Tài liệu Đặc điểm sinh học của cá mòi cờ chấm (konosirus punctatus schlegel, 1946) ở Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế: 58
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
(Konosirus punctatus Schlegel, 1946)
Ở TAM GIANG – CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ
Võ Văn Phú1
Võ Văn Quý2
Lê Thị Thu Hương3
Tóm tắt: Chúng tôi đã thu được 541 cá thể cá Mòi cờ chấm ở 5 nhóm tuổi từ 0+đến
4+ tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để phân tích đặc điểm sinh học.
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng xác định theo Beverton R.J.H.; S.J. Holt
(1956) đuợc biểu diễn theo phương trình W = 1694,3.10-8.L2,9367 với hệ số tương quan R2
= 0,9610.
Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm đa dạng, gồm 23 loại đại diện cho 4
ngành: Tảo Silic, Tảo Lục, Tảo Lam và ngành Chân Khớp. Hệ số béo của cá Mòi cờ chấm
thấp, dao động từ 81167.10-6 – 98441.10-6 (hệ số béo Fulton) và 72983.10-6 - 88005.10-4 (hệ
số béo Clark).
Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục ở nhóm tuổi 1+. Sức sinh sản tuyệt đối của cá
Mòi cờ chấm cao, trung bình đạt 24.233,5 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối trung bình
đạt 338,2 trứng/gam. Trong 1 năm cá đẻ tr...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh học của cá mòi cờ chấm (konosirus punctatus schlegel, 1946) ở Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
(Konosirus punctatus Schlegel, 1946)
Ở TAM GIANG – CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ
Võ Văn Phú1
Võ Văn Quý2
Lê Thị Thu Hương3
Tóm tắt: Chúng tôi đã thu được 541 cá thể cá Mòi cờ chấm ở 5 nhóm tuổi từ 0+đến
4+ tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để phân tích đặc điểm sinh học.
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng xác định theo Beverton R.J.H.; S.J. Holt
(1956) đuợc biểu diễn theo phương trình W = 1694,3.10-8.L2,9367 với hệ số tương quan R2
= 0,9610.
Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm đa dạng, gồm 23 loại đại diện cho 4
ngành: Tảo Silic, Tảo Lục, Tảo Lam và ngành Chân Khớp. Hệ số béo của cá Mòi cờ chấm
thấp, dao động từ 81167.10-6 – 98441.10-6 (hệ số béo Fulton) và 72983.10-6 - 88005.10-4 (hệ
số béo Clark).
Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục ở nhóm tuổi 1+. Sức sinh sản tuyệt đối của cá
Mòi cờ chấm cao, trung bình đạt 24.233,5 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối trung bình
đạt 338,2 trứng/gam. Trong 1 năm cá đẻ trứng vào 2 đợt: tháng 4 đến 6 và tháng 9 đến
tháng 11.
1. Mở đầu
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một trong những đầm phá có diện tích lớn ở
Đông Nam Á. Mỗi năm hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cung cấp hàng ngàn tấn thủy
sản có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng và xuất khẩu. Một trong
những loài có giá trị kinh tế cao là cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1846).
Cá Mòi có thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.Tuy là loài cá cỡ nhỏ nhưng số lượng
chủng quần lớn, tăng trưởng nhanh nên cho sản lượng cao. Hiện nay, do việc khai thác
chưa được quản lý chặt chẽ nên chúng đang có nguy cơ suy giảm nguồn lợi và được ghi
vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 (bậc VU). Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có những dẫn liệu
bước đầu về sinh thái và một số đặc điểm sinh học của loài cá này tại đầm phá Tam Giang
Cầu Hai. Vì vậy, qua bài báo này chúng tôi mong góp một số liệu cơ bản nhằm góp phần
bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1846) thuộc họ cá Trích Clupeidae,
bộ cá Trích, lớp cá Xương Osteichthyes, ngành động vật có dây sống Chordata (hình 1).
