Tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong đỏ da toàn thân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
62
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRONG ĐỎ DA TOÀN THÂN
Phạm Quốc Thảo Trang*, Lê Thái Vân Thanh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đỏ da toàn thân (ĐDTT) có thể gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng trong ĐDTT thường chồng lấp gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh căn.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐDTT nhập viện Bệnh viện Da liễu
Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân ĐDTT được khám
lâm sàng, thực hiện cận lâm sàng và được theo dõi diễn tiến bệnh đến khi xuất viện.
Kết quả: 64 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 53,33 ± 14,13. Triệu chứng
ngứathường gặp nhất (70,31%). Bất thường cận lâm sàng như tăng IgE huyết thanh (57,81%), tốc độ lắng máu
tăng (56,25%), giảm albumin huyết thanh (51,57%),tăng bạch cầu (40,63%). IgE huyết thanh tăng có sự khác
biệt giữ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong đỏ da toàn thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
62
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRONG ĐỎ DA TOÀN THÂN
Phạm Quốc Thảo Trang*, Lê Thái Vân Thanh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đỏ da toàn thân (ĐDTT) có thể gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng trong ĐDTT thường chồng lấp gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh căn.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐDTT nhập viện Bệnh viện Da liễu
Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân ĐDTT được khám
lâm sàng, thực hiện cận lâm sàng và được theo dõi diễn tiến bệnh đến khi xuất viện.
Kết quả: 64 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 53,33 ± 14,13. Triệu chứng
ngứathường gặp nhất (70,31%). Bất thường cận lâm sàng như tăng IgE huyết thanh (57,81%), tốc độ lắng máu
tăng (56,25%), giảm albumin huyết thanh (51,57%),tăng bạch cầu (40,63%). IgE huyết thanh tăng có sự khác
biệt giữa ĐDTT do chàm so với vảy nến (p = 0,014). Mô học phù hợp chẩn đoán bệnh căn trong 76,56% trường
hợp. Vảy nến chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh căn ĐDTT (60,94%), kế tiếp là chàm (20,31%).
Kết luận: Mô học giúp chẩn đoán bệnh căn ĐDTT trong phần lớn trường hợp. Ngoài ra, nồng độ IgE
huyết thanh có thể là công cụ hỗ trợ giúp chẩn đoán phân biệt ĐDTT do vảy nến với chàm khi lâm sàng
không điển hình.
Từ khóa: đỏ da toàn thân, IgE huyết thanh, mô học
ABSTRACT
CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS OF ERYTHRODERMA
Pham Quoc Thao Trang, Le Thai Van Thanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 62-67
Background: Erythroderma is a potentially life-threatening condition and has a negative impact on
quality of life. Erythroderma has many overlapping features which made the identification of underlying
cause quiet challenging.
Objective: To survey the clinical features and laboratory findings in erythroderma admitted to Ho Chi Minh
City Hospital of Dermato-Venereology.
Subjects and Methods: A case series study was conducted. Erythrodermic patients were physical
examined, performed laboratory examinations including skin biopsy and were followed up until discharge to
know the evolution of the erythroderma.
Results: The mean age of 64 patients was 53.33 ± 14.13 years. Pruritus is the most frequent complaint
(70.31%). The common laboratories were hyperimmunoglobulinemia (Ig) E (57.81%), elevated ESR (56.25%),
hypoalbuminemia (51.57%) and leukocytosis (40.63%). The percentage of increased total serum IgE levels was
statistically different between eczema and psoriasis (p = 0.014). Skin biopsy revealed the cause in 76.56% of 64
patients. Psoriasis was the predominant etiology (60.94%), followed by eczema (20.31%).
Conclusions: The histopathology yielded the typical features of underlying cause in most cases. The
increased IgE levels may be a helpful tool to distinguish psoriasis and eczema with atypical clinical settings.
