Tài liệu Đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
109
ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC Ở TRẺ NHẬP KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Lê Phước Truyền*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ 01/01/2014 – 31/12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 31 trẻ bị ngộ độc trong lô nghiên cứu, tỉ lệ nữ/nam là 4,2/1; phần lớn trẻ trên 10 tuổi và ở
TP.HCM. Ngộ độc nhiều nhất theo thứ tự là: paraquat (39%), paracetamol (19%), phospho hữu cơ (16%),
an thần – chống trầm cảm (13%). Phần lớn các trẻ được phát hiện sớm sau ngộ độc. Đa số là do tự tử, có 1
trường hợp bị đầu độc. Nguyên nhân tự tử thường do mâu thuẫn tình cảm trong gia đình (80%), bạn bè
(16%). Trẻ ngộ độc do vô ý thường nhỏ hơn 5 tuổi. Các tổn thương cơ quan tuỳ theo loại ngộ độc gồm gan,
thận, phổi, thần kinh. Có những trường hợp còn xử trí ch...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
109
ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC Ở TRẺ NHẬP KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Lê Phước Truyền*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ 01/01/2014 – 31/12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 31 trẻ bị ngộ độc trong lô nghiên cứu, tỉ lệ nữ/nam là 4,2/1; phần lớn trẻ trên 10 tuổi và ở
TP.HCM. Ngộ độc nhiều nhất theo thứ tự là: paraquat (39%), paracetamol (19%), phospho hữu cơ (16%),
an thần – chống trầm cảm (13%). Phần lớn các trẻ được phát hiện sớm sau ngộ độc. Đa số là do tự tử, có 1
trường hợp bị đầu độc. Nguyên nhân tự tử thường do mâu thuẫn tình cảm trong gia đình (80%), bạn bè
(16%). Trẻ ngộ độc do vô ý thường nhỏ hơn 5 tuổi. Các tổn thương cơ quan tuỳ theo loại ngộ độc gồm gan,
thận, phổi, thần kinh. Có những trường hợp còn xử trí chưa thích hợp ở tuyến trước.Trong 3 trẻ tử vong
tại bệnh viện, có 1 trẻ ngộ độc paraquat, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ nặng, 1 trẻ ngộ độc thuốc bảo vệ thực
vật Hapmisu; ó 6 trẻ ngộ độc paraquat khi được cho về đã có suy thận.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, các trường hợp tử vong thường do ngộ độc paraquat hay do đến bệnh
viện trễ, nguyên nhân thường do tự tử. Cần có biện pháp hỗ trợ từ nhiều phía: gia đình, xã hội, nhà trường
để giúp đỡ trẻ.
Từ khóa: Ngộ độc, trẻ em, paraquat, phospho hữu cơ, paracetamol.
ABSTRACT
THE FEATURES OFACUTE POISONING CHILDREN FROM INTENSIVE CARE UNIT – CHILDREN’S
HOSPITAL 1
Le Phuoc Truyen, Phung Nguyen The Nguyên, Tran Diep Tuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 109 – 117
Objective: To investigate the features ofacute poisoning children from Intensive Care Unit –
Children’s Hospital 1 from 01/01/2014 to 31/12/2016.
Method: Descriptive, case series study
Results: There were 31 childrens poisoning in our study, female/male ratio are 4.2/1; most of the cases
were older than 10 years old and live in Ho Chi Minh city. Causes of poison were paraquat (39%),
paracetamol (19%), organophosphate (16%), sedative – antidepressants (13%). Most of children were
known sortly after poisoning. Most of them were suspected suicides, just one case weremalicious. There are
usually several causes for suicide, mostly come from unresolved conflict at home (80%), or with friends
(16%). The unintentional poisoning were usually younger than 5 years old. Multi-organ dysfunction
organs including liver, kidney, lung, nervous system depend on cause of poison. Some of cases were
managed inappropriate in the front-line hospital. 3 children were fatal in hospital, because of paraquat,
organophosphate and Hapmisu poison (plant pest management product), 6 children with paraquat poison
were discharge from hospital had renal failure.
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, **Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tác giả liên lạc: BS Lê Phước Truyền ĐT: 0946898460 Email: dr.letruyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
110
Conclusion: In our study, all of fatal cases were paraquat poison or late hospitalized, because of
suicides. Supporting suicide children shound intergrate of home, school and society.
Key words: Poison, children, paraquat, organophosphate, paracetamol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc ở trẻ em là một vấn đề thường
gặp với các bác sĩ cấp cứu. Hàng năm, hơn
50.000 trẻ em dưới 5 tuổi đến khám tại các
phòng cấp cứu với lo lắng về việc tiếp xúc với
thuốc không chủ ý và gần một nửa trong số tất
cả các cuộc gọi đến các trung tâm chống độc là
dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Mặc dù các
trường hợp uống nhầm ở trẻ em hiếm khi gây
tử vong, các thuốc thường gây ngộ độc và tử
vong ở trẻ em bao gồm thuốc giảm đau dạng
thuốc phiện, thuốc an thần/thuốc ngủ và thuốc
tim mạch. Các y học chứng cớ trong đánh giá
và quản lý các trường hợp ngộ độc ở trẻ em
thông thường bao gồm phần lớn các báo cáo
trường hợp và các nghiên cứu hồi cứu(3).
