Tài liệu Đặc điểm tự phát huỳnh quang của tổn thương niêm mạc miệng liên quan thói quen nhai trầu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 90
ĐẶC ĐIỂM TỰ PHÁT HUỲNH QUANG CỦA TỔN THƯƠNG
NIÊM MẠC MIỆNG LIÊN QUAN THÓI QUEN NHAI TRẦU
Nguyễn Lâm Tú Anh*, Nguyễn Phan Thế Huy**, Nguyễn Thị Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tự phát huỳnh quang của các tổn thương niêm mạc miệng liên quan thói quen
nhai trầu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 63 phụ nữ có thói quen nhai
trầu, khám toàn bộ hốc miệng theo cùng trình tự bằng ánh sáng đèn trắng và nghiệm pháp tự phát huỳnh quang,
ghi nhận, mô tả đặc điểm các tổn thương phát hiện được, chỉ định sinh thiết nếu cần.
Kết quả: Tỉ lệ mất phát huỳnh quang của tổn thương niêm mạc người nhai trầu là 100%, liken phẳng
100%, bạch sản 66,7%, ở bạch sản không đồng nhất (100%) cao hơn bạch sản đồng nhất (57,1%). Các vùng mất
phát huỳnh quang thường có kích thước lớn hơn tổn thương quan sát dưới ánh sáng trắng. Ngược lại, tất cả tổn
thương ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tự phát huỳnh quang của tổn thương niêm mạc miệng liên quan thói quen nhai trầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 90
ĐẶC ĐIỂM TỰ PHÁT HUỲNH QUANG CỦA TỔN THƯƠNG
NIÊM MẠC MIỆNG LIÊN QUAN THÓI QUEN NHAI TRẦU
Nguyễn Lâm Tú Anh*, Nguyễn Phan Thế Huy**, Nguyễn Thị Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tự phát huỳnh quang của các tổn thương niêm mạc miệng liên quan thói quen
nhai trầu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 63 phụ nữ có thói quen nhai
trầu, khám toàn bộ hốc miệng theo cùng trình tự bằng ánh sáng đèn trắng và nghiệm pháp tự phát huỳnh quang,
ghi nhận, mô tả đặc điểm các tổn thương phát hiện được, chỉ định sinh thiết nếu cần.
Kết quả: Tỉ lệ mất phát huỳnh quang của tổn thương niêm mạc người nhai trầu là 100%, liken phẳng
100%, bạch sản 66,7%, ở bạch sản không đồng nhất (100%) cao hơn bạch sản đồng nhất (57,1%). Các vùng mất
phát huỳnh quang thường có kích thước lớn hơn tổn thương quan sát dưới ánh sáng trắng. Ngược lại, tất cả tổn
thương xơ hóa dưới niêm mạc miệng tăng phát huỳnh quang mạnh.
Kết luận: Tổn thương niêm mạc miệng liên quan thói quen nhai trầu biểu hiện hoặc tăng hoặc mất sự tự
phát huỳnh quang. Đặc trưng này cung cấp thêm thông tin hữu ích hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán bệnh.
Từ khóa: Bạch sản, liken phẳng, niêm mạc người nhai trầu, xơ hóa dưới niêm mạc miệng, nghiệm pháp tự
phát huỳnh quang
ABSTRACT
AUTOFLUORESCENCE FEATURES OF ORAL MUCOSA LESIONS ASSOCIATED WITH BETEL
CHEWING
Nguyen Lam Tu Anh, Nguyen Phan The Huy, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 90 - 95
Objective: To evaluate the autofluorescence features of oral mucosa lesions associated with betel chewing.
Methods: This cross-sectional study was conducted on 63 females with betel chewing habit, their oral
mucosa was examined under visible white light and by using autofluorescence test. The features of detected lesions
were identified and described, biopsy was indicated if needed.
