Tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhi teo ruột non bẩm sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010 - 2017: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 6-2018
94
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI
TEO RUỘT NON BẨM SINH TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Vũ Hồng Tuõn*; Nguyễn Việt Hoa*
TểM TẮT
Mục tiờu: mụ tả đặc điểm lõm sàng và cận lõm sàng bệnh nhi teo ruột non bẩm sinh tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương phỏp: hồi cứu 81 trường hợp mổ teo ruột
non bẩm sinh tại Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1 - 2010 đến 6 - 2017.
Kết quả: tất cả cỏc trường hợp (100%) đều được siờu õm trước sinh và thực hiện ở cỏc tuyến
y tế khỏc nhau. Tỷ lệ kết luận tắc ruột trờn siờu õm trước sinh 76,5%, đa ối 53,4%. Triệu chứng
bụng chướng 93,8%, khụng ỉa phõn su 93,8%, thăm trực tràng cú kết thể nhày trắng 87,7%.
Trờn X quang bụng: 88,9% cú mức nước hơi. Kết luận: tại Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức, teo ruột non bẩm sinh được chẩn đoỏn sớm. Siờu õm trước sinh cú vai trũ
quan trọng trong phỏt hiện bệnh và quản lý bệnh ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhi teo ruột non bẩm sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010 - 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
94
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI
TEO RUỘT NON BẨM SINH TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Vũ Hồng Tuân*; Nguyễn Việt Hoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhi teo ruột non bẩm sinh tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu 81 trường hợp mổ teo ruột
non bẩm sinh tại Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1 - 2010 đến 6 - 2017.
Kết quả: tất cả các trường hợp (100%) đều được siêu âm trước sinh và thực hiện ở các tuyến
y tế khác nhau. Tỷ lệ kết luận tắc ruột trên siêu âm trước sinh 76,5%, đa ối 53,4%. Triệu chứng
bụng chướng 93,8%, không ỉa phân su 93,8%, thăm trực tràng có kết thể nhày trắng 87,7%.
Trên X quang bụng: 88,9% có mức nước hơi. Kết luận: tại Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức, teo ruột non bẩm sinh được chẩn đoán sớm. Siêu âm trước sinh có vai trò
quan trọng trong phát hiện bệnh và quản lý bệnh nhi.
* Từ khóa: Tắc ruột sơ sinh; Teo ruột non bẩm sinh.
Clinical Features and Laboratory Findings of Congenital Intestinal
Atresia in Vietduc Hospital from 2010 to 2017
Summary
Objectives: To describe clinical features and laboratory findings of congenital intestinal
atresia in Vietduc Hospital from January 2010 to June 2017. Subjects and methods: Retrospective
study was conducted on 81 neonates with congenital intestinal atresia and stenosis who treated
at the Pediatric Department, Vietduc Hospital from January 2010 to June 2017. Results: Prenatal
ultrasound was performed for all patients (100%) at different medical levels. Incidence of bowel
obstruction on prenatal ultrasound was 76.5%. Symptoms of abdominal distention 93.8%,
no diarrhea feces 93.8%, rectal touch: white mucus 87.7%. Abdominal X-ray: 88.9% air-fluid levels.
Conclusion: At the Pediatric Department in Vietduc Hospital, these patients are diagnosed
early. Prenatal ultrasonography plays an important role in the detection and management of
pediatric patients.
* Keywords: Congenital intestine; Congenital intestinal atresia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Teo ruột non bẩm sinh (TRNBS) hay bít
tắc hoàn toàn lòng ruột non bẩm sinh (từ góc
Treitz đến góc hồi manh tràng) là một trong
những nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc
ruột ở trẻ sơ sinh, là một cấp cứu ngoại
khoa thường gặp trong phẫu thuật sơ sinh.
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Hồng Tuân (htuanyk1986@gmail.com)
Ngày nhận bài: 05/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 03/07/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
95
Tỷ lệ TRNBS thay đổi từ 1/330 ở Mỹ,
1/400 ở Đan Mạch. Sự tiến bộ của gây
mê hồi sức sơ sinh, kỹ thuật mổ, việc chẩn
đoán sớm và nuôi dưỡng tĩnh mạch hợp
lý... tỷ lệ sống đã được cải thiện đáng kể
trong ba thập kỷ qua: năm 1976 là 64%,
năm 1985: 87%, năm 1993: 90%, năm 1998:
96,6% [6, 7, 8].