1 PGS.TS, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
3 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
59
Hình 1. Hình thái cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1846)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu cá được thu 1 tháng 2 lần bằng cách trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân hoặc mua
từ các hộ ngư dân quanh địa điểm thu mẫu. Mẫu cá được xử lý khi còn tươi, cân trọng
lượng, đo chiều dài, lấy vẩy, giải phẫu để xác định độ no, độ béo, các giai đoạn chín muồi
sinh dục (CMSD).
2.2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng của cá
- Xác định tương quan giữa chiều dài và trọng lượng: theo phương trình sinh trưởng của
Beverton R.J.H.; S.J. Holt (1956): W = a x Lb [2]
Trong đó: W là trọng lượng cá (g), L là trọng lượng toàn thân cá (mm), a và b là các hệ
số tương quan.
- Xác định tuổi: Dùng vảy để xác định tuổi cá Mòi cờ chấm, quan sát vòng năm bằng
kính lúp hai mắt và đo bán kính vảy, kích thước vòng năm dưới kính hiển vi có gắn trắc vi thị
kính [2].
- Tốc độ tăng trưởng: Sử dụng phương pháp của Rosa Lee (1920) để xác định mức tăng
chiều dài của cá Mòi cờ chấm với công thức: ( ) aaL
V
V
L tt +−= [2]
Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm Tt, chúng tôi sử dụng công thức:
Tt = Lt - L(t - 1)
Xác định được tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Mòi cờ chấm dựa vào
phương trình sinh trưởng theo Von Bertalanffy (1952): [2]
VÕ VĂN PHÚ - VÕ VĂN QUÝ - LÊ THỊ THU HƯƠNG
60
• + Về chiều dài: Lt = L∞.[1- e-k( t- to)]
• + Về trọng lượng: Wt = W∞.[1- e-k(t - to)]b
2.2.3. Về dinh dưỡng
- Xác định thành phần thức ăn: Thức ăn được tách khỏi ruột và dạ dày. Quan sát
dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Sử dụng khoá phân loại thực vật bậc thấp, động
vật không xương sống thuỷ sinh. Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện và
các mức độ tiêu hoá thức ăn [3], [4], [5], [7].
- Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc
(từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebelep [2].
- Xác định hệ số béo: Chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và
Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá Mòi cờ chấm [2].
100W3 xL
Q =
( Fulton, 1902);
100W3
0
0 xL
Q =
( Clark, 1928)
2.2.4. Về sinh sản
- Phương pháp hình thái: Quan sát hình thái tuyến sinh dục của 541 con cá Mòi cờ
chấm bằng mắt thường và kính lúp hai mắt theo quan điểm của Kiselevits (1923), nghiên
cứu tổ chức học bằng các tiêu bản tuyến sinh dục và đọc tiêu bản theo Xakun O. F. và
Buskaia N. A. (1968) [6].
- Xác định sức sinh sản: Cân và đếm số lượng trứng trong buồng trứng cá cái giai
đoạn IV để xác định sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối theo công thức:
Sức sinh sản tuyệt đối: T = m x Wt (đơn vị: Tế bào trứng/ cá cái)
Sức sinh sản tương đối: t = T/ W ( đơn vị: Số tế bào trứng/g cá cái) [2].
- Phương pháp nghiên cứu tổ chức học
Mẫu định hình trong dung dịch Bowin, sau đó xử lý theo phương pháp nghiên cứu tổ
chức học thông thường [2], [6].
Tinh hoàn nhuộm màu theo phương pháp Hematoxylin - Sắt của Heidenhai.
