Tài liệu Đặc điểm nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn: Vi trùng học và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2014-2015: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 119
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH MUỘN: VI TRÙNG HỌC
VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NĂM 2014-2015
Nguyễn Ngọc Sáng*, Cam Ngọc Phượng**, Nguyễn Thanh Hùng***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nhiễm trùng huyết sơ sinh vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở sơ sinh. Hiện nay, tỷ lệ NTHSS muộn gia tăng và có sự gia tăng nhiễm trùng Bệnh viện do vi trùng
gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh. Xác định đặc điểm vi trùng học và tính đề kháng với kháng sinh giúp
cải thiện tỷ lệ tử vong sơ sinh. Mục tiêu của nghiên cứu: xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi
trùng học và các yếu tố liên quan đến tử vong của NTHSS muộn có cấy máu dương tính tại Bệnh viện Nhi đồng
1 trong 2 năm 2014 - 2015.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ, hồi cứu theo hồ sơ bệnh án, tất...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn: Vi trùng học và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 119
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH MUỘN: VI TRÙNG HỌC
VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NĂM 2014-2015
Nguyễn Ngọc Sáng*, Cam Ngọc Phượng**, Nguyễn Thanh Hùng***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nhiễm trùng huyết sơ sinh vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở sơ sinh. Hiện nay, tỷ lệ NTHSS muộn gia tăng và có sự gia tăng nhiễm trùng Bệnh viện do vi trùng
gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh. Xác định đặc điểm vi trùng học và tính đề kháng với kháng sinh giúp
cải thiện tỷ lệ tử vong sơ sinh. Mục tiêu của nghiên cứu: xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi
trùng học và các yếu tố liên quan đến tử vong của NTHSS muộn có cấy máu dương tính tại Bệnh viện Nhi đồng
1 trong 2 năm 2014 - 2015.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ, hồi cứu theo hồ sơ bệnh án, tất cả các trường
hợp NTHSS muộn có cấy máu dương tính điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/1/2014 đến 31/12/2015.
Kết quả: có 203 trẻ nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn cấy máu dương tính. Trong đó, yếu tố có liên quan đến
tỷ lệ tử vong là sanh ngạt, bụng chướng, giảm phản xạ nguyên phát, rối loạn trương lực cơ, có Band N, CRP >
20 mg/l, có rối loạn đông máu. Tỷ lệ vi trùng gram âm chiếm 46,8%, nhiều nhất là E.coli chiếm 31,5%, kế đến là
Klebsiella.Vi trùng gram âm kháng với Ampicillin 84%, Cefotaxim 30%, Ciprofloxacin 47%, Gentamycin 47%,
Cefepim 57,5%, Imipenem 29,2%.
Kết luận: NTHSS muộn cấy máu dương tính với đa số là vi trùng gram âm. Trong đó, nhiều nhất là
E.coli. Vi trùng gram âm kháng với Ampicillin, Cefotaxim, Ciprofloxacin, Gentamycin với tỷ lệ cao. Các xử
trí can thiệp trong điều trị như nội khí quản, thở máy, catheter mạch máu trung ương có liên quan đến
nguy cơ tử vong.
Từ khóa: nhiễm trùng huyết sơ sinh, đề kháng kháng sinh, cấy máu.
ABSTRACT
LATE ONSET NEONATAL SEPSIS: BACTERIOLOGICAL PROFILE AND ANTIBIOTIC RESISTANCE
IN CHILDREN'S HOSPITAL1 IN 2014 – 2015
Nguyễn Ngọc Sang, Cam Ngoc Phuong, Nguyen Thanh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 119 - 124
Background: Sepsis is still an important cause of mortality among newborn infants. There has been an
increasing emergence of late onset neonatal sepsis caused by antibiotic-resistant gram-negative bacteria. It
is very important to know what are bacteriological profile and antibiotic resistance and factors related to
neonatal mortality. Objectives of study are to determine the rate of epidemiological characteristics, clinical,
subclinical, bacteriological profile and antibiotic resistance of late onset neonatal sepsis in Children's
Hospital1 in 2014 – 2015.