Nước ta đang trong giai đoạn kinh tế phát
triển, hội nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới,
xuất khẩu nhiều lúa gạo, cà phê, tiêu, điều,
nhập khẩu nhiều phân bón, hoá chất bảo vệ
thực vật và nhiều loại hoá chất khác. Thuốc
diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu phospho
hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp, vì vậy ngộ độc cấp dễ sảy ra và tỉ lệ tử
vong còn cao(11) . Ngộ độc vẫn còn là nguyên
nhân thường gặp ở trẻ mà bác sĩ Nhi cấp cứu
phải đối mặt, và vấn đề ngày càng nghiêm
trọng. Theo ủy ban phòng ngừa và kiểm soát
ngộ độc Hoa Kỳ, ước tính có khoảng hơn 4
triệu trường hợp ngộ độc hàng năm với
khoảng 300.000 trường hợp phải nhập viện.
Ngộ độc vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng
đáng kể ở trẻ em. Theo Bergen G, hàng năm có
hơn 1 triệu trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ hơn
6 tuổi, 130.000 đến 140.000 trường hợp ngộ
độc ở trẻ 6-12 tuổi, 150.000 đến 160.000 trường
hợp ngộ độc ở trẻ từ 13-19 tuổi. Hơn 90% các
trường hợp ngộ độc sảy ra ở nhà. Theo Mowry
JB, phần lớn các trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ
là vô ý. Ngược lại, hơn một nửa ngộ độc ở trẻ
13-19 tuổi là do tự tử. Vào năm 2014, có 14
trường hợp trẻ < 6 tuổi, 10 trường hợp trẻ 6-12
tuổi và 61 trường hợp trẻ 13-19 tuổi tử vong
do ngộ độc(7,9).
Theo nghiên cứu của Bạch Văn Cam từ năm
2003-2007 ở 83 trường hợp ngộ độc thuốc bảo vệ
thực vật (TBVTV) nhập khoa cấp cứu bệnh viện
Nhi Đồng 1 (BVNĐ1) từ ngày 1/1/2003 -
31/12/2007. Tuổi trung bình 9,65 ± 5,19 tuổi, hầu
hết ngộ độc qua đường miệng (97,6%). Bệnh nhi
ở tỉnh chiếm gần 3/4 số ca. Ngộ độc do tự tử
chiếm tỷ lệ cao nhất 57,8%, tập trung ở nhóm 13 -
15 tuổi (79,2%), đặc biệt có 9 trẻ bị đầu độc do
cha/mẹ. Thời gian từ lúc ngộ độc đến BVNĐ1
trung bình là 18,5 ± 44,3 giờ. Tần suất ngộ độc
của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột
theo thứ tự là 46,9%, 30%, 20,4%. Tác nhân gây
ngộ độc nhiều là paraquat 22,9%, carbamat 8,4%
và thuốc diệt chuột Trung Quốc (sodium
monofluoroacetat, thuốc ngoài danh mục) 9,6%.
Hội chứng Muscarinic, Nicotinic, thần kinh
trung ương gặp trong ngộ độc phospho hữu cơ
là 100%, 50%, 75% và carbamat là 71,4%, 42,9%,
71,4%. Co giật gặp trong ngộ độc chlor hữu cơ và
thuốc diệt chuột Trung Quốc là 50% và 12,5%.
Trong khi đó triệu chứng loét họng, suy hô hấp,
vàng da ở ngộ độc paraquat là 89,5%, 73,7% và
42,1%. Không có trường hợp nào được cho uống
than hoạt trong sơ cứu tại nhà. Tỉ lệ sử dụng
than hoạt tại tuyến trước thấp (50,7%)(1).
Tại BVNĐ1 có 59% ca được rửa dạ dày,
74,7% ca dùng than hoạt và tất cả trẻ ngộ độc
phospho hữu cơ và carbamat được cho atropin,
trong đó có 4 trường hợp phối hợp với
pralidoxim (PAM). Ngộ độc paraquat có 5 trẻ
được thay huyết tương. Có 2 trường hợp viêm
phổi hít sau rửa dạ dày và uống than hoạt tại
tuyến trước được cứu sống. Tử vong 8 trường
hợp chiếm tỉ lệ 9,6%, trong đó paraquat (4 ca),
phospho hữu cơ (1 ca), carbamat (1 ca), thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
111
diệt chuột Trung Quốc (1 ca), thuốc trừ sâu
không rõ loại (1 ca)(1).
Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm của trẻ
bị ngộ độc được điều trị tại khoa Hồi Sức Tích
Cực – Chống Độc của BV Nhi Đồng 1- đơn vị
hàng đầu điều trị bệnh nặng. Các đặc điểm
onày sẽ giúp các bác sĩ tuyến tỉnh, các đơn vị
điều trị khác có thêm thông tin về tình hình,
đặc điểm các ngộ độc ở trẻ em và kết quả cũng
như các biện pháp can thiệp điều trị. Do thay
đổi tình hình kinh tế xã hội, các nguyên nhân
gây ngộ độc đã thay đổi nhiều, dữ liệu về ngộ
độc ở trẻ ắt hẳn sẽ hữu ích cho công tác chẩn
đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhi. Vì
vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm trả
lời câu hỏi tình hình ngộ độc tại bệnh viện Nhi
Đồng trong năm 2016 như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa
Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc Bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ 01/01/2014 – 31/12/2016.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc
điều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống
Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/01/2014
đến tháng 31/12/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn đưa vào
Trẻ được chẩn đoán ngộ độc trong thời
gian nghiên cứu dựa vào lâm sàng hay xét
nghiệm. Gia đình đồng ý.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gia đình thân nhân không đồng ý cho lấy
mẫu.