Keywords: erythroderma, Immunoglobulin E, histopathology
*Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email:lethaivanthanh@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
63
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đỏ da toàn thân (ĐDTT) là một tình trạng
nặng có thể gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tỉ lệ tử
vong từ 3,73% đến 64%(6). Trong đó, chẩn đoán
sớm bệnh căn là một trong những bước quan
trọng cho phép điều trị đặc hiệu sớm, giúp lui
bệnh nhanh và có thể giúp ngăn chặn tái phát
bệnh lý này. Hơn nữa, nhóm bệnh lý ác tính
(thường gặp là lymphoma da) gây ĐDTT
thường bị chẩn đoán nhầm với những bệnh căn
lành tính khác.
Việc chẩn đoán xác định bệnh căn là một
thách thức lớn hiện nay vì bệnh căn ĐDTT rất đa
dạng và hầu hết cận lâm sàng không giúp ích
cho chẩn đoán. Hơn thế, việc chẩn đoán xác định
bệnh căn trễ hoặc không chính xác có thể dẫn
đến xử trí sai lầm và tiên lượng nặng nề cho
bệnh nhân. Do đó, khi tiếp cận một bệnh nhân
ĐDTT, việc ưu tiên là phải đánh giá mức độ
nặng, nhẹ và xác định được bệnh căn của ĐDTT.
Vì thế chúng tôi quyết định thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
trong đỏ da toàn thân”, với mục đích khảo sát
những biểu hiện lâm sàng và thay đổi cận lâm
sàng của ĐDTT, đồng thời chú trọng việc phát
hiện những bệnh căn của ĐDTT để giúp cho các
bác sĩ lâm sàng quản lý tối ưu và cải thiện tiên
lượng cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của bệnh nhân ĐDTT tại Bệnh viện Da Liễu
thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2017 đến
tháng 4/2018.
Tiêu chuẩn nhận vào
Có tuổi từ 18 trở lên.
Bệnh nhân được chẩn đoán ĐDTT trên lâm
sàng (hồng ban tróc vảy ≥ 90% diện tích da bề
mặt cơ thể).
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có chống chỉ định của sinh thiết da: dị ứng
thuốc tê, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống
đông máu.
Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Các bước tiến hành
Ghi nhận lâm sàng gồm một số đặc điểm
dịch tễ, các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân
được chẩn đoán ĐDTT lúc nhập viện.
Bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm
gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ lắng máu,
sinh hóa máu (men gan, đường huyết,
protein/albumin huyết thanh, creatinin huyết
thanh, ion đồ máu, tổng phân tích nước tiểu),
nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh và mô
bệnh học.
Theo dõi diễn tiến quá trình điều trị
(phương thức điều trị và lâm sàng khi bệnh
nhân hết ĐDTT).
Chẩn đoán bệnh căn ĐDTT dựa vào lâm
sàng, mô bệnh học và diễn tiến quá trình điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 64 bệnh
nhân ĐDTT nhập viện tại khoa lâm sàng I và II
Bệnh viện Da liễu Tp. HCM.
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐDTT là
53,33 ± 14,13 tuổi (nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất
là 84 tuổi), nhóm trên 55 tuổi chiếm 51,56%, chủ
yếu là nam (71,88%). Đa số bệnh nhân đến từ các
tỉnh khác (79,69%), chủ yếu làm nghề nông
(28,12%) và nghỉ hưu (18,75%).
