Tài liệu Đặc điểm sinh kế của người Khmer từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế - Xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015 - Lê Thanh Sang: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 23/2/2018; Ngày phản biện: 25/2/2018; Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
(1) Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, e-mail: lethanhsang.vkhxh@gmail.com
(2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, e-mail: vokimphuongbvi@gmail.com
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TỪ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53
DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2015*
Lê Thanh Sang(1)
Võ Thị Kim Phượng(2)
Dựa trên kết quả điều tra quốc gia về tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, bài viết phân tích đặc điểm sinh kế của người Khmer trong đối sánh với các tộc người
khác từ quan điểm sinh kế bền vững. Kết quả cho thấy người Khmer phụ thuộc nhiều vào sinh kế nông
nghiệp và lao động làm mướn, có thu nhập thấp và tỷ lệ hộ nghèo cao, phản ảnh các nguồn vốn sinh
kế hạn chế. So với người Hoa, người Chăm và so với mức bình quân của các dân tộc thiểu số, chất
lượng nguồn nhân lực của ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh kế của người Khmer từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế - Xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015 - Lê Thanh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 23/2/2018; Ngày phản biện: 25/2/2018; Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
(1) Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, e-mail: lethanhsang.vkhxh@gmail.com
(2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, e-mail: vokimphuongbvi@gmail.com
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TỪ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53
DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2015*
Lê Thanh Sang(1)
Võ Thị Kim Phượng(2)
Dựa trên kết quả điều tra quốc gia về tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, bài viết phân tích đặc điểm sinh kế của người Khmer trong đối sánh với các tộc người
khác từ quan điểm sinh kế bền vững. Kết quả cho thấy người Khmer phụ thuộc nhiều vào sinh kế nông
nghiệp và lao động làm mướn, có thu nhập thấp và tỷ lệ hộ nghèo cao, phản ảnh các nguồn vốn sinh
kế hạn chế. So với người Hoa, người Chăm và so với mức bình quân của các dân tộc thiểu số, chất
lượng nguồn nhân lực của người Khmer thấp hơn. Sự tiếp cận hạn chế hơn với hệ thống giáo dục là
thách thức lớn nhất đối với sinh kế bền vững của cộng đồng này trong bối cảnh biến đổi môi trường
và hội nhập hiện nay.
Từ khóa: Người Khmer; sinh kế; các nguồn vốn sinh kế; chất lượng nguồn nhân lực.
1. Giới thiệu
Người Khmer là một trong số 53 tộc người thiểu
số ở Việt Nam, có qui mô dân số lớn chỉ sau người
Tày, Thái, và Mường, sống tập trung chủ yếu ở Tây
Nam Bộ (TNB), và có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển bền vững của vùng. Bài viết này tập
trung phân tích các đặc điểm sinh kế của người
Khmer trong bối cảnh cộng đồng này đang phải đối
mặt với các thách thức ngày càng tăng lên của biến
đổi môi trường và hội nhập.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
ngày 1/4/2009, dân số người Khmer ở Việt Nam là
1.260.640 người, trong đó 1.183.476 người sống ở
TNB, chiếm 93,9% dân số người Khmer trong toàn
quốc và 6,9% dân số của toàn vùng. Số liệu mới
nhất từ cuộc Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của
53 dân tộc thiểu số (DTTS) cho thấy dân số người
Khmer ngày 1/7/2015 là 1.283.405 người, trong đó
chỉ riêng 9 tỉnh thành TNB có đông người Khmer
sinh sống là Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long,
và Cần Thơ đã chiếm tới 93,6%, các tỉnh thành
Đông Nam Bộ chiếm khoảng 5,6%, và chỉ 0,6%
sống rải rác ở tất cả các địa phương còn lại trong cả
nước (UBDT-UNDP-Arish Aid 2017: 96) 1.
1. Mặc dù cuộc Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu
số năm 2015 được chính thức bắt đầu từ 1/8/2015, số liệu về dân số
của 53 dân tộc thiểu số được báo cáo tại thời điểm 1/7/2015. Do vậy,
số liệu về qui mô và phân bố dân số được tính vào ngày 1/7/2015
nhưng kết quả điều tra kinh tế-xã hội được tính vào ngày 1/8/2015.
Hơn nữa, số liệu dân số này được báo cáo từ các địa phương trong
toàn quốc chứ không phải là kết quả tổng điều tra dân số trực tiếp
đến từng hộ nên hai nguồn số liệu trên không đồng nhất về phương
pháp thu thập thông tin và số liệu năm 2015 có thể thấp hơn thực tế.
Nhận định này được xác nhận khi so sánh tỷ lệ tăng dân số hàng năm
của người Khmer từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở giai đoạn
1999-2009 (1,78%/năm) thì tỷ lệ này trong giai đoạn 2009-2015 rất
thấp (chỉ 0,29%/năm). Tuy vậy, kết quả này không ảnh hưởng đáng
kể đến tỷ trọng phân bố dân số người Khmer với giả định rằng mức
thấp hơn này là tương đồng ở tất cả các địa phương
Hầu hết người Khmer sống ở nông thôn, chiếm
84,4% dân số năm 2009, trong đó chủ yếu là tại các
khu vực ven biển. Sinh kế của người Khmer phụ
thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và
thủy sản. Năm 2015, tỷ trọng lao động của người
Khmer trong lĩnh vực này là 58,0%. Hiện nay, biến
đổi khí hậu và nước biển dâng đã được ghi nhận
đang ngày càng có nhiều tác động rõ ràng và trực
tiếp đến nơi cư trú và sản xuất nông lâm thủy sản,
làm cho các hoạt động sinh kế này phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro. Kịch bản biến đổi khí hậu ở
Việt Nam cho thấy nếu nước biển dâng lên 1m thì
38,9% diện tích TNB sẽ bị ngập, trong đó diện tích
của nhiều tỉnh có đông người Khmer sinh sống sẽ
bị ngập nặng như Hậu Giang: 80,6%, Kiên Giang:
76,9%, Cà Mau: 57,7%, Sóc Trăng: 50,7%, Bạc
Liêu: 48,6%,
Đồng thời, nhu cầu lao động trong sản xuất nông
nghiệp đang ngày càng giảm do việc áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật ngày càng trở nên phổ biến. Để canh tác
1 vụ lúa ở TNB, năm 2014 chỉ cần 18,5 ngày công/
ha, so với năm 1966 là 65 ngày công/ha lúa mùa và
năm 1974 là 59,5 ngày công/ha lúa mùa. Cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình này
và tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu việc làm.
