Tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng có sốc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
95
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG CÓ SỐC
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2015 ĐẾN 31/12/2016
Văn Thị Cẩm Thanh*, Đoàn Thị Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân SXHD nặng có sốc tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2016 có 322 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc tại
bệnh viện Nhi Đồng 2. 4-10 tuổi chiếm 71,1%, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1, dư cân – béo phì chiếm 35,1%. Đa số bệnh
nhân vào sốc vào ngày 4 – ngày 5 (75,1%) với tình trạng không sốt khi vào sốc (72%). Tỉ lệ xuất huyết dưới da là
81,7%, xuất huyết tiêu hóa là 6,8%. 43,8% bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường theo tuổi, 0,9% bệnh
nhân có số lượng bạch cầu tăng khi vào sốc. Số lượng tiểu cầu lúc vào sốc &...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng có sốc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
95
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG CÓ SỐC
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2015 ĐẾN 31/12/2016
Văn Thị Cẩm Thanh*, Đoàn Thị Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân SXHD nặng có sốc tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2016 có 322 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc tại
bệnh viện Nhi Đồng 2. 4-10 tuổi chiếm 71,1%, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1, dư cân – béo phì chiếm 35,1%. Đa số bệnh
nhân vào sốc vào ngày 4 – ngày 5 (75,1%) với tình trạng không sốt khi vào sốc (72%). Tỉ lệ xuất huyết dưới da là
81,7%, xuất huyết tiêu hóa là 6,8%. 43,8% bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường theo tuổi, 0,9% bệnh
nhân có số lượng bạch cầu tăng khi vào sốc. Số lượng tiểu cầu lúc vào sốc < 100 K/µL chiếm tỉ lệ 98,4%. Hct khi
vào sốc là 48,7% ± 4,4%. TDMP chiếm 90,5%, TDMB chiếm 80,2%. Đa số đều là tràn dịch lượng ít đến trung
bình. Sốc nặng chiếm 12,4% , với 4,3% trường hợp sốc kéo dài. Tỉ lệ tái sốc là 21,1% , có 97,5% trường hợp tái
sốc trước 24 giờ. Suy hô hấp chiếm 24,8%. Men SGOT và SGPT > 40 UI/L chiếm 98,8% và 81,8%. Tỉ lệ tổn
thương thận cấp là 7,1%, rối loạn đông máu chiếm 69,1%. 52,5% số bệnh nhân có sử dụng cao phân tử. Lượng
dịch truyền chống sốc là 115,9 ± 44,8 ml/kg. Thời gian truyền dịch là 20,2 ± 8,9 giờ. 11,5% trường hợp được
truyền máu và các chế phẩm máu. Tỉ lệ bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp qua oxy canula là 7,5%, NCAP là 15,8%,
thở máy là 6,8%. Có 14 bệnh nhân tử vong (chiếm 4,3%). Đa số nhập viện Nhi đồng 2 trong tình trạng nặng: sốc
nặng (1/9 bệnh nhân), tái sốc (2/9 bệnh nhân), SXHD nặng tổn thương đa cơ quan (4/9 bệnh nhân). Tất cả bệnh
nhân tử vong trong bệnh cảnh phối hợp sốc kéo dài – suy đa cơ quan, xuất huyết nặng.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một cách nhìn tổng quát về tình hình sốt xuất huyết trong
khoảng thời gian 2 năm 2015-2016, từ đó gợi ý một số điểm mới trong thực hành chẩn đoán và điều trị sốt xuất
huyết Dengue.
Từ khóa: Sốc sốt xuất huyết Dengue.
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL, PARACLINICAL FINDINGS AND TREATMENT
CHARACTERISTICS IN CHILDREN WITH DENGUE SHOCK SYNDROME AT CHILDREN’S
HOSPITAL 2 FROM 1ST JANUARY 2015 TO 31ST DECEMBER 2016.
Van Thi Cam Thanh, Doan Thi Ngoc Diep
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 95 – 102.
Objectives: To investigate the epidemiologic, paraclinical findings and treatment characteristics in children
with Dengue shock syndrome at Children’s hospital 2 from 1st January 2015 to 31st December 2016.
Methods: Descriptive study.
