Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu

Tài liệu Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 140 Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu Art of manipulation of reduplicatives in “điếu” styled poems by Nguyen Dinh Chieu ThS.NCS. Nguyễn Ngọc Phú Trường Đại học Đồng Tháp Nguyen Ngoc Phu, M.A. Ph.D.student Dong Thap University Tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu là tác gia tiêu biểu nhất của văn học Nam Bộ. Sức tác động của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đối với người đọc không chỉ ở truyện thơ Lục Vân Tiên mà còn ở mảng thơ điếu. Một trong những nét nghệ thuật đặc sắc ở thơ điếu của ông là vận dụng từ láy một cách độc đáo, sáng tạo góp phần thể hiện tâm trạng nhà thơ trước thời cuộc và nhất là tái hiện hoàn cảnh lịch sử, địa danh của Lục tỉnh Nam kỳ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Qua khả năng biểu đạt của các từ láy, ông tự hào ngợi ca những vị lãnh binh anh dũng, giãi bày nỗi đau đối với những người trung nghĩa đã hy sinh vì đất nước và nhân dân. Từ khóa: từ láy, thơ điếu, Nguyễn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 140 Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu Art of manipulation of reduplicatives in “điếu” styled poems by Nguyen Dinh Chieu ThS.NCS. Nguyễn Ngọc Phú Trường Đại học Đồng Tháp Nguyen Ngoc Phu, M.A. Ph.D.student Dong Thap University Tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu là tác gia tiêu biểu nhất của văn học Nam Bộ. Sức tác động của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đối với người đọc không chỉ ở truyện thơ Lục Vân Tiên mà còn ở mảng thơ điếu. Một trong những nét nghệ thuật đặc sắc ở thơ điếu của ông là vận dụng từ láy một cách độc đáo, sáng tạo góp phần thể hiện tâm trạng nhà thơ trước thời cuộc và nhất là tái hiện hoàn cảnh lịch sử, địa danh của Lục tỉnh Nam kỳ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Qua khả năng biểu đạt của các từ láy, ông tự hào ngợi ca những vị lãnh binh anh dũng, giãi bày nỗi đau đối với những người trung nghĩa đã hy sinh vì đất nước và nhân dân. Từ khóa: từ láy, thơ điếu, Nguyễn Đình Chiểu. Abstract Nguyen Dinh Chieu is the most typical author of Vietnamese Southwestern literature. Nguyen Dinh Chieu’s literary influences on readers are not only “Luc Van Tien” but also Dieu styled poems. One of the best artistic characteristics of his “điếu” styled poems is the manipulation of reduplicatives in a unique and creative manner, which contributes to expressing his feelings towards the then social reality, especially, describing the historical context, prescribing administrative names located in the Six provinces of the South during wartime. Through his abilities of using reduplication, he proudly praised the heroic army leaders, expressed the pain of loss for those who have been wholeheartedly loyal to the country and people. Keywords: reduplicative, “điếu” styled poem, Nguyen Dinh Chieu. 