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Thu thập số liệu
Theo bệnh án mẫu.
KẾT QUẢ
Có 31 trẻ ngộ độc thoả mãn tiêu chuẩn chọn
mẫu trong thời gian nghiên cứu.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Có 4 trẻ dưới 10 tuổi, chiếm 13%; có 27 trẻ
trên 10 tuổi, chiếm 87%. Tuổi trung vị là 14
tuổi (12; 15 tuổi). Trẻ nhỏ nhất là 2 tuổi; lớn
nhất là 16 tuổi. Nữ chiếm nhiều hơn nam, 25
trường hợp là nữ chiếm 81%, 6 trường hợp là
nam chiếm 19%. Phần lớn trẻ ở thành phố Hồ
Chí Minh (10 trường hợp), Long An (4), Tiền
Giang (3); ngoài ra còn có Bến Tre, Bình
Phước, Khánh Hoà, Tây Ninh, Vĩnh Long (2),
và Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh
(1). Trong 31 trẻ này, có 3 trẻ còn nhỏ (2 tuổi, 3
tuổi), 28 trẻ trong độ tuổi đi học. Trong 28 trẻ
này, có 3 trẻ đã nghỉ học vì học kém, điều kiện
gia đình. Trong 25 trẻ đang đi học, có 16 trẻ
đang học đúng lớp theo tuổi, 11 trẻ học học
kém hơn, vì học kém, ở lại lớp.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Chẩn đoán
Trong 31 trẻ ngộ độc, có 61% là hoá chất,
39% là thuốc. Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh
lâm sàng đặc hiệu và khám trong 12 trường
hợp chiếm 39%. Chẩn đoán xác định dựa vào
cả bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm trong 19
trường hợp chiếm 61%. Trong 31 trẻ ngộ độc:
30 trẻ tiếp xúc qua đường uống, chỉ có 1 trẻ
tiếp xúc qua đường hít. Tất cả các trẻ trong lô
nghiên cứu đều ngộ độc tại nhà.
Bảng 1: Phân bố chẩn đoán ngộ độc(N=31)
Phân bố chẩn đoán ngộ độc Tần suất (%)
Ngộ độc Paraquat 12 (39%)
Ngộ độc Paracetamol 6 (19,3%)
Ngộ độc Phospho hữu cơ 5 (16,1%)
Ngộ độc An thần, chống trầm cảm 4 (12,8%)
Ngộ độc Thuốc anti-Histamin 2 (6,4%)
Ngộ độc Khí gas máy lạnh 1 (3,2%)
Ngộ độc Thuốc BVTV Hapmisu 1 (3,2%)
Tổng 31 (100%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
112
Bảng 2: Thời gian từ lúc ngộ độc đến khi phát hiện
Thời gian N (%)
< 6h 18 (58%)
6-24 h 10 (32%)
> 24h 3 (10%)
Nhận xét: Phần lớn các trẻ được phát hiện
sớm sau khi ngộ độc. Các trẻ nhỏ khi ngộ độc khai
tự khai với gia đình hoặc được phát hiện khi có
biểu hiện triệu chứng. Các trẻ ngộ độc do tự tử
thường không tự khai nên thời gian từ khi ngộ
độc đến khi phát hiện thường trễ hơn.
Bảng 3: Thời gian phát hiện đến khi đến bệnh viện
Thời gian N (%)
< 1 giờ 11 (355,4)
1 – 6 giờ 10 (32,3)
6 – 24 giờ 10 (32,3)
Nhận xét: Hầu hết các trẻ sau khi được
phát hiện ngộ độc được đưa đến bệnh viện
sớm trong vòng 6h đầu. Các trường hợp đưa
đến bệnh viện trễ hơn 6h do không có người
nhà bên cạnh.
Nguyên nhân ngộ độc
Tự tử (25 trường hợp), uống nhầm (5
trường hợp), bị đầu độc (1 trường hợp).
Trẻ bị đầu độc là bé gái, 14 tuổi, nhà ở
Khánh Hoà; em và bạn trai 15 tuổi bị gia đình
ngăn cấm yêu đương. Bạn trai em uống
parquat tự tử trước, sau đó ép em uống chung.
Bạn trai em bị tử vong vì suy hô hấp sau đó.
Lâm sàng, em có loét họng do tổn thương của
paraquat, kết quả xét nghiệm paraquat trong
máu dương tính. Lúc nhập viện, em tỉnh táo,
khám có loét họng, chưa thở co kéo, creatinin
= 146 mcmol/l, x-quang ngực thẳng có hình
ảnh xơ phổi. Emm được cho về sau đó.
