Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016

Tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 271 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI MÔ KẼ TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2010 ĐẾN THÁNG 06/2016 Trần Thị Thùy Dung*, Trần Anh Tuấn*, Trịnh Hồng Nhiên*, Phan Hữu Nguyệt Diễm** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt ca về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ dưới 15 tuổi bị bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, chúng tôi nghiên cứu 65 trường hợp bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Có 52,3% trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,6/1. Triệu chứng lâm sàng đa dạng là ho kéo dài 92,3%, khò khè 46,2%, thở nhanh và rút lõm lồng ngực/co ké...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 271 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI MÔ KẼ TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2010 ĐẾN THÁNG 06/2016 Trần Thị Thùy Dung*, Trần Anh Tuấn*, Trịnh Hồng Nhiên*, Phan Hữu Nguyệt Diễm** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt ca về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ dưới 15 tuổi bị bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, chúng tôi nghiên cứu 65 trường hợp bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Có 52,3% trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,6/1. Triệu chứng lâm sàng đa dạng là ho kéo dài 92,3%, khò khè 46,2%, thở nhanh và rút lõm lồng ngực/co kéo liên sườn 96,9%, ran phổi 98,9%, suy hô hấp 96,9%, ngón tay dùi trống 6,2%, tím 24,6%. Có 13,8% tăng bạch cầu ái toan; trên HRCT ngực: 96,9% tổn thương mô kẽ lan tỏa (56,9% kính mờ, 53,9% dày vách, 12,3% lưới, 18,5% nốt, 6,2% nốt lưới, 3,1% xơ phổi dạng tổ ong), tổn thương mô kẽ khu trú 3,1%. Phân loại nhóm BPMK xác định được nguyên nhân 78,5% (gồm 6 nhóm sau: nhiễm khuẩn 30,8%, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan 13,8%, bệnh phổi hít mãn tính 12,3%, rối loạn chức năng surfactant 7,7%, bệnh do u tân sinh 9,2%, BPMK liên quan bệnh hệ thống 4,6%); 21,5% chưa tìm được nguyên nhân. Có 14 trẻ được sinh thiết phổi (7 trẻ VPMK lympho bào, 4 trẻ VPMK không đặc hiệu, 2 trẻ VPMK dạng bong tróc, 1 trẻ xơ hóa phổi tự phát). Có 86,2% được hỗ trợ hô hấp, kháng sinh 100%, corticoids 41,5%, ức chế miễn dịch 6,2%. 38/65 trẻ xuất viện, 11/65 trẻ chuyển viện, 9/65 trẻ nặng xin về, 7/65 trẻ tử vong. Kết luận: Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay hặp nhất ở trẻ BPMK. Cân nhắc làm sinh thiết phổi sớm hơn để có hướng điều trị kịp thời hơn. Cần tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu và phạm vi lớn hơn để nhằm xác định nguyên nhân được đầy đủ, từ đó xây dựng lưu đồ tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân của BPMK ở trẻ em. Từ khóa: bệnh phổi mô kẽ. ABSTRACT CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF INTERSTITIAL LUNG DISEASE IN CHILDREN AND IT’S TREATMENT RESULT AT RESPIRATORY DEPARTMENT IN CHILDREN’S HOSPITAL No1 FROM JUNE 2010 TO JUNE 2016 Tran Thi Thuy Dung, Tran Anh Tuan, Trinh Hong Nhien, Phan Huu Nguyet Diem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 271 - 277 Objectives: To describe the clinical and paraclinical characteristics of interstitial lung disease (ILD) in children and it’s treatment result at Respiratory Department in Children’s Hospital No1. Materials and method: We performed the descriptive cases series study of the clinical and paraclinical characteristics of ILD and it’s treatment result in children aged