Results: The ratio of autofluorescence loss of betel chewer’s mucosa was 100%, that of lichen planus 100%,
leukoplakia 66.7%, non-homogenous leukoplakia (100%) and homogenous leukoplakia (57.1%). The size of lesion
as detected by autofluorescence test was usually larger than under white light. By contrast, oral submucous
fibrosis lesion always showed strongly increased autofluorescence.
Conclusion: Oral mucosa lesions associated with betel chewing showed whether increased or loss of
autofluorescence. Autofluorescence test could be used as a useful adjunct in the clinical diagnosis of oral mucosa
lesions in betel chewers.
Keywords: leukoplakia, lichen planus, betel chewer’s mucosa, oral submucous fibrosis, autofluorescence test.
GIỚI THIỆU
Nhai trầu là tập tục văn hoá phổ biến ở
nhiều quốc gia thuộc Nam Á và Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam. Nhai trầu gây ra nhiều
*Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
**Bộ môn Bệnh Học Miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng ĐT: 0903810003 Email: nguyopat@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 91
tổn thương niêm mạc miệng như niêm mạc
người nhai trầu, bạch sản, xơ hóa dưới niêm
mạc, đặc biệt nguy cơ cao dẫn đến ung thư niêm
mạc miệng(8). Tháng 10/2015, Cơ quan Quốc tế
Nghiên cứu Ung thư (IARC) công bố 116 tác
nhân gây ung thư trong đó có thói quen nhai
trầu, cụ thể nhai trầu với cau đứng thứ 23, nhai
trầu có thuốc lá đứng thứ 24 và nhai trầu không
thuốc lá đứng thứ 25. Ở nước ta, thói quen nhai
trầu đang trên đà giảm dần. Năm 2000, nghiên
cứu trên 9.000 người dân ở các tỉnh thành miền
Nam Việt Nam cho kết quả thói quen nhai trầu
chỉ gặp ở nữ giới, chiếm tỉ lệ thấp 4,17%, chủ yếu
ở nông thôn (84,7%) và ở người trên 45 tuổi
(76,7%)(5). Tỉ lệ ung thư hốc miệng liên quan thói
quen nhai trầu cũng giảm. Nghiên cứu tại Bệnh
viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh ghi nhận 76,1%
bệnh nhân nữ có thói quen nhai trầu (1993-1996)
giảm còn 43,4% (2005-2006)(7,12). Mặc dù thói
quen nhai trầu không còn phổ biến trong cộng
đồng người Việt. Tuy nhiên, số liệu này cho thấy
thói quen nhai trầu vẫn là một yếu tố nguy cơ
quan trọng trong ung thư hốc miệng.
Đa số ung thư hốc miệng phát hiện được ở
giai đoạn trễ, chiếm tỉ lệ khoảng 68%(7). Vì vậy,
việc phát hiện sớm ung thư, nhất là trên đối
tượng nguy cơ cao như nhai trầu, giữ một vai trò
quan trọng trong tầm soát và điều trị ung thư
hốc miệng. Ngày nay, bên cạnh các phương tiện
đã biết như xét nghiệm xanh toludin, xét nghiệm
chải tế bào, đã xuất hiện phương tiện hỗ trợ lâm
sàng mới là nghiệm pháp tự phát huỳnh
quang(1,2,3,4,10,11). Năm 2016, nghiên cứu ban đầu về
việc sử dụng hệ thống phát huỳnh quang được
giới thiệu tại Việt Nam cho thấy những tiềm
năng ứng dụng nhất định của nghiệm pháp này
trong khảo sát tổn thương niêm mạc miệng(6).
