Tài liệu Đặc điểm trị liệu đầu tay ở bệnh nhân động kinh nhi sử dụng đa trị liệu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 166
ĐẶC ĐIỂM TRỊ LIỆU ĐẦU TAY Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NHI
SỬ DỤNG ĐA TRỊ LIỆU
Phạm Thành Trung*, Lê Văn Tuấn*
TÓM TẮT
Mở đầu: Động kinh là bệnh phổ biến với điều trị đơn trị liệu đầu tay là chủ đạo, và trẻ em có tỉ lệ hiện mắc
cao nhất. Khả năng thành công của đơn trị liệu lên đến 70%. Việc sử dụng đa trị liệu ở bệnh nhân động kinh,
nhất là trẻ em, thường đi kèm với thất bại đơn trị liệu đầu tay.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và trị liệu đầu tay ở trẻ bị động kinh dùng đa trị liệu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca trên trẻ bị động kinh dùng đa trị liệu, theo dõi
tại phòng khám động kinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: 84 trẻ trong nghiên cứu có 45,2% trẻ thiếu cân, chỉ 50% trẻ đủ tuổi đi học được đến trường. 44%
trẻ có bệnh lý hệ thần kinh đi kèm, nhiều nhất là chậm phát triển. Động kinh triệu chứng chiếm 57,1%. 29,8% trẻ
khởi đầu với đa trị liệu, l...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm trị liệu đầu tay ở bệnh nhân động kinh nhi sử dụng đa trị liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 166
ĐẶC ĐIỂM TRỊ LIỆU ĐẦU TAY Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NHI
SỬ DỤNG ĐA TRỊ LIỆU
Phạm Thành Trung*, Lê Văn Tuấn*
TÓM TẮT
Mở đầu: Động kinh là bệnh phổ biến với điều trị đơn trị liệu đầu tay là chủ đạo, và trẻ em có tỉ lệ hiện mắc
cao nhất. Khả năng thành công của đơn trị liệu lên đến 70%. Việc sử dụng đa trị liệu ở bệnh nhân động kinh,
nhất là trẻ em, thường đi kèm với thất bại đơn trị liệu đầu tay.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và trị liệu đầu tay ở trẻ bị động kinh dùng đa trị liệu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca trên trẻ bị động kinh dùng đa trị liệu, theo dõi
tại phòng khám động kinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: 84 trẻ trong nghiên cứu có 45,2% trẻ thiếu cân, chỉ 50% trẻ đủ tuổi đi học được đến trường. 44%
trẻ có bệnh lý hệ thần kinh đi kèm, nhiều nhất là chậm phát triển. Động kinh triệu chứng chiếm 57,1%. 29,8% trẻ
khởi đầu với đa trị liệu, lựa chọn đơn hay đa trị liệu đầu tay có liên quan đến bệnh lý hệ thần kinh kèm theo
(p<0,05). Valproate là lựa chọn chính cho đơn trị liệu đầu tay. 11,1% trẻ gặp tác dụng phụ phải đổi thuốc. Trẻ
thường bị 1-10 cơn động kinh/ngày và trẻ có tần số cơn cao hơn thì thời gian đơn trị liệu ngắn hơn (p<0,05).
Nhìn chung chất lượng cuộc sống khi đơn trị ở ngưỡng 50/100 (cuộc sống đôi khi không tốt).
Kết luận: Ở trẻ động kinh dùng đa trị liệu, động kinh triệu chứng, có bệnh lý hệ thần kinh kèm theo là hai
đặc điểm quan trọng và có liên quan đến lựa chọn trị liệu đầu tay. Valproate là thuốc phổ biến nhất.
Từ khoá: động kinh, đa trị liệu, phối hợp thuốc
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF THE FIRST-LINE THERAPY OF THE EPILEPSY CHILDREN
ON POLYTHERAPY
Pham Thanh Trung, Le Van Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 166 - 171
Background: Epilepsy is common disease with monotherapy principally recognized come the first-line
therapy, and the highest prevalence noted in children. The fact that the success rate of monotherapy reaches 70%
means that the usage of antiepileptic polytherapy, especially in children usually reveals the failure of the first drug.
Objective: Study on the clinical characteristics, the choice and the effect of the first-line antiepileptic drug on
the epileptic patients on polytherapy.
Methods: Case-series. Cases selected among the children diagnosed epilepsy who consult the epileptic clinic
of the Nhi Dong II Hospital.