Trình độ học vấn ba mẹ trẻ
Trình độ học vấn của ba trẻ
Có 2 trường hợp ba trẻ có trình độ đại học,
nghề nghiệp là công nhân viên, 2 trẻ ngày ngộ
độ là do vô ý, một trường hợp là trẻ 3 tuổi
uống nhầm promethazine, trường hợp thứ hai
là trẻ nữ 8 tuổi, ngộ độc khí gas máy lạnh
chung với gia đình
Bảng 4: Trình độ học vấn ba mẹ trẻ
Trình độ học vấn Tần suất (%)
Cấp 1 17 (55%)
Cấp 2 5 (16%)
Cấp 3 7 (22.5%)
Đại học 2 (6.5%)
Có 17 trường hợp cha mẹ trẻ chỉ học hết cấp
1, cha mẹ trẻ làm nông, công nhân, thợ, lao động
tự do. Các trường hợp trẻ tự tử có cha mẹ học
vấn ít, nghề nghiệp công nhân, nông dân, lao
động tự do, kinh tế gia đình khó khăn.
Trẻ ngộ độc do tự tử
Có 25 trường hợp tự tử, trong đó nguyên
nhân tự tử do mẫu thuẫn, tình cảm trong gia
đình là 20 trường hợp (80%), mâu thuẫn tình
cảm với bạn bè là 4 trường hợp (16%), mâu
thuẫn với bạn bè bên ngoài là 1 trường hợp (4%).
Trẻ mâu thuẫn với bạn là trẻ nam 15 tuổi,
học lớp 9, nhà ở quận 8, do bị bạn chọc nên
uống cinnarizine của ba. ở lứa tuổi này, trẻ
háo thắng, tâm lý chưa ổn định, dễ bị các kích
thích bên ngoài từ bạn bè. Sau khi cãi nhau với
bạn trẻ về nhà giấu gia đình, lấy cinnarizine
của ba để uống. 6h sau uống trẻ có triệu chứng
mới được gia đình phát hiện, đưa vào bệnh
viện trong tình trạng mê, được đặt nội khí
quản, rửa dạ dày, than hoạt. Trẻ tỉnh lai rút
được nội khí quản sau 5h ngày.
Có 4 trẻ mâu thuẫn với bạn bè. Tất cả các
trẻ này đều 15 tuổi. Có 2 trẻ nữ, ngộ độc do
uống paracetamol, hai trẻ này tự tử do buồn
bạn trai và bỏ nhà đi chơi với bạn trai bị ba mẹ
la nên uống thuốc để tự tử. Hai trẻ này được
nhập viện trong tình trạng tỉnh, được rửa dạ
dày, than hoạt và cho N-acetylcysteine (NAC)
và xuất viện sau đó. Hai trẻ còn lại là hai trẻ
nam, do mâu thuẫn với bạn bà nên tự tử bằng
uống paraquat. Có một trẻ giận, chia tay bạn
gái, đã giấu gia đình uống paraquat tự tử. Trẻ
này được phát hiện trễ sau 5 ngày, nhập viện
trong tình trạng lơ mơ, đã được đặt nội khí
quản, xét nghiệm paraquat máu dương tính,
creatinin máu là 582 mcmol/l, X-Quang xơ
phổi. Trẻ tử vong sau đó. Một trẻ còn lại cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
113
là trẻ nam, nhưng là đồng tính nam, đang yêu
đương với bạn trai cùng lớp, bị gia đình ngăn
cấm, em bỏ đi chơi với bạn trai, bị gia đình
ngăn cấm, em tự tử bằng uống paraquat. Trẻ
này đã tự tử nhiều lần trước đó, nhưng được
cứu. Lần này trẻ pha paraquat với nhớt xe
máy bởi trẻ biết được nếu pha paraquat với
nhớt xe máy trẻ sẽ không được rửa dạ dày. Em
nhập viện 9h sau khi uống paraquat trong tình
trạng tỉnh. Chưa suy hô hấp, nhưng creatinin
máu là 120 mcmol/l, x-quang ngực có hình ảnh
xơ phổi, em được cho về sau đó.
20 trẻ còn lại tự tử do mâu thuẫn trong gia
đình. Trong đó, có trẻ do bị ba la, mẹ la, ông
nội la, bà nội la. Nguyên nhân bị la có thể do
học kém, cúp học, bỏ đi chơi với bạn, nuôi gà
đá. Có những trường hợp trẻ không do bị la
mà do ba mẹ mâu thuẫn, trẻ buồn nên tự tử,
hay do trẻ sợ ba hay mẹ rời xa trẻ. Mỗi trẻ có
một hoàn cảnh khác nhau. Do trẻ còn nhỏ, tâm
lý chưa ổn định, nhưng tác động dù nhỏ ở gia
đình kèm theo tâm lý của trẻ có thể làm cho
trẻ uống thuốc tự tử, để lại nhưng hậu quả
đáng tiếc.
Trong 25 trẻ ngộ độc do tự tử, có 3 trẻ tử
vong trong bệnh viện, có 6 trẻ ngộ độc
paraquat khi được cho về đã có suy thận.
Trong 16 trẻ còn lại, có 6 trẻ ngộ độc
paracetamol, 5 trẻ ngộ độc paraquat, 3 trẻ ngộ
độc phospho hữu cơ, 1 trẻ ngộ độc
amitriptyline, 1 trẻ ngộ độc kháng histamin
thế hệ thứ nhất là cinnarizine.
