Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não

Tài liệu Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 114 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CỤC CỦA NHỒI MÁU TIỂU NÃO Mã Hoa Hùng*, Cao Phi Phong** TÓM TẮT Mở đầu: Nhồi máu tiểu não chỉ chiếm 3% đột quị, nhưng sự phù nề gây chèn ép thân não, dãn não thất có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy vậy, đặc thù vị trí tổn thương, loại sang thương có thể có những yếu tố tiên lượng riêng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não. Khảo sát mối liên quan giữa dịch tễ học, yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng, hình ảnh học và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở thời điểm 1 tháng sau xuất viện. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca các bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/2016 đến 07/2016. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân, tuổi trung bình 66,79, nam...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 114 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CỤC CỦA NHỒI MÁU TIỂU NÃO Mã Hoa Hùng*, Cao Phi Phong** TÓM TẮT Mở đầu: Nhồi máu tiểu não chỉ chiếm 3% đột quị, nhưng sự phù nề gây chèn ép thân não, dãn não thất có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy vậy, đặc thù vị trí tổn thương, loại sang thương có thể có những yếu tố tiên lượng riêng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não. Khảo sát mối liên quan giữa dịch tễ học, yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng, hình ảnh học và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở thời điểm 1 tháng sau xuất viện. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca các bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/2016 đến 07/2016. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân, tuổi trung bình 66,79, nam chiếm 64%. Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp 87%, đái tháo đường 31%, hút thuốc lá 35,9%, tiền căn đột quị hay cơn thoáng thiếu máu não 18%, rối loạn lipide máu 53,8%, hẹp 2 lá 2,6%; rung nhĩ 10,3%; block AV độ III 2,6%. Triệu chứng lâm sàng: Tri giác bệnh nhân lúc nhập viện phần lớn chỉ suy giảm nhẹ điểm GCS: 15 – 14 điểm 87,2%. Độ nặng đột quỵ lúc nhập viện phần lớn nhẹ và trung bình: NIHSS 0 - 4 điểm 44%, NIHSS 5 - 14 điểm 41%. chóng mặt 74,4%, nôn ói 59%, đau đầu 53,8%, thất điều 74,4%, nói khó 76,9%, nuốt sặc 41%, rung giật nhãn cầu 28,2%. Những triệu chứng này có liên quan kết cục phục hồi tốt của bệnh. Kết cục lúc ra viện hồi phục trong sinh hoạt không cần sự trợ giúp (mRS 3) ở thời điểm xuất viện là 53,8% và 1 tháng sau xuất viện 64,1%. Kết cục xấu: không hồi phục, cần trợ giúp hoàn toàn trong sinh hoạt, nằm liệt giường hay tử vong, lúc xuất viện là 46,2% và 1 tháng sau xuất viện là 35,9%. Kết luận: Thang điểm GCS lúc nhập viện càng cao, thang điểm NIHSS càng thấp phục hồi chức năng 1 tháng sau xuất viện càng tốt. Nhóm nhồi máu tiểu não không có nuốt sặc cho kết quả phục hồi chức năng tốt tại thời điểm 1 tháng sau xuất viện. Từ khóa: nhồi máu tiểu não ABSTRACT CLINICAL FEATURES AND RELATIVE FACTORS TO THE OUTCOME OF CEREBELLAR INFARCTION Ma Hoa Hung, Cao Phi Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 114 - 119 Background: Cerebellar infarction accounts for only 3%. Swelling causing brainstem compression, ventricular dilatation can be life-threatening patient. However, specific