under 15 with ILD at Respiratory Department in Children Hospital No1 from June 2010 to June 2016. * Bệnh viện Nhi đồng 1, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thùy Dung ĐT: 0935545131 Email: dungttt04@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 272 Results: We enrolled 65 children with ILD at Respiratory Department in Children’s Hospital No1 from June 2010 to June 2016. There were 52.3% cases under 2 years old and male/female ratio was 1.6/1. Clinical manifestations are variable including persistent cough (92.3%), wheezing (46.2%), tachypnea and chest wall recession/ intercostal retraction (96.9%), rales (98.9%), respiratory distress (96.9%), clubbing (6.2%), cyanosis (24.6%). Eosinophilia was encountered in 13.8% of cases. On thoracic high resolution computed tomography (HRCT): 96.9% diffuse interstitial lesions (56.9% frosted glass, 53.9% wall thickness, 12.3% reticular lesions, 18.5% nodular lesions, 6.2% reticulonodular lesions, 3, 1% honeycomb fibrosis) and 3.1% local interstitial lesions. They were classified as ILD of known causes 78.5% including 6 groups: 30.8% infections, 13.8% eosinophilia pulmonary disease, 12.3% chronic aspiration pneumonia, 7.7% disorder of surfactant function, 9.2% neoplasm, 4.6% ILD associated with systemic diseases and ILD of unknown causes 21.5%. There was 14 cases of lung biopsy consisting of lymphocytic interstitial pneumonia (7 cases), nonspecific interstitial pneumonia (4 cases), desquamative interstitial pneumonia (2 cases), idiopathic pulmonary fibrosis (1 case). There were 86.2% of requiring respiratory support, using antibiotics 100%, using corticosteroids 41.5% and immunosuppressive drugs 6.2%. There were 38 among 65 cases discharged, 11 among 65 cases transferred, 9 among 65 cases were severe that their parents ask to stop treatment, 7 among 65 cases died. Conclusions: Infection is the most common cause of ILD in children. Lung biopsy are considered earlier for the better treatment. The further study is required in the future to determine the complete causes of ILD in children and then to build a flowchart approach in order to make the diagnosis the causes of ILD in children. Keywords: interstitial lung disease. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi mô kẽ là một dạng bệnh phổi tuy hiếm gặp nhưng lại rất phức tạp, dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm. Hiện nay, trên thế giới có vài công trình nghiên cứu liên quan đến BPMK ở trẻ em. Năm 1997, Fan và Kozinetz nghiên cứu hồi cứu ở 99 trẻ BPMK trong vòng 15 năm tại Denver, Colorado; tỷ lệ tử vong ở 24, 48, 60 tháng sau khi xuất hiện triệu chứng ban đầu lần lượt là 83%, 72%, 64%; VPMK dạng tróc vảy và những rối loạn mạch máu phổi có tiên lượng xấu hơn(7). Năm 2004, Hiệp Hội Hô Hấp Châu Âu đã nghiên cứu hồi cứu 185 trẻ BPMK, có 31% là trẻ dưới 02 tuổi. Năm 2007, tác giả Deutsch ở Bắc Mỹ đã áp dụng phân loại bệnh từ sinh thiết phổi với 186 trẻ BPMK từ 11 trung tâm trong thời gian 05 năm ở trẻ dưới 02 tuổi, tỷ lệ tử vong là 30%, ghi nhận hơn 50% rối loạn phổ biến ở thời kỳ nhũ nhi(1). Tại Việt Nam, có một nghiên cứu về BPMK tại BVNĐ2 từ tháng 06/2012 đến 06/2014, có 31 trẻ BPMK chiếm tỷ lệ 0,17% tổng số trẻ nhập khoa Hô Hấp(10). Ngoài ra, cũng có một nghiên cứu về BPMK tăng bạch cầu ái toan tại BVNĐ2 từ tháng 01/2008 đến tháng 05/2010 chiếm tỷ lệ 0,9% tổng số trẻ nhập khoa Hô Hấp(6). Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại không đề cập đến sinh thiết phổi như là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BPMK. Do đó sẽ bỏ sót nhiều trường hợp bệnh và nhiều loại BPMK, chỉ điều trị dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, chưa có một phác đồ thống nhất để giúp điều trị kịp thời được tốt(8). Vì vậy, với mong muốn chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để làm giảm tỷ lệ biến chứng, di chứng, tử vong; chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị BPMK để nhằm có một cái nhìn tổng quan hơn về BPMK ở trẻ em. Mục tiêu tổng quát Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016. Mục tiêu chuyên biệt Tất cả trẻ ≤ 15 tuổi bị bệnh phổi mô kẽ ở khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, chúng tôi tiến hành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 273 Xác định tỷ lệ bệnh phổi mô kẽ trong số các bệnh nhi nhập khoa Hô Hấp. Xác định tỷ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân các trường hợp bệnh phổi mô kẽ. Xác định tỷ lệ và kết quả sinh thiết phổi các trường hợp bệnh phổi mô kẽ. Xác định tỷ lệ kết quả điều trị các trường hợp bệnh phổi mô kẽ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trẻ ≤ 15 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ điều trị nội trú tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn vào Trẻ ≤ 15 tuổi nằm điều trị tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 được chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ khi có từ 3/4 tiêu chuẩn sau (tiêu chuẩn thứ 4 bắt buộc), với các triệu chứng kéo dài ít nhất 01 tháng(12): Triệu chứng hô hấp: ho, thở nhanh hoặc không dung nạp với gắng sức. Triệu chứng thực thể: ran phổi, ngón tay dùi trống hoặc co kéo liên sườn. Áp suất oxy trong máu thấp hay giảm oxy máu. Bất thường nhu mô lan tỏa trên chẩn đoán hình ảnh (HRCT ngực: do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm đọc kết quả). Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh khác giải thích được các biểu hiện lâm sàng trên, như: suyễn, tim bẩm sinh cao áp phổi. Phương pháp nghiên cứu: Công cụ: phiếu thu thập dữ liệu. Thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án các trường hợp bệnh nhi thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu. Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Biến số định tính, tính tần số và tỷ lệ phần trăm. Biến số định lượng, tính trung bình và độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, có 65 trẻ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh phổi mô kẽ nhập viện tại khoa Hô Hấp: chiếm 0,07% trẻ nhập khoa cùng thời gian. Đặc điểm dịch tễ Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ Đặc điểm Kết quả Tuổi trung bình 39,4 ± 5,4 tháng Trẻ dưới 2 tuổi 52,3% Tỷ lệ nam: nữ 1,6: 1 Trẻ có tiền căn viêm phổi 55,4% Đặc điểm lâm sàng Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm Tần suất (trẻ) Tỷ lệ (%) Ran phổi 64 98,9 Thở nhanh 63 96,9 RLLN/co kéo liên sườn 63 96,9 Ho kéo dài 60 92,3 Sốt 54 83,1 Khò khè 30 46,2 Tím 16 24,6 Thở mệt khi gắng sức 11 16,9 Hạch to 8 12,3 Ngón tay dùi trống 4 6,2 Viêm khớp 2 3,1 Suy hô hấp 63 96,9 Trẻ có bệnh nền 31 47,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 274 Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm Tần suất (trẻ) Tỷ lệ (%) Huyết học Tăng bạch cầu ái toan 9 13,8 X-quang phổi Tổn thương mô kẽ 73,8 Tổn thương mô kẽ và phế nang 15,4 Tổn thương phế nang 10,8 HRCT ngực Kính mờ 37 56,9 Dày vách 35 53,9 Nốt 12 18,5 Dải xơ mô kẽ 12 18,5 Lưới 8 12,3 Nốt lưới 4 6,2 Xơ phổi dạng tổ ong 2 3,1 Hạch 25 38,5 Nguyên nhân Bảng 4: Phân nhóm nguyên nhân Nguyên nhân Tần suất (trẻ) Tỷ lệ (%) Nhiễm khuẩn 20 30,8 Bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan 9 13,8 Bệnh phổi hít mãn tính 8 12,3 Bệnh do u tân sinh 6 9,2 Rối loạn chức năng surfactant 5 7,7 BPMK liên quan bệnh hệ thống 3 4,6 Chưa tìm được nguyên nhân 14 21,5 Tỷ lệ và kết quả sinh thiết phổi: có 14 trẻ (chiếm 21,5%) được sinh thiết phổi. Bảng 5: Kết quả sinh thiết phổi Phân loại Tần số (trẻ) VPMK lympho bào 7 VPMK không đặc hiệu 4 VPMK dạng bong tróc 2 Xơ hóa phổi tự phát 1 Bảng 6: Phân loại nguyên nhân theo kết quả sinh thiết phổi Phân loại (n = 14) Nguyên nhân Tần số (trẻ) VPMK lympho bào Nhiễm khuẩn 3 Bệnh phổi hít mãn tính 1 Bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan 1 Không rõ nguyên nhân 2 VPMK không đặc hiệu Nhiễm khuẩn 3 Bệnh phổi hít mãn tính 1 Phân loại (n = 14) Nguyên nhân Tần số (trẻ) VPMK dạng bong tróc Bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan 1 Không rõ nguyên nhân 1 Xơ hóa phổi tự phát Không rõ nguyên nhân 1 Đặc điểm điều trị Bảng 7: Đặc điểm điều trị Đặc điểm Tỷ lệ (%) Hỗ trợ hô hấp 86,2 Sử dụng kháng sinh 100 Sử dụng corticoids 41,5 Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch 6,2 Kết quả điều trị: thời gian nằm viện trung bình là 52 ± 5,2 ngày. Kết quả là 38/65 ca xuất viện (58,5%), 11/65 ca chuyển viện chiếm 16,9% (5 ca theo dõi lao, 2 ca u lympho, 2 ca bệnh hệ mô bào langerhans, 1 ca bạch cầu cấp, 1 ca bị HIV), 9/65 ca nặng xin về (13,8%), 7/65 ca tử vong (10,8%). BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016, chúng tôi ghi nhận có 65 trường hợp thỏa tiêu chí được chọn (chiếm tỷ lệ 0,07%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ 52,3%. Con số này cũng gần tương đương với một vài nghiên cứu trên thế giới, đó là một nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Nathan N. tại Pháp kéo dài hơn 3 năm ghi nhận 205 trẻ BPMK với tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi chiếm 50%(9); theo tác giả Paiva M.A. nghiên cứu hồi cứu trong vòng 20 năm tại Brazil thì trẻ bị BPMK dưới 2 tuổi cũng chiếm hơn phân nửa trong tổng dân số nghiên cứu(11). Tác giả Clemet A. nghiên cứu hồi cứu trong 5 năm tại Châu Âu báo cáo trên 2/3 trong tổng số 185 trẻ bị BPMK(4). Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ có tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi chiếm 90,3% là cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi(10). Điều này có thể lý giải là nghiên cứu này có lứa tuổi trung bình tham gia nghiên cứu thấp và đây chỉ là nghiên cứu một nhóm nhỏ nên có thể chưa đủ khái quát hóa. Giới nam chiếm tỷ lệ cao hơn (61,5%). Tỷ lệ nam: nữ là 1,6: 1. Dù chưa có tác giả nào giải thích được lý do nhưng hầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 275 hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc BPMK ở nam cao hơn nữ. Các triệu chứng lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là triệu chứng hô hấp như ho kéo dài chiếm 92,3%, khò khè 46,2%, thở nhanh và rút lõm lồng ngực hay co kéo liên sườn 96,9%, ran phổi bất kì 98,5%, thở mệt khi gắng sức 16,9%, ngón tay dùi trống 6,2%. Kết quả này cho thấy có sự chênh lệch đáng kể ở một vài triệu chứng so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ (triệu chứng ho kéo dài chiếm 96,7%, khò khè 96,%, thở nhanh 71%, thở rút lõm lồng ngực hay co kéo liên sườn 90,3%, ran phổi bất kỳ 96,9%, thở mệt khi gắng sức 51,2%, không có ngón tay dùi trống)(10). Sở dĩ có sự khác biệt về một số triệu chứng lâm sàng giữa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ có thể là do số trường hợp trong nghiên cứu của tác giả thấp hơn và có thể lứa tuổi tham