Tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người hán và người việt qua tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân - Võ Thị Hồng Duyên: 49
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÁN
VÀ NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ, CA DAO
VỀ TÌNH YÊU HÔN NHÂN
Võ Thị Hồng Duyên1
Tóm tắt: Có thể nói ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Sự phát triển của văn hóa gắn liền sự phát triển của ngôn ngữ và ngược lại. Tục ngữ,
ca dao của người Hán và người Việt là những tinh hoa đặc sắc của mỗi dân tộc, nơi
mà ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được chuyển tải một cách đặc sắc nhất. Bài viết đưa ra
một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật của hai dân tộc Hán – Việt thông qua tục
ngữ ca dao về tình yêu hôn nhân để thấy được những nét văn hóa truyền thống của mỗi
dân tộc là hết sức độc đáo.
Từ khóa: Tục ngữ, ca dao, tình yêu, hôn nhân
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó chính là
công cụ hữu hiệu nhất để chúng ta truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm...và tất cả
những điều muốn nói. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và văn hóa lại có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ, hài hòa cùng phát t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người hán và người việt qua tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân - Võ Thị Hồng Duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÁN
VÀ NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ, CA DAO
VỀ TÌNH YÊU HÔN NHÂN
Võ Thị Hồng Duyên1
Tóm tắt: Có thể nói ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Sự phát triển của văn hóa gắn liền sự phát triển của ngôn ngữ và ngược lại. Tục ngữ,
ca dao của người Hán và người Việt là những tinh hoa đặc sắc của mỗi dân tộc, nơi
mà ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được chuyển tải một cách đặc sắc nhất. Bài viết đưa ra
một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật của hai dân tộc Hán – Việt thông qua tục
ngữ ca dao về tình yêu hôn nhân để thấy được những nét văn hóa truyền thống của mỗi
dân tộc là hết sức độc đáo.
Từ khóa: Tục ngữ, ca dao, tình yêu, hôn nhân
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó chính là
công cụ hữu hiệu nhất để chúng ta truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm...và tất cả
những điều muốn nói. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và văn hóa lại có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ, hài hòa cùng phát triển trong sự thống nhất. Đồng thời, sự phát triển của văn
hóa cũng là tiền đề tạo nên sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ.
Tục ngữ, ca dao là một trong các loại hình văn hóa dân gian được lưu giữ như
những “trầm tích văn hóa” đặc sắc. Đó còn là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần
quý giá và là tinh hoa dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học
người Hán hay người Việt, so với các thể loại khác, tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn
nhân là một trong những phương diện có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu.
Sức hấp dẫn ấy là do tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân không chỉ là sản phẩm của
văn học trữ tình giàu màu sắc mà còn là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm
quý báu, những triết lí nhân sinh sâu sắc thâm thúy mà còn đầy tính nghệ thuật được
lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói, ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu mọi
mặt cuộc sống của con người. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy, công cụ giao tiếp
mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ được coi là yếu tố tiên quyết trong số các yếu tố
tạo nên văn hóa. Nó là phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất để chuyển tải và lưu giữ
những di sản văn hóa của một dân tộc, của một quốc gia. Những đặc điểm văn hóa, truyền
thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, hay phong tục tập quán đều được phản ánh trong ngôn
ngữ của dân tộc đó.
_______________________
1. ThS, Phòng QLKH&HTQT, trường Đại học Quảng Nam
50
ĐặC ĐIểM NGôN NGữ, VăN HóA CủA NGườI HáN VÀ NGườI VIệT...