Buồng trứng nhuộm theo phương pháp Azan của Heidenhai. Đọc tiêu bản theo quan
điểm của Xakun O. F. và Buskaia N. A. (1968) dưới kính hiển vi quang học Olumpus CH20
có độ phóng đại 400, 1000 lần và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số Olumpus [2], [6].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm sinh trưởng của cá Mòi cờ chấm
3.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Sau khi phân tích 541 cá thể, kết quả cho thấy mối tương quan giữa chiều dài và khối
lượng của cá Mòi cờ chấm được thể hiện qua bảng 1.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
61
Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Mòi cờ chấm ở đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai
Chiều dài L (mm) Khối lượng W (g) Số lượng N (con)
Tuổi Giới tính Ldđ Ltb SE Wdđ Wtb SE n %
Juv 87-137 125,4 3,09 9-30 16,4 2,21 32 5,91
Đực 120-145 136,1 1,05 18-32 21,3 0,86 23 4,26 0+
Cái 131-147 141,6 1,36 20-36 24,5 1,05 42 7,76
Đực 141-160 148,2 1,48 22-43 31,5 0,89 67 12,38
1+
Cái 144-168 160,3 1,09 24-49 40,2 1,62 13,31
Đực 162-185 171,8 1,06 42-70 49,5 1,55 90 16,64
2+
Cái 165-195 182,1 1,55 45-75 58,3 1,23 92 17,01
Đực 74-210 196,5 2,01 68-116 73,8 2,15 58 10,72
3+
Cái 190-222 216,3 2,5 74-118 98,4 0,97 52 9,61
4+ Cái 215-255 235,7 3,01 105-135 128,9 1,02 13 2,4
TB 87-255 171,4 2,02 9-135 54,28 1,51 541 100
Tương quan giữa kích thước và khối lượng của cá được biểu diễn qua đồ thị ở hình 2.
Hình 2. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của Mòi cờ chấm
Từ bảng 1 và đồ thị ở hình 2 cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
Mòi cờ chấm ở từng nhóm tuổi không đều nhau. Sự tăng nhanh về chiều dài thể hiện ở các cá
thể có nhóm tuổi thấp (0+, 1+, 2+). Đến giai đoạn sau (3+, 4+) cá tăng trưởng về chiều dài chậm
lại, nhưng tăng trưởng về khối lượng nhanh. Sự tăng nhanh về khối lượng cá thể ở các nhóm
tuổi cao do tích lũy chất dinh dưỡng đảm bảo cho khả năng phát dục và di cư sinh sản.
3.1.2. Cấu trúc tuổi của quần thể
Qua phân tích vẩy cá chúng tôi xác định được cá khai thác thuộc 5 nhóm tuổi từ 0+
đến 4+ (bảng 1), trong đó nhóm tuổi 2+ chiếm tỷ lệ cao nhất (33,65%) tổng số cá thể thu
được. Đa số cá được khai thác từ nhóm tuổi 2+ trở xuống (77,27%). Đây là nhóm cá có
W =1694,3.10-
8 L2,9367
W (g)
L (cm)
VÕ VĂN PHÚ - VÕ VĂN QUÝ - LÊ THỊ THU HƯƠNG
62
kích thước tương đối nhỏ, giá trị thương phẩm chưa cao và hầu như chưa sinh sản hoặc
mới tham gia sinh sản lần đầu; đó là nguồn bổ sung cho đàn cá bố mẹ trong thời gian tới,
nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất quần thể trong tự nhiên. Việc khai thác như vậy sẽ
làm giảm nguồn giống, có thể dẫn đến giảm số lượng quần thể một cách trầm trọng trong
thời gian tới. Do vậy, cần phải có biện pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi cá này.
Hình 3. Biểu đồ phần trăm (%) thành phần tuổi cá Mòi cờ chấm.
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm
Dựa trên quan điểm của Rose Lee (1920), chúng tôi đã thiết lập được phương trình
tính ngược sinh trưởng của cá có dạng: Lt = (L – 10,1).Vt/V + 10,1 (bảng 2).