lesion location, lesion types may have prognostic factors separately. Objectives: Describe clinical characteristics, sub-clinical and outcomes of cerebellar infarction patients. Surveying the association between epidemiology, vascular risk factors, clinical, imaging and cerebellar infarction outcomes at a month after discharge. * Bệnh viện Nhân Dân 115, ** Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Mã Hoa Hùng ĐT: 0988885097 Email: drhhma@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 115 Method: Descriptive case series of patients with cerebellar infarction, at Nhan Dan 115 hospital from 01/2016 115 to 07/2016. Statistical analysis is done with the software SPSS 16.0 for window. Results: Total 39 patients, mean age was 66.79 years, male ratio was 64%. The risk factors: hypertension rate was 87%, diabetes rate was 31%, smoking rate was 35.9%, history of stroke or transient ischemic attack rate was 18%, hyperlipidemia rate was 53.8%, 2.6% of heart valve disease; 10.3% of atrial fibrillation; AV block III of 2.6%. Clinical symptoms: at most admission perception slight decline GCS score: 15-14 points 87.2%, Stroke severity at admission mild and moderate majority: 44% NIHSS 0 -4 points, 41% NIHSS 5-14 points. Dizziness 74.4%, vomiting 59%, headache 53.8%, 74.4% ataxia, speech 76.9%, 41% choke swallow, nystagmus 28.2%. These symptoms related good outcomes of cerebellar infraction. Recovery in activity without the help (mRS ≤ 3), at the time of hospital discharge was 53.8%, and a month after discharge 64.1%. Adverse outcomes irreversible, absolutely need assistance in daily life, bedridden or death, was 46.2% at discharge and a month after discharge was 35.9%. Conclusion: Higher admission GCS scale, lower NIHSS scale rehabilitation a month after discharge as possible. Cerebellar infarction group no choke swallowing result possible rehabilitation at a month after discharge. Key words: cerebellar infarction ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu não là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 3 và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong trên toàn thế giới(2). Nhồi máu tiểu não chỉ chiếm 3% đột quị, nhưng sự phù nề gây chèn ép thân não, dãn não thất có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài những can thiệp như điều trị tiêu sợi huyết, chăm sóc tại đơn vị đột quị, phục hồi chức năng đóng một vai trò quan trọng trong kết cục của đột quị nhồi máu não, đối với nhồi máu tiểu não có tác giả cho rằng phẫu thuật khẩn cấp vùng hố sau khi bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thân não có thể cứu sống bệnh nhân. Và đây là một trong những nguyên nhân tử vong của nhồi máu não có thể tránh được. Một loạt yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng đột quị như: tuổi, mức độ nghiêm trọng của đột quị, cơ chế đột quị, vị trí nhồi máu, triệu chứng lâm sàng, bệnh lý kèm theo, và các biến chứng liên quan đã được nghiên cứu. Tuy vậy, đặc thù vị trí tổn thương, loại sang thương có thể có những yếu tố tiên lượng riêng. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu nhồi máu não thuộc hệ tuần hoàn sau chưa có nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý nhồi máu tiểu não. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não” với những mục tiêu như sau: -Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não. -Khảo sát mối liên quan giữa dịch tễ học, yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng, hình ảnh học và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở thời điểm 1 tháng sau xuất viện. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do nhồi máu tiểu não là bệnh ít gặp hơn so với nhồi máu ở bán cầu đại não, nên chúng tôi chỉ có thề thực hiện nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân có nhồi máu tiểu não nhập viện khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não bệnh viện Nhân Dân 115 trong khoảng thời gian 01/2016 đến 07/2016. Với tiêu chuẩn chọn bệnh là: bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhồi máu tiểu não xảy ra trong vòng 7 ngày và có bằng chứng tổn thương tiểu não bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não. Hoặc những bệnh nhân có nhồi máu tiểu não mới kèm tổn thương mới ở những vị trí khác, kết quả do bác sĩ hình ảnh học đọc. Đồng ý và ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân nhồi máu tiểu não >7 ngày, tất cả những trường hợp lâm sàng nghi ngờ nhồi máu tiểu não nhưng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 116 không được khảo sát hình ảnh học não, huyết khối tĩnh mạch não, xuất huyết tiểu não, bệnh nhân có bệnh lý thần kinh hoặc bệnh lý khác trước đó có thể làm đánh giá sai mức độ tổn thương thần kinh hoặc mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân không liên lạc được sau xuất viện. Bệnh nhân được thu thập các thông tin hành chính, tiền căn, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học, xét nghiệm cận lâm sàng, đánh thang điểm NIHSS trong vòng 24 – 48 giờ sau nhập viện. Bệnh nhân được theo dõi điều trị theo đúng phác đồ của bệnh viện và quyết định của bác sĩ điều trị. Đánh giá thang điểm mRS lúc xuất viện và sau 1 tháng kể từ ngày xuất viện (30 ngày ± 5). Nghiên cứu viên gọi điện phỏng vấn bệnh nhân hoặc người thân. Hoặc thăm khám trực tiếp nếu bệnh nhân có tái khám tại khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não. Số liệu được xử lí và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến định lượng được mô tả dạng số trung bình và độ lệch chuẩn, các biến định tính được mô tả dạng tần số và tỉ lệ phần trăm. Tiến hành phân tích đơn biến nhằm tìm mối liên quan đơn biến với biến phụ thuộc. Với biến định tính: dùng phép kiểm χ2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher (khi số ô có tần suất mong đợi < 5 nhiều hơn 20% hoặc khi giá trị mong đợi nhỏ nhất < 1). Với biến định lượng: dùng phép kiểm t-Student (có so sánh phương sai). Mức p có ý nghĩa cho mọi trường hợp là < 0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 07 năm 2016 có 39 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu tiểu não thỏa tiêu chuẩn chọn vào, tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu có 25 nam (64,1%) 14 nữ (chiếm 35,9%). 90% thuận tay phải, tuổi trung bình 66,79 ±11,85, nhỏ nhất 47 tuổi, lớn nhất 92 tuổi. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ mạch máu Bảng 1: Đặc điểm yếu tố nguy cơ mạch máu. Các yếu tố nguy cơ Tần số Tần suất (%) Hút thuốc lá 14 35,9% Tiền sử đột quị hoặc cơn thoáng thiếu máu não 7 18% Tăng huyết áp 34 87% Đái tháo đường 12 31% Bệnh lý tim Rối loạn nhịp 5 12,9% Hẹp 2 lá 1 2,6% Rối loạn lipide máu 21 53,8% Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng. Đặc điểm lâm sàng Tần số Tần suất (%) Ý thức GCS ≥ 14 34 87,2% GCS <14 5 12,8% Chóng mặt 29 74,4% Nôn ói 23 59% Đau đầu 21 53,8% Thất điều 29 74,4% Rối loạn dáng đi 18 46,2% Nuốt sặc 16 41% Kết quả hình ảnh phân bố tổn thương trong mẫu nghiên cứu được khảo sát như sau: tổn thương khu trú ở tiểu não 23 ca chiếm tỉ lệ 59%. Tổn thương tiểu não kết hợp hành não: có 3 ca chiếm tỉ lệ 7,7%. Tổn thương tiểu não kết hợp cầu não: có 5 ca chiếm tỉ lệ 12,8%, Tổn thương tiểu não kết hợp từ 3 vị trí trở lên: có 8 ca, chiếm tỉ lệ 20,5%. Thương tổn ở tiểu não có 56,4% bệnh nhân là tổn thương đa ổ. 43,6% là ổ tổn thương đơn độc. Có 9 ca tổn thương thuộc vùng phân bố ĐMTNT (SCA) chiếm 23,1%. 29 ca tổn thương thuộc phân bố ĐMTNSD (PICA) chiếm 74,4%. 1 ca thuộc vùng giáp ranh 2,6%. Trong mẫu có 13 bệnh nhân được xác nhận có cơ chế đột quỵ là bệnh mạch máu lớn chiếm tỉ lệ 33,3%. 21 bệnh nhân thuộc cơ chế bệnh mạch máu nhỏ chiếm tỉ lệ 53,8%. Chỉ 5 bệnh nhân thuộc cơ chế thuyên tắc từ tim chiếm 12,8%. Không có bệnh nhân thuộc cơ chế chưa xác định và cơ chế không xác định. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 117 Đặc điểm kết cục Bảng 3: Đặc điểm kết cục. Kết cục Lúc xuất viện Tỉ lệ (%) Sau 1 tháng Tỉ lệ (%) Kết cục tốt (mRS: 0 – 3) 21 53,8% 25 64,1 Kết cục xấu (mRS: 4 – 6) 18 46,2% 14 35,9 Mối liên quan giữa dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục Bảng 4: Bảng phân tích đơn biến mối liên quan giữa dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục. Biến số mRS 1 tháng sau xuất viện Tổng χ 2 P Kết cục tốt Tỉ lệ (%) Kết cục xấu Tỉ lệ (%) Giới Nam 20 80 5 35,7 25 7,649 0,006 Nữ 5 20 9 64,3 14 Rối loạn tri giác GCS từ 15 – 14 25 100 9 64,3 34 10,242 0,001 GCS < 14 0 0 5 35,7 5 NIHSS nhập viện Nhẹ 0- 4 16 64 1 7,1 17 14,05 0,003 Trung bình 5 -14 8 32 8 57,1 16 Nặng 15 -25 1 4 4 28,6 5 Rất nặng >25 0 0 1 7,1 1 Chóng mặt Không 3 12 7 50 10 6,797 0,009 Có 22 88 7 50 29 Thất điều Không 3 12 7 50 10 6,797 0,009 Có 22 88 7 50 29 Rối loạn dáng đi Không 17 68 4 28,6 21 5,614 0,018 Có 8 32 10 71,4 18 Nuốt sặc Không 20 80 3 21,4 23 12,725 0,00 Có 5 20 11 78,6 16 Chèn ép não thất Không 16 64 13 92,9 29 3,92 0,048 Có 9 36 1 7,1 10 Cơ chế đột quị Bệnh mạch máu lớn 3 12 10 71,4 13 14,32 0,001 Thuyên tắc từ tim 4 16 1 7,1 5 Bệnh mạch máu nhỏ 18 72 3 21,4 21 BÀN LUẬN Trong mẫu nghiên cứu có 25 nam (64,1%) chiếm ưu thế hơn so với nữ 14 (chiếm 35,9%). So với những nghiên cứu nhồi máu ở những vị trí khác tiểu não tỉ lệ này cũng cho kết quả tương tự. Như nghiên cứu của các tác giả: Kao HL. và cs (2007)(4) tỉ lệ nam giới chiếm 90% trong nghiên cứu tắc động mạch cảnh trong, hoặc tác giả Kuroda S và cs(8) cũng có tỉ lệ nam giới chiếm 75,3%. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ mạch máu Tỉ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi (35,9%) gần tương đương với các nghiên cứu khác trên thế giới như(4,11). Yếu tố này được cho là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh lý mạch máu, nhồi máu não và tim mạch. Nghiên cứu Framingham khẳng định hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị đột quị lên 1,8 lần sau khi đã kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 7/39 bệnh nhân ghi nhận có cơn thoáng thiếu máu hoặc từng bị đột quị não trước đó chiếm tỉ lệ 18%. Và không có mối liên quan có nghĩa về mặt thống kê với kết cục lâm sàng p = 0,656 > 0,05. Theo Kumral E., Macdonell R.A., Kase, Chaves C.J(1,5,6,7,9) những tác giả này cũng đưa ra ý kiến: có khoảng 22% bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua của tuần hoàn sau xảy ra trước nhồi máu tiểu não. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 118 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Chóng mặt, rung giật nhãn cầu là những triêu chứng thường gặp trong nhồi máu tiểu não. Nhân tiền đình và các đường dẫn truyền liên hệ với cấu trúc vận nhãn như phản xạ mắt - tiền đình, và phần tiền đình của tiểu não tạo nên một đơn vị chức năng khó tách biệt. Bệnh nhân với bất thường hệ thống tiền đình thường có những rối loạn thị giác liên quan đến bất thường của phản xạ mắt - tiền đình. Đặc điểm kết cục Nếu xét kết cục tốt (mRS 0 -3) và kết cục xấu (mRS 4 – 6) thì sau 1 tháng xuất viện tỉ lệ kết cục tốt là 64,1 % cao hơn nhóm kết cục xấu là 35,9%. Như vậy nhìn chung nhồi máu tiểu não có kết cục tốt nhiều hơn xấu. Điều này cũng được tác già Zhi Xu Ng của Đại Học Quốc Gia Singapore trong nghiên cứu so sánh kết cục 79 ca gồm nhồi máu và xuất huyết não nhận xét kết cục lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu tiểu tốt hơn xuất huyết não(10). Mối liên quan giữa dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và kết cục phục hồi chức năng trên lâm sàng. Tuy nhiên, qua khảo cứu y văn chúng tôi nhận thấy tác giả Lê Tự Phương Thảo trong nghiên cứu đối tượng nhồi máu tuần hoàn sau cho rằng không có mối liên quan giữa giới tính và hồi phục chức năng sau đột quị(8). Nhưng tác giả George Howard, M.S. và cộng sự lại có nhận xét rằng dường như có mối liên quan giữa giới tính và kết cục ở bệnh nhân nhồi máu não(3). Khi phân tích mối liên quan chúng tôi, nhận thấy số bệnh có bệnh mạch máu lớn có kết cục phục hồi chức năng kém sau 1 tháng cao hơn (71,4%) so với nhóm thuyên tắc từ tim (7,1%) và nhóm bệnh nhân bệnh lý mạch nhỏ (21,4%). Ngược lại bệnh nhân có sự phục hồi chức năng tốt chiếm phần lớn là những bệnh nhân có bệnh mạch máu nhỏ (72%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 < 0,005. Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng như chóng mặt, thất điều chiếm tỉ lệ 88% ở nhóm bệnh nhân phục hồi tốt so với nhóm phục hồi kém sau 1 tháng. Tương tự tỉ lệ bệnh nhân không có triệu chứng nuốt sặc cũng cao hơn (80%) so với nhóm phục hồi chức năng kém. Điều này cho thấy rằng bệnh nhân nhồi máu tiểu não nếu có kèm theo những triệu chứng tổn thương thân não thì tiên lượng phục hồi chức năng sau 1 tháng sẽ kém hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh tương quan các triệu chứng nói trên đều cho kết quả p < 0,05. Hoặc dấu hiệu rối loạn tri giác, chúng tôi chia 2 nhóm GCS ≥14 và < 14 tức chỉ cần tri giác bệnh nhân có thay đổi nhẹ theo chiều hướng xấu trên lâm sàng, các số liệu thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa với p = 0,001. Trong nghiên cứu nhóm bệnh nhân phục hồi tốt đa phần có điểm NIHSS lúc nhập viện nhẹ 0 – 4 chiếm 64% trong khi đó nhóm bệnh nhân phục hồi kém phần lớn có điểm NIHSS > 5, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,003. Dấu hiệu chèn ép não thất IV ở nhóm bệnh nhân phục hồi tốt sau 1 tháng chiếm 36% nhiều hơn số lượng bệnh nhân có chèn ép não thất IV nhưng phục hồi kém 7,1% khi phân tích đơn biến cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm với giá trị p = 0,048. Tuy nhiên, dấu hiệu chèn ép não thất IV trên hình ảnh học là chỉ điểm xấu cho người thực hành lâm sàng chú ý theo dõi bệnh nhân, với kết quả như vậy chúng tôi nghĩ cần có những