Tài liệu Đặc điểm kiểm tra của chính quyền cảng và những vấn đề thuyền viên cần quan tâm khi kiểm tra tàu - Trần Hồng Thanh: 54
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
ĐẶC ĐIỂM KIỂM TRA CỦA CHÍNH QUYỀN CẢNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ THUYỀN VIÊN CẦN QUAN TÂM KHI KIỂM TRA TÀU
THE CHARACTERISTICS OF INSPECTION OF PORT STATE CONTROL AND
MATTERS OF SEAFARER GREAT INTEREST WHILE INSPECTING THE SHIPS
Trần Hồng Thanh
Khoa Máy tàu thủy, Trường ĐH GTVT TPHCM
Tóm tắt: Chính quyền cảng (PSC) là một phần của tổ chức quốc tế có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và
loại bỏ những con tàu không đảm bảo tiêu chuẩn trên cơ sở các qui định quốc tế liên quan đến an toàn, an
ninh, môi trường và công ước lao động hàng hải năm 2006. Ngoài ra mỗi một Quốc gia cũng có luật và qui
định riêng đối với các tàu tham gia hoạt động trong vùng nước của mình. Các Quốc gia có quyền tham gia
sửa đổi, khai thác tàu phù hợp với các công ước SOLAS 74, MARPOL 73/78, STCW 78/10... Bài báo này
giới thiệu một số đặc điểm kiểm tra của Chính quyền cảng, kiến thức và thái độ ứng xử của thuyền viên để
thành công tro...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm kiểm tra của chính quyền cảng và những vấn đề thuyền viên cần quan tâm khi kiểm tra tàu - Trần Hồng Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
ĐẶC ĐIỂM KIỂM TRA CỦA CHÍNH QUYỀN CẢNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ THUYỀN VIÊN CẦN QUAN TÂM KHI KIỂM TRA TÀU
THE CHARACTERISTICS OF INSPECTION OF PORT STATE CONTROL AND
MATTERS OF SEAFARER GREAT INTEREST WHILE INSPECTING THE SHIPS
Trần Hồng Thanh
Khoa Máy tàu thủy, Trường ĐH GTVT TPHCM
Tóm tắt: Chính quyền cảng (PSC) là một phần của tổ chức quốc tế có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và
loại bỏ những con tàu không đảm bảo tiêu chuẩn trên cơ sở các qui định quốc tế liên quan đến an toàn, an
ninh, môi trường và công ước lao động hàng hải năm 2006. Ngoài ra mỗi một Quốc gia cũng có luật và qui
định riêng đối với các tàu tham gia hoạt động trong vùng nước của mình. Các Quốc gia có quyền tham gia
sửa đổi, khai thác tàu phù hợp với các công ước SOLAS 74, MARPOL 73/78, STCW 78/10... Bài báo này
giới thiệu một số đặc điểm kiểm tra của Chính quyền cảng, kiến thức và thái độ ứng xử của thuyền viên để
thành công trong suốt quá trình kiểm tra tàu.
Từ khóa: Chính quyền cảng, sĩ quan kiểm tra tàu, an toàn, an ninh, Công ước quốc tế về an toàn sinh
mạng trên biển 74, Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm biển từ tàu 73/78, Công ước quốc tế về tiêu
chuẩn đào tạo, cấp bằng và trực canh 78/10, Bộ luật Quốc tế về Quản lý an toàn, Bộ luật Quốc tế về An
ninh Tàu và Bến cảng
Abstract: Port State Control (PSC) is part of an international effort to identify and eliminate sub-
standard ships basis on the international rules relating to safety, security, the environment and Maritime
Labour Convention 2006. In addition a country may have its own laws and regulations for any ship
operating in its waters. Countries have the right to verify that ships operating in their waters comply with
SOLAS 74, MARPOL 73/78, STCW 78/10... This paper will introduce the characteristics of inspection of
Port State Control, the seafarer’s knowledge and attitudes needed for success during inspection period.
Keywords: Port State Control (PSC), Port State Control Officers (PSCOs), Safety, Security, Solas,
Marpol, STCW, ISM Code, ISPS Code.
1. Giới thiệu
Sự ra đời của công ước MLC 2006, các
qui định mới của MARPOL 73/78 về kiểm
soát phát thải và các tiêu chuẩn ngày càng
cao đối với các tàu hoạt động tuyến quốc tế,
Chính quyền cảng của các quốc gia thuộc tổ
chức Hàng hải Thế giới (IMO) đã tăng cường
kiểm tra tàu. Việt Nam là quốc gia trong
vùng đã ký kết thỏa thuận “Bản ghi nhớ về
kiểm soát của Chính quyền cảng” Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (Tokyo MOU).