Results: 84 children with the median age 7 have joined our study, 55% are male, 45.2% are underweight,
44% have neurological comorbidities in which la majority is the mental retardation. Just half of school-aged kids
afford their studies. The percentage of symptomatic epilepsy are 57.1%. The widely seen paraclinical tests are EEG
(100%), brain MRI (71.4%). The choice between mono or polytherapy comme the first therapy correlates
significantly with the presence of neurological comorbidities, 29.8% of the patient started with polytherapy.
Valproate is the main choice. Side-effects leading to the arrest of first-line drug were seen in 11.1% children. The
*Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thành Trung ĐT: 0906694889 Email: thanhtrung1411@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 167
predominant seizure frequency is 1-10/seizure per day. The higher the seizure frequency is, the shorter the time-
treatment is (p<0.05). In general, the quality of life is around 50/100 (life is sometimes not good).
Conclusion: In epilepsy children on polytherapy, symptomatic epilepsy, neurological comorbidities are
two important characteristics and the latter considerably influents the choice of therapy. Valproate is the
most popular drug.
Keywords: epilepsy, polytherapy, combination therapy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là bệnh thường gặp với tỉ lệ hiện
mắc là 4,4/1000 dân, trong đó tỉ lệ hiện mắc
nhóm tuổi 1 -10 tuổi cao nhất so với các nhóm
tuổi khác, 6,7/1000(7). Quyết định đơn hay đa trị
liệu trong động kinh có lịch sử lâu dài với nhiều
quan điểm thay đổi. Hiện nay đơn trị liệu đầu
tay là nguyên tắc hàng đầu, được thống nhất
cao(4). Thành công của đơn trị liệu đầu tay theo
một nghiên cứu gần nhất lên đến 70%(3). Tức là
gần một phần ba bệnh nhân động kinh phải thay
thế đơn trị liệu bằng đơn trị liệu khác hay phối
hợp thuốc. Việc dùng đa trị liệu ở bệnh nhân
động kinh, nhất là bệnh nhân nhi thường gắn
liền với thất bại đơn trị liệu đầu tay. Vì vậy
nghiên cứu của chúng tôi tập trung khảo sát đặc
điểm trị liệu đầu tay nhằm có cái nhìn khái quát
về đặc điểm lâm sàng, lựa chọn và sử dụng
thuốc và đáp ứng trị liệu đầu tay trên nhóm đối
tượng riêng biệt, bệnh nhân sử dụng đa trị liệu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại phòng
khám động kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng
01 năm 2016 đến tháng 04 năm 2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ từ 1 đến 15 tuổi có chẩn đoán động kinh
và đang được điều trị với từ hai thuốc chống
động kinh phối hợp trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thân nhân bệnh nhân nhi không đồng ý
tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có bệnh nội
khoa nặng. Bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca không ước tính cỡ mẫu.
Các yếu tố khảo sát
Đặc điểm đơn trị liệu trên bệnh nhân động
kinh được khảo sát gồm ba ý chính: đặc điểm
lâm sàng, đặc điểm bệnh lý động kinh và hiệu
quả điều trị.
Đặc điểm lâm sàng gồm tuổi, giới, cân nặng
và học vấn của trẻ. Đặc điểm bệnh lý động kinh
gồm phân loại động kinh, các cận lâm sàng được
chỉ định liên quan đến bệnh lý động kinh gồm
điện não, điện não video và chụp cộng hưởng từ
hạt nhân não, các bệnh lý hệ thần kinh trung
ương kèm theo.
Hiệu quả điều trị gồm đặc điểm tuân trị của
bệnh nhân, các đặc điểm thuốc được dùng, thời
gian dùng và tần số cơn động kinh, tác dụng phụ
gây ra việc ngưng uống thuốc, chất lượng cuộc
sống khi đó theo thang chất lượng cuộc sống
tổng quát (Global quality of life – GQoL).