Ở Việt Nam, đã nhiều tiến bộ rõ rệt trong
chẩn đoán và điều trị sớm tắc ruột sơ sinh
thể hiện rõ qua các công trình nghiên cứu
về dị tật này. Tỷ lệ tử vong trong những
năm trước đây còn cao: Nguyễn Văn Đức
nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
từ 1960 đến 1970 là 80% [1], Nguyễn
Thanh Liêm tại Bệnh viện Nhi Trung ương
năm 1993 có tỷ lệ tử vong 59% [5],
Nguyễn Kỳ Minh năm 2002 là 13% [3].
Với sự phát triển của siêu âm trước
sinh và các trung tâm chẩn đoán trước sinh
trên cả nước, việc chẩn đoán tắc ruột sơ
sinh ngày càng sớm. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm: Mô tả đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng các bệnh nhi
TRNBS điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhi,
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 1 - 2010
đến 6 - 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhi được
chẩn đoán tắc ruột sơ sinh khi mổ phát
tổn thương là teo ruột non.
* Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhi chẩn
đoán tắc ruột sơ sinh khi mổ nguyên nhân
là các thương tổn khác như: tắc ruột
phân su, giãn đại tràng bẩm sinh, xoắn ruột,
dị tật hậu môn trực tràng
Nghiên cứu gồm 81 trường hợp bệnh nhi
tắc ruột sơ sinh do teo ruột được mổ tại khoa.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Phương pháp thu thập bệnh án nghiên
cứu đối với bệnh nhân (BN) hồi cứu:
- Tra cứu sổ ra vào viện của Khoa
Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức từ tháng 1 - 2010 đến 6 - 2017,
lập danh sách BN gồm tên, tuổi, chẩn đoán
lâm sàng, ngày ra, vào viện.
- Tra mã bệnh án của từng BN tại Phòng
Hồ sơ lưu trữ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
theo Phân loại bệnh Quốc tế ICD 10.
- Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu phù hợp với
chỉ tiêu mới lấy vào nghiên cứu.
- Vào bệnh án theo mẫu đã thiết kế trước.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Các chỉ số siêu âm trước sinh: tình
trạng ối, giãn ruột
- Đặc điểm chung: tuổi, giới, cân nặng.
- Đặc điểm lâm sàng: bụng chướng,
sonde dạ dày, thụt đại tràng
- Hình ảnh X quang bụng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Trong số 81 BN TRNBS có 43 trẻ nam
(53,1%), 38 trẻ nữ (46,9%). Tỷ lệ nam/nữ
1,13.
Tuổi thai nhỏ nhất 33 tuần, già nhất
41 tuần. Đẻ thiếu tháng (< 37 tuần): 44 BN
(54,3%), đủ tháng (37 - 41 tuần): 37 BN
(45,7%). Kết quả này tương tự nhiều
nghiên cứu trong nước và thế giới [3, 7, 8].
BN vào viện sớm nhất 4 giờ tuổi, muộn
nhất 140 giờ. Trung bình: 26,6 ± 23,5 giờ.
Vào viện trước 24 giờ tuổi 79%, sau 24 giờ
tuổi 21%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu
của Nguyễn Kỳ Minh (2002). Điều này được
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
96
lý giải là do sự phát triển của siêu âm chẩn
đoán trước sinh [3]. Chẩn đoán sớm và vào
viện sớm sẽ hạn chế các biến chứng như:
mất nước, viêm phổi do trào ngược.
Để tiên lượng khả năng sống của bệnh
nhi sau mổ, Nixon và Tawas [9] chia bệnh
nhi thành 3 nhóm dựa vào cân nặng và
các dị tật phối hợp:
- Nhóm A: cân nặng khi đẻ 2.500 g và
không có các dị tật quan trọng phối hợp.
- Nhóm B: cân nặng khi đẻ 1.800 - 2.500 g
hoặc có các dị tật phối hợp ở mức độ
trung bình.