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Mòi cờ chấm
Sinh trưởng chiều dài trung
bình hàng năm (mm)
Mức tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm
(mm)
T2 T3 T4
Tuổi Giới tính
L1 L2 L3 L4 T1
mm % mm % mm %
Số
lượng
cá (N)
Đực 115,2 115,2
1+
Cái 124,5 124,5
139
Đực 118,1 181,4 118,1 63,3 53,6
2+
Cái 137,4 178,9 137,4 41,5 30,2
182
Đực 106,2 151,6 169,3 106,2 45,4 42,7 17,7 16,7
3+
Cái 99,8 149,2 176,1 99,8 49,4 49,5 26,9 26,7
110
4+ Cái 139,5 189,7 222,5 242,1 139,5 50,2 36,0 32,8 23,5 19,6 14,1 13
Đực 113,2 166,5 169,3 113,2 54,4 48,2 17,7 16,7 444
TB
Cái 125,3 172,6 199,3 242,1 125,3 47,0 38,6 29,9 25,1 19,6 14,1
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
63
Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi xây dựng phương trình sinh trưởng của Von
Bertalanffy là:
Về chiều dài: Lt = 353,3.[1 - e-0,2300.(t + 0,8100)]
Về khối lượng: Wt = 537,4.[1- e-0,0540.(t + 0,4842)]2,9367
Bảng 3. Các thông số sinh trưởng theo chiều dài và khối lượng
Thông số sinh trưởng Theo chiều dài Theo khối lượng
L∞ (mm), W∞ (g) 353,3 537,4
t0 0,8100 0,4842
k 0,2300 0,0540
3.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Mòi cờ chấm
3.2.1. Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm
Để xác định thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm, chúng tôi tiến hành phân tích
thức ăn trong ống tiêu hóa của 541 mẫu cá.
Kết quả cho thấy, thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm khá đa dạng, gồm 23 loại
thức ăn, đại diện cho 4 ngành động, thực vật khác nhau: Ngành Tảo Silic, Tảo lam, Tảo
lục và ngành Chân khớp. Trong đó ngành Tảo Silic chiếm ưu thế về số lượng loại thức ăn
với tỷ lệ 65,2%, sau đó là ngành Tảo lục với 17,4%, ngành Tảo lam và ngành Chân khớp
mỗi ngành chiếm 8,70 % tổng số loại thức ăn.
Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm thay đổi tùy theo nhóm kích thước cá. Ở
nhóm cá có kích thước nhỏ (81 - 140 mm) thành phần thức ăn gồm 9 loại, nhóm cá có
kích thước trung bình (141 - 200 mm) thành phần thức ăn gồm 15 loại, và nhóm kích
thước lớn (201-260 mm) gồm 20 loại. Nhìn chung ở tất cả các nhóm kích thước thành
phần thức ăn chủ yếu là Tảo Silic. Một số loại thức ăn xuất hiện trong ruột và dạ dày của
cá từ nhỏ đến lớn là: Động vật nguyên sinh giống Coscinodiscus, tảo cát Navicula, sợi
Oscillatoria. Ngược lại, một số loại thức ăn như: tảo nâu Asteromphalus, động vật giáp
xác Amphipoda chỉ xuất hiện ở các cá thể có kích thước lớn.
Như vậy, ở cá Mòi cờ chấm phổ thức ăn thay đổi theo nhóm kích thước. Cá lớn
có phổ thức ăn rộng hơn ở những cá có kích thước nhỏ. Điều này do cá lớn mở rộng phổ
thức ăn cho cá nhỏ để tránh căng thẳng về dinh dưỡng cùng loài, giúp cá nhỏ dễ dàng
kiếm mồi, tăng trưởng và sớm tham gia vào quá trình sinh sản của quần thể.
3.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Mòi cờ chấm
Chúng tôi căn cứ vào lượng thức ăn chứa trong ruột và dạ dày của cá, sau đó đánh giá
theo thang độ no của Lebelep. Cường độ bắt mồi của cá Mòi cờ chấm thể hiện qua bảng 4
và bảng 5.