Với vai trò kiểm soát tiêu chuẩn an toàn, loại
trừ các nguy cơ gây mất an toàn và ô nhiễm
môi trường, Chính quyền cảng đã tăng cường
kiểm tra tàu nhằm tìm ra khiếm khuyết về
quản lý tàu, con người và các lỗi kỹ thuật
nhằm loại bỏ những con tàu không đảm bảo
tiêu chuẩn vào vùng biển của mình. Vậy
thuyền viên phải làm gì để hạn chế tối đa các
khiếm khuyết trong suốt quá trình khai thác
và kiểm tra tàu của Chính quyền cảng.
Hãy nâng cao sự hiểu biết của thuyền
viên về Chính quyền cảng và hợp tác với họ
trong suốt quá trình kiểm tra tàu.
2. Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra tàu
Cơ sở pháp lý về quyền kiểm tra tàu của
Chính quyền cảng bao gồm các công ước và
bộ luật:
- SOLAS 74
- MARPOL 73/78
- STCW 78/10
- LOADLINE 66
- COLREG 72
- TONNAGE 69
- MLC 2006
- ISM Code
- ISPS Code
Thủ tục lên tàu kiểm tra không được
thông báo trước và thường dựa trên các cơ sở
như: Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, kiểm
tra theo chiến dịch của nhiều khu vực như
Tokyo MOU, Paris MOU, Indian Ocean
MOUliên quan đến an toàn, an ninh hàng
hải, phòng chống ô nhiễm môi trường và
kiểm tra dựa trên các dấu hiệu cho thấy tàu
đã không tuân thủ các qui định về an toàn,
phòng chống ô nhiễmCó nhiều lý do mà
tàu thường gặp phải rắc rối trong suốt quá
trình kiểm tra. Tuy nhiên có bốn vấn đề được
coi trọng hàng đầu đó là:
- An toàn;
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
55
- Phòng chống ô nhiễm;
- An ninh;
- Công ước Lao động Hàng hải năm
2006.
Trong quá trình kiểm tra, các khiếm
khuyết mà thuyền viên thường gặp sẽ được
ghi nhận bằng các mã phân biệt hành động
khắc phục như sau:
- 10: Khiếm khuyết đã được khắc phục;
- 15: Phải khắc phục tại cảng kế tiếp;
- 16: Phải khắc phục trong vòng 14
ngày;
- 17: Phải khắc phục trước khi tàu
chạy;
- 30: Cơ sở cho việc lưu giữ tàu;
- 40: Thông báo cho cảng kế tiếp.
3. Đặc điểm kiểm tra của Chính
quyền cảng và những vấn đề thuyền viên
cần quan tâm khi kiểm tra tàu.
Về cơ bản có 6 khu vực mà Chính quyền
cảng quan tâm kiểm tra như sau:
3.1. Tại cầu thang lên tàu
- Cầu thang lên tàu là thiết bị và là nơi
đầu tiên mà sĩ quan kiểm tra tàu (PSCOs) có
thể nhìn thấy ngay trước khi lên tàu kiểm tra.
Một cầu thang sạch sẽ, không méo mó, hư
hỏng, được bao bọc lưới cẩn thận chung
quanh và bên dưới đúng quy cách là ấn tượng
đầu tiên.
- Khu vực xung quanh cabin và khu vực
trực canh phải gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong của người trực canh cầu
thang. Thủy thủ trực canh phải mặc đồng
phục, đeo thẻ nhận dạng, hiểu rõ nhiệm vụ
của mình. Khi tiếp xúc với PSCOs ngay tại
cầu thang phải chào hỏi, có sự tự tin, không
mơ hồ và tiến hành kiểm tra thông tin người
lên kiểm tra tàu. Sẵn sàng từ chối không cho
phép PSCOs vào cabin hoặc làm những công
việc tiếp theo nếu không tuân thủ bộ luật
ISPS.
Sau khi công việc kiểm tra kết thúc, thủy
thủ trực canh yêu cầu sĩ quan boong hoặc
thủy thủ khác hướng dẫn PSCOs đến văn
phòng làm việc của tàu gặp thuyền trưởng và
không tự bỏ vị trí trực canh của mình.
