Tài liệu Đặc điểm hình thái và mức độ gây hại của bọ või voi đục quả xoài sternochetus frigidus (fabricius) tại tỉnh Sơn La: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 90 - 96
90
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỌ VÕI VOI
ĐỤC QUẢ XOÀI Sternochetus frigidus (Fabricius) TẠI TỈNH SƠN LA
Vũ Quang Giảng1, Vũ Minh Toàn211
1Trường Đại học Tây Bắc
2Trường Cao đẳng Sơn La
Tóm tắt: Bọ Vòi voi đục quả xoài (MPW) Stenochetus frigidus (Fabr.) là một trong những dịch hại
chính gây hại trên cây xoài ở tỉnh Sơn La. Trưởng thành của MPW màu nâu tối, chiều dài cơ thể trung bình là
5,73 ± 0,076 mm, chiều rộng trung bình 3,5 ± 0,06mm; sâu non màu trắng, chiều dài trung bình 10,98 ± 0,16
mm, chiều rộng trung bình 2,95 ± 0,08 mm; nhộng màu trắng bóng, chiều dài trung bình 6,98 ± 0,09 mm, chiều
rộng trung bình 3,95 ± 0,08 mm. Loài sâu này ăn và phát triển bên trong thịt quả nhưng không để lại vết tích
ngoài bề mặt vỏ quả. Trứng được đẻ đơn lẻ trên vỏ quả, sâu non đục qua vỏ vào trong ăn và phát triển trong thịt
quả. Mỗi quả bị hại có từ 1- 5 sâu; Trưởng thành MPW bắt đ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và mức độ gây hại của bọ või voi đục quả xoài sternochetus frigidus (fabricius) tại tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 90 - 96
90
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỌ VÕI VOI
ĐỤC QUẢ XOÀI Sternochetus frigidus (Fabricius) TẠI TỈNH SƠN LA
Vũ Quang Giảng1, Vũ Minh Toàn211
1Trường Đại học Tây Bắc
2Trường Cao đẳng Sơn La
Tóm tắt: Bọ Vòi voi đục quả xoài (MPW) Stenochetus frigidus (Fabr.) là một trong những dịch hại
chính gây hại trên cây xoài ở tỉnh Sơn La. Trưởng thành của MPW màu nâu tối, chiều dài cơ thể trung bình là
5,73 ± 0,076 mm, chiều rộng trung bình 3,5 ± 0,06mm; sâu non màu trắng, chiều dài trung bình 10,98 ± 0,16
mm, chiều rộng trung bình 2,95 ± 0,08 mm; nhộng màu trắng bóng, chiều dài trung bình 6,98 ± 0,09 mm, chiều
rộng trung bình 3,95 ± 0,08 mm. Loài sâu này ăn và phát triển bên trong thịt quả nhưng không để lại vết tích
ngoài bề mặt vỏ quả. Trứng được đẻ đơn lẻ trên vỏ quả, sâu non đục qua vỏ vào trong ăn và phát triển trong thịt
quả. Mỗi quả bị hại có từ 1- 5 sâu; Trưởng thành MPW bắt đầu đẻ trứng gây hại từ 9/4/2017 trở đi. Thời điểm
điều tra 20/7/2016, tỷ lệ quả bị hại ở huyện Sông Mã là 27%, Mường La: 26%, Thuận Châu: 21%, Yên Châu:
34%. Tất cả các giống xoài địa phương đều bị MPW gây hại; ở huyện Sông Mã, tỷ lệ bị hại cao nhất đối với quả
xoài tròn là 37% và xoài hôi là 35%.
Từ khóa: Bọ vòi voi đục quả xoài, Sơn La.