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 51,44 ±
14,56 tuổi, thời gian khởi phát ĐDTT có trung
vị là 30 ngày (nhanh nhất là 4 ngày và chậm
nhất là 7 tháng). Trước đợt bệnh này, bệnh
nhân đã có ĐDTT cùng bệnh căn lần này
chiếm tỉ lệ là 43,75%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
64
Ngứa là triệu chứng thường gặp nhất
(70,31%) (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐDTT
(n=64)
Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ %
Ngứa 45 70,31
Phù 40 62,5
Tổn thương móng 35 54,69
Sốt 23 35,94
Lạnh run 23 35,94
Dày sừng lòng bàn tay-lòng bàn
chân
15 23,44
Đau khớp 13 20,31
Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân
ĐDTT (n=64)
Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ (%)
Tổng phân tích tế bào máu và tốc độ lắng máu
Bạch cầu tăng
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng
Tế bào đơn nhân tăng
22
4
34,38
6,25
Thiếu máu
Hồng cầu nhỏ nhược sắt
Đẳng sắc đẳng bào
Hồng cầu to
12
3
2
18,75
4,69
3,13
Tốc độ lắng máu tăng 36 56,25
Sinh hóa máu
Albumin huyết thanh giảm
Nhẹ-vừa
Nặng
30
3
46,88
4,69
Protein huyết thanh giảm 26 40,63
Men gan tăng
Tăng nhẹ-vừa
Tăng cao
8
4
12,5
6,25
Creatinine huyết thanh tăng 8 12,5
Đường huyết tăng 6 9,38
Ion đồ máu bất thường
Ca
2+
giảm
K
+
giảm
Na
+
giảm
11
5
1
17,19
7,81
1,56
Một số bất thường cận lâm sàng ghi nhận
được gồm tăng bạch cầu (40,63%) chủ yếu bạch
cầu đa nhân trung tính, tốc độ lắng máu tăng
(56,25%), thiếu máu (26,57%), giảm albumin
huyết thanh (51,57%) với đa số ở mức độ nhẹ-
vừa, men gan tăng (18,75%) chủ yếu ở mức độ
nhẹ-vừa, creatinine huyết thanh tăng (12,5%),
ion đồ máu bất thường (26,56%) với giảm Ca2+
thường gặp. Không có trường hợp nào có tổng
phân tích nước tiểu bất thường.
Hơn ½ trường hợp (57,81%) bệnh nhân
ĐDTT có nồng độ IgE toàn phần trong huyết
thanh tăng và 18,75% trường hợp có nồng độ IgE
tăng cao (Bảng 3).
Bảng 3: Kết quả nồng độ IgE huyết thanh (n=64)
IgE huyết thanh Tần suất Tỉ lệ (%)
Tăng (>100 UI/ml) 37 57,81
Tăng cao (>1000 UI/ml) 12 18,75
Xác định bệnh căn ĐDTT
Tất cả 64 bệnh nhân được điều trị nội trú tại
Bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh theo
bệnh căn ĐDTT. Sau một thời gian điều trị, các
bệnh nhân này đã xuất viện với tình trạng bệnh
cải thiện tốt (biểu hiện ĐDTT thoái lui hoàn
toàn), trừ 1 trường hợp ĐDTT do lymphoma da
được chuyển qua khoa huyết học của Bệnh viện
Chợ Rẫy. Chẩn đoán bệnh căn ĐDTT trùng
khớp với chẩn đoán xuất viện của bệnh nhân,
nghĩa là chẩn đoán dựa trênsự phối hợp các đặc
điểm lâm sàng, mô bệnh học và diễn tiến quá
trình điều trị.
Bảng 4: Kết quả bệnh căn ĐDTT và mô bệnh học
(n=64)
Bệnh căn
ĐDTT
Kết quả mô học
Tỉ lệ % mô học
đồng nhất bệnh
căn ĐDTT
Vảy nến (n=39)
Vảy nến (n=28)
71,79 Viêm da mạn tính (n=8)
Viêm da bán cấp (n=3)
Chàm (n=13)
Chàm (n=10)
76,92
Viêm da bán cấp (n=3)
Thuốc (n=6)
Thuốc (n=5)
83,33
Viêm da bán cấp (n=1)
Vảy phấn đỏ
nang lông (n=3)
Vảy phấn đỏ nang lông
(n=3)
100
Viêm bì cơ
(n=1)
Viêm bì cơ (n=1) 100
Vảy nến mủ
(n=1)
Vảy nến mủ (n=1) 100
Lymphoma da
(n=1)
Lymphoma da (n=1) 100
Có 49/64 ca (76,56%) có đặc điểm mô bệnh
học cho kết quả phù hợp với chẩn đoán xác định
bệnh căn ĐDTT.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
65
Mối liên quan giữa bệnh căn ĐDTT và một
số đặc điểm dịch tễ, cận lâm sàng
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa bệnh căn ĐDTT với các đặc điểm dịch tễ
(tuổi, giới tính, nơi cư ngụ) và cận lâm sàng
(bạch cầu tăng, thiếu máu, tốc độ lắng máu tăng,
protein/albumin huyết thanh giảm, men gan
tăng, đường huyết tăng, creatinine huyết thanh
tăng, ion đồ máu bất thường).