VÕ VĂN PHÚ - VÕ VĂN QUÝ - LÊ THỊ THU HƯƠNG
64
Bảng 4. Độ no của cá Mòi cờ chấm qua các tháng
Bậc độ no
0 1 2 3 4
Số lượng
cá (N) Tháng
n % n % n % n % n % n %
I/2012 8 1,48 16 2,96 14 2,59 7 1,29 - - 45 8,32
II/2012 3 0,55 7 1,29 14 2,59 15 2,77 5 0,93 44 8,13
III/2012 1 0,18 4 0,74 16 2,96 15 2,77 6 1,11 42 7,76
IV/2012 1 0,18 2 0,38 13 2,40 22 4,07 8 1,48 46 8,51
V/2012 - - 1 0,18 10 1,85 23 4,25 14 2,59 48 8,87
VI/2012 - - 5 0,93 12 2,22 18 3,33 14 2,59 49 9,07
VII/2012 - - - - 21 3,88 22 4,07 4 0,74 47 8,69
VIII/2012 1 0,18 1 0,18 18 3,33 20 3,70 3 0,55 43 7,94
IX/2012 2 0,38 1 0,18 15 2,77 28 5,18 2 0,37 48 8,87
X/2011 8 1,48 7 1,29 6 1,11 23 4,25 1 0,18 45 8,32
XI/2011 10 1,85 17 3,14 9 1,66 6 1,11 1 0,18 43 7,94
XII/2011 12 2,22 16 2,96 10 1,85 3 0,55 - - 41 7,58
Tổng 46 8,50 77 14,23 158 29,21 202 37,34 58 10,72 541 100
Bảng 5. Độ no của cá Mòi cờ chấm chia theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
0+ 1+ 2+ 3+ 4+
N
Độ no
n % n % n % n % n % n %
0 39 7,21 4 0,74 3 0,55 - - - - 46 8,50
1 24 4,44 46 8,50 4 0,74 3 0,55 - - 77 14,23
2 23 4,25 65 12,02 64 11,83 6 1,11 - - 158 29,21
3 11 2,03 23 4,25 92 17,02 73 13,49 3 0,55 202 37,34
4 - - 1 0,18 19 3,51 28 5,18 10 1,85 58 10,72
Tổng 97 17,93 139 25,69 182 33,65 110 20,33 13 2,40 541 100
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
65
Nhìn chung, cá Mòi cờ chấm đều có cường độ bắt mồi cao. Đa số cá thu được đều
chứa thức ăn trong dạ dày và ruột. Qua bảng 4 cho thấy độ no bậc 0 chỉ xuất hiện vào các
tháng mùa lạnh (tháng XI, XII, I). Ở các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng III đến tháng X)
cá Mòi cờ chấm tích cực bắt mồi, trong ruột và dạ dày thường có độ no bậc cao (bậc 2, 3,
4). Điều này do ở các tháng này cường độ trao đổi chất của cá diễn ra mạnh do đó cần tăng
cường kiếm mồi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Mặt khác, cường độ bắt mồi của cá Mòi
cờ chấm khác nhau giữa các nhóm tuổi trong quần thể. Các cá thể có tuổi cao, kích thước
lớn thường bắt mồi tích cực hơn các cá thể có tuổi thấp và kích thước nhỏ.
3.2.3. Hệ số béo của cá Mòi cờ chấm
Dựa vào quan điểm của G.V.Nikolxki (1963), chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp
của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định hệ số độ béo của cá Mòi cờ chấm. Kết quả
được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Hệ số béo của cá Mòi cờ chấm tính theo công thức Fulton và Clark
Số lượng (N)
Tuổi Giới tính Fulton (1902) Clark (1928)
N %
Juv 83167 x 10-6 72983 x 10-6 32 5.91
Đực 84490 x 10-6 73192 x 10-6 23 4.26 0+
Cái 86293 x 10-6 79877 x 10-6 42 7,76
Đực 96776 x 10-6 84123 x 10-6 67 12,38
1+
Cái 97595 x 10-6 85207 x 10-6 72 13,31
Đực 97419 x 10-6 85203 x 10-6 90 16,64
2+
Cái 97547 x 10-6 86211 x 10-6 92 17,01
Đực 97286 x 10-6 85207 x 10-6 58 10,72
3+
Cái 97335 x 10-6 86519 x 10-6 52 9,61
4+ Cái 98441 x 10-6 88005 x 10-6 13 2,40
Qua bảng 6 ta thấy, hệ số béo phụ thuộc vào từng nhóm tuổi và khác nhau ở cá đực
và cá cái. Tuy nhiên hệ số béo ở cá Mòi cờ chấm ở đầm phá Thừa Thiên Huế khá thấp,
dao động từ 81167.10-6 – 98441.10-6 (hệ số béo Fulton) và 72983.10-6 - 88005.10-4 (hệ số
béo Clark). Hệ số béo càng cao ở các nhóm tuổi cao. Hệ số béo Fulton cao hơn hệ số béo
Clark, sự chênh lệch này có thể do sự phát triển của các tuyến sinh dục và sức chứa thức
ăn trong ống tiêu hóa. Trong cùng một nhóm tuổi cá cái thường có hệ số béo lớn hơn cá
đực. Do cá cái thường sinh trưởng nhanh hơn cá đực. Chúng tích lũy chất dinh dưỡng cho
quá trình thành thục sinh dục và sinh sản. Thông thường, càng gần giai đoạn đẻ trứng hệ
số béo của cá cái thường cao hơn.