1. Mở đầu
Cây xoài (Mangifera indica L) là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ đào lộn hột
(Anarcadiaceae) được trồng nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Trong những năm gần đây,
cây xoài được chú ý phát triển ở tỉnh Sơn La. Đến nay, diện tích trồng xoài trên địa bàn toàn
tỉnh là 4.293,4 ha, trong đó diện tích xoài đã cho thu hoạch sản phẩm là 3.278,5 ha. Diện tích
trồng xoài tập trung chủ yếu tại các huyện: Mường La (1272 ha), Yên Châu (595 ha), Mai
Sơn (374 ha), Sông Mã (249 ha). Một trong những đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến năng suất và chất lượng của sản phẩm quả xoài là Bọ Vòi voi đục quả xoài Sternochetus
frigidus (Fabricius) tên tiếng Anh là Mango Pulp Weevil - MPW. Loài này là đối tượng kiểm
dịch khi xuất khẩu xoài từ Philippine vào Mỹ và các nước khác (Glenda. B. Obra et al., 2014)
[3]. Theo công bố của Cục Bảo vệ Thực vật, MPW đã xuất hiện và gây hại trên xoài ở Việt
Nam trong đó có tỉnh Sơn La [1]. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm phát sinh, gây hại và
tìm kiếm những giải pháp phòng trừ loài sâu hại này là cần thiết nhằm góp phần phát triển cây
xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bọ Vòi voi đục quả xoài Sternochetus frigidus (Fabricius).
- Điều tra trên các giống xoài địa phương (xoài tròn và xoài hôi).
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2016
11Ngày nhận bài: 20/03/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017
Liên lạc: Vũ Quang Giảng, e - mail: vugiangdhtb@gmail.com
91
- Địa điểm nghiên cứu: Mường Bú (huyện Mường La); xã Chiềng Khương, Chiềng
Cang, Mường Lầm (huyện Sông mã); xã Bó Mười, thị trấn Thuận Châu, xã Cò Mạ (huyện
Thuận Châu)
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái của MPW: Thu bắt các pha phát dục, quan sát mô tả đặc điểm hình
thái các pha phát dục, đo kích thước các pha phát dục trên kính lúp có trắc vi, số mẫu theo dõi
mỗi pha phát dục n = 30.
- Tập tính gây hại của MPW:
Quan sát kỹ bề mặt vỏ quả xoài để phát hiện vết tích MPW đẻ trứng. Bổ quả xoài bị hại,
mô tả triệu chứng gây hại.
Tiến hành lấy mẫu quả xoài bị hại ở 4 huyện: Yên Châu, Thuận Châu, Sông Mã, Mường
La, định kỳ 10 ngày 1 lần, lần đầu từ 20/4/2016 (khi quả còn non), lần cuối 20/7/2016 (khi
quả sắp thu hoạch); mỗi lần lấy số mẫu n = 120, đếm số lượng cá thể MPW trên 1 quả để tính
số cá thể trung bình trên 1 quả bị hại ở mỗi lần theo dõi.
Đánh giá thời điểm phát sinh gây hại của MPW bằng cách bao quả ở các thời điểm khác
nhau ở vườn xoài tròn có lịch sử bị MPW gây hại nặng trong những năm trước tại bản Chiềng
Phú, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu. Bao quả lần đầu sau khi kết thúc nở hoa 20 ngày (khi
quả bằng hạt đậu tương). Sau đó tịnh tiến 7 ngày bao quả một lần, số mẫu mỗi lần bao n = 100
quả. Đếm số quả bị hại vào ngày 21/6/2016 (khi chuẩn bị thu hoạch) và tính tỷ lệ (%) quả bị
MPW gây hại. Từ đó xác định được khoảng thời gian MPW gây hại.
- Điều tra mức độ gây hại của MPW:
Mỗi địa điểm (mỗi xã) điều tra 25 cây xoài giống địa phương (xoài tròn và xoài hôi),
mỗi cây điều tra 8 quả phân bố đều xung quanh tán. Quan sát các quả bị hại và tính tỷ lệ (%)
quả bị hại theo thời gian.