Results: From 1st January 2015 to 31st December 2016, there were 322 children with Dengue shock
* Bệnh viện Nhi Đồng 2, **ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS Văn Thị Cẩm Thanh ĐT: 01685103503 Email: camthanh151990@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
96
syndrome admitted at Children’s hospital 2. The age of 4-10 year accounted for 71.1%, female to male ratio was
1:1 and 35.1% of patients were overweight and obesity 35.1%. The majority of patients got shock on the 4th, 5th
day (75.1%) and most of them had no fever at that time. Clinical bleeding signs were: petechia (81.7%),
gastrointestinal haemorrhages (6.8%). At the beginning of shock, 43.8% of patients had normal range of leukocyte
and 0.9% of patients had leukocytosis. The rate of platelet under 100 K/µL was 98.4% and the mean Hct was
48.7% ± 4.4% at the beginning of shock. Pleural effusions and peritoneal effusion occurred in 90.5% and 80.2%
of patients, the amount of fluid was small to moderate in most cases. Severe shock syndrome was 12.4%. 4.3% of
patients were prolonged shock syndrome. The rate of recurrent shock was 21.1%, 97.5% of recurrent shock
happened within 24 hours. Respiratory failure occurred in 24.8% of patients. SGOT > 40 UI/L and SGPT > 40
UI/L were 98.8% and 81.8%. The rate of acute kidney injury and coagulation abnormalities was 7.1% and
69.1%. The mean fluid volume was 115.9 ± 44.8 ml/kg in 20.2 ± 8.9 hours. The proportions of patients using
colloid fluids were 52.5%. 11.5% of patients were received blood transfusion. The rate of patients needed to
respiratory support methods: nasal cannula (7.5%), NCAP (15.8%), mechanical ventilation (6.8%). There were
14 patients who died. The most cases admitted hospital in severity: server shock (1/9 patients), recurrent shock
(2/9 patients), multiple organ dysfunction syndrome (4/9 patients). All of them died because of prolonged shock,
multiple organ dysfunction syndrome and severe haemorrhage.
Conclusions: Our study described Dengue shock syndrome in the two-year period from 2015 to 2016 in
general, therefore it suggested some new characteristics in diagnosis and treatment Dengue shock syndrome.
Key word: Dengue shock syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do virus
Dengue gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ
trong 5 thập kỷ qua, số trường hợp mắc bệnh
Dengue tăng gấp 30 lần. Tại Việt Nam, bệnh
SXHD xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa
mưa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây
Thái Bình Dương, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc
SXHD trên 100.000 dân tăng liên tục trong
những năm gần đây. Nhiều công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước về SXHD đã được
thực hiện. Tuy nhiên những năm gần đây, tình
hình dịch SXHD thay đổi ngày càng phức tạp.
Đặc biệt năm 2015 là năm mà SXHD gia tăng ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới, về số lượng
mắc bệnh, mức độ nặng và số lượng tử vong,
đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, theo số liệu của
Phòng Kế hoạch Tổng hợp, số lượng bệnh nhi
nhập viện vì SXHD tăng đáng kể trong năm
2015 (5709 ca) so với năm 2014 (2263 ca), 2013
(2667 ca) và năm 2012 (3591 ca). Trường hợp
có SXHD nặng có sốc chiếm lần lượt tỉ lệ là
5%, 4,9%, 9,8% và 12,2%. Số bệnh nhi tử vong
gần đây tăng lên đáng kể, đỉnh điểm là 11 ca
năm 2015 so với 7 ca năm 2012 và 4 ca năm
2013. Hầu hết các trường hợp tử vong là do
nhập viện trễ dẫn đến sốc SXHD nặng kéo dài,
tái sốc nhiều lần, tổn thương đa cơ quan(11).
Chính vì những điều trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Đặc điểm bệnh nhân sốt
xuất huyết Dengue nặng có sốc nhập Bệnh
Viện Nhi Đồng 2 năm 2015 – 2016” nhằm đánh
giá những thay đổi trong dịch tễ cũng như
bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến
điều trị của bệnh sốc SXHD. Từ đó giúp bác sĩ
sàng lọc bệnh tốt hơn, nhận dạng những
trường hợp SXHD không điển hình cũng như
những dấu hiệu dự báo nặng trước khi vào
sốc, tránh bỏ sót những trường hợp bệnh nặng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
của bệnh nhân SXHD nặng có sốc.
Xác định tỉ lệ và trung bình các xét nghiệm
cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương cơ quan ở
bệnh nhân SXHD nặng có sốc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
97
Xác định tỉ lệ các biện pháp điều trị của bệnh
nhân SXHD nặng có sốc.
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng, điều trị của nhóm SXHD nặng có
sốc tử vong.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue nặng có sốc theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của Bộ Y tế Việt Nam tháng 02/2011.
Dân số chọn mẫu: Tất cả các bệnh nhân được
chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc
nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2015 đến
31/12/2016.
Cỡ mẫu
Lấy trọn mẫu.