Sản phẩm thương mại của nghiệm pháp này là
hệ thống đèn VELscope®. Đây là một hệ thống
quang học phát ra phổ ánh sáng xanh lam nhìn
thấy được, kích thích các hợp chất phát quang
sinh học trong biểu mô và mô liên kết như dạng
khử của nicotinamide adenine dinucleotide,
dạng oxy hoá của flavin adenine dinucleotide,
keratin, elastin và liên kết chéo của collagen tạo
ra sự phát huỳnh quang của mô miệng bình
thường; thông qua đó, hỗ trợ nha sĩ trong việc
phát hiện và định vị những bất thường của niêm
mạc miệng(1,2,3,4,10,11). Cũng theo nghiên cứu trên,
các tác giả chỉ rõ cần có thêm những khảo sát cụ
thể trên từng nhóm tổn thương và đối tượng để
thấy rõ giá trị sử dụng của phương tiện này(6).
Nằm trong dự án nghiên cứu “Chiến lược tầm
soát và chẩn đoán sớm ung thư hốc miệng trong cộng
đồng”, nghiên cứu này được thực hiện nhằm
khảo sát đặc điểm tổn thương niêm mạc miệng ở
người nhai trầu bằng nghiệm pháp tự phát
huỳnh quang để thấy rõ giá trị ứng dụng của
phương tiện mới này trên các nhóm nguy cơ cao.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
63 phụ nữ có thói quen nhai trầu tại xã Bà
Điểm, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh; một số
xã thuộc huyện Nhơn Trạch và Định Quán, tỉnh
Đồng Nai; huyện Bến Lức, tỉnh Long An, từ
tháng 10/2015 đến 01/2017.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Quy trình thực hiện
Nghiên cứu viên thực hiện đánh giá niêm
mạc miệng của đối tượng nghiên cứu theo quy
trình sau:
1. Giải thích cho đối tượng nghiên cứu về
mục tiêu nghiên cứu và quy trình thực hiện, lấy
phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Phỏng vấn,
thu thập thông tin về hành chính và thói quen
nhai trầu theo bộ câu hỏi.
2. Khảo sát toàn bộ hốc miệng bằng ánh sáng
đèn trắng (white light-WL) theo thứ tự: môi khô-
ướt của môi trên, môi khô-ướt của môi dưới, má
phải, đáy hành lang-nướu răng hàm trên, má
trái, đáy hành lang-nướu răng hàm dưới, khẩu
cái cứng, khẩu cái mềm (cho bệnh nhân phát âm
A để quan sát vị trí lưỡi gà và trụ trước amiđan,
amiđan), lưng lưỡi, hai bên hông lưỡi, bụng lưỡi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 92
và sàn miệng. Phát hiện, ghi nhận tổn thương
niêm mạc miệng (mô tả đặc điểm và chẩn đoán).
3. Khám toàn bộ hốc miệng bằng đèn
VELscope (FV) theo thứ tự như trên. Đầu đèn có
hướng chiếu vuông góc và cách vị trí cần khám
từ 7-10 cm. Phát hiện, ghi nhận đặc điểm vùng
có phát huỳnh quang bất thường, bao gồm vùng
mất huỳnh quang (vùng tối) hoặc tăng phát
huỳnh quang (vùng tăng sáng so với mô niêm
mạc xung quanh).
4. Chụp hình khi:
- WL (+): Chụp hình tổn thương bằng máy
ảnh chuyên dụng Canon PowerShot
ELPH130IS, ISO 200, zoom 2.0x, ánh sáng mức
0, có đèn flash.
- FV (+): Chụp hình vị trí có phát huỳnh
quang bất thường với cùng loại máy ảnh có vòng
(ring) gắn vào thiết bị VELscope®, ISO 200, zoom
2.0x, ánh sáng mức -2, không có đèn flash.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu và thói quen nhai trầu
Mẫu nghiên cứu gồm 63 phụ nữ có thói quen
nhai trầu với độ tuổi trung bình 75,7 ± 8,7, đa số
trên 70 tuổi (74,6%), thấp nhất 55 tuổi và cao nhất
94 tuổi. Đa số nhai trầu trên 20 năm (71,4%) và
trên 10 miếng mỗi ngày (42,8%). Người nhai trầu
sử dụng cả cau tươi và cau khô (39,7%), vôi đỏ
(50,8%), xác giấy (46%) và có xỉa thuốc (67%)
(Bảng 1).
