Tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bất thường não bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
305
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC BẤT THƯỜNG
NÃO BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Lý Việt Phúc*, Lê Thị Khánh Vân*, Nguyễn Lê Trung Hiếu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bất thường não bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 42 trẻ được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 3,82 ± 3,86 tuổi; tỷ lệ
nam/nữ xấp xỉ 1,5/1. Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là chậm phát triển tâm vận và co giật-động kinh.
Chu vi vòng đầu nhỏ chiếm 16,67%. Chẩn đoán hình ảnh học trong nghiên cứu là CT-Scan sọ não và MRI sọ
não. Có 11 loại bất thường não bẩm sinh trong nghiên cứu. Trong đó, bốn loại bất thường não hay gặp là não nứt
chiếm 26,19%; bất sản thể chai chiếm 16,67%; loạn sản vỏ não chiếm 14,29% và não nhẵn chiếm 11,9%. Các bất
thường não còn lại ít gặp hơn: k...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bất thường não bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
305
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC BẤT THƯỜNG
NÃO BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Lý Việt Phúc*, Lê Thị Khánh Vân*, Nguyễn Lê Trung Hiếu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bất thường não bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 42 trẻ được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 3,82 ± 3,86 tuổi; tỷ lệ
nam/nữ xấp xỉ 1,5/1. Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là chậm phát triển tâm vận và co giật-động kinh.
Chu vi vòng đầu nhỏ chiếm 16,67%. Chẩn đoán hình ảnh học trong nghiên cứu là CT-Scan sọ não và MRI sọ
não. Có 11 loại bất thường não bẩm sinh trong nghiên cứu. Trong đó, bốn loại bất thường não hay gặp là não nứt
chiếm 26,19%; bất sản thể chai chiếm 16,67%; loạn sản vỏ não chiếm 14,29% và não nhẵn chiếm 11,9%. Các bất
thường não còn lại ít gặp hơn: khuyết mô não, hồi não rộng, não to một bên, Chiari I, lạc chỗ chất xám, Dandy
Walker và đa hồi não nhỏ.
Kết luận: Có 11 loại bất thường não bẩm sinh. Triệu chứng thần kinh đa dạng tùy vùng não bị tổn thương
bởi dị tật nhưng hai triệu chứng thường gặp nhất là chậm phát triển tâm vận và co giật- động kinh.
Từ khóa: Bất thường bẩm sinh, bất thường não bẩm sinh.
ABSTRACT
CLINICAL AND IMAGING CHARACTERISTICS OF CONGENITAL BRAIN ALFORMATIONS IN
CHILDREN AT CHILDREN’S HOSPITAL 2
Ly Viet Phuc, Le Thi Khanh Van, Nguyen Le Trung Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 305 – 310
Objective: To describe the clinical and imaging characteristics of congenital brain malformations in children
treated at Children’s Hospital 2 from August 2016 to June 2017.
Methods: Case series study.
Results: There were 42 patients included in the study. The mean age of the study was 3.82 ± 3.86 years, the
male :female ratio was approximately 1.5/1. The most common neurological symptoms were mental retardation
and seizures. Small head circumference was seen in 16.67%. Diagnostic imaging were computer tomography and
magnetic resonance imaging. There were eleven types of congenital brain malformations in this study. The four
common malformations were schizencephaly 26.19%; agenesis of corpus callosum 16.67%; focal cortical dysplasia
14.29% and lissencephaly 11.9%. The others were less common: lobaratrophy, pachygyria, hemimegalencephaly,
Chiari I malformation, heterotopia, Dandy - Walker malformation and polymicrogyria.
Conclusions: There were eleven types of congenital brain malformations in this study. Symptoms vary
depending on the area of the brain damaged by defect, but the two most common symptoms are mental retardation
and seizures.
Keywords: Congenital malformation, congenital brain malformation.
* Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ** Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lac: BS. Lý Việt Phúc ĐT: 0917860068 Email: lyvietphuc88@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
306
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất thường bẩm sinh của não rất phức tạp và
đang được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Hơn
2000 bất thường não bẩm sinh đã được mô tả
trong các tài liệu, chiếm 1% trong tất cả các trẻ
sống được sanh ra. Những trẻ bất thường não
bẩm sinh còn sống thường chậm phát triển về
tâm thần và vận động, từ đó ảnh hưởng đến sự
hòa nhập của trẻ vào cộng đồng.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển
vượt bậc của các phương tiện chẩn đoán trước
sanh như: siêu âm, MRI thai và chẩn đoán sau
sanh như: siêu âm xuyên thóp, CT-Scan sọ não
và MRI sọ não, các đặc điểm bất thường ở não đã
được phát hiện nhiều hơn. Năm 2015, tại Ấn Độ
nghiên cứu về bất thường sự phát triển của vỏ
não trên 64 bệnh nhi, ghi nhận có 7 loại bất
thường não. Năm 2016, tại miền nam Ấn Độ
nghiên cứu trên 52 bệnh nhi xác định được 60
loại bất thường não bẩm sinh. Tại Việt Nam,
khoa phụ sản bệnh viện Trung ương Huế đã
thống kê từ năm 2009 – 2010, có 97 sản phụ được
chẩn đoán mang thai dị dạng và dị dạng hệ thần
kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 20,16%. Tại miền Bắc
Việt Nam, vào năm 2008 đã nghiên cứu một số
bất thường não bẩm sinh thường gặp trong
nhóm rối loạn quá trình tạo cơ quan ghi nhận
được bảy loại bất thường não.
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, nghiên cứu về bất thường
não bẩm sinh còn ít được bàn luận và cập nhật.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bất thường
não bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2”
với các mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học
của bất thường não bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh
viện Nhi Đồng 2, từ tháng 08/ 2016 đến tháng
06/ 2017.
Mục tiêu chuyên biệt
Mô tả đặc điểm lâm sàng của bất thường não
bẩm sinh.
Mô tả đặc điểm hình ảnh học của bất thường
não bẩm sinh.
Xác định một số yếu tố nguy cơ của bất
thường não bẩm sinh liên quan đến thai kỳ của
người mẹ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhi đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán bất thường não bẩm sinh, được điều trị và
theo dõi tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng
08/2016 đến tháng 06/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận vào
Các bệnh nhi dưới 16 tuổi được chọn vào
nghiên cứu phải đủ các tiêu chuẩn sau:
Chẩn đoán bất thường não bẩm sinh.
Được chụp CT hoặc/ và MRI.
Tiêu chuẩn loại trừ
Kết quả chụp CT, MRI bị thất lạc.
Gia đình bệnh nhi không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Định nghĩa
Bất thường bẩm sinh (BTBS): theo một nhóm
nghiên cứu của WHO năm 1996, BTBS bao gồm
(1) những dị tật bẩm sinh do di truyền, (2) sự
phát triển bị ngắt quãng do các nhân tố gây quái
thai và (3) những biến dạng gây nên do các
nguyên nhân cơ học trong tử cung của mẹ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bất thường
não bẩm sinh được chẩn đoán dựa trên kết quả
chụp CT và/ hoặc MRI sọ não theo tiêu chuẩn
của tác giả Bano(1).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
307
Cỡ mẫu
Lấy trọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu
chuẩn đưa vào (chọn mẫu thuận tiện).
Các bước tiến hành
Sơ đồ 1: Sơ đồ nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excel.