Bên cạnh đó, qui mô diện tích đất nông nghiệp bình
quân nhân khẩu cũng giảm dần do mật độ dân số
tăng lên dù diện tích đất nông nghiệp TNB có được
mở rộng trong các thập niên trước nhưng hiện nay
gần như đã đạt tới ngưỡng. Dân số của TNB tăng lên
gần gấp rưỡi sau 35 năm, từ khoảng 11,9 triệu người
năm 1979 lên đến 17,5 triệu người năm 2014. Xu
hướng tích tụ ruộng đất đang diễn ra ở TNB trong 2
thập niên qua một mặt làm tăng diện tích đất lúa bình
quân đối với các hộ sản xuất nông nghiệp nhưng mặt
khác cũng làm tăng tỷ lệ hộ nông dân không đất và
làm đông đảo thêm đội ngũ những người làm mướn
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
9Số 21 - Tháng 3 năm 2018
ở nông thôn, trong đó có người Khmer.
Bên cạnh các yếu tố môi trường và kỹ thuật, các
biến động của thị trường thời gian qua cũng đang
làm cho thu nhập của người nông dân bị giảm sút
và bấp bênh. Các yếu tố trên đang ngày càng gia tốc
sức ép đối với cơ hội việc làm trong nông nghiệp và
trong khu vực nông thôn TNB nói chung cũng như
trong cộng đồng người Khmer nói riêng, dẫn đến
xu hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm phi nông
nghiệp và ngoài không gian sinh kế truyền thống
đang tăng lên nhanh chóng. Các quan sát thông
thường cũng như các nghiên cứu cho thấy nhiều
người Khmer từ TNB di cư lên Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ để kiếm việc làm
trong khu vực phi chính thức và cả trong các khu
công nghiệp. Ngô Thị Phương Lan (2017) đã trưng
ra bằng chứng về mối quan hệ giữa các rủi ro sinh
kế với di cư từ thực tiễn nghiên cứu trường hợp ở
Trà Vinh và nhận định những khó khăn, bất ổn trong
sản xuất nông nghiệp là một yếu tố quan trọng giải
thích cho di cư lao động của người Khmer TNB khi
nó trở thành một chiến lược sinh kế ngày càng được
nhiều người lựa chọn.
Cho đến nay, dù có rất nhiều nghiên cứu về sinh
kế của người Khmer TNB từ các tiếp cận dân tộc học,
xã hội học, và kinh tế học, các nghiên cứu này thường
dựa trên các kết quả điều tra mẫu với qui mô nhỏ và
trên phạm vi hẹp. Cuộc Điều tra thực trạng kinh tế-xã
hội của 53 DTTS năm 2015 là cơ sở dữ liệu chuyên
sâu ở cấp độ quốc gia đầu tiên và mới nhất về tất cả
các DTTS ở Việt Nam chưa được khai thác rộng rãi.
Cơ sở dữ liệu này không chỉ cho phép phân tích các
đặc điểm sinh kế của người Khmer mà còn có thể
so sánh nó trong mối quan hệ với các DTTS khác,
dựa trên các chỉ báo được đo lường đồng nhất. Bài
viết này là một khởi đầu trong chuỗi bài viết về các
vấn đề sinh kế, di cư và phát triển của người Khmer
ở TNB trong bối cảnh biến đổi môi trường và hội
nhập, sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau. Do vậy,
bài viết chỉ giới hạn trong việc phân tích cơ sở dữ liệu
này về các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn sinh
kế của người Khmer trong tầm nhìn so sánh với cả
nước, với các DTTS nói chung và với các cộng đồng
DTTS sống ở vùng đồng bằng là người Hoa và người
Chăm – mà một bộ phận của các tộc người thiểu số
này đang cộng cư với người Khmer ở TNB, dựa trên
tiếp cận khung sinh kế bền vững.
2. Nguồn số liệu và phương pháp phân tích
Nguồn số liệu phân tích dựa trên một phần kết
quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS
ngày 01/8/2015 tại các vùng DTTS trong cả nước.
Vùng DTTS trong cuộc điều tra này được xác định
là địa bàn cư trú có từ 30% dân số là người DTTS
trở lên2. Dựa theo tiêu chí này, có 1.099.491 người
2. Xem thêm định nghĩa địa bàn vùng dân tộc thiểu số và hộ dân tộc
thiểu số trong Phương án điều tra thu thập thông tin về thực trạng
kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, ban hành kèm
theo Quyết định số 407/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 5 năm 2015 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Các nhóm dân tộc thiểu số có
dân số từ 10.000 người trở xuống (theo kết quả Tổng điều tra dân số
DTTS ở TNB sống tại các địa bàn vùng DTTS,
chiếm 79,38% tổng số người DTTS ở TNB. Vì
93,7% người Khmer sống ở TNB nên kết quả này
cũng có tính đại diện cao cho cộng đồng người
Khmer ở TNB.
