Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học và tỉ lệ nhạy kháng sinh trong điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ tại phòng khám tiết niệu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 203
ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TỈ LỆ NHẠY KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP Ở PHỤ NỮ
TẠI PHÒNG KHÁM TIẾT NIỆU
Ngô Xuân Thái*, Nguyễn Xuân Chiến**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích các chủng vi khuẩn thường gây viêm bàng quang cấp (VBQC) ở phụ nữ và tỉ lệ nhạy
với các kháng sinh thường dùng ở phòng khám tiết niệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp. Hồi cứu các trường hợp phụ nữ đến
khám tại bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh được chẩn đoán viêm bàng quang cấp, trong 5 năm từ
2012-2017. Chỉ thu thập các trường hợp được thực hiện cấy nước tiểu.
Kết quả: 477 trường hợp thoả tiêu chí chọn bệnh. Viêm bàng quang cấp đơn thuần (VBQCĐT) chiếm đa số
với 73,09 %, viêm bàng quang cấp phức tạp (VBQCPT) chiếm tỉ lệ đáng kể 26,91%. Có 451 mẫu cấy dương tính
ra vi khuẩn và được làm kháng sinh đồ (KSĐ). Trong đó có 44 mẫu cấy ra 2 vi khuẩn và 407 m...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học và tỉ lệ nhạy kháng sinh trong điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ tại phòng khám tiết niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 203
ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TỈ LỆ NHẠY KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP Ở PHỤ NỮ
TẠI PHÒNG KHÁM TIẾT NIỆU
Ngô Xuân Thái*, Nguyễn Xuân Chiến**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích các chủng vi khuẩn thường gây viêm bàng quang cấp (VBQC) ở phụ nữ và tỉ lệ nhạy
với các kháng sinh thường dùng ở phòng khám tiết niệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp. Hồi cứu các trường hợp phụ nữ đến
khám tại bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh được chẩn đoán viêm bàng quang cấp, trong 5 năm từ
2012-2017. Chỉ thu thập các trường hợp được thực hiện cấy nước tiểu.
Kết quả: 477 trường hợp thoả tiêu chí chọn bệnh. Viêm bàng quang cấp đơn thuần (VBQCĐT) chiếm đa số
với 73,09 %, viêm bàng quang cấp phức tạp (VBQCPT) chiếm tỉ lệ đáng kể 26,91%. Có 451 mẫu cấy dương tính
ra vi khuẩn và được làm kháng sinh đồ (KSĐ). Trong đó có 44 mẫu cấy ra 2 vi khuẩn và 407 mẫu cấy ra 1 vi
khuẩn. Trong VBQCĐT thì E.coli, Klebsiella sp và Proteus mirabilis là những tác nhân chính gây bệnh với tỉ lệ
lần lượt là 66,11 %, 14,62% và 6,98 %. VBQCPT nổi bật 2 tác nhân là E.coli và Klebsiella sp với lần lượt là
65,09% và 18,87%. 31,72% tác nhân vi khuẩn gây VBQC được ghi nhận tiết men ESBL. Tỉ lệ E.coli tiết ESBL
trong VBQCĐT là 34,83%. Tỉ lệ E.coli tiết ESBL trong VBQCPT là 53,85 %. Tỉ lệ nhạy của các kháng sinh
nhóm cephalosporin thế hệ 3 và nhóm quinolon trong điều trị VBQC hiện đều thấp và không nên được sử dụng
như là kháng sinh kinh nghiệm (KSKN), trong khi đó nitrofurantoin và fosfomycin lại cho thấy tỉ lệ nhạy còn cao
và phù hợp với một số khuyến cáo trên thế giới.
Kết luận: Chúng tôi đề xuất KSKN trong VBQCĐT ở phụ nữ tại các phòng khám tiết niệu nên là các kháng
sinh nitrofurantoin, fosfomycin, amoxicillin-clavulanic. Chúng tôi cũng đề xuất việc sử dụng nitrofurantoin,
fosfomycin như là KSKN thích hợp cho VBQCPT.