Thống kê mô tả: Biến định lượng được trình
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến
định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ
%.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017,
có 42 trẻ bất thường não bẩm sinh được chọn
vào lô nghiên cứu với các đặc điểm sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N=42)
Đặc điểm n %
Nhóm tuổi
(tuổi)
<1 12 28,57
1-5 20 47,62
> 5 10 23,81
Tuổi TB 3,82 ± 3,86
Giới tính
Nam 25 59,52
Nữ 17 40,48
Đặc điểm n %
Nam/nữ 1,5/1
Nơi cư trú
TP.HCM 14 33,33
Khác 28 66,67
Nghề nghiệp
mẹ
Làm ruộng 9 21,43
Công nhân 7 16,67
Cán bộ 6 14,29
Buôn bán 4 9,52
Khác 16 38,1
Thứ tự con
1 22 52,38
2 16 38,10
> 2 4 9,52
Nhận xét: bất thường não bẩm sinh gặp nhiều
nhất ở 1-5 tuổi, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái và
gặp nhiều nhất ở con thứ nhất.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm chung của lâm sàng (N=42)
Đặc điểm n %
Tuổi thai
Thiếu tháng 9 21,43
Đủ tháng 31 73,81
Già tháng 2 4,76
Cân nặng
lúc sanh
Nhẹ cân 1 2,38
Đủ cân 35 83,33
Thừa cân 6 14,29
Chu vi
vòng đầu
Đầu nhỏ 7 16,67
Bình thường 34 80,95
Đầu to 1 2,38
Thời điểm phát hiện dị
tật
Trước sanh 1 2,38
Sanh -1 tuổi 23 54,76
Sau 1 tuổi 18 42,86
Nhận xét: Đa số trẻ sanh ra đủ tháng, đủ cân,
chu vi vòng đầu bình thường và bất thường não
chủ yếu phát hiện sau sanh.
Bảng 3: Đặc điểm triệu chứng thần kinh (N=42)
Triệu chứng n %
Chậm phát triển tâm vận 35 83,33
Co giật-động kinh 35 83,33
Yếu nhẹ nửa người 10 23,81
Co gồng toàn thân 2 4,76
Đi mất thăng bằng 2 4,76
Giảm trương lực cơ toàn thân 1 2,38
Run nhẹ một tay 1 2,38
Nhận xét: Triệu chứng chậm phát triển tâm
vận và co giật- động kinh gặp nhiều nhất.
BN được chẩn đoán BTNBS
Thu thập thông tin
Thu thập thông tin
Xử lý
Tra cứu HS cũ
Loại
Loại
Mục tiêu 1
Mục tiêu 3
Mục tiêu 2
Chẩn đoán mới
Chẩn đoán cũ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
308
Đặc điểm hình ảnh học
Bảng 4: Hình ảnh học sọ não chẩn đoán bất thường
não bẩm sinh (N=42)
Hình ảnh n %
MRI 25 59,5
CT-Scan 17 40,5
Nhận xét: MRI sọ não chẩn đoán bất thường
não bẩm sinh nhiều nhất.
Bảng 5: Các loại bất thường não bẩm sinh (N=42)
Dị tật n %
Não nứt 11 26,19
Bất sản chai 7 16,67
Loạn sản vỏ não 6 14,29
Não nhẵn 5 11,90
Khuyết mô não 4 9,52
Hồi não rộng 3 7,14
Não lớn một bên 3 7,14
Chiari I 3 7,14
Lạc chỗ chất xám 2 4,76
Dandy Walker 2 4,76
Đa hồi não nhỏ 1 2,38
Nhận xét: Tật não nứt gặp nhiều nhất.
Bảng 6: Số lượng bất thường não bẩm sinh (N=42)
Số lượng n %
1 dị tật 37 88,10
Nhận xét: Đa số trẻ chỉ mắc 1 loại bất thường
não.
Bảng 7: Bất thường cơ quan khác đi kèm bất thường
não
Não Cơ quan khác n %
Não nứt
(N= 11)
Bất thường sọ mặt 1 9,09
Sứt môi 1 9,09
Não nhẵn
(N= 5)
Bất thường sọ mặt 1 20
Bất thường tim 1 20
Chiari I (N=3) Chân khoèo 1 33,33
Nhận xét: Bất thường sọ mặt thường đi kèm
với một số bất thường não bẩm sinh.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ
Bảng 8: Yếu tố nguy cơ liên quan thai kỳ (N=42)
Yếu tố nguy cơ n %
Tuổi mẹ ( 35 tuổi) 9 21,43
Tác nhân hóa học 4 9,52
Mẹ bệnh đái tháo đường 1 2,38
Nhiễm trùng bào thai 0 0,00
Nhận xét: Tuổi mẹ (dưới 19 tuổi và trên 35
tuổi) gặp nhiều nhất, không có bà mẹ nào bị
nhiễm trùng bào thai.