Khung sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc
tế (Department for International Development-
DFID) Vương quốc Anh được sử dụng để định
hướng các phân tích trong điều kiện số liệu cho
phép. Khung sinh kế bền vững này cung cấp một
cách hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế
của con người và các mối quan hệ cơ bản giữa
chúng. Một cách cụ thể, khung sinh kế bền vững
chỉ ra các quá trình và các cấu trúc đang chuyển đổi
sẽ tạo ra bối cảnh dễ bị tổn thương đối với các sinh
kế, hình thành các tương tác đa chiều với các nguồn
lực sinh kế, từ đó dẫn đến các chiến lược sinh kế và
tạo ra các kết quả sinh kế. Các chiến lược sinh kế
được hình thành trên cơ sở vận dụng các nguồn lực
sinh kế mà con người có thể tiếp cận và phát huy để
thích nghi với các bối cảnh sinh kế và các kết quả
sinh kế có thể tác động trở lại đối với các nguồn lực
sinh kế này, bao gồm vốn tự nhiên, vốn con người,
vốn vật chất, vốn tài chính, và vốn xã hội.
Tuy nhiên, do chưa thể tiếp cận số liệu gốc,
bài viết không phân tích đầy đủ các yếu tố được
nêu ra trong Khung sinh kế bền vững mà chỉ tính
toán một số chỉ báo liên quan từ các bảng số liệu
được tổng hợp trong báo cáo được xuất bản, không
thể phân tách thành các chỉ báo chi tiết và đầy đủ
hơn. Các bảng số liệu trong báo cáo kết quả điều
tra 53 DTTS năm 2015 liên quan đến người Hoa
không tách riêng cho TNB, nên dù tỷ trọng dân số
người Hoa ở TNB khá cao, chỉ sau Đông Nam Bộ
(ĐNB) (20,5% so với 65,9% ở ĐNB và 13,6% ở
tất cả các vùng còn lại), kết quả này không đại diện
cho cộng đồng người Hoa TNB. Tương tự, tính đại
diện từ kết quả cuộc điều tra đối với người Chăm
ở TNB càng thấp hơn vì chỉ có 9,4% người Chăm
sống ở vùng này trong khi đến 79,1% sống ở Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (đông nhất ở
Ninh Thuận). Do vậy, sự so sánh này ít có ý nghĩa
khi nhìn trong phạm vi TNB và cần thận trọng khi
tham khảo nhưng rõ ràng là có ý nghĩa hơn nhiều
và mang tính đại diện cao khi so sánh sinh kế của
người Khmer với hai cộng đồng DTTS sống ở khu
vực đồng bằng là người Hoa và người Chăm trong
phạm vi quốc gia. Đây là những vấn đề cần lưu ý
khi so sánh các đặc điểm sinh kế của người Khmer
với các tộc người này
3. Hoạt động sinh kế chính
Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53
DTTS năm 2015 cho thấy, tỷ lệ người Khmer từ 15
tuổi trở lên sống tại vùng DTTS có việc làm chiếm
75,4%, trong đó nam là 55,1% so với chỉ 44,9% của
nữ trong tổng số lao động có việc làm. Các tỷ lệ
và nhà ở 2009) được điều tra toàn bộ tại địa bàn vùng dân tộc thiểu
số, các nhóm dân tộc thiểu số còn lại được điều tra chọn mẫu dựa
trên qui mô dân số.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
10 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
này đối với người Hoa và người Chăm tương ứng là
66,1%, 58,4%, 41,6% và 74,0%, 54,4%, 45,6%. Mở
rộng cho 53 DTTS thì các tỷ lệ tương ứng là 86,1%,
52,0%, 48,0% và cho tất cả 54 dân tộc (theo kết
quả điều tra lao động việc làm 2015 của TCTK3) thì
các tỷ lệ tương ứng là 76,1%, 51,5%, 48,5%. Điều
này cho thấy sự tham gia lao động tạo thu nhập của
người Khmer khá tương đồng với người Chăm và
với cả nước nhưng cao hơn người Hoa và thấp hơn
đáng kể so với trung bình của 53 DTTS. Tỷ lệ tham
gia lao động của nam và nữ cũng khá tương đồng
với người Chăm và cả nước, nhưng tỷ lệ nữ người
Khmer tham gia lao động tạo thu nhập thấp hơn so
với trung bình của 53 DTTS và cả nước. Tỷ lệ tham
gia lao động thấp hơn có thể phản ảnh ở một mức độ
nhất định vị thế kinh tế thấp và sự phụ thuộc nhiều
hơn của phụ nữ người Khmer vào công việc nội trợ,
chăm sóc gia đình.
Tỷ trọng lao động của người Khmer trong
ngành nông lâm thủy sản là 58,0%, trong ngành
công nghiệp-xây dựng là 25,0%, và trong ngành
dịch vụ là 17,0%. So với người Chăm thì cơ cấu
này ít có sự khác biệt dù tỷ trọng lao động làm
việc trong ngành dịch vụ của người Chăm cao hơn
(tương ứng là 59,9%, 16,2%, 23,9%), nhưng nông
nghiệp không phải là sinh kế chính của người Chăm
ở TNB. So với người Hoa thì sự khác biệt về các
hoạt động sinh kế rất rõ nét khi chỉ 26,9% lao động
người Hoa làm việc trong ngành nông lâm thủy sản,
nhưng có đến 49,0% trong ngành dịch vụ. So với
nhiều DTTS khác thì lao động người Khmer làm
việc trong ngành nông lâm thủy sản thấp hơn (tỷ
trọng tương ứng đối với 53 DTTS là 81,9%) do hầu
hết các DTTS sống ở vùng trung du và rừng núi,
nhưng người Khmer vẫn phụ thuộc nhiều vào các
hoạt động sinh kế này.
Cơ cấu nghề nghiệp của những người Khmer
đang làm việc cho thấy phần lớn họ là lao động giản
đơn (47,4%), lao động có kỹ thuật trong nông lâm
thủy sản (21,8%) và thợ thủ công (13,8%). So với
53 DTTS nói chung thì tỷ trọng lao động giản đơn
người Khmer thấp hơn nhiều trong khi lao động có
kỹ thuật trong nông lâm thủy sản và thợ thủ công
cao hơn nhiều, cho thấy có sự phát triển cao hơn về
kỹ năng nghề nghiệp của lao động người Khmer.