gia nghiên cứu của chúng tôi cao hơn vì có một vài triệu chứng chỉ khảo sát được ở trẻ lớn. Ngoài ra, có 47,7% trẻ có bệnh nền kèm theo. Nghiên cứu của chúng tôi có 13,8% tăng bạch cầu ái toan, con số này cũng gần giống với tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ là 12,9%(10). Tất cả trẻ đều có hình ảnh bất thường trên X quang với kiểu tổn thương lan tỏa 2 bên. Trong đó có 73,8% trẻ có tổn thương mô kẽ gồm các hình ảnh kính mờ, lưới, nốt lưới; 15,4% có tổn thương mô kẽ và phế nang, 10,8% trẻ tổn thương phế nang. Tuy một trong những tiêu chuẩn chọn vào mẫu là có dấu hiệu bất thường nhu mô lan tỏa trên hình ảnh học, bao gồm trên X quang và HRCT ngực đều được, nhưng X quang ngực không phải là xét nghiệm tiện ích để xác định trẻ bị BPMK vì có độ đặc hiệu thấp, mà tiêu chuẩn để chẩn đoán và theo dõi điều trị BPMK về mặt hình ảnh học là HRCT ngực(3,13). Tất cả trẻ trong nghiên cứu đều được chụp HRCT ngực và 100% đều có tổn thương mô kẽ. Trong đó, 3,1% có tổn thương khu trú gồm 1 trẻ tổn thương mô kẽ quanh trục mạch máu phế quản và 1 trẻ tổn thương ở đáy phổi 2 bên dạng kính mờ; 96,9% có tổn thương lan tỏa với hình ảnh kính mờ 56,9%, dày vách liên thùy và liên tiểu thùy 53,9%, 12,3% lưới, 18,5% nốt, 6,2% nốt lưới, 3,1% xơ phổi dạng tổ ong, 18,5% dải xơ mô kẽ. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ có 80,6% tổn thương mô kẽ rải rác, 12,9% có tổn thương khu trú, tỷ lệ bên phổi phải so với bên trái là 3/1, trong đó phổi phải là tổn thương mô kẽ, còn 1 trường hợp bên trái là kính mờ và kén khí, 6,5% có hình ảnh kính mờ lan tỏa, 16,1% có ứ khí kèm theo(10). Trong nghiên cứu của tác giả Chen H. Z. tại 11 bệnh viện ở Trung Quốc chỉ có 94,6% trẻ được chụp HRCT, trong đó 63,6% có hình ảnh kính mờ, 30% có xuất hiện thể khảm, 1 trường hợp có hình ảnh nốt mờ có kích thước nhỏ lan tỏa, còn lại 1 trường hợp có hình ảnh nốt lưới mờ lan tỏa và có kén khí(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi xác định được 6 nhóm nguyên nhân chiếm tỷ lệ 78,5% (nhiễm khuẩn, bệnh phổi hít mãn tính, rối loạn chức năng surfactant, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan, BPMK liên quan bệnh hệ thống và do u tân sinh) và 21,5% chưa tìm được nguyên nhân. Trong đó, nhiễm khuẩn là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 30,8%. Trong khi đó, nghiên cứu kéo dài 20 năm tại Brazil của tác giả Paiva M. A. xác định được 12 nhóm nguyên nhân(11). Hay nghiên cứu của tác giả Barbato A. trong vòng 2 năm tại Châu Âu ghi nhận có 14 nhóm nguyên nhân(2). Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ chỉ ghi nhận được 4 nhóm nguyên nhân(10). Sở dĩ tỷ lệ chưa tìm thấy nguyên nhân còn cao có thể là vì nghiên cứu của chúng tôi không làm được đầy đủ tất cả các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân cho bệnh nhi vì những lý do chủ quan cũng như khách quan như: tình trạng sức khỏe của trẻ không đảm bảo, gia đình không đồng ý, thiếu trang thiết bị. Trong nghiên cứu có 14 trẻ được làm sinh thiết phổi (21,5%). Trong đó có 7 trường hợp VPMK lympho bào, 4 trường hợp VPMK không đặc hiệu, 2 trường hợp VPMK dạng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 276 bong tróc và 1 trường hợp xơ hóa phổi tự phát. Khi đã có kết quả sinh thiết của những trẻ này thì sau đó có 11 trường hợp được điều trị bằng corticoids chiếm tỷ lệ 78,6%, trong đó có 8 trường hợp được điều trị corticoids đơn thuần và 3 trường hợp được điều trị corticoids trước rồi sau đó kết hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch. Trong số 3 trường hợp còn lại không được