Đặc điểm hình thái và vi học cây cù đèn delpy-croton delpyi gagnep., họ euphorbiaceae

Tài liệu Đặc điểm hình thái và vi học cây cù đèn delpy-croton delpyi gagnep., họ euphorbiaceae: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 303 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC CÂY CÙ ĐÈN DELPY-CROTON DELPYI GAGNEP., HỌ EUPHORBIACEAE Vũ Việt Bách*, Nguyễn Văn Ngọc**, Trương Thị Đẹp*** TÓM TẮT Mở đầu: Cây thuốc Nam mộc hương được Lương y Nguyễn Văn Ngọc thuộc Hội Đông Y huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, điều trị khối u, ra mồ hôi tay chân. Với tên này không tìm thấy trong tài liệu về cây thuốc ở Việt Nam. Qua khảo sát đặc điểm thực vật đã xác định được Nam mộc hương chính là cây Cù đèn Delpy có tên khoa học là Croton delpyi Gagnep. Hiện nay chưa có tài liệu nào mô tả chi tiết về mặt thực vật học loài Cù đèn Delpy. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của cây Nam mộc hương thu thập ở tỉnh Bình Thuận nhằm định danh loài và cung cấp dữ liệu về thực vật học góp nhận diện, kiểm nghiệm vi học và phổ biến sử dụng cây thuốc này. Phương pháp nghiên cứu: Phân tíc...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và vi học cây cù đèn delpy-croton delpyi gagnep., họ euphorbiaceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 303 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC CÂY CÙ ĐÈN DELPY-CROTON DELPYI GAGNEP., HỌ EUPHORBIACEAE Vũ Việt Bách*, Nguyễn Văn Ngọc**, Trương Thị Đẹp*** TÓM TẮT Mở đầu: Cây thuốc Nam mộc hương được Lương y Nguyễn Văn Ngọc thuộc Hội Đông Y huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, điều trị khối u, ra mồ hôi tay chân. Với tên này không tìm thấy trong tài liệu về cây thuốc ở Việt Nam. Qua khảo sát đặc điểm thực vật đã xác định được Nam mộc hương chính là cây Cù đèn Delpy có tên khoa học là Croton delpyi Gagnep. Hiện nay chưa có tài liệu nào mô tả chi tiết về mặt thực vật học loài Cù đèn Delpy. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của cây Nam mộc hương thu thập ở tỉnh Bình Thuận nhằm định danh loài và cung cấp dữ liệu về thực vật học góp nhận diện, kiểm nghiệm vi học và phổ biến sử dụng cây thuốc này. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột rễ, thân, lá. Xác định tên khoa học của loài bằng cách so sánh các đặc điểm đã khảo sát với các tài liệu. Kết quả: Hình thái: Rễ, thân, lá có mùi thơm, và toàn cây phủ lông hình sao. Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi, có lông màu rỉ sét. Lá đơn, nguyên, mọc cách, mép khía răng cưa thưa; lá kèm rụng sớm. Cụm hoa chùm mang hoa cái ở gốc, hoa đực ở ngọn. Hoa đều, mẫu 5. Hoa cái: cuống dài 2 mm, 5 lá đài, 5 cánh hoa rời; 3 lá noãn, bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; 3 vòi nhụy rời, chẻ 2. Hoa đực: cuống nhỏ hơn cuống hoa cái, 5 lá đài, 5 cánh hoa; 10 nhị rời, kiểu đảo lưỡng nhị, bao phấn 2 ô, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn hình cầu đường kính 37μm. Quả nang, 6 mảnh vỏ. Hạt 3. Giải phẫu: Tế bào tiết có nhiều trong mô mềm của rễ, thân, lá; túi tiết li bào trong mô mềm giậu. Trụ bì hóa mô cứng ở rễ và thân. Libe quanh tủy thành cụm. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình cầu gai có trong mô mềm. Lông che chở đa bào hình sao ở thân, cuống lá và mặt dưới phiến lá. Bột dược liệu có tế bào mô cứng, sợi mô cứng, tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối, lông che chở đa bào hình sao, khối nhựa màu vàng nâu, bần, mảnh biểu bì với lỗ khí kiểu song bào, mảnh mô mềm, mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn, mạch vạch, hạt tinh bột. Kết luận: Các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của cây Nam mộc hương (Cù đèn Delpy) - Croton delpyi Gagnep. ở Bình Thuận lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết Những đặc điểm này giúp nhận dạng đúng cây thuốc và giúp kiểm nghiệm về mặt vi học của loài này. Từ khóa: Nam mộc hương, Cù đèn Delpy, Croton delpyi, đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột rễ, bột thân, bột lá ABSTRACT MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF CROTON DELPYI GAGN., EUPHORBIACEAE Vu Viet Bach, Nguyen Van Ngoc, Truong Thi Dep * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 303 – 310 Background: Nam Moc Huong Medicinal Plant is used by Nguyen Van Ngoc Medical Association of *Trường Cao Đẳng Y Tế Bình Thuận **Hội Đông y huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận ***Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: DS. Vũ Việt Bách ĐT:0933187868 Email: vietbachcdytbt@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 304 Traditional Medicine in Ham Thuan Bac District, Binh Thuan Province in many remedies, especially for joint pain, tumor treatment, sweat the feet and hands. With this name is not found in the literature on medicinal plants in Vietnam. The survey identified Nam Moc Huong as Croton delpyi Gagn. There are not currently detailed descriptions of this botanical species. Objectives: In this study, morphological and anatomical characteristics of Croton delpyi Gagn. collected in Binh Thuan province were performed for plant identification and popularize the use of this medicinal plant. Methods: Morphological and anatomical characteristics and microscopic examination of herb powder of C. delpyi was analysed, described and photoghraphed. The scientific name of species was determined by comparison of morphological and anatomical characteristics with those in the reported documents. Results: Morphology: Roots, stems and leaves aromatic, all parts have stellate hairs. Stems woody, Shrubs, yellowish-brown stellate hairs. Leaves simple, alternate, sparse saw. early shed stipules. Bunch inflorescences, pistillate flowers at the base and staminate flowers on the top. Flowers regular, unisexual, 5 merous. Pistillate flowers: stalk 2 mm, sepals 5, slightly stick at the base, 5 petals separete. Carpels 3, superior ovary, 3 locular, 1 ovule per locute, placentation axile; 3 separate stigmas, split hose 2. Staminate flowers stalk is smaller than its in pistilate, sepals 5, pental 5; staments 10 (sometimes 11-13), free, regular, 2 whorls, the outer whorl opposite to petals, anthers 2 cells, vertical cracks, inward, spherical pollen, diameter 37μm. Spherical small capsules, open to 6 pieces. seed 3. Anatomy: Secretory cells in the Parenchyma of roots, stems and leaves, schizolysigenous cavity in the palisade parenchyma, roots and stems have pericycle form sclerenchyma, arounded core phloem, the shaped and thorn sphere calcium oxalate crystals in the Parenchyma; stems, petioles and under the leaves have stellate hairs .Herb powder: Sclereid, fibre, the shaped and thorn sphere calcium oxalate crystals, stellate hairs, yellow-brown resin, phellum, piece of epidermis with paracytic type of stomata, piece of Parenchyma cells, spiral