Tuy nhiên, số các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên
môn kỹ thuật là người Khmer không có sự vượt trội,
thậm chí thấp hơn ở một số lĩnh vực. So với cộng
đồng người Chăm và người Hoa thì tỷ trọng nghề
nghiệp của những người Khmer đang làm việc phản
ảnh những hạn chế rõ rệt. Tỷ trọng lao động người
Khmer là nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc
trung chỉ chiếm 1,3% và 0,9% trong khi tỷ trọng
tương ứng ở người Hoa là 3,3% và 2,1%, ở người
Chăm là 3,0% và 3,2% (xem bảng 1). Số người làm
3. Cuộc Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số
năm 2015 không có số liệu về người Kinh, nên UBDT-UNDP-Arish
Aid (2017: 142) đã sử dụng kết quả cuộc Điều tra lao động việc làm
2015 của Tổng cục Thống kê đại diện cho tất cả 54 dân tộc trong cả
nước để có một cái nhìn so sánh.
nhân viên dịch vụ, bảo vệ, bán hàng, thường đòi hỏi
các kỹ năng nhất định, cũng thấp hơn nhiều so với
người Hoa và người Chăm.
Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động đang
làm việc người Khmer so với người Hoa, người
Chăm, 53 DTTS và tất cả 54 dân tộc: 01/8/2015
Nghề nghiệp
Tất cả 54
dân tộc (**)
53
DTTS
Khmer Hoa Chăm
Nhà lãnh đạo 1,1 0,5 0,2 0,6 0,2
Chuyên môn kỹ
thuật bậc cao
6,5 1,3 1,3 3,3 3,0
Chuyên môn kỹ
thuật bậc trung
3,2 1,4 0,9 2,1 3,2
Nhân viên 1,8 0,5 0,5 3,2 0,6
Dịch vụ cá nhân, bảo
vệ, bán hàng
16,6 4,2 9,2 32,4 12,7
LĐ có kỹ thuật trong
nông lâm thủy sản
10,4 9,9 21,8 5,1 17,5
Thợ thủ công, thợ
khác có liên quan
12,0 4,7 13,8 10,9 8,1
Thợ lắp ráp và vận
hành máy móc
8,5 2,1 4,9 11,8 3,5
Lao động giản đơn 39,9 75,4 47,4 30,6 51,2
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(**) Điều tra lao động việc làm 2015 của Tổng cục
Thống kê
Nguồn: UBDT-UNDP-Arish Aid. 2017. Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số:
142-143.
4. Thu nhập từ hoạt động sinh kế
Kết quả điều tra (xem bảng 2) cho thấy, năm
2015 thu thập bình quân nhân khẩu của người
Khmer khoảng 1,529 triệu/tháng, cao hơn chút ít
so với thu nhập của người Chăm là khoảng 1,329
triệu/tháng, và chỉ bằng khoảng một nửa mức thu
nhập của người Hoa. Cơ cấu thu nhập của người
Khmer phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương, tiền công
(49,9%) và từ sản xuất nông lâm thủy sản (30,7%).
Phần thu nhập từ các hoạt động phi nông lâm thủy
sản của người Khmer chiếm tỷ trọng thấp, trong khi
tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động này cao gấp từ 2
đến 3 lần ở cộng đồng người Chăm và người Hoa,
phản ảnh sự khác biệt trong cơ cấu nghề nghiệp.
Mặc dù so với 53 DTTS, cơ cấu thu nhập của người
Khmer dựa vào nguồn tiền lương, tiền công cao hơn
và ít phụ thuộc vào nông lâm thủy sản hơn nhưng
không có sự khác biệt nào đối với nguồn thu từ
các hoạt động phi nông lâm thủy sản. Tóm tại, phụ
thuộc nhiều vào sản xuất nông lâm thủy sản và tiền
công của lao động giản đơn kể cả trong nông nghiệp
và ngoài nông nghiệp là một đặc điểm quan trọng
trong các hoạt động sinh kế của người Khmer, phản
ảnh những hạn chế nhất định về các nguồn vốn sinh
kế của cộng đồng này.
Bảng 2: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng
và cơ cấu thu nhập của người Khmer so với
người Hoa, người Chăm và 53 DTTS: 01/8/2015
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
11Số 21 - Tháng 3 năm 2018
Dân tộc
TNBQNK
/tháng
(1000đ)
Tỷ trọng các nguồn thu (%)
Tiền
lương,
tiền
công
Nông
lâm thủy
sản
Phi nông
lâm thủy
sản
Khác
Khmer 1.529,4 49,9 30,7 9,7 9,7
Hoa 2.933,4 40,4 14,7 32,7 12,1
Chăm 1.329,0 51,1 22,3 20,2 6,4
53 DTTS 1.161,4 39,6 42,1 9,9 8,4
Nguồn: UBDT. 2016. Kết quả điều tra thực trạng
KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Biểu số 3/TN.
5. Các nguồn vốn sinh kế
Sự hạn chế về các hoạt động sinh kế và kết quả
sinh kế trên phản ảnh những hạn chế về các nguồn
vốn sinh kế, trong đó có nguồn vốn nhân lực. Thực
trạng về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ
của người Khmer cho thấy nguồn vốn nhân lực còn
hạn chế, xét trên nhiều chỉ báo cụ thể như sau:
Về học vấn, 40,5% dân số người Khmer chưa tốt
nghiệp tiểu học, 37,2% tốt nghiệp tiểu học, 13,1%
tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ 9,2% tốt nghiệp
trung học phổ thông trở lên. Mức học vấn này thấp
hơn nhiều so với người Hoa và người Chăm, khi tỷ
lệ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên của hai
cộng đồng này tương ứng là 21,8% và 18,1%. Số
người Khmer từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết
chỉ chiếm 74,5%, thấp hơn nhiều so với người Hoa
(92,0%), người Chăm (79,7%), trung bình của 53
DTTS (79,8%) và trung bình của cả nước (94,7%).
