Tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây ngò [anthriscus cerefolium (l.) hoffm.] apiaceae: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 323
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA CÂY NGÒ
[Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.] Apiaceae
Hà Thị Thu Hiền*, Dương Nguyên Xuân Lâm*, Liêu Hồ Mỹ Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cây Ngò (Chervil, Garden Chervil) có tên khoa học là Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm., là một
loài cây cỏ thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), chưa được mô tả trong các tài liệu thực vật học của Việt Nam và cả Thực
vật chí của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Cây được thu hoạch trước khi ra hoa dùng để hỗ trợ tiêu hóa,
lợi tiểu, long đờm; nước ép được dùng chữa phù, viêm khớp và bệnh ngoài da mãn tính. Nghiên cứu của chúng
tôi là mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Ngò nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp
nhận diện và bổ sung loài này vào danh sách thực vật có ở Việt Nam.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Ngò nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học
để giúp nhận d...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây ngò [anthriscus cerefolium (l.) hoffm.] apiaceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 323
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA CÂY NGÒ
[Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.] Apiaceae
Hà Thị Thu Hiền*, Dương Nguyên Xuân Lâm*, Liêu Hồ Mỹ Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cây Ngò (Chervil, Garden Chervil) có tên khoa học là Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm., là một
loài cây cỏ thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), chưa được mô tả trong các tài liệu thực vật học của Việt Nam và cả Thực
vật chí của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Cây được thu hoạch trước khi ra hoa dùng để hỗ trợ tiêu hóa,
lợi tiểu, long đờm; nước ép được dùng chữa phù, viêm khớp và bệnh ngoài da mãn tính. Nghiên cứu của chúng
tôi là mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Ngò nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp
nhận diện và bổ sung loài này vào danh sách thực vật có ở Việt Nam.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Ngò nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học
để giúp nhận diện và bổ sung loài này vào danh sách thực vật có ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu. Định tên khoa học của mẫu khảo sát bằng
cách sử dụng khóa phân loại thực vật có hoa có trong thực vật chí và so sánh đặc điểm hình thái của loài khảo sát
với phần mô tả, hình vẽ hay ảnh chụp trong các tài liệu.
Kết quả: Cây Ngò là cỏ sống hai năm, cao 20-35 cm. Thân màu lục, tiết diện đa giác, đường kính 4-5 mm,
mặt ngoài nhẵn và có gân dọc. Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm, bẹ lá ôm thân. Phiến lá xẻ thùy hình lông chim,
mép có răng cưa. Cụm hoa là tán kép. Hoa nhỏ, đều, màu trắng. Lá đài tiêu giảm thành vòng quanh đỉnh bầu.
Cánh hoa rời, đều, thuôn với phần phụ ở đỉnh cong gập vào trong. Nhị 5, xếp xen kẻ với cánh hoa; bao phấn hai ô,
hướng trong, nứt dọc. Nhụy gồm 2 lá noãn, bầu dưới 2 ô; vòi nhụy 2, rất ngắn. Đĩa mật hình khối bao quanh gốc
vòi nhụy. Quả bế đôi, dài 5-7 mm; hai phần quả khi chín tách rời. Vi phẫu rễ có libe 2 tạo thành các chùy, gỗ 2
chiếm tâm. Vi phẫu thân có mô dày góc từng cụm, hệ thống dẫn gồm 20-23 bó libe-gỗ. Vi phẫu lá một bó libe-gỗ
to ở gân giữa. Ống tiết kiểu ly bào có ở rễ, thân, lá và vỏ quả. Vi phẫu phần quả có cạnh lồi không rõ, ở mỗi rãnh
có bó libe-gỗ và túi tiết; giữa hai phần quả thường có một u lồi.
Kết luận: Cây Ngò [Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.] có ở Việt Nam và đã được mô tả chi tiết về hình thái
và đặc điểm giải phẫu.
Từ khóa: Anthriscus cerefolium, hình thái, giải phẫu.
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF ANTHRISCUS CEREFOLIUM
(L.) HOFFM. APIACEAE
Ha Thi Thu Hien, Duong Nguyen Xuan Lam, Lieu Ho My Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 323 - 329
Background: Chervil or Garden Chervil [Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.] is a herb in the Apiaceae
family, not be described in the botany document of Vietnam and the Flora book of Cambodia, Laos and Vietnam.
Herb are harvested before flowering, used to support as digestive, diuretic, expectorant; juice of herb is used to
treat edema, arthritis and chronic skin diseases. Our study aimed at characterizing the morphology and anatomy
of chervil to provide a botany database to identify and add this species to the list of plants in Vietnam.
* Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang ĐT : 0909269326 Email : lieuhomytrang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 324
Objectives: Describe the morphological and anatomical characteristics of chervil to provide a botany
database to identify and add this species to the list of plants in Vietnam.