Từ khoá: viêm bàng quang cấp đơn thuần, viêm bàng quang cấp phức tạp
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF BACTERIOLOGY AND ANTIBIOTICS SENSITIVE RATES IN FEMALE
ACUTE CYSTITIS AT UROLOGIC CLINIC
Ngo Xuan Thai, Nguyen Xuan Chien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh
* Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 203 - 208
Objective: Analyze bacteria cultures that are most frequently associated with acute cystitis in women and
susceptible ratio of antibiotics that commonly used in the urological clinic.
Methods of study: A case series study. Review cases of women visited University Medical Center Ho Chi
Minh City, are diagnosed with acute cystitis, for 5 years from 2012 to 2017. Only cases that have urine cultures
are collected.
Results: 477 cases met the selection criteria. Acute uncomplicated cystitis accounted for 73.09%, acute
complicated cystitis accounted for 26.91%. There were 451 samples were positive, which are 44 specimens had 2
bacteria and 407 had 1 bacterium. In acute uncomplicated cystitis, E.coli, Klebsiella sp and Proteus mirabilis are
*Bộ Môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: PGS TS Ngô Xuân Thái ĐT: 0918017034 Email: drthaidhyd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 204
the main pathogens with 66.11%, 14.62% and 6.98%, respectively. Acute complicated cystitis featured two
agents, E.coli and Klebsiella sp with 65.09% and 18.87%, respectively. 31.72% of bacterial agents in acute cystitis
were recorded ESBL. The ESBL rate in acute uncomplicated cystitis is 34.83%. The ESBL rate in acute
complicated cystitis is 53.85%. The susceptibility of third generation cephalosporins and quinolones in acute
cystitis are currently low and should not be used as empiric therapy, while nitrofurantoin and fosfomycin show
high sensitivity, the same as some recommendations in the world.
Conclusions: We recommend empiric antibiotics for acute uncomplicated cystitis in women, should be used
at urological clinics are nitrofurantoin, fosfomycin, amoxicillin-clavulanic. We also recommend the use of
nitrofurantoin, fosfomycin as empiric antibiotics suitable for acute complicate cystitis in women.
Keywords: acute uncomplicated cystitis, acute complicated cystitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là
vấn đề thường gặp nhất trong chuyên khoa tiết
niệu, và trong NKĐTN thì viêm bàng quang cấp
là lý do đi khám nhiều nhất của phụ nữ (2).
Hướng dẫn điều trị của Hội tiết niệu châu Âu và
Hoa Kỳ luôn là nguồn tài liệu tin cậy và được
nhiều nước áp dụng theo, tuy nhiên trong bối
cảnh đề kháng kháng sinh trên toàn cầu, nhiều
nước đã làm các nghiên cứu đánh giá lại các tác
nhân gây bệnh và tình trạng nhạy cảm kháng
sinh của riêng từng nước hay khu vực. Nhiều
nghiên cứu đã cho những kết quả khá bất ngờ,
thậm chí đưa ra đề xuất về việc thay đổi loại
kháng sinh hiện đang dùng nhiều trong điều trị.
Hiện tại Việt Nam cũng chưa có nhiều nghiên
cứu về viêm bàng quang cấp ở phụ nữ tại phòng
khám tiết niệu, do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với mục tiêu xác định tần suất của các
tác nhân vi khuẩn gây viêm bàng quang cấp và
xác định tỉ lệ nhạy của các loại kháng sinh thông
dụng được sử dụng tại phòng khám
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu là mô tả hàng loạt
trường hợp, hồi cứu các trường hợp đến khám
trong 5 năm từ 2012-2017. Đối tượng nghiên cứu
là phụ nữ đi khám tại phòng khám tiết niệu
bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh. Để đánh giá kết quả vi sinh và tỉ lệ nhạy
kháng sinh nên chúng tôi chỉ thu thập số liệu
những bệnh nhân có thực hiện cấy nước tiểu và
kháng sinh đồ.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm bàng
quang cấp đơn thuần (VBQCĐT) và viêm bàng
quang cấp phức tạp (VBQCPT) theo hướng dẫn
chẩn đoán của Hội tiết niệu thận học Việt Nam
và Hội tiết niệu châu Âu(1,6)
KẾT QUẢ
Biểu đồ 1 : Phân loại viêm bàng quang cấp
Trong thời gian từ 2012-2017, chúng tôi thu
thập được 477 trường hợp phụ nữ đi khám vì
viêm bàng quang cấp, có thực hiện cấy nước
tiểu, thoả tiêu chí chọn bệnh.