Những trẻ ngộ độc vô ý
Có 5 trẻ ngộ độc vô ý. Trong đó, có 4 trẻ
nhỏ hơn 5 tuổi, 1 trẻ 8 tuổi. Trẻ 8 tuổi này ngộ
độc qua đường hít. Trường hợp này, cả nhà
ngủ trong phòng máy lạnh, máy lạnh này mới
được làm lại mấy ngày trước, cả nhà bị ngộ
độc khi cùng nằm trong phòng lạnh. Được
hàng xóm phát hiện và đưa đến bệnh viện. Mẹ
và chị của trẻ được đưa sang bệnh viện người
lớn, trẻ được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1
trong tình trạng lơ mơ, được thở oxy cannula,
trẻ tỉnh lại dần và xuất viện sau 5 ngày. 4 trẻ
còn lại, ngộ độc do uống nhầm, có 3 trẻ ngộ
độc thuốc, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ. Ngộ
độc phospho hữu cơ là trẻ 5 tuổi, uống nhầm
phospho hữu cơ khi chơi đồ hàng. Gia đình trẻ
đựng phospho hữu cơ cò lại trong chai nước
giải khát, trẻ lấy ra chơi và uống nhầm. Trẻ
này bị suy hô hấp được đặt nội khí quản, rửa
dạ dày, sử dụng atropin, PAM, trẻ tỉnh dần,
được rút nội khí quản và xuất viện sau 1 tuần.
Còn 3 trẻ uống thuốc gồm thuốc paracetamol
(acetaminophen), promethazine,
phenobarbital. Các thuốc này có sẵn trong gia
đình. Do không được cất cẩn thận nên trẻ lấy
uống và bị ngộ độc. Trẻ ngộ độc paracetamol
được điều trị với N-acetylcysteine (NAC), 2 trẻ
còn lại được điều trị hỗ trợ. Cả 3 trẻ này đều
được xuất viện sau đó.
Tất cả các trẻ ngộ độc vô ý đều sống.
Cơ quan tổn thương
Cơ quan tổn thương ghi nhận gồm gan, thận,
phổi, thần kinh.
Có 5 trường hợp có tổn thương gan. Tổn
thương gan là tăng men gan AST, ALT, không
có trường hợp nào tăng bilirubin máu. Trong 5
trường hợp đó, có 3 trường hợp tăng men gan
là do ngộ độc paracetamol, 2 trường hợp còn
lại, một trường hợp là ngộ độc paraquat giai
đoạn trễ, một trường hợp là ngộ độc thuốc bảo
vệ thực vật hapmisu nhập viện trong giai
đoạn trễ, bệnh nhân bị sốc kéo dài, lactate =
25, 97 tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan
trong bệnh cảnh tổn thương đa cơ quan.
Có 8 trường hợp tổn thương thận,
creatinin tăng cao. Trong 8 trường hợp đó, có
7 trường hợp là do ngộ độc paraquat, trường
hợp còn lại là ngộ độc hapmisu sốc kéo dài.
Có 12 trường hợp có tổn thương phổi là xơ
phổi, tất cả các trường hợp này đều là do uống
paraquat.
Tổn thương thần kinh, biểu hiện là rối loạn
tri giác trong các trường hợp ngộ độc thuốc an
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
114
thần, chống trầm cảm, antihistamin, phospho
hữu cơ mức độ nặng.
Kết quả
Có 3 trẻ tử vong tại bệnh viện. Sống 28
trường hợp còn lại, có 7 trẻ ngộ độc paraquat khi
được cho về đã có suy thận, trong đó có một trẻ
ngộ độc paraquat do đầu độc khi về đã có suy
thận. Có 5 trẻ ngộ độc do vô ý đều sống. Thời
gian nằm viện trung vị là 7 ngày (3, 14 ngày).
Trong 3 trẻ tử vong tại bệnh viện, có 1 trẻ ngộ
độc paraquat, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ
nặng, 1 trẻ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật
Hapmisu. Trẻ ngộ độc phospho hữu cơ nặng và
thuốc bảo vệ thực vật Hapmisu nhập viện trễ,
bệnh nhân sốc, tổn thương đa cơ quan.
Xử trí tại hiện trường
18 trường hợp có xử trí tại hiện trường
(chiếm 58%).
Xử trí tại hiện trường chủ yếu là móc họng
cho ói, những trường hợp còn lại trẻ được
nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Cho đến
hiện nay, để xử trí các ngộ độc tại hiện trường
chủ yếu là nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi
khu vực nguy hiểm, nếu các thuốc không gây
hít sặc có thể mọc họng cho ói, sau đó nhanh
chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Xử trí tại tuyến trước
27 trường hợp có xử trí tại tuyến trước, có
3 trường hợp xử trí không thích hợp, bao gồm:
một trường hợp trẻ được chẩn đoán ngộ độc
phospho hữu cơ, không rửa dạ dày, một
trường hợp trẻ được chẩn đoán ngộ độc
phospho hữu cơ, có rửa dạ dày, không cho
atropin, một trường hợp trẻ được chẩn đoán
ngộ độc paraquat, thở oxy cannula, chuyển
bệnh viện Nhi Đồng 1.