vesels, reticulated vessels, pitted vessels, scalariform vessels, starch,.. Key words: Nam moc huong, Cu den Delpy, Croton delpyi, morphology, anatomy, microscopic examination, roots powder, stems powder, leaves powder. ĐẶT VẤN ĐỀ Lương y Nguyễn Văn Ngọc thuộc Hội Đông Y huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận sử dụng nhiều cây thuốc Nam với những tên gọi địa phương trong điều trị bệnh, trong đó có cây Nam mộc hương. Cây này thường được dùng trong các bài thuốc để chữa đau nhức xương khớp, điều trị khối u, ra mồ hôi tay chân,...Với tên “Nam mộc hương” không thể tìm thấy trong các tài liệu về cây thuốc Việt Nam. Sau khi phân tích đặc điểm thực vật của cây, chúng tôi xác định tên khoa học của cây “Nam mộc hương” là Croton delpyi Gagnep. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), với tên Việt Nam là Cù đèn Delpy. Ở Việt Nam, chi Croton theo Phạm Hoàng Hộ(2) có 37 loài, theo Võ Văn Chi(5) có 46 loài, trong đó có 12 loài được sử dụng làm thuốc(6). Tuy nhiên, nhiều loài có đặc điểm hình thái tương tự nhau nên khó phân biệt và dễ gây nhầm lẫn. Hiện nay chưa có tài liệu nào mô tả chi tiết về mặt thực vật học loài Cù đèn Delpy để phục vụ cho việc định danh và kiểm nghiệm dược liệu. Bài báo này mô tả đặc điểm hình thái, vi học và bột dược liệu của loài Cù đèn Delpy được thu hái ở huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 305 VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Vật liệu nghiên cứu là mẫu cây tươi có đầy đủ các bộ phận rễ, cành, lá, hoa, quả của cây Cù đèn Delpy thu hái ở huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận vào tháng 10/2017-1/2018. - Khảo sát đặc điểm hình thái: Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính lúp và kính hiển vi quang học; mô tả và chụp hình các đặc điểm khảo sát. Tên khoa học của loài được xác định bằng cách dựa vào đặc điểm hình thái đã phân tích của cây và so với các tài liệu(2,4-6). - Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang rễ con (đường kính 1-2 mm), thân (cành đường kính 2-4 mm), phiến lá, cuống lá thành lát mỏng bằng dao lam. Thân cây được cắt ở phần lóng không sát mấu; phiến lá và cuống lá được cắt ở khoảng 1/3 phía dưới của phiến và cuống nhưng không sát đáy. Nhuộm vi phẫu bằng son phèn và lục iod. Quan sát vi phẫu bằng kính hiển vi quang học (hiệu Olympus, model CH20) trong nước, chụp ảnh và mô tả cấu trúc. Bột dược liệu: Bộ phận dùng của cây (rễ, thân, lá) được cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ 60- 70oC đến khô, nghiền và rây qua rây số 32 (đường kính lỗ rây 0,1 mm). Quan sát các thành phần của bột trong nước cất dưới kính hiển vi quang học. Mô tả và chụp ảnh các thành phần. KẾT QUẢ Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi, cao 5-7 m, cành mềm dẻo, tiết diện tròn. Thân non màu xanh, có lông màu rỉ sét dạng hình sao, trong có nhựa màu vàng cam nhạt, thân già màu xám, có rãnh nứt dọc. Rễ hình trụ, tiết diện tròn, đường kính 0,2-5 cm, màu xám, có nhiều nếp nhăn dọc và sẹo ngang, mùi thơm, vỏ dễ bóc. Lá to, đơn, nguyên, mọc cách, dạng hình bầu dục hơi thuôn về phía đáy, đầu nhọn hoặc hơi lõm, mép có răng cưa cạn và thưa, dài 14-25 cm, rộng 5-8 cm; lá non màu xanh nhạt hoặc xanh nõn chuối, lá già màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, mặt dưới có lông thưa màu nâu đỏ; gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 10-14 cặp gân phụ; cuống dài 3-5,5 cm, tiết diện gần tròn, màu