Methods: Retrospective series of all records describing cases of late onset neonatal sepsis with positive blood
cultures with bacteria in Children's Hospital 1, from 01 / 01 / 2014 to 31/12/2015.
* Phòng Sơ sinh, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược ** Bệnh viện Hạnh Phúc
*** Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Sáng ĐT: 0908483576 Email: sangnn8894@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120
Results: 203 cases of late onset neonatal sepsis had culture proven sepsis. Factors related to neonatal
mortality are asphyxia, abdominal distention, decreased primary reflexes, hypotonia, increased Band Neutrophile,
CRP > 20 mg/l, and disseminated intravascular coagulation. Gram-negative bacteria were 46.8 %, of these, E.coli
(31.5%) was the most common isolated organism followed by Klebsiella. Gram-negative bacteria were resistant to
Ampicillin 84%, Cefotaxim 30%, Ciprofloxacin 47%, Gentamycin 47%, Cefepim 57.5%, Imipenem 29.2%.
Conclusion: Most cases of late onset neonatal sepsis had culture proven sepsis with Gram-negative bacteria;
E.coli was the most common cause. Gram-negative bacteria were resistant to Ampicillin, Cefotaxim, Ciprofloxacin
and Gentamycin in a high rate. Invasive procedures as endotracheal intubation, mechanical ventilation,
intravascular catheterization were related to neonatal mortality.
Key words: Neonatal sepsis, resistant antibiotic bacteria, blood-culture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTHSS) là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở sơ sinh (9,11). Theo thời điểm khởi phát bệnh,
NTHSS được chia thành NTHSS sớm và NTHSS
muộn(3,10,16,17). Từ những năm đầu 1980, nhiều
nghiên cứu cho thấy có giảm tỷ lệ NTHSS sớm,
trong khi tỷ lệ NTHSS muộn thì tăng lên(2).
Nhiều báo cáo gần đây cho thấy có sự gia tăng
nhiễm trùng Bệnh viện do vi trùng kháng thuốc
ở những trường hợp có sử dụng
Cephalosporins(18,8,15) và vi trùng đề kháng với
nhiều loại kháng sinh(12). Việc hiểu rõ đặc điểm vi
trùng, lâm sàng và xử trí NTHSS muộn vẫn rất
cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
nàyvới mục tiêu xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, vi trùng học và các yếu tố
liên quan đến tử vong của NTHSS muộn có cấy
máu dương tính tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong
2 năm 2014 - 2015.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng, vi trùng học và các yếu tố liên quan
đến tử vong của NTHSS muộn có cấy máu
dương tính tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong 2
năm 2014 - 2015.
Mục tiêu cụ thể
Trong các trường hợp NTHSS muộn có cấy
máu dương tính:
Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm về cận lâm sàng.
Xác định tỷ lệ các loại vi trùng gây bệnh và
tỷ lệ đề kháng kháng sinh.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm điều trị và các
yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả hàng loạt ca bệnh.
Cỡ mẫu
Hồi cứu tất cả các trường hợp thỏa tiêu
chuẩn chọn vào.
Dân số mục tiêu
Tất cả các trường hợp nhiễm trùng huyết sơ
sinh muộn điều trị tại Khu chuyên sâu sơ sinh
Bệnh viện Nhi đồng 1.
Dân số chọn mẫu
Tất cả các trường hợp nhiễm trùng huyết sơ
sinh muộn có cấy máu dương tính điều trị tại
Khu chuyên sâu sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ
1 tháng 1 năm 2014 đến 31 tháng 12 năm 2015.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, hồi cứu theo hồ sơ bệnh
án, tất cả các trường hợp NTHSS muộn có cấy
máu dương tính điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng
1 từ 1/1/2014 đến 31/12/2015.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
Trẻ ≤ 28 ngày tuổi khi nhập viện.