1. Nguyễn Đình Chiểu là là một tác gia lớn của văn học Việt Nam trung đại, là trường hợp tiêu biểu nhất cho khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Cũng chính Nguyễn Đình Chiểu là người có công lớn nhất, sớm nhất đưa văn học Nam Bộ đi vào quỹ đạo của văn học cả nước. Với ba truyện thơ Nôm dài: Lục Vân Tiên (viết trước khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta/ 1858), Dương Từ - Hà Mậu, và Ngư Tiều y thuật vấn đáp (viết sau 1858), Nguyễn Đình Chiểu lại đưa truyện Nôm phát triển theo một hướng khác với truyện Nôm truyền thống, đưa truyện Nôm gắn liền với những vấn đề thời sự nóng bỏng của dân tộc và thời đại - vấn đề chống chủ nghĩa NGUYỄN NGỌC PHÚ 141 thực dân phương Tây, chống sự nô thuộc văn hóa ngoại lai. Ngoài truyện Nôm, mảng văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu với nhiều tác phẩm xuất sắc (Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc, Văn tế Trường Định, 10 bài thơ điếu Trương Định, 12 bài điếu Phan Tòng, 2 bài khóc Phan Thanh Giản) cũng thực sự là hiện tượng văn học độc đáo vào loại “có một không hai”. Ngôn từ của các bài văn tế và thơ điếu vừa nêu không chỉ giàu tính biểu cảm, biểu niệm, mà còn rất giàu tính biểu vật, biểu tượng; không chỉ là tiếng lòng thiết tha nhất của một con người (cá nhân nhà thơ) mà còn là tiếng lòng thiết tha nhất của nhân dân Nam Bộ đối với những anh hùng vì nước mà hy sinh. Một trong những loại từ tạo nên những lớp sóng ngôn từ xúc động ấy là từ láy. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy - “phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết () của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (Đỗ Hữu Châu), “là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa” (Hoàng Văn Hành) Trong văn học, đặc biệt là trong thơ ca, từ láy có chức năng và vai trò quan trọng khó có thể thay thế (khả năng biểu cảm, biểu niệm, biểu vật, biểu tượng)... Từ láy trong mảng sáng tác thuộc hai thể văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu (ở bài viết này chỉ khảo sát ở mảng thơ điếu) không chỉ có ý nghĩa biểu cảm, biểu niệm, biểu vật, mà còn thể hiện rất chân thực, sinh động đặc trưng ngôn ngữ vùng Nam Bộ. 2. Khả năng biểu cảm, biểu niệm của từ láy trong mảng thơ điếu (khóc thương những anh hùng vì nước mà hy sinh) của Nguyễn Đình Chiểu tuy mộc mạc, giản dị nhưng có sức gợi thật sâu xa. Qua khảo sát 12 bài Thơ điếu Trương Định, 10 bài Thơ điếu Phan Tòng, 2 bài Thơ điếu Phan Thanh Giản, chúng tôi thấy có 22 từ láy, trong đó từ láy bộ phận: 20 từ, chiếm 90,9%; từ láy hoàn toàn: 02 từ (đâu đâu, dàu dàu), chiếm 9,1% (cụ thể hơn: ở 12 bài Thơ điếu Trương Định có 16 từ láy, chiếm 72,8%; ở 10 bài Thơ điếu Phan Tòng có 03 từ, chiếm 13,6%; ở 2 bài Thơ điếu Phan Thanh Giản có 3 từ, chiếm 13,6%). Xin xem bảng thống kê dưới đây: Bảng thống kê các từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu TT Phạm vị khảo sát Số lượng từ láy Phân loại Tỷ lệ % Từ láy bộ phận Từ láy hoàn toàn 1 12 bài thơ điếu Trương Định 16 từ láy lâm dâm, sảng sốt, bâng khuâng, lỡ dở, chống chỏi, chàng ràng, thở than, xững vững, om sòm, lác đác, kêu rêu, náu nương, thình lình, xăng văng, ngơ ngẩn đâu đâu 72,8% 2 10 bài thơ điếu Phan Tòng 3 từ láy nhảy nhót, xếu mếu, bâng khuâng 13,6% 3 2 bài thơ điếu Phan Thanh Giản 3 từ láy tan tành, thung dung dàu dàu 13,6% Tổng cộng 22 20 (90,9%) 02 (9,1%) ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG THƠ ĐIẾU CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 142 Bảng khảo sát cho thấy, về đặc điểm cấu tạo, theo số lượng âm tiết, Nguyễn Đình Chiểu chỉ có sử dụng từ láy đôi (không có từ láy ba, láy tư). Theo quy tắc điệp và đối, tác giả sử dụng từ láy hoàn toàn tương đối ít (chỉ có 2 từ), còn đa số là từ láy bộ phận. Các từ láy ở đây được gắn với nội dung và giá trị biểu đạt riêng, có hiệu quả cao trong biểu cảm, biểu niệm, thể hiện rõ tâm trạng nhà thơ trước thời cuộc. Không những thế, những từ láy này còn góp phần khắc họa hình tượng con người trung nghĩa yêu nước - hình tượng thẩm mỹ trung tâm của thời đại với những nét đẹp riêng trong tính cách, phẩm giá (giản dị, bộc trực, khảng khái, hành động cụ thể, rõ ràng, giám hy sinh vì nghĩa lớn). Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ nỗi xót thương đối với người anh hùng cùng các nghĩa quân qua những câu thơ đầy cảm động: Mấy dặm non sông đều xững vững Nạn dân ách nước để ai toan? (Thơ điếu Trương Định - Bài 7) Từ láy xững vững góp phần quan trọng trong thể hiện không chỉ niềm tiếc thương vô hạn mà còn cả sự choáng váng của “mấy dặm non sông” trước sự ra đi của lãnh binh Trương Định. Ở bài 8 trong Thơ điếu Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ: Giặc cỏ om sòm mưa lại nhóm Binh sương lác đác nắng liền thâu (Thơ điếu Trương Định - Bài 8) Om sòm là từ láy vần, có phần vần, âm chính trùng lặp nhưng khác thanh điệu và phụ âm đầu. Lác đác có phần vần, âm chính trùng lặp, khác phụ âm đầu nhưng lại giống thanh điệu. Từ láy om sòm tỏ thái độ châm biếm, nhạo báng, lên án những kẻ phản quốc dẫn đường cho giặc, khiến cho phong trào kháng Pháp phải chịu nhiều tổn thất, mất mát. Binh sương lác đác chỉ sự thưa thớt, chóng tàn như thời cuộc, khắc họa cảnh quê hương bị giặc Pháp xâm chiếm như cảnh “nắng liền thâu”. Nguyễn Đình Chiểu tự hào, ngợi ca công lao Trương Định - vị lãnh binh nghĩa hiệp, chiến đấu đến cùng và dũng cảm hy sinh vì sự sống còn của mảnh đất Nam Bộ, của độc lập dân tộc. Với tính cương trực, khẳng khái của người Nam Bộ, vị anh hùng hướng mũi tấn công vào quân xâm lược dẫu biết rằng lực lượng đôi bên không ngang sức: Hay dở phải chăng trời cũng biết Một tay chống chỏi mấy năm dài (Thơ điếu Trương Định - Bài 4) Chống chỏi - từ láy âm có phụ âm đầu trùng nhau giữa các tiếng, phần âm chính, vần cuối khác biệt ở các tiếng độc lập, thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước mọi khó khăn, gian khổ suốt mấy năm dài. Nguyễn Đình Chiểu cũng dành cho Phan Tòng một tình cảm sâu nặng, càng trân trọng, ngưỡng mộ tinh thần vì nghĩa của Phan Tòng: Sao ra nhảy nhót giữa vòng danh Son đóng chưa khô ấn đốc binh (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 4) Từ láy nhảy nhót có sự trùng lặp phụ âm đầu nhưng khác biệt phần âm chính, vần cuối, giúp nhà thơ diễn tả quyết tâm của Phan Tòng khi đến với cuộc chiến đấu: hăm hở, hăng hái đứng lên quyết chiến với kẻ thù, dù son đóng chưa khô trên ấn đốc binh của ông. Trước cảnh kẻ thù xâm chiếm quê hương, nhân dân điêu đứng lầm than, triều đình đứng ngoài vòng thế sự, Nguyễn Đình Chiểu giãi bày niềm trăn trở qua Thơ điếu Phan Tòng: NGUYỄN NGỌC PHÚ 143 Ai khiến cuộc hòa ra cuộc chiến Người qua An Lái luống bâng khuâng (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 7) Hay: Bâng khuâng ngày xế cả than trời Ai đổ cho người gánh nạn đời (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 8) Từ láy bâng khuâng diễn tả trạng thái luyến tiếc, lo lắng cho nhân dân phải gánh chịu nạn xâm lược của Thực dân Pháp. Câu thơ gợi cảm giác buồn cho thân phận con người và gợi câu hỏi: ai đã làm “cuộc hòa ra cuộc chiến” khiến nhân dân phải lầm than, khiến ai đi qua địa danh An Lái cũng phải chạnh lòng luyến tiếc, xót xa ?. Từ láy sử dụng trong câu thơ thể hiện thái độ đau xót Nguyễn Đình Chiểu khi viết về thân phận quần chúng nhân dân nói chung và Trương Định, Phan Tòng nói riêng. Nhân dân tự mình đứng lên kháng Pháp. Còn các quan lớn, hỏi một câu, nghe mà đau lòng: E nỗi dạ đài quan lớn hỏi Cớ sao xếu mếu cảnh Ba Tri? (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 5) Từ láy xếu mếu gợi tả tình cảnh điêu đứng của nhân dân không biết phải làm như thế nào trước kẻ thù hung bạo. Trước cái chết của Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ niềm xót thương và ngợi ca tấm lòng trung quân - ái quốc của vị đại thần phải thừa hành đường lối sai lầm của vua Tự Đức qua 2 bài thơ (1 bài thơ chữ Nôm, 1 bài thơ chữ Hán). Bằng những lời thơ trầm buồn, “nhà thơ kể lại sơ lược công trạng của Phan Thanh Giản và tấm lòng trung trinh của vị lão thần đã trải thờ ba triều vua, gặp cảnh thế yếu đành liều chết theo thành để giữ tròn chữ tiết tháo”(1). Phan Thanh Giản thấy mình có tội với nhân dân nên đành chết đi để giữ tròn chữ “tiết”. Vì thế nỗi lòng, phẩm chất của ông càng được nêu cao. Thực sự, cho đến nay, độ lùi về thời gian đã cho thấy Phan Thanh Giản là một con người chính trực, nhân nghĩa, yêu nước và có tư tưởng canh tân. Ông Võ Văn Kiệt rất có cơ sở khi nhận định: “Phan Thanh Giản vẫn còn là con người đáng kính trọng, đáng tôn vinh, một danh nhân của dân tộc ta, phải coi Phan Thanh Giản là người yêu nước thương dân, không phản quốc hại dân”(2); “Tôi khẳng định Phan Thanh Giản là người yêu nước, thương dân, một phẩm cách đáng kính trọng”(3). Nguyễn Đình Chiểu xót thương cho tình thế khó xử của vị lão thần, thông cảm, thấu hiểu tấn bi kịch và cũng muốn bênh vực cho hành động của Phan Thanh Giản, thấy được Phan Thanh Giản giữ tiết nhọc nhằn, giám hy sinh và cũng chịu nhiều oan khuất, cố gắng giữ cho tròn chữ tiết đối với triều đình và nhân dân. Tất cả những từ láy như: lâm dâm, sảng sốt, bâng khuâng, lỡ dở, chống chỏi, đâu đâu, chàng ràng, thở than, xững vững, om sòm, lác đác, kêu rêu, náu nương, thình lình, xăng văng, ngơ ngẩn (trong Thơ điếu Trương Định); nhảy nhót, xếu mếu, bâng khuâng (trong Thơ điếu Phan Tòng); và tan tành, dàu dàu, thung dung trong Thơ điếu Phan Thanh Giản được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng rất độc đáo và giàu sức gợi tả. Các thành tố của từ láy có sự tương quan với nhau về thanh điệu hoặc các bộ phận ngữ âm tạo nên nội dung ngữ nghĩa nhất định. Quan hệ này thể hiện sự hòa phối, lặp lại về âm giữa các thành tố trong từ. Chính sự hòa phối và lặp lại này đem lại tính biểu trưng về nghĩa cũng như sắc thái biểu cảm của từ láy. Các từ láy trên góp phần thể hiện giá trị biểu đạt về tư tưởng, ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG THƠ ĐIẾU CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 144 tình cảm đối với các nhân vật trung nghĩa, làm sáng thêm chân dung những anh hùng nghĩa hiệp ở Nam Bộ. 3. Từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc phương ngữ Nam Bộ. Bên cạnh sử dụng từ láy toàn dân, thơ điếu của ông còn sử dụng những từ láy là phương ngữ Nam Bộ. Ngoài 10 năm sống ở kinh đô Phú Xuân, hầu hết cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu gắn bó với nhân dân Nam Bộ, và sáng tác của ông hướng tới đối tượng trước hết là người dân Nam Bộ. Từ láy thể hiện màu sắc phương ngữ Nam Bộ, đem đến những giá trị, đặc trưng rất riêng trong phong cách văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Đó là các từ: sảng sốt, chống chỏi, chàng ràng, xững vững,, thình lình, xăng văng, xếu mếu, thung dung, Hầu hết các từ trên đều được ghi trong Từ điển từ ngữ Nam Bộ do Huỳnh Công Tín biên soạn. Tuy nhiên, trong phương ngữ Nam Bộ, “người nói có thể dựa vào sự gần gũi về âm mà phát âm biến dạng đi hoặc nói trại đi một bộ phận nào đó trong âm tiết, miễn là âm hưởng chung của toàn âm tiết không biến khác hoàn toàn thì người nghe vẫn nhận ra được tiếng gốc”(4). Từ láy thể hiện màu sắc phương ngữ Nam Bộ trong thơ điếu Nguyễn Đình Chiểu cũng có hiện tượng này. Các từ láy phản ánh cách đánh giá của người Nam Bộ về sự vật, hiện tượng hay tính cách thể hiện màu sắc phương ngữ Nam Bộ, có từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Từ láy mang đậm tính phương ngữ trong những bài thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu có sức khái quát toàn bộ tình hình của nghĩa quân. Khi tướng quân xuất hiện, phong trào đấu tranh chống giặc xâm lược trỗi dậy; khi tướng quân mất đi, thế cuộc của nghĩa quân thay đổi, lâm vào trạng thái khó khăn, không còn khả năng trụ vững. Từ láy xững vững trong Thơ điếu Trương Định khiến lời thơ trở nên bi tráng: Mấy dặm non sông đều xững vững Nạn dân ách nước để ai toan? (Thơ điếu Trương Định - Bài 7) Xững vững có nghĩa: choáng váng, “hoa mắt” vì bị một tác động mạnh, bất ngờ; có khả năng suy sụp; điêu đứng lao đao, nghiêng ngả, ở trạng thái không ổn định (Theo Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín, tr.1368). Từ láy thể hiện màu sắc Nam Bộ trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu dựa trên sự gần gũi với từ địa phương hay dựa trên một đơn vị vốn là một từ địa phương. Từ láy được Nguyễn Đình Chiểu tạo ra gần gũi với từ địa phương, thực sự có ý nghĩa nghệ thuật. Từ láy thể hiện màu sắc phương ngữ Nam Bộ góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, làm giàu thêm không chỉ cho phương ngữ Nam Bộ mà còn cho vốn từ láy tiếng Việt. 4. Từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu còn góp phần “làm sống lại” lịch sử, địa danh vùng Lục tỉnh Nam kỳ cách đây đã gần hai thế kỷ. Thơ điếu của ông mang tính chất thời sự, đồng thời thể hiện tâm trạng đau xót của tác giả trước sự hy sinh anh dũng của các anh hùng lãnh binh. Trong Thơ điếu Trương Định, từ láy ít nhiều phản ánh thời gian, không gian lịch sử vùng đất Nam Bộ hào hùng: Quân thân còn gánh nặng hai vai Lỡ dở công trình hệ bởi ai? (Thơ điếu Trương Định - Bài 