Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên

Tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên: 119 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.119 -126 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐIỆN BIÊN Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kiều Chinh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các giông lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Thời gian sinh trưởng từ 92-113 ngày, chiều cao cây từ 114,4-123,3cm, năng suất thực thu đạt từ44,8- 63,65 tạ/ha. Chỉ có giống N25 có năng suất thực thu (đạt 63,6 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa thí nghiệm đều có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3-70,3%, các giống đều có mùi thơm nhẹ và gạo hơi mềm. Từ khóa: Điện Biên, lúa, chất lượng, năng suất, sinh trưởng. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nhu cầu về gạo c...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa chất lượng cao tại Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.119 -126 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐIỆN BIÊN Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kiều Chinh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các giông lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Thời gian sinh trưởng từ 92-113 ngày, chiều cao cây từ 114,4-123,3cm, năng suất thực thu đạt từ44,8- 63,65 tạ/ha. Chỉ có giống N25 có năng suất thực thu (đạt 63,6 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa thí nghiệm đều có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3-70,3%, các giống đều có mùi thơm nhẹ và gạo hơi mềm. Từ khóa: Điện Biên, lúa, chất lượng, năng suất, sinh trưởng. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nhu cầu về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng. Chất lượng gạo được quyết định chủ yếu do đặc điểm của giống, tuy nhiên điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt gạo. Nhiều tác giả cho rằng, nhiệt độ thấp và sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao giúp lúa có mùi thơm tốt hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng chỉ đúng với một số giống [1], [6]. Điều này chỉ ra rằng mỗi khu vực, mỗi giống đều phải có nghiên cứu riêng cụ thể chứ không thể áp dụng khuôn mẫu chung trên toàn thế giới hay bất kỳ quốc gia nào [5]. Vì vậy, mỗi một giống lúa chất lượng cao được chọn tạo ra khi được trồng trọt ở những vùng thích hợp với biện pháp kỹ thuật tốt sẽ càng phát huy hơn nữa chất lượng hạt gạo. Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện khá lý tưởng cho việc trồng lúa, với cánh đồng Mường Thanh rộng lớn và đã rất nổi tiếng với năng suất và chất lượng gạo cao. Hai loại gạo phổ biến của tỉnh Điện Biên là Bắc Thơm 7 và IR64, cho chất lượng gạo thơm, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, việc trồng lặp đi lặp lại một vài giống sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng và làm gia tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao mới vào sản xuất tại Điện Biên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường là cần thiết. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm là nơi chọn tạo ra khá nhiều giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất như: AC5, N25, GL159, GL102,... đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho sản xuất thử năm 2015. Các giống này bước đầu đã khẳng định được năng suất và chất lượng tại một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số giống lúa mới chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo tại Điện Biên nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng Ngày nhận bài: 08/10/2018. Ngày nhận đăng: 18/11/2018. Liên lạc: Nguyễn Văn Khoa, e-mail: nguyenvankhoatbu@gmail.com 120 suất và chất lượng của các giống,từ đó chọn và đề xuất giống phù hợp nhất cho sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại Điện Biên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống lúa chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo gồm: AC5, N25, GL159, GL102; và giống Bắc thơm số 7 được sử dụng làm giống đối chứng. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thí nghiệm thực hiện trong vụ mùa năm 2017. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 5 công và 3 lần nhắc lại. + Công thức 1: Giống lúa Bắc thơm số 7 (ĐC). + Công thức 2: Giống lúa AC5. + Công thức 3: Giống lúa N25. + Công thức 4: Giống lúa GL102. + Công thức 5: Giống lúa GL159. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (10mx 2m). - Phương thức gieo cấy: Gieo vãi ướt với lượng giống 60kg/ha/mỗi công thức. - Kỹ thuật áp dụng: Lúa trong thí nghiệm được gieo thẳng với lượng giống 60 kg/ha. Lượng phân bón gồm: phân NPK Lâm Thao (5: 10 : 3): 500 kg/ha, đạm urê Hà Bắc (46,3% N): 250 kg/ha, Kaliclorua (60% KO): 220 kg/ha. 