xanh, có lông màu rỉ sét, không có tuyến. Lá kèm dạng sợi khoảng 0,5 cm, rụng sớm. Phiến lá, rễ và thân có mùi thơm. Cụm hoa: Chùm dài khoảng 10-25 cm, mọc ở ngọn cành và các nách lá gần ngọn, mang hoa cái ở gốc và hoa đực ở ngọn. Các bộ phận của hoa và cụm hoa có nhiều lông đa bào hình sao màu trắng (ở cánh hoa) đến màu rỉ sét. Hoa không có mùi thơm. Hoa cái: đều, đường kính khi nở 3-5 mm; cuống hoa dài 2 mm, đường kính 1 mm; lá bắc nhỏ, hình vảy, 2 lá bắc con hình sợi nằm 2 bên gốc cuống hoa. Lá đài 5, đều, hình tam giác, màu xanh, hơi dính nhau ở đáy, dài 2-4 mm, tiền khai van. Cánh hoa 5, rời, đều, màu trắng, hình vảy thuôn mũi nhọn, dài 2-2,5 mm, rộng khoảng 0,5-1 mm, tiền khai van. Bầu nhụy hình cầu có 3 thùy, 3 lá noãn, bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; 3 vòi nhụy dạng sợi, rời, ngắn, màu trắng, mỗi vòi chẻ 2 gần tới đỉnh bầu. Hoa đực: đều, đường kính khi nở 2-4 mm, cuống hoa hơi nhỏ hơn hoa cái; lá đài, lá bắc, lá bắc con giống như hoa cái. Cánh hoa 5, rời, đều, màu trắng, hình tam giác mũi nhọn, dài 2- 2,5 mm, rộng khoảng 1-1,5 mm, tiền khai van. 10 nhị rời, kiểu đảo lưỡng nhị, đôi khi 11-13 nhị; chỉ nhị ngắn 1-2 mm, màu trắng ngà, có lông trắng; bao phấn hình mũi giáo, đính đáy, 2 ô, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn hình cầu, đường kính khoảng 37 μm. Quả nang hình cầu, đường kính 1,2-1,5 cm, có lông màu trắng bạc, mở từ dưới lên thành 6 mảnh vỏ, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, màu nâu, kích thước 8x5 mm. Mùa ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau, mùa quả tháng 11, tháng 2 năm sau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 306 Hình 1: Đặc điểm hình thái cây Cù đèn Delpy - Croton delpyi Gagnep. Đặc điểm giải phẫu Rễ: Vi phẫu hình tròn. Bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm, những lớp ngoài bị rách, bong tróc. Tầng sinh bần một lớp tế bào hình chữ nhật. Nhu bì 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật, vách hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo hoặc khuyết nhỏ, 7-15 lớp tế bào hình đa giác, to nhỏ không đều, chứa hạt tinh bột, tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối (ít gặp). Tế bào tiết tinh dầu (chứa chất tiết màu vàng sậm hay vàng nhạt) có nhiều trong mô mềm vỏ. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm, 4-8 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, vách dày hay mỏng. Libe cấp I không rõ. Libe cấp II liên tục, mỏng hơn gỗ cấp II, tế bào hình chữ nhật hay hình đa giác, vách mỏng uốn lượn, xếp xuyên tâm. Gỗ cấp II chiếm tâm, dày gấp 2-3 lần libe cấp II; mạch gỗ tròn hay bầu dục, to nhỏ không đều, thường nằm riêng rẽ hay đôi khi xếp thành dãy 2 mạch; mô mềm gỗ hình đa giác, vách dày, xếp thành dãy xuyên tâm. Tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn, vách mỏng. Gỗ cấp I hơi khó xác định, ở tâm vi phẫu, khoảng 3-5 bó, mỗi bó 2-3 mạch. Mô mềm tủy rất hẹp, tế bào hình đa giác tròn, vách hóa mô cứng (Hình 2B). Thân: Vi phẫu hình tròn. Biểu bì một lớp tế bào hình đa giác, lớp cutin dày, có nhiều lông che chở đa bào hình khiên. Mô dày góc liên tục, 4-5 lớp tế bào hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước không đều. Mô mềm vỏ 6-10 lớp, tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều, sắp xếp chừa đạo hoặc khuyết nhỏ. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm, 2-4 lớp tế bào hình đa giác. Libe cấp I tế bào hình đa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 307 giác, thường bị ép dẹp, tập trung thành từng cụm dưới trụ bì. Libe cấp II liên tục, tế bào hình chữ nhật, vách thẳng hay hơi uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ cấp II liên tục, bề dày gấp 2-3 lần libe cấp II; mạch gỗ hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều, xếp thành từng dãy 2-6 mạch hay riêng rẽ; mô mềm gỗ cấp II tế bào hình đa giác hay chữ nhật, hóa mô cứng, vách dày hay mỏng, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1 dãy tế bào hình bầu dục hay đa giác thuôn. Gỗ cấp I tập trung thành từng cụm, mỗi cụm có 2-6 bó, mỗi bó có 2-3 mạch gỗ hình tròn; mô mềm gỗ I tế bào hình đa giác, vách cellulose mỏng. Libe quanh tủy thành từng cụm, tế bào hình đa giác, vách mỏng. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác gần tròn, xếp lộn xộn, vách cellulose mỏng. Tế bào tiết tinh dầu có rải rác trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô mềm vỏ và tủy (Hình 2A). Lá: Gân giữa mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên hình chữ nhật đứng hoặc hình vuông, biểu bì dưới tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước to nhỏ không đều, lớp cutin dày, có lông che chở đa bào hình khiên. Mô dày góc dưới biểu bì trên và trên biểu bì dưới, 3-4 lớp tế bào hình đa giác tròn, kích thước không đều. Mô mềm vỏ 5-10 lớp tế bào hình đa giác gần tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, sắp xếp chừa những khuyết nhỏ. Trụ bì 3-5 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, vách hóa mô cứng dày khoang hẹp, xếp thành cụm bao quanh hệ thống dẫn. Hệ thống dẫn xếp thành một vòng liên tục hình tam giác hoặc hình tim, gỗ ở trong, rộng gấp 2-4 lần libe bên ngoài; libe tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn thành từng cụm; mạch gỗ gần tròn hay bầu dục, kích thước không đều, xếp thành dãy; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ hay còn cellulose, xếp thành dãy xen kẽ với mạch gỗ. Tia tủy 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn, vách mỏng. Libe quanh tủy ít, xếp sát phía trong gỗ. Mô mềm tủy đạo hay khuyết, tế bào hình bầu dục. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô mềm vỏ và libe, ít gặp trong mô mềm tủy (hình 2C). Phiến lá: dày khoảng 1/3 gân giữa. Biểu bì trên và biểu bì dưới, tế bào hình vuông hay hình chữ nhật nằm, kích thước không đều, lớp cutin dày; lỗ khí có nhiều ở biểu bì dưới; thỉnh thoảng gặp lông che chở đa bào hình khiên ở biểu bì dưới; sát dưới biểu bì trên, trong vùng mô giậu có nhiều túi tiết li bào. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào, dưới mỗi tế bào biểu bì có 1-3 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết tế bào thay đổi, đa số là tế bào hình chữ nhật nằm hoặc bầu dục, xếp chừa những khuyết không đều, bề dày mô mềm khuyết gấp 2-3 lần mô mềm giậu; trong thịt lá có tinh thể calci oxalat hình cầu gai và rải rác có những bó gân phụ bị cắt xéo, gỗ ở trên, libe ở dưới, đám mô cứng dưới libe. Có khi gặp bó gân phụ được bao quanh bởi 1 vòng tế bào vách cellulose hay hóa mô cứng (Hình 2D). Cuống lá: Vi phẫu có dạng gần tròn với mặt trên phẳng. Biểu bì tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều và nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào mô dày bên dưới, lớp cutin dày, có nhiều lông che chở đa bào hình khiên. Mô dày góc 5-8 lớp tế bào hình đa giác hoặc gần tròn, vách