Các xử trí tại tuyến trước chủ yếu gồm rửa
dạ dày, than hoạt, atropin - PAM (ngộ độc
phospho hữu cơ), N-acetylcysteine (NAC)
(ngộ độc paracetamol), nhanh chóng chuyển
đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để thay huyết
tương (ngộ độc paraquat).
Xử trí tại cấp cứu
Các xử trí tại cấp cứu gồm đặt nội khí quản
cho trẻ có suy hô hấp. Tất cả các trẻ không có
chống chỉ định đều được rửa dạ dày, cho than
hoạt theo đúng phác đồ.
Có 11 trẻ được cho thuốc đối kháng đặc hiệu,
các thuốc đối kháng đặc hiệu bao gồm: atropin –
PAM (ngộ độc phospho hữu cơ), N-
acetylcysteine (NAC) (ngộ độc paracetamol).
Ngộ độc thuốc anti histamin, chống trầm
cảm và an thần được tăng thải qua thận bằng
truyền dịch.
Điều trị tại hồi sức
Các điều trị tại hồi sức gồm thở máy, thay
huyết tương cho các trường hợp ngộ độc
paraquat, atropin và PAM cho các trường hợp
ngộ độc phospho hữu cơ. Tăng thải bằng truyền
dịch gấp 1,5 nhu cầu và kiềm hoá nước tiểu cho
các trường hợp ngộ độc thuốc chống trầm cảm,
antihistamine.
Điều trị tâm lý
Các trường hợp ngộ độc do tự tử đều được
điều trị tâm lý sau đó.
BÀN LUẬN
Theo y văn, paraquat là các thuốc diệt cỏ
dipyridyl được sử dụng để diệt cỏ dại thường
ở dạng dung dịch với nồng độ > 20% có thể
gây loét khi uống hay tiếp xúc da mắt, niêm
mạc. Các thuốc diệt cỏ dipyridyl là những chất
gây độc toàn thân rất mạnh khi được hấp thu
và có thể gây tổn thương đa cơ quan. Dạng
hoạt hoá của các chất này kết hợp với
nicotinamide adenosine dinucleotide
phosphate (NADPH) tạo ra các gốc tự do có
hoạt tính cao, bao gồm các ion âm superoxide
dẫn đến chết tế bào và phá huỷ mô. Paraquat
gắn kết chọn lọc với các tế bào phế nang và
dẫn đến hoại tử, chết tế bào và tăng sinh mô
liên kết và xơ hoá phổi sau đó. Paraquat được
hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá và
đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng
2h sau uống. BN uống sau khi ăn no làm chậm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
115
quá trình hấp thu đáng kể. Mặc dù được hấp
thu rất ít qua da lành, paraquat có thể được
hấp thu qua da bị tổn thương hay tiếp xúc
nồng độ cao trong thời gian dài. Tử vong
thường do uống nhưng cũng có thể qua
đường tiêm bắp, qua âm đạo, qua da hay hiếm
hơn là qua đường hít(8,13) .
Các trẻ ngộ độc paraquat do tự tử ở lứa tuổi
thiếu niên, tâm lý giai đoạn này chưa ổn định, dễ
bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, ngoài ra trẻ
còn phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhà
trường và xã hội, đặc biệt các trẻ có hoàn cảnh
gia đình phức tạp. Do đó, xã hội cần có biện
pháp hỗ trợ cho các trẻ này. Có 1 trường hợp bé
gái bị ngộ độc paraquat do bị đầu độc, do chính
bạn trai của em đầu đầu sau khi bản thân cũng
uống paraquat tự tử vì bị gia đình hai bên ngăn
cấm yêu đương. Do đó, cần phải hiểu rõ và từ từ
thuyết phục trẻ khi trẻ có quan hệ tình cảm
không thích hợp, tránh gây căng thẳng làm trẻ
nghĩ quẩn. Trong nhóm nguyên nhân ngộ độc
paraquat uống nhầm, ta thấy đây là một nguyên
nhân thường gặp của ngộ độc cấp, đó là thuốc
được đặt ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy
được một cách dễ dàng, cũng như để thuốc vào
các vật chứa có thể gây nhầm lẫn là đồ ăn, nước
uống. Do đó phải cất giữ cẩn thận các hóa chất
và thuốc gây độc nói chung, đựng trong các vật
chứa đựng chuyên dụng, có nhãn hiệu, tránh xa
tầm tay của trẻ và dặn dò trẻ con, cũng như các
thành viên khác trong gia đình cẩn thận khi tiếp
xúc với các chất này(4) .
Triệu chứng tiêu hóa thường gặp nhất, các
sang thương vùng miệng hầu thường gặp. X-
quang phổi có hình ảnh xơ phổi ở giai đoạn trễ.
Các trẻ ngộc độc paraquat lượng nhiều có tổn
thương thận, creatinin tăng cao. Trong 12 trường
hợp ngộ độc paraquat trong lô nghiên cứu, có 10
trường hợp có kết quả xét nghiệm paraquat máu
hoặc nước tiểu dương tính, 2 trương hợp kết quả
âm tính nhưng biểu hiện lâm sàng rất điển hình.