- Nhóm C: cân nặng khi đẻ < 1.800 g
hoặc phối hợp với các dị tật nghiêm trọng.
Trẻ có trọng lượng khi sinh thấp nhất
1.500 g, cao nhất 4.100 g, trung bình 2730 ±
618 g. Phân loại trọng lượng bệnh nhi
theo Nixon và Tawes: loại A: 45 BN
(55,6%), B: 29 BN (35,8%), C: 7 BN (8,6%).
Kết quả này khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với các nghiên cứu khác [7, 8].
2. Siêu âm chẩn đoán trước sinh.
Tất cả BN trong nghiên cứu (100%)
đều được siêu âm trước sinh tại các cơ
sở khác nhau. Siêu âm sản khoa bắt đầu
đưa vào Việt Nam từ những năm 90 và
ngày càng phát triển. Nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Liêm thực hiện năm 1996,
không có trường hợp nào được siêu âm
trước sinh [2]. Nguyễn Kỳ Minh (2000)
[3]: 8/54 trường hợp được siêu âm.
Hồng Quý Quân (2010): 100% trẻ được
siêu âm trước sinh [5].
Siêu âm an toàn cho thai, trong vài
thập niên gần đây, nhiều thử nghiệm và
nghiên cứu trực tiếp cho thấy siêu âm
không gây hậu quả xấu cho thai và cũng
chưa xác định được nguy cơ cho mẹ và
thai. Nhiều thử nghiệm lớn về sự an toàn
của siêu âm, không thấy sự khác biệt về
phát triển thể chất, thần kinh và tâm lý ở
những trẻ được theo dõi liên tục 12 năm.
Do đó, cho tới nay siêu âm vẫn được coi
là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thai
an toàn nhất. Siêu âm trong sản khoa sử
dụng sóng siêu âm cao tần để truyền hình
ảnh thực, sống động trong tử cung giúp
thầy thuốc có thể nhìn thấy thai, nhau thai
và túi ối. Siêu âm không sử dụng tia X
hay các kiểu bức xạ khác có thể gây hại
cho thai [11].
Bảng 1: Liên quan cơ sở làm siêu âm và kết quả.
Kết luận của siêu âm
Cơ sở
Tắc ruột Theo dõi giãn ruột
Bình
thường n Tỷ lệ (%)
Bệnh viện Sản C 20 2 0 22 27,2
Bệnh viện tỉnh 22 2 4 28 34,5
Bệnh viện huyện 6 6 3 15 18,5
Phòng khám tư 14 1 1 16 19,8
Tổng 62 11 8 81 100
Tỷ lệ (%) 76,5 13,6 9,9 100
Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Vũ Hồng Tuân (2013) khi tỷ lệ siêu
âm thai phát hiện tắc ruột ở bệnh viện tuyến dưới còn nhiều hạn chế [5].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
97
Bảng 2: Các dấu hiệu trên siêu âm trước sinh.
Dấu hiệu trên siêu âm n = 73 Tỷ lệ (%)
Đa ối 39 53,4
Bình thường 34 46,6
Tình trạng ối
Thiểu ối 0 0
Bóng đôi dạ dày 2 2,7
Dịch ổ bụng, nang giả 8 11,0
Có 39 53,4
Ruột tăng âm, tăng nhu động
Không 34 46,6
Vôi hóa trong ổ bụng 10 13,7
Xương đùi ngắn 1 1,4
Dị tật tim mạch 1 1,4
Tỷ lệ gặp đa ối ở siêu âm trước sinh là 53,4%. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo từng báo
cáo [3, 7]. Sự khác biệt giữa tỷ lệ đa ối ở mẹ giữa trẻ thiếu tháng và đủ tháng có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này hoàn toàn phù hợp, theo nhiều tác
giả thai thiếu tháng là hậu quả của đa ối. Nguyên nhân là do đa ối gây áp lực buồng tử
cung cao hơn, tăng co bóp tử cung, dẫn đến dễ đẻ non.