thẳng hay uốn lượn, kích thước không đều, xếp chừa đạo nhỏ. Mô mềm vỏ khuyết, 8-12 lớp tế bào hình gần tròn hoặc bầu dục, to nhỏ không đều. Trụ bì 1-3 lớp tế bào hình đa giác hóa mô cứng, vách dày khoang rộng, xếp thành cụm nhỏ bao quanh hệ thống dẫn. Hệ thống dẫn gồm nhiều bó to nhỏ không đều xếp thành một vòng uốn lượn liên tục hay không, dạng hình tim, gỗ ở trong thường dày hơn libe, libe liên tục bên ngoài, libe trong xếp từng cụm phía trong gỗ; libe tế bào hình đa giác xếp thành cụm; mạch gỗ hình tròn hay bầu dục, xếp thành dãy 2-7 mạch xen kẽ với 1-3 dãy mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose hay hóa mô cứng. Mô mềm tủy tế bào hình bầu dục, vách cellulose mỏng, kích thước không đều, xếp chừa đạo. Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai phân bố khắp các mô (trừ phần gỗ). Tế bào tiết tinh dầu thỉnh thoảng gặp trong mô mềm vỏ và tủy (Hình 2E). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 308 Hình 2: Đặc điểm giải phẫu thân (A), rễ (B), lá (C,D,E) Cù đèn Delpy - Croton delpyi Gagnep. (bb-biểu bì; b-bần; tsb-tầng sinh bần-lục bì; nb- nhu bì; lb1-libe cấp I; lb2-libe cấp II; g1-gỗ cấp I; g2-gỗ cấp II; bbt-biểu bì trên; mg-mô dày; lbqt-libe quanh tủy; mmv-mô mềm vỏ; mmt-mô mềm tủy; g-gỗ; lb-libe; trb-trụ bì; tbt-tế bào tiết; ttco-tinh thể calci oxalat; bbd-biểu bì dưới; mg-mô giậu; tt-túi tiết; bgp-bó gân phụ; mmk-mô mềm khuyết; lcc-lông che chở). Đặc điểm bột dược liệu - Bột rễ màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, không vị. Quan sát dưới kính hiển vi có các thành phần: Mảnh bần màu vàng, tế bào hình đa giác; mảnh mô mềm hình đa giác có hoặc không có hạt tinh bột; nhiều hạt tinh bột hình cầu hoặc hình trứng; mảnh mạch mạng, mảnh mạch điểm; tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay hình khối; sợi mô cứng vách dày, khoang hẹp, ống trao đổi rõ, thường kèm tế bào chứa hạt tinh bột hay tinh thể calci oxalat; tế bào mô cứng dạng hình vuông vách dày, khoang rộng, ống trao đổi không rõ, thường xếp thành cụm hay nằm riêng lẻ (Hình 3). - Bột thân màu vàng chanh lẫn những phần tử màu nâu đất, mùi thơm, không vị. Quan sát dưới kính hiển vi gồm các thành phần: Lông che chở đa bào hình sao với nhiều nhánh màu vàng nâu hoặc không màu, khoang rộng hay hẹp; mảnh mạch vạch, mạch mạng và mạch xoắn; mảnh bần tế bào hình đa giác màu vàng hay vàng nâu; khối nhựa màu vàng nâu nằm riêng lẻ; tế bào mô cứng hình đa giác nằm riêng lẻ hay từng đám, vách dày đều, khoang hẹp, ống trao Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 309 đổi khó thấy; sợi mô cứng vách dày, khoang hẹp, nằm riêng lẻ hay từng bó; mảnh mô mềm tế bào hình đa giác, vách mỏng; hạt tinh bột hình bầu dục; tinh thể calci oxalat hình cầu gai (Hình 3). - Bột lá màu xanh xám, mùi thơm. Soi bột dưới kính hiển vi thấy các thành phần: Lông che chở đa bào hình sao, phân nhiều nhánh; mảnh biểu bì phiến lá có các lỗ khí kiểu song bào; mảnh biểu bì gân lá không có lỗ khí; mảnh mạch xoắn; mảnh mô mềm tế bào đa hình giác, chứa lục lạp hoặc hạt tinh bột; bó sợi; khối nhựa màu vàng nâu; tinh thể calci oxalat hình khối nhiều mặt hoặc xù xì; hạt tinh bột hình cầu, rốn và vân không rõ (Hình 3). Hình 3: Các thành phần bột dược liệu của Cù đèn Delpyi-Croton delpyi Gagnep.