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của trẻ bất thường não bẩm
sinh trong nghiên cứu là 3,82 ± 3,86 tuổi. Đa số
bất thường não bẩm sinh gặp ở nhóm 1-5 tuổi.
Theo tác giả Gupta (2015), tuổi trung bình trong
nghiên cứu là 4,3 ± 3,7 tuổi. 10% trẻ dưới 1 tuổi(8).
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn của các tác giả do dân số và tiêu chuẩn
chọn bệnh nghiên cứu của chúng tôi khác với các
tác giả khác.
Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ
xấp xỉ 1,5/1. Tỷ lệ này cũng tương đồng với
nghiên cứu nước ngoài của tác giả Gupta (2015),
Tỷ lệ nam/nữ là 5/3(8).
Nghiên cứu về gen đã ghi nhận dị tật não có
liên quan nhiễm sắc thể giới tính X nên sẽ ảnh
hưởng đến kiểu hình trẻ sanh ra là trai hay gái.
Theo tổng hợp các nghiên cứu của tác giả
Dobyns và Das (2014), tác giả ghi nhận tật não
nhẵn có liên quan đến nhiều gen, nhưng trong
số đó có hai gen có liên kết giới tính X đó là gen
DCX và ARX(5). Nghiên cứu về dị tật não liên
quan nhiễm sắc thể giới tính cần được nghiên
cứu thêm tại Việt Nam.
Phần lớn trẻ sống ở các tỉnh khác chiếm
66,67%; trẻ sống tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn (33,33%). Điều này có
thể nói lên việc phát hiện và điều trị được các dị
tật não bẩm sinh ngay tại các địa phương là
không phải dễ dàng.
Sự phân bố ngành nghề của mẹ bệnh nhi
tương đối đa dạng. Trong nhóm ngành nghề
được phân loại, làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất
và đây là một trong những nghề có thể ảnh
hưởng đến thai kỳ nếu mẹ vẫn tiếp xúc hóa chất/
thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, bằng chứng của sự liên
hệ này chưa được làm rõ trong nghiên cứu.
Trẻ mắc bất thường não bẩm sinh gặp nhiều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
309
nhất ở con thứ nhất. Theo nghiên cứu của tác giả
Glinianaia (2017) về bất thường bẩm sinh chung,
tỷ lệ bất thường bẩm sinh gặp ở lần mang thai
đầu cao hơn lần mang thai thứ 2. Đối với phụ nữ
có lần mang thai đầu bị ảnh hưởng bởi bất
thường bẩm sinh, nguy cơ tái phát bất thường
bẩm sinh ở lần mang thai thứ 2 cao gấp 2,5 lần
những người có thai đầu tiên không bị ảnh
hưởng(6). Như vậy, dị tật bẩm sinh nói chung
cũng có liên quan đến thứ tự con trong gia đình.
Tuy nhiên, mức độ và quy luật của mối liên
quan chưa được chúng tôi làm rõ vì thời gian và
cỡ mẫu nhỏ.
Đặc điểm lâm sàng
Đa số trẻ sanh ra đủ tháng, đủ cân. Tỷ lệ trẻ
non tháng trong nghiên cứu của chúng tôi
(21,43%) thấp hơn của tác giả Brown (2009)
(33,1%). Tác giả còn ghi nhận có mối liên quan
mạnh giữa khuyết tật não và sanh non (p<
0,0001)(2).