4) Thời gian được phản ánh trong Thơ điếu Trương Định là thời gian vùng đất Nam Bộ gặp nhiều khó khăn trong việc chống quân xâm lược, thông qua từ láy lỡ dở, Nguyễn Đình Chiểu phản ánh NGUYỄN NGỌC PHÚ 145 phần nào tình trạng bấy giờ đang diễn ra. Từ láy lỡ dở có phần vần trùng lặp, khác phụ âm đầu, khác thanh điệu nhằm biểu thị sự không hoàn thành được trọn vẹn một việc gì đó, chưa thực hiện xong mà còn đang ở tình trạng lỡ dở. Nguyễn Đình Chiểu muốn nói đến cuộc kháng chiến chống xâm lược của các vị lãnh binh và nhân dân ta chưa hoàn thành, vậy mà tướng quân hy sinh, biết tìm ai tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu chống quân xâm lược: Đâu vầy sấm chớp nổ thình lình Gió hạc thêm buồn mấy đạo binh (Thơ điếu Trương Định - Bài 11) Từ láy thình lình thật giản dị, gần gũi nhưng gây ấn tượng sâu sắc về sự bất ngờ, đột nhiên của sấm chớp (ám chỉ khói lửa chiến tranh). Trương Định mất đi là một tổn thất lớn, là sự đau xót khôn cùng, không chỉ nhân dân đau xót mà cảnh vật thiên nhiên cũng đượm nỗi bâng khuâng: Nghe chốn Lý Nhơn người sảng sốt Nhìn cồn Đa Phước cảnh bâng khuâng (Thơ điếu Trương Định - Bài 3) Khi nghe tin Trương Định hy sinh, ở chốn Lý Nhơn người nghe sảng sốt. Đây là trạng thái sảng sốt, bàng hoàng vì sự việc diễn ra một cách đột ngột, cảnh cồn Đa Phước cũng phải bâng khuâng. Từ láy bâng khuâng thể hiện trạng thái lo lắng trước sự hy sinh của vị lãnh binh yêu nước, làm cồn Đa Phước cũng phải xót xa, u buồn. Đây là vùng đất đầy nghĩa tình, không chỉ con người mà mảnh đất nơi đây cũng mang nặng những tâm tư tình cảm giống như con người, buồn thương cho con người. Mấy dặm non sông đều thảng thốt khi hay tin Trương Định mất đi. Các từ láy gắn liền với những địa danh và cảnh vật thiên nhiên cụ thể được nêu trong các bài thơ làm sống dậy tinh thần của vùng đất Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX: Ai khiến cuộc hòa ra cuộc chiến Người qua An Lái luống bâng khuâng (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 7) Ngựa trạm xăng văng miền Bắc khuyết Xe nhung ngơ ngẩn cõi Tây Ninh (Thơ điếu Trương Định - Bài 11) Các từ láy xăng văng (có sự giống nhau ở âm chính, âm cuối), ngơ ngẩn (giống nhau phụ âm đầu, âm chính và âm cuối khác biệt) giúp người thời nay hình dung cụ thể nơi trạm ngựa xăng văng, thể hiện trạng thái không ổn định, không chỉ ở miền Nam mà cả ở miền Bắc khuyết cũng lo lắng; cõi Tây Ninh, xe nhung cũng ngẩn ngơ, đầy buồn lo, không yên trước thực tại thời bấy giờ... Trong Thơ điếu Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu viết: Hữu thiên lục tỉnh tồn vong sự An đắc thung dung tựu nghĩa thần (Thơ điếu Phan Thanh Giản - Bài 2) Thung dung (từ láy Hán) có sự giống nhau về âm chính, âm vần cuối diễn tả sự ung dung, có vẻ như thư thả của Phan Thanh Giản trước khi chết. Lòng trung quân - ái quốc của cụ - một con người trải ba triều vua, đến cuối đời vẫn quyết giữ tiết trong sạch, khó ai có thể hiểu hết được. Bi kịch của Phan Thanh Giản cũng là bi kịch của cả một thời đại trước thực trạng sáu tỉnh Nam kỳ lọt vào tay thực dân Pháp. Các từ láy (dĩ nhiên đặt trong chỉnh thể câu thơ, bài thơ) tuy không diễn tả một cách cụ thể chi tiết về hoàn cảnh lịch sử vùng đất Nam