Các trường hợp viêm bàng quang cấp đơn
thuần chiếm đa số với 73,09 % trường hợp. Tuy
nhiên tỉ lệ viêm bàng quang cấp phức tạp chiếm
tỉ lệ đáng kể 26,91%.
Trong tổng số 477 bệnh nhân được thực
hiện cấy nước tiểu, có 451 mẫu cấy dương tính
ra vi khuẩn và được làm kháng sinh đồ. Trong
đó có 44 mẫu cấy ra 2 vi khuẩn và 407 mẫu cấy
ra 1 vi khuẩn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 205
Bảng 1: Các yếu tố gây phức tạp nhiễm khuẩn đường
tiết niệu(1,7)
Sự hiện diện của một ống thông, stent hay hẹp (niệu đạo,
niệu quản, thận), hoặc sử dụng ống thông niệu đạo bàng
quang ngắt quảng.
Lượng nước tiểu tồn lưu sau đi tiểu > 100 ml.
Bệnh lý tắc nghẽn từ nguyên nhân bất kỳ, ví dụ, tắc nghẽn
đường ra bàng quang (bao gồm cả bàng quang thần kinh),
sỏi và bướu.
Bất thường giải phẫu hoặc chức năng hệ tiết niệu.
Thay đổi đường tiết niệu, như phẫu thuật tạo quai hoặc túi
hồi tràng.
Tổn thương biểu mô đường tiết niệu do hóa trị hoặc xạ trị.
NKĐTN quanh hoặc sau phẫu thuật.
Suy thận, ghép thận, đái tháo đường và suy giảm miễn dịch.
Có thai
Các triệu chứng kéo dài từ 7 ngày trở lên khi đi khám
Tiền căn nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi còn nhỏ
Nhiễm khuẩn cần phải nhập viện
Bảng 2: Các loại vi khuẩn gây bệnh trong viêm bàng
quang cấp đơn thuần
Vi khuẩn cấy ra/ 106 TH Số TH Tỉ lệ %
E.coli 69 65,09
Klebsiella spp 20 18,87
Proteus mirabilis 4 3,77
Hafnia alvei 2 1,89
Enterococcus spp 2 1,89
Enterobacter aerogenes 1 0,94
Enterobacter cloacae 3 2,83
Streptococcus spp 3 2,83
Pantoea agglomerans 1 0,94
Staphylococcus coagulase (-) 3 2,83
Staphylococcus aureus 1 0,94
Staphylococcus hemolyticus 4 3,77
Staphylococcus epidermidis 1 0,94
Cũng như hầu hết các báo cáo trên thế giới
nhóm vi khuẩn đường ruột vẫn chiếm đa số
trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang,
trong đó E.coli là tác nhân thường gặp nhất
chiếm 66,11% trường hợp cấy dương tính. Tiếp
theo là Klebsiella sp và Proteus mirabilis với lần
lượt là 14,62% và 6,98%.
Trong nhóm VBQCPT thì lại nổi bật 2 tác
nhân là E.coli và Klebsiella sp với lần lượt là
65,09% và 18,87%. Chỉ tính riêng 2 tác nhân
này đã chiếm 83,96 % các trường hợp cấy
dương tính.
Bảng 3: Các loại vi khuẩn gây bệnh trong viêm bàng
quang cấp phức tạp
Vi khuẩn cấy ra/ 301 TH Số TH Tỉ lệ %
E.coli 199 66,11
Klebsiella spp 44 14,62
Proteus mirabilis 21 6,98
Hafnia alvei 7 2,33
Enterococcus spp 12 3,99
Enterobacter aerogenes 3 1,00
Enterobacter cloacae 1 0,33
Streptococcus spp 14 4,65
Acinetobacter spp 2 0,66
Staphylococcus coagulase (-) 15 4,98
Staphylococcus aureus 3 1,00
Staphylococcus hemolyticus 4 1,33
Staphylococcus epidermidis 5 1,66
Staphylococcus saprophyticus 1 0,33
Biểu đồ 2: Tỉ lệ vi khuẩn tiết ESBL trong VBQ
Trong 372 trường hợp vi khuẩn ghi nhận có
sự tiết men ESBL hay không, có 31,72% (118/372)
được ghi nhận ESBL (+)
Bảng 4: Tình hình vi khuẩn tiết ESBL trong
VBQCĐT và VBQCPT
ESBL (+) ESBL (-) Tổng (n)
VBQCĐT 73 153 226
VBQCPT 40 48 88
Tổng (n) 113 201
Bằng phép kiểm Chi bình phương, chúng tôi
ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
vi khuẩn tiết men ESBL giữa 2 nhóm VBQCĐT
và VBQCPT. Trong nhóm VBQCPT, tỉ lệ tiết
ESBL gặp nhiều hơn trong VBQCĐT (P =0,029).