Phân tích thống kê
Tính tỉ lệ của biến định tính và số trung vị,
khoảng tứ phân vị của số trung bình. Tìm tương
quan giữa các biến định tính bằng phép kiểm
Chi bình phương và biến định lượng bằng phép
kiểm Mann Whitney U. Phép thống kê được
thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu
84 trẻ trong nghiên cứu chúng tôi có tuổi
trung vị là 7 (khỏang tứ phân vị 4-10), trẻ nam
chiếm ưu thế với 55%. Theo tiêu chuẩn tổ chức
phòng và kiểm soát bệnh, Hoa Kỳ, trẻ thiếu cân
khi cân nặng dưới 5th bách phân vị, tỉ lệ trẻ thiếu
cân chung trong nghiên cứu là 38/84 (45,2%), ở
trẻ nam là 45,6% và ở trẻ nữ là 44,7%. Tỉ lệ chưa
đến tuổi đi học chiếm 46%. Đáng chú ý là có 19%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 168
đến tuổi nhưng không đi học và 4% đã đi học rồi
bỏ học, tức tổng cộng gần ¼ bệnh nhi trong tuổi
đi học không đến trường. 44% trong nghiên cứu
chúng tôi có bệnh lý hệ thần kinh đi kèm, nhiều
nhất là chậm phát triển, trong nhóm tổn thương
thực thể hệ thần kinh, bại não và di chứng viêm
não chiếm tỉ lệ cao nhất (6/84, 7,1%). Trong mẫu
có hai bệnh nhân sau mổ cắt thể chai chiếm 2,4%.
Theo phân loại động kinh của liên hội quốc
tế chống động kinh, động kinh cục bộ chiếm
46,4%, toàn thể chiếm 41,7%, động kinh không
xác định toàn thể hay cục bộ là 10/84 (11,9%),
không ghi nhận hội chứng đặc biệt. Với căn
nguyên động kinh, động kinh triệu chứng chiếm
57,1% (48/84), động kinh vô căn chiếm 9,5%
(8/84), động kinh căn nguyên ẩn là 33,3% (28/84).
Đặc điểm trị liệu đầu tay
Tất cả trẻ trong nghiên cứu đều được làm
điện não, một phần năm được làm điện não
video, 71,4% được chụp cộng hưởng từ não, Các
bất thường cộng hưởng từ não gặp trong 26/60
trường hợp được chụp, chiếm 43,3%, bao gồm:
teo não, tổn thương não đa ổ, u xơ củ, dị dạng
hồi não thùy thái dương, xơ hóa hải mã, loạn sản
vỏ não, tổn thương não một ổ, nang vách trong
suốt và giãn não thất. Gần như tất cả trẻ đều
tuân thủ tốt điều trị.
Khảo sát đơn trị liệu của chúng tôi không
thực hiện được trong 5 trường hợp (9,5%) do
thiếu sót hồ sơ và sai lệch thông tin nhớ lại.
29,8% trẻ trong nghiên cứu khởi đầu bằng đa trị
liệu. Không có mối liên quan giữa lựa chọn đơn
hay đa trị liệu đầu tay và các đặc điểm về phân
loại động kinh (p=0,187), căn nguyên động kinh
(p=0,073) hay bất thường cộng hưởng từ
(p=0,134). Nhưng có mối tương quan quan giữa
việc có hay không bệnh lý hệ thần kinh trung
ương đi kèm và việc lựa chọn đơn hay đa trị liệu
đầu tay (p=0,004). Thuốc đơn trị liệu được chọn
nhiều nhất là Valproate.
Tác dụng phụ trong khi đơn trị liệu chúng
tôi chỉ gặp 6/54 trẻ, chiếm 11,1%, trong đó thuốc
gây ra tác dụng phụ là Oxcarbazepine, 1 trẻ,
Topiramate, 1 trẻ và Valproate với 4 trẻ.
Số cơn động kinh khi đơn trị liệu trong
nghiên cứu chúng tôi dao động từ 0-70 cơn/tuần,
trung vị 15 cơn/tuần, tần số cơn gặp nhiều nhất
là 1-10 cơn/tuần, chiếm 55,6%, theo sau là tần số
trên 1 cơn/tuần nhưng dưới 1 cơn/ngày, có 8 trẻ
chiếm 14,8%. Chỉ có 3 trẻ hết cơn hoàn toàn
chiếm 3,6%, trong đó 1 trẻ dùng Carbamazepine
và 2 trẻ dùng Valproate. Trẻ khi dùng đơn trị
liệu có tần số cơn phổ biến là 1-10 cơn/ngày.
Thời gian dùng đơn trị liệu trong nghiên cứu
chúng tôi có trung vị là 52 tuần, ngắn nhất là 1
tuần và dài nhất là 230 tuần.Trẻ có tần số cơn cao
thì thời gian đơn trị liệu ngắn hơn (p<0,05). Nhìn
chung chất lượng cuộc sống khi đơn trị ở
ngưỡng 50/100 (cuộc sống đôi khi không tốt).