Bảng 5: Mối liên quan giữa bệnh căn ĐDTT và nồng
độ IgE huyết thanh toàn phần tăng (n=64)
Đặc điểm
IgE huyết thanh tăng
P
a
P
b
Có Không
Vảy nến 16 (41,03) 23 (58,97)
0,002 0,014*
Chàm 12 (92,31) 1 (7,69)
Thuốc 4 (66,67) 2 (33,33)
VPĐNL 3 (100) 0
Viêm bì cơ 1 (100) 0
Vảy nến mủ 0 1 (100)
Lymphoma da 1 (100) 0
a phép kiểm chính xác Fisher; b phép kiểm Post-hoc Turkey
* Kiểm định Post-hoc Turkey cho thấy chỉ có sựkhác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ bệnh nhân có tăng nồng độ IgE
huyết thanh toàn phần ở nhóm ĐDTT do chàm so với
nhóm ĐDTT do vảy nến
Bảng 6: Mối liên quan giữa bệnh căn ĐDTT và nồng
độ IgE huyết thanh toàn phần tăng cao (n=64)
Đặc điểm
IgE huyết thanh tăng cao
P
a
P
b
Có Không
Vảy nến 3 (7,69) 36 (92,31)
0,01 0,026*
Chàm 6 (46,15) 7 (53,85)
Thuốc 1 (16,67) 5 (83,33)
VPĐNL 1 (33,33) 2 (66,67)
Viêm bì cơ 1 (100) 0
Vảy nến mủ 0 1 (100)
Lymphoma da 0 1 (100)
a phép kiểm chính xác Fisher; b phép kiểm Post-hoc Turkey
* Kiểm định Post-hoc Turkey cho thấy chỉ có sựkhác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ IgE huyết
thanh toàn phần tăng cao ở nhóm ĐDTT do chàm so với
nhóm ĐDTT do vảy nến.
BÀN LUẬN
ĐDTT thường có tuổi khởi phát trung bình
là 41-61 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ(6). 64 bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi khởi phát
trung bình là 51,44 ± 14,56 tuổi và đa số bệnh
nhân trên 55 tuổi (51,56%), tỉ lệ nam:nữ là 2,6:1.
Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh đồng mắc,
nên phải dùng nhiều thuốc và thuộc nhóm nguy
cơ cao phát triển bệnh lý ác tính(2).Những yếu tố
này có thể góp phần gây khởi phát ĐDTT ở
nhóm tuổi này.
Phần lớn diện tích da bị tổn thương trong
ĐDTT, gây rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ
da dẫn đến những biến chứng như rối loạn điều
hòa thân nhiệt, tăng mất nước qua da và da dễ bị
kích ứng với môi trường xung quanh(6). Ngoài
ra, ĐDTT với bất kể bệnh căn khi kéo dài có thể
gây tổn thương móng, dày sừng lòng bàn tay-
lòng bàn chân. Do đó, những biểu hiện như
ngứa hay sốt, ớn lạnh(3,10,16) thường gặp và không
đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh căn ĐDTT. Chúng
tôi cũng ghi nhận được những triệu chứng này
thường gặp trong ĐDTT như ngứa (70,31%),
phù (62,5%), sốt (35,94%), ớn lạnh (35,94%), tổn
thương móng (54,69%).