Cấy máu dương tính.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 121
Chẩn đoán NTHSS: Khi có các biểu hiện lâm
sàng (thân nhiệt, trương lực, hô hấp, tiêu hóa,
tim mạch, da, nhiễm trùng, chuyển hóa) và cấy
máu dương tính.
Được chẩn đoán NTHSS khi > 72 giờ tuổi.
Thời gian nhập BV Nhi Đồng 1: từ 1/ 1/ 2014
đến 31/ 12/ 2015.
Tiêu chuẩn loại trừ
Kết quả cấy máu ra tạp khuẩn.
Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả được mã hóa và xử lý bằng phần
mềm SPSS 18.0 và được trình bày số liệu dưới
dạng bảng, biểu đồ. Phép kiểm t-test, phép kiểm
phi tham số Mann-Whitney U, phép kiểm Chi
bình phương. Phân tích số liệu có ý nghĩa thống
kê khi p ≤ 0.05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 01/2014 đến
12/2015, có 203 trường hợp nhiễm trùng huyết sơ
sinh muộn có cấy máu dương tính điều trị tại
Khu chuyên sâu sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1,
thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên
cứu, với kết quả như sau:
Tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Ngày tuổi khởi phát triệu chứng: Tuổi
trung bình 13- 14 ngày. Có đến 67,0% số
trường hợp có triệu chứng lâm sàng đầu tiên
là ≤ 7 ngày tuổi.Tỷ lệ giữa trẻ nam và trẻ nữ là
tương đương nhau.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Có khoảng 1/3 các trường hợp bệnh là có cân
nặng lúc sanh <2500gram. Tỷ lệ trẻ sanh non
trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm hơn
35% các trường hợp. Trẻ có bệnh lý ngoại khoa
phẫu thuật chiếm tỷ lệ 24,6%. Tỷ lệ trẻ có dị tật
bẩm sinh chiếm cao nhất là tật đường tiêu hóa
64,8%. Theo phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi
thấy chỉ có yếu tố sanh ngạt là có liên quan đến
tỷ lệ tử vong, OR = 13,34, p = 0,003.
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là triệu
chứng về hô hấp (85%); tiêu hóa (75,4%: bú kém,
bỏ bú), rối loạn thân nhiệt (54,6%), nôn (54,3%),
giảm phản xạ nguyên phát, vàng da, rối loạn
trương lực cơ, bụng chướng, chiếm tỷ lệ khoảng
40%. Ổ nhiễm trùng đi kèm viêm phổi (56,7%),
viêm ruột (19,2%), viêm màng não (17,7%),
nhiễm trùng da (11,8%). Trong đó, viêm phổi có
liên quan đến nguy cơ bệnh nhiễm trùng nặng
và tử vong với OR = 2,25 (p = 0,034). Phân tích
hồi quy đa biến các triệu chứng liên quan với kết
quả điều trị các triệu chứng có liên quan đến tỷ
lệ tử vong là Bụng chướng (p= 0, 46; OR= 5, 19);
Giảm phản xạ nguyên phát (p= 0, 49; OR= 1, 26);
Rối loạn trương lực cơ (p= 0, 017; OR= 7, 91).
Bảng 1. Các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tử vong trong phân tích đa biến
Triệu chứng lâm sàng Tử vong (n = 27) Xuất viện (n = 176) Giá trị p /đơn biến Giá trị p /đa biến OR/ đa biến
Bụng chướng
Có 21 (21.2) 78 (78.8)
0,001 0,046 5,19
Không 6 (5.8) 98 (94.2)
Giảm phản xạ
nguyên phát
Có 15 (60.0) 10 (40.0)
<0,001 0,049 1,26
Không 12 (6.7) 166 (93.3)
Rối loạn
trương lực cơ
Có 15 (62.5) 9 (37.5)
<0,001 0,017 7,91
Không 12 (6.7) 167 (93.3)
Tỷ lệ các đặc điểm về cận lâm sàng
Công thức máu
Có 22,7% ca > 20000/mm3; có 22,2% ca có tiểu
cầu < 150.000/mm3, 12,3% trường hợp có Band
Neutrophile. C reactive protein (CRP): 60% các
trường hợp có CRP > 20 mg/L. Tỷ lệ tăng PT,
aPTT: 70% trường hợp tăng PT, aPTT hơn 1,5 lần
so với chứng.