Methods: Description of morphological and anatomical characteristics. The scientific name of species is
determined by using key flora and comparing morphological characteristics of the herb survey species and relying
on the documents.
Results: Chervil is biennial herbs, 20-35 cm high. The stem is green, polygonal cross section, diameter 4-5
mm, outer surface is smooth and ribbed vertical. Leaves alternate, stipules absent; petiole usually sheathing at
base; leaf blade pinnatately dissected, margin serrate. Florescence compound umbels. Flower small, regular, white.
Calyx teeth obsolete forming a ring around the top of the ovary. Petals 5, white, oblong with a narrow inflexed
apex. Stamens 5, alternating petals; anthers 2-locular, introse, dehiscing by longitudinal slits. Carpels 2, joined to
form a 2-locular inferior ovary, swollen at base to form a nectariferous disk; two styles short. Fruit of two
maricarps, 5-7 mm long, separating at maturity from the central axis (carpophore) into 2 indehiscent mericarps.
Root anatomy: The secondary phloem forming panicles, the secondary xylem appears circular and occupies
center. Stem anatomy: Collenchyma occurs in the angles, 20-23 vascular bundles. Leaf anatomy: one big
bundle of phloem-xylem in midrib. Schizogenous ducts in roots, stems, leaves and pods. Fruit anatomy:
Unclear convex edge, primary vascular tissue and vittae in the groove; convex part between 2 indehiscent
mericarps.
Conclusion: Chervil [Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.] in Vietnam and has been described in detail on
morphological and anatomical features.
Key words: Anthriscus cerefolium, morphology, anatomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Ngò (Chervil, Garden Chervil, French
Herb, French Parsely, Sweet Cicely) có tên
khoa học là Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.
hay Anthriscus longirostris Bertol.,
Cerefolium cerefolium (L.) Schinz & Thell.,
Scandix cerefolium L.(2,3), là một loài thuộc họ
Hoa tán (Apiaceae). Cây này đã được người
dân ở thôn Đạ Nghịt, xã Lat trồng làm gia vị.
Loài này đã được mô tả trong tài liệu(2,3),
nhưng chưa có trong các tài liệu thực vật học
của Võ Văn Chi (2012)(6), Phạm Hoàng Hộ(4) và
kể cả bộ Thực vật chí của Campuchia, Lào và
Việt Nam(5). Cây được thu hoạch trước khi ra
hoa dùng để hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, long
đờm; nước ép được dùng chữa phù, viêm
khớp và bệnh ngoài da mãn tính(1). Nghiên
cứu của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm hình
thái và giải phẫu cây Ngò nhằm cung cấp cơ
sở dữ liệu về thực vật học để giúp nhận diện
và bổ sung loài này vào danh sách thực vật có
ở Việt Nam.
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là mẫu cây tươi có đủ rễ,
thân, lá, hoa và quả của cây Ngò trồng ở thôn Đạ
Nghịt, xã Lat, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Mô tả đặc điểm hình thái: Các đặc điểm
như dạng sống, rễ, thân, lá, cụm hoa, hoa, quả
được quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay
kính hiển vi quang học, mô tả và chụp ảnh.
Thực hiện tiêu bản thực vật khô. Định tên
khoa học của mẫu khảo sát bằng cách sử dụng
khóa phân loại thực vật có hoa có trong thực
vật chí (3,4) và so sánh đặc điểm hình thái của
loài khảo sát với phần mô tả, hình vẽ hay ảnh
chụp trong các tài liệu.
- Mô tả đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang rễ,
thân, lá và quả bằng dao lam. Cắt ngang rễ cái;
thân cây được cắt ở phần lóng không sát mấu;
phiến lá và cuống lá được cắt ở khoảng 1/3 phía
dưới của phiến lá và cuống nhưng không sát
đáy; quả được cắt ở giữa quả. Nhuộm các vi
phẫu với thuốc nhuộm kép (gồm son phèn và
lục iod). Quan sát bằng kính hiển vi quang học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 325
(hiệu Olympus, model CH20), kính soi nổi (hiệu
Nikon), mô tả và chụp ảnh cấu tạo của vi phẫu.
Mỗi bộ phận quan sát ít nhất là 5 vi phẫu.
KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Đặc điểm hình thái
Cỏ mọc đứng, sống hai năm, cao 20-35 cm.