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu
Với tổng 84 bệnh nhân, tuổi trung bình trong
nghiên cứu là 7,12 ± 3,8 tuổi, dao động từ 1 đến
15. Một nghiên cứu tương tự của Saygi(11) trên 59
bệnh nhi động kinh kháng thuốc dùng đa trị liệu
với khoảng tuổi 2 -16, tuổi trung bình 9,3 ± 4,9,
lớn hơn kết quả của nghiên cứu chúng tôi. Điều
này xuất phát từ cơ sở chọn mẫu, bệnh nhân
trong nghiên cứu Saygi đã được chẩn đoán động
kinh kháng thuốc, nghiên cứu chúng tôi bao
gồm bệnh nhân đa trị liệu nói chung, không tính
đến tính đáp ứng thuốc. Ngoài ra tuổi trung vị
trong nghiên cứu chúng tôi là 7 (khoảng tứ phân
vị 4-10) tương tự nghiên cứu trên bệnh nhân trẻ
em động kinh đa trị liệu ở Uganda của tác giả
Atugonza(1) với tuổi trung vị 6 (khoảng tứ phân
vị 3-9). Tỉ lệ nam: nữ trong nghiên cứu chúng tôi
là 55:45, tương tự với hai nghiên cứu trên.
Tỉ lệ trẻ không có bệnh lý nền trong mẫu
chúng tôi chỉ là 56%, thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu tác giả Lê Thị Khánh Vân (2010)(5) là
63,2%. Phần lớn trẻ trong mẫu nghiên cứu của
tác giả dùng một thuốc, chỉ có 10,6% dùng đa trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 169
liệu, tính chất mẫu khác hoàn toàn nghiên cứu chúng tôi.
Bảng 1: So sánh phân loại động kinh với các tác giả khác.
Chúng tôi (n=84) Saygi
(11)
(n=59) Atugonza
(1)
(n=45) L.T.K.Vân
(5)
(n=484)
Cục bộ 46,4% 40,7% 47,2% 61,1%
Toàn thể 41,7% 40,7% 39,2% 30,9%
Không xếp loại 11,9% 18,6% Không đề cập 6,2%
Hội chứng đặcbiệt Không có Không có Không đề cập 1,8%
Cùng với tiêu chuẩn phân loại động kinh
năm 1989 của liên hội quốc tế chống động kinh,
hai nghiên cứu của Saygi và Atugonza trên trẻ
động kinh đa trị liệu cho tỉ lệ tương tụ nghiên
cứu chúng tôi, với động kinh cục bộ chiếm ưu
thế. Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi không gặp
hội chứng đặc biệt tương tự như nghiên cứu
Saygi. Lê Thị Khánh Vân trong mẫu nghiên cứu
rất lớn trên 400 trẻ em cũng chỉ gặp 1,8% là hội
chứng đặc biệt. Tỉ lệ căn nguyên triệu chứng của
chúng tôi là 57,1% phù hợp với tỉ lệ tương ứng
trong nghiên cứu khác trên trẻ động kinh điều
trị phối hợp(12). Bên cạnh đó, tỉ lệ vô căn thấp hơn
hẳn các nghiên cứu khác với chỉ 9,5%, của Saygi
là 11,9% và Atugonza là 23,7%. Có thể do mẫu
chúng tôi có đến 71,4% trẻ được chụp cộng
hưởng từ não và một phần năm trẻ được đo điện
não video, vốn là phương tiện chẩn đoán hỗ trợ
xác định căn nguyên động kinh. Tiên lượng tốt
hơn của nhóm động kinh vô căn đã được khẳng
định trong nghiên cứu của Geerts(3) năm 2010.
Như vậy việc lấy mẫu bệnh nhân đa trị liệu có
xu hướng chọn lọc ít đi bệnh nhân động kinh vô
căn, nhóm khả năng cao đáp ứng đơn trị liệu.
Đặc điểm trị liệu đầu tay
Tỉ lệ đo điện não của chúng tôi tương tự
nghiên cứu của Lê Thị Khánh Vân vốn là nghiên
cứu ở bệnh viện nhi lớn của thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu ở bệnh viện Nhi đồng 2 cho tỉ
lệ chụp cộng hưởng từ cao 45%. Bất thường cộng
hưởng từ trong nghiên cứu chúng tôi là 43,3%,
của Ramos(10) là 43,1%, nghiên cứu của Ramos
trên mẫu 88 trẻ động kinh kháng thuốc, hoàn
toàn tương tự chúng tôi.
97,6% trẻ trong mẫu nghiên cứu chúng tôi
tuân thủ điều trị, tương tự như nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Lan Phương(8) thực hiện trên
cùng bệnh viện.