Các dấu hiệu gợi ý tắc ruột khác trên siêu âm như: quai ruột giãn, tăng nhu động
Trong nghiên cứu này, 90,1% thấy dấu hiệu quai ruột giãn trên siêu âm. Thông thường,
nếu có hình ảnh bóng đôi dạ dày trên siêu âm trước sinh, thường chẩn đoán tắc tá
tràng. Tuy nhiên, các trường hợp này mổ ra là tổn thương ruột non gần góc Treitz.
11% trường hợp nghi có dịch ổ bụng hay viêm phúc mạc hình thành nang giả.
Ngoài ra, các dị tật phối hợp về tim mạch, thần kinh, tiết niệu có thể phát hiện trên
siêu âm thai. Trong nghiên cứu, 1 trường hợp xương đùi ngắn và 1 trường hợp thông
liên thất.
Bảng 3: Liên quan giữa siêu âm trước sinh và vị trí tổn thương.
Vị trí tổn thương
Siêu âm trước sinh
Hỗng tràng gần Treitz Hỗng tràng Hồi tràng Tổng
Có 11 20 8 39
Đa ối, nhiều ối
Không 6 15 21 42
Tình trạng đa ối, nhiều ối ở mẹ gặp ở tất cả nhóm tổn thương. So sánh tỷ lệ gặp
đa ối, nhiều ối ở mẹ khi mang thai giữa các nhóm tổn thương thấy khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Khi gộp nhóm tổn thương gần góc Treitz và nhóm
tổn thương hỗng tràng thấy tỷ lệ mẹ đa ối, nhiều ối ở nhóm tổn thương hỗng tràng cao
hơn nhóm hồi tràng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
98
Mỗi ngày thai nhi nuốt vào khoảng 500 -
700 ml dịch ối, một cơ chế quan trọng
trong điều hoà thể tích nước ối. Đa ối xảy
ra khi tắc nghẽn lưu thông ruột, đặc biệt
tắc cao của ống tiêu hoá [4, 11]. Kimble
nghiên cứu 80 bệnh nhi tắc ruột thấy
đa ối ở mẹ khi có thai với 100% teo thực
quản, 80% teo tá tràng loại I, 100% teo
tá tràng loại III và 24% teo hỗng hồi tràng
[12].
Teo ruột non có thể xảy ra từ góc
Treitz đến góc hồi manh tràng. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tình trạng đa ối ở mẹ
gặp tất cả các nhóm tổn thương. Tắc ruột
càng cao, càng gần góc Treitz, tỷ lệ gặp
đa ối càng cao [5].
Do vậy, khi mẹ bị đa ối, nên cảnh giác
khả năng tắc ruột của thai nhi, đặc biệt là
tắc ruột cao.
3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán tắc ruột luôn dựa vào các
dấu hiệu kinh điển trên lâm sàng: nôn, bí
trung đại tiện, bụng chướng, quai ruột nổi,
rắn bò, thăm trực tràng rỗng không có
phân và dấu hiệu mức nước hơi trên
X quang bụng không chuẩn bị. Nhờ có
siêu âm trước sinh đã giảm tỷ lệ trẻ nhập
viện muộn, không đợi các triệu chứng tắc
ruột là nôn và không ỉa mới đưa vào viện.
Các trường hợp nhập viện sau 24 giờ
thường gặp ở BN không có chẩn đoán
trước sinh. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so
với các nghiên cứu trước [1, 2, 3]. Tùy theo
vị trí tắc ruột mà nôn xuất hiện ở những
thời điểm khác nhau. Trong teo ruột, thường
nôn dịch xanh hoặc dịch vàng, vì vị trí tắc
ở dưới bóng Vater, hậu quả của nôn là
mất nước, điện giải, giảm cân và đặc biệt
là gây viêm phổi do hít chất nôn làm tình
trạng bệnh nhi trầm trọng hơn.
Bảng 4: Các biểu hiện lâm sàng.
Triệu chứng n Tỷ lệ (%)
Sonde dạ dày dịch vàng hoặc xanh 81 100
Không ỉa 76 93,8
Thượng vị 20 24,7
Toàn bụng 56 69,1 Chướng bụng
Không chướng 5 6,2
Kết thể nhày trắng hoặc
không có phân su
71 87,7 Thăm
trực
tràng Có phân su 10 12,3
Có mất nước 24 29,6
Vàng da 5 6,2
Biểu hiện lâm sàng của trẻ: tất cả trẻ
sau vào viện đều được đặt sonde dạ dày,
100% đều có dịch vàng hoặc dịch xanh.