3.2. Tại phòng làm việc của tàu
Mỗi khi lên tàu kiểm tra, công việc đầu
tiên là kiểm tra các giấy chứng nhận của tàu
và thuyền viên. PSCOs yêu cầu tất cả các
giấy chứng nhận phải đầy đủ và còn hiệu lực.
Để việc kiểm tra diễn ra nhanh chóng tất cả
các giấy tờ, văn bản, chứng chỉ trên tàu phải
được chuẩn bị sẳn sàng và đảm bảo rằng các
quy trình đã được thực hiện đầy đủ. Một số
giấy chứng nhận như giấy chứng nhận quốc
tế về phòng chống ô nhiễm dầu (gọi tắt là
IOPP) phải nêu rõ các thiết bị trên tàu được
chứng nhận và yêu cầu các giấy chứng nhận
liên quan đến các thiết bị, đồng thời sẽ tiến
hành kiểm tra những thiết bị đó. Những bằng
chứng cho thấy việc tuân thủ liên quan đến
giấy chứng nhận IOPP đó là:
- Kế hoạch ứng cứu tràn dầu khẩn cấp
(SOPEP);
- Thiết bị, không gian buồng máy;
- Việc tuân thủ ISM Code và hệ thống
quản lý an toàn (SMS).
Việc tuân thủ ISM Code và SMS sẽ
được kiểm tra xác nhận thông qua các hành
động đã thực hiện, bằng chứng được lưu trữ
trên tàu như:
+ Công tác làm quen của thuyền viên
mới lên tàu làm việc;
+ Ghi nhật ký huấn luyện và thực tập;
+ Sổ nhật ký dầu bẩn, rác thải và các
giấy biên nhận chuyển dầu, rác thải lên bờ...
3.3. Trong buồng lái
Công việc kiểm tra buồng lái thường tập
trung vào những vấn đề:
- Các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, thông
tin, thông báo được bố trí ở các khu vực
trong buồng lái;
- Sự hoạt động của các trang thiết bị;
- Sự làm quen và khả năng hiểu biết
của các Sĩ quan boong với các trang thiết bị,
ấn phẩm hàng hải, các quy trình, ghi nhật ký,
lưu trữ tài liệu và các văn bản liên quan;
- Khả năng tiếng anh khi sử dụng các
trang thiết bị radio, các hoạt động giao tiếp sẽ
diễn ra khi tàu hành trình, tránh va
- Kế hoạch chuyến đi;
-
3.4. Trên boong tàu
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trên boong tàu là
một trong những điểm tạo nên ấn tượng cho
PSCOs và họ thường xuyên quan tâm kiểm
tra các trang thiết bị như:
56
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
- Thiết bị cứu sinh: Xuồng cứu sinh,
cứu hộ, bè tự thổi, áo phao, áo chống mất
nhiệt, các phao cứu sinh;
- Thiết bị cứu hỏa: Các bình cứa hỏa
xách tay, trạm chữa cháy cố định (CO2,
bọt).
Với các thiết bị như trên PSCOs yêu cầu
phải:
+ Bố trí đúng nơi quy định;
+ Thiết bị được kiểm tra định kỳ và làm
việc thỏa mãn;
+ Khả năng hiểu biết của thuyền viên về
cách vận hành, bảo dưỡng các thiết bị an toàn
và nhiệm vụ của mình trong từng tình huống
sự cố.
- Biên bản kiểm tra thiết bị theo kế
hoạch; các hướng dẫn và quy trình vận hành
thiết bị phải được bố trí nơi mà thuyền viên
dể dàng tiếp cận;
- Kho SOPEP: Các trang thiết bị và vật
tư phục vụ cho việc ứng phó tràn dầu phải
đúng theo qui định MARPOL;
- Các vấn đề liên quan đến an ninh của
tàu như: Lối kiểm soát, các lối tiếp cận, các
khu vực hạn chế.
Thuyền viên của tàu cần phải biết rõ đâu
là các lối tiếp cận, khu vực hạn chế. Các khu
vực hạn chế trên tàu phải được ghi rõ
3.5. Trong buồng máy
PSCOs kiểm tra, xem xét thuyền viên tổ
máy có tuân thủ các qui định, hướng dẫn có
phù hợp với hệ thống quản lý an toàn hay
không như: Nguy cơ cháy, nổ, các thiết bị
điện và an toàn điện, các nguy cơ tìm ẩn có
thể gây ra tai nạn đối với thuyền viên, các
yếu tố gây ô nhiễm môi trường
- Về vấn đề môi trường sẽ tập trung
kiểm tra hệ thống phân li dầu nước (OWS).