Trẻ mắc bất thường não bẩm sinh có chu vi
vòng đầu nhỏ chiếm tỷ lệ thấp (16,67%), đa số
trẻ có vòng đầu bình thường. Tỷ lệ đầu nhỏ
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong
nghiên cứu của tác giả Güngör (2007) (9,9%),
nhưng tỷ lệ này thấp hơn của tác giả Gupta
(2015) (37,5%)(7,8). Sự khác biệt này là do sự
phân bố các loại bất thường não trong nghiên
cứu của chúng tôi khác với các tác giả nên ảnh
hưởng đến tỷ lệ vòng đầu chung.
Bất thường não bẩm sinh trong nghiên cứu
của chúng tôi được phát hiện trước sanh thấp
(2,38%), đa số trẻ được chẩn đoán sau sanh. Thời
điểm này không chỉ thay đổi theo từng loại dị tật
não có thể phát hiện mà còn bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như sự quan tâm chăm sóc và điều
kiện kinh tế của mỗi gia đình, chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh.
Trẻ mắc bất thường não bẩm sinh nói chung
hay từng loại dị tật não nói riêng, ít nhiều đều có
những tổn thương não nhất định. Những tổn
thương này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
vận của trẻ cũng như gây ra những biểu hiện
thần kinh khác nhau tùy mức độ tổn thương, tùy
loại dị tật. Triệu chứng thần kinh trong nghiên
cứu của chúng tôi đa dạng nhưng hai triệu
chứng thường gặp nhất là chậm phát triển tâm
vận và co giật-động kinh. Kết quả này cũng
tương đồng trong nghiên cứu của các giả Wit
(2008) và Gupta (2015)(4,8)
Đặc điểm cận lâm sàng
Bất thường não bẩm sinh trong nghiên cứu
của chúng tôi chủ yếu được phát hiện qua MRI
sọ não (59,5%). Chúng tôi ghi nhận 11 loại bất
thường não bẩm sinh, não nứt gặp nhiều nhất,
ngoài ra còn có bất sản thể chai, tật loạn sản vỏ
não, não nhẵn, tật khuyết mô não, tật hồi não
rộng, tật não lớn một bên, tật Chiari I, lạc chỗ
chất xám, hội chứng Dandy - Walker và đa hồi
não nhỏ. Mô hình bất thường não bẩm sinh
trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn trong
nghiên cứu của tác giả Gupta (2015)(8). Điều này
có thể giải thích là do tác giả chỉ nghiên cứu các
bất thường của vỏ não.
Trẻ sanh ra có thể mắc đồng thời hai loại bất
thường não bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 11,9%. Kết quả
này cũng tương đồng với tác giả Kumar (2016)(9).
Trẻ bất thường não bẩm sinh có thể bị bất
thường cơ quan khác kèm theo: bất thường sọ
mặt, sứt môi, bất thường tim bẩm sinh, chân
khoèo. Điều này đã được y văn nhắc đến.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ
Bất thường não bẩm sinh là bệnh hiếm gặp
và mới được nghiên cứu nhiều trong những năm
gần đây trên thế giới, nên những yếu tố này
trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu dừng lại
ở mức độ mô tả dựa trên các yếu tố nguy cơ kinh
điển của bất thường bẩm sinh nói chung.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ gặp
nhiều nhất là tuổi mẹ (dưới 19 tuổi và trên 35
tuổi) chiếm tỷ lệ 21,43%. Theo tác giả Curry
(2005) nghiên cứu riêng về tật não nứt, mẹ dưới
20 tuổi có nguy cơ mắc dị tật cao hơn độ tuổi 25-
29 tuổi là 3,9 lần. Nguy cơ mắc dị tật gia tăng nhẹ
khi mẹ trên 35 tuổi(3). Những yếu tố khác cũng
được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
310
mẹ bị nhiễm tác nhân hóa học (nhiễm hóa chất,
thuốc trừ sâu) trong 3 tháng đầu của thai kỳ và
mẹ bị bệnh tiểu đường.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Đa số trẻ sanh ra đủ tháng và đủ cân. Chu vi
vòng đầu nhỏ chiếm 16,67%. Bất thường não
bẩm sinh được phát hiện chủ yếu sau sanh.