Đáng lưu ý hơn là phụ nữ người Khmer bất lợi hơn
khi chỉ có 68,0% trong số này biết đọc biết viết,
thấp hơn rất nhiều so với các nhóm so sánh (tương
ứng là 89,1%, 74,3%, 73,4%, và 93,0%).
Đối với học sinh - nguồn nhân lực tương lai, tỷ
lệ học sinh người Khmer trong độ tuổi đi học, đi
học đúng cấp cũng thấp đáng báo động là 22,7%,
thấp hơn rất nhiều so với không chỉ học sinh người
Hoa (63,2%), người Chăm (41,8%), mà còn so với
mức bình quân của 53 DTTS (32,3%), trong đó có
nhiều DTTS sống ở những vùng núi cao, phân tán,
rất khó khăn để học sinh đến trường lớp.
Tương tự, tỷ lệ người Khmer từ 15 tuổi trở lên
đã qua đào tạo chỉ chiếm 3,5%, trong đó 0,3% là
sơ cấp nghề, 1,0% là trung cấp, 0,8% là cao đẳng,
và 1,4% là đại học trở lên. Tỷ trọng lao động người
Khmer được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thấp
hơn nhiều so với người Chăm (8,7%), người Hoa
(9,5%), người DTTS nói chung (6,2%) và tất cả các
dân tộc (19,9%).
Trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ của nguồn lao động hiện nay và sự
hạn chế trong tiếp cận giáo dục phổ thông của học
sinh là những thách thức đối với việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong tương lai – yếu tố quan
trọng hàng đầu để cải thiện sinh kế và phát triển
sinh kế bền vững của cộng đồng người Khmer.
Đối với các hoạt động nông lâm thủy sản thì
nguồn vốn tự nhiên là rất quan trọng, mà quan trọng
nhất đối với nông dân chính là đất nông nghiệp. Kết
quả điều tra năm 2015 cho thấy, diện tích đất nông
nghiệp bình quân hộ người Khmer là 4.724,2m2, khá
tương đồng với hai cộng đồng cư trú ở đồng bằng là
người Hoa và người Chăm nhưng thấp hơn đáng kể
so với mức bình quân của 53 DTTS là 7.268,0m2/
hộ, vì các DTTS khác sống ở vùng trung du và miền
núi nên mật độ dân số thấp hơn. Tuy nhiên, điều
đáng nói là có đến 72,7% số hộ người Khmer có
nhu cầu cần thêm đất nông nghiệp, chứng tỏ nguồn
vốn tự nhiên này chưa đáp ứng nhu cầu sinh kế của
hộ. Với qui mô trung bình là 4,1 nhân khẩu/hộ thì
bình quân mỗi nhân khẩu chỉ đạt 1.152m2, rõ ràng
là ít khi sinh kế của hộ chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp.
Đánh giá về các biến đổi môi trường, các báo
cáo của Chính phủ và các nghiên cứu cho thấy tình
trạng khai thác các nguồn tài nguyên đất, nước
thiếu bền vững, và nước biển dâng, xâm nhập mặn,
lũ lụt, hạn hán cùng các hiện tượng thời tiết cực
đoan khác đang làm cho nguồn lực tự nhiên này bị
suy giảm và trở nên khan hiếm hơn, tác động tiêu
cực hơn đối với sinh kế nông lâm thủy sản.
Đối với nguồn vốn vật chất của sinh kế, nhà ở,
tiện nghi sinh hoạt gia đình, và công cụ sản xuất là
những yếu tố chính. Nhà ở vừa là một chỉ báo phản
ảnh điều kiện sống và an sinh xã hội của dân cư
nhưng ở một khía cạnh khác lại là một nguồn vốn
sinh kế vì nó liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các
hoạt động sinh kế khi nhà vừa là nơi ở, vừa có thể
là kho cất trữ nguyên liệu, sản phẩm, là không gian
sản xuất, kinh doanh chính hoặc một số công đoạn
nào đó đối với một số sinh kế nhất định, và là nơi
tái sản xuất sức lao động của hộ. Chất lượng nhà
ở thể hiện tập trung chất lượng của nguồn vốn vật
chất này.
Kết quả khảo sát năm 2015 (xem bảng 3) cho
thấy, đối với hộ người Khmer, nhà bán kiên cố là
phổ biến nhất, chiếm 54,2%, nhưng tỷ lệ nhà tạm
cũng cao, tới 48,3%, trong khi chỉ 7,5% là nhà kiên
cố. So với 2 cộng đồng DTTS cư trú ở đồng bằng
và gần gũi là người Chăm và người Hoa cũng như
với 53 DTTS nói chung và tất cả 54 dân tộc trong cả
nước thì chất lượng nhà ở của các hộ người Khmer
là thấp nhất, thể hiện các đặc điểm của địa bàn cư
trú TNB nhưng cũng phản ảnh những hạn chế về
nguồn lực vật chất của cộng đồng thiểu số này.
Bảng 3: Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm
của hộ người Khmer so với người Hoa, người
Chăm, 53 DTTS và tất cả 54 dân tộc: 01/8/2015
Dân tộc Tổng số
Nhà kiên
cố
Nhà bán
kiên cố
Nhà tạm
Tất cả các
dân tộc (***)
100,0 46,7 43,7 9,6
Hộ DTTS
(ĐT DTTS
2015)
100,0 14,5 70,2 15,3
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
12 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
Khmer 100,0 7,5 54,2 48,3
Hoa 100,0 46,0 49,6 4,4
Chăm 100,0 9,8 83,4 6,8
(***) Điều tra dân số giữa kỳ 2014 của Tổng cục
Thống kê
Nguồn: UBDT-UNDP-Arish Aid. 2017. Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số: 123.