Đa số bệnh nhân được rửa dạ dày, dùng
than hoạt hoặc Fuller’s Earth, truyền dịch tăng
thải paraquat qua thận. Tuy nhiên vẫn còn một
số trường hợp không rửa dạ dày, không dùng
than hoạt hoặc Fuller’s Earth và cho thở oxy
(chất xúc tác cho quá trình xơ phổi diễn ra nhanh
hơn). Tại tuyến trước, xử trí đầy đủ nhất là rửa
dạ dày (đối với trẻ có thời gian ngộ độc dưới 24
giờ), cho trẻ uống Fuller’s Earth, nếu không có
Fuller’s Earth có thể dùng than hoạt, truyền dịch
tăng thải paraquat qua đường thận, không cho
trẻ thở oxy (trừ khi có biểu hiện tụt oxy máu) và
nhanh chóng chuyển lên tuyến trên nếu không
có các phương tiện lọc máu, thay máu. Phù hợp
với nghiên cứu của Bùi Quốc Thắng và cộng sự
trước đó(2).
Trong nghiên cứu của Hà Trần Hưng và
cộng sự, tiên lượng bệnh nhân phụ thuộc vào
lượng uống, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chỉ 9 tuổi
do uống nhầm một ngụm thuốc paraquat đã tử
vong. Triệu chứng tiêu hoá thường gặp, các bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo(6). Tổn
thương gan, thận và xơ phổi là thường gặp, phù
hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường,
Vũ Đình Thắng, Đỗ Quốc Huy về ứng dụng lọc
máu hấp phụ bằng cột than hoạt tính trong điều
trị ngộ độc paraquat ở 30 bệnh nhân ngộ độc
paraquat nhập viện trong thời gian 2 năm
(03/2009 - 03/2011) được điều trị bằng các biện
pháp kinh điển kết hợp với lọc máu hấp phụ cho
kết quả: 13 (43%) bệnh nhân sống, nồng độ
paraquat/nước tiểu sau lọc máu hấp phụ giảm có
ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Biến chứng thường
gặp nhất là giảm tiểu cầu (76,7%)(12).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường,
lọc máu bằng cột than hoạt tính có thể có hiệu
quả cho các bệnh nhân ngộ độc paraquat, làm
giảm nồng độ paraquat trong huyết tương. Với
dung dịch Pq 20%, chỉ cần uống 5 – 10 mL thì
hầu hết cũng sẽ tử vong. Hơn nữa, nồng độ Pq
trong máu đạt đỉnh là 2 giờ sau uống, thời gian
bán hủy là 5 giờ, đạt mức tối đa trong phổi là 15
giờ(5); do đó cần phải tiến hành LMHP càng sớm
càng tốt(12) . Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận các bệnh nhân ngộ độc paraquat do uống
nhầm, uống lượng ít, thường không suy hô hấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
116
sớm và tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân ngộ
độc paraquat do tự tử, uống lượng nhiều, suy hô
hấp sớm, thường tử vong. Hơn nữa, các bệnh
nhân khi đến bệnh viện Nhi Đồng thường trễ,
sau 2 giờ nên thay huyết tương hiệu quả kém và
chưa có trường hợp nào được lọc máu bằng cột
than hoạt tính.
Theo Nguyễn Đức Lư, ngộ độc phospho hữu
cơ là thường gặp ở nước nông nghiệp đang phát
triển như chúng ta. Các triệu chứng và hội
chứng lâm sàng như muscarinic, nicotinic và
thần kinh trung ương thường gặp tuỳ thuộc vào
mức độ ngộ độc, men cholinesterase thường
giảm tuy không tương xứng với mức độ lâm
sàng, nguyên nhân tử vong thường do suy hô
hấp, đặc biệt là suy hô hấp sớm trong 6 giờ
đầu(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn
các bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ do uống
nhầm, nên lượng phospho hữu cơ uống vào ít,
mức độ ngộ độc nhẹ. Tuy nhiên, cũng có các
trường hợp ngộ độc phospho hữu cơ do tự tử,
lượng uống nhiều, suy hô hấp sớm, mức độ ngộ
độc nặng, phải sử dụng atropin liều cao và
pralidoxim kéo dài. Đặc biệt, có một trường hợp
bệnh nhân tự tử bằng phospho hữu cơ, uống
lượng nhiều và nhập viện trễ, bệnh nhân này tử
vong dù được điều trị tích cực.
Trong nghiên cứu của Nghiêm Phương Thảo
ở 46 trường hợp ngộ độc paracetamol tại bệnh
viện Nhi Đồng 1, nguyên nhân thường gặp nhất
là tự tử (41,3%) và tò mò (30,4%). Phần lớn các
trường hợp đến từ thành phố Hồ Chí Minh
(82,6%). Triệu chứng tiêu hoá thường gặp nhất
(32,6%), các thay đổi sinh hóa quan trọng là:
giảm TP(26,1%), kéo dài TCK (13%), giảm
fibrinogen (4,3%), tăng SGOT (5,3%), tăng SGPT
(7,9%), hạ đường huyết (14%), tăng Ammoniac
máu (77,8%). Đa số các trường hợp này không
được xử trí tại nhà (73,9%) và không được xử trí
đúng và đầy đủ tại tuyến trước. Tại bệnh viện
Nhi Đồng, phần lớn các trường hợp được rửa dạ
dày sớm (46% trước 3 giờ sau ngộ độc) và uống
NAC sớm(10). Những kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của chúng tôi.