Tiêu chí chọn bệnh
Các bệnh nhân thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn:
từ 1 tuổi đến 15 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng
sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế năm 2011, có
NS1Ag (+) hoặc ELISA Dengue IgM (+).
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân có bệnh lý bất thường khác đi
kèm: tim, phổi, gan, thận, thần kinh. Bệnh án có
ít hơn 80% thông tin cần thu thập.
Xử lý và phân tích số liệu
Phân tích
Bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Thống kê mô tả
Các biến định tính được thể hiện dưới dạng
tỷ lệ %.
Các biến định lượng được thể hiện dưới
dạng trung bình kèm độ lệch chuẩn đối với
phân phối chuẩn và trung vị đối với phân phối không
chuẩn.
Thống kê phân tích
So sánh tỉ lệ phần trăm bằng phép kiểm X2.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến
31/12/2016 có 391 trẻ SXHD nặng có sốc nhập
Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong đó có 69 trường
hợp có tiêu chí loại ra. Vậy có 322 trường hợp
được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, có 14
trường hợp tử vong.
Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc điểm dịch tễ
Các đặc điểm
Dân số chung
(n=322)
Tử vong
(n=14)
Giới
Nam 46,9% 42,9%
Nữ 53,1% 57,1%
Tuổi trung bình (năm) 8 ± 3 7 ± 3
Tình
trạng
dinh
dưỡng
Dư cân 13,7% 21,4%
Béo phì 21,4% 28,6%
Không dư cân béo phì 64,9% 50%
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện
Các đặc điểm
Dân số
chung (%)
Tử vong
(%)
NV tuyến trước 44,1 64,3
Chẩn đoán
NV tuyến
trước
Liên quan SXHD 95,1
Không liên quan
SXHD
4,9
Chẩn đoán
lúc NV NĐ2
Liên quan SXHD 97,5 92,9
Không liên quan
SXHD
2,5 7,1
Triệu chứng
Ói 66,8 14,3
Đau bụng 51,9 28,6
Mệt 13,7 42,9
Ho 10,2
Tiêu chảy 9,9
Nhức đầu 4,0
Sổ mũi 1,6
Tay chân lạnh 1,2 7,1
Co giật 0,3 7,1
Tiêu phân đen 7,1
Ngày vào sốc
N3 2,8 14,3
N4 21,1 21,4
N5 54,4 28,6
N6 19,6 28,6
N7 2,2 7,1
Sốt lúc vào
sốc
Còn sốt 28 71,4
Hết sốt 1 ngày 68,9 28,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
98
Các đặc điểm
Dân số
chung (%)
Tử vong
(%)
Hết sốt 2 ngày 3,1
Triệu chứng
xuất huyết
XH da 81,7 100
XH tiêu hóa 6,8 85,7
XH tai mũi họng 10,2 64,3
XH phổi 0,9 14,3
XH ổ bụng 0,3 7,1
Gan to
Gan to 78 100
Chiều cao gan (cm) 2,8 ± 0,8 3,7 ± 1,3
Đặc điểm cận lâm sàng và tổn thương cơ quan
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng và tổn thương cơ
quan
Đặc điểm
Dân số
chung
Tử vong
Bạch cầu lúc vào sốc(K/µL)
5 ± 2,5
(1,1 - 23,4)
5,5
(3,3 – 8,4)
Tiểu cầu lúc vào sốc(K/µL)
41,3 ± 22,5
(4,1 - 117)
26,7 ± 17,8
Hct lúc vào sốc(%)
48,7 ± 4,4
(29 - 52)
Hct lúc ra sốc(%) 43,2 ± 4,2 47,4±6,6
Tràn dịch màng phổi (P) (%) 90,5 100
Tràn dịch màng
phổi (P)(%)
Ít 69,1 14,3
Vừa 23,4 35,7
Nhiều 7,5 50
Tràn dịch màng phổi (T)(%) 30,6 100
Tràn dịch màng
phổi (T)(%)
Ít 58,8 14,3
Vừa 30,9 35,7
Nhiều 10,3 50
Tràn dịch màng bụng(%) 80,2 100
