Đặc điểm hình thái phân loại của rươi (nereididae: tylorrhynchussp.) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam

Tài liệu Đặc điểm hình thái phân loại của rươi (nereididae: tylorrhynchussp.) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam: AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 65 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI CỦA RƯƠI (NEREIDIDAE: TYLORRHYNCHUSSP.) Ở VÙNG VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Hà1, Vũ Quang Mạnh2 1NCS Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/07/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 20/09/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2019 Title: Morphological characteristics of ragworm (Nereididae: Tylorrhynchussp.) in a Northern Coastal Area of Vietnam Keywords: Tylorrhynchus heterochaetus, morphological characteristics, chaeta Từ khóa: Tylorrhynchus heterochaetus, đặc điểm hình thái, tơ ABSTRACT The article presented taxonomy based on the morphology of ragworms (Nereididae: Tylorrhynchus sp.) in a Northern Coastal Area of Vietnam. The analysis and comparison of 305 individuals collected from 5 provinces in Northern Vietnam: Nam Đinh, Thai Binh, Quang Ninh, Hai Phong, and Ha...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái phân loại của rươi (nereididae: tylorrhynchussp.) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 65 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI CỦA RƯƠI (NEREIDIDAE: TYLORRHYNCHUSSP.) Ở VÙNG VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Hà1, Vũ Quang Mạnh2 1NCS Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/07/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 20/09/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2019 Title: Morphological characteristics of ragworm (Nereididae: Tylorrhynchussp.) in a Northern Coastal Area of Vietnam Keywords: Tylorrhynchus heterochaetus, morphological characteristics, chaeta Từ khóa: Tylorrhynchus heterochaetus, đặc điểm hình thái, tơ ABSTRACT The article presented taxonomy based on the morphology of ragworms (Nereididae: Tylorrhynchus sp.) in a Northern Coastal Area of Vietnam. The analysis and comparison of 305 individuals collected from 5 provinces in Northern Vietnam: Nam Đinh, Thai Binh, Quang Ninh, Hai Phong, and Hai Duong province. The result showed that ragworms in a Northern Coastal Area of Vietnam were one species, that species was Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866). In addition, parapodia of Tylorrhynchus heterochaetus appeared lyriform shape. The number of male ragworms was about ¼ and female ragworms were about ¾ of the total individuals. The mass of ragworms were from 0,06(g) to 4,51(g). The length of ragworms were from 35 mm to 135 mm. The width of ragworms were from 2mm to 10mm. The segment of ragworms were about 23 to 74 segments. Morphological characters measured of ragworms were different between different provinces. Morphological characters measured of ragworms in Hai Duong province was always greater than Morphological characters measured of ragworms in Hai Phong, Quang Ninh, Nam Dinh, Thai Binh provinces. TÓM TẮT Bài báo trình bày vị trí phân loại của rươi (Nereididae: Tylorrhynchussp.) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam dựa vào đặc điểm hình thái. Tiến hành phân tích và so sánh 305 cá thể rươi thuộc 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam là: Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương. Kết quả cho thấy loài rươi xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam được xác định là loài: Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện chi bên của rươi Tylorrhynchus heterochaetus có sự xuất hiện thêm tơ hình đàn lia (lyriform). Số lượng cá thể đực chiếm khoảng gần 1/4 tổng số cá thể, cá thể cái chiếm khoảng gần 3/4 tổng số cá thể. Khối lượng của rươi tại các tỉnh dao động từ 0,06 (g) đến 4,51 (g). Chiều dài của rươi dao động từ 35-135mm. Chiều rộng cơ thể rươi dao động trong khoảng 2- 10mm. Số đốt cơ thể rươi dao động trong khoảng 23-74 đốt. Các chỉ số đo đếm của rươi tại các tỉnh là khác nhau, rươi thu được ở Hải Dương thường có các chỉ số đo đếm lớn hơn ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình. AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 66 1. GIỚI THIỆU Rươi (Nereididae: Tylorrhynchussp.) thuộc lớp giun nhiều tơ (polychaeta) có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái cửa sông và hệ sinh thái biển, là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng môi trường nước biển, cửa sông, đánh giá mực nước biển dâng. Không những thế, rươi còn là thực phẩm truyền thống, nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đang được khai thác nhiều tại các vùng ven biển và biển khác nhau trên thế giới. Vì vậy, phân loại hình thái của rươi đã được các nhà khoa học trên thế giới thực hiện từ rất sớm (Fauvel, 1953; Fauchald, 1977). Sự xuất hiện của rươi đã được Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Công Trứ nhắc đến từ những thế kỉ XVII, XVIII, nhiều tác giả còn công bố danh sách hàng trăm loài giun nhiều tơ xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt có loài còn có khả năng đi sâu vào trong đất liền (Gallardo, 1968; Dang Ngoc Thanh và cs., 1979; Pham Dinh Trong, 2000 ; Tran Huu Huy, 2005; Phan Thi Kim Hong, 2013; Tran Thi Thanh Binh, 2016). Tuy nhiên, rươi được người dân Việt Nam yêu thích sử dụng làm nguồn thức ăn bổ dưỡng có nằm trong danh sách những loài giun nhiều tơ đã được công bố ở Việt Nam hay không.Thêm vào đó, cùng với sự thay đổi của không gian, những biến đổi về khí hậu, môi trường sống thì rươi tại các tỉnh khác nhau của miền Bắc Việt Nam có những sai khác, biến đổi về hình thái hay không thì vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phân loại hình thái của 5 quần thể rươi tại khu vực miền Bắc Việt Nam nhằm đánh giá vị trí phân loại của chúng. 2. NỘI DUNG 2.1 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Tiến hành thu mẫu rươi tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam: An Thanh (Tứ Kì, Hải Dương), Tam Cường (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Kim Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh), Hồng Tiến (Kiến Xương, Thái Bình, Trực Ninh (Nam Định). Mẫu rươi trưởng thành được thu bằng cách đào trong ruộng rươi, thu mẫu trong lưới chắn (đường kính mắt lưới 2 mm) tại các cửa cống (nơi lưu thông dòng nước giữa ruộng nuôi rươi và sông bên ngoài ruộng rươi) từ tháng 3/2016 đến 3/2018 tại khu vực nghiên cứu. Mẫu rươi trưởng thành (cơ thể mập, chứa đầy