Hà Trần Hưng nghiên cứu trên 210 bệnh
nhân ngộ độc cấp có rối loạn tri giác, trong đó,
ngộ độc thuốc an thần gây ngủ chiếm tỉ lệ cao
nhất với 39,5%(5). Nghiên cứu của chúng tôi cũng
cho kết quả tương tự cũng như nhiều tác giả
khác đã báo cáo. Nguyên nhân có lẽ do ở nước ta
thuốc tân dược được bày bán rộng rãi, ai cũng có
thể tự mua thuốc mà không cần kê đơn, nhà
nước chưa có một cơ chế quản lí thích hợp. Khác
với ở người lớn, hầu như nguyên nhân ngộc độc
thuốc an thầ gây ngủ là do tự tử, ở trẻ em còn có
nguyên nhân do uống nhầm. Do đó, người lớn
trong gia đình có người sử dụng thuốc an thần
gây ngủ với mục đích điều trị cần bảo quản
thuốc chặt chẽ, tránh để trẻ con trong độ tuổi
hiếu động, thích tìm hiểu trong gia đình uống
nhầm phải. Trẻ thường không tự mua thuốc an
thần, chống trầm cảm, antihistamin để tự tử. Các
trẻ tự tử bằng nhóm thuốc này trong nghiên cứu
của chúng tôi là gia đình có người có sẵn các loại
thuốc này với mục đích điều trị, trẻ lấy và uống.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, các trường hợp tử
vong thường do ngộ độc paraquat hay do đến
bệnh viện trễ, nguyên nhân thường do tự tử.
Cần có biện pháp hỗ trợ từ nhiều phía: gia đình,
xã hội, nhà trường để giúp đỡ trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Văn Cam, Phạm Thị Thanh Thủy (2009) "Khảo Sát Đặc
Điểm Ngộ Độc Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Trẻ Em Tại Bệnh
Viện Nhi Đồng 1 Trong Năm Năm 2003-2007". Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 13 (5), tr.46.
2. Bùi Quốc Thắng, Tô Phúc Châu (2009) "Đặc Điểm Ngộ Độc
Paraquat Ở Trẻ Em Nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi
Đồng 1 Năm 1998 - 2007". Tạp chí Y học TPHCM, 13 (1), tr.22-
27.
3. Calello DP, Henretig FM (2014) "Pediatric toxicology:
specialized approach to the poisoned child". Emerg Med Clin
North Am, 32 (1), p.29-52.
4. Glenn L (2015) "Pick your poison: what's new in poison
control for the preschooler". J Pediatr Nurs, 30 (2), p.395-401.
5. Hà Trần Hưng, Hà Thị Bích Vân (2015) "Nguyên Nhân Gây
Ngộ Độc Cấp Có Rối Loạn Ý Thức Tại Trung Tâm Chống Độc
Bệnh Viện Bạch Mai". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 97 (5), tr. 99-
106.
6. Hà Trần Hưng, Vũ Mai Liên (2015) "Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận
Lâm Sàng Các Bệnh Nhân Ngộ Độc Paraquat Tại Trung Tâm
Chống Độc Bệnh Viện Bạch Mai". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học,
97 (5), tr.21.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
117
7. Lowry JA, Fine JS (2015) "Pediatric fatality review of the 2013
National Poison Database System (NPDS): focus on intent".
Clin Toxicol (Phila), 53 (2), p.79-81.
8. McGregor T, Parkar M (2009) "Evaluation and management of
common childhood poisonings". Am Fam Physician, 79 (5),p.
397-403.
9. Mowry JB, Spyker DA (2016) "2015 Annual Report of the
American Association of Poison Control Centers' National
Poison Data System (NPDS): 33rd Annual Report". Clin
Toxicol (Phila), 54 (10), p.924-1109.
10. Nghiêm Phương Thảo, Bùi Quốc Thắng (2010) "Đặc Điểm
Dịch Tễ Ngộ Độc Paracetamol Tại Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện
Nhi Đồng I Từ 01/01/2003 Đến 31/05/2009". Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 14 (1), tr.35.
11. Nguyên Đức Lư, Hồ Ngọc Ánh (2011) "Nghiên Cứu Tình
Trạng Ngộ Độc Hoá Chất Trừ Sâu Phospho Hữu Cơ Tại Một
Số Tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên". Y Học Thực Hành, 798
(12), tr.27.
12. Nguyễn Hồng Trường, Vũ Đình Thắng. (2011) "Nghiên Cứu
Ứng Dụng Lọc Máu Hấp Phụ Bằng Cột Than Hoạt Tính
Trong Điều Trị Ngộ Độc Paraquat". Tạp chí Y học thành phố Hồ
Chí Minh, 15 (Supplement of No 4 - 2011), tr. 33-37.
13. Sandhu JS, Dhiman A (2003) "Outcome of paraquat poisoning
- a five year study". Indian Journal of Nephrology, 13 (2), p.64-64.
Ngày nhận bài báo: 09/03/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_ngo_doc_o_tre_nhap_khoa_hoi_suc_tich_cuc_chong_doc.pdf