Rễ trụ, mặt ngoài màu vàng nhạt, có nếp nhăn
ngang, nhiều nốt sần; mặt cắt ngang màu trắng
hơi ngà, có một vòng chỉ vàng nhạt chia bán
kính rễ thành hai phần gần bằng nhau. Thân
mảnh, màu xanh lục, tiết diện đa giác, đường
kính 4-5 mm, mặt ngoài nhẵn và có gân dọc màu
lục sậm. Lá đơn, mọc so le, có bẹ lá, không có lá
kèm. Lá xẻ thùy hình lông chim 3 lần, mỗi lần
thường chia thành 5 thùy; thùy hình thoi dài 3-5
mm, xẻ thành 3-5 thùy con; cuống lá dài 15-40
mm, có rãnh, lông thưa. Bẹ lá hình lòng máng
ôm thân, dài 7-10 mm, có nhiều rãnh dọc màu
lục; mép mỏng, màu trắng, giống như hai cánh
nhỏ dọc hai bên. Cụm hoa là tán kép mọc đối
diện với lá, cuống dài 10-15 mm, thường mang 3-
5 tán con. Tán con có cuống dài 15-20 mm, mang
5-8 hoa. Hoa đều, lưỡng tính, màu trắng, cuống
hoa dài 5-7 mm. Lá đài tiêu giảm. Cánh hoa 5,
rời, đều, hình bầu dục, đầu thuôn nhọn và cong
gập vào trong, tiền khai van. Nhị 5, đều, rời; chỉ
nhị dạng sợi, màu trắng; bao phấn hình bầu dục,
màu vàng nâu, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính
giữa; hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục,
có rãnh dọc, 25-27,5 x 10-12,5 µm. Nhụy gồm 2 lá
noãn dính nhau thành bầu dưới 2 ô, mỗi ô 1
noãn; bầu màu xanh lục, mặt ngoài có rãnh dọc
rõ; vòi nhụy 2, màu vàng nhạt, rất ngắn, hơi
choãi ra hai bên; đầu nhụy hình điểm. Đĩa mật
màu trắng, gồm hai khối nhỏ bao quanh và dính
vào hai gốc vòi nhụy. Quả bế đôi, thuôn dài, 5-7
x 1,5-2 mm; hai phần quả khi chín tách rời; đĩa
mật và vòi nhụy tồn tại trên đỉnh quả non, đầu
quả già thuôn nhỏ như mỏ chim. Phần quả đựng
một hạt, mặt bụng phẳng, mặt lưng khum với 3-
4 cạnh không rõ (Hình 1, 2, 3).
A B C D
Hình 1: Cây Ngò. A. Cây, B. Lá phía gốc cây, C. Lá phía ngọn cành, D. Bẹ lá
A B C D
Hình 2: Hoa của cây Ngò. A và B. Cụm hoa, C và D. Hoa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 326
A B C D
Hình 3: Quả và hạt phấn hoa của cây Ngò. A. Cụm quả, B. Mặt cắt dọc quả non, C. Quả già, D. Hạt phấn hoa
Đặc điểm giải phẫu
Rễ: Vi phẫu cắt ngang hình đa giác, vùng vỏ
chiếm khoảng 1/6-1/5 bán kính vi phẫu. Bần gồm
3-5 lớp tế bào hình chữ nhật, khá đều, vách
mỏng và uốn lượn. Nhu bì 2-4 lớp. Mô mềm vỏ
đạo, có nhiều ống tiết kiểu ly bào, bờ 3-7 tế bào.
Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 với vùng libe dày
gần bằng vùng gỗ. Libe 2 tạo thành các chùy libe
do tia libe gồm 5-6 dãy tế bào loe rộng dần. Gỗ 2
chiếm tâm; mạch gỗ riêng lẻ hay xếp thành dãy
3-5 mạch. Tia gỗ thường gồm 3-5 dãy tế bào hình
đa giác (Hình 4A, 4B).
Thân: Vi phẫu cắt ngang hình đa giác, vùng
vỏ chiếm khoảng 1/5-1/4 bán kính vi phẫu. Biểu
bì có lớp cutin mỏng và có răng cưa cạn, rải rác
có lỗ khí. Mô dày góc xếp thành từng cụm ở
những góc lồi và phía trên những bó dẫn lớn.
Mô mềm vỏ tế bào hình đa giác, vùng ở giữa các
cụm mô dày là mô mềm khuyết, tế bào nhỏ,
vách mỏng, chứa nhiều lục lạp; vùng gần trung
trụ là mô mềm đạo, tế bào to hơn, gần như
không có lục lạp. Hệ thống dẫn gồm 11 - 13 bó
libe-gỗ kích thước không đều xếp trên một vòng,
giữa hai bó dẫn to có một bó dẫn nhỏ, đôi khi
không có hoặc chỉ là một cụm libe. cấu tạo cấp 2
kém phát triển, vòng mô cứng nối liền các bó gỗ.
Tủy rỗng ở giữa, mô mềm tủy đạo. Ống tiết kiểu
ly bào trên đầu bó dẫn, bờ gồm 6-9 tế bào hình
đa giác (Hình 5A, 5B, 6B).