Toan chuyển hóa
Có 10% các trường hợp có pH < 7; có 75% các
trường hợp có pH > 7 – 7,35.
Các triệu chứng cận lâm sàng có liên quan
đến tỷ lệ tử vong là: có Band Neutrophil (p=
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122
0,033; OR= 3,15); CRP > 20 mg/l (p= 0,013; OR=
3,49); Rối loạn đông máu (p= 0,008; OR= 1,59).
Tỷ lệ các loại vi trùng gây bệnh và tỷ lệ đề
kháng kháng sinh
Bảng 2. Kết quả phân lập vi trùng
Vi trùng Số BN Tỷ lệ (%)
Vi trùng gram âm 95 46,8
E.coli 30 14,8
Acinetobacter 13 6,4
Klebsiella 13 6,4
Enterobacter 11 5,4
Pseudomonas 9 4,4
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ vi
trùng gram âm chiếm 46,8%, trong đó nhiều
nhất là E.coli chiếm 31,5%, Klebsiella và
Acinetobacter chiếm tỷ lệ như nhau 13,6%. Ngày
cấy máu trung bình là 4 – 5 ngày kể từ lúc có
triệu chứng đầu tiên.
- Vi trùng gram âm kháng thuốc lần lượt là:
kháng với Ampicillin 84%, Cefotaxim 30%,
Ciprofloxacin 47%, Gentamycin 47%, Cefepim
57,5%, Imipenem 29,2%. Trong đó, vi trùng E.
coli: 100% kháng Ampicillin, 70% kháng
Cefepim.
Bảng 3. So sánh tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi
trùng E. coli có ESBL dương và âm (n=27)
Kháng sinh điều trị
ESBL dương
(n= 19)
ESBL âm
(n= 8)
Tổng
Ampicillin 19 (100) 7 (87,5) 26
Ampicillin/ Sulbactam 18 (94,7) 4(50) 22
Ceftazidim 18 (94,7) 4 (50) 22
Cefepim 18 (94,7) 4 (50) 22
Gentamycin 7(36,8) 3 (37,5) 10
Bảng 4. MIC của vi trùng gram âm thể hiện kháng
thuốc
Kháng sinh MIC Thể hiện
Ampicillin ≥32 R
Piperacillin/ Tazobactam ≥128/4 R
Cefazolin ≥64 R
Ceftazidime ≥16 R
Cefepime ≥32 R
Meropenem ≥4 R
Amikacin ≥64 R
Gentamycin ≥16 R
Tobramycin ≥16 R
Ciprofloxacin ≥4 R
Kháng sinh MIC Thể hiện
Levofloxacin ≥8 R
Nitrofurantoin ≥128 R
Tỷ lệ các đặc điểm điều trị và các yếu tố liên
quan đến tỷ lệ tử vong
Kháng sinh ban đầu thường được chọn là
Cefotaxim (91,1%), Gentamycin (75,9%),
Ampicillin (52,7%). Tỷ lệ có đổi kháng sinh là
91,1%. Có 85,9% sử dụng Vancomycin, có 89,2%
sử dụng Meropenem.
Điều trị hỗ trợ trong nhóm tử vong: tỷ lệ thở
máy là 100%, bù toan là 96%, truyền máu là 70%,
dịch truyền chống sốc là 44,4%, dùng vận mạch
là 33% - 66,7%.