Sự ưu thế của đơn trị liệu đầu tay trong mẫu
nghiên cứu chúng tôi (70,2%) phù hợp với xu
hướng khởi đầu điều trị động kinh hiện nay(4).
29,8% trẻ khởi đầu điều trị động kinh với đa trị
liệu. Phân tích thống kê cho thấy quyết định lựa
chọn đơn hay đa trị liệu có liên quan đặc tính có
hay không bệnh lý nền hệ thần kinh trung ương.
Cơ sở quyết định có thể lý giải trên giả thiết kiểm
soát động kinh khó đạt được với đơn trị liệu trên
bệnh nhân có tổn thương thực thể hệ thần kinh.
Nghiên cứu của Wirrell(13) với mục tiêu tìm yếu
tố nguy cơ dự báo kháng trị sớm ở động kinh trẻ
em chỉ ra bất thường hình ảnh học và tổn
thương hệ thần kinh là hai yếu tố có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 2: Thống kê liều thuốc động kinh trong nghiên cứu.
Tổng liều/ngày (mg) Liều (mg/Kg/ngày) Theo Verrotti
(14)
(mg/Kg/ngày) Trung vị (tứ phân vị) Thấp nhất-Cao nhất
Valproate (n=40) 300 (150-450) 7,14-76,92 10-30
Oxcarbazepine (n=7) 600 (250-950) 6-56,25 10-30
Topiramate (n=5) 100 (68,5-131,5) 1,43-7,35 0,5-9
Carbamazepine (n=1) 300 -- 5-20
Phenobarbital (n=1) 50 -- 5
Sự ưu thế của Valproate là thuốc đơn trị đầu
tay trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
khuyến cáo hiện nay. Theo hướng dẫn đơn trị
liệu đầu tay của liên hội quốc tế chống động
kinh năm 2006, cập nhật năm 2013, có thể lựa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 170
chọn Valproate trong cơn động kinh cục bộ lẫn
cơn động kinh toàn thể co cứng co giật ở trẻ em.
Tỉ lệ dùng thuốc dưới liều nói chung trong
nghiên cứu của chúng tôi là 16,6% (9/54), căn cứ
theo khoảng liều tham khảo của Verrotti.
Perucca(9) trong bàn luận về liều thuốc động kinh
đã lý giải việc dùng thuốc động kinh dưới liều
qua góc nhìn bác sĩ lâm sàng. Theo đó khi một
thuốc điều trị không có liều tối ưu khuyến cáo
ngay từ đầu và không dự đoán trước được liều
tối ưu của bệnh nhân, bác sĩ lâm sàng thường bắt
đầu liều an toàn và tăng dần. Khi đáp ứng thuốc
có thể đo lường ngay như với thuốc kháng đông
và thuốc hạ huyết áp, rất dễ dàng tiến tới liều tối
ưu. Tuy vậy với thuốc mà hiệu quả khó đánh giá
hay đòi hỏi thời gian theo dõi như thuốc động
kinh, việc phải để ý đến cả độc tính thuốc khiến
bác sĩ lâm sàng phải chọn giải pháp an toàn
trong đó có dùng thuốc dưới liều.
Lý giải việc dùng dưới liều còn phải chú ý
đến tác dụng phụ khi mà 6/54 (11,1%) trẻ đơn trị
có tác dụng phụ dẫn đến việc không thể tiếp tục
đơn trị liệu. Một nghiên cứu trên trẻ em của de
Silva(2) cũng cho tỉ lệ tác dụng phụ thấp tương tự,
chỉ 9% trẻ có tác dụng phụ, trong đó trẻ dùng
Valproate chỉ có 4%. 167 trẻ từ 3 đến 16 tuổi
trong mẫu của de Silva được chẩn đoán động
kinh lần đầu và chưa dùng bất cứ thuốc động
kinh nào trước đây, tác giả trong khi lấy mẫu
cũng loại ra trẻ có cơn giật cơ, cơn ngã gục hay
sốt co giật, bệnh thần kinh tiến triển cũng loại
trừ, nên giải thích tỉ lệ tác dụng phụ thấp.
Trẻ động kinh trong mẫu nghiên cứu chúng
tôi có tần số cơn gặp nhiều nhất là 1-10 cơn/tuần,
tương đương 4-40 cơn/tháng, chiếm 55,6%.
