Đặc điểm hình thái và vi học xáo tam phân – paramignya trimera (oliv.) guillaum, họ rutaceae

Tài liệu Đặc điểm hình thái và vi học xáo tam phân – paramignya trimera (oliv.) guillaum, họ rutaceae: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 330 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC XÁO TAM PHÂN – PARAMIGNYA TRIMERA (OLIV.) GUILLAUM, HỌ RUTACEAE. Trần Thị Thu Trang***, Trần Trung Thạch*, Trần Hợp**, Trương Thị Đẹp*** TÓM TẮT Mở đầu: Những năm gần đây, cây Xáo tam phân ở Việt Nam với tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum thuộc họ Cam (Rutaceae) được chứng minh là có tác dụng chữa nhiều loại ung thư và bảo vệ gan. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về các đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài này để làm cơ sở cho việc định danh và kiểm nghiệm về mặt vi học dược liệu này. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của loài Xáo tam phân thu thập ở tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định tên khoa học của loài và cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp nhận diện và kiểm nghiệm vi học loài này. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái, giải phẫu và...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và vi học xáo tam phân – paramignya trimera (oliv.) guillaum, họ rutaceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 330 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC XÁO TAM PHÂN – PARAMIGNYA TRIMERA (OLIV.) GUILLAUM, HỌ RUTACEAE. Trần Thị Thu Trang***, Trần Trung Thạch*, Trần Hợp**, Trương Thị Đẹp*** TÓM TẮT Mở đầu: Những năm gần đây, cây Xáo tam phân ở Việt Nam với tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum thuộc họ Cam (Rutaceae) được chứng minh là có tác dụng chữa nhiều loại ung thư và bảo vệ gan. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về các đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài này để làm cơ sở cho việc định danh và kiểm nghiệm về mặt vi học dược liệu này. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của loài Xáo tam phân thu thập ở tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định tên khoa học của loài và cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp nhận diện và kiểm nghiệm vi học loài này. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột toàn cây. Xác định tên khoa học của loài bằng cách so sánh các đặc điểm đã khảo sát với các tài liệu. Kết quả: Hình thái: Rễ có mùi thơm. Cây gỗ, có gai dài mọc ở kẽ lá. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa: Xim 2 ngả. Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 3. 3 lá đài dính. 3 cánh hoa rời. Lá và cánh hoa có nhiều đốm trong mờ, có mùi thơm. 6 nhị đều, rời, bộ nhị đảo lưỡng nhị. Hạt phấn rời, hình cầu. 3 lá noãn dính, bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy ,1 đầu nhụy. Đĩa mật ở đáy bầu. Giải phẫu: Cấu tạo cấp 2. Trụ bì hóa mô cứng. Libe 2 kết tầng. Túi tiết tiêu ly bào. Tinh thể calci oxalat hình khối. Bột dược liệu có tế bào mô cứng, sợi mô cứng, tinh thể calci oxalat hình khối, bần, mảnh biểu bì với lỗ khí kiểu trực bào, mảnh mô giậu, mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn, mạch vạch, tinh bột,... Kết luận: Các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của Xáo tam phân đã được mô tả và minh họa chi tiết bằng hình ảnh. Từ khóa: Paramignya trimera, đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột rễ, bột thân, bột lá. ABSTRACT MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF PARAMIGNYA TRIMERA (OLIV.) GUILLAUM, RUTACEAE Tran Thi Thu Trang, Tran Trung Thach, Tran Hop, Truong Thi Đep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 330 - 337 Background: In recent years, Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum (Rutaceae) in Vietnam has proved to be effective