Mỗi giống xoài (xoài hôi, xoài tròn, xoài ghép giống Đài Loan GL4, xoài ghép giống
c GL6 và xoài Thái Lan) lấy 15 cây đại diện cho khu vực điều tra, mỗi cây điều tra 8 quả
phân bố xung quanh tán, tổng 120 quả. Tính tỷ lệ quả bị MPW hại ở mỗi giống vào ngày
27/6/2016 (thời điểm chuẩn bị thu hoạch).
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành MPW, lúc mới vũ hóa màu nâu nhạt sau chuyển thành màu nâu tối, bề
mặt da xù xì; cánh trước cứng màu nâu đen có xen những vết màu nâu sáng; miệng kéo dài
thành vòi, chiều dài vòi khoảng 1,5 mm; bụng có 4 đường ngấn lõm chạy theo chiều ngang
của bụng. Bình thường vòi cụp xuống phần dưới của ngực. Chiều dài cơ thể (không tính vòi)
là 5,73 ± 0,076 mm, chiều rộng cơ thể là 3,5 ± 0,06 mm (Bảng 1; Hình 1, 2).
Sâu non của MPW khi lấy ra ngoài quả chúng cuốn hình chữ C; có 5 tuổi, màu trắng
sữa, mập, đẫy sức dài 10,98 ± 0,16 mm, rộng 2,95 ± 0,08 mm, đầu màu nâu (Bảng 1; Hình 3).
92
Nhộng: cơ thể màu trắng bóng, có 2 mắt đen lộ rõ; mầm chân, mầm cánh, vòi nhìn thấy
rõ; chiều dài cơ thể 6,98 ± 0,09 mm, chiều rộng 3,95 ± 0,08 mm (Bảng 1; Hình 4).
Bảng 1. Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của Bọ Vòi voi đục quả xoài (Sơn La, 2016)
Pha phát triển Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)
Sâu non 10,98 ± 0,16 2,95 ± 0,08
Nhộng 6,98 ± 0,09 3,95 ± 0,08
Trưởng thành 5,73 ± 0,076 3,5 ± 0,06
Hình 1. Trƣởng thành MPW Hình 2. Trƣởng thành MPW mới vũ hóa
Hình 3. Sâu non MPW Hình 4. Nhộng MPW
3.2. Tập tính gây hại của MPW
Trưởng thành, khi mới vũ hóa, thân mình còn mềm yếu, sau đó cơ thể cứng hơn.
Trưởng thành vẫn nằm trong lỗ đục ở thịt quả một thời gian. Sau đó chúng đục lỗ chui ra
ngoài. Trưởng thành có thời gian sống rất dài, có khả năng qua đông. Vị trí qua đông ở trên
các kẽ nứt của cây, hoặc khe nứt dưới đất. Ở Sơn La, MPW sau khi ngủ qua đông đến khoảng
giữa tháng 3 hoặc đầu tháng 4, chúng bắt chúng bắt đầu di chuyển lên cây đẻ trứng trên quả
non khi quả có đường kính khoảng từ 0,8 - 1,1 mm trở lên. Trong khi đó, ở Philippine, MPW
bắt đầu đẻ trứng khi quả xoài bằng quả trứng gà [2]. Trứng được đẻ đơn lẻ trên vỏ quả,
thường ở phần phía dưới quả; sau khi đẻ trứng, trưởng thành tiết dịch dính màu đen bao phủ
trứng. Lớp dịch này tạo thành vỏ đệm bảo vệ trứng trông giống hạt vừng đen (Hình 5).
Sâu non của Bọ cánh cứng ăn và phát triển trong quả xoài nhưng không để lại dấu vết
trên vỏ quả. Khi mới nở, sâu non đục sâu vào trong quả, ăn thịt quả và phát triển trong đó.