3.3. Đặc điểm sinh sản của cá Mòi cờ chấm
3.3.1.Sự phát triển của tuyến sinh dục
VÕ VĂN PHÚ - VÕ VĂN QUÝ - LÊ THỊ THU HƯƠNG
66
Qua nghiên cứu, mối liên hệ giữa các giai đoạn chín muồi sinh dục với nhóm tuổi
của cá được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Mòi cờ chấm theo nhóm tuổi
Các giai đoạn chín muồi sinh dục
I II III IV V VI
Số lượng cá
(N) Tuổi
n % n % n % n % n % n % n %
0+ 61 11,98 4 0,79 - - - - - - - - 65 12,77
1+ 8 1,57 12 2,36 41 8,06 47 9,23 25 4,91 6 1,18 139 27,31
2+ 8 1,57 21 4,13 38 7,47 53 10,41 46 9,93 16 3,15 182 35,76
3+ - - 7 1,36 9 1,77 48 9,43 32 6,29 14 2,76 110 21,61
4+ - - - - 1 0,19 6 1,18 4 0,79 2 0,39 13 2,55
Tổng 77 15,12 44 8,64 89 17,49 154 30,25 107 21,02 38 7,48 509 100
Qua kết quả bảng 7 cho thấy, các giai đoạn phát dục của cá Mòi cờ chấm ở các nhóm tuổi
không giống nhau. Nhóm tuổi 0+ tuyến sinh dục chỉ xuất hiện giai đoạn I và II, không thấy xuất
hiện giai đoạn III, IV, V và VI. Chứng tỏ ở nhóm tuổi 0+ cá Mòi cờ chấm chưa thành thục sinh
dục.
Nhóm tuổi 1+ tuyến sinh dục phát triển đầy đủ các giai đoạn chín muồi sinh dục, trong
đó phần lớn là giai đoạn III và IV. Đây là thời kỳ cá bắt đầu phát dục. Giai đoạn V và VI đã
thấy xuất hiện nhưng với tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 1,18%. Điều này chứng tỏ ở nhóm tuổi 1+ cá
Mòi cờ chấm đã thành thục sinh dục và tham gia vào đàn đẻ trứng.
Ở nhóm tuổi 2+, tỷ lệ cá thể đạt CMSD đến giai đoạn IV, V, VI chiếm cao hơn rất
nhiều so với giai đoạn I. Ở nhóm tuổi 3+, chủ yếu gặp các cá thể ở giai đoạn IV, V và VI
chín muồi sinh dục, trong đó giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất với (9,43%), các cá thể chín
muồi sinh dục ở giai đoạn III, II có số lượng giảm dần và không thấy xuất hiện giai đoạn I
chín muồi sinh dục. Điều này chứng tỏ, ở nhóm tuổi 3+ cá Mòi cờ chấm đã hoàn toàn thành
thục sinh dục.
Ở nhóm tuổi 4+, chỉ thấy xuất hiện các giai đoạn III, IV, V và VI, tuy nhiên các cá
thể giai đoạn III chiếm số lượng thấp (0,19%). Như vậy, sau khi đẻ tuyến sinh dục trở lại
phát triển từ giai đoạn III của chu kỳ phát dục lần sau. Khi nghiên cứu tổ chức học buồng
trứng, chúng tôi nhận thấy buồng trứng cá ở giai đoạn V là thời kỳ sắp đẻ nhưng vẫn còn
những tế bào trứng trong thời kỳ tổng hợp nhân và sinh chất, điều này liên quan với đặc
tính đẻ phân đợt trong năm của cá.