Thời gian lưu catheter mạch máu trung bình
là 7.87 ± 3.94, nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần là
11.30 ± 6.19, thở máy là 12.22 ± 6.15, thời gian này
có liên quan đến nguy cơ tử vong với p< 0,001.
Can thiệp nội khí quản là có liên quan đến tỷ lệ
tử vong với p= 0, 009; OR= 16, 47.
Kết quả điều trị: tỷ lệ tử vong trong nghiên
cứu là 13, 3%, di chứng thường gặp là co giật
(14,8%) và bệnh phổi mãn (11,1%).
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi mô tả các triệu
chứng ngay thời điểm lấy máu cấy dương tính
lần đầu tiên, cho thấy các triệu chứng thường
gặp là triệu chứng về hô hấp (85%); tiêu hóa
(75,4%) bú kém, bỏ bú, rối loạn thân nhiệt
(54,6%), nôn (54,3%), giảm phản xạ nguyên phát,
vàng da, rối loạn trương lực cơ, bụng chướng, là
những triệu chứng chiếm tỷ lệ khoảng 40%.
Các loại nhiễm trùng kèm theo thường gặp
nhất là viêm phổi chiếm 56,7% và có liên quan
đến nguy cơ tử vong (với OR: 2,25, p= 0,034).
Trong phân tích hồi quy đa biến, các triệu chứng
có liên quan đến tỷ lệ tử vong là Bụng chướng
(p= 0,46; OR= 5,19); Giảm phản xạ nguyên phát
(p= 0,49; OR= 1,26); Rối loạn trương lực cơ (p=
0,017; OR= 7,91).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 123
Chúng tôi nhận thấy, NTHSS muộn có thể
khởi phát với 1 triệu chứng, sau đó diễn tiến
nặng hơn và thể hiện triệu chứng của tổn
thương đa cơ quan. Diễn tiến nặng của NTHSS
đưa đến hội chứng đáp ứng viêm toàn thân,
được thể hiện: rối loạn thân nhiệt, hô hấp, tim
mạch, và giảm tưới máu. Hậu quả làm tăng tính
thấm thành mạch, làm phù ngoại biên và phù
phổi, đông máu nội mạch lan tỏa gặp trong
những trường hợp NTHSS nặng, có thể dẫn đến
tổn thương đa cơ quan và tử vong. Nhận xét này
tương tự với các tác giả Nguyễn Như Tân, Đinh
Anh Tuấn và Barbara J. Stoll(6,5,18,8,14).
Đặc điểm cận lâm sàng
Thay đổi số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu,
tăng CRP trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như các tác giả trong và ngoài nước.
Trong đó, các triệu chứng cận lâm sàng có liên
quan đến tỷ lệ tử vong là: có Band Neutrophil
(p= 0,033; OR= 3,15); CRP > 20 mg/l (p= 0,013;
OR= 3,49); Rối loạn đông máu (p= 0,008; OR=
1, 59).
Đặc điểm vi trùng học
Tỷ lệ vi trùng gram âm chiếm 46,8%, nhiều
nhất là E.coli chiếm 31,5%, kế đến là Klebsiella.Vi
trùng gram âm kháng với Ampicillin 84% (100%
E. coli kháng Ampicillin), Cefotaxim 30%,
Ciprofloxacin 47%, Gentamycin 47%, Cefepim
57,5%, Imipenem 29,2%. Vi trùng có sinh ESBL
có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn nhóm không sinh
ESBL: Ampicillin (65% so với 35%); Gentamycin
(60% so với 40%), tương tự như báo cáo của các
tác giả Leonard E. Weisman, Ali Faisal Saleem,
Nguyễn Như Tân(1,18,8,13,14,7).
Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng thu thập
được giá trị MIC của 108 trường hợp, trong đó
MIC đề kháng với nhóm Cephalosporin có giá
trị cao hơn so với chuẩn (64 mg/L). MIC của các
kháng sinh khác có giá trị tương tự với các tiêu
chuẩn MIC của CLSI 2013. Chúng tôi hy vọng
đây có thể là những số liệu ban đầu cho những
nghiên cứu tiếp theo về MIC, về đề kháng kháng
sinh của vi trùng trong NTHSS muộn.