Sâu non tuổi lớn phàm ăn và thường đục một đường ống có đường kính khoảng 1 cm phần
tiếp giáp giữa hạt và thịt quả (Hình 6). Chúng ở trong lỗ đục đến khi phân sâu lấp đầy; khi đó
chúng chuyển hướng đục tạo thành các khoang hoặc các lỗ chuẩn bị hóa nhộng. Thời kỳ
93
chuẩn bị hóa nhộng sâu non không hoạt động. Nhộng nằm trong quả, nơi mà sâu non tuổi
cuối đã đục từ trước, nhộng có thể cử động được. Điều này phù hợp với nhận xét của Louella
Rowena J. Lorenzana1 et al. (2013) [4].
Hình 5. Vết đen nơi đẻ trứng của MPW Hình 6. Đƣờng đục của sâu non MPW
Kết quả điều tra trên các giống xoài địa phương (xoài tròn và xoài hôi) tại Sơn La cho thấy
trong một quả xoài có thể bị 1 hoặc 5 cá thể MPW gây hại tùy thuộc vào thời gian phát triển của
quả. Thời điểm 20/4/2016 đến 30/4/2016 đây là giai đoạn quả mới hình thành, chỉ thấy có 1 cá thể
gây hại trên 1 quả, nhưng càng về giai đoạn sau, số lượng cá thể gây hại trong một quả tăng lên;
đến 20/7/2016 lúc xoài chuẩn bị thu hoạch, số lượng cá thể MPWgây hại trong một số quả trung
bình đạt 1,95 con/quả, thậm trí có quả bị 4 đến 5 cá thể MPW gây hại (Bảng 2).
Bảng 2. Số lƣợng cá thể MPW gây hại trong quả xoài (Sơn La, 2016)
Ngày ĐT
Số quả
có sâu theo dõi
Số quả
có 1 sâu
Số quả
có 2 sâu
Số quả
có 3 sâu
Số quả
có 4 sâu
Số quả
có 5 sâu
Số sâu
trung bình/quả
20/4/2016 120 120 0 0 0 0 1,00
30/4/2015 120 120 0 0 0 0 1,00
10/5/2016 120 98 17 5 0 0 1,23
20/5/2016 120 87 26 7 0 0 1,33
30/5/2016 120 69 39 10 2 0 1,54
10/6/2016 120 64 37 15 3 1 1,63
20/6/2016 120 55 39 17 6 3 1,73
27/6/2016 120 50 37 23 6 4 1,81
10/7/2016 120 39 42 25 8 6 1,92
20/7/2016 120 37 43 29 6 5 1,95
Thời điểm trưởng thành MPW đẻ trứng gây hại: Xác định thời điểm trưởng thành MPW
bắt đầu đẻ trứng gây hại trên xoài là một yêu cầu quan trọng để chủ động phòng chống loài
sâu hại này. Kết quả cho thấy ở đợt bao quả ngày 16/4/2016 đã xuất hiện quả bị MPW gây
hại. Điều đó chứng tỏ trưởng thành MPW bắt đầu đẻ trứng trên quả trong khoảng thời gian từ
đợt bao quả 9/4/2016 trở đi, khi quả xoài đạt đường kính từ 0,8 - 1,1 cm; thời gian bao quả
càng muộn thì tỷ lệ quả xoài bị MPW gây hại càng nhiều (Bảng 3).
94
Bảng 3. Tỷ lệ quả bị MPW gây hại ở các thời điểm bao quả (Sơn La, 2016)
Thời gian bao quả Đường kính quả (cm) Tỷ lệ quả bị hại (%) Ghi chú
2/4/2016 0,2 - 0,3 0 n = 100
9/4/2016 0,4 - 0,6 0 n = 100
16/4/2016 0,8 - 1,1 7 n = 100
23/4/2016 1,3 - 1,5 35 n = 100
30/4/2016 1,7 - 2,0 78 n = 100
7/5/2016 2,2 - 2,6 85 n = 100
3.3. Mức độ gây hại của MPW trên xoài
- Mức độ gây hại của MPW
Bọ Vòi voi đục quả xoài là đối tượng dịch hại gây hại nặng ở các vùng trồng xoài ở tỉnh
Sơn La. Tuy nhiên, mức độ gây hại của chúng ở các vùng có sự khác nhau. Kết quả điều tra
trong năm 2016 cho thấy MPW đã gây hại ngay từ khi xoài còn nhỏ, tỷ lệ tăng dần đến khi
xoài được thu hoạch. MPW bắt đầu gây hại trên xoài vào ngày 10/4/2016 ở huyện Sông Mã,
còn các huyện: Mường La, Thuận Châu, Yên Châu chúng bắt đầu gây hại từ 20/4/2016 trở đi.