Tràn dịch màng
bụng(%)
Ít 67,5 14,3
Vừa 18 7,1
Nhiều 14,5 78,6
Sốc (%) 87,6 35,7
Sốc nặng (%) 12,4 64,3
Tái sốc lần 1(%) 21,4 100
Tái sốc lần 2(%) 6,8 85,7
Tái sốc lần 3(%) 5,6 71,4
Sốc kéo dài(%) 43 100
Thời điểm tái sốc
lần 1 (giờ)
< 6 giờ 31,9% 21,4%
6 - 12 33,3% 35,7%
12 -18 18,8%
35,7%
18 -24 10,1%
>24 5,8% 7,1%
Rối loạn đông máu (%) 61,9 100
PT (giây)
17,4
(7,5 – 87)
73,2 ± 29,8
Prothrombin(%) 74 16,6 ± 8,9
Đặc điểm
Dân số
chung
Tử vong
(7,5 – 87)
aPTT(s)
51,1
(44,1-72,7)
113,5 ± 16,2
INR
1,2
(1,1– 1,6)
7,2 ± 3,3
Fibrinogen (g/L)
1,2
(0,9 –1,7)
0,8 ± 0,5
SGOT>40 U/L 98,8% 100%
SGPT>40 U/L 81,8% 100%
Suy gan 12,5% 92,9%
SGOT (U/L)
208,5
(112 - 476,3)
10956 ± 6359
SGPT (U/L)
102,5
(48,2 - 249,8)
2476 ± 1344
Tổn thương thận cấp 7,1% 100%
Creatinine (mg%)
0,64
(0,5 - 0,7)
2,6 ± 1,6
Suy hô hấp 24,8% 100%
Đặc điểm điều trị
Bảng 3: Đặc điểm điều trị
Đặc điểm Dân số chung Tử vong
Chỉ dùng dịch tinh thể 47,5% 0%
Có dùng CPT 52,5% 100%
Tổng lượng dịch truyền 115,9 ± 44,8 ml/kg
217,5 ± 92,5
ml/kg
Dịch tinh thể 70,6 ± 34,2 ml/kg 25 ± 20,6 ml/kg
Dịch CPT 86,2 ± 56,3 ml/kg 192,5 ± 91 ml/kg
Tổng thời gian truyền
dịch (giờ)
20,2 ± 8,9 32,5 ± 17,9
Thời gian truyền dịch
tinh thể(giờ)
11 ± 7,8 giờ 0,25 (0,2-2,4)
Thời gian truyền CPT 17,5 ± 10,3 giờ 31 ± 17,1 giờ
Truyền chế phẩm máu 11,5% 100%
Hồng cầu lắng 7,1% 92,9%
Lượng hồng cầu lắng 30,9 ± 19,9 ml/kg
HTTĐL 9,6% 71,4%
Lượng HTTĐL
15 (10 – 27)
(ml/kg)
KTL 8,1% 78,6%
Lượng KTL (ml/kg) 10 (8 – 14,6)
TCĐĐ 6,8% 78,6%
Lượng TCĐĐ (ml/kg) 14,1 (9,3 – 23,9)
Thở oxy 7,5%
Thở NCPAP 15,8% 78,5%
Thở máy 6,8% 100%
Chọc dò màng phổi 0,6%
Chọc dò màng bụng 5,9% 71,4%
Thời gian điều trị (ngày) 4,9 ± 2,9 4 (2 – 8)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
99
Bảng 4: Tỉ lệ còn sốt lúc vào sốc và hết sốt lúc vào
sốc trong nhóm xuất huyết nặng, sốc kéo dài và tử
vong
Đặc điểm
Còn sốt lúc
vào sốc
(số ca, tỉ lệ %)
Hết sốt lúc vào
sốc
(số ca, tỉ lệ %)
Tái sốc 29 (32,2) 40 (17,2)
0,003
*
Không tái sốc 61 (67,8) 192 (82,8)
Xuất huyết nặng 19 (21,1) 4 (1,7)
<0,001 Không xuất huyết
nặng
71 (78,9) 228 (98,3)
Sốc kéo dài 10 (11,1) 3 (1,3)
<0,001
Không sốc kéo dài 80 (88,9) 229 (98,7)
Tử vong 10 (11,1) 4 (1,7)
0,001
Sống 80 (88,9) 228 (98,3)
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tái sốc, xuất huyết
nặng, sốc kéo dài và tỉ lệ tử vong của nhóm còn
sốt lúc vào sốc cao hơn so với nhóm hết sốt lúc
vào sốc có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Trong thời gian từ 01/01/2015 đến
31/12/2016 có 322 trẻ nhập vào bệnh viện Nhi
đồng 2 được chẩn đoán là sốt xuất huyết
Dengue nặng có sốc, được xác định bằng
ELISA Dengue IgM hoặc NS1Ag dương tính.
Lứa tuổi trung bình là 8 ± 3 tuổi, nhóm tuổi
thường gặp là 4 - 10 tuổi, chiếm 71,1%. Tỉ lệ
nam/nữ xấp xỉ là 1:1. Tỉ lệ dư cân - béo phì
trong nghiên cứu của chúng tôi là 35,1%.