Đặc điểm điều trị
Kháng sinh ban đầu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kháng sinh
ban đầu thường được chọn là Cefotaxim 91,1%,
Gentamycin 75,9%, Ampicillin 52,7%. Thời gian
sử dụng kháng sinh ban đầu, thay đổi kháng
sinh dựa vào lâm sàng, kết quả cấy máu và
kháng sinh đồ(14,18,8).
Đổi kháng sinh
Tỷ lệ đổi kháng sinh là 91,1%, lý do đổi
kháng sinh đa số do lâm sàng diễn tiến không
thuận lợi. Kháng sinh thường đổi khi chưa có
kháng sinh đồ là Ciprofloxacin (62,3%) và
Amikacin (51,2%). Vancomycin (85,9%),
Meropenem (89,2%). Các tỷ lệ này tương tự với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Tân,
Morven S Edwards và Leonard E Weisman.
Điều trị hỗ trợ
Tỷ lệ cần hỗ trợ thở máy trong nhóm bệnh
nặng, tử vong do NTHSS muộn là 88,9%; bù toan
là 96,3%, truyền hồng cầu lắng là 70,4%. Trong
hỗ trợ chống sốc, nhận thấy tỷ lệ truyền dịch
chống sốc là 44,4% thấp hơn tỷ lệ dùng vận
mạch (66,7%). Có gần 50% trường hợp: thời gian
từ lúc có triệu chứng cho đến lúc cấy máu dương
tính lần đầu là hơn 2 ngày. Điều này cho thấy
cần thiết điều trị kháng sinh khi có chẩn đoán
NTHSS trong khi chờ kết quả cấy máu. Tỷ lệ tử
vong trong nghiên cứu là 13,3%.
Thủ thuật xâm lấn trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ theo thứ tự như sau: dinh
dưỡng tĩnh mạch toàn phần (57,6%), nội khí
quản (23,6%), thở máy (27,1%), catheter tĩnh
mạch trung ương (14,3%). Trong phân tích hồi
quy đa biến, can thiệp nội khí quản là có liên
quan đến tỷ lệ tử vong (với p=0,009; OR= 16,47).
Các tỷ lệ này tương tự với tác giả Carolin
Jeyanthi Joseph, do các thủ thuật xâm lấn làm
tăng phá vỡ hàng rào bảo vệ da và niêm mạc,
làm tăng khả năng xâm nhập của trùng vào cơ
thể nên làm tăng nguy cơ NTHSS.
So sánh mối liên quan giữa thời gian đặt
catheter trung ương, thời gian nuôi ăn tĩnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
mạch, thời gian thở máy với nguy cơ tử vong
cho kết quả lần lượt là trung bình 6,9 ngày; 10,49
ngày; 11,28 ngày; với p< 0,001, tương tự với tác
giả Carolin Jeyanthi Joseph(4,18).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 203 trường hợp NTHSS
muộn nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 trong 2 năm
2014 – 2015 cho thấy các đặc điểm như sau:
Các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu trong
đó nhiều nhất là triệu chứng hô hấp (85%). Các
triệu chứng liên quan đến tỷ lệ tử vong là bụng
chướng, giảm phản xạ nguyên phát, rối loạn
trương lực cơ, có Band Neutrophil, CRP > 20
mg/l, rối loạn đông máu, trẻ có tiền căn sanh
ngạt. Cấy máu cho thấy vi trùng gram âm chiếm
tỷ lệ cao trong gây bệnh NTHSS muộn, chiếm
46,8%, trong đó nhiều nhất là E.coli. Vi trùng
gram âm kháng với nhiều kháng sinh như
Ampicillin (84%), Cefotaxim. Trong điều trị, tỷ lệ
các trường hợp có đổi kháng sinh là 91,1%. Có
85,9% sử dụng Vancomycin, có 89,2% sử dụng
Meropenem. Các xử trí can thiệp trong điều trị
như nội khí quản, thở máy, catheter mạch máu
trung ương có liên quan đến nguy cơ tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali FS,(2013) Trends in antibiotic susceptibility and incidence of
late-onset Klebsiella pneumoniae neonatal sepsis over a six-
year period in a neonatal intensive care unit in Karachi,
Pakistan, International Journal of Infectious Diseases, 17,961-965.