Tỷ lệ quả bị MPW gây hại lúc quả xoài còn nhỏ (ngày 20/4/2016) không cao, chỉ đạt 1,5% ở 2
huyện Mường La và Thuận Châu, đạt 2,5% ở 2 huyện Sông Mã và Yên Châu. Tuy nhiên đến
gần cuối vụ thu hoạch xoài (30/7/2016), tỷ lệ quả bị MPW gây hại rất cao, cụ thể huyện Sông
Mã: 27%, huyện Mường La: 26%, huyện Thuận Châu: 21%, huyện Yên Châu: 34%.
Bảng 4. Tỷ lệ quả xoài bị MPW gây hại qua các kỳ điều tra (Sơn La, 2016)
Ngày
điều tra
Tỷ lệ quả bị hại (%)
Sông Mã Mường La Thuận Châu Yên Châu
10/4/2016 1,00 - - -
20/4/2016 2,50 1,50 1,50 2,50
30/4/2015 4,00 2,00 1,50 6,50
10/5/2016 7,00 2,50 6,00 10,50
20/5/2016 12,50 5,00 12,00 13,00
30/5/2016 13,50 10,00 13,50 19,00
10/6/2016 17,00 13,50 16,00 26,00
20/6/2016 20,00 23,00 17,50 27,50
27/6/2016 21,00 24,00 19,00 30,50
10/7/2016 23,00 28,00 20,50 33,00
20/7/2016 27,00 26,50 21,00 34,00
30/7/2016 31,00 21,50 34,00 -
10/8/2016 - 27,00 - -
95
- Tỷ lệ gây hại của MPW trên các giống xoài khác nhau
Trong các giống xoài được trồng phổ biến như: xoài tròn, xoài hôi, xoài ghép Đài Loan,
xoài ghép c, xoài ghép Thái Lan thì giống xoài tròn và xoài hôi địa phương bị MPW hại
nhiều nhất. Còn các giống xoài ghép Đài Loan và xoài ghép c, xoài ghép Thái Lan chưa
phát hiện MPW gây hại. Tỷ lệ quả bị MPW gây hại trên xoài tròn thấp nhất là 17,5% ở huyện
Thuận Châu và cao nhất là 30,83% ở huyện Sông Mã. Trên xoài hôi, tỷ lệ quả bị MPW gây
hại thấp nhất là 13,33% ở huyện Thuận Châu và cao nhất là 35% ở huyện Sông Mã. Tuy
nhiên, tỷ lệ quả bị hại trên xoài tròn và xoài hôi ở từng huyện không có sự sai khác ở mức ý
nghĩa 0,05 (Bảng 5).
Bảng 5. Tỷ lệ quả bị MPW gây hại trên các giống xoài (2016)
Địa điểm
điều tra
Xoài tròn Xoài hôi Giá trị P(X)
của χ2
Số quả
điều tra
Số quả bị
sâu
Tỷ lệ hại
(%)
Số quả
điều tra
Số quả bị
sâu
Tỷ lệ hại
(%)
Yên Châu 120 35 29,17 120 31 25,83 0,56
Mường La 120 33 27,5 120 26 21,67 0,29
Sông Mã 120 37 30,83 120 42 35,00 0,49
Thuận Châu 120 21 17,5 120 16 13,33 0,37
4. Kết luận
Bọ Vòi voi đục quả xoài (MPW) là đối tượng gây hại nguy hiểm trên xoài, chúng đục
và ăn thịt quả xoài để lại vết tích không rõ ràng trên bề mặt vỏ quả. Khi xoài chín, chúng đục
quả chui ra ngoài.