Việc tiếp cận với lưới điện, nước sạch, và nhà
xí hợp vệ sinh giúp cải thiện đời sống, đảm bảo
tiện nghi và sức khỏe của nguồn nhân lực. Ngoài
ra, nguồn điện này cũng có thể sử dụng một phần
cho sinh kế của hộ như tưới tiêu nước hoặc các hoạt
động sản xuất kinh doanh khác của hộ gia đình mà
không được tách riêng do qui mô nhỏ. Vì vậy, đây
cũng là một nguồn vốn vật chất của sinh kế cần
được tính đến.
Hộ người Khmer có sự tiếp cận phổ biến và
tương đồng với người Hoa, người Chăm về điện
thắp sáng và nước hợp vệ sinh, nhưng tỷ lệ sử dụng
nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại còn thấp (xem bảng
4). Với sự mở rộng nhanh của dịch vụ cung cấp
điện, nước sạch trong những năm qua và các chính
sách trợ giúp dành cho khu vực nông thôn và cộng
đồng DTTS, hầu hết hộ DTTS đã sử dụng điện và
nước hợp vệ sinh. Đối với người Khmer, các tỷ lệ
này 98,0% và 93,9%, khá tương đồng với người
Chăm và thấp hơn chút ít so với người Hoa nhưng
cao hơn đáng kể so với 53 DTTS nói chung. Đối với
nhà vệ sinh, chỉ mới 36,6% số hộ Khmer sử dụng hố
xí tự hoại hoặc bán tự hoại trong khi 54,1% sử dụng
các loại hố xí khác và còn 9% số hộ không có hố xí.
Tình trạng sử dụng “cầu cá” hoặc các loại hố xí đơn
giản vẫn còn khá phổ biến ở TNB.
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng điện, nước sinh hoạt, và các
loại nhà vệ sinh của hộ người Khmer so với người
Hoa, người Chăm, và 53 DTTS: 01/8/2015
Tổng số hộ
DTTS
53 DTTS Khmer Hoa Chăm
(3.040.956) (313.709) (178.968) (37.902)
100,0 100,0 100,0 100,0
Hộ có điện lưới 93,9 98,0 99,6 98,8
Hộ dùng nước
hợp vệ sinh
73,3 93,9 97,2 94,8
Hộ sử dụng hố
xí tự hoại /bán
tự hoại
27,8 36,6 89,5 54,2
Hộ sử dụng hố
xí khác
53,7 54,1 9,0 14,4
Hộ không có
hố xí
17,9 9,0 1,2 31,2
Không xác định 0,6 0,4 0,3 0,2
Nguồn: UBDT-UNDP-Arish Aid. 2017. Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số:
135-137
Tương tự, các đồ dùng gia đình như điện thoại,
tivi, đài, máy vi tính, phương tiện đi lại, chủ yếu
là để phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong
hộ gia đình, nhưng ở một mức độ nhất định, các
phương tiện này cũng được sử dụng trực tiếp cho
các hoạt động sinh kế hoặc gián tiếp nhờ tiếp cận
với các thông tin kỹ thuật, thị trường, chính sách, và
là kết quả được tích lũy thành nguồn lực vật chất từ
các hoạt động sinh kế. Do vậy, đây cũng là những
chỉ báo thể hiện nguồn vốn vật chất của sinh kế hộ
gia đình.
Xét trên hầu hết các chỉ báo ở bảng 5, hộ người
Khmer chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp hơn trung
bình khi so sánh với các DTTS khác. Trong điều
kiện hội nhập và kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện
nay, tỷ lệ hộ người Khmer có máy vi tính và có
internet chỉ chiếm 4,8% và 4,1% tương ứng, thấp
nhất và thấp xa so với không chỉ người Hoa, mà cả
người Chăm và mức trung bình của 53 DTTS. Điều
này cho thấy những hạn chế nhất định của cộng
đồng người Khmer trong quá trình hội nhập.
Bảng 5: Tỷ lệ sở hữu đồ dùng gia đình của hộ
người Khmer so với người Hoa, người Chăm, và
53 DTTS: 01/8/2015
Tổng số
hộ DTTS
Hộ DTTS Khmer Hoa Chăm
(3.040.956) (313.709) (178.968) (37.902)
100,0 100,0 100,0 100,0
Điện
thoại
75,2 72,3 92,9 72,0
Máy vi
tính
7,7 4,8 46,6 10,3
Internet 6,5 4,1 47,1 7,7
Đài/
radio/ cát
sét
6,9 11,4 15,9 14,2
Tivi 84,9 87,2 97,9 89,6
Xe máy 80,6 68,5 92,6 82,0
Ô tô 1,5 1,0 3,5 0,6
Quạt điện 75,2 83,8 96,7 87,6
Điều hòa
nhiệt độ
2,8 1,4 30,9 1,5
Nguồn: UBDT-UNDP-Arish Aid. 2017. Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số:
132-134, 150-152, 156-159.