Cuống lá: Vi phẫu mặt trên lõm, mặt dưới lồi
thành ba góc có dạng chữ V. Tế bào biểu bì hình
chữ nhật hay gần vuông, vách ngoài dày, lớp
cutin mỏng và có răng cưa, rải rác có lỗ khí. Mô
dày góc xếp thành từng cụm ở những góc lồi và
phía trên những bó dẫn. Mô mềm ở giữa các
cụm mô dày là mô mềm khuyết, gồm 2-3 lớp tế
bào nhỏ, hình đa giác tròn, vách mỏng; vùng
phía trong là mô mềm đạo, tế bào to hơn, hình
đa giác, vách hơi uốn lượn. Hệ thống dẫn gồm 5
bó libe-gỗ không đều, xếp thành hình cung, bó
giữa to nhất. Ống tiết kiểu ly bào dưới bó libe và
rải rác trong mô mềm, bờ gồm 6-8 tế bào hình đa
giác. (Hình 6A)
Phiến lá: Gân giữa mặt trên hơi lõm, mặt dưới
lồi nhiều. Tế bào biểu bì dưới to hơn tế bào biểu
bì trên, lông che chở đơn bào có ở biểu bì dưới.
Một bó libe-gỗ to ở giữa và chiếm gần hết diện
tích của gân giữa, libe ở dưới gỗ, mạch gỗ 1 rải
rác trong vùng mô mềm tế bào có vách cellulose
mỏng. Ống tiết kiểu ly bào nằm dưới bó libe gỗ,
bờ gồm 7-8 tế bào. Mô mềm đạo quanh bó dẫn,
tế bào đa giác tròn, không đều. Phiến lá dày
khoảng 1/2 gân giữa, cấu tạo dị thể không đối
xứng. Biểu bì tương tự như gân giữa, lỗ khí có ở
cả hai mặt nhưng nhiều hơn ở mặt dưới; lông
che chở đơn bào có ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu
1 lớp tế bào hình chữ nhật dài (Hình 6C, 7).
Quả: Vi phẫu phần quả có mặt bụng phẳng,
mặt lưng khum với 3 cạnh dọc lồi không rõ, rãnh
rất cạn. Biểu bì ngoài tế bào hình đa giác, lớp
cutin dày và lồi cao thành hình nón. Biểu bì
trong tế bào hình đa giác thuôn, vách uốn lượn.
Mô mềm đạo, 2-3 lớp phía ngoài tế bào nhỏ và
chứa nhiều lục lạp hơn những lớp tế bào phía
trong. Rãnh có bó libe-gỗ cấp 1, đầu mỗi bó dẫn
có túi tiết kiểu ly bào, bờ gồm 7-8 tế bào. Mặt
bụng có 2 bó libe gỗ (Hình 8).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 327
A B
Hình 4: Vi phẫu cắt ngang của rễ cây Ngò. A. Vi phẫu rễ, B. Một phần vi phẫu rễ
A B
Hình 5: Vi phẫu cắt ngang của thân cây Ngò. A. Vi phẫu thân, B. Một phần vi phẫu thân
A B C
Hình 6: Vi phẫu cuống lá và túi tiết của cây Ngò. A. Vi phẫu cuống lá, B. Túi tiết ở thân, C. Túi tiết ở lá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 328
Hình 7: Vi phẫu cắt ngang của lá cây Ngò. A. Vi phẫu, B. Một phần phiến lá, C. Gân giữa
Hình 8: Vi phẫu cắt ngang của quả cây Ngò
Thảo luận
Cây Ngò đã được du nhập và được sử dụng
ở Việt Nam. Dựa theo khóa phân loại thực vật có
hoa có trong thực vật chí (2,3) và so sánh đặc điểm
hình thái của loài khảo sát với phần mô tả chúng
tôi đã định danh cây có tên khoa học là
Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.
KẾT LUẬN
Các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa,
quả, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá, cuống lá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 329
và quả của cây Ngò [Anthriscus cerefolium (L.)
Hoffm.] lần đầu tiên được mô tả một cách chi
tiết. Những đặc điểm này giúp nhận dạng và
kiểm nghiệm về mặt giải phẫu của loài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chervil [Anthriscus cerefolium (L.) Hoffm.],
2. J. M. Powell, Apiaceae In New South Wales Flora online,
www.plantnet.rbgsyd.nsw.gov.au
3. Menglan S, Fading P, Zehui P, Mark Wn, John FMC, Ingrid
HS, Eugene VK, Loy RP & Michael GP (2005), Apiaceae, In
Flora of China, Vol 14,
4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 2, NXB Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh.
5. Tardieu-Blot ML. (1967), Umbelliferae In Flore du Cambodge, du
Laos et du Vietnam, Fascicule 5, Muséum Nationale d’Histoire
Naturelle, Paris.
6. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), Tập 1
và 2, NXB Y học, Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 323_5_5148_2177636.pdf