Đặc điểm phỏng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Đặc điểm phỏng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 284 ĐẶC ĐIỂM PHỎNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Công Tâm*, Phạm Hiếu Liêm**, Phạm Văn Quang**, Nguyễn Đức Tuấn*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phỏng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1, từ 01/2015- 12/2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả:Trong thời gian từ 01/ 2015 đến 12/ 2016, chúng tôi có 179 ca phỏng được đưa vào nghiên cứu, thu được một số kết quả sau. Về dịch tễ: Độ tuổi thường bị phỏng tập trung nhiều từ 1 – 4 tuổi chiếm 65,9%, tỉ lệ nam (62,6%) bị phỏng nhiều hơn nữ, tình trạng dinh dưỡng đa phần là suy dinh dưỡng, chiếm 56,4%, khoảng thời gian mà bệnh nhi hay bị phỏng trong ngày là từ 17 giờ 00 đến 22 giờ 00 và từ 11 giờ 00 đến 13 giờ 00 chiếm 46,9% và 33%, đa phần nhập viện trước 24 giờ, chiếm 75,4%, nơi xảy ra phỏng chủ yếu là trong nhà, chiếm 89,4%, nguyên nhân gây phỏng hàng đầu là nhiệt ướt chiếm tỉ lệ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm phỏng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 284 ĐẶC ĐIỂM PHỎNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Công Tâm*, Phạm Hiếu Liêm**, Phạm Văn Quang**, Nguyễn Đức Tuấn*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phỏng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1, từ 01/2015- 12/2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả:Trong thời gian từ 01/ 2015 đến 12/ 2016, chúng tôi có 179 ca phỏng được đưa vào nghiên cứu, thu được một số kết quả sau. Về dịch tễ: Độ tuổi thường bị phỏng tập trung nhiều từ 1 – 4 tuổi chiếm 65,9%, tỉ lệ nam (62,6%) bị phỏng nhiều hơn nữ, tình trạng dinh dưỡng đa phần là suy dinh dưỡng, chiếm 56,4%, khoảng thời gian mà bệnh nhi hay bị phỏng trong ngày là từ 17 giờ 00 đến 22 giờ 00 và từ 11 giờ 00 đến 13 giờ 00 chiếm 46,9% và 33%, đa phần nhập viện trước 24 giờ, chiếm 75,4%, nơi xảy ra phỏng chủ yếu là trong nhà, chiếm 89,4%, nguyên nhân gây phỏng hàng đầu là nhiệt ướt chiếm tỉ lệ 79,4%, phỏng đa phần do trẻ tự gây ra, chiếm 87,2%. Về lâm sàng: Trong các vùng trên cơ thể thì vùng thân là dễ bị bỏng nhất chiếm 49,7%; kế đến là vùng chi trên 45,8%; tiếp theo là vùng chi dưới 41,3%; vùng hô hấp là vùng ít khi bị phỏng, chiếm 1,7%, đa phần là bị phỏng độ II chiếm 81,6%, phỏng ở mức trung bình chiếm 44,1%, sốc phỏng và nhiểm khuẩn huyết chiếm 5,6%. Kết quả điều trị: 25,7% số ca phải điều trị phẫu thuật, thời gian nằm viện: 14,09 ± 15,97 ngày, tỷ lệ tử vong là 1,7%, tỉ lệ di chứng 0,6% Kết luận: Phỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ, nhất là lứa tuổi mẫu giáo có thể dẫn đến tử vong hoặc gây nên các di chứng, sang chấn về tâm lý cho trẻ. Do đó, cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho các bậc cha mẹ những biện pháp phòng tránh tai nạn phỏng ở trẻ, cũng như công tác xử trí ban đầu đúng để hạn chế các biến chứng về nhiễm khuẩn và các biến chứng khác có thể xảy ra. Từ khóa: Phỏng, nhiễm khuẩn, cắt lọc, ghép da mỏng. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF PEDIATRIC BURN INJURY IN CHILDREN’S HOPITAL 1 Nguyen Cong Tam, Pham Hieu Liem, Pham Van Quang, Nguyen Duc Tuan Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 284 – 289 Objective: Describe the epidemiological, clinical, subclinical and treatment characteristics of burn in children who were admitted at Children’s Hospital 1 from 01/2015 - 12/2016. Methods: Cross-sectional study. Results: During the period from 1/2015 to 12/2016, we had 179 burns included in the study. About Epidemiology: Age is often scaled from 1 to 4 years old accounting for 65.9%, the proportion of males (62.6%) burns more than women, the nutritional status is mostly malnourished, accounting for 56.4%, the time during which the child or the victim is burned during the day is from 5 pm to 10 pm and from 11 am to 1 pm accounting for 46.9% and 33%, mostly hospitalized before 24hours, accounts for 75.4% burns mainly in the home, accounting for 89.4%, the cause of burns leading to heat is 79.4%, mostly self-inflicted, accounting for 87.2%. Clinically: In the upper body, the body is the most prone to burns 49.7%; followed by over 45.8%; followed by * Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, * Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ***Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Công Tâm ĐT: 097.9999.028 Email: drcongtampr2011@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 285 expenditure of less than 41.3%; The respiratory region is rarely burned, accounting for 1.7%, most of them are accounted for 81.6%, the average level accounted for 44.1%, burns and septicemia accounted for 5.6 %. Treatment results: 25.7% of cases requiring surgical treatment, mean hospital stay: 14.09 ± 15.97, mortality rate was 1.7%, sequelae of 0.6%. Conclusion: Burns are a common childhood accident, especially in kindergarten age can lead to death or cause sequelae, psychological trauma to children. Therefore, there should be a plan to educate and educate parents about infant burns, as well as proper initial management to minimize complications and complications. Keyword: Burn, infection, cut filter, thin skin graft. ĐẶT VẤN ĐỀ Hậu quả của phỏng để lại cho trẻ và gia đình là rất lớn. Trong những năm gần đây, chuyên ngành phỏng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phỏng người lớn và trẻ em, song chủ yếu tập trung ở phía Bắc với rất nhiều công trình nghiên cứu từ Viện Phỏng Quốc Gia. Miền Nam có hai bệnh viện về nhi lớn đó là bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cũng có khoa phỏng, tiếp nhận điều trị tất cả các ca bệnh phỏng từ các khoa nhi của các bệnh viện tỉnh chưa có đủ cơ sở và khả năng để điều trị phỏng. Nhưng các báo cáo, các hội nghi về phỏng tại khu vực phía Nam, đặc biệt là từ 2 bệnh viện Nhi Đồng của thành phố Hồ Chí Minh là không nhiều. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị là có ý nghĩa và thiết thực. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để có thể góp phần làm giảm tần suất phỏng ở trẻ em cũng như giúp cải thiện điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và thương tật do phỏng gây ra ở trẻ. Xuất phát từ những luận điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm phỏng ở trẻ em nhập bệnh viện Nhi Đồng 1”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ của phỏng ở trẻ em. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Xác định tỉ lệ các biện pháp điều trị ở tuyến trước và điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng như đánh giá kết quả điều trị phỏng trẻ em. Khảo sát các yếu tố liên quan đến mức độ nặng ở bệnh nhân phỏng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Định nghĩa Phỏng Phỏng Là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện năng, bức xạ(4) Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: phương pháp cắt ngang. Dân số nghiên cứu Dân số đích: Bệnh nhi bị phỏng. Dân số nghiên cứu: Tất cả bệnh nhi từ 2 tháng đến dưới 16 tuổi bị phỏng được nhập viện và điều trị tai bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh trong 2 năm (từ 01/01/15 đến 31/12/16). Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: Trong đó, với Z=1,96 (khoảng tin cậy 95%) và d=0,05. Tỉ lệ phỏng nặng theo Shujun Wang (2016) p=0,07(12) Cỡ mẫu n tính được: n= 100. Vì thế chúng tôi chọn cỡ mẫu tối thiểu là n = 100 ca theo tỉ lệ p = 0,07. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhi được chẩn đoán ra viện là phỏng, được nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị trong thời gian từ 1/1/15 – 31/12/16. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 286 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng Epidata 3.0 và xử lý, phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. KẾT QUẢ Dịch tễ học Trong 179 ca nghiên cứu thì: Độ tuổi thường hay bị phỏng tập trung nhiều từ 1 – 4 tuổi chiếm 65,9%. Tỷ lệ nam (62,6%) bị phỏng nhiều hơn nữ. Tỷ lệ bệnh nhi bị phỏng ở khu vực miền Tây chiếm đa số (36,9%), kế đến là TP.HCM (28,5%). Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của Phỏng. Đặc điểm về dịch tễ học n % Thời gian nhập viện sau phỏng < 24 giờ 135 75,4 24 giờ – 48 giờ 12 6,7 > 48 giờ 32 17,9 Tổng 179 100 Nơi xảy ra phỏng Trong nhà 160 89,4 Ngoài nhà 19 10,6 Tổng 179 100 Hoàn cảnh bị phỏng Trẻ tự gây ra 156 87,2 Do người khác vô tình 21 11,7 Do người khác cố ý 2 1,1 Tổng 179 100 Nhận xét: Khoảng thời gian mà bệnh nhi hay bị phỏng trong ngày là từ 17 giờ 00 đến 22g00, chiếm 46,9%; kế đến là từ 11g00 đến 13g00, chiếm 33% và thấp nhất là từ 22 giờ 00 đến 6 giờ 00, chiếm 3,4%. Khoảng 17,9% bệnh nhi nhập viện sau phỏng > 48 giờ, đa phần nhập viện trước 24 giờ, chiếm 75,4%. Nơi xảy ra phỏng chủ yếu là trong nhà, chiếm 89,4%. Nguyên nhân gây phỏng là nước sôi chiếm tỷ lệ cao nhất (49,2%), kế đến là phỏng do đồ ăn (súp, canh nóng) chiếm 30,2%; thấp nhất là axit (0,6%). Phỏng đa phần do trẻ tự gây ra, chiếm 87,2%. Có 77,1% số bệnh nhi được sơ cứu ban đầu tại nhà và cách thức thường sử dụng là ngâm rửa nước mát chiếm 84,8%. Có 22,9% số bệnh nhi được cấp cứu tại cơ sở y tế và đa số chỉ được cho giảm đau 78,1%. Lâm sàng Trong các vùng trên cơ thể thì vùng thân là dễ bị bỏng nhất chiếm 49,7%; kế đến là vùng chi trên 45,8%; tiếp theo là vùng chi dưới 41,3%; vùng hô hấp là vùng ít khi bị phỏng, chiếm 1,7%. Tỷ lệ phỏng thực quản ở trẻ em là 14,5%. Đa phần là bị phỏng độ II, chiếm 81,6%, độ 1 15,1%, độ III chiếm 2,8%, độ IV 0,6%. Đa phần bị phỏng ở mức trung bình 44,1%, mức độ nhẹ 40,8%, nặng 15,1%. Bảng 2. Tổn thương các cơ quan trong 24h nhập viện (n = 179) Đặc điểm n % Suy hô hấp 8 4,5 Rối loạn tri giác 5 2,8 Rối loạn đông máu 2 1,1 Thần kinh 1 0,6 Sốc phỏng 10 5,6 Nhiễm khuẩn huyết 10 5,6 Tổn thương gan trong 24g nhập viện 1 0,6 Tổn thương thận trong 24g nhập viện 1 0,6 Biến chứng viêm phổi trong 24g nhập viện 5 2,8 Bảng 3. Diễn tiến tại bệnh viện sau 24g nhập viện (n = 179) Đặc điểm N % Biến chứng ARDS sau 24 giờ nhập viện 1 0,6 Sốc nhiễm khuẩn