Tỉ lệ các tổn thương niêm mạc miệng liên quan
nhai trầu
Qua khảo sát phát hiện 68,3% trường hợp có
tổn thương niêm mạc miệng liên quan nhai trầu,
bao gồm niêm mạc người nhai trầu 55,6%; bạch
sản 14,3 %; xơ hóa dưới niêm mạc 11,1% và liken
phẳng 1,6%. Không phát hiện trường hợp nào có
phát quang bất thường mà không thấy bằng ánh
sáng trắng.
Đặc điểm lâm sàng và huỳnh quang của các tổn
thương niêm mạc miệng trên người nhai trầu
Tất cả niêm mạc người nhai trầu và liken
phẳng bị mất phát huỳnh quang hay FV (+). Tỉ lệ
mất phát huỳnh quang của bạch sản là 66,7%, ở
bạch sản không đồng nhất (100%) hơn bạch sản
đồng nhất (57,1%) (Biểu đồ 1).
Bảng 1. Đặc điểm thói quen nhai trầu
Đặc điểm Số ca Tỉ lệ %
Thời gian nhai trầu
< 5 năm 10 15,9
5-9 năm 2 3,2
10-20 năm 6 9,5
>20 năm 45 71,4
Số miếng trầu nhai mỗi
ngày
< 3 miếng 17 27 ,0
3-9 miếng 19 30,2
10-20 miếng 13 20,6
>20 miếng 14 22,2
Thành phần
miếng trầu
1. Cau
Chỉ cau tươi 24 38,1
Chỉ cau khô 14 22,2
Cau tươi và khô 25 39,7
2. Vôi
Chỉ vôi trắng 22 34,9
Chỉ vôi đỏ 32 50,8
Vôi trắng và đỏ 9 14,3
3. Thuốc lá 16 25,4
4. Thành phần khác 39 61,9
Xác cau 8 12,7
Xác giấy 29 46,0
Vỏ cây 4 6,3
Xỉa thuốc 41 65,1
Biểu đồ 1. Sự phát huỳnh quang của các loại tổn
thương niêm mạc miệng FV (+): giảm phát huỳnh
quang, FV (-): tăng hoặc phát huỳnh quang bình thường
Ngược lại, xơ hóa dưới niêm mạc tăng
phát huỳnh quang mạnh so với mô niêm mạc
xung quanh. So với kích thước của tổn thương
khi quan sát dưới ánh sáng trắng, các vùng
mất phát huỳnh quang tương ứng thường lớn
hơn. Tổn thương lành tính như niêm mạc
người nhai trầu và viêm (liken phẳng) thường
có giới hạn không rõ, trong khi tổn thương
tiềm năng ác tính (bạch sản) thường có giới
hạn rõ hơn. Mặt khác, sự tăng phát huỳnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 93
quang mạnh là một chỉ dấu nhận diện và hỗ
trợ chẩn đoán xơ hóa dưới niêm mạc.
BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu và thói quen nhai trầu
Theo kết quả nghiên cứu, thói quen nhai trầu
tại một số địa phương phía Nam hiện nay có xu
hướng giảm đáng kể. Cụ thể, tại các khu vực có
thói quen nhai trầu trước đây, nghiên cứu chỉ
ghi nhận có 63 đối tượng nhai trầu. Kết quả cho
thấy thói quen nhai trầu hiện nay chỉ còn ở
người lớn tuổi (trên 50 tuổi), đa số trên 70 tuổi
(74,6%). Điều nay có thể giải thích do sự thay đổi
trong quan niệm thẩm mỹ của giới trẻ so với các
thế hệ trước đây. Khi quan niệm về thẩm mỹ nụ
cười và màu răng trắng đã giữ vị trí ưu thế so
với tục nhuộm răng đen và nhai trầu trước đây,
cũng như sự phát triển mạnh của các sản phẩm
chăm sóc răng miệng hiện đại như kem đánh
răng, nước súc miệng,Về thói quen nhai trầu
trên các đối tượng này, đa số nhai trầu tồn tại
trên 20 năm (71,4%) và trên 10 miếng mỗi ngày
(42,8%). Điều này được lý giải do tình trạng
nghiện trầu sau một thời gian sử dụng, nên càng
nhai trầu lâu năm thì nhai càng nhiều.