Sự biểu biết của sĩ quan phụ trách thiết bị và
máy trưởng, đồng thời kiểm tra sự làm quen
của thuyền viên với thiết bị này;
- Kiểm tra hệ thống máy lái sự cố và sự
hiểu biết của thuyền viên về việc vận hành
máy lái sự cố;
- Kiểm tra bơm cứa hỏa sự cố. Không
rò lọt nước và đảm bảo áp lực nước theo qui
định;
- Kiểm tra hệ thống thông gió buồng
máy. Đảm bảo làm việc tốt và đúng chức
năng;
- Kiểm tra các cửa chống cháy;
- Kiểm tra lối thoát hiểm: Lối thoát
hiểm không bị vật cản trở, đủ ánh sáng,
không bị khóa liên quan đến vấn đề an ninh.
Hình 1. Buống máy phải luôn sạch sẽ và an toàn.
3.6. Khu vực sinh hoạt của thuyền
viên
Kiểm tra khu vực buồng ở, nhà bếp, nhà
ăn và thực phẩm là những phần quan trọng
trong quá trình kiểm tra. Qua việc kiểm tra
các khu vực trên, PSCOs sẽ đánh giá được
khả năng đáp ứng của chủ tàu, tình trạng sức
khỏe, chất lượng cuộc sống của thuyền viên
và khả năng quản lý thuyền viên. Trong suốt
quá trình kiểm tra các cửa chống cháy thông
tầng trong cabin phải được đóng kín, không
được mở vì bất kỳ lý do gì trừ khi cửa chống
cháy được thiết kế phù hợp, thỏa mãn
SOLAS.
4. Đặc điểm kiểm tra của một số
Chính quyền cảng trên thế giới
4.1. United States Coast Guard
(USCG)
USCG là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm
tra tàu nước ngoài khi vào vùng nước của
Hoa Kỳ. Cũng giống như tất cả các Chính
quyền cảng khác, USCG kiểm tra tàu dựa
trên các qui định của IMO. Tuy nhiên bên
cạnh những qui định được tất cả các thành
viên của IMO tuân thủ thì Hoa kỳ cũng có
những kiểm tra đặc trưng của riêng mình.
Các vấn đề mà USCG đặc biệt quan tâm bao
gồm:
- SOLAS (thiết bị phát hiện cháy và
thiết bị chữa cháy, xuồng cứu sinh, xuồng
cứu hộ);
- ISM Code và SMS (bảo dưỡng tàu và
thiết bị trên tàu);
- Bộ luật ISPS;
- MARPOL (OWS, SOPEP, Annex
VI).
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
57
USCG kiểm tra việc thực tập và kiến
thức của thuyền viên liên quan trong từng
trường hợp cụ thể như cứu sinh, cứu hỏa, rời
bỏ tàu và chống tràn dầungay trong quá
trình kiểm tra. Với cách kiểm tra như vậy, họ
có thể đánh giá một cách chính xác khả năng
của từng thuyền viên.
Phòng chống ô nhiễm được kiểm tra
thông qua SOPEP, quy trình chuyển dầu trên
tàu, quy trình đổi dầu khi tàu vào vùng kiểm
soát khí thải (ECA), kiểm tra áp lực đường
ống nhận dầu và nhật ký ghi chép quá trình
thực hiện. Kiểm tra hoạt động hệ thống máy
phân li dầu nước, mọi hành động thay đổi
đường ống của hệ thống mà không được cho
phép của USCG được xem là phạm pháp và
bị phạt rất nặng lên đến 200.000 USD và có
thể vào tù. Các bộ luật của riêng mình về
phòng chống ô nhiễm môi trường cũng được
áp dụng đối với tất cả các tàu nước ngoài. Ví
dụ: Kiểm tra quy trình xử lý tất cả các loại
rác thải phát sinh từ tàu theo qui định
NPDES (National Pollutant Discharge
Elimination System). Sau sự kiện ngày
11/9/2001. Nước Mỹ đã đi đầu trong việc
cho ra đời bộ luật ISPS. Kiểm tra an ninh tàu
và bến cảng là bắt buộc đối với tất cả các tàu
nước ngoài vào lần đầu vào vùng nước của
Mỹ. Đối với thuyền viên, việc hiểu biết và
triển khai bộ luật ISPS trước khi tàu vào Mỹ
là rất quan trọng. Kiểm tra sự tuân thủ thực
hiện bộ luật ISPS phải được áp dụng ở tất cả
các cảng trước đó mà tàu đã đến, đặc biệt đối
với một số cảng bị Chính quyền Mỹ liệt kê ra
trong danh sách các cảng “không an ninh”.