2. Nội dung
2.1. Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của người Hán và người Việt qua tục
ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân
2.1.1. Sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống trong ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao
về tình yêu hôn nhân
Nền văn hóa Trung Quốc gắn chặt với yếu tố lễ giáo phong kiến, trong đó tư
tưởng trọng nam khinh nữ hết sức phổ biến, tác động đến hầu hết mọi khía cạnh trong
cuộc sống của con người. Điều này được thể hiện khá nhiều trong tục ngữ, ca dao về
tình yêu hôn nhân, có thể kể đến một số câu tục ngữ phổ biến như “嫁夫随夫” (Lấy
chồng theo chồng); “夫唱妇随” (Phu xướng phụ tùy), “妻跟夫走,水随沟流” (Vợ
theo chồng như nước chảy theo mương)... Qua đó, chúng ta thấy rõ vị trí, vai trò quyết
định của người chồng trong hôn nhân cũng như sự phụ thuộc của người vợ.
Có thể nói, hệ tư tưởng phong kiến của Trung Quốc không chỉ tác động đến đời
sống của dân tộc này mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu á khác. Việt Nam
cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử mà văn
hóa và ngôn ngữ người Hán đã ảnh hưởng đến rất nhiều đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội Việt Nam. Hiển nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng còn nhiều hạn
chế nhất định. Chẳng hạn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cập ở trên. Trong thời
kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những
quan niệm nặng nề của tư tưởng Nho gia như “三从四德” (Tam tòng tứ đức). Tư tưởng
này cũng được thể hiện qua những câu tục ngữ như: “Chồng xướng vợ theo”; “Chồng
tới vợ phải lui”;“Chồng giận thì vợ làm lành”... trong đó yếu tố “chồng” luôn được đặt
trước yếu tố “vợ” thể hiện rõ tư tưởng luôn đề cao vai trò của người chồng trong quan
hệ gia đình. Trong ca dao cũng vậy:
“Chàng lên non, thiếp cũng lên non
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng”
“Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo
Có chồng thì phải theo chồng
Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng vui”
Bên cạnh đó, văn hóa người Việt cũng đã phản ánh tư tưởng Trung dung và triết
lý Âm dương do ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng triết học và cách đối nhân xử thế của
người Hán. Có thể thấy rằng, dân tộc Hán và Việt luôn đề cao yếu tố “hòa” trong gia
đình cũng như trong giao tiếp xã hội, các thành viên trong cộng đồng cùng chung sống
hòa thuận, đoàn kết yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Thế hệ trước che chở,
dạy dỗ thế hệ sau, thế hệ sau kính trọng, hiếu thuận với các bậc bề trên, từ đó tạo nên
một sức mạnh tinh thần để cùng nhau lao động, hỗ trợ nhau qua mọi khó khăn cũng
51
Võ THỊ HồNG DUYÊN
như thử thách của cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua những câu tục ngữ và ca dao
sau:“Chồng giận thì vợ bớt lời/ cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”; “Chồng hòa vợ
thuận gia đường yên vui” (Tục ngữ)
Vợ chồng là nghĩa tào khang/ Chồng hòa vợ thuận gia đường yên vui. (Ca dao)
Đốn cây ai nỡ đứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương.
Trong tục ngữ, ca dao người Hán cũng có những câu tương tự như:“百年修得
同舟,十年修得共枕棉.” (Tu trăm năm mới ngồi chung một chiếc thuyền tu mười
năm mới nên vợ chồng); “在天愿做比翼鸟,在地一为连理枝” (Trên trời nguyện
làm chim liền cánh, dưới đất như cây liền cành); “夫妻夫妻,生死相依,夫妇夫妇
两相关顾”. (Vợ chồng sống chết nương tựa vào nhau).
Qua đây, chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa, cách sử
dụng hình ảnh, những sự vật, hiện tượng quen thuộc để thể hiện cảm xúc trong tình
yêu hôn nhân trong cả hai ngôn ngữ. Chúng tôi đã khái quát nên một số sự tương đồng
về đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ về tình yêu hôn nhân của người Hán và người Việt
như sau:
TT Nội dung Tục ngữ của người Hán Tục ngữ của người Việt
1
Tình
cảm vợ
chồng yêu
thương
gắn bó
公不理婆,秤不离砣. (ông không
thể xa bà như cân không thể rời
quả cân)
Bà phải có ông, chồng phải
có vợ.
