Đặc điểm suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 06/2015 – 04/2016

Tài liệu Đặc điểm suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 06/2015 – 04/2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 267 ĐẶC ĐIỂM SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON MUỘN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 06/2015 – 04/2016 Trần Tố Hinh*, Phạm Diệp Thùy Dương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh non muộn 34 (0/7) đến 36 (6/7) tuần tuổi thai là nhóm chiếm hơn 70% số trẻ sinh non. Suy hô hấp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ non tháng, với các bệnh lý thường gặp là bệnh màng trong (BMT), cơn thở nhanh thoáng qua (CTNTQ), viêm phổi sơ sinh, cao áp phổi tồn tại (CAPTT). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị theo nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả nghiên cứu: Trên 68 trẻ sơ sinh non muộn có suy hô hấp nhập khoa Sơ Sinh và khoa Hồi sức Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 6/2015 – 4/2016, BMT là nguyên nhân gây suy hô hấp nhiều nhất (35,3%); kế đến là viêm phổi (27,9%); CTNT...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 06/2015 – 04/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 267 ĐẶC ĐIỂM SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON MUỘN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 06/2015 – 04/2016 Trần Tố Hinh*, Phạm Diệp Thùy Dương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh non muộn 34 (0/7) đến 36 (6/7) tuần tuổi thai là nhóm chiếm hơn 70% số trẻ sinh non. Suy hô hấp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ non tháng, với các bệnh lý thường gặp là bệnh màng trong (BMT), cơn thở nhanh thoáng qua (CTNTQ), viêm phổi sơ sinh, cao áp phổi tồn tại (CAPTT). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị theo nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả nghiên cứu: Trên 68 trẻ sơ sinh non muộn có suy hô hấp nhập khoa Sơ Sinh và khoa Hồi sức Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 6/2015 – 4/2016, BMT là nguyên nhân gây suy hô hấp nhiều nhất (35,3%); kế đến là viêm phổi (27,9%); CTNTQ (7,4%); và CAPTT (5,9%). BMT chiếm đa số ở trẻ 34 tuần; trong khi CTNTQ cũng như CAPTT gặp chủ yếu ở nhóm 35-36 tuần; và viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ 36 tuần. Hầu hết các trường hợp suy hô hấp xảy ra trong 24 giờ đầu, đặc biệt là trong 6 giờ đầu. Kết luận:Theo dõi sát trẻ sơ sinh non muộn trong 24 giờ sau sinh, nhất là trong 6 giờ đầu, để phát hiện và xử trí kịp thời suy hô hấp. BMT là nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non muộn. Từ khóa: suy hô hấp; trẻ sơ sinh non muộn. ABSTRACT RESPIRATORY FAILURE IN LATE PRETERM INFANTS AT CHILDREN'S HOSPITAL 2 FROM 06/2015 TO 04/2016 Tran To Hinh, Pham Diep Thuy Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 267 - 270 Background: Late preterm infants, born between 34 (0/7) - 36 (6/7) weeks of gestation, account for over 70% of premature infants. Respiratory failure is the leading cause of death in preterm infants, which is commonly due to such diseases as respiratory distress syndrome (RDS), transient tachypnea of newborn (TTN), neonatal pneumonia, persistent pulmonary hypertension of the newborn (PPHN). Objectives: Identify the epidemiological, clinical, laboratory