điều trị corticoids gồm 1 trường hợp tử thiết với kết quả sinh thiết phổi là VPMK dạng bong tróc; 1 trường hợp tử vong trên trẻ có bệnh nền là tiêu thượng bì bóng nước bẩm sinh và suy dinh dưỡng mức độ nặng thể nhẹ cân với kết quả sinh thiết phổi là xơ hóa phổi tự phát; và 1 trường hợp có lâm sàng ổn định trước khi có kết quả sinh thiết phổi (VPMK lympho bào) nên sau đó trẻ được xuất viện và không điều trị gì thêm. Một nghiên cứu ở Trung Quốc trên 93 trẻ BPMK từ 11 bệnh viện trong cả nước. Mỗi bệnh nhi đều được làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân, trong đó có 14 trường hợp có làm sinh thiết phổi và 25 trường hợp có làm nội soi phế quản. Kết quả ghi nhận được có 10 nguyên nhân được xác định, trong đó có 03 nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (chiếm 41,93%), bệnh phổi ứ sắt tự phát (41,93%), BPMK tự phát (chiếm 7,52%, gồm: VPMK không đặc hiệu, VPMK cấp tính, VPMK lympho bào, xơ hóa phổi tự phát); và 8,62% còn lại các nguyên nhân khác (gồm: BPMK thứ phát, viêm phổi quá mẫn, bệnh phổi nhiễm protein phế nang, bệnh phổi nhiễm lipid, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn - viêm phổi tổ chức hóa, viêm toàn bộ tiểu phế quản lan tỏa, bệnh vi sỏi phế nang)(5). Qua kết quả sinh thiết phổi chúng tôi ghi nhận có 4 loại VPMK. Trong đó, nguyên nhân thường gặp của VPMK lympho bào là nhiễm khuẩn, bệnh phổi hít mãn tính, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan và có thể là không rõ nguyên nhân; VPMK không đặc hiệu nguyên nhân là nhiễm khuẩn và bệnh phổi hít mãn tính; VPMK dạng bong tróc nguyên nhân là bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan và có thể là không rõ nguyên nhân; và còn lại xơ hóa phổi tự phát là không rõ nguyên nhân. Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân thường gặp và hay gặp 2 dạng VPMK là VPMK dạng lympho bào và VPMK không đặc hiệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 86,2% được hỗ trợ hô hấp bằng nhiều phương pháp khác nhau. 100% trẻ đều được sử dụng kháng sinh dạng tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch kết hợp với uống. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh chỉ trong giai đoạn nhiễm trùng, nếu trẻ được chẩn đoán là BPMK mà lúc này tình trạng nhiễm trùng ổn định chỉ còn là vấn đề suy hô hấp của trẻ thì đa phần trẻ sẽ chỉ dùng kháng sinh dạng uống hoặc không dùng kháng sinh tiếp mà cân nhắc việc điều trị BPMK. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ, ghi nhận có 61,3% trẻ được điều trị corticoids và chỉ dùng dạng uống. Thời gian dùng corticoids là 16 ± 3 ngày tại khoa Hô Hấp, ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 36 ngày(10). Có 41,5% trẻ được sử dụng corticoids dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch kết hợp uống, tỷ lệ này thấp hơn tác giả Nguyễn Thị Nhân Mỹ là 61,3% dạng uống đơn thuần. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi có thời gian lâu hơn và cũng có thể do đặc thù của BVND1. Nghiên cứu của tác giả Clement A. có tỷ lệ sử dụng corticoids cao hơn chúng tôi là 74,6% trẻ được điều trị bằng corticoids uống, 21,6% dạng tiêm tĩnh mạch, 18,4% uống kết hợp với tiêm tĩnh mạch(4). Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 20% trẻ được sử dụng đường uống và 21,5% trẻ dùng đường uống kết hợp tĩnh mạch. Có lẽ là do cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi nhỏ, và nghiên cứu của chúng tôi chỉ được thực hiện tại BVND1. Ngoài ra, có 4 trẻ được sử dụng ức chế miễn dịch chiếm tỷ lệ 6,2%. Thời gian nằm viện trung bình là 52 ± 5,2 ngày, ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 193 ngày. Kết quả điều trị cuối cùng trong nghiên cứu của chúng tôi: ghi nhận 38 bệnh nhi được xuất viện (58,5%), 11 ca chuyển viện chiếm 16,9% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 277 (5 ca theo dõi lao, 2 ca u lympho, 2 ca bệnh hệ mô bào langerhans, 1 ca bạch cầu cấp, 1 ca bị HIV), 9 ca xin về (13,8%), 7 ca tử vong (10,8%). Qua đó, chúng tôi nhận thấy được số trẻ được sinh thiết phổi có kết quả điều trị tốt (xuất viện) có khuynh hướng tăng hơn so với số trẻ không được sinh thiết phổi. Do đó, chúng tôi đề nghị cần làm sinh thiết phổi sớm khi đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BPMK như đã nêu ở trên để có hướng điều trị kịp thời hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi còn bị nhiều hạn chế như: cỡ mẫu nhỏ, thân nhân không đồng ý điều trị, thân nhân xin về hay những trường hợp chuyển viện. KẾT LUẬN Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay hặp nhất ở trẻ BPMK. Sinh thiết phổi được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BPMK nên cần cân nhắc làm sinh thiết phổi sớm hơn để có hướng điều trị kịp thời hơn. Cần tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu và phạm vi lớn hơn để nhằm xác định nguyên nhân được đầy đủ, từ đó xây dựng lưu đồ tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân của BPMK ở trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annamalai M, Thula SA (2014), “A Clinical Approach To Childhood Interstitial Lung Disease”, The Paediatric Quarterly, 5 (3), pp. 5-11. 2. Barbato A, Panizzolo C, Cracco A, et al. (2000), “Interstitial lung disease in children: a multicentre survey on diagnostic approach”, Eur Respir J, 16 (3), pp. 509-513. 3. Clement A, Eber E (2008), “Interstitial lung diseases in infants and children”, Eur Respir J, 31 (3), pp. 658-666. 4. Clement A (2004), “Task force on chronic interstitial lung disease in immunocompetent children”, Eur Respir J, 24 (4), pp. 686-697. 5. Chen HZ (2011), “Clinical study on interstitial lung disease in children of China”, Zhonghua Er Ke Za Zhi, 49 (10), pp. 734- 739. 6. Đặng Thị Kim Huyên (2010), Đặc điểm bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 2, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2 - Chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 7. Fan LL, Kozinetz CA (1997), “Factors influencing survival in children with chronic interstitial lung disease”, Am J Respir Crit Care Med, 156 (3 Pt 1), pp. 939-942. 8. Fan LL, Robin RD (2004), “Pediatric interstitial lung disease revisited”, Pediatr Pulmonol, 38 (5), pp. 369-378. 9. Nathan N, Taam RA, Epaud R, et al. (2012), “A national internet-linked based database for pediatric interstitial lung diseases: the French network”, Orphanet J Rare Dis, 7:40. 10. Nguyễn Thị Nhân Mỹ (2014), Đặc điểm bệnh phổi mô kẽ tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 2, Luận văn Thạc sĩ Y học - Chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 11. Paiva MA, Amaral SM (2007), “Chronic Interstitial Lung Disease in Children”, Jornal de Pediatric, 83 (3), pp. 233-240. 12. Robin RD (2012), “New concepts in children’s interstitial lung disease and diffuse lung disease”, Kendig & Chernick’s Disorders of the Respiratory Tract in Children 8th edition, Elsevier Saunders, Philadelphia, pp. 796-799. 13. Vece TJ, Fan LL (2011), “Diagnosis and management of diffuse lung disease in children”, Paediatr Respir Rev, 12 (4), pp. 238- 242. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_benh_phoi.pdf
Tài liệu liên quan