Trong năm 2016, MPW bắt đầu đẻ trứng gây hại trong khoảng thời gian 9/4 - 16/4, lúc
quả xoài có đường kính 0,4 - 1,1 cm. Trong khi đó ở Philippine, MPW bắt đầu đẻ trứng khi
quả có kích thước bằng quả trứng gà [2]. Số lượng cá thể MPW gây hại trong một quả xoài có
chiều hướng tăng lên từ giai đoạn quả xoài còn non đến giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Cụ thể,
giai đoạn quả trước 30/4/2016, mỗi quả chỉ có 1 cá thể MPW gây hại nhưng đến 20/7/2016,
trung bình mỗi quả có 1,95 cá thể gây hại.
Tỷ lệ quả xoài giống địa phương bị MPW gây ở thời điểm thu hoạch rất cao (huyện
Sông Mã: 27%, huyện Mường La: 26%, huyện Thuận Châu: 21%, huyện Yên Châu: 34%).
Trong năm 2016, MPW gây hại nặng trên các giống xoài địa phương như xoài tròn và
xoài hôi, chưa thấy xuất hiện trên xoài ghép Đài Loan, xoài ghép c và xoài ghép Thái Lan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Bảo vệ Thực vật (2010). Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm
cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[2] De Jesus, L. R. A., S. M. F. Calumpang, J. R. Medina, and Kanju Ohsawa (2003).
Feeding and reproductive behavior of the Mango Pulp Weevil, Sternochetus frigidus
96
(Fabr.) at different phonological stages of mango Mangifera indica L. Philippine,
Agrical. Scientist, 83(3): 282- 289.
[3] Glenda. B. Obra, S. S. Resilva, P. A. Follett and L. R. J. Lorezana (2014). Large - Scale
Confirmatory Test of a Phytosanitary Irradiation Treatment Against Sternochetus
frigidus (Coleoptera: Curculionidae) in Philippine Mango. Journal of Economic
Entomology, pp. 161-165.
[4] Louella Rowena J. Lorenzana1 and Glenda B. Obra (2013). Mas rearing technique for
mango pulp, Sternochetus frigidus (Fabr.) (Coleoptera: Curculionidae).
MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND DAMAGING MEASURE
OF MANGO PULP WEEVIL (Stenochetus frigidus Fabr.) IN SONLA PROVINCE
Vu Quang Giang
1
, Vu Minh Toan
2
Tay Bac University
2
Son La college
Abstract: Mango Pulp Weevil (MPW), Stenochetus frigidus (Fabr.) is one of the major pests that infecting
magoes in Sơn La province. An MPV adult has durk -brown color with the average body length of
5.73 ± 0.076 mm, and the average body width of 3.5 ± 0.06 mm; a lavra has white color with the average body
length of 10.98 ± 0 .16 mm, and the average body width of 2.95 ± 0.08 mm; a pupa has shade white color with
the average body length of 6.98 ± 0.09 mm and the average body width 3.95 ± 0.08 mm. This pest eats and
develops inside fruit without any visible signs of damage on fruit peel. Eggs are laid singly on the fruit peel and
the emerging larvae chisels through the fruit peel to eat and develop in the fruite pulp. Each mango fruit
contains 1 to 5 MPWs. The MPV adult starts laying eggs on 9th April 2017. On 20th July 2016, MPW infestation
on mango fruits was 27% in Song Ma District, 26% in Muong La district, 21% in Thuận Châu district and 34%
in Yen Chau district. All of local mango species were damaged by MPV. In Song Ma district, the highest rate of
damage to round mangoes was 37% and mangeos was 35%.
Keywords: Mango Pulp Weevil, Stenochetus frigidus, Son La.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_8918_2135922.pdf