Với những tàu lần đầu vào các vùng nước
của Mỹ thì việc kiểm tra được thực hiện tại
khu vực neo cách li bởi đội lực lượng an ninh
bao gồm các sĩ quan an ninh có nghiệp vụ
hàng hải. Nội dung kiểm tra gồm có: Kiểm
tra an toàn, các nguy cơ khủng bố, loại hàng
hóa và nguồn gốc hàng hóa tàu đang chuyên
chở, các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nếu những vấn đề trên được phát hiện và cho
thấy sự không tuân thủ của thuyền viên thì
nguy cơ tàu bị giữ là rất lớn.
4.2. Australian Maritime Safety
Authority (AMSA)
Úc là quốc gia có rất nhiều đóng góp cho
sự ra đời của nhiều bộ luật hàng hải thế giới
liên quan đến an toàn và quyền lợi của
thuyền viên. Những vấn đề mà AMSA quan
tâm kiểm tra là rất rộng cho nên nguy cơ tàu
bị lưu giữ là rất nhiều. Những lỗi mà AMSA
cho là cơ sở của việc giữ tàu thường gặp bao
gồm:
- Công ước lao động hàng hải năm
2006;
- Trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa;
- MARPOL (Thiết bị phân li dầu
nước);
- Thiết bị thông tin liên lạc (GMDSS,
MF/HF, VHF and Immarsat);
- Hải đồ và hải đồ điện tử (ECDIS);
- Máy phát điện sự cố;
- Loadline;
- ISM Code và SMS.
Với đội ngũ kiểm tra tàu gồm 44 nhân
viên được bố trí ở 16 cảng trên toàn nước Úc
(số liệu năm 2012), PSCOs là những thuyền
trưởng, máy trưởng giỏi, được đào tạo bài
bản cho việc kiểm tra tàu nên bất kỳ hành
động nào của thuyền viên nhằm che giấu
khiếm khuyết của tàu đều rất dễ bị phát hiện.
Các loại hải đồ sử dụng trên tàu không được
sử dụng hải đồ photocopy hay scan mà phải
là hải đồ gốc, được cập nhật và AMSA cho
phép. Nếu không tuân thủ những yêu cầu như
trên thì tàu sẽ bị lưu giữ. Với SOLAS, sự
kiểm tra của AMSA đối với thuyền viên và
tàu là rất nghiêm khắc. Ví dụ: Thuyền viên
được yêu cầu sử dụng thiết bị SCBA (Self
Contained Breathing Apparatus). Khi yêu
cầu kiểm tra vấn đề này AMSA đòi hỏi
thuyền viên phải biết cách sử dụng và quan
trọng hơn là phải biết kiểm tra, nhận biết tình
trạng của thiết bị có đảm bảo yêu cầu hay
không. Úc là quốc gia tiên phong trong việc
bảo vệ quyền lợi của thuyền viên, vì vậy việc
tuân thủ công ước MLC 2006 được AMSA
đặc biệt quan tâm kiểm tra thông qua số giờ
làm việc và nghỉ ngơi mỗi ngày, mỗi tuần
của thuyền viên , hợp đồng lao động của
thuyền viên với chủ tàu gồm mức lương và
thời gian làm việc, sự hỗ trợ của chủ tàu
trong việc khám chữa bệnh, hồi hương, thực
phẩm, những thắc mắc của thuyền viên về
điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, môi
trường làm việc có an toàn hay khôngCó
sự khác biệt trong việc kết luận kết quả kiểm
58
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
tra tàu. Khác với một số quốc gia khác, sau
khi kiểm tra nếu xét thấy có ba khiếm khuyết
mã 17 thì được kết luận là một khiếm khuyết
mã 30 (cơ sở cho việc lưu giữ tàu). Lịch
kiểm tra tàu của AMSA cũng có thể thay đổi.
Thông thường thời gian giữa các lần kiểm tra
tàu là sáu tháng, hoặc theo chiến dịch kiểm
tra tăng cường, Úc có thể kiểm tra tàu của
các quốc gia thuộc Tokyo MOU và Indian
Ocean MOU. Tuy nhiên thời gian giữa các
lần kiểm tra có thể rút ngắn lại nếu họ xét
thấy có “hệ số nguy hiểm” của từng tàu.