嫁夫随夫 (Lấy chồng theo chồng)
Lấy chồng theo họ nhà
chồng.
妻跟夫走,水随沟流 (Vợ theo
chồng như nước chảy theo mương)
Chồng đâu vợ đó; chồng
như đó, vợ như hom.
夫妻夫妻,生死相依,夫妇夫妇
两相关顾 (Vợ chồng sống chết
nương tựa vào nhau)
Sống gửi thịt, chết gửi
xương.
夫妻是打骂不开的 (Vợ chồng
có đánh mắng cũng không xa nhau
được)
Chồng giận thì vợ bớt lời,
cơm sôi nhỏ lửa, một đời
không khê.
夫为恶,妻有赳 (Chồng làm điều
ác, vợ có trách nhiệm)
(6) Chồng nợ, vợ phải trả.
52
ĐặC ĐIểM NGôN NGữ, VăN HóA CủA NGườI HáN VÀ NGườI VIệT...
2
Sự thủy
chung
hạnh phúc
trong tình
cảm vợ
chồng
二人同心,其利断金 (Hai người
đồng tâm,cắt đứt kim loại)
Thuận vợ thuận chồng tát
bể đông cũng cạn.
爱屋及鸟 (Yêu chim yêu cả cái
lồng chim)
Yêu ai yêu cả đường đi lối
về
隔山隔水不隔心 (Cách sông cách
núi mà lòng không xa)
Đói no một vợ một chồng
要死死一块,要活活一堆.
(Muốn được cùng sống chết có
nhau, quyết không rời xa nhau)
Sống gửi thịt, chết gửi
xương.
生是婆家人,死是婆家鬼 (Sống
làm người nhà chồng, chết làm ma
nhà chồng)
Sống quê cha, ma quê
chồng
3
Những
biểu hiện
tiêu cực
trong tình
cảm vợ
chồng
没三顿饱饭,有三顿饱饭
(Ba bữa no, ba bữa không no)
Cơm chẳng lành canh
chẳng ngọt
夫妻同床睡,人心隔肚皮
(Vợ chồng ngủ cùng giường, lòng
người cách nhau da bụng)
Đồng sàng dị mộng
恋新忘旧 (Quên nghĩa phụ tình) Chồng ăn chả vợ ăn nem.
妻有私情,恨夫彻骨 (Vợ có tư
tình, ghét chồng tận xương tủy)
Chồng chết chưa héo cỏ đã
bỏ đi lấy chồng.
树欲静而风不止 (Cây muốn lặng
mà gió chẳng muốn ngừng)
Cây muốn lặng mà gió
chẳng muốn ngừng.
4
Quan
niệm và
đối xử
trong tình
nghĩa vợ
chồng
癞蛤蟆想吃天鹅肉
(Cóc mà đòi ăn thịt thiên nga)
Đũa mốc mà đòi chòi mâm
son.
鱼找鱼,虾找虾,王八结了个鳖
亲家 (Cá tìm cá, tôm tìm tôm, rùa
kết thúc với một thân con rùa)
Nồi nào úp vung nấy.
知夫莫若妻
(Hiểu chồng không ai bằng vợ)
Thế gian vợ giống tính
chồng, đời nào đầy tớ
giống ông chủ nhà.
好马不配双鞍,好女不嫁嫁二夫
(Ngựa tốt không lắp hai yên, gái
ngoan không lấy hai chồng)
Gái chính chuyên chẳng
lấy hai chồng.
鸡随鸡,嫁狗随狗
(Gả gà theo gà, gả chó theo chó)
Chồng xướng, vợ theo.