sau 24 giờ nhập viện 2 1,1 Nhiễm khuẩn huyết sau 24 giờ nhập viện 8 4,5 Biến chứng viêm phổi sau 24 giờ nhập viện 3 1,7 Rối loạn đông máu sau 24 giờ nhập viện 2 1,1 Tổn thương gan sau 24 giờ nhập viện 2 1,1 Tổn thương thận sau 24 giờ nhập viện 2 1,1 Nhiễm khuẩn huyết sau 24 giờ nhập viện 8 4,5 Cận lâm sàng Bảng 4. Cấy máu (n = 105) Cấy máu Lần 1 n (%) Lần 2 n (%) Âm tính 95 (90,5) 101 (96,2) Dương tính 10 (9,5) 4 (3,8) Vi khuẩn gram âm Tần số Tỷ lệ % Klebsiella P.aeruginosa 1 10 E.coli Acinetobacter Vi khuẩn gram dương S.aureus 6 60 S.Coagu.nega 5 50 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 287 Nhận xét: Có 9,5% số ca cấy máu có vi khuẩn. Trong số 10 ca cấy máu dương tính, vi khuẩn gram âm là 10%, gram dương 90%, trong đó có 3 trường hợp cấy ra vừa gram dương, vừa gram âm hoặc cả 2 chủng vi khuẩn. Bảng 5. Cấy mủ (n = 146) Lần cấy Gram âm n (%) Gram dương n (%) Lần 1 8/146 (5,5) 8/146 (5,5) Lần 2 7 /146 (4,8) 2/146 (1,4) Vi khuẩn gram âm Klebsiella 3 (12) P. aeruginosa 3 (12) E. coli 5 (20) Acinetobacter 6 (24) Vi khuẩn gram dương S. aureus 8 (32) S. Coagu.nega 5 (20) Nhận xét: Tỷ lệ cấy mủ vết phỏng có vi khuẩn mọc khoảng 17,1%, trong đó chủ yếu là gram âm 10,3%. Trong số các ca cấy mủ phỏng mọc, đối với gram dương, đa phần là Staphylococcus aureus chiếm 32%, đối với gram âm, là do Acinetobacter chiếm 24%. Điều trị Trong 179 ca nhập viện, có 54 ca được truyền dịch với lượng dịch truyền trung bình là 1224,09 ± 778,24 ml; 16 ca truyền máu, 6 ca truyền huyết tương. 82,68% số ca dùng kháng sinh điều trị với thời gian dùng kháng sinh trung bình là 12,65 ± 9,81 ngày. Điều trị phẫu thuật chiếm tỷ lệ 25,7%, đa phần là cắt lọc và ghép da mỏng tự thân. Kết quả điều trị Thời gian nằm viện trung bình: 14,09 ± 15,97 ngày. Tỷ lệ tử vong là 1,7%. Tỷ lệ di chứng 0,6%. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Giới của trẻ bị phỏng Trong 179 bệnh nhi nghiên cứu, số trẻ nam là 112 bé chiếm tỷ lệ 62,6% cao hơn so với trẻ nữ là 67 trẻ chiếm tỷ lệ 37,4%, tỷ lệ nam/nữ = 62,6/37,4 = 1,67. Theo nghiên cứu của Christina J. Lee (2016), tỷ số nam/ nữ là 1,6/1, có giá trị tương đương với nghiên cứu của chúng tôi(5) Tuổi của trẻ bị phỏng Lứa tuổi phỏng hay gặp nhất là từ 1-4 tuổi, chiếm tỷ lệ 65,9%, kế đến là dưới 1 tuổi với tỷ lệ 21,2%. Gộp chung lứa tuổi thường bị phỏng nhất là ở các trẻ dưới 4 tuổi, chiếm 87,2%. So với nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Quang, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 1-5 tuổi, chiếm tỷ lệ 71,66%, nghiên cứu tại Bắc Kinh năm 2016 có 69,3% trẻ em từ 02 đến 04 tuổi bị phỏng(6). Tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Thời gian bị phỏng trong ngày Trong tổng số 179 bệnh nhi trong nghiên cứu, thời gian trẻ bị phỏng trong khoảng thời gian từ 17 giờ 00 - 22 giờ 00 là cao nhất với tỷ lệ là 47,5% thứ đến là 11 -13 giờ chiếm tỷ lệ 32,4%. Gộp chung 2 nhóm, phỏng trên tổng bệnh nhân bị bỏng là 79,9%. Điều này cho thấy khoảng thời gian gây ra phỏng cho trẻ thường có vào giờ tan tầm , tan ca là giờ sinh hoạt tại nhà của người Việt Nam nên nguy cơ phỏng ở trẻ em vào các khoảng thời gian trên là cao nhất. So với nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Quang, tỷ lệ này là 80%5(6). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Hương là 78,64%(7). Hoàn cảnh bị phỏng Tỷ lệ phỏng do trẻ tự gây ra chiếm 87,2% (156/179 trẻ). Điều này có thể do: Trẻ năng động và nghịch ngợm, các tác nhân gây bỏng không được cách ly đủ tầm xa hoặc không để ở nơi an toàn, sự tất bật và thời gian có hạn của phụ huynh trong giờ tan tầm, tan ca., đây là giờ sinh hoạt cao điểm của người Việt Nam. So với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Hương tỷ lệ này là 81,09%, của tác giả Nguyễn Thống, Đặng Tất Thắng tại Bệnh viện Saint Paul Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 288 là 87,5%, nghiên cứu của chúng tôi cũng có giá trị tương đương(7,11). Nơi xảy ra phỏng Phỏng trong nhà của trẻ là 160/179 trường hợp chiếm tỷ lệ rất lớn là 89,4%. Điều này cho thấy tác nhân gây phỏng ở ngay tại gia đình chưa được phụ huynh trẻ quan tâm đúng mức. Theo nghiên cứu của tác giả Khatiya I. Chelidze (2016), phỏng xảy ra trong nhà chiếm đa số 89,1%(9). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Tác nhân gây phỏng Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy các tác nhân chính gây nên phỏng là nước sôi, đồ ăn và lửa xăng dầu. Trong đó tác nhân nước sôi chiếm tỷ lệ cao 49,2%, kế đến là do đồ ăn (soup, canh) chiếm tỷ lệ 30,2%, gộp chung 2 nhóm lại phỏng do nhiệt ướt là 79,4%. So với nghiên cứu của Mehdi Ebrahi (2016), tỷ lệ phỏng nước sôi là 56,9%, so với nghiên cứu của chúng tôi, có tỷ lệ gần tương đương với tác nhân là nước sôi(10). Đặc điểm lâm sàng và tổn thương các cơ quan Vị trí phỏng Trong các vùng trên cơ thể thì vùng thân là dễ bị bỏng nhất chiếm 49,7%; kế đến là vùng chi trên 45,8%; tiếp theo là vùng chi dưới 41,3%; vùng hô hấp là vùng ít khi bị phỏng, chiếm 1,7%. Điều này cũng phù hợp với tác nhân là phỏng nhiệt ướt chiếm tỷ lệ cao 79,4% nên khi tác nhân sau khi tác động vào sẽ chảy xuống dưới (theo dòng chảy) tác động vào lân cận là chủ yếu ngực bụng và chi trên rồi chi dưới. Độ sâu và mức độ phỏng Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần là bị phỏng độ II, chiếm tỷ lệ 81,7%, phỏng độ IV rất thấp, chiếm tỷ lệ 0,6%. So với nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Quang, phỏng nông ( độ I, II) chiếm tỷ lệ 80%(6). Chúng tôi thấy có sự tương đồng. Theo nghiên cứu của Shujun Wang (2016), có 47,0% là phỏng nhẹ, 35% là phỏng trung bình(12). Gộp chung lại mức độ phỏng nhẹ và trung bình chiếm 82% có tỷ lệ tương đương với nghiên cứu chúng tôi. Tuy nhiên mức độ phỏng nặng của nghiên cứu là 7%, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Đặc điểm về cận lâm sàng Đặc điểm cấy máu Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ cấy máu dương tính là 9,5%, cấy máu lần 2 mọc ít hơn lần đầu. So với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Hương(7), tỷ lệ cấy máu dương tính là 14,2%, và đa số mọc ở lần cấy máu thứ 2 93,6%. Có thể tỷ lệ cấy máu trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thấp hơn là do 90% số trẻ bị phỏng nặng khi nhập cấp cứu trước khi lên khoa phỏng điều trị đã sử dụng kháng sinh tĩnh mạch. Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng ghi nhận hầu hết các trẻ phỏng đều được sử dụng kháng sinh dự phòng, chính điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả cấy máu. Đặc điểm cấy mủ vết phỏng Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận tỷ lệ cấy mủ phỏng mọc khoảng 17,1%, gram âm chiếm 10,3%, của tác giả Hồ Thị Xuân Hương, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết phỏng là 27,1%(7). Có một sự khác biệt lớn có thể do địa lý và tuyến điều trị. Đặc điểm về điều trị Nghiên cứu chúng tôi có ghi nhận điều trị phẫu thuật chiếm tỷ lệ 25,7%, đa phần là cắt lọc và ghép da mỏng tự thân. So với nghiên cứu của Christina J. Lee (2016), tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật là 22,9%(5). Nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đồng. Kết quả điều trị Tỷ lệ tử vong Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ tử vong là 1,7%, so với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Hương, tỷ lệ tử vong chung là 8,3%; tỷ lệ này của tác giả Mehdi Ebrahi (2016) là 10,8%, tương đương với tác giả Hồ Thị Xuân Hương(7,10). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 289 KẾT LUẬN Độ tuổi thường bị phỏng dưới 4 tuổi chiếm 87,2%; nam chiếm 62,6%. Khoảng thời gian mà bệnh nhi hay bị phỏng trong ngày là từ 17 giờ đến 22 giờ. chiếm 46,9%. Nguyên nhân gây phỏng hàng đầu là phỏng nhiệt ướt, chiếm 79,3%. Trong các vùng trên cơ thể thì vùng thân là dễ bị phỏng nhất chiếm 49,7%. Đa phần là bị phỏng độ II, chiếm 81,6%. 25,7% số ca phải điều trị phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong là 1,68%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amol Dhopte (2017), "Epidemiology of pediatric burns and future prevention strategies—a study of 475 patients from a high-volume burn center in North India", Burns Trauma. 5(1), p.45. 2. Bạch Văn Cam (2013), "Sốc phản vệ", Phác đồ điều trị nhi khoa, Bệnh viện nhi đồng 1, tr. tr.38-44. 3. Barret JP (2002), "Use of previosly burned skin as random cutaneous local flaps in pediatric burn reconstruction", Burns. 28, p. 500-502. 4. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2013), "Cấp cứu phỏng trẻ em", Phác đồ điều trị ngoại nhi bệnh viện Nhi Đồng 2. Nhà xuất bản Y Học, tr. 245-248. 5. Christina J. Lee (2016), "Pediatric Burns: A Single Institution Retrospective Review of Incidence, Etiology, and Outcomes in 2273 Burn Patients (1995–2013)", Journal of Burn Care & Research. 37, p. e579–e585. 6. Đặng Xuân Quang (2013), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bỏng đầu mặt cổ trẻ em", Y học thực hành. tr4. 7. Hồ Thị Xuân Hương (2011), "Nhận xét một số yếu tố dịch tễ và lâm sàng bỏng đầu mặt cổ ở trẻ em tại Viện bỏng Quốc gia", Tạp chí Y học thảm họa và bỏng. tr4. 8. Kliegman RN, Waldo E (2011), "Nelson textbook of pediatrics", Philadelphia Saunders, p.2466. 9. Khatiya BA, Chelidze I (2016), "Predictors of Mortality Among Pediatric Burn Patients in East Africa", J Burn Care Res. 37, p. e154–e160. 10. Mehdi Ebrahi (2016), "Outcome and Risk Factors Associated with Burn Injuries in Children.", International Journal of Health Studies. 2(2), p. 13 - 16. 11. Nguyễn Thống, Đặng Tất Thắng (2015), Đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ em tại khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul Hà Nội trong 5 năm từ 2010-2014, truy cập ngày 6-2016, 30466. 12. Shujun Wang (2016), "Epidemiology of burns in pediatric patients of Beijing City", BMC Pediatr. p/16. 13. World-Health-Organization (2016), "The WHO Child Growth Standards",WHO, Geneva. Ngày nhận bài báo: 12/04/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/05/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_phong_o_tre_em_tai_benh_vien_nhi_dong_1.pdf
Tài liệu liên quan