Về đặc điểm lâm sàng, đa số các trường hợp
khi nhập viện đều được chẩn đoán là SXHD hay
các chẩn đoán liên quan đến SXHD. Tuy nhiên,
có một tỉ lệ nhỏ 4,9% số bệnh nhân nhập viện
tuyến trước và 2,5% số bệnh nhân nhập viện Nhi
Đồng 2 được chẩn đoán lầm với các bệnh lý
đường hô hấp, nhiễm siêu vi hay bệnh lý đường
tiêu hóa. Những trường hợp này tương ứng với
tỷ lệ các triệu chứng không điển hình trong
nghiên cứu như ho (10,2%), tiêu chảy (9,9%),
nhức đầu (4%), sổ mũi (1,6%). Từ các kết quả
trên, chúng tôi nghĩ rằng các bác sĩ lâm sàng nên
luôn nhớ tới khả năng sốt xuất huyết Dengue khi
trẻ có triệu chứng sốt dù đơn độc hay kết hợp
với các triệu chứng không điển hình khác. Đặc
biệt các triệu chứng hô hấp là những triệu chứng
không điển hình thường có trong bệnh cảnh sốt
xuất huyết Dengue có thể gây nhầm lẫn với
bệnh đường hô hấp. Đa số các bệnh nhi vào sốc
vào ngày thứ 5 (54%) và ngày thứ 4 (21,1%).
Chúng tôi cũng ghi nhận 1 tỷ lệ khá cao bệnh nhi
vào sốc muộn vào ngày 6 (19,6%). Trong nghiên
cứu của Huỳnh Nguyễn Duy Liêm(6) tỉ lệ vào sốc
lần lượt là ngày thứ 5 (54,1%), ngày thứ 4
(27,5%), ngày thứ 6 (12,9%), ngày thứ 3 (5,5%).
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ vào sốc sớm ngày 3
giảm đi trong khi tỉ lệ vào sốc muộn vào ngày 6,
ngày 7 trong nghiên cứu của chúng tôi tăng lên
so với nghiên cứu ở trên. Vì vậy bác sĩ lâm sàng
nên chú trọng theo dõi diễn tiến lâm sàng để kịp
thời can thiệp nhằm tránh bỏ sót các trường hợp
sốc muộn này.
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi bệnh nhân không sốt lúc vào sốc. Tuy
nhiên, một tỷ lệ không nhỏ là 28% trẻ còn sốt cao
lúc vào sốc. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Đông
Thị Hoài Tâm là 29,5%(2). Theo nghiên cứu của
chúng tôi, trong nhóm xuất huyết nặng, 82,6% số
bệnh nhân còn sốt lúc vào sốc. Còn trong nhóm
dân số tử vong, 71,4% bệnh nhân còn sốt lúc vào
sốc. Trong nhóm bệnh nhân tái sốc, còn sốt lúc
vào sốc chiếm tỉ lệ khá cao là 42%. Tỉ lệ này là
43,7% trong nghiên cứu của Đông Thị Hoài Tâm
và còn sốt lúc vào sốc cũng liên quan đến tái sốc
(p < 0,01)(2) . Kết quả tương tự cũng được ghi
nhận trong nghiên cứu của Tạ Văn Trầm(10). Vì
vậy, nếu bệnh nhân vào sốc mà vẫn còn sốt thì
nên được theo dõi sát hơn tình trạng lâm sàng,
diễn tiến dung tích hồng cầu để phát hiện sớm
và điều trị kịp thời tái sốc hay xuất huyết nặng,
có thể giảm được nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài
hay tử vong.