Nhiều bất thường cận lâm sàng được ghi
nhận, trong đó có những biểu hiện liên hệ với
kéo dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ biến
chứng và tử vong cho bệnh nhân nằm viện(1,15)
như creatinine huyết thanh tăng, albumin huyết
thanh giảm, bất thường ion đồ máu. Do đó, cần
theo dõi huyết học và sinh hóa máu để ngăn
ngừa biến chứng cho bệnh nhân ĐDTT. Tuy
nhiên, những thay đổi cận lâm sàng này chủ yếu
do đáp ứng với hiện tượng viêm trong ĐDTT.
Tình trạng bong tróc vảy da nhiều làm giảm
albumin huyết thanh có thể liên quan với giảm
Ca2+ và tăng tốc độ lắng máu ở bệnh nhân
ĐDTT. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi và
phần lớn các tác giả khác quan sát thấy hầu hết
cận lâm sàng không liên hệ bệnh căn ĐDTT.
Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận được
57,81% trường hợp tăng nồng độ IgE huyết
thanh và 18,75% trường hợp tăng cao. Bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi
không có tình trạng khác kèm theo làm tăng IgE
huyết thanh như bệnh lý dị ứng gồm hen, viêm
mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hay tình trạng
nhiễm ký sinh trùng, hội chứng tăng eosinophil.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
66
Một số nghiên cứu khác cũng quan sát thấy hiện
tượng tăng IgE huyết thanh trong ĐDTT(4,7). Do
đó, IgE có thể góp phần trong sinh bệnh học của
ĐDTT. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả
Sigurdsson(14) cho thấy thâm nhiễm lớp bì trong
ĐDTT do hội chứng Sézary biểu hiện cytokine
của dòng lympho T giúp đỡ týp 2 (Th2). Ngược
lại, ĐDTT lành tính (viêm da cơ địa, viêm da tiết
bã, vảy nến, phát ban đa dạng ánh sáng mạn
tính) có biểu hiện chủ yếu cytokine của dòng
lympho T giúp đỡ týp 1. Từ đó, tác giả cho rằng
không có sự thay đổi đặc tính cytokine khi tiến
triển từ bệnh lý khu trú sang ĐDTT. Mặt khác,
tác giả Fierro(5) thấy ĐDTT do vảy nến, chàm,
thuốc tăng biểu hiện thụ thể chemokine liên hệ
cả Th1 và Th2. Nghiên cứu của tác giả Zhang(17)
cho thấy ĐDTT do vảy nến biểu hiện cả 2 kiểu
hình đáp ứng miễn dịch, nhưng hơi thiên về
Th2. Chúng tôi quan sát thấy có sự khác biệt về
nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh tăng
(p=0,002) và tăng cao (p=0,01) giữa các bệnh căn
ĐDTT. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ IgE
toàn phần trong huyết thanh tăng và tăng cao ở
nhóm ĐDTTdo chàm nhiều hơn đáng kể so với
vảy nến. Như vậy, IgE huyết thanh có thể có vai
trò trong cơ chế bệnh sinh của ĐDTT nhưng vẫn
thấy hiện tượng này có phần nổi trội hơn trong
nhóm bệnh lý dị ứng như chàm.
Một số nghiên cứu cho thấy mô học của
ĐDTT không đặc hiệu, không giúp chẩn đoán
bệnh căn(9,12). Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác
giả khác cho thấy mô học giúp chẩn đoán xác
định bệnh căn trong phần lớn trường hợp(8,11).
Qua đó, các tác giả đề xuất mô học cần được
thực hiện để chẩn đoán bệnh căn ĐDTT. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy mô bệnh học có
hình ảnh đặc hiệu của bệnh căn ở phần lớn
trường hợp ĐDTT. Hơn nữa, những trường hợp
mô học không đặc hiệu vẫn có hình ảnh gợi ý
bệnh căn ĐDTT. Viêm da mạn tính trong ĐDTT
do vảy nến có giãn mạch máu nông ở lớp bì với
khuynh hướng giãn theo chiều dọc, hướng lên
trong phần nhú bì kéo dài, sát thượng bì. Biểu
hiện này không thấy trong ĐDTT do bệnh căn
khác. Hình ảnh viêm da bán cấp trong ĐDTT do
chàm cũng khác do vảy nến vớihiện tượng xốp
khu trú, mức độ vừa, tăng gai không đều, giãn
mạch máu ở lớp bì nông nhưng lan tỏa hơn.