3.3.2. Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục
Ở bảng 8 ta thấy: Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Mòi cờ chấm qua các
tháng không giống nhau.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
67
Bảng 8. Các giai đoạn chín muồi sinh dục chia theo tháng của cá Mòi cờ chấm
Các giai đoạn chín muồi sinh dục
I II III IV V VI
Số lượng
(N) Tháng
n % n % n % n % n % n % n %
I/2012 18 3,54 12 2,35 10 1,96 - - - - - - 40 7,86
II/2012 12 2,35 8 1,57 11 2,16 8 1,57 - - - - 39 7,66
III/2012 6 1,18 4 0,79 12 2,36 14 2,75 2 0,39 - - 38 7,47
IV/2012 - - - - 14 2,75 15 2,95 14 2,75 2 0,39 45 8,84
V/2012 - - - - - - 20 3,93 22 4,32 6 1,18 48 9,43
VI/2012 - - - - - - 18 3,54 17 3,33 12 2,36 47 9,23
VII/2012 18 3,54 8 1,57 9 1,78 - - - - 7 1,38 42 8,25
VIII/2012 11 2,16 8 1,57 12 2,35 7 1,37 - - - - 38 7,47
IX/2012 12 2,35 4 0,79 13 2,55 12 2,36 - - 2 0,39 43 8,45
X/2011 - - - - 8 1,57 24 4,72 13 2,55 - - 45 8,84
XI/2011 - - - - - - 20 3,93 19 3,74 4 0,79 43 8,45
XII/2011 - - - - - - 16 3,14 20 3,93 5 0,98 41 8,05
Tổng 77 15,12 44 8,64 89 17,48 154 30,26 107 21,02 38 7,48 509 100
Cụ thể, các tháng I, II, III và VII, VIII, IX gặp chủ yếu các cá thể ở giai đoạn I, II, III chín
muồi sinh dục, có xuất hiện giai đoạn IV nhưng tỷ lệ không đáng kể, chứng tỏ ở các tháng này
cá chưa tham gia vào đàn đẻ trứng. Giai đoạn IV bắt gặp ở hầu hết các tháng (trừ tháng I và
tháng VII). Từ tháng II đến tháng VI và từ tháng VII đến tháng XII, tuyến sinh dục đã đạt đến
trạng thái sinh sản. Như vậy cá Mòi cờ chấm đẻ trứng vào hai thời kỳ từ tháng II đến tháng VI
và từ tháng VII đến tháng XII. Như vậy, cá Mòi cờ chấm đẻ phân đợt trong năm và trùng vào
mùa mưa phụ (từ tháng IV - VI) và mưa chính (từ tháng IX - XII) của đầm phá Thừa Thiên
Huế. Đây là những tháng mà nhiệt độ, thức ăn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát dục của cá.
3.3.3. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối
Bảng 9. Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá Mòi cờ chấm
Chiều dài (mm) Khối lượng (g)
Nhóm
tuổi Dao động Trung bình
Dao
động
Trung
bình
Sức sinh sản
tuyệt đối (số
trứng)
Sức sinh
sản tương
đối (số
trứng/gam)
N
(cá
thể)
1+ 141-168 146,7 25-49 40,9 12.843 314,0 5
2+ 162-195 176,5 42-75 52,9 17.465 329,8 7
3+ 174-222 193,5 68-118 80,2 28.381 354,1 8
4+ 215-255 235,7 105-135 107,7 38.245 355,0 9
TB 141-255 188,1 25-135 70,4 24233,5 338,2 29
VÕ VĂN PHÚ - VÕ VĂN QUÝ - LÊ THỊ THU HƯƠNG
68
Qua kết quả bảng 9 cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối của cá Mòi cờ chấm khá cao,
trung bình đạt 24233,5 trứng/cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối có dao động lớn, phụ thuộc vào
kích thước cá thể. Đồng thời sức sinh sản tương đối trung bình đạt 338,2 trứng/gam.