các sản phẩm sinh dục) sau khi thu sẽ được làm sạch và xử lí trong các nồng độ cồn 5% đến 10%, 20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%, mỗi nồng độ trong vòng 20 – 30 phút để rươi chết từ từ, không vỡ. Sau khi rươi chết được bảo quản trong cồn 70o. Mẫu rươi sau khi bảo quản được đưa ra ngoài giấy thấm ở điều kiện phòng thí nghiệm trong vòng 1-3 giờ để bay hết cồn. Tiến hành phân loại hình thái 305 cá thể rươi trưởng thành tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam theo Fauvel, 1953; Fauchald K, 1977; Wu baoling, 2003. Khối lượng (g) của rươi được cân bằng cân phân tích với độ chính xác 0,01g. Chiều dài và chiều rộng (mm) được đo bằng thước nhựa dài 20 cm có chia đến đơn vị mm. Trong đó chiều dài được tính từ phần đầu đến hết đốt đuôi, chiều rộng được đo tại phần rộng nhất của cơ thể. Số đốt được tính từ đốt đầu tiên ở phần thân đến hết đốt đuôi. AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 67 Hình 1. Một số chỉ tiêu đo đếm mẫu rươi (Theo T.Kato, Tyoto University, Japan) (CD: Chiều dài (mm), CR: Chiều rộng (mm), KL: Khối lượng (g), SĐ: số đốt, ♂♀: Đực,cái 2.2 Kết quả 2.2.1 Vị trí phân loại nhóm rươi Nghiên cứu hình thái chỉ ra rằng nhóm rươi tại 5 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương thuộc khu vực miền Bắc Việt Nam được xác định là cùng một loài và có vị trí phân loại là: • Tên loài: Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1866), • Giống: Tylorrhynchus Grube, 1866, • Họ: Nereididae • Bộ: Aciculata • Lớp: Giun nhiều tơ Polychaeta • Phân lớp: Errantia • Ngành: Giun đốt Annelida • Giới: Động vật Loài này còn có các tên khoa học khác như Tylorrhynchus chinensis Uschakov, 1953; Ceratocephala osawai Izuka, 1903; Nereis heterochaeta Quatrefages, 1866. Cơ thể rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) chia thành 2 phần: Phần đầu (Prostomium), phần thân (Metastomium), tận cùng là đốt đuôi (Pygidium). Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát các chi bên phần thân của rươi từ phần trước đến phần sau cơ thể thấy rằng phần chi bên có sự xuất hiện 7 loại tơ: Tơ trụ, tơ hình liềm, tơ bơi, tơ gai khớp, tơ gai khớp khác, tơ hình dao găm, tơ hình đàn lia. Các tác giả trước khi nghiên cứu chi bên của rươi đề cập đến 6 loại tơ: Tơ trụ, tơ hình liềm, tơ bơi, tơ gai khớp, tơ gai khớp khác, tơ hình dao găm ở phần trước và phần sau cơ thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện tơ hình đàn lia ở phần giữa cơ thể rươi không được các tác giả trước đề cập. Cơ thể rươi trưởng thành chứa đầy các sản phẩm sinh dục, sự xuất hiện của tơ hình đàn lia với phần đầu tơ được chẻ làm đôi có thể là một đặc điểm thuận lợi để rươi dễ dàng phóng thích các sản phẩm sinh dục vào môi trường nước. Hình 2. Các dạng tơ 1.Tơ hình đàn lia, 2.Tơ bơi ở phần sau cơ thể, 3.Tơ hình lưỡi liềm, 4.Tơ gai khớp,5.Tơ gai khớp khác, 6.Tơ hình dao găm. (Hình 2,3,4,5,6 theo Fauvel, 1953). 