Nói riêng, trong nghiên cứu này tỉ lệ E.coli tiết
ESBL trong VBQCĐT và VBQCPT lần lượt là
34,83% và 53,85%. Đây là những con số báo
động, vì VBQC vẫn được xem là nhiễm khuẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 206
mắc phải từ cộng đồng. Tỉ lệ của chúng tôi cao
hơn các nhiều các nước trong khu vực, chỉ thấp
hơn Trung Quốc.
Bảng 5: Liên quan giữa nhóm tuổi và vi khuẩn tiết
ESBL
ESBL (+) ESBL (-) Tổng
< 50 tuổi 72 173 245
≥ 50 tuổi 43 51 94
Tổng (n) 115 224
Bằng phép kiểm chi bình phương, chúng tôi
ghi nhận có sự khác biệt về vi khuẩn tiết men
ESBL giữa 2 nhóm tuổi < 50 và ≥ 50 tuổi. Trong
nhóm tuổi ≥ 50 khi bị viêm bàng quang cấp thì tỉ
lệ gặp vi khuẩn tiết men ESBL cao hơn nhóm
tuổi < 50 (P=0,004).
Tỉ lệ nhạy của các kháng sinh trong VBQCĐT
và VBQCPT (biểu đồ 3)
Tỉ lệ nhạy vẫn cao và không có sự chênh lệch
nhiều giữa VBQCĐT và VBQCPT ở nhóm kháng
sinh carbapenem (trừ Imipenem chỉ còn nhạy
khoảng 82%); nhóm aminoglycoside; kháng sinh
phối hợp beta-lactam và chất ức chế beta-
lactamase như cefoperazone-sulbactam,
piperacillin-tazobactam; kháng sinh vancomycin
và linezolide.. Với VBQCĐT nhóm
cephalosporin thế hệ 3 còn nhạy trung bình
(khoảng 61%), nhóm quinolon còn nhạy khoảng
52%. Với VBQCPT, tỉ lệ nhạy của nhóm
cephalosporin thế hệ 3 khoảng 46% và quinolon
là 38%. Đối với 2 kháng sinh nitrofurantonin và
fosfomycin thì tỉ lệ nhạy khá cao với cả VBQCĐT
và VBQCPT, trên 85%.
Tỉ lệ nhạy của các kháng sinh theo men ESBL
Theo biểu đồ 4, tỉ lệ nhạy vẫn còn cao và
không có sự chênh lệch nhiều trong nhóm ESBL
(-) và ESBL (+) của nhóm kháng sinh
carbapenem, nhóm aminoglycoside, kháng sinh
cefoperazone-sulbactam và colistin. Với vi khuẩn
tiết men ESBL, nhóm cephalosporin thế hệ 3 gần
như không còn tác dụng, nhóm quinolon cũng
chỉ còn nhạy khoảng 18-20%. Với vi khuẩn
không tiết ESBL, tỉ lệ nhạy của nhóm
cephalosporin thế hệ 3 vẫn khá tốt, trên 80%;
nhóm quinolon còn nhạy khoảng 70%. Đối với 2
kháng sinh nitrofurantonin và fosfomycin thì tỉ
lệ nhạy khá cao với cả ESBL (-) và ESBL (+). Tuy
nhiên 2 kháng sinh này khá ít đĩa trên KSĐ thực
tế nên số lượng được phân tích còn ít.