Đặt sonde dạ dày ngoài tác dụng theo dõi
và chẩn đoán còn có tác dụng điều trị dự
phòng, ngăn không cho trẻ nôn trớ. Theo
các nghiên cứu [7], nguyên nhân chủ yếu
gây tử vong ở trẻ sơ sinh có dị tật tiêu hóa
là viêm phổi do trào ngược. 29,6% BN
nhập viện có dấu hiệu mất nước từ nhẹ
đến vừa. Vàng da ghi nhận ở 5 BN (6,2%).
Không có trường hợp nào vào viện có
dấu hiệu sốt hay tụt nhiệt độ. Trẻ nhập
viện sớm sẽ hạn chế mất nước do không
bú và nôn trớ. 93,8% trẻ không ỉa, dấu hiệu
chướng bụng gặp 93,8% trường hợp.
Chậm đào thải phân su là triệu chứng gợi
ý trẻ sơ sinh bị dị tật tiêu hóa. Bình thường,
trẻ đi phân su ngay sau những giờ đầu ra
đời, nhiều về số lượng, quánh đặc về mật
độ và xanh đen về màu sắc. Sau 24 giờ
chưa thấy phân su hoặc chỉ đại tiện một ít
chất nhày trắng đục hoặc kết thể phân su
phải nghĩ đến tắc ruột. Trong TRNBS, trẻ có
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
99
thể ỉa phân su bình thường, chậm hoặc
không ỉa phân su hoặc chỉ ỉa một ít chất
nhày trắng. Trong nghiên cứu, tất cả BN
đều được thăm trực tràng (100%), tỷ lệ
không có phân hay có kết thể nhày trắng
87,7%. Các trường hợp có phân su (12,3%),
chúng tôi lý giải đó là tắc không hoàn toàn
hoặc hiện tượng teo ruột xảy ra muộn.
Thăm trực tràng là một nguyên tắc trong
thăm khám tắc ruột sơ sinh, phương pháp
này không những giúp phát hiện dị tật
hậu môn - trực tràng mà còn giúp phân
biệt một số nguyên nhân gây tắc ruột trẻ
sơ sinh: teo hậu môn - trực tràng, hội chứng
nút phân su, bệnh Hirschsprung... [5].
Thăm trực tràng ở trẻ sơ sinh tiến hành với
sonde nelatone: nếu sonde chỉ vào 2 - 3 cm,
không có phân su ra có thể nghĩ đến teo
trực tràng, sonde vào sâu, có phân su ra
có thể nghĩ đến giãn đại tràng bẩm sinh,
sonde vào sâu, không có phân su ra hay
có kết thể nhày trắng thì nghĩ đến tắc ruột
ở cao [8].
Bảng 5: Kết quả X quang thường.
Hình ảnh trên phim
X quang
n Tỷ lệ
(%)
Nhiều mức nước - hơi 20
3 mức nước - hơi 27
2 mức nước - hơi 19
Mức
nước hơi
ruột non
1 mức nước - hơi 6
88,9
Quai ruột non giãn đơn thuần
không kèm mức nước hơi
6 7,4
Hơi ở phần thấp 0 0
Ổ bụng mờ 5 6,2
Liềm hơi dưới hoành 1 1,2
Vôi hoá trong ổ bụng 1 1,2
Xẹp phổi 1 1,2
Tất cả các trường hợp đều được chụp
X quang thường trước mổ. Trong đó,
72 trường hợp (88,9%) có mức nước hơi
trong lần chụp đầu tiên.
Bảng 6: Mối liên quan mức nước hơi
và tổn thương.