khảo sát sâu hơn ở những nghiên cứu sau. KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết cục Nhồi máu tiểu não thường nhất ở lứa tuổi 47 – 92. Tỉ lệ nam cao hơn so với nữ, Các yếu tố nguy cơ thường gặp là: từng bị đột quị hay cơn thoáng thiếu máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipide máu, bệnh tim. Triệu chứng lâm sàng thường gặp theo thứ tự: chóng mặt, nôn ói, đau đầu, thất điều, nói Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 119 khó, nuốt sặc, rung giật nhãn cầu. 59% bệnh nhân tổn thương khu trú ở tiểu não, 56,4% tổn thương đa ổ, 29 trường hợp thuộc phân bố PICA, 9 trường hợp thuộc SCA. Tri giác bệnh nhân lúc nhập viện phần lớn chỉ suy giảm nhẹ điểm GCS: 15 – 14 điểm, Độ nặng đột quị lúc nhập viện phần lớn nhẹ và trung bình: NIHSS 0 -4 điểm. Trong mẫu 33,3 % bệnh nhân bệnh mạch máu lớn, 53,8% bệnh mạch máu nhỏ, 12,8% thuyên tắc từ tim. Kết cục lúc ra viện hồi phục trong sinh hoạt không cần sự trợ giúp (mRS 3) 53,8% và 1 tháng sau xuất viện 64,1%. Kết cục xấu: không hồi phục, cần trợ giúp hoàn toàn trong sinh hoạt, nằm liệt giường hay tử vong, lúc xuất viện là 46,2% và 1 tháng sau xuất viện là 35,9%. Các yếu tố liên quan với kết cục tốt ở thời điểm 1 tháng sau xuất viện của nhồi máu tiểu não Thang điểm GCS lúc nhập viện càng cao, thang điểm NIHSS càng thấp tiên lượng phục hồi chức năng 1 tháng sau xuất viện càng tốt. Nhóm nhồi máu tiểu não không có nuốt sặc cho kết quả phục hồi chức năng tốt tại thời điểm 1 tháng sau xuất viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chaves CJ, Caplan LR, et al (1994). Cerebellar infarcts in the New England Medical Center Posterior Circulation Stroke Registry. Neurology: 1385-90. 2. Edwardson MA, Dromerick AW (2015). Ischemic Stroke Prognosis In Adults. UpTo Date 3. Howard G, Walker MD, et al (1986). Community hospital- based stroke programs: North Carolina, Oregon, and New York. III. Factors influencing survival after stroke: Proportional hazards analysis of 4219 patients. Stroke, 17:294-299 4. Kao HL, Lin MS, et al (2007). Feasibility of Endovascular Recanalization for Symptomatic Cervical Internal Carotid Artery Occlusion. J Am Coll Cardiol, 49: 765–771. 5. Kase CS, Norrving B, et al (1993). Cerebellar infarction: Clinical and anatomic observations in 66 cases. Stroke: 76-83. 6. Kumral E, Kisabay A, Ataç C (2005). Lesion patterns and etiology of ischemia in superior cerebellar artery territory infarcts. Cerebrovasc Dis:283-90 7. Kumral E, Kisabay A, Atac C, Calli C, Yunten N (2005). Spectrum of the posterior inferior cerebellar artery territory infarcts: Clinical-diffusion-weighted imaging correlates. Cerebrovasc Dis:370-80. 8. Kuroda S, Houkin K, et al (2001). Long-Term Prognosis of Medically Treated Patients With Internal Carotid or Middle Cerebral Artery Occlusion, Can Acetazolamide Test Predict It? Stroke, 32: 2110-2116. 9. Macdonell RA, Kalnins RM, Donnan GA (1987). Cerebellar Infarction: Natural History, Prognosis, and Pathology. Stroke, 18(5):849-55 10. Ng ZX, Yang WR, et al (2015). Cerebellar Strokes: A Clinical Outcome Review of 79 Cases. Singapore Med J: 145-149. 11. Paciaroni M, Balucani C, et al (2012). Systemic Thrombolysis in Patients With Acute Ischemic Stroke and Internal Carotid ARtery Occlusion, The ICARO Study. Stroke, 43: 125-130. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_ket_cuc_cua_nh.pdf
Tài liệu liên quan