53
Võ THỊ HồNG DUYÊN
2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của mỗi dân tộc qua tục ngữ, ca dao về tình yêu
hôn nhân
Việt Nam là một quốc gia có nền tảng nông nghiệp lúa nước, gần gũi với thiên
nhiên nên ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao thường mang đậm chất trữ tình và truyền
thống dân tộc. Có thể thấy rõ chất lãng mạn, thi ca thể hiện qua một số câu tục ngữ, ca
dao sau:
“Em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng rừng bẻ lá anh xông
Ở làm sao cho trọn nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che”
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
“Đèn lồng khi xách, khi treo
Vợ chồng khi thảm, khi nghèo có nhau.”
Những lời oán trách của người vợ như những tiếng hát nỉ non, được cất lên đầy
xót xa vì bị chồng phụ bạc:
“Dang tay đánh thiếp sao đành
Tấm rách ai vá, tấm lành ai mang?”
“Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây!”
Đồng âm là một trong những phương thức tu từ của tiếng Hán, được sử dụng để
tạo nghĩa hàm ẩn làm nên sự thú vị trong tục ngữ, ca dao. Đây cũng chính là nét đặc
trưng văn hóa độc đáo của ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao người Hán.
Tục ngữ người Hán có câu: “差之毫厘,谬以千里” (sai một tí, xa nghìn dặm).
Từ “厘” và “里” trong tiếng Hán là đồng âm. “厘” có nghĩa là “ly” hay còn gọi là
“centimet”, còn từ “里” trong tiếng Việt nghĩa là “dặm” (là đơn vị tính là 500 mét).
Trong tiếng Việt cũng có câu tục ngữ “Sai một ly, đi một dặm”. Tuy hai vế của câu tục
ngữ này không có sự đồng âm, nhưng “đi một dặm”, thì “đi” trong tiếng Việt cũng có
nghĩa là “mất” hoặc cũng có nghĩa là “sai” như “谬” của tiếng Hán. Nhưng tiếng Việt
muốn thể hiện có vần có điệu dễ nghe dễ hiểu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa, nên dùng
“đi một dặm” thì sẽ nghe hay hơn nhiều. Câu tục ngữ này, ở khía cạnh nghĩa về tình
yêu hôn nhân có nghĩa là muốn gửi đến những ai muốn lập gia đình hoặc tìm hạnh phúc
cho riêng mình, thì phải đắn đo suy nghĩ tính toán cho kĩ đừng để “Sai một li, đi một dặm”
để phải hối tiếc về sau.
54
ĐặC ĐIểM NGôN NGữ, VăN HóA CủA NGườI HáN VÀ NGườI VIệT...
Mặc dù tục ngữ tiếng Hán coi trọng tính đồng âm, nhưng khi chuyển đổi qua tục ngữ
tiếng Việt thì không nhất thiết phải hoàn toàn đối ứng. Ví dụ, tục ngữ tiếng Hán có câu:
“吃亏常在,破帽常戴”. Trong tiếng Việt lại nói “Một điều nhịn, chín điều lành”. Ý
nghĩa của câu tục ngữ này muốn gửi gắm rằng trong cuộc sống vợ chồng, việc lời qua
tiếng lại là điều khó tránh khỏi, phải biết nhường nhịn nhau thì mới có hạnh phúc lâu
bền. Câu tương ứng trong tiếng Hán “吃亏常在,破帽常戴” có xuất hiện từ “在- zài”,
và “戴 - dài” hai từ là từ đồng âm, đều có chung âm tiết “ài”. Thông thường yếu tố
đồng âm trong tiếng Hán thường nằm ở vị trí cuối câu còn trong tiếng Việt không nhất
thiết như vậy, có thể nằm ở vị trí cuối vế trước, hoặc đầu vế sau. Như câu tục ngữ tiếng
Việt đã nói ở trên “Một điều nhịn, chín điều lành”, trong này có động từ là “nhịn” diễn
tả hành động đang xảy ra và số từ chỉ về số lượng là “chín”. Nhưng hai từ này giống
nhau về đồng âm vì có chung một vần là “in”. Từ và âm điệu trong tục ngữ tiếng Hán
hay tiếng Việt có thể biến đổi, nhưng vẫn giữ được nội dung đang diễn tả sự việc hay
hiện tượng nào đó.
Ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao là một loại ngôn ngữ rất hiện thực và sinh động,
có quan hệ mật thiết với cuộc sống phong phú đa dạng của con người. Trung Quốc và
Việt Nam là hai nước láng giềng nên phong tục tập quán và tư duy về hiện thực khách
quan cũng có nhiều điểm tương đồng. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu và đối
chiếu tục ngữ, ca dao ở khía cạnh tình yêu hôn nhân hai dân tộc, có thể nhận thấy sự
giống nhau về kết cấu và ngữ nghĩa trong tục ngữ là tương đối nhiều. Đặc biệt là sự
giống nhau nhiều hơn ở trong tục ngữ đó là sự giống nhau về nội dung và ngữ nghĩa,
nhưng lại khác nhau về hình tượng tượng trưng. Ta có thể xem câu tục ngữ dưới đây:
Tục ngữ tiếng Hán: “干柴不近得烈火”(Củi khô không được để gần lửa) trong
câu này có đối tượng tượng trưng “干柴” nghĩa là “củi khô” và “烈火” nghĩa là “lửa
cháy”, hình ảnh “干柴” nghĩa là “củi khô” là vật dễ cháy và rất dễ bén lửa, còn hình
ảnh “烈火” nghĩa là “lửa cháy” là hiện tượng tự nhiên. Hai hình tượng trên có sự
tương quan với nhau, nếu biết cách dùng thì sẽ đem lại sự hữu ích, còn nếu dùng không
đúng nơi đúng lúc thì sẽ đem đến tai họa. Tục ngữ tiếng Việt cũng có câu: “Lửa gần
rơm lâu ngày cũng bén”. Ba hình tượng “lửa”, “rơm” và “bén” là tượng trưng cho sự
sống và cũng là hủy hoại cuộc sống. Trong cuộc sống sinh tồn, dễ hiểu nhất là “lửa”
dùng để nấu chín thức ăn để nuôi sống cơ thể, nhưng ngược lại “lửa” có thể làm nên
những cháy nổ rất nguy hiểm đến tính mạng con người. “Rơm” là hình tượng rất gần
gũi với cuộc sống nông dân. Mượn hình ảnh “rơm” là vật rất vô cùng nhạy bén với
lửa, còn hình tượng “bén” hay còn gọi là “cháy” là để chỉ một kết quả hoặc sự việc đã
xảy ra trong quá khứ. Sự kết hợp các đối tượng trên để miêu tả sự việc xấu xảy ra hay
sẽ mang đến một kết quả không tốt nên câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”
55
Võ THỊ HồNG DUYÊN
thường được nói đến nhiều trong trường hợp nam nữ gần nhau rất dễ sinh chuyện.
Cũng tương tự như vậy, tục ngữ tiếng Hán có câu: “二人同心,其利断金” (Hai người
đồng tâm, cắt đứt cả kim loại) Người Hán dùng các vật chắc và sắc bén như kim loại
để nói lên sức mạnh, sự gắn bó yêu thương của tình cảm vợ chồng. Trong tục ngữ tiếng
Việt cũng có câu biểu đạt nội dung ý nghĩa tương tự nhưng lại dùng hình tượng khác
đó là “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Trong câu tục ngữ này có “bể
Đông” là hình tượng rất gần gũi với người Việt Nam. Câu tục ngữ “Thuận vợ thuận
chồng, tát bể đông cũng cạn” muốn nói đời sống vợ chồng trong gia đình có lúc thuận
hay bất hòa nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào nếu vợ chồng cùng đồng lòng thì sẽ cùng
nhau vượt qua được mọi khó khăn thử trách.