Số mức nước hơi X quang
Tổn thương
trong mổ
1 2 3 Nhiều
Tổng
Hỗng tràng sát Treitz 4 3 1 0 8
Hỗng tràng 2 11 11 8 32
Hồi tràng 0 5 15 12 32
Tổng 6 19 27 20 72
Xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản đầu
tiên để chẩn đoán tắc ruột là chụp X quang
bụng không chuẩn bị, hình ảnh kinh điển
là mức nước hơi, ngoài ra còn có hình
ảnh giãn các quai ruột. Việc lựa chọn thời
điểm chụp rất quan trọng, đặc biệt các
trường hợp có chẩn đoán trước sinh,
được nhập viện sớm, chúng tôi thường
chụp sau khoảng 6 giờ tuổi, do thời gian
lưu thông của hơi dịch trong lòng ruột
khoảng 6 - 8 giờ [4]. Trong nghiên cứu,
tất cả các trường hợp (100%) đều được
chụp X quang bụng trước mổ. 88,9% trường
hợp có mức nước hơi trên X quang.
7,4% trường hợp trên phim đọc thấy hình
ảnh quai ruột giãn đơn thuần mà không
có mức nước hơi. Không thấy có phim nào
có hơi ở phần thấp (đại tràng). Ghi nhận
có 6 phim (6,2%) ổ bụng mờ, chứng tỏ
chứa nhiều dịch. 1 trường hợp chụp lên thấy
có liềm hơi dưới hoành 2 bên. 1 trường
hợp phát hiện xẹp phổi trái trên X quang.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
100
Hình 2: Hình ảnh mức nước hơi,
BN Hoàng Minh Ng,
ngày mổ ngày 15 - 3 - 2011.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 81 bệnh nhi mổ TRNBS
tại Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức từ 1 - 2010 đến 6 - 2017,
chúng tôi nhận thấy phần lớn trẻ được
chẩn đoán sớm nhờ sự phát triển của
siêu âm trước sinh, điều này có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý BN sau sinh.
Sau đẻ, hình ảnh mức nước hơi trên X
quang luôn là dấu hiệu quan trọng trong
chẩn đoán tắc ruột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đức. Teo ruột non. Phẫu
thuật bụng ở sơ sinh và trẻ em. 1989, tập 1,
tr.46-52.
2. Nguyễn Thanh Liêm N.X.T. Phân tích
kết quả điều trị teo ruột sơ sinh. Y học thực
hành. 1993, 170 (4), tr.6-10.
3. Nguyễn Kỳ Minh. Nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị teo ruột non bẩm sinh bằng kỹ thuật
nối ruột tận-tận sau khi tạo hình nhỏ bớt đầu
trên. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học
Y Hà Nội. 2002.
4. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội.
Bài giảng Nhi khoa. Hà Nội. Nhà xuất bản
Y học. 2010, tập 1.
5. Vũ Hồng Tuân. Nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị teo ruột non bẩm sinh tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Tốt nghiệp nội
trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
6. Chang W.T, Chen H.C, Peng H.C.
Jejunoileal atresia in neonates. Zhonghua Yi
Xue Za Zhi (Taipei). 1995, 56 (1), pp.36-39.
7. Dalla Vecchia L.K et al. Intestinal atresia
and stenosis: A 25-year experience with
277 cases. Arch Surg. 1998, 133 (5), pp.490-496;
discussion 496-497.
8. Grosfeld J.L. Jejunoileal atresia and
stenosis. 6 ed. Pediatric Surgery. Vol II. Year
book medical publisher: Chicago. 2006,
pp.1269-1289.
9. Nixon H.H, Tawes R. Etiology and treatment
of small intestinal atresia: Analysis of a series of
127 jejunoileal atresias and comparison with 62
duodenal atresias. Surgery. 1971, 69 (1), pp.41-51.
10. Sato S et al. Jejunoileal atresia: A 27-year
experience. J Pediatr Surg. 1998, 33 (11),
pp.1633-1635.
11. Phelps S et al. Prenatal ultrasound
diagnosis of gastrointestinal malformations.
J Pediatr Surg. 1997, 32 (3), pp.438-440.
12. Kimble R.M, Harding J, Kolbe A.
Additional congenital anomalies in babies with
gut atresia or stenosis: When to investigate,
and which investigation. Pediatr Surg. 1997,
12 (8), pp.565-570.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_benh_nhi_teo_ruot_non_bam_sinh_tai_benh_vien_huu_nghi_viet_duc_gia.pdf