in the treatment of numerous cancer and liver protection. However, the document of morphological and anatomical characteristics of this species is still negligible. It is necessary to establish the document of morphological and anatomical characteristics of this species. Objectives: In this study, morphological and anatomical characteristics of Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum collected in Khanh Hoa province were performed for plant identification. Methods: Morphological and anatomical characteristics and microscopic examination of used parts of *Trung tâm Điều tra khảo sát thiết kế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa **Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ***Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trương Thị Đẹp ĐT:0909513419 Email: trgdep@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 331 P.trimera was analysed, described and photographed. The scientific name of species was determined by comparison of morphological and anatomical characteristics with those in the reported documents. Results: Morphology: Root: aromatic. Stem: long spines axillary. Leaves simple, alternate. Inflorescence: Dichasial cymose. Flowers regular, bisexual, 3 merous. 3 sepals connate.3 petals free. Leaves and petals are translucent gland-dotted, aromatic. Staments: 6, free, regular, 2 whorls, the outer whorl opposite to petals. Pollen regular, sphere. Carpels 3, superior ovary, 3 locular, syncarpous, 1 ovule per locute, placentation axile. Hypogynous disk. 1 style. 1 stigma. Anatomy: Second structure, pericycle form sclerenchyma, schizolysigenous secretory cavities, stratified phloem, the shaped calcium oxalate crystals. Herb powder: Sclereid, fibre, the shaped calcium oxalate crystals, piece of lower epidermis with diacytic type of stomata, piece of palisade cells, spiral vessels, reticulated vessels, pitted vessels, scalariform vessels, phellum, starch,.. Conclusions: Morphological and anatomical characteristics of Paramignya trimera were described and performed with detailed pictures. Key words: Paramignya trimera, morphology, anatomy, microscopic examination. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, cây Xáo tam phân ở Việt Nam với tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum thuộc họ Cam (Rutaceae) được cho là có tác dụng chữa nhiều loại ung thư. Theo công văn số 539 do Viện Dược liệu thông báo ngày 14/11/2012 về kết quả nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính cấp của mẫu cây Xáo tam phân cho thấy cây này có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung); độc tính thấp. Một số công bố về thành phần hóa học của Xáo tam phân cho thấy thành phần chính là coumarin (ostruthin(6), 8-methoxyostruthin và xanthyletin)(7), acridon alkaloid (oriciacridon và citrusinin-I)(8), và Xáo tam phân có tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào ung thư (4), Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có tài liệu của Phạm Hoàng Hộ(5) và của M.H.Lecomte(2), I.H.Burkill(1) mô tả một số đặc điểm hình thái của Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum, chưa có tài liệu mô tả chi tiết về các đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài này ở Việt Nam để làm cơ sở cho việc định danh và kiểm nghiệm về mặt vi học dược liệu này. Do vậy, bài báo này mô tả đặc điểm hình thái và vi học của mẫu cây Xáo tam phân được thu hái ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định tên khoa học của loài và cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp nhận diện, kiểm nghiệm dược liệu của loài này. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Vật liệu nghiên cứu là mẫu cây tươi có đầy đủ các bộ phận rễ, cành, lá, hoa của loài Xáo tam phân do kĩ sư Trần Trung Thạch ở Trung tâm Điều tra khảo sát thiết kế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa cung cấp. Mẫu được thu hái tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 05/2015. - Khảo sát đặc điểm hình thái: Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay kính hiển vi quang học; mô tả và chụp hình các đặc điểm khảo sát. Tên khoa học của loài được xác định bằng cách dựa vào đặc điểm hình thái đã phân tích của cây và so với các tài liệu (1-5). - Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang rễ, thân, lá, cuống lá thành lát mỏng bằng dao lam. Thân cây được cắt ở phần lóng không sát mấu; phiến lá và cuống lá được cắt ở khoảng 1/3 phía dưới của phiến và cuống nhưng không sát đáy. Nhuộm vi phẫu bằng son phèn và lục iod. Quan sát vi phẫu bằng kính hiển vi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 332 quang học (hiệu Olympus, model CH20) trong nước, chụp ảnh và mô tả cấu trúc. Bột dược liệu: Bộ phận dùng của cây được cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ 60-700C đến khô, nghiền và rây qua rây số 32 (đường kính lỗ rây 0,1 mm). Quan sát các thành phần trong bột bằng nước cất dưới kính hiển vi quang học. Mô tả và chụp ảnh các thành phần. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm hình thái Rễ hình trụ, tiết diện tròn, đường kính 2-6 mm, màu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, mùi thơm. Thân non màu xanh lục, thân già màu xám, tiết diện tròn, có gai. Gai thẳng hay hơi cong xuống ở ngọn, mọc ở kẽ lá, tồn tại trên thân sau khi lá rụng, dài 1-4 cm. Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm. Phiến lá có nhiều hình dạng: hình bầu dục đỉnh hơi lõm, hình thuôn dài đỉnh hơi lõm, hình thuôn dài đỉnh chia hai thùy rõ, hình thuôn dài đỉnh tròn, dài 7,5-13 cm, rộng 1-2,5 cm, mặt trên màu xanh lục sậm hơn mặt dưới, mặt dưới lá thấy rõ túi tiết dạng chấm trong mờ; mép lá nguyên; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá cong hoặc hơi cong, dài 5-7 mm, hình trụ mặt trên phẳng, màu xanh lục. Cụm hoa: Xim 2 ngả. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3. Lá bắc và 2 lá bắc con dạng vảy hình tam giác nhỏ, cao 0,4-0,5 mm, bề mặt có nhiều lông. Cuống hoa hình trụ, dài 1,5-2 mm, có lông ở mặt ngoài. Đài hoa: 3 lá đài, đều, dính nhau bên dưới tạo thành 1 ống hình chuông cao 0,3-0,4 mm, bên trên chia thành 3 răng hình tam giác, cao 0,4- 0,6 mm. Lá đài mặt ngoài có nhiều lông và có 1 sọc dọc. Tiền khai: 1 lá đài ngoài cùng, 1 lá đài trong cùng, 1 lá đài xen giữa. Tràng hoa: 3 cánh hoa, đều, rời, hình bầu dục, dài khoảng 2mm, rộng khoảng 1mm, màu trắng ngà, mặt ngoài có nhiều đốm trong mờ. Tiền khai: 1 cánh hoa ngoài cùng, 1 cánh hoa trong cùng, 1 cánh hoa xen giữa. Bộ nhị: 6 nhị, đều, rời, đính trên 2 vòng, nhị vòng ngoài đối diện cánh hoa. Chỉ nhị dài khoảng 0,5 mm, nhẵn, dẹp, thuôn hẹp dần về phía đỉnh, màu trắng. Bao phấn hình thuôn dài, màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn rời, màu vàng, hình cầu, có 4 rãnh trên bề mặt, kích thước khoảng 12,5 µm. Bộ nhụy: cao khoảng 1,5 mm. Bầu hình bầu dục, màu vàng. 1 vòi nhụy hình trụ ngắn, đính ở đỉnh bầu. 1 đầu nhụy nhỏ chia 3 thùy, màu cam. Đĩa mật ở đáy bầu. 3 lá noãn dính nhau thành bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ (Hình 1). Đặc điểm giải phẫu Rễ Vi phẫu rễ có dạng hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/6-1/5 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 5/6-4/5 bán kính vi phẫu. Bần gồm nhiều lớp tế bào xếp xuyên tâm, 6-8 lớp tế bào hình chữ nhật đứng, vách mỏng, xen kẽ với 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách uốn lượn, thường bị rách và bong tróc thành mảng. Tầng sinh bần 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Nhu bì 6-8 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách cellulose thẳng, xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ đạo, 10-15 lớp, tế bào hình đa giác gần tròn, không đều. Trong mô mềm vỏ có túi tiết tiêu ly bào và rải rác có tế bào mô cứng hình đa giác, vuông hay chữ nhật, nằm riêng lẻ hay xếp thành cụm. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm rải rác, 3-4 lớp, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ. Libe 1 thường không nhận rõ. Libe 2 kết tầng (nhiều lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô libe) và tạo thành các chùy libe rộng hay hẹp; sợi libe tế bào giống sợi trụ bì, tế bào gần tròn hay bầu dục, kích thước nhỏ; mô libe tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách hơi uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 2 liên tục thành vòng chiếm gần hết tâm; mạch gỗ hình đa giác gần tròn, kích thước to, không đều, phân bố đều và dày đặc trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ dày hay mỏng, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn, loe rộng ở vùng libe thành 2-3 dãy tế bào. Gỗ 1 bị dồn vào sát tủy và khó phân biệt. Mô mềm tủy còn lại một phần nhỏ, tế bào hình đa giác, không đều, vách tẩm chất gỗ, xếp khít Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 333 nhau. Tinh thể calci oxalat hình khối có nhiều trong nhu bì và rải rác trong mô mềm vỏ. Tinh bột có rất nhiều trong mô mềm vỏ và tia tủy, ít hơn ở mô mềm tủy (Hình 2). Hình 1: Đặc điểm hình thái Xáo tam phân Thân Vi phẫu thân có dạng hình tròn, vùng vỏ mỏng chiếm 1/8-1/7 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 7/8-6/7 bán kính vi phẫu. Biểu bì hóa mô cứng, 1 lớp tế bào hình đa giác, lớp cutin dày. Bần 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách mỏng hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm, dễ bong tróc thành mảng. Tầng sinh bần 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Nhu bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật nằm, vách cellulose, xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ đạo, 7-9 lớp, tế bào hình đa giác nằm, không đều. Trong mô mềm vỏ, rải rác có các túi tiết tiêu ly bào thường nằm gần nhu bì và các tế bào mô cứng hình đa giác hay chữ nhật, vách mỏng hay dày, nằm riêng lẻ hay xếp thành cụm. Trụ bì hóa mô cứng tạo thành 1 vòng liên tục 4-7 lớp gồm các cụm tế bào hóa sợi hình đa giác, kích thước nhỏ nối liền với các cụm tế bào hình đa giác nằm, vách dày, kích thước lớn. Libe 1 tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn thành từng cụm dưới cụm sợi trụ bì. Libe 2 liên tục và kết tầng; tế bào hình đa giác, vách hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm; sợi libe tế bào hình đa giác, xếp xen kẽ với mô libe thành 3-5 lớp. Gỗ 2 liên tục thành vòng; mạch gỗ 2 hình đa giác gần tròn, kích thước nhỏ, không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ dày hay mỏng, xếp xuyên tâm. Tia tủy hẹp, 1 dãy tế bào hình đa giác thuôn. Gỗ 1 xếp thành từng cụm quanh tủy, mỗi cụm gồm 1-4 bó, mỗi bó gồm 2-4 mạch đa giác tròn; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách tẩm cellulose hay gỗ. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác hay gần tròn, hóa mô cứng dày hay mỏng, kích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 334 thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối có nhiều trong libe và rải rác trong mô mềm vỏ. Tinh bột có nhiều trong mô mềm tủy và rải rác trong mô mềm vỏ (Hình 2). Lá Gân giữa hơi lồi ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới có lớp cutin dày và phẳng, không có lông. Mô mềm vỏ gồm hai vùng: (1) vùng ngoài gồm 2-4 lớp tế bào, ngay dưới biểu bì có các tế bào to không liên tục, vách dày, bên trong chứa một tinh thể, các tế bào còn lại kích thước nhỏ, có nhiều lục lạp; (2) vùng trong là mô mềm đạo, tế bào to hơn vùng ngoài, hình đa giác tròn, vách dày. Túi tiết kiểu tiêu ly bào thường ở gần biểu bì, kích thước to, hình tròn hoặc gần tròn. Sợi mô cứng tạo thành hai cung, cung nhỏ ở trên, cung to ở dưới, tế bào hình đa giác. Mô dẫn cấu tạo cấp 2, tạo thành vòng gần liên tục với gỗ ở trong và libe ở ngoài. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Libe 2 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ dày gấp 3-4 lần libe. Mạch gỗ 2 hình đa giác gần tròn, xếp thành dãy 3-4 mạch hoặc riêng lẻ; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp thành dãy xuyên tâm với libe 2. Mạch gỗ 1 hình đa giác tròn, nhỏ hơn mạch gỗ 2; mô mềm gỗ 1 hình đa giác, xếp lộn xộn. Mô mềm tủy tế bào hình đa giác tròn, vách dày, tẩm chất gỗ. Trong mô mềm có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối nhiều mặt, mỗi tế bào thường chỉ chứa một tinh thể to chiếm gần hết thể tích tế bào, rất hiếm khi có 2-3 tinh thể nhỏ trong một tế bào. Phiến lá: dày khoảng 1/3 gân giữa, cấu tạo dị thể bất đối xứng. Biểu bì trên tế bào to, lớp cutin dày và phẳng; biểu bì dưới tế bào nhỏ, nhiều lỗ khí, lớp cutin mỏng hơn. Ngay dưới biểu bì trên và ngay trên biểu bì dưới có những tế bào to, không liên tục, vách dày, chứa một tinh thể. Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào thuôn dài, không đều, tế bào lớp trên xen kẽ, ít khi xếp chồng lên tế bào lớp dưới, dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 1-2 tế bào mô mềm giậu, có rất ít tinh thể. Mô mềm khuyết dày gấp 3 lần mô mềm giậu, có những bó libe gỗ của gân phụ, có nhiều tinh thể hơn. Túi tiết kiểu tiêu ly bào rải rác, thường gần biểu bì (Hình 2). Cuống lá Vi phẫu cắt ngang hình bán nguyệt, mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn. Các mô tương tự gân giữa. Biểu bì có lớp cutin dày và phẳng, có ít lông che chở đơn bào hơi cong ở đỉnh. Nhiều túi tiết tiêu ly bào thường nằm gần biểu bì, hình dạng và kích thước giống như túi tiết ở lá. Sợi mô cứng từng cụm rải rác quanh libe. Vòng mô dẫn cấu tạo cấp 2 với gỗ ở trong, libe ở ngoài. Mô mềm tủy hóa mô cứng (Hình 2). Gai Vi phẫu cắt ngang hình tròn. Bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, những lớp ngoài cùng bong tróc. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác chứa tinh thể, có túi tiết kiểu tiêu ly bào. Trụ bì hóa mô cứng thành vòng gần liên tục quanh vi phẫu. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, tập trung thành cụm. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm, rải rác có các cụm sợi libe. Vòng mô dẫn cấu tạo cấp 2 với gỗ dày gấp 3- 4 lần libe. Mạch gỗ 2 hình đa giác tập trung thành dãy 3-5 mạch hay riêng lẻ, mô mềm gỗ 2 hình đa giác, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, mỗi bó có 2-3 mạch, mô mềm gỗ 1 hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp lộn xộn. Mô mềm tủy đạo, hóa mô cứng, có nhiều tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình khối nhiều mặt trong mô mềm vỏ, libe và mô mềm tủy (Hình 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 335 Hình 2: Đặc điểm giải phẫu rễ, thân, lá và gai của Xáo tam phân (b: bần, bbd: biểu bì dưới, bbt: biểu bì trên, ca:tinh thể calci oxalat, g: gỗ, g2: gỗ 2, l: libe, l2: libe 2, mc: mô cứng, mg: mô mềm giậu, mk: mô mềm khuyết, ml: mô libe, mm: mô mềm, sl: sợi libe, tc:mô mềm tủy hóa mô cứng, tr: trụ bì, tt: túi tiết) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 336 Đặc điểm bột dược liệu Bột rễ màu vàng nhạt, có nhiều xơ, mùi rất thơm, vị nhạt. Quan sát dưới kính hiển vi có các thành phần sau: Mảnh bần màu vàng nâu, tế bào hình đa giác hay tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình đa giác, riêng lẻ hay dính thành cụm. Mảnh mạch điểm. Mảnh mạch mạng. Sợi mô cứng riêng lẻ hay tập trung thành từng đám. Tinh thể calci oxalat hình khối. Hạt tinh bột riêng lẻ hay dính 2,3 hạt, hình dạng thay đổi, hình tròn, hình chuông hay hình quạt, có tễ là một điểm nhỏ hay vạch phân nhánh. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng chứa tinh bột. Khối nhựa màu cam (Hình 3). Bột thân màu vàng xanh, có nhiều xơ, mùi thơm nhẹ, vị nhạt. Quan sát dưới kính hiển vi có các thành phần sau: Mảnh bần màu vàng nâu, tế bào hình đa giác. Mảnh biểu bì tế bào hình đa giác. Tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình đa giác, vách dày hay mỏng, có chứa hoặc không chứa tinh bột, riêng lẻ hay dính thành cụm. Mảnh mạch điểm. Mảnh mạch xoắn. Sợi mô cứng riêng lẻ hay tập trung thành từng đám. Tinh thể calci oxalat hình khối. Hạt tinh bột tròn có tễ phân nhánh. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng hay các tế bào hình chữ nhật, có chứa hoặc không chứa tinh bột (Hình 3). Hình 3: Các thành phần bột dược liệu của Xáo tam phân Bột lá màu xanh, mùi hắc, vị hơi đắng. Soi bột dưới kính hiển vi thấy: Các mảnh mạch vạch, mạch mạng và mạch xoắn. Mảnh mô mềm giậu. Mảnh mô mềm tế bào gần tròn, chứa lục lạp. Mảnh biểu bì trên tế bào hình đa giác. Mảnh biểu bì dưới tế bào hình đa giác, có nhiều lỗ khí kiểu trực bào. Sợi đứng riêng lẻ hay từng bó, vách rất dày, khoang hẹp. Sợi có tinh thể calci oxalat. Tế bào to chứa tinh thể chiếm gần hết thể Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 337 tích tế bào. Tinh thể calci oxalat hình khối nhiều mặt có rất nhiều (Hình 3). Qua phân tích, so sánh đối chiếu với phần mô tả đặc điểm của loài Paramignya trimera trong các tài liệu(1-3,5,9), mẫu cây Xáo tam phân mà đề tài khảo sát và mô tả là hoa mẫu 3 và xác định đây là loài Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum. Theo Phạm Hoàng Hộ(5) và Võ Văn Chi(9), loài Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum còn có tên đồng nghĩa là Atalantia trimera Oliv.. Tuy nhiên, Xáo tam phân - Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum, theo M.H.Lecomte(2) và Phạm Hoàng Hộ(5) mô tả cụm hoa dạng chùm nhưng qua các mẫu khảo sát, chúng tôi nhận thấy cụm hoa dạng xim 2 ngả; theo Phạm Hoàng Hộ(5) mô tả có 3 nhị nhưng qua các mẫu khảo sát, hoa có 6 nhị rời giống như mô tả của I.H.Burkill(1) và M.H.Lecomte(2). KẾT LUẬN Các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá, cuống lá, gai và thành phần bột rễ, thân, lá của Xáo tam phân - Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết. Những đặc điểm này giúp nhận dạng và kiểm nghiệm về mặt vi học của loài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burkill IH (1931). An enumeration of the species of Paramignya, Atalantia and Citrus, found in Malaya. Gardens’ Bulletin Straits Settlem, Vol.V, p.213. 2. Lecomte MH (2010). Flore générale de L’Indo-Chine, Tome I, pp.688-671. Maison et Cie Ésditeurs, Paris. 3. Mabberley DJ (1998). Australian Citreae with notes on Aurantioideae (Rutaceae), Telopea 7, p.334. 4. Nguyễn Minh Khởi, Phạm Thị Việt Hằng, Đỗ Thị Phương (2013). Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào ung thư của Xáo tam phân. Tạp chí Dược học, số 1/2013, tập 18. 5. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, tr.439. NXB Trẻ, . 6. Phạm Huy Bách, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khởi (2013). Phân lập và định lượng ostruthin trong dược liệu xáo tam phân thu hái tại Việt Nam. Tạp chí Dược học, số 3, tập 18. 7. Trần Thị Thúy Quỳnh, Lê Thị Kim Thoa, Phạm Đông Phương (2014). Phân lập một số hợp chất coumarin trong rễ xáo tam phân. Tạp chí Dược học, số 457. 8. Trần Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Trung Dũng, Phạm Đông Phương (2014). Phân lập một vài hợp chất acridon alkaloid trong rễ xáo tam phân. Tạp chí Dược học, số 458. 9. Võ Văn Chi (2007). Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, tr.399. Nhà xuất bản Giáo dục. Ngày nhận bài báo: 30/10/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf330_1_5034_2177641.pdf
Tài liệu liên quan