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (đo 2 tuần 1 lần, cắm cố định và đo 10 cây/ô thí nghiệm).Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1.000 hạt). - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Số bông/m² x Số hạt chắc/bông x M1.000 hạt)/10.000. - Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơi khô đến khi độ ẩm đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg), sau đó quy ra tạ/ha. 121 - Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại: Theo dõi ruộng cây, đánh giá các loại sâu bệnh hại: Bệnh đạo ôn hại, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Đánh giá theo thang điểm trong Quy phạm khảo nghiệm giống lúa năm 2011 [4]. - Các chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp cảm quan bằng cánh nấu chín, đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị ngon cơm của các loại gạo của các giống tham gia thí nghiệm, theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về đánh giá chất lượng cảm quan cơm gạo trắng [7]. Tỷ lệ gạo nguyên(lấy 100 g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần). Tính tỷ lệ gạo nguyên theo phần trăm khối lượng gạo xát. Kích thước hạt gạo (Sau khi phơi khô, quạt sạch và xát, đo chiều dài (D) và chiều rộng(R) hạt gạo (tính bằng mm)). 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng chương trình Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống lúa Thời gian sinh trưởng của các giống lúa luôn biến động theo giống, mùa vụ, điều kiện thời tiết khí hậu và biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc. Bảng 1. Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của các giống lúa Giống lúa Thời gian từ gieo đến (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Thời gian trỗ Bắc thơm số 7 26 62 75 5 103 AC5 33 61 76 5 110 N25 27 49 69 4 92 GL102 31 45 61 5 94 GL159 32 66 80 7 113 Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống lúa dao dộng từ 26-33 ngày; thời gian từ gieo đến làm đòngdao động từ 45-66 ngày;thời gian từ gieo đến trỗ của các giống lúa dao động từ 61-80 ngày. Các giống lúa khác nhau có tổng thời gian sinh trưởng khác nhau, theo phân nhóm của tác giả Nguyễn Văn Luật và cộng sự thì các giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày chín sớm A1 (từ 91-115 ngày) [3]. Trong đó, 2 giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là N25 (ngắn hơn đối chứng 11 ngày), GL102 (ngắn hơn đối chứng 9 ngày). Hai giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng là AC5 (dài hơn đối chứng 7 ngày), GL159 (dài hơn 10 ngày). 122 3.2. Chiều cao cây của các giống lúa Chiều cao cây ngoài phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa Mặc dù chiều cao cây không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan đến khả năng chống đổ và khả năng chịu thâm canh. Bảng 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa (cm) Ngày sau gieo Bắc thơm số 7 AC5 N25 GL102 GL159 14 21,7 19,3 25,4 22,6 18,2 28 41,1 38,8 45,6 40,2 40,6 42 59,4 58,3 71,5 64,5 62,5 56 77,8 79,5 89,2 84,3 83,2 70 86,8 88,0 98,7 100,1 90,7 84 99,7 101,5 110,6 104,67 96,5 98 109,4 112,1 - - 109,3 CCC 120,9 121,4 120,9 114,4 123,3 Kết quả ở bảng 2 cho thấy, cùng điều kiện chăm sóc như nhau thì chiều cao cây của các giống lúa có sự khác nhau không đáng kể. Chiều cao cây của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 114,4-123,3cm, thuộc nhóm có chiều cao cây ở mức trung bình [3]. 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định sự tồn tại của các giống lúa. Để có năng suất cao ngoài đặc điểm giống thì cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống, đồng thời điều kiện sinh thái cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và năng suất của các giống lúa Giống lúa Số bông/m² (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Bắc thơm số 7 317,4a 99,47d 19,0 59,99 53,00b AC5 174,4c 149,13c 22,9 59,82 44,85c N25 187,0b 175,27a 23,1 75,71 63,65a GL102 169,1c 166,67b 31,0 87,35 46,50c GL159 156,3d 174,8a 24,0 65,56 52,05b CV(%) 2,80 3,2 0,30 - 7,10 LSD0,05 10,18 8,80 0,13 - 6,68 123 Qua bảng 3 ta thấy: số bông/m2 của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 156,27-317,4 bông. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có số bông/m² thấp hơn so với giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa LSD0.05. Giữa các giống cũng có sự khác nhau rõ rệt về số bông/m2, trong đó giống N25 có số bông/m2 lớn nhất (187 bông), thấp nhất là giống GL159 (156 bông/m²). Theo Yoshida và Parao (1976) thì số hạt/m2 quyết định đến 74% năng suất lúa [8]. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc rất lớn vào số bông/m2, số bông/m2 đối với lúa gieo thẳng cần đạt 300-350 bông [8] thì mới cho năng suất cao. Ngoài ra, số hạt/m2 còn phụ thuộc nhiều vào số hạt chắc/bông, thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông là thời kỳ từ làm đòng đến chín sữa. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh, quá trình kỹ thuật chăm sóc. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 99,47-175,27 hạt. Tất cả các giống thí nghiệm đều có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa. Trong đó, hai giống lúa có số hạt chắc/bông cao nhất là N25 (175,27 hạt/bông), và GL159 (175,27 hạt/bông). Năng suất lý thuyết: Phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống. Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 59,82-87,35 tạ/ha. Có 3 giống có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa LSD 0.05 là N25, GL102 và GL159. Giống AC5 có năng suất lý thuyết đạt 59,82 tạ/ha tương tự giống đối chứng và thấp hơn các giống còn lại. Năng suất thực thu: Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 44,85-63,65 tạ/ha. Giống lúa N25 cho năng suất thực thu cao nhất (63,65 tạ/ha), cao hơn đối chứng 10,65 tạ/ha. Giống GL159 có năng suất tương đương so với giống đối chứng, trong khi giống GL102 và AC5 đều cho năng suất thực thu thấp hơn đối chứng. 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mùa có khí hậu nắng nóng kèm theo mưa nhiều tại Điện Biên là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh và phát triển gây hại cho lúa. Do đó, việc theo dõi, đánh giá mức độ sâu bệnh gây hại trên các giống lúa thí nghiệm là cơ sở quan trọng để có những khuyến cáo phù hợp trong sản xuất. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa Đơn vị tính: Điểm Giống Rầy nâu Bệnh bạc lá Bệnh đốm nâu Bắc thơm số 7 1 1 1 AC5 1 1 1 N25 1 1 0 GL102 1 7 1 GL159 1 1 1 124 Qua bảng 4 cho thấy, hầu như các giống chỉ nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều nhiễm rầy nâu ở mức độ nhẹ (Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây) [4]. Về bệnh hại: Trong giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ (tháng 8 đến tháng 9), thường xuyên có mưa rào, gió và các giống lúa tham gia thí nghiệm đều lá giống lúa chất lượng nên đều bị nhiễm bệnh bạc lá, đặc biệt giống GL102 là bị hại nặng nhất (điểm 7: 50% diện tích lá nhiễm), các giống lúa còn lại đều bị nhiễm ở điểm 1 (1 - 5% diện tích lá bị hại). Bên cạnh đó, hầu như các giống lúa tham gia thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm nâu ở mức độ nhẹ (điểm 1: <4% diện tích vết bệnh trên lá), giống lúa N25 không bị hại. 3.5. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa Chất lượng gạo là một yếu tố rất quan trọng, chất lượng gạo được quyết định bởi mùi thơm, hàm lượng amylose, hàm lượng protein, ngoài ra kích thước cũng như độ bạc bụng của hạt gạo cũng được nhiều người quan tâm. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Khanh và cộng sự (2014) cho thấy, tại Đồng bằng sông Hồng, hầu hết người tiêu dùng đều thích gạo thơm, hạt trong và không bạc bụng. Về kích thước hạt gạo thì mỗi vùng, mỗi quốc gia lại có sở thích khác nhau, tuy nhiên chiều dài hạt gạo được ưa thích thường ở mức từ 6-7,5mm [2]. Kết quả đánh giá về một số đặc điểm chất lượng gạo của các giống thí nghiệm được thể hiện tại bảng 6. Bảng 5. Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm Tiêu chí Đơn vị tính Bắc thơm số 7 AC5 N25 GL102 GL159 Chiều dài hạt mm 6,97 6,69 7,07 7,21 6,85 Chiều rộng hạt mm 1,91 2,26 2,06 2,07 2,10 Tỷ lệ gạo nguyên % 67,89 59,33 79,78 63,89 70,33 Dạng hạt Điểm 1 1 1 1 1 Độ bạc bụng Điểm 0 0 0 0 0 Hương thơm Điểm 3 2 2 2 2 Độ dẻo Điểm 3 3 3 3 3 Vị ngon Điểm 3 3 3 3 3 Các giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều dài hạt dao động từ 6,69-7,21 mm. không có sự khác biệt lớn giữa các giống. Theo tiêu chí phân nhóm hạt gạo của tác giả Nguyễn Văn Luật và cộng sự thì các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm gạo hạt dài [3]. Đây cũng là một đặc điểm có lợi về mặt chất lượng vì các giống gạo hạt dài luôn được người tiêu dùng ưa chuộng [2]. Tỷ lệ tấm có ảnh hưởng lớn đến giá trên thị trường, loại gạo có tỷ lệ gạo nguyên cao (tỷ lệ tấm thấp) có xu hướng nổi trội hơn loại gạo có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn. Tỷ lệ tấm ở 125 mức 5-15% là mức thị trường ưa chuộng. Tỷ lệ gạo nguyên bị ảnh hưởng bởi giống, kỹ thuật trồng, quá trình bảo quản sau thu hoạch, máy xay xát Trong các giống lúa tham gia thí nghiệm giống lúa cho loại gạo có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là N25, cao hơn đối chứng là 11,89%. Giống GL159 