81,7% bệnh nhi của chúng tôi có xuất
huyết trên lâm sàng. Chấm xuất huyết được
tìm thấy nhiều nhất với 66,1%. Trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Minh Tiến, chấm xuất
huyết chiếm tỉ lệ với tỉ lệ 89,1%(7). Có 6,8%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
100
bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện
trên lâm sàng gồm ói ra máu, tiêu phân đen,
sonde dạ dày ra máu đỏ tươi ở những bệnh
nhân nặng thở máy. Tỷ lệ này tương đương tỉ
lệ xuất huyết tiêu hóa từ 5% - 5,7% trong
nghiên cứu của các tác giả Trần Hà Phương
Tâm(12) và Cao Thị Tố Như(1). Tỉ lệ gan to trong
nghiên cứu của chúng tôi là 78%. Tỉ lệ này
trong các nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Hùng là 97,1%(8). Như vậy gan to trong sốc
SXHD là 1 triệu chứng thường gặp nhưng
không hằng định(5).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận khi vào
sốc có 55,3% trường hợp số lượng bạch cầu giảm
theo tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bất thường
xuất hiện sớm nhất trên công thức máu ở bệnh
nhân SXHD là sự giảm bạch cầu. Bạch cầu giảm,
theo sau đó là tiểu cầu giảm thường khởi đầu
cho giai đoạn thất thoát huyết tương(13). Tuy
nhiên, có đến 43,8% trường hợp số lượng bạch
cầu khi vào sốc bình thường theo tuổi trong
nghiên cứu của chúng tôi. Tỉ lệ này cũng được
ghi nhận trong nghiên cứu của Gajera Vibha
Vipulbhai là 49%(4). Có 3 trường hợp trong
nghiên cứu của chúng tôi có số lượng bạch cầu
tăng khi vào sốc. Hai trong ba trường hợp này là
sốc nặng, tái sốc nhiều lần, xuất huyết nặng, suy
đa cơ quan và tử vong sau đó. Nghiên cứu ở
Thái Lan trên 91 bệnh nhân cũng cho thấy nhóm
SXHD từ độ II trở lên có số lượng bạch cầu cao
hơn nhóm SXHD độ I (p = 0,03)(3). Tổ chức y tế
thế giới cũng đề cập rằng trong những trường
hợp sốc nặng, xuất huyết nặng, số lượng bạch
cầu thường tăng như một trình trạng đáp ứng
với stress (13). Như vậy số lượng bạch cầu bình
thường hoặc tăng trên công thức máu không thể
loại trừ được sốt xuất huyết Dengue mà ngược
lại số lượng bạch cầu tăng còn cần phải cảnh giác
hơn nữa với diễn tiến nặng của bệnh. Tại thời
điểm vào sốc, có 98,4% trường hợp số lượng tiểu
cầu thấp hơn 100 K/µL. Tuy nhiên, nghiên cứu
của chúng tôi có ghi nhận 5 trường hợp (1,6%)
tiểu cầu vào sốc không giảm nhỏ hơn 100 K/µL.
Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Cao Thị Tố Như
còn cao hơn (19%)(1). Vì vậy, trong thực hành lâm
sàng, không nên loại trừ hoàn toàn sốc SXHD
trên bệnh nhân có bệnh cảnh sốc với số lượng
tiểu cầu lớn hơn 100K/µL. Dung tích hồng cầu
lúc vào sốc trong nghiên cứu của chúng tôi có
trung bình 48,7% ± 4,4%, tỉ lệ này cũng được ghi
nhận tương đương trong nghiên cứu của các tác
giả Phạm Thái Sơn (47,4% ± 4,6%)(9). Tỷ lệ tràn
dịch màng phổi – màng bụng trên Xquang hoặc
siêu âm trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao
(90,5% và 80,2%). Đa số các trường hợp tràn dịch
màng phổi đều là tràn dịch lượng ít và trung
bình (89,7% và 92,5%). Điều này cũng được ghi
nhận tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn
Minh Tiến(7).
Tỷ lệ sốc nặng trong nghiên cứu của chúng
tôi chiếm 12,4%. Có đến 69,9% bệnh nhân nhập
viện trong tình trạng sốc, trong số đó có 11,2%
bệnh nhân sốc nặng. Nghiên cứu của Tạ Văn
Trầm cũng cho thấy 31/34 trường hợp tử vong
nhập viện trễ trong tình trạng sốc hoặc sốc nặng.
Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân sốc
SXHD đến nhập viện trễ, có thể do các bậc phụ
huynh chưa nhận biết được các dấu hiệu nặng
trong bệnh SXHD. Vì vậy, cần tăng cường công
tác giáo dục sức khỏe về sốt SXHD cho các bậc
cha mẹ. Vai trò của nhân viên y tế là giải thích
tính nghiêm trọng của bệnh SXHD, tầm quan
trọng của việc theo dõi tại nhà và cách nhận biết
các dấu hiệu cảnh báo cho các bậc phụ huynh để
đưa trẻ đến bệnh viện một cách kịp thời nhất.
Có 21,1% bệnh nhân tái sốc lần 1, 6,8% bệnh
nhân tái sốc lần 2, 5,6% tái sốc lần 3 và 4,3% bệnh
nhân sốc kéo dài. Thời gian tái sốc lần 1 có trung
bình là 10,5 ± 7,5 giờ, sớm nhất là 1,5 giờ, trễ nhất
là 40,5 giờ. Trong 69 trường hợp tái sốc, có 65,2%
tái sốc lần đầu trước 12h, và 94,5% trường hợp
tái sốc trước 24 giờ. Chỉ 5,8% trường hợp tái sốc
sau 24 giờ. Trong nghiên cứu của Đông Thị Hoài
Tâm tỉ lệ tái sốc lần 1 là 19,5%, lần 2 là 10,1%, lần
3 là 1,5%. Thời điểm tái sốc trung bình là 10,6
giờ, trong đó thời gian dễ xảy ra tái sốc nhất là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
101
trước 12 giờ (67,4%), và 100% trường hợp đều
xảy ra tái sốc trước 24 giờ(2). Tỷ lệ men SGOT và
SGPT tăng trên giới hạn bình thường (40 U/L)
chiếm tỷ lệ rất cao là 98,8% và 81,8%. Tương tự
như trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tiến là
96,2% và 86,6%(7).