Như vậy, tục ngữ tiếng Hán giống tục ngữ tiếng Việt ở một yếu tố hành vi là
“đồng tâm hiệp lực”, còn vế sau thì lại là “tát bể Đông”. Nếu hình tượng “利断金”
(cắt đứt kim loại) biểu thị hành động rất mãnh liệt, thì hình tượng “tát bể Đông” cũng
không kém phần ý nghĩa, nó thể hiện được tình cảm mãnh liệt sắc son trong cuộc sống
lứa đôi của tình chồng vợ.
Như vậy, để diễn đạt nội dung ý nghĩa trong cùng một câu tục ngữ, mỗi dân tộc
dùng những hình ảnh tượng trưng khác nhau, dựa trên đặc trưng văn hóa truyền thống
của mỗi dân tộc. Nói cách khác, mỗi dân tộc sẽ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của
mình để thể hiện một cách sâu sắc nhất những kinh nghiệm, quan niệm, đạo lý sống
đã được tích lũy qua thời gian. Đó cũng chính là những nét văn hóa đặc trưng riêng mà
dân tộc nào cũng có.
3. Kết luận
Các tác giả dân gian đã khéo léo vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ dân tộc để
miêu tả, thể hiện một cách tinh tế cuộc sống người dân lao động qua những câu tục ngữ,
ca dao. Hơn thế nữa, đây là phương thức đơn giản nhất để bộc lộ đầy đủ những tâm tư
tình cảm cũng như kinh nghiệm trong đời sống tinh thần của họ. Có thể nhận thấy rằng,
giữa ngôn ngữ và văn hóa luôn có một sợi dây kết nối, xuyên suốt và hòa lẫn với nhau,
sự phát triển của cái này là tiền đề cho sự phát triển của cái kia và ngược lại. Tư duy
của người Hán và người Việt thiên về lối tư duy trừu tượng trực quan cảm tính, khác
với tư duy phương Tây thiên về cụ thể, mang tính logic, khoa học. Những đặc điểm về
bản sắc văn hóa và tư duy về tình yêu hôn nhân được phản ánh qua những câu tục ngữ
ca dao của hai ngôn ngữ được nêu lên trong bài viết này cũng chính là những nét đặc
trưng độc đáo của mỗi dân tộc. Nó được hình thành trên nền tảng kinh tế nông nghiệp
lúa nước, lấy cái “tình” và cái “đạo” làm trọng trong quan hệ ứng xử vợ chồng.
56
ĐặC ĐIểM NGôN NGữ, VăN HóA CủA NGườI HáN VÀ NGườI VIệT...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thiện Giáp (2005), Các phương pháp nhiên cứu ngôn ngữ, Nxb. Giáo
dục.
[2] Nguyễn Thiện Giáp (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục.
[3] Nguyễn Xuân Hòa (1994), Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành ngữ, tục ngữ,
Nxb. Giáo dục.
[4] Vũ Ngọc Phan (2002), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb.Văn học
[5] Lê Quang Thiêm (2013), Ngữ Nghĩa học, Nxb. Giáo dục Việt Nam
[6] Robert Lado (Hoàng Văn Vân dịch) (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] 朱雨尊, (2014), 民间歌谣 全集,上海三联书店.
[8] 徐宗, 应俊玲 编者, (1985年),常用俗语手册,北京语言学院出版社.
Title: SOME FEATURES OF VIETNAMESE AND CHINESE LANGUAGE
AND CULTURE THROUGH PROVERBS AND FOLK-SONGS ABOUT
LOVE AND MARRIAGE
Vo THI HoNG DUYEN
Quang Nam University
Abstract: It can be say that language and culture have the reciprocal interaction.
The development of culture is linked to the development of language and vice versa.
Vietnamese and Chinese folk-songs, proverbs are national specialities in which the
culture and language of nation are conveyed in the most special way. This article has
proposed some typical features of culture and language in Chinese and Vietnamese
through folk-songs and proverbs about love and marriage in order to indicate unique
values of the traditional culture of each nation.
Keywords: Proveb, Tolk-song, love marriage
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4123_315_2134840.pdf