BÀN LUẬN
Về kháng sinh dùng theo kinh nghiệm
trong viêm bàng quang cấp đơn thuần
* Các guideline trên thế giới :
Theo hướng dẫn của hội tiết niệu châu Âu,
nhóm kháng sinh lựa chọn đầu tiên khuyến cáo
sử dụng cho VBQCĐT là: nitrofurantoin 100 mg
x 2/ngày trong 5 ngày; fosfomycin trometamol 3g
liều duy nhất; pivmecillinam 400 mg x3/ngày
trong 3-5 ngày; fosfomycin trometamol 3g liều
duy nhất; pivmecillinam 400 mg x3/ngày trong
3-5 ngày. Nhóm cephalosporin nên được dùng
như là nhóm kháng sinh thay thế thứ 2,
trimethoprim- sulphamethoxazole có thể dùng
khi kháng < 20%(1).
Hội Tiết niệu châu Á ( UAA – Urological
Association of Asia ) năm 2016 đã xuất bản
guideline đầu tiên (hiện chỉ có phiên bản web)
hướng dẫn điều trị VBQCĐT ở châu Á(4). Theo
đó, lựa chọn kháng sinh kinh nghiệm đầu tay
nên là fosfomycin (3g một lần duy nhất hoặc 1g
x3/ngày trong 2 ngày), nitrofurantoin,
trimethoprim-sulphamethoxazole, amoxicillin-
clavulanic (nếu thực hiện việc soi tươi mẫu nước
tiểu nghi ngờ vi khuẩn là nhóm cầu khuẩn gram
dương). Các kháng sinh nhóm quinolone
(levofloxacine, ciprofloxacine) và cephalosporine
(cefdinir, cefpodoxime, cefcapene) không nên
được dùng làm KSKN và chỉ dùng khi các kháng
sinh đầu tay không thể sử dụng được.
Từ tình hình nhạy của các kháng sinh thực tế
trong nghiên cứu của chúng tôi và khuyến cáo
của các guideline trên thế giới, kháng sinh đầu
tay trong VBQCĐT ở phụ nữ tại các phòng khám
tiết niệu ở Việt Nam nên là các kháng sinh
nitrofurantoin, fosfomycin, amoxicillin-
clavulanic.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 207
4
2
.3
1
4
3
.7
5
8
0
7
7
.2
7
6
1
.3
7
6
4
.2
6
1
.5
7
5
.7
1
1
0
0
9
4
.9
8
8
8
.7
3
8
2
.1
4
9
9
.1
9
6
.7
8
7
.9
5
9
4
.8
2
9
5
.3
5
5
8
.4
8
5
2
.3
1
8
5
.3
2
8
9
.2
9
6
8
.9
7
2
1
.4
3
9
6
.0
8
9
6
1
1
.1
1
1
1
.1
1
2
8
.5
7
2
5
5
0
2
8
.5
7
4
6 4
7
.9
2
3
7
.8
8
5
5
.5
6
9
8
9
1
.6
7
8
7
.3
9
0
.9
1
9
7
.6
7
1
0
0
9
7
.1
4
9
3
.5
8
9
2
.0
8
3
8
.6
7
3
8
.2
8
9
.4
7
9
1
.6
7
5
5
.5
6
2
5
1
0
0
1
0
0
7
.1
4 1
5
.3
8
VBQCĐT VBQCPT
.
Biểu đồ 3 : Tỉ lệ nhạy của các kháng sinh trong VBQCĐT và VBQCPT (%)
8
6
.5
6
8
7
.8
7
9
.6
7
7
8
.6
5
9
9
.6
1
9
4
.2
9
9
4
.8
3
8
4
9
9
.0
1
9
6
.1
9
1
.6
7
9
7
.2
4
9
5
.5
1
7
0
.1
5
7
2
.3
5 8
4
.3
1
8
2
.9
3
3
.3
9
5
.0
8
1
.4
1
6
5
.7
1
9
9
.1
5
9
5
.7
3
8
3
.5
8
8
2
.3
5 9
6
.9
7
1
0
0
9
7
.2
2
9
4
.9
2
9
3
.7
5
2
0
.2
5
1
8
.5
2
9
2
.5 1
0
0
ESBL (-) ESBL (+)
Biểu đồ 4 : Tỉ lệ nhạy của các kháng sinh theo men ESBL (%)
Bàn luận về kháng sinh dùng theo kinh
nghiệm trong viêm bàng quang cấp phức tạp
* Các guideline trên thế giới :
Hiện nay các guideline hướng dẫn điều trị
nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp đều gộp chung
nhiễm khuẩn tiết niệu trên và dưới, không có
hướng dẫn riêng cho viêm bàng quang cấp. Do
đó các khuyến cáo về KSKN trong nhiễm khuẩn
tiết niệu phức tạp đều là kháng sinh dùng đường
tiêm truyền, chỉ có nhóm quinolone có thể được
dùng làm KSKN đường uống nếu như tỉ lệ đề
kháng ở khu vực < 20%, thậm chí <10% và chưa
dùng trong 6 tháng qua(1,3). Các khuyến cáo này
rõ ràng là không thể áp dụng trong điều kiện
Việt Nam, nơi mà tỉ lệ đề kháng kháng sinh
nhóm quinolone cao hơn rất nhiều so với các
nghiên cứu thực hiện ở châu Âu hay Hoa Kỳ.