có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn đối chứng 2,44%. Hai giống AC5 và GL102 có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn đối chứng. Về độ bạc bụng, kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có độ bạc bụng ở điểm 0, không bị bạc bụng [2]. Các đặc điểm về mùi thơm và độ mềm dẻo, vị ngon của cơm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố giống, điều kiện khí hậu và đất đai [6]. Kết quả đánh giá thể hiện tại bảng 6 cho thấy giống Bắc thơm số 7 (đối chứng) có mùi thơm nhẹ, khá đặc trưng (đạt điểm 3), các giống còn lại đều có mùi thơm, hương thơm không đặc trưng (đạt điểm 2). Về độ mềm dẻo, cơm của các giống đều đạt điểm 3 (hơi mềm),vị cơm của các giống tham gia thí nghiệm đều được đánh giá tương tự nhauở mức ngon (đạt điểm 3). Như vậy, có thể thấy chất lượng cảm quan cơm của các giống thí nghiệm khá tương đồng và đều đạt ở mức khá tốt, có hương thơm, cơm mềm và vị ngon. Tuy nhiên, các giống thí nghiệm đều có hương thơm kém hơn giống đối chứng, đây là một hạn chế của các giống ở thời điểm hiện nay khi mà nhu cầu thị trường lại ưa thích gạo có mùi thơm. 4. Kết luận - Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, có 2 giống (NC25 và GL102) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm ở trung bình (từ 114,4-123,3cm), không có sự khác biệt lớn về chiều cao cây so với giống đối chứng. - Các giống lúa thí nghiệm có năng suất thực thu đạt từ 44,85-63,65 tạ/ha. Giống N25 có năng suất thực thu cao nhất, đạt 63,6 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 13,65 tạ. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng. - Chất lượng gạo của các giống lúa trong thí nghiệm ở mức khá, hạt gạo dài (trên 6,5 mm), tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3 - 70,3%. Vị cơm đậm, cơm hơi mềm, có mùi thơm nhẹ, tuy nhiên không thơm bằng giống đối chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dinesh Chandra, S. B. Lodh, K. M. Shaoo and B. B. Nanda (1997), Effect of date of planting and spacing on grain yield and quality of scented rice (Oryza sativa) varieties in wet season in coastal Orissa. Indian Journal ofAgricultural Sciences 67 (3): 93-7. [2] Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Văn Hoan (2014), Xác định sở thích về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng vùng Đồng bằng sông Hồng.Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 8: 1192-1201. [3] Nguyễn Văn Luật, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Văn Chinh, Bùi Huy Đáp, Trần Văn Đạt, Trương Đích, Nguyễn Thị Lang, Võ Linh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần An Phong, Nguyễn 126 Viết Phổ, Phạm Đồng Quảng, Trần Duy Quý, Phạm Văn Ro, Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Thị Trâm, Trần Đức Viên (2008), Cây Lúa Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [4] Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và khảo nghiệm giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT). [5] Rao K. S., Moorth B. T .S., Dash A. B .and Lodh S. B. (1996), Effect of time of transplanting on grain yield and quality traitsof Basmati - type scented rice (O,:vza sativa) varieties in coastal Orissa. Indian Journal ofAgriculturalSciences 66 (6): 333-7. [6] Suwanarit A., Kreetapirom S., Buranakarn S., Suriyapromchoi P., Varanyanond W., Tungtrakul P., Rattapat S., and Wattanapryapkul S.(1997), Effect of potassium fertilizer on grain qualities of Khao Dawk Mali - 105. Kasetsart j. Nat. Sci. 31. p. 175 - 191. [7] Tiêu chuẩn Quốc gia về đánh giá chất lượng cảm quan cơm gạo trắng (TCVN 8373:2010). [8] Yoshida, FT. Parao. Climatic influence on yield and yield components of lowland rice in the tropics. Proceedings of the Symposium on Climate & Rice:471-494. THE GROWTH AND YIELD OF SOME HIGH QUALITY RICE VARIETIES IN DIEN BIEN PROVINCE Nguyen Van Khoa, Nguyen Thi Kieu Chinh Tay Bac University Abstract: The research focuses on the growth, yield and quality of new high-quality rice varieties in Dien Bien district, Dien Bien province in the autumn of 2017. The results show that the rice varieties grow well. The growing time is from 92 to 113 days; the height plant is from 114.4 to 123.3 cm; and the yield is from 44.85 to 63.65 quintals/ha. N25 was the only variety with the yield of 63.65 quintals/ha, higher than that of the control varieties, whereas the other varieties’ yield was lower than the control varieties. The rice varieties have long grain rice with the whole grain ratio from 59.3 to 70.3%; the varieties are light aroma and soft. Keywords: Dien Bien, rice, quality, yield, growth.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_0438_2145487.pdf
Tài liệu liên quan