Bộ, nhưng gợi cho chúng ta cảm nhận tâm trạng đau khổ của nhân dân Nam kỳ trong những ngày bị Pháp tấn công quyết liệt. Các vị lãnh binh cũng đành phải bất lực: ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG THƠ ĐIẾU CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 146 Gò Công binh giáp hãy chàng ràng Ngó Bắc trông Nam luống thở than (Thơ điếu Trương Định - Bài 7) Gò Công là nơi chịu nhiều đau thương mất mát, nhân dân luôn sống trong cảnh hồi hộp, âu lo, binh giáp cũng chàng ràng. Từ láy thở than (có sự trùng lặp về âm đầu, phần âm chính và âm vần cuối khác biệt) gợi lên một không khí u buồn, vắng lặng trước sự tàn phá của quân xâm lược, góp phần tái hiện hoàn cảnh lịch sử đau thương nơi Gò Công - vùng đất Nam Bộ chịu nhiều đau thương, mất mát ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Trong Thơ điếu Phan Tòng, Nguyễn Đình Chiểu mô tả tình cảnh thật thảm thương của nhân dân Ba Tri: E nỗi dạ dài quan lớn hỏi Cớ sao xếu mếu cảnh Ba Tri (Thơ điếu Phan Tòng - Bài 5) Cái chết của Phan Tòng khiến nhân dân Ba Tri rơi vào hụt hẫng, đau đớn khôn cùng. Còn ai có thể lãnh đạo phong trào yêu nước ? Các quan lớn thời bấy giờ không quan tâm gì đến nhân dân, lại còn hỏi “cớ sao xếu mếu”, làm cho lòng người càng căm giận hơn. Từ láy xếu mếu (hai từ tố khác nhau ở phụ âm đầu) vừa bày tỏ sự xót thương, vừa thể hiện lòng căm thù đối với bọn tay sai bán nước hại dân. Có thể thấy các từ láy trong các bài thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu gần gũi, bình dị nhưng có khả năng biểu vật (tái hiện cuộc sống) một cách cụ thể sinh động, tạo nên nét đặc trưng trong cách ngôn từ của Nguyễn Đình Chiểu. 5. Từ láy góp phần đắc lực trong khắc họa hình tượng con người trung nghĩa yêu nước - mẫu hình con người đẹp nhất trong văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX mà Nguyễn Đình Chiểu là người tiên phong tìm kiếm, xây dựng. Có thể thấy các tác giả của khuynh hướng văn học yêu nước – chống Pháp ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đều là nhà nho hành đạo. Nguyễn Đình Chiểu cũng là nhà nho hành đạo, nhưng do hoàn cảnh riêng – bị mù, cách hành đạo của ông khác các nhà nho khác. Không thể trực tiếp tham gia kháng Pháp, ông vẫn theo dõi sát phong trào, tìm cách tham mưu cho các lãnh tụ nghĩa quân – nhất là Trương Định. Trương Định trong văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu thực sự là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa hiếm có: Giúp đời dốc trọn ơn nam tử Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần Cái chết của Trương Định khiến người anh hùng Lỡ dở công trình. Nhưng Lỡ dở công trình hệ bởi ai? Câu thơ đặc biệt có từ láy lở dở hàm chứa bao đau xót, tiếc thương, và oán trách thời thế, oán trách triều đình Với Phan Thanh Giản – nhân vật phức tạp hơn, qua những vần thơ đầy ẩn ý, Nguyễn Đình Chiểu vừa xót thương, chia xẻ, vừa có chút trách móc người bạn trước bài toán trung quân – ái quốc. Xét trong quan hệ với lý tưởng trung quân, Phan Thanh Giản là vị quan trung thần, trong quan hệ với nhân dân ông thấy mình chưa làm tròn nghĩa vụ, chưa thực hiện được việc nghĩa cứu dân nên đành tuẫn tiết. Hành động tuẫn tiết của Phan Thanh Giản cũng là một biểu