2.2.2 Các chỉ số đo đếm của rươi (bảng 1, bảng 2) CD CR SĐ KL ♂♀ head truck Pygidium AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 68 Bảng 1. Một số chỉ tiêu đo đếm mẫu rươi (Các chỉ số đo đếm trung bình được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn) Địa điểm thu mẫu Chỉ tiêu Hải Dương Hải Phòng Quảng Ninh Nam Định Thái Bình ♂ n=15 ♀ n=49 ♂♀ n=64 ♂ n=25 ♀ n=35 ♂♀ n=60 ♂ n=22 ♀ n=39 ♂♀ n=61 ♂ n=4 ♀ n=56 ♂♀ n=60 ♂ n=4 ♀ n=56 ♂♀ n=60 KL (g) Lớn nhất 1,63 4,11 4,11 2,62 4,51 4,51 2,30 3,36 3,36 0,56 1,99 1,99 0,79 2,96 2,96 Nhỏ nhất 0,41 0,48 0,41 0,49 0,46 0,46 0,25 0,25 0,25 0,39 0,15 0,15 0,16 0,06 0,06 Trung bình (g/ con) 1,03 ± 0,36 1,57 ± 0,93 1,45 ± 0,87 1,27 ± 0,53 1,43 ± 0,72 1,36 ± 0,65 1,06 ± 0,46 1,17 ± 0,57 1,13 ± 0,54 0,49 ± 0,06 0,75 ± 0,34 0,73 ± 0,33 0,58 ± 0,25 0,80 ± 0,54 0,79 ± 0,53 CD (mm) Lớn nhất 105 135 135 115 129 129 95 96 96 65 120 120 80 125 125 Nhỏ nhât 65 58 58 50 48 48 38 35 35 48 40 40 60 40 40 Trung bình (mm/ con) 85,87 ± 11,59 92,94± 22,19 91,28± 20,43 79,32± 15,45 80,06 ± 17,63 79,75± 16,76 68,64± 14,40 68,72± 15,72 68,69± 15,26 58,75 ± 6,50 70,45± 14,4 69,67± 14,3 68,00 ± 8,50 69,86 ± 16,90 69,73 ± 16,50 CR (mm) Lớn nhất 7 10 10 6 7 7 10 10 10 5 8 8 5 10 10 AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 69 Địa điểm thu mẫu Chỉ tiêu Hải Dương Hải Phòng Quảng Ninh Nam Định Thái Bình ♂ n=15 ♀ n=49 ♂♀ n=64 ♂ n=25 ♀ n=35 ♂♀ n=60 ♂ n=22 ♀ n=39 ♂♀ n=61 ♂ n=4 ♀ n=56 ♂♀ n=60 ♂ n=4 ♀ n=56 ♂♀ n=60 Nhỏ nhất 3 4 3 2 2 2 3 2 2 4 3 3 3 3 3 Trung bình (mm/ con) 4,80 ± 1,11 5,69 ± 1,36 5,48 ± 1,36 4,40 ± 1,06 4,14 ± 1,02 4,25 ± 1,04 5,86 ± 2,10 5,85 ± 2,06 5,85 ± 2,07 4,75 ± 0,43 5,21 ± 1,16 5,18 ± 1,13 4,25 ± 0,80 5,18 ± 1,40 5,12 ± 1,40 SĐ Lớn nhất 65 74 74 72 64 72 71 72 72 53 62 62 51 57 57 Nhỏ nhất 52 48 48 48 44 44 44 40 40 36 23 23 43 29 29 Trung bình (đốt/ con) 58,2 ± 3,53 59,84± 5,33 59,45± 5,02 56,84± 5,66 55,46 ± 5,70 56,03± 5,72 57,77± 6,96 55,77± 7,24 56,49± 7,20 43,75 ± 6,06 43,88± 9,10 43,87± 8,93 47,25 ± 2,86 43,2 ± 7,42 43,47 ± 7,28 Tỉ lệ ♂/♀ 1/3,3 1/1,4 1/1,8 1/14 1/14 Ghi chú: KL: Khối lượng (g), CD: Chiều dài (mm), CR: Chiều rộng (mm), SĐ: Số đốt, ♂♀: Đực, cái AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 70 Bảng 2. Chỉ số trung bình đo đếm mẫu rươi (Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn) Chỉ số đo đếm Khối lượng (g) Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Số đốt Trung bình rươi 1,10 ±0,68 76,00±19,01 5,18±1,55 51,98± 9,72 Trung bình rươi cái 1,10±0,72 76,14±19,87 5,25±1,53 50,74±10,09 Trung bình rươi đực 1,07±0,50 75,54±15,75 4,96±1,58 56,13± 6,86 Khối lượng Khối lượng của rươi cái tại khu vực nghiên cứu từ 0,06 (g) đến 4,51 (g), rươi đực từ 0,16 (g) đến 2,62 (g). Khối lượng trung bình của rươi là 1,10±0,68 (g) trong đó khối lượng trung bình của rươi cái là 1,10±0,72 (g), khối lượng trung bình của rươi đực là 1,07±0,50 (g). Khối lượng trung bình rươi thu được lớn nhất tại Hải Dương (1,45±0,87 g), tiếp sau là Hải Phòng (1,36±0,65g), Quảng Ninh (1,13±0,54 g), Thái Bình (0,79±0,53 g), khối lượng trung bình của rươi thu được thấp nhất tại Nam Định (0,73±0,33 g). Như vậy, khối lượng trung bình của rươi thu được tại Hải Dương, Hải Phòng lớn hơn khối lượng trung bình của rươi thu được tại Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình. Chiều dài cơ thể rươi Chiều dài của rươi cái từ 35-135 mm, rươi đực 38-115 mm. Chiều dài trung bình của rươi tại khu vực nghiên cứu là 76±19,01 mm trong đó chiều dài trung bình của rươi cái là 76,14±19,87 mm, chiều dài trung bình của rươi đực là 75,54±15,75 mm. Chiều dài trung bình rươi thu đươc lớn nhất tại Hải Dương (91,28±20,43 mm) và