Tỉ lệ các tổn thương niêm mạc miệng liên quan
nhai trầu
Nghiên cứu này phát hiện tỉ lệ cao người
nhai trầu có tổn thương niêm mạc miệng, cao
hơn nhiều so với nghiên cứu N.Đ. Khanh
(2000)(5). Niêm mạc người nhai trầu là tổn
thương phổ biến và đặc trưng nhất ở người nhai
trầu (55,6%). Xơ hóa dưới niêm mạc miệng là tổn
thương đặc trưng liên quan nhai trầu và là tổn
thương tiềm năng ác tính với tỉ lệ 11,1% trong
nghiên cứu này. Liken phẳng có tỉ lệ thấp 1,9%
cho thấy bệnh lý này không phổ biến ở người
nhai trầu. Tỉ lệ bạch sản phát hiện được trong
nghiên cứu này là 14,3%, cao hơn so với các
nghiên cứu trong cộng đồng của N.Đ. Khanh
(2000) (3,8%)(5). Nhìn chung, tỉ lệ các dạng tổn
thương điển hình của người nhai trầu tương
đương hoặc cao hơn so với các nghiên cứu khác
trong nước. Một số lý giải cho kết quả này. Một
là do sự khác biệt về đối tượng được khảo sát
giữa các nghiên cứu, nghiên cứu trên cộng đồng
của N.Đ. Khanh (2000) so với trên người nhai
trầu của nghiên cứu này. Hai là sự khác biệt về
mục tiêu và thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu của
chúng tôi với mục tiêu tầm soát ung thư trên đối
tượng nguy cơ cao nên việc rà soát tổn thương
được thực hiện chuyên sâu hơn: khám bằng ánh
sáng trắng, bằng nghiệm pháp huỳnh quang, tất
cả tổn thương đều có đánh giá kép của hai
chuyên gia về bệnh học miệng. Ba là sự hỗ trợ
của nghiệm pháp tự phát huỳnh quang giúp
nghiên cứu viên dễ phát hiện những tổn thương
hoặc biến đổi nhỏ mà mắt thường hay bỏ sót khi
thăm khám.
Đặc điểm lâm sàng và huỳnh quang của các tổn
thương niêm mạc miệng trên người nhai trầu
Niêm mạc người nhai trầu
Tổn thương niêm mạc người nhai trầu đều
được ghi nhận tại niêm mạc má hai bên, là vị
trí thường xuyên tiếp xúc với trầu khi ăn nhai
và xỉa thuốc, có tỉ lệ FV dương tính 100%. Biểu
hiện là vùng tối màu không đồng nhất, mức
độ tương phản so với mô bình thường xung
quanh rõ nhất tại các vị trí có bã trầu bám vào,
độ tương phản ít hơn ở những vùng viêm hay
chợt xung quanh. Vùng tối này là do sắc tố đỏ
của bã trầu và những vùng viêm chợt giãn
mạch, tăng tuần hoàn và hemoglobin tại chỗ
làm tăng hấp thụ ánh sáng xanh của nguồn
chiếu nên không ghi nhận được sự phát
huỳnh quang của mô. Bã trầu hấp thu mạnh
ánh sáng xanh hơn các vùng viêm nên có màu
tối hơn. Xung quanh những đốm tối đen
thường là vùng tăng phát huỳnh quang, cho
hình ảnh niêm mạc người nhai trầu giống như
vân đá cẩm thạch. Có thể do sự tăng sừng hóa
khi bị cọ xát với các thành phần của miếng
trầu lâu ngày làm tăng phát huỳnh quang.