Saygi(11) cũng có tỉ lệ tương tự chúng tôi khi tần
số gặp nhiều nhất chiếm 64,5% là trên 1 cơn
động kinh /tháng. Khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa thời gian đơn trị liệu giữa hai nhóm có cơn
động kinh nhiều và ít phù hợp với logic là trẻ
càng kiểm soát cơn kém thì càng nhanh được
thay đổi trị liệu. Câu hỏi đặt ra là thời gian dùng
thuốc ở nhóm kiểm soát kém với trung vị 52
tuần, ngắn nhất 4 tuần, dài nhất 200 tuần có quá
dài cho quyết định đổi trị liệu. Con số tham khảo
lấy từ nghiên cứu SANAD(6) trong đó thời gian
trung vị từ lúc dùng thuốc đến khi kết luận thất
bại là 234 ngày tương đương 33 tuần.
KẾT LUẬN
Với tần số cơn động kinh chủ yếu dao động
1-10 cơn/ngày, chất lượng cuộc sống ở ngưỡng
trung bình cho thấy tính không hiệu quả của trị
liệu đầu tay trên bệnh nhân động kinh đang đa
trị liệu. Tỉ lệ chuyển đổi thuốc do tác dụng phụ
khoảng 11,1%. Việc lựa chọn đa trị liệu đầu tay
có liên quan đến bệnh hệ thần kinh mắc kèm, và
nhóm kém kiểm soát cơn có thời gian điều trị
đơn trị liệu ngắn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atugonza R, Kakooza-Mwesige A, et al (2016). Multiple anti-
epileptic drug use in children with epilepsy in Mulago hospital,
Uganda: a cross sectional study. BMC Pediatr, 16, 34.
2. De Silva M, MacArdle B, et al (1996). Randomised comparative
monotherapy trial of phenobarbitone, phenytoin,
carbamazepine, or sodium valproate for newly diagnosed
childhood epilepsy. Lancet, 347 (9003), 709-13.
3. Geerts A, Arts W, et al (2010). Course and outcome of
childhood epilepsy: a 15-year follow-up of the Dutch Study of
Epilepsy in Childhood. Epilepsia, 51 (7), 1189-97.
4. Glauser T, Ben-Menachem E, et al (2013). Updated ILAE
evidence review of antiepileptic drug efficacy and effectiveness
as initial monotherapy for epileptic seizures and syndromes.
Epilepsia, 54 (3), 551-563.
5. Lê Thị Khánh Vân, Lê Thị Ngọc Dung, Nguyễn Hoài Phong
(2010). Đặc điểm của hội chứng động kinh tại bệnh viện Nhi
đồng 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14 (1), 186.
6. Marson AG, Al-Kharusi AM, et al (2007). The SANAD study of
effectiveness of carbamazepine, gabapentin, lamotrigine,
oxcarbazepine, or topiramate for treatment of partial epilepsy:
an unblinded randomised controlled trial. Lancet, 369 (9566),
1000-15.
7. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quang Cường, et al (2008). The
prevalence of epilepsy in a rural district of Vietnam: A
population-based study from the EPIBAVI project. Epilepsia, 49
(9), 1634-1637.
8. Nguyễn Thị Lan Phương, Trương Thị Hằng (2009). Khảo sát sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân động kinh điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Nhi đồng 2 từ 12/2008 ĐẾN 8/2009. Tạp chí Y học TP.
Hồ Chí Minh, tập 13 (5), 13.
9. Perucca E, Dulac O, et al (2001). Harnessing the clinical
potential of antiepileptic drug therapy: dosage optimisation.
CNS Drugs, 15 (8), 609-21.
10. Ramos-Lizana J, Rodriguez-Lucenilla MI, et al (2012). A study
of drug-resistant childhood epilepsy testing the new ILAE
criteria. Seizure, 21 (4), 266-72.
11. Saygi S, Alehan F, et al (2014). Multidrug resistance 1 (MDR1)
3435C/T genotyping in childhood drug-resistant epilepsy. Brain
Dev, 36 (2), 137-42.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 171
12. Tô Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn (2008).
Phân loại cơn động kinh trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I Thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12 (3),
172.
13. Wirrell EC, Wong-Kisiel L, et al (2013). What predicts enduring
intractability in children who appear medically intractable in
the first 2 years after diagnosis?.Epilepsia, 54 (6), 1056-1064.
14. Verrotti A, Loiacono G, et al (2011). Pharmacotherapy for
children and adolescents with epilepsy. Expert Opinion on
Pharmacotherapy, 12 (2), 175-194.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tri_lieu_dau_tayobenh_nhan_dong_kinh_nhi_sudung_da.pdf