hiện đáng trân trọng của con người trung nghĩa. Phan Thanh Giản mất đi, nhân dân Nam Bộ đau xót; đất trời, non nước cỏ cây cũng chịu cảnh thảm sầu: Non nước tan tành hệ bởi đâu Dàu dàu mây trắng cõi Ngao Châu (Thơ điếu Phan Thanh Giản - Bài 1) Vì đâu mà non nước tan tành? Từ láy tan tành có phụ âm đầu trùng lặp và NGUYỄN NGỌC PHÚ 147 có phần vần khác biệt, thể hiện sự tan ra từng mảnh, gợi hình ảnh nhà cửa, ruộng vườn đã bị giặc Pháp tàn phá tan tành. Từ láy dàu dàu hoàn toàn giống nhau về thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa, nhưng khác nhau về trọng âm nhằm thể hiện thái độ nhấn mạnh của tác giả và kéo dài ra trong khi phát âm. Trọng âm rơi vào tiếng thứ hai của từ láy dàu dàu, chỉ sự héo úa của cây cỏ, nhấn mạnh sự héo tàn, tang thương. Các từ láy đậm tính gợi hình, gợi cảnh tượng chiến tranh chết chóc, nhà cửa, ruộng vườn bị tàn phá, gợi sự tang tóc bao trùm lên quê hương. 6. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về đạo đức và lòng yêu nước, đặc biệt thái độ sống và chiến đấu vì chính nghĩa, vì vận mệnh của dân tộc và nhân dân. Từ láy là một trong những yếu tố đặc sắc của ngôn ngữ thơ nói chung, thơ điếu nói riêng của Nguyễn Đình Chiểu, góp phần quan trọng tạo nên sự thấm thía, dư ba cho nhiều vần thơ viết tự đáy lòng của tác giả. Các từ láy được lựa chọn, vận dụng, tổ chức trong các câu thơ/ bài thơ một cách hợp lý, góp phần hữu hiệu trong biểu đạt nội dung tư tưởng, giãi bày cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ và nhân dân trước sự ra đi của người anh hùng cứu nước. Từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện chân thực sắc thái phương ngữ Nam Bộ, như là dấu ấn khắc ghi hiện thực một thời bi thương và hào hùng của lịch sử vùng Lục tỉnh Nam Kỳ... Chú thích: (1) Ngô Viết Dinh: Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Thanh niên, 2002, tr.676. (2) (3) Nhiều tác giả: Thế kỷ XIX nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, Tạp chí Xưa và nay phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học, 2003, tr.274 - 279. (4) Trần Thị Ngọc Lang: Phương ngữ Nam Bộ những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb KHXH Hà Nội, 1985, tr.123. (5) Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu: Thơ văn Phan Thanh Giản, Nxb Hội Nhà văn, 2005, tr.886. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 2. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Ngô Viết Dinh (2002), Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Thanh niên. 4. Nhiều tác giả (2003), “Thế kỷ XIX nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản”, Tạp chí Xưa và nay phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học. 5. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. 6. Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu (2005), Thơ văn Phan Thanh Giản, Nxb Hội Nhà văn. 7. Nguyễn Nguyên Trứ (1970), “Một số suy nghĩ xung quanh việc xác định từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 2), tr.52. 8. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (1982), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Ngày nhận bài: 09/3/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf86_328_2215138.pdf
Tài liệu liên quan