Tài sản sinh kế, nghề thủ công truyền thống
hoặc dịch vụ du lịch phản ảnh những đặc điểm, qui
mô sinh kế cũng như khả năng phát huy văn hóa
truyền thống để làm du lịch. Nhìn chung, các tài
sản sinh kế ở bảng 6 cho thấy qui mô sinh kế của
hộ người Khmer phản ảnh tính chất nhỏ lẻ của nền
kinh tế tiểu nông ở Việt Nam (chỉ 2,2% số hộ có
máy kéo/máy cày, 25,1% số hộ có máy bơm nước,
thấp hơn rất nhiều so với các DTTS nói chung) và
thiên về sản xuất hơn là chế biến sản phẩm nông
nghiệp (chỉ 0,2% số hộ có máy xay xát, thấp hơn rất
nhiều so với các DTTS còn lại). Số hộ làm nghề thủ
công truyền thống hoặc dịch vụ du lịch cũng không
đáng kể.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
13Số 21 - Tháng 3 năm 2018
Bảng 6: Tài sản sinh kế, nghề thủ công và dịch vụ
du lịch: 01/8/2015
Hộ DTTS Khmer Hoa Chăm
Con trâu/ hộ 0,6 0,1 0,1 0,1
Con bò/ hộ 0,6 0,5 0,1 1,0
Con lợn/ hộ 1,8 1,0 0,6 0,5
Máy kéo/ máy cày 14,1 2,2 1,9 3,3
Máy xay xát 9,0 0,2 2,2 0,7
Máy bơm nước 34,1 25,1 31,5 10,3
% hộ có nghề thủ
công truyền thống
1,8 0,8 0,4 3,2
Số hộ có làm dịch
vụ, du lịch
0,3 0,2 0,2 0,3
Nguồn: UBDT-UNDP-Arish Aid. 2017. Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số:
147-149, 153-155.
Nguồn vốn tài chính dù không được thể hiện
trực tiếp ở đây, nhưng với thu nhập từ sinh kế như
đã trình bày ở trên và tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo
của người Khmer sống ở vùng DTTS năm 2015
là 14,8% và 10,3% thì khó có thể tích lũy và đầu
tư đáng kể để cải thiện sinh kế từ các khoản thu
nhập trên. Hơn nữa, với gần 1/2 số lao động người
Khmer làm các công việc giản đơn, chủ yếu làm
mướn, có thể thấy nhu cầu về nguồn vốn tài chính
là không đáng kể. Trồng trọt, nuôi bò, thủy sản, và
phát triển những nghề phi nông nghiệp qui mô nhỏ
là những hoạt động sinh kế đòi hỏi vốn đầu tư. Việc
nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
nhằm phát triển sinh kế mới đòi hỏi đầu tư dài hạn.
Đây là những thách thức rất khó vượt qua của đa số
các hộ người Khmer hiện nay.
Với những nguồn lực hạn chế như trên, các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DTTS
nói chung và với người Khmer nói riêng là hết
sức quan trọng. Ngoài hai chương trình quốc gia
là Chương trình giảm nghèo và Chương trình xây
dựng nông thôn mới dành cho hộ nghèo và khu vực
nông thôn nói chung, các chương trình dành riêng
cho vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số như Chương
trình 134, 135 đã đầu tư để (1) phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và xã hội: đường bộ, thủy lợi, điện
lưới, nước sạch, trường lớp, trạm y tế, cơ sở đào
tạo nghề, bưu điện, tại các vùng DTTS và (2) hỗ
trợ trực tiếp cho các hộ DTTS trong phát triển sinh
kế, cho vay vốn làm ăn, cấp bảo hiểm y tế, cấp học
bổng, đào tạo miễn phí, giới thiệu việc làm, Đây
là nguồn vốn xã hội rất to lớn được huy động nhằm
cải thiện điều kiện sống và nâng cao các nguồn
vốn sinh kế của các cộng đồng DTTS nói chung và
người Khmer nói riêng, góp phần rút ngắn khoảng
cách trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư ở cấp hộ gia đình và khả
năng huy động các nguồn vốn xã hội này của hộ gia
đình người Khmer vào việc phát triển sinh kế chưa
đạt được hiệu quả cao. Các chính sách này mặc dù
có những tác động tích cực nhưng chưa sâu rộng
trong cộng đồng người Khmer và các bất ổn sinh kế
hiện nay là yếu tố chính của di cư lao động người
Khmer đến các thành phố để tìm kiếm việc làm phi
nông nghiệp
6. Một số bàn luận về sinh kế của người Khmer
Với địa bàn cư trú tập trung ở khu vực nông
thôn, sinh kế truyền thống của cộng đồng người
Khmer phụ thuộc nhiều vào các hoạt động sản xuất
nông nghiệp và liên quan. Những hộ không có đất
cũng phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp
vì phần lớn họ làm mướn trong lĩnh vực này. Rất ít
hộ người Khmer làm việc trong các lĩnh vực thương
mại, dịch vụ. Tuy nhiên, sinh kế nông nghiệp truyền
thống đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, bấp
bênh và khó khăn do các yếu tố kỹ thuật, môi
trường, thị trường, và điều kiện sản xuất ngày càng
bất lợi. Mặc dù thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
ngày càng giảm tương đối so với các lĩnh vực khác,
xu hướng mất đất, thiếu đất sản xuất vẫn tăng lên
do mật độ dân số tăng, do chuyển đổi chức năng của
đất, và do cả những khó khăn trong cuộc sống.