Nhìn chung, kích thước vùng tối màu khi
khảo sát bằng nghiệm pháp tự phát huỳnh
quang lớn hơn kích thước tổn thương tương
ứng khi quan sát dưới ánh sáng trắng. Tuy
nhiên, cần có thêm các nghiên cứu đánh giá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 94
định lượng để phản ánh sự chênh lệch kích
thước này khách quan hơn.
Bạch sản
Tỉ lệ FV dương tính 100% đối với bạch sản
không đồng nhất tương tự kết quả nghiên cứu
của Awan (2010) và Bhatia (2014)(1,2). Biểu hiện là
một vùng tối màu không đồng nhất, đậm ở
trung tâm nhạt dần ngoại biên, giới hạn không
rõ, kích thước tương đương hay lớn hơn so với
khảo sát dưới ánh sáng trắng. Kết quả dương
tính này cho thấy có sự bất thường xảy ra ở tổn
thương này, gợi ý có thể có sự gia tăng hoạt
động trao đổi chất của biểu mô hay có loạn sản
biểu mô làm tăng hoạt động phân bào, tăng số
lượng tế bào biểu mô, nhân tế bào to. Tỉ lệ FV
dương tính 57,1% đối với bạch sản đồng nhất
cao hơn nhiều so với tỉ lệ 25,5% trong nghiên
cứu của Bhatia và cs (2014)(2). Tuy nhiên, bạch
sản là một thuật ngữ lâm sàng, không phải là
một tổn thương riêng biệt, có đặc điểm mô học
thay đổi, khó giải thích theo một cơ chế cụ thể.
Có thể liệt kê một số biến đổi có thể xảy ra ở tổn
thưởng bạch sản như tăng sừng hoá, loạn sản,
viêm mạn tính.
Liken phẳng
Nghiên cứu này chỉ ghi nhận một ca liken
phẳng dạng chợt loét với FV dương tính. Tổn
thương FV dương tính có kích thước lớn hơn
quan sát dưới ánh sáng trắng và tính chất không
giới hạn rõ của tổn thương là dấu chứng phản
ánh hiện tượng viêm. Mức độ viêm tương ứng
với độ rộng của vùng mất huỳnh quang, thay
đổi cấu trúc mô sợi do sự thâm nhiễm tế bào
lymphô, đồng thời tăng biểu hiện của các
enzyme matrix-degrading protease làm phá vỡ
các liên kết chéo của collagen (collagen I và III bị
mất trong quá trình viêm). Độ trầm trọng của
hiện tượng viêm làm giảm số lượng và chiều dài
của các sợi collagen(9). Vì vậy, cần có thêm nghiên
cứu khảo sát tổn thương liken phẳng với số
lượng đủ lớn để đánh giá chi tiết hơn về vai trò
của nghiệm pháp huỳnh quang trong chẩn đoán
bệnh lý niêm mạc này.
Xơ hóa dưới niêm mạc
Tổn thương xơ hóa có thể bỏ sót khi thăm
khám lâm sàng do bệnh nhân không có triệu
chứng, do xơ hóa xảy ra bên dưới biểu mô nên
phát hiện chủ yếu qua sờ hơn là nhìn thấy. Do
vậy, nghiệm pháp huỳnh quang đặc biệt hỗ trợ
lâm sàng phát hiện và chẩn đoán tổn thương
này, sự tăng collagen dày đặc dưới niêm mạc
làm tăng phát huỳnh quang mạnh, thường gặp ở
niêm mạc má hai bên và niêm mạc môi.
