 10,1% chủng K.
pneumoniae (64/637). Gen DHA-1 chiếm tỉ lệ cao
nhất 93,2%. Gen blaCMY-2 chiếm tỉ lệ 6,8%.
Hiện diện cả 2 men ESBL và AmpC chiếm tỉ lệ
24,3% (18/74)(2).
Nghiên cứu ở Anh Quốc và Ailen năm 2016
về E.coli và Klebsiella spp. tiết AmpC của
Woodford và cộng sự, tiêu chuẩn nhận vào là vi
khuẩn kháng cephalosporin, kể cả cefoxitin và
không bị ức chế bởi a. clavuclanic. Có 67/135
(49,5) E.coli đủ tiêu chuẩn AmpC (+). Men CIT
chiếm tỉ lệ 88% (59/67). Men ACC chiếm tỉ lệ 6%
(4/67). Men FOX chiếm tỉ lệ 4,5% (3/67). Men
DHA chiếm tỉ lệ 1,5% (1/67)(10).
Như vậy tỉ lệ gen CITM trong nghiên cứu
chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Woodford.
Nghiên cứu của Woodford thực hiện trong tất cả
nhiễm trùng do E.coli chứ không riêng cho
nhiễm trùng tiểu nên kết quả có thể khác biệt. Tỉ
lệ gen DHA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn tác giả Ding, nhưng cao hơn Woodford. Tỉ
lệ gen ACC chiếm 11,1% cao hơn nghiên cứu của
Woodford gen này chỉ có 6%.
Chúng tôi cũng không tìm thấy gen FOX,
gen này chiếm tỉ lệ 4,5% trong nghiên cứu của
Woodford, có thể do khác biệt về vị trí nhiễm
khuẩn và địa lý.
Mối liên quan giữa kiểu gen E.coli và đề kháng
kháng sinh
Kết quả trên tương tự nghiên cứu về đa
kháng thuốc của vi khuẩn E.coli đường niệu tiết
ESBL ở trẻ em Bắc Iran của Rezai, sự kháng
thuốc cotrimoxazole, imipenem, amikacin, và
cephalosporin thế hệ 3 nhiều hơn ở chủng phân
lập mang gen CTX-M (+) so với chủng CTX-M(-);
nhóm TEM (-) có sự kháng thuốc cao hơn với
cefotaxime, amikacin, và ceftriaxone (P = 0,004, p
= 0,008, và P = 0,02)(8). Nghiên cứu tại 4 bệnh viện
thuộc các vùng khác nhau ở Pháp từ năm 1997
đến năm 2002 của Branger và cộng sự cho thấy,
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ đề
kháng fluoroquinolone giữa gen CTX-M (51,9%)
với gen SHV (13,6%) (p = 0,002) và với gen TEM
(27,7%) (p=0,009)(1).
Trên đây là những kết quả đáng quan ngại vì
kiểu gen của vi khuẩn E.coli có liên quan đến
tình trạng kháng thuốc đang sử dụng rất cao và
lại chiếm ưu thế trong đó có nghiên cứu của
chúng tôi. Tỉ lệ kiểu gen CTX –M1 kháng
cephalosporin thế hệ 3 chiếm đến 61%. Kiểu đề
kháng qua trung gian plasmid là kiểu lây lan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 191
nhanh, cảnh báo việc lạm dụng kháng sinh hiện
là mối đe dọa trên toàn cầu.
KẾT LUẬN
Tác nhân nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em
thường gặp nhất là E.coli, với tỉ lệ đề kháng
cephalosprin thế hệ 3 trên 80% và kháng
amikacin chỉ 3,5%. Do đó, xem xét kết hợp
amikacin là kháng sinh tĩnh mạch ngay từ đầu
trong điều trị NKTN. Đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 6
tháng, có dấu hiệu lâm sàng nặng hay có bệnh
nền đường niệu. Hạn chế sử dụng cephalosporin
thế hệ 2 trong điều trị dự phòng NKTN trẻ em
do tỉ lệ đề kháng cao. Bác sĩ điều trị cũng nên lưu
ý đến tác nhân Klebsiella và đề kháng imipenem.
Nghiên cứu đã cho cái nhìn tổng quan về
kiểu gen vi khuẩn E.coli trong nhiễm khuẩn tiết
niệu trẻ em theo men ESBL và AmpC, cũng như
tỉ lệ E.coli tiết men ESBL và AmpC khá cao. Do
đó cân nhắc thay đổi kháng sinh sớm khi lâm
sàng không đáp ứng sau 48 giờ điều trị
cephalosprin thế hệ 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Branger C, Zamfir O, Geoffroy S et al (2005). "Genetic
Background of Escherichia coli and Extended- spectrum beta-
Lactamase Type". Emerging Infectious Diseases, 11(1):pp.54-61.
2. Ding H, Yang Y, Lu Q et al (2008). "The prevalence of plasmid-
mediated AmpC -lactamases among clinical isolates of Esch-
erichia coli and Klebsiella pneumoniae from five children’s
hospitals in China". Eur J Clin. Microbiol Infect Dis, 27:pp.915–
921.
3. Dương Hồng Phước, Ngô Thị Ngãi, Nguyễn Huỳnh Trọng Thi
et al (2012). "Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học trong viêm đài
bể thận cấp lần đầu ở trẻ em". Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
16(4):pp.79-84.
4. Hoàng Nguyên Lộc, Hồ Đặng Văn Nhân (1996). "Tổng kết dịch
tể, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi nhiễm trùng tiểu
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 3 năm 1993-1995". Trung tâm
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế.
5. Karimian M, Kermani R, Khaleghi M et al. (2017). "Antibiotic
susceptibility patterns of isolates from children with urinary
tract infection in Isfahan, Iran: Impact on empirical treatment". J
Glob Antimicrob Resist, 9:pp.3-7
6. Kliegman M. R (2016). "Urinary tract infections". Nelson textbook
of pediatrics, Elsevier, pp.6599-6613.
7. Nisha KV, Veena SA, Rathika SD et al. (2017). "Antimicrobial
susceptibility, risk factors and prevalence of bla cefotaximase,
temoneira, and sulfhydryl variable genes among Escherichia
coli in community-acquired pediatric urinary tract infection".
Journal of Laboratory Physicians, 9(3):pp.156-162.
8. Rezai MS, Salehifar E, Rafiei A et al (2015). "Characterization of
Multidrug Resistant Extended-Spectrum Beta-Lactamase-
Producing Escherichia coli among Uropathogens of Pediatrics
in North of Iran". BioMed Research International, pp.1-7.
9. Shaikh N, Hoberman A (2017). "Urinary tract infections in
children". Epidemiology and risk factors;
https://www.uptodate.com/contents/urinary-tract-infections-in-
children-epidemiology-and-risk-factors.
10. Woodford N, Reddy S, Fagan EJ et al (2007). "Wide geographic
spread of diverse acquired AmpC β-lactamases among
Escherichia coli and Klebsiella spp. in the UK and Ireland".
Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 59(1):pp.102-105.
Ngày nhận bài báo: 13/01/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/01/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 184_3_0385_2164326.pdf