5. Những giải pháp hạn chế các khiếm
khuyết khi kiểm tra tàu
Để giảm thiểu các khiếm khuyết bị phát
hiện trong suốt quá trình kiểm tra cần quan
tâm những vấn đề sau:
5.1. Đối với thuyền viên
Mỗi một thuyền viên phải luôn nhớ rằng
nếu tàu bị Chính quyền cảng lưu giữ thì sẽ
ảnh hưởng đến uy tín của công ty và công
việc làm của chính bản thân mình. Tàu không
an toàn là nguy cơ dẫn đến các thương tật,
ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu gây ra ô
nhiễm thì sẽ bị phạt và đi tù. Như vậy cần
phải:
- Nâng cao năng lực chuyên môn về
vận hành, khai tác con tàu, hệ động lực an
toàn và hiệu quả;
- Nâng cao hiểu hiểu biết về ISM
Code;
- Thường xuyên huấn luyện và thực tập
các tình huống khẩn cấp;
- Thực hiện kiểm tra ghi chép và lưu
trữ các giấy tờ có tính ảnh hưởng quyết định
đến kết quả kiểm tra của Chính quyền cảng
như: Sổ ghi nhật ký dầu, sổ đo dầu, nhật ký
làm hàng, các loại giấy chứng nhận cho tàu
và thuyền viên
- Thực hiện tổng kiểm tra tàu theo
hướng dẫn của quốc gia tàu mang cờ, đăng
kiểm, chủ tàu trước khi tàu đến cảng.
Trong suốt quá trình kiểm tra của Chính
quyền cảng thuyền viên cần lưu ý: Phải
chuyên nghiệp, lịch sự và hợp tác với
PSCOs, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ
hoàn thành công việc kiểm tra tàu một cách
tốt nhất. Tuy nhiên có những lỗi do thiết bị
hư hỏng mà thuyền viên chưa thể khắc phục
thì thuyền trưởng có thể thương lượng, xin
phép với PSCOs tùy theo từng trường hợp,
nếu là AMSA, thuyền trưởng có thể thông
báo trước cho PSCOs và họ có thể bỏ qua
nhưng phải chứng minh được rằng thuyền
viên đã cố gắng.
5.3. Đối với chủ tàu
- Giám sát thực hiện tốt tình trạng kỹ
thuật hệ động lực và con tàu;
- Đào tạo nâng cao chuyên môn, hiểu
biết của thuyền viên về ISM Code. Kế hoạch
bảo dưỡng và sửa chữa;
- Tuân thủ đầy đủ công ước MLC2006;
- Cập nhật, hổ trợ triển khai các qui
định, thông báo về hàng hải;
- Cung cấp vật tư kịp thời.
6. Kết luận
Không có khiếm khuyết trong suốt quá
trình kiểm tra tàu là sự thành công mà bất kỳ
chủ tàu và thuyền viên nào cũng mong muốn.
Trong bài báo này chúng tôi đã đưa ra một số
vấn đề mà Chính quyền cảng tập trung kiểm
tra để định hướng cho thuyền viên biết và
thực hiện trong suốt quá trình khai thác và
bảo dưỡng con tàu. Bên cạnh việc hiểu rõ các
công ước, bộ luật như SOLAS 74, MARPOL
73/78, MLC 2006, STCW 78/10, ISPS
Codethì thuyền viên phải có tác phong tốt
và thái độ hợp tác trong suốt quá trình làm
việc với chính quyền cảng để tạo ấn tượng,
mang lại thành công cho cuộc kiểm tra, đồng
thời nắm bắt những đặc điểm kiểm tra đặc
trưng của một số Chính quyền cảng nhằm
giảm thiểu tối đa các khiếm khuyết khi kiểm
tra tàu
Tài liệu tham khảo
[1] Daiichi Chuo Marine.,Co Ltd, “Guide to Prepare
for Port State Control”, 2013.
[2] Guidance for Reducing Port State Detentions.
ABS.
[3] Port State Control Annual Report, August 2015,
ClassNK.
[4] Ship initial inspection checklist Port State Control.
AMSA.
[5] www.vr.org.vn
[6] www.classnk.or.jp
[7] www.amsa.gov.au
[8] www.navcen.uscg.gov
Ngày nhận bài: 21/9/2016
Ngày chuyển phản biện: 26/9/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 17/10/2016
Ngày chấp nhận đăng 24/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 117_1_337_1_10_20170818_4639_2202548.pdf