characteristics and treatments following respiratory failure causes in late preterm infants at Children's Hospital 2. Method: Prospective cases series study. Results: In 68 late preterm infants with respiratory distress admitted into Neonatal unit and Neonatal intensive care unit at Children's Hospital 2 during 6/2015 - 4/2016, the most common causes of respiratory failure were RDS (35.3%); pneumonia (27.9%); TTN (7.4%); and PPHN(5.9%). RDS was the leading cause in34 weeks’ gestation; while TTN and PPHN were common in 35-36 weeks; and pneumonia was the most frequent cause in 36 weeks. Most cases of respiratory failure occurred in the first 24 hours, especially in the first 6 hours of life. *, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BSNT. Trần Tố Hinh ĐT: 0909806040 Email: hinhtotran@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 268 Conclusions: Closely monitor late preterm infants within 24 hours after birth, especially in the first 6 hours, for detection and timely treatment of respiratory failure. The RDS was the most common cause of respiratory failure in late preterm infants. Keywords: Respiratory failure; late preterm infants. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ sơ sinh non muộn (late preterm) là trẻ được sinh ra từ 34 (0/7) đến 36 (6/7) tuần tuổi thai, chiếm khoảng hơn 70% trong số trẻ sinh non, tỉ lệ này tăng dần trong 2 thập kỷ qua (1). Do chưa trưởng thành về mặt sinh lý, chuyển hóa nên trẻ sơ sinh non muộn có nguy cơ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng. Các nguyên nhân thường gặp gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nói chung và trẻ non muộn nói riêng là bệnh màng trong (BMT), cơn thở nhanh thoáng qua (CTNTQ), viêm phổi sơ sinh, cao áp phổi tồn tại (CAPTT)(2) Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề suy hô hấp ở nhóm trẻ sơ sinh non muộn(3, 4, 8). Tùy mức phát triển kinh tế, xã hội và chăm sóc y tế của từng quốc gia mà các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về dịch tễ, nguyên nhân, điều trị, thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong. Các kết quả đều cho thấy tỉ lệ các nguyên nhân suy hô hấp tỉ lệ nghịch với tuổi thai. Do đó, trẻ non muộn có nguy cơ suy hô hấp cao hơn so với trẻ đủ tháng. Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số nghiên cứu riêng về từng nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh như BMT, CAPTT ở trẻ sơ sinh non muộn, viêm phổi sơ sinh(2,7) nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khái quát tình hình suy hô hấp chung ở nhóm trẻ sơ sinh non muộn. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, tỉ lệ tử vong theo các nguyên nhân gây suy hô hấp ở nhóm này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị theo nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Trẻ sơ sinh non muộn (34(0/7) - 36(6/7) tuần tuổi thai), được nhập viện và có suy hô hấp trong vòng 72 giờ đầu sau sinh, được điều trị tại khoa Sơ Sinh và khoa Hồi sức Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2, từ 06/2015 đến 04/2016. Kỹ thuật chọn mẫu Lấy trọn. Tiêu chí chọn mẫu Trẻ sơ sinh 34 (0/7) – 36 (6/7) tuần tuổi thai. Nhập viện trong vòng 72 giờ đầu sau sinh Có suy hô hấp ở thời điểm nhập viện, khi có ít nhất 1 trong 5 tiêu chí sau: rối loạn nhịp thở, co lõm ngực nặng, phập phồng cánh mũi, tím tái, thở rên. Thu thập và xử lý số liệu: Phần mềm thống kê SPSS 20.0. Các biến số định tính được tính bằng n (%); các biến số định lượng được tính bằng TB ± SD (Min, Max). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Có 68 ca thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong 11 tháng thực hiện nghiên cứu. Bảng 1: Nguyên nhân suy hô hấp (N = 68) Bệnh lý n (%) Bệnh màng trong 24 (35,3) 19 (27,9) 5 (7,4) 4 (5,9) 16 (23,5) Viêm phổi Cơn thở nhanh thoáng qua Cao áp phổi tồn tại Khác Nguyên nhân gây suy hô hấp nhiều nhất là BMT 35,3%, kế đến là viêm phổi 27,9%. Kết quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Hibbard JU(2) và Teune MJ(8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 269 Bảng 2: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, biến chứng và tử vong theo nguyên nhân suy hô hấp (N=68) Đặc điểm BMT n (%) N = 24 CTNTQ n (%) N = 5 Viêm phổi n (%) N = 19 CAPTT n (%) N = 4 Khác n (%) N = 16 Tổng n (%) N = 68 Tuổi thai 34 tuần 15(62,5) 1(20) 2(10,5) 0(0) 4 (25) 22(32,4) 35 tuần 9(37,5) 2(40) 6(31,6) 2(50) 4 (25) 23(33,8) 36 tuần 0(0) 2(40) 11(57,9) 2(50) 8 (50) 23(33,8) Thời điểm khởi phát suy hô hấp <6 giờ tuổi 22 (91,7) 5 (100) 12 (63,2) 4 (100) 11 (68,8) 54 (79,4) 6-24 giờ tuổi 2 (8,3) 0 (0) 5 (26,3) 0 (0) 3 (18,8) 10 (14,7) >24 giờ tuổi 0 (0) 0 (0) 2 (10,5) 0 (0) 2 (12,5) 4 (5,9) Triệu chứng lâm sàng trong 24 giờ đầu nhập viện Thở nhanh >60 lần/phút 21 (87,5) 5(100) 17(89,5) 2(50) 5 (31,2) 50 (73,5) Co lõm ngực 12 (50) 4 (80) 14 (73,7) 1 (25) 5 (31,2) 36 (52,9) Co kéo cơ hô hấp phụ 3 (12,5) 1 (20) 2 (10,5) 0 (0) 3 (18,8) 9 (13,2) Cơn ngưng thở 2 (8,3) 0 (0) 2 (10,5) 0 (0) 3 (18,8) 7 (10,3) Thở rên 4 (16,7) 2 (40) 5 (26,3) 0 (0) 2 (12,5) 13 (19,1) Tím 8 (33,3) 0 (0) 8 (42,1) 2 (50) 10 (62,5) 28 (41,2) SpO2<90% 6 (25) 0 (0) 5 (26,3) 2 (50) 7 (43,8) 20 (29,4) Khí máu động mạch Thông khí phế nang Tăng 7 (29,2) 0 (0) 2 (10,5) 1 (25) 6 (37,5) 16 (23,5) Giảm 7 (29,2) 3 (60) 12 (63,2) 2 (50) 3 (18,8) 27 (39,7) Giảm Oxy hóa máu 18 (75) 5 (100) 16 (84,2) 3 (75) 8 (50) 50 (73,5) Rối loạn toan kiềm Toan chuyển hóa 7 (29,2) 1 (20) 3 (15,8) 2 (50) 7 (43,8) 20 (29,4) Toan hô hấp 7 (29,2) 3 (60) 8 (42,1) 2 (50) 3 (18,8) 23 (33,8) Toan hỗn hợp 7 (29,2) 1 (20) 4 (21,1) 1 (25) 2 (12,5) 15 (22,1) Kiềm hô hấp 6 (25) 0 (0) 3 (15,8) 0 (0) 2 (12,5) 11 (16,2) Hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị Cannula 5 (20,8) 2 (40) 13 (68,4) 4 (100) 10 (62,5) 34 (50) NCPAP 23 (95,8) 4 (80) 14 (73,7) 4 (100) 8 (50) 53 (77,9) Thở máy 9 (37,5) 2 (40) 12 (63,2) 4 (100) 13 (81,2) 40 (58,8) HFO 3 (12,5) 0 (0) 2 (10,5) 0 (0) 0 (0) 5 (7,4) Surfactant 12 (50) 1 (20) 1 (5,3) 0 (0) 0 (0) 14 (20,6) Biến chứng Viêm phổi bệnh viện 5(20,8) 0 (0) 6 (31,6) 3 (75) 5 (31,2) 19(27,9) Nhiễm trùng huyết 4(16,7) 0 (0) 3 (15,8) 3 (75) 5 (31,2) 15(22,1) Loạn sản phế quản phổi 2(8,3) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 2(0,3) Tử vong/ xin về 1(4,2) 0(0) 4(21,1) 1(25) 1 (6,2) 7 (10,3) BMT chiếm đa số ở trẻ 34 tuần và tỉ lệ nghịch với tuổi thai (p<0,001). Tỉ lệ viêm phổi cao nhất ở trẻ 36 tuần (p=0,015). CTNTQ và CAPTT gặp chủ yếu ở nhóm 35-36 tuần. Hầu hết trẻ khởi phát suy hô hấp sớm trước 6 giờ tuổi. Triệu chứng thở nhanh thường gặp nhất, kế đến là co lõm ngực và tím. Tương tự kết quả trong nghiên cứu của Hibbard JU(4) và Natile(6), biện pháp hỗ trợ hô hấp được sử dụng nhiều nhất là NCPAP (77,9%), kế đến là thở máy (58,8%). Có 36,8% trường hợp có biến chứng, chủ yếu ở các nhóm CAPTT, viêm phổi và nguyên nhân khác. Tỉ lệ tử vong là 10,3%, cao hơn trong nghiên cứu của Kalyoncu(2), do tác giả này nghiên cứu trên trẻ non muộn nói chung, bao gồm cả có và không có suy hô hấp. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 270 thấy tử vong có liên quan với nhiễm trùng huyết và viêm phổi bệnh viện. Nghiên cứu của Kalyoncu O cũng ghi nhận nguyên nhân tử vong là do nhiễm trùng huyết bệnh viện, và tình trạng suy hô hấp nặng(2). Do đó, kiểm soát tốt nhiễm trùng bệnh viện là yếu tố quan trọng có thể góp phần cải thiện tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ sơ sinh non muộn có suy hô hấp. Bảng 3: Mối liên hệ giữa tử vong và biến chứng (N=68) Kết quả Biến chứng Tử vong n (%) N= 7 Sống n (%) N= 61 Tổng n (%) N= 68 p Viêm phổi bệnh viện Có 5 (26,3) 14 (73,7) 19 (27,9) 0,007 Không 2 (4,1) 47 (95,9) 49 (72,1) Nhiễm trùng huyết Có 5 (33,3) 10 (66,7) 15 (22,1) 0,001 Không 2 (3,8) 51 (96,2) 53 (77,9) KẾT LUẬN Trong nhóm trẻ non muộn, BMT là nguyên nhân gây suy hô hấp nhiều nhất, kế đến là viêm phổi, CTNTQ, CAPTT. BMT chiếm đa số ở trẻ 34 tuần và tỉ lệ nghịch với tuổi thai; trong khi CTNTQ cũng như CAPTT gặp chủ yếu ở nhóm 35-36 tuần; và viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ 36 tuần. Hầu hết các trường hợp suy hô hấp xảy ra trong 24 giờ đầu, đặc biệt là trong 6 giờ đầu. KIẾN NGHỊ Theo dõi sát trẻ sơ sinh non muộn trong 24 giờ sau sinh, nhất là trong 6 giờ đầu, để phát hiện và xử trí kịp thời suy hô hấp. Cân nhắc chẩn đoán BMT bởi đây vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non muộn. Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn tập thể khoa Sơ sinh và khoa Hồi sức Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 đã giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhakta BK (2012), "Respiratory distress syndrome", Manual of Neonatal care, 7th ed, pp. 406-416. 2. Cam Ngọc Phượng (2014), Hiệu quả và chi phí thở khí Nitric Oxide ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng, Luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Garai S, Venkatnarayan K, Thapar R (2013), "Respiratory Distress in Neonate", The Child and Newborn, 17 (4), pp. 172- 180. 4. Hibbard JU (2010), "Consortium on Safe Labor, Respiratory Morbidity in Late Preterm Births", The Journal of the American medical association, pp304: 419-425. 5. Kalyoncu O, Aygun C, Centinoglu E (2010), "Neonatal morbidity and mortality of late-preterm babies", The Journal of Maternal-Fetal and Neonatal Medicin, pp607-612. 6. Natile (2014), "Short-term respiratory outcomes in late preterm infants", Italian Journal of Pediatrics, pp. 40-52. 7. Nguyễn Thị Kim Anh (2008), Đặc điểm viêm phổi ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 01/03/2007- 30/10/2007, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Teune MJ, Bakhuizen S (2011), "A systematic review of severe morbidity in infants born late preterm", American Journal of Obstetrics & Gynecology, pp. 205: 374.e201-209. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_suy_ho_hap_o_tre_so_sinh_non_muon_tai_benh_vien_nhi.pdf
Tài liệu liên quan