Vì vậy, chuyển đổi sinh kế, trong đó chuyển từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp; từ không gian
sinh kế truyền thống, gần gũi với gia đình, cộng
đồng gắn liền với văn hóa Phật giáo Nam tông sang
hướng mở rộng không gian sinh kế hoặc tách khỏi
không gian sinh kế truyền thống có vẻ là một lựa
chọn đang ngày càng tăng lên của nhiều người lao
động Khmer để thích ứng với bối cảnh mới. Tuy
nhiên, trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo chuyên
môn kỹ thuật và ít tiếp cận hơn với hệ thống giáo
dục đào tạo có thể là một rào cản lớn nhất hiện nay
đối với cộng đồng này để chuyển đổi và phát triển
sinh kế bền vững. Các cuộc nghiên cứu về di cư lao
động của người Khmer đã nêu ở phần trước cho
thấy phần lớn họ làm trong khu vực phi chính thức
ở thành thị, mà ở đó việc tiếp cận với các chính sách
an sinh xã hội rất hạn chế. Kể cả với những lao động
người Khmer làm việc trong các khu công nghiệp
thì thu nhập cũng rất thấp, phải chi tiêu tiết kiệm và
phải sống trong những khu nhà trọ thiếu tiện nghi
và an toàn. Liệu rằng di cư có phải là một chiến
lược sinh kế bền vững hay chỉ là một giải pháp tạm
thời? Đâu là các chiến lược thay thế có triển vọng
hơn? Đây có lẽ là những vấn đề rất lớn cần phải
được thảo luận thấu đáo. Tuy nhiên, chất lượng
nguồn nhân lực là thành tố rất quan trọng để phát
triển sinh kế bền vững nhưng nguồn vốn này ở cộng
đồng người Khmer có nhiều hạn chế. Phan Văn Dốp
(2012) đã lý giải về mối quan hệ này như sau: Học
vấn thấp và không có tay nghề dẫn đến công việc
không ổn định, thu nhập thấp, và do vậy không thể
hỗ trợ việc học hành của con cái tạo thành “cái vòng
lẩn quẩn” không thoát ra được. Ngoài đòi hỏi về tri
thức và kỹ năng, nhận thức về sự khác biệt văn hóa
và ngôn ngữ liệu có phải là một rào cản đối với lao
động người Khmer trong việc thâm nhập một cách
bình đẳng vào thị trường lao động nói riêng và các
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
14 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
lĩnh vực khác của xã hội nói chung? Các chính sách
đối với cộng đồng người Khmer có những tác động
tích cực không thể phủ nhận, nhưng cách tiếp cận
chính sách và nhận thức của những người thực hiện
chính sách đã thực sự tạo ra hiệu lực, hiệu quả cao
của các chính sách rất tốn kém và nhiều tham vọng
cho đến nay hay chưa? Hệ thống giáo dục đối với
học sinh người Khmer, đào tạo nghề nghiệp đối với
lao động trẻ người Khmer, và phương thức hỗ trợ
sinh kế dành cho người Khmer, là những vấn đề
trung tâm cần phải được đánh giá một cách toàn
diện. Mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững
sẽ không thể đạt được nếu sinh kế của cộng đồng
người Khmer dù có sự cải thiện nhưng khoảng cách
với phần còn lại ngày càng trở nên cách biệt.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Tài nguyên Môi trường, (2016), Kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam,
NXB. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam,
Hà Nội;
[2] Tổng cục thống kê, (2010), Kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết
quả toàn bộ. NXB. Thống kê, Hà Nội;
[3] Ủy ban Dân tộc, (2016). Kết quả điều tra thực
trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Biểu
số 3/TN.
thuc-trang-kt-xh-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015.
htm. Truy cập lúc 9h10 ngày 10 tháng 2 năm 2018;
[4] UBDT-UNDP- Arish Aid, (2017). Tổng quan
thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu (dựa
trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng
kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015).
library/poverty/bao-cao-53-dan-tc.html. Truy cập
lúc 9g15 ngày 14/1/2018;
[5] Phan Văn Dốp, (2003). “Trình độ học vấn
của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long và một
số vấn đề xã hội”, trang 135-156, in trong sách Phát
triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, NXB.
Đại học Quốc gia TPHCM;
[6] Nguyễn Thị Hòa, (2009), “Lao động nữ di
cư giúp việc nhà từ Đồng bằng sông Cửu Long tới
Thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu tại phường 9
thị xã Trà Vinh)”, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần
thứ ba, trang 350-374;
[7] Ngô Thị Phương Lan, (chủ biên - 2017),“Bất
ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở
Đồng bằng sông Cửu Long”, in trong sách Sinh kế
tộc người trong bối cảnh Việt Nam đương đại, NXB.
Đại học Quốc gia TPHCM, TPHCM;
[8] Trần Hữu Quang, (2016), Báo cáo tổng hợp
đề tài “Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế
của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay”.
Mã số I3.1-2012.13. Quỹ Phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia;
[9] Ngô Thị Thu Trang và các cộng sự, (2016),
“Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại
quận ven đô: Điển cứu tại phường Bình Trị Đông
B và phường An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công
nghệ, tập 19, số X2, trang 89-104;
[10] Trương Hoàng Trương, (2016), Báo cáo đề
tài “Việc làm của thanh niên người dân tộc thiểu
số tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn đến
năm 2020 (Trường hợp người Hoa, người Chăm và
người Khmer)”, Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ
Chí Minh;
[11] Lê Thanh Sang và Nguyễn Đặng Minh
Thảo, (2017), “Chuyển dịch dân số vùng Tây Nam
Bộ trong tầm nhìn so sánh với cả nước và các vùng
khác ở Việt Nam: 1979-2014.” Tạp chí Khoa học
Xã hội (TPHCM), số 5-225, trang 1-14;
[12] DFID, (1999), Sustainable Livelihoods
Guidance Sheets, https://www.eldis.org/vfile/
upload/1/document/0901/section2.pdf. Truy cập lúc
9g10 ngày 10 tháng 2 năm 2018.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa
học cấp quốc gia: “Vấn đề dân số và di dân trong
phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”, mã số
KHCN-TNB/14-19
KHMER LIVELIHOOD CHARACTERISTICS FROM THE INVESTIGATION RESULT
SOCIO-ECONOMIC SITUATION OF THE 53 ETHNIC MINORITIES IN 2015
Le Thanh Sang
Vo Thi Kim Phuong
Abstract: Based on results of the national survey on ethnic minorities in 2015, this paper analyzes
livelihood characteristics of the Khmer in comparison with other ethnic groups from the perspective of
sustainable livelihoods. The results show that the Khmer heavily depend on agriculture and hired manual
labor with low income and have high poverty rates, reflecting limited livelihood capitals. Compared to the
Chinese, the Cham and the ethnic minorities in average, the quality of human resources of the Khmer is
lower while the access to the education system is more limited that is the biggest challenge for sustainable
livelihoods of the Khmer in the context of environmental change and integration today.
Keywords: The Khmer; livelihoods; livelihood capitals; quality of human resources.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 140_618_1_pb_2814_2151960.pdf