Trường hợp viêm da bán cấp trong ĐDTT do
thuốc có thâm nhiễm tế bào lympho dày đặc hơn
so với trong chàm và vảy nến.
Hiện nay, bệnh lý da vẫn chiếm tỉ lệ cao
trong những bệnh căn ĐDTT. Trong đó, vảy nến
thường gặp nhất ở hầu hết trường hợp ĐDTT
trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả
khác(10,13). Điều này có lẽ do vẫn còn tồn tại tình
trạng sử dụng thuốc không đúng cách hay lạm
dụng thuốc trong điều trị vảy nến như ngưng
đột ngột corticosteroid, dùng thuốc nam, thuốc
bắc không rõ nguồn gốc. ĐDTT do viêm bì cơ rất
hiếm gặp và chỉ có một vài ca được báo cáo
trong y văn, do đó nghiên cứu của chúng tôi
cũng chỉ ghi nhận được 1 trường hợp ĐDTT do
viêm bì cơ. Bệnh căn ác tính gây ĐDTT trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng chiếm tỉ lệ thấp
tương tự với những nghiên cứu khác(16).
Thêm vào đó, những trường hợp ĐDTT
màhình ảnh mô học không đặc hiệu vẫn cho
thấy đáp ứng điều trị theo chẩn đoán dựa vào
các biểu hiện lâm sàng. Một trường hợp được
chẩn đoán ĐDTT do vảy nến dựa vào biểu hiện
lâm sàng lúc nhập viện và có bệnh sử vảy nến 30
năm nay. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân
tiếp tụcdùng thuốc điều trị tình trạng cường
giáp do bướu giáp, đã dùng được 2 tháng nay và
mô bệnh học có biểu hiện là viêm da bán cấp.
Sau đó bệnh nhân nổi thêm bóng nước, mụn
nước và được chẩn đoán theo lâm sàng hiện tại
kết hợp với mô bệnh học phù hợp là ĐDTT do
thuốc. Sau khi ngưng thuốc kết hợp với uống
prednisone trong vòng 10 ngày, ĐDTT và các
triệu chứng khác cải thiện nhanh và lui. Ngoài
ra, bệnh nhân ĐDTT do vảy nến có mô học
không đặc hiệu cũng cho thấy đáp ứng tốt với
điều trị vảy nến như tiếp tục hay tăng liều
Methotrexate và thoa corticoid phối hợp
calcipotriol trên diện tích da <30%. Những
trường hợp chàm có biểu hiện viêm da bán cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
67
trên mô học khi được điều trị với corticoid uống
cũng cho thấy cải thiện đáng kể sau 1-2 tuần. Do
đó, có thể thấy diễn tiến quá trình điều trị đóng vai
trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh căn ĐDTT,
cùng với những biểu hiện phù hợp trên mô bệnh học.
KẾT LUẬN
Mô học với những hình ảnh đặc hiệu của
bệnh căn giúp chẩn đoán xác định bệnh căn của
ĐDTT trong đa số trường hợp và hình ảnh
không đặc hiệu cũng giúp gợi ý bệnh căn. Do
đó, chúng tôi đề nghị sử dụng mô học như là
một công cụ cần thiết và hữu ích trong hỗ trợ
chẩn đoán bệnh căn ĐDTT.
Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ IgE toàn phần
trong huyết thanh tăng ở nhóm ĐDTTdo chàm
nhiều hơn đáng kể so với vảy nến.Vì vậy, IgE
huyết thanh có thể giúp chẩn đoán phân biệt
bệnh căn ĐDTT trong những trường hợp do
chàm hoặc vảy nến với lâm sàng không điển hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akirov A, Masri-Iraqi H, Atamna A, Shimon I (2017). Low
Albumin Levels Are Associated with Mortality Risk in
Hospitalized Patients. The American journal of medicine,
130(12):pp.1465.