Điều thú vị là các kháng sinh đường uống
như nitrofurantoin, fosfomycin, trimethoprim-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 208
sulphamethoxazole vốn không được xem là các
lựa chọn KSKN ở các nước phương tây để điều
trị VBQCPT ở phòng khám do tỉ lệ đề kháng cao
của tác nhân vi khuẩn với các kháng sinh này,
chỉ dùng khi nhạy trên KSĐ(1,5). Có lẽ do các
kháng sinh uống này đã được sử dụng từ lâu ở
các nước phương tây nên hiện nay đã có tỉ lệ đề
kháng nhất định, trong khi ở Việt Nam gần đây
được sử dụng chưa nhiều nên như nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ nhạy khá cao, nên vẫn có thể
được sử dụng như là KSKN trong VBQCPT.
Chúng tôi đề xuất việc sử dụng
nitrofurantoin, fosfomycin như là KSKN cho
VBQCPT tại các phòng khám ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tình hình đề kháng kháng sinh đang thực sự
nghiêm trọng tại Việt Nam, không chỉ ở bệnh
nhân nội trú mà ngay cả ở bệnh nhân điều trị
ngoại trú, ngay cả với một bệnh được coi là nhẹ
như viêm bàng quang cấp ở phụ nữ. Các kháng
sinh thường được dùng ở phòng khám là nhóm
quinolone và cephalosporin đều cho tỉ lệ đề
kháng cao, không còn nên được sử dụng như là
kháng sinh kinh nghiệm. Chúng tôi đề xuất việc
sử dụng nitrofurantoin và fosfomycin như là
kháng sinh kinh nghiệm đầu tiên sử dụng ở
phòng khám. Tuy nhiên việc không phải luôn
luôn có sẵn thuốc trên thị trường cũng là một
vấn đề gây trở ngại trong trong điều trị viêm
bàng quang cấp ở phòng khám.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonkat G, Pickard R, Bartoletti R, Bruyère F, Geerlings SE,
et al (2017), "EAU guidelines on urological infections",
European Association of Urology, pp.
2. Foxman B, Barlow R, D'Arcy H, Gillespie B, Sobel JD
(2000), "Urinary tract infection: self-reported incidence and
associated costs". Ann Epidemiol, 10 (8), pp. 509-15.
3. Gupta K, Hooton TM, Naber KG, Wullt B, Colgan R, et al
(2011), "International clinical practice guidelines for
the treatment of acute uncomplicated cystitis and
pyelonephritis in women: A 2010 update by the Infectious
Diseases Society of America and the European Society for
Microbiology and Infectious Diseases". Clin Infect Dis, 52
(5), pp. e103-20.
4. Hayami H, Yamamoto S (2016). Acute uncomplicated cystitis.
13 September; Available from:
plicated_cystitis.
5. Hooton TM, Calderwood SB, Bloom Allyson (2013). Acute
complicated cystitis and pyelonephritis. 2013 Oct 5, 2012;
Available from:
complicated-cystitis-and-pyelonephritis?source=see_link.
6. VUNA (2013), "Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
đường tiết niệu và xét nghiệm vi sinh lâm sàng", Hướng
dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam, Hội tiết
niệu và thận học Việt Nam.
7. VUNA (2013), "Tổng quan về nhiễm khuẩn đường tiết niệu
phức tạp", Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết
niệu ở Việt Nam, Hội tiết niệu và thận học Việt Nam.
Ngày nhận bài báo: 06/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_vi_khuan_hoc_va_ti_le_nhay_khang_sinh_trong_dieu_tr.pdf