nhỏ nhất tại Quảng Ninh (68,69±15,26 mm). Tiếp sau chiều dài trung bình rươi thu được tại Hải Dương là chiều dài trung bình rươi thu được tại các tỉnh: Hải Phòng (79,75±16,76 mm), Thái Bình (69,73±16,5 mm), Nam Định (69,67±14,3 mm). Như vậy, chiều dài trung bình của rươi thu được tại Hải Dương, Hải Phòng lớn hơn chiều dài trung bình rươi thu được tại Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình Chiều rộng cơ thể rươi Chiều rộng cơ thể rươi cái và đực đều dao động trong khoảng 2-10 mm. Chiều rộng trung bình rươi là 5,18±1,55 mm trong đó chiều rộng trung bình của rươi cái là 5,25±1,53 mm, chiều rộng trung bình của rươi đực là 4,96±1,58 mm. Chiều rộng trung bình rươi thu được lớn nhất tại Quảng Ninh (5,85±2,07 mm) và nhỏ nhất tại Hải Phòng (4,25±1,04 mm).Tiếp sau chiều rộng trung bình rươithu được tại Quảng Ninh là chiều rộng trung bình của rươi thu được tại các tỉnh: Hải Dương (5,48±1,36mm), Nam Định (5,18±1,13 mm), Thái Bình (5,12±1,4 mm). Nhìn chung, chiều rộng trung bình của rươi thu được tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh lớn hơn chiều rộng trung bình của rươi thu được tại các tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Số đốt cơ thể rươi Số đốt cơ thể rươi cái từ 23 đến 74 đốt, rươi đực từ 36 đến 72 đốt. Số đốt trung bình cơ thể rươi tại khu vực nghiên cứu là 51,98±9,72 đốt trong đó rươi cái là 50,74±10,09 đốt, rươi đực là 56,13±6,86 đốt. Số đốt trung bình rươi thu được lớn nhất tại Hải Dương (59,45±5,02 đốt) và nhỏ nhất tại Thái Bình (43,47±7,28 đốt). Tiếp sau số đốt trung bình của rươi thu được tại Hải Dương là số đốt trung bình rươi thu được tại các tỉnh: Quảng Ninh (56,49±7,20 đốt), Hải Phòng (56,0±5,72 đốt), Nam Định (43,87±8,93 đốt). Nhìn chung, số đốt trung bình rươi thu được tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh lớn hơn số đốt trung bình rươi thu được tại Nam Định, Thái Bình. AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 65 - 71 71 Tỉ lệ đực/cái Tại khu vực nghiên cứu, số lượng cá thể rươi đực chiếm khoảng gần 1/4 tổng số cá thể, cá thể rươi cái chiếm khoảng gần 3/4 tổng số cá thể. Tuy nhiên, tỉ lệ rươi đực/cái thu được là khác nhau tại các tỉnh khác nhau: tỉ lệ rươi đực/cái thu được là lớn nhất tại Hải Phòng (1/1,4), tiếp theo là tỉ lệ rươi đực/cái thu được tại các tỉnh: Quảng Ninh (1/1,78), Hải Dương (1/3,3), Nam Định và Thái Bình (1/14). Sự khác biệt về tỉ lệ rươi đực/cái tại các tỉnh có thể do thời điểm thu mẫu và vị trí thu mẫu là khác nhau. Theo nghiên cứu về rươi của Nguyễn Quang Chương (2009) tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ rươi đực/cái thu được là 1/1,9, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ rươi đực/cái thu được tại Hải Phòng là 1/1,4. Sự khác biệt về tỉ lệ rươi đực/cái trong các nghiên cứu có thể do thời điểm thu mẫu khác nhau. Như vậy: Các chỉ số đo đếm của rươi thu được tại các tỉnh khác nhau là khác nhau. Sự khác biệt này có thể do chất lượng môi trường sống của rươi tại các tỉnh là khác nhau, thời điểm thu mẫu và vị trí thu mẫu rươi tại các tỉnh là khác nhau. Khối lượng, chiều dài, số đốt trung bình của rươi thu được tại Hải Dương luôn lớn hơn Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình. Đây có thể là một trong số các lí do giải thích vì sao năng suất rươi của