Triệu chứng thần kinh đa dạng. Hai triệu
chứng gặp nhiều nhất là chậm phát triển tâm
vận và co giật - động kinh (83,33%). Các triệu
chứng thần kinh khác như: yếu nhẹ nửa người,
co gồng toàn thân, đi mất thăng bằng, giảm
trương lực cơ toàn thân và run nhẹ một tay.
Đặc điểm hình ảnh học
Có 11 loại bất thường não bẩm sinh, trong đó
tật não nứt và bất sản thể chai thường gặp nhất.
Trẻ sanh ra có khả năng mắc đồng thời 2 loại bất
thường não bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 11,9%. Trẻ mắc
bất thường não bẩm sinh có thể mắc bất thường
ở cơ quan khác như bất thường sọ mặt, sứt môi,
bất thường tim và chân khoèo.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ
Tuổi mẹ ngoài độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao
nhất với 21,43%; bên cạnh đó còn có yếu tố mẹ
mắc tác nhân hóa học và mẹ mắc bệnh đái tháo
đường. Không có bà mẹ nào bị nhiễm trùng bào
thai trong đợt mang thai này.
GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG - HẠN CHẾ CỦA
ĐỀ TÀI
Giá trị ứng dụng
Là nghiên cứu khởi đầu cho các nghiên cứu
về bất thường bẩm sinh của não tiếp theo tại
miền Nam Việt Nam.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặc điểm
của bệnh trên nhóm đối tượng tại bệnh viện Nhi
Đồng 2. Từ đó, có cái nhìn tổng quát về ảnh
hưởng của bệnh lên sự phát triển về tâm thần -
vận động của trẻ.
Hạn chế của nghiên cứu
Số lượng mẫu nghiên cứu giới hạn (42 bệnh
nhi) nên chưa thể đại diện cho quần thể Việt
Nam nói chung. Đồng thời, nghiên cứu chỉ dừng
lại ở mức độ mô tả nên chưa phân tích các yếu tố
nguy cơ bất thường não bẩm sinh liên quan đến
thai kỳ của người mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bano S, Chaudhary V, Yadav S (2012), Congenital malformation
of the brain, In: Neuroimaging - Clinical Applications, p.1-36.
2. Brown WR (2009). Association of preterm birth with brain
malformations. Pediatric Research, 65 (6): p.642-646.
3. Curry CJ, Lammer EJ, Nelson V (2005). Schizencephaly:
Heterogeneous Etiologies in a Population of 4 American Journal
of Medical Genetics Million California Births, 137: p.181–189.
4. De Wit MCY, Lequin MH, De Coo IFM (2008). Cortical brain
malformations. Arch Neurol, 65 (3): p.358-366.
5. Dobyns WB, Das S (2014). LIS1- Associated Lissencephaly/
Subcortical Band Heterotopia. GeneReviews®.
6. Glinianaia SV, Tennant PW, Rankin J (2017). Risk estimates of
recurrent congenital anomalies in the UK: a population-based
register study. BMC Medicine, 15 (1): p.1-14.
7. Güngör S, Yalnizoğlu D, Turanli G Saatçi I (2007).
Malformations of cortical development: clinical spectrum in a
series of 101 patients and review of the literature (Part I). Turkish
Journal of Pediatrics, 49 (2): p.120-130.
8. Gupta A, Sahu JK, Gupta A (2015). Clinical profile of children
with malformations of cortical development. Indian Journal of
Pediatrics, 82 (7): p.591-594.
9. Kumar VKR, Vedaraju KS , Vijayaraghavachari TV (2016).
Magnetic resonance imaging evaluation of congenital
malformations of brain. Jonunal of Evidence Based Medicine
Healthcare, 3 (16): p.630-634.
Ngày nhận bài báo: 17/04/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_hinh_anh_hoc_bat_thuong_nao_bam_sinh_o.pdf