KẾT LUẬN
Nghiệm pháp tự phát huỳnh quang sử dụng
đèn VELscope® đơn giản, dễ thực hiện, an toàn,
không xâm lấn, không mất nhiều thời gian. Việc
sử dụng nghiệm pháp này trong khảo sát niêm
mạc người có thói quen nhai trầu cho thấy
những ưu điểm trong việc nhận diện các tổn
thương có kích thước nhỏ hoặc ở giai đoạn biến
đổi sớm dễ bỏ sót nếu chỉ khám bằng mắt
thường. Việc mô tả chi tiết đặc điểm của từng
nhóm tổn thương bằng nghiệm pháp huỳnh
quang giúp nhà lâm sàng có thêm dữ kiện trong
việc định hướng chẩn đoán, tránh được việc
chuyển bệnh lên tuyến trên không cần thiết. Do
đó, cần khảo sát nhiều loại tổn thương với số
lượng đủ lớn trong các nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Awan KH, Morgan PR, Warnakulasuriya S (2011). Evaluation
of an autofluorescence based imaging system (VELscopeTM) in
the detection of oral potentially malignant disorders and
benign keratoses. Oral Oncol, 47(4): 274-277.
2. Bhatia N, Matias MAT, Farah CS (2014). Assessment of a
decision-making protocol to improve the efficacy of
VELscopeTM in general dental practice: a prospective
evaluation. Oral Oncol, 50(10): 1012-1019.
3. Farah CS, McIntosh L, Georgiou A, McCullough MJ (2012).
Efficacy of tissue autofluorescence imaging (VELScope) in the
visualization of oral mucosal lesions. Head Neck; 34(6): 856–862.
4. Laronde DM, Williams PM, Hislop G, Poh C, et al. (2014).
Influence of fluorescence on screening decisions for oral
mucosal lesions in community dental practices. J Oral Pathol
Med; 43(1): 7-13.
5. Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ấn (2009). Tổn thương tiền ung
thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: khảo sát dịch tễ
và phân tích các yếu tố nguy cơ. Tạp Chí Y Học Tp.HCM, 13(2):
126-34.
6. Nguyễn Phan Thế Huy, Trần Ngọc Liên, Nguyễn Đức Tuấn,
Trần Minh Cường, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Võ Đắc Tuyến,
Nguyen Thị Hồng (2017). Phát hiện tổn thương niêm mạc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 95
miệng trong nhóm nguy cơ tại Tp. Hồ Chí Minh bằng khám
lâm sàng và nghiệm pháp tự phát huỳnh quang. Tạp Chí Y
Học Tp.HCM, 21(2): 138.
7. Nguyễn Thị Hồng (2006). Tình hình ung thư hốc miệng qua
các nghiên cứu tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM 1996-2006.
Tạp Chí Y Học Tp.HCM, 11(4): 31-36.
8. Nguyễn Xuân Hiển, Peter Reichart (2009). Nguy cơ bị ung thư
miệng ở người ăn trầu Việt Nam. Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát
Triển, 6(77): 3-15.
9. Pavlova I, Williams M, El-Naggar A, Richards-Kortum R,
Gillenwater A (2008). Understanding the biological basis of
autofluorescence imaging for oral cancer detection: high-
resolution fluorescence microscopy in viable tissue. Clin
Cancer Res Off J Am Assoc Cancer Res, 14(8): 2396-2404.
10. Poh CF, MacAulay CE, Zhang L, Rosin MP (2009). Tracing the
“At-Risk” oral mucosa field with autofluorescence: Steps
toward clinical impact. Cancer Prev Res; 2(5): 401-404.
11. Poh CF, Zhang L, Anderson DW, et al. (2006). Fluorescence
visualization detection of field alterations in tumor margins of
oral cancer patients. Clin Cancer Res; 12(22): 6716-6722.
12. Priebe SL, Zed C, Dang HQT, Nguyen TH, et al. (2010). Oral
squamous cell carcinoma and cultural oral risk habits in
Vietnam. International Journal of Dental Hygiene, 8(3): 159-168.
Ngày nhận bài báo: 10/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tu_phat_huynh_quang_cua_ton_thuong_niem_mac_mieng_l.pdf