Về điều trị, 100% bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi sử dụng dung dịch CPT là
HES 6,5%. Tỉ lệ dung CPT là 52,5%, tổng lượng
dịch truyền là 115,9 ± 44,8 ml/kg, lượng dịch tinh
thể là 70,6 ± 34,2 ml/kg, lượng dịch CPT là 86,2
±56,3 ml/kg. Tổng thời gian truyền dịch là 20,2 ±
8,9 giờ. 11,5% trường hợp được truyền các chế
phẩm của máu, với tỷ lệ sử dụng hồng cầu lắng
là 7,1%, huyết tuơng tươi đông lạnh 9,6%, kết tủa
lạnh 8,1%, tiểu cầu 6,8%. Tỷ lệ sử dụng các chế
phẩm trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như trong nghiên cứu của Cao Thị Tố Như, Trần
Hà Phương Tâm và Phạm Thái Sơn(1,9,12). 14/322
trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 4,3%. 84,2%
bệnh nhân nằm viện từ 3 – 7 ngày.
Đặc điểm các trường hợp tử vong
Năm 2015, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết tại
Bệnh viện Nhi đồng 2 tăng lên đáng kể. Trong 14
trường hợp ca tử vong trong nghiên cứu của
chúng tôi, đã có 11 ca tử vong trong năm 2015.
Nhóm dân số tử vong có độ tuổi trung bình là là
7 ± 3 tuổi, tập trung ở 2 nhóm từ 2 - 5 tuổi và 10 –
14 tuổi với tỉ lệ như nhau là 35,7%. Tỉ lệ nữ giới
chiếm ưu thế hơn nam giới (57,2%). Tình trạng
dư cân – béo phì trong nhóm dân số tử vong
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương so với nhóm không thừa cân - béo phì
(50%). Trong 14 bệnh nhân tử vong chỉ có 3 bệnh
nhân đến sớm khi chưa có dấu hiệu sốc. 11 bệnh
nhân còn lại đến nhập viện trễ khi bệnh nhân đã
vào sốc (3/11 bệnh nhân) hoặc sốc nặng (8/11
bệnh nhân). Các bệnh nhân này đều có đặc điểm
là sốt cao liên tục và các dấu hiệu cảnh báo theo
phác đồ Bộ y tế: ói (7/14 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ
50%), đau bụng (4/14 bệnh nhân, chiếm 28,6%),
xuất huyết tiêu hóa (3/14 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ
21,4%), chảy máu mũi (1/14, chiếm tỉ lệ 7,1%).
Trong số đó, có 2 nhập viện trong tình trạng sốc
nặng kèm rối loạn tri giác phải đặt nội khí quản
cấp cứu và truyền dịch chống sốc. 5/11 bệnh
nhân sốc ngay thời điểm nhập viện không ra sốc
sau truyền liều dịch đầu tiên, có 8 ca vào sốc vào
ngày 5 – 6, 1 ca vào sốc vào ngày 7. 6/8 bệnh
nhân vào sốc trong khoảng từ ngày 5 - 7 đến
nhập viện trong tình trạng sốc nặng. 71,4% số
bệnh nhân tử vong vẫn còn sốt khi vào sốc. Tình
trạng này phù hợp với y văn là sốt khi vào sốc là
một yếu tố tiên lượng nặng trong sốc SXHD(10).
Số lượng tiểu cầu lúc vào sốc của nhóm dân số tử
vong có trung bình là 26,7 ± 17,8 K/mm3 thấp
hơn so với số lượng tiểu cầu của nhóm sống 42 ±
22,5 K/mm3. Theo hướng dẫn của WHO, sự giảm
nhanh tiểu cầu là 1 trong những chỉ điểm trong
SXHD có dấu hiệu cảnh báo(13). Về nguyên nhân
tử vong, các bệnh nhân đều tử vong trong bệnh
cảnh sốc kéo dài, tổn thương đa cơ quan (suy
gan, suy thận, tổn thương tim, xuất huyết nặng,
rối loạn đông máu nặng, DIC). Điều này cũng
phù hợp như trong nghiên cứu Nguyễn Minh
Tiến trên 2 nhóm sốc kéo dài tử vong và sốc kéo
dài sống. Tác giả đưa ra kết luận các yếu tố có
liên quan đến tử vong là suy hô hấp, suy tuần
hoàn, suy cơ quan, tiêu hóa, suy gan, toan
chuyển hóa, DIC nặng(7).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 322 trẻ sốt xuất huyết
Dengue nặng có sốc trong năm 2015-2016, chúng
tôi đưa ra một số nhận định: Độ tuổi thường gặp
là 4 - 10 tuổi, 4,9% bị chẩn đoán lầm không phải
SXHD.Sốc vào ngày 4-5 của bệnh. 28% trẻ còn
sốt cao lúc vào sốc, điều này có liên quan đến tỉ
lệ tái sốc, sốc kéo dài, xuất huyết nặng và tử
vong. Khoảng 1/2 số bệnh nhân có số bạch cầu
bình thường hoặc tăng khi vào sốc, Hct có giá trị
trung bình cao 48,7% khi vào sốc. 1/5 số bệnh
nhân tái sốc và đa số tái sốc trong vòng 24 giờ.
Hơn 80% số bệnh nhân TDMP hoặc TDMB, đa
số lượng ít đến trung bình. Hơn 80% bệnh nhân
tăng men gan, đa số tăng nhỏ hơn 5 lần giá trị
bình thường.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
102
Hơn 50% bệnh nhân có sử dụng cao phân tử
trong điều trị. Lượng dịch truyền trung bình là
115 ml/kg trong 20,2 giờ. 4,3% bệnh nhân tử
vong, đa số đều nhập viên trong tình trạng nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Tố Như (2010), "Nhận xét kết quả điều trị sốc sốt xuất
huyết Dengue với Dextran và Hydroxyethyl Starch", Luận văn
Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.31.
2. Đông Thị Hoài Tâm, Phan Tứ Quí, Dương Bích Thủy, (2010),
"Các yếu tố nguy cơ tái sốc trong điều trị sốc sốt xuất huyết
Dengue tại Bệnh viện Nhiệt Đới năm 2007 - 2008", Tạp chí Y
học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14 (Phụ bản của số 1), tr. 424 - 428.
3. Eu-Ahsunthornwattana N, Eu-ahsunthornwattana J (2008),
"Peripheral blood count for dengue severity prediction: a
prospective study in Thai children", Pediatrics, 121
(Supplement 2), S127-S128.
4. Gajera VV, Sahu S, Dhar R (2016), "Study of haematological
profile of Dengue Fever and its clinical implication", Annals of
Applied Bio-Sciences, 3 (3), A241-246.
5. Gubler DJ (1998), "Dengue and dengue hemorrhagic fever",
Clinical microbiology reviews, 11 (3), pp. 480-496.
6. Huỳnh Nguyễn Duy Liêm (2009), "Đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, cận lâm sàng và điều trị ở trẻ em bị sốc sốt xuất huyết có
rối loạn đông máu", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược
TP. HCM, tr.25.
7. Nguyễn Minh Tiến (2005), "Tổn thương các cơ quan trong sốc
sốt xuất huyết Dengue kéo dài ở trẻ em", Luận văn bác sĩ chuyên
khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr32.
8. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân, Lê Bích Liên,
(2003), "Đặc điểm lâm sàng, điều trị sốt xuất huyết Dengue ở
trẻ nhũ nhi", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, PB Tập 7 Số 1, tr.
138 - 144.
9. Phạm Thái Sơn (2010), "Kết quả điều trị sốc sốt xuất huyết
Dengue bằng HES 6%", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.36.
10. Tạ Văn Trầm (2004), "Các yếu tố liên quan đến sốc sốt xuất
huyết kéo dài ở trẻ em", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh, tr.39.
11. Tạ Văn Trầm, Nguyễn Trọng Lân (2001), "Các yếu tố liên
quan tử vong trong sốc sốt xuất huyết Dengue", Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh, Tập 5 Số 2, tr. 106 - 110.
12. Trần Hà Phương Tâm (2012), "Nhận xét về điều trị dịch
truyền trong sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Nhi
đồng 2 từ tháng 1/2011 đến 03/2012", Luận văn Thạc sĩ y học,
Đại học Y Dược TP. HCM, tr22.
13. World Health Organization (2012), "Handbook for clinical
management of dengue", Handbook for clinical management
of dengue.
Ngày nhận bài báo: 09/03/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_dieu_tri_benh_nhan_sot_xua.pdf