2. Bizzarro MJ,(2008)Changing patterns in neonatal Escherichia
coli sepsis and ampicillin resistance in the era of intrapartum
antibiotic prophylaxis. Pediatrics;121:689- 699, Baltimore RS,
Gallagher PG.
3. Boghossian NS, (2013), Late-onset sepsis in very low birth
weight infants from singleton and multiple-gestation births. J
Pediatr 2013; 162: 1120–1124.
4. Carolin J J(2012), Nosocomial Infections (Late Onset Sepsis) in
the Neonatal Intensive Care Unit (NICU), Proceedings of
Singapore Healthcare, 21, 238-244.
5. Cortese F,(2015), Early and late infections in newborns: where
do we stand? A review, Pediatrics and Neonatology, 20, 1-9.
6. Đinh Anh Tuấn (2007), Đặc điểm rối loạn chức năng đa cơ
quan trong nhiễm trùng huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng
1 năm 2006, Y học TPHCM, 11, 9- 14, TPHCM.
7. Dong D, (2014) Late-onset neonatal sepsis: recent
developments, Arch Dis Child Fetal Neonatal, 100, 257– 263.
8. Edwards MS, MD, (2014), Treatment and outcome of sepsis in
term and late preterm infants, Journal of Tropical Pediatrics, 59,
493-498.
9. Fayez BM, (2013),Sepsis, Tricia LG, Neonatology, 25 th
anniversary edition, 865- 874, The Mc Graw - Hill Companies,
Inc, USA.
10. Hammoud MS,(2012), Incidence, aetiology and resistance of
late-onset neonatal sepsis: a five-year prospective study, J
Paediatr Child Health, 48: 604–609.
11. Huỳnh Thị Duy Hương, (2007), Nhiễm trùng sơ sinh, GS TS
Hoàng Trọng Kim, Nhi khoa chương trình đại học, tập II, nhà
xuất bản Y học TPHCM,trang 270-290.
12. Kruse AY,(2013), Neonatal bloodstream infections in a
pediatric hospital in Vietnam: a cohort study, Journal of Tropical
Pediatrics, 59, 483-488.
13. Nguyễn Kiến Mậu, (2013), Nhiễm trùng huyết sơ sinh, TS BS
Tăng Chí Thượng, Phác đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi
đồng 1, xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Y học TPHCM, 325-
327, TPHCM.
14. Nguyễn Như Tân, (2011), Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận
lâm sàng, và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do
Klesiella tại Khối sơ sinh BV Nhi đồng 1 năm 2008- 2009, Y học
TP Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, 52-58.
15. Obiero CW, (2015), Empiric treatment of neonatalsepsis in
developing countries, The Pediatric Infectious Desease Journal, 34,
659- 661.
16. Tsai MH, et al (2014), Incidence, clinical characteristics, and risk
factors for adverse outcome in neonates with late onset
sepsis. Pediatric Infectious Disease Journal, 33,7–13.
17. Vergnano S, et al (2011), Neonatal infections in England: the
NeonIN surveillance network, Arch Dis Child Fetal Neonatal, 96,
9–14.
18. Weisman LE, (2014) Clinical feature and diagnosis of bacterial
sepsis in the preterm infant, The Pediatric Infectious Desease
Journal, 34, 669- 671.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_nhiem_trung_huyet_so_sinh_muon_vi_trung_hoc_va_de_k.pdf