Nhìn chung, sức sinh sản của cá Mòi cờ chấm phụ thuộc vào kích thước và khối
lượng cơ thể. Những cá thể có tuổi cao, kích thước lớn có sức sinh sản cao hơn những cá
thể có tuổi thấp, kích thước nhỏ. Như vậy, khi kích thước và khối lượng cá tăng lên thì sức
sinh sản cũng tăng theo. Điều này đảm bảo cho sự tồn tại của loài khi môi trường có nhiều
biến động và tình hình khai thác quá mức như hiện nay.
4. Kết luận
1. Thành phần tuổi của cá Mòi cờ chấm bao gồm 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 2+ chiếm
tỷ lệ cao nhất (33,65%), thấp nhất là nhóm tuổi 4+ (2,40%). Sinh trưởng chiều dài của cá
theo phương trình Lt = 353,3.[1 - e-0,2300.(t + 0,8100)] và khối lượng Wt = 537,4.[1- e-0,0540.(t
2. Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm gồm 23 loại thức ăn, trong đó tảo Silic có
15 loại, tảo Lục có 4 loại, tảo Lam và Chân Khớp mỗi ngành có 2 loại. Hệ số béo của cá
Mòi cờ chấm khá thấp, phụ thuộc vào từng nhóm tuổi. Hệ số béo càng cao ở các nhóm
tuổi cao. Đồng thời, trong cùng một nhóm tuổi cá cái thường có hệ số béo cao hon cá đực.
3. Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục ở nhóm tuổi 1+ và bắt đầu tham gia vào đàn
đẻ trứng. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 24.233,5 trứng/ con cá cái. Sức sinh sản
tương đối trung bình đạt 338,2 trứng/gam. Cá đẻ phân đợt trong năm, chủ yếu vào hai thời
kỳ từ tháng II đến tháng VI và từ tháng VII đến tháng XII.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Văn Phú (1991), “Góp phần tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm
(Clupanodon punctatus) ở đầm phá Thừa Thiên Huế”, Thông tin khoa học Trường ĐH
Khoa học Huế, (9), tr. 197-207.
[2] Pravdin . I . F (Phạm Thị Minh Giang, dịch) (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Nguyễn Xuân Quýnh (2001), Định loại các nhóm động vật không xương sống nước
ngọt thường gặp ở Việt Nam, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
[4] Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[5] Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không
xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, NXB KH-KT Hà Nội, Hà Nội.
[6] Xakun. O. F. và Buskaia. N. A (Lê Thanh Lựu, dịch) (1968), Xác định các giai đoạn phát
dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[7] Shirota. A (1968), The plankton in the South of Vietnam, Freshwater and Marine
plankton, Overseas technical cooperation Agency, Japan.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM
69
Title: BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF KONOSIRUS PUNCTATUS
IN TAM GIANG – CAU HAI, THUA THIEN HUE
VO VAN PHU
VO VAN QUY
LE THI THU HUONG
Hue University of Agriculture and Forestry
Abstract: We obtained 541 individual of Konosirus punctatus in five age groups (0+ to
4+) in Tam Giang lagoon – Cau Hai to analyse their biological characteristics. The
correlation between fish’s length and weight are determined by Beverton R.J.H.; S.J. Holt
(1956) which are shown by the equation: W=1694,3.10-8.L2,9367 with the coefficient of
correlation R2=0,9610.
The food component of Konosirus punctatus is diversified, including 23 species
belonging to 4 phylums: Marine diatoms, Chlorophyceae, Cyano bacteria and the
Arthropoda phylum. The coefficient of fat of Konosirus punctatus is quite low, it fluctuates
between 81167.10-6 and 98441.10-6 (the coefficient of fat of Fulton) and between 72983.10-6
and 88005.10-4 (the coefficient of fat of Clark).
Konosirus punctatus are sexually mature in age 1+ and they join in the spawning
herds. The absolute fecundity of Konosirus punctatus is high with the average rate
reaching 24.233,5 eggs/ female fish. The relative average fecundity is 338,2 eegs/g. In one
year, Konosirus punctatus lays in 2 periods: from April to June and from September to
November.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_456_9835_2134819.pdf