2. Berger NA, Savvides P, Koroukian SM, Kahana EF, Deimling
GT, Rose JH, Bowman KF, Miller RH (2006). Cancer in the
elderly. Transactions of the American Clinical and Climatological
Association, 117:pp.147-156.
3. César A, Cruz M, Mota A, Azevedo F (2016). Erythroderma. A
clinical and etiological study of 103 patients. Journal of
dermatological case reports, 10(1):pp.1.
4. El Euch D, Zeglaoui F, Benmously R, Turki H, Denguezli M, Zili
J, Fenniche S, Dhaoui R, Zouari B (2003). Erythroderma: a
clinical study of 127 cases and review of the literature. Exogenous
Dermatology, 2(5):pp.234-239.
5. Fierro MT, Comessatti A, Quaglino P, Ortoncelli M, Abate SO,
Ponti R, Novelli M, Bernengo MG (2006). Expression pattern of
chemokine receptors and chemokine release in inflammatory
erythroderma and Sezary syndrome. Dermatology, 213(4): 284-
292.
6. Grant-Kels JM, Fedeles F, Rothe MJ (2012). Exfoliative
dermatitis. In: Goldsmith LA, Katz SI, et al (eds). Fitzpatrick’s
dermatology in general medicine,pp.266-278.
7. Hasan T, Jansén CT (1983). Erythroderma: a follow-up of fifty
cases. Journal of the American Academy of Dermatology,
8(6):pp.836-840.
8. Khaled A, Sellami A, Fazaa B, Kharfi M, Zeglaoui F, Kamoun M
(2010). Acquired erythroderma in adults: a clinical and
prognostic study. Journal of the European Academy of Dermatology
and Venereology, 24(7):pp.781-788.
9. King JrL, Dufresne JrR, Lovett GL, Rosin MA (1986).
Erythroderma: review of 82 cases. Southern medical journal,
79(10):pp.1210-1215.
10. Li J, Zheng H-Y (2012). Erythroderma: a clinical and prognostic
study. Dermatology, 225(2):pp.154-162.
11. Megna M, Sidikov AA, Zaslavsky DV, Chuprov IN,
Timoshchuk EA, Egorova U, Wenzel J, Nasyrov RA (2017). The
role of histological presentation in erythroderma. International
Journal of Dermatology, 56(4): 400-404.
12. Pal S, Haroon TS (1998). Erythroderma: a clinico-etiologic study
of 90 cases. Int J Dermatol, pp.37.
13. Rym BM, Mourad M, Bechir Z, Dalenda E, Faika C, Iadh AM,
Amel BOD (2005). Erythroderma in adults: a report of 80 cases.
International journal of dermatology, 44(9):pp.731-735.
14. Sigurdsson V, Toonstra J, Bihari IC, Bruijnzeel-Koomen CA,
Vloten WA, Thepen T (2000). Interleukin 4 and interferon-γ
expression of the dermal infiltrate in patients with
erythroderma and mycosis fungoides. An
immunohistochemical study. Journal of cutaneous pathology,
27(9):pp.429-435.
15. Thakar CV, Christianson A, Freyberg R, Almenoff P, Render
ML (2009). Incidence and outcomes of acute kidney injury in
intensive care units: a Veterans Administration study. Critical
care medicine, 37(9):pp.2552-2558.
16. Yuan XY, Guo JY, Dang YP, Qiao L, Liu W (2010).
Erythroderma: A clinical-etiological study of 82 cases. European
Journal of Dermatology, 20(3):pp.373-377.
17. Zhang P, Chen HX, Duan YQ, Wang WZ, Zhang TZ, Li JW, Tu
YT (2014). Analysis of Th1/Th2 response pattern for
erythrodermic psoriasis. Journal of Huazhong University of Science
and Technology (Medical Sciences), 34(4):pp.596-601.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_trong_do_da_toan_than.pdf