(mbb-mảnh biểu bì; mbbgl- mảnh biểu bì gân lá; mb-mảnh bần; mm-mảnh mô mềm; mmđ-mảnh mạch điểm; mmm-mảnh mạch mạng; mmv-mảnh mạch vạch; mmx-mảnh mạch xoắn; htb-hạt tinh bột; kn-khối nhựa; lcc-lông che chở; mc-mô cứng; bs-bó sợi; ttco-tinh thể calci oxalat). BÀN LUẬN Theo tài liệu “The Plant List”(3), Croton delpyi Gagnep. có tên đồng nghĩa là Croton mangelong Y.T.Chang. Nhưng theo Li Ping Tao và cs(1) thì Croton delpyi và Croton mangelong là 2 loài khác nhau. Cũng theo tác giả này(1), Croton delpyi có nhiều đặc điểm gần giống và dễ gây nhầm lẫn với một số loài như: Croton roxburghii N.P.Balakr, C. mangelong Y. T. Chang, C. laevigatus Vahl. Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác biệt giúp phân biệt 3 loài này là: ở Croton delpyi thì cây có lông hình sao màu gỉ sét, hoa đực thường có 10 nhị, thỉnh thoảng gặp 11-13, gân lá không tuyến; ở Croton mangelong thì cây có lông hình khiên (dạng vảy mỏng); ở Croton laevigatus cũng có lông hình sao nhưng thưa thớt hơn, gốc gân lá chính có tuyến hình bán nguyệt, hoa đực có 12- 15 nhị. Theo Peter C. van Welzen(7), Croton delpyi Gagnep. khác Croton roxburghii N.P.Balakr ở những đặc điểm sau: Croton delpyi có cuống lá dài hơn (0,8-7 cm so với 1,0-5 cm), mép lá khía răng thưa hơn (5-11 mm so với 3-5 mm), cụm hoa ngắn hơn (7-15 cm so với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 310 9-36 cm), cuống hoa ngắn hơn (2,5-3,5 cm so với 2,5-5,0 cm), vòi nhụy ngắn hơn (1,5-2 mm so với 3-4 mm). Các đặc điểm của Croton delpyi Gagnep. được các tác giả nêu trên(1,7) mô tả giống với cây Nam mộc hương hay Cù đèn Delpyi mà chúng tôi thu hái ở Bình Thuận. Do vậy, chúng tôi xác định tên khoa học của cây này là Croton delpyi Gagnep. Tuy nhiên, theo mô tả của Peter C. van Welzen(7) thì hoa cái của Croton delpyi Gagnep. không có cánh hoa, nhưng theo Võ Văn Chi(6) thì hoa cái có cánh hoa như mẫu chúng tôi thu được. Theo tài liệu(7), cây ra hoa quanh năm, đậu quả tháng 2, tháng 12. Các tài liệu trong nước không đề cập mùa ra hoa nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, Croton delpyi Gagnep. ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau, mùa quả tháng 11, tháng 2 năm sau. Theo Phạm Hoàng Hộ(2) và Võ Văn Chi(6), cây này phân bố ở Tây Ninh, Đồng Nai, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, chưa có tài liệu nào ghi nhận sự phân bố của Croton delpyi Gagnep. ở Bình Thuận. KẾT LUẬN Các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa, quả, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá, cuống lá, và thành phần bột rễ, bột thân, bột lá của Cù đèn Delpy - Croton delpyi Gagnep. lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết, ghi nhận thêm về vùng phân bố của cây ở Bình Thuận, ghi nhận mùa ra hoa. Những đặc điểm này giúp nhận dạng đúng cây thuốc và giúp kiểm nghiệm về mặt vi học của loài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Li PT, et al. (2008), Flora of China – Euphorbiaceae, vol 11 pp 258-260. 2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 2, NXB Trẻ, tr. 182-184; 243. 3. Truy cập từ trang /tpl1.1/record/kew-49753 (ngày truy cập 09-10-2018). 4. Viện dược liệu (2016), Danh mục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.255. 5. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo Dục, tr. 188-189. 6. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), Tập 1, NXB Y học, tr. 642-648. 7. Welzen PCv (2017), Flora of Thailand, Volume 8, Part 1, (ngày truy cập 09-10-2018). Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_thai_va_vi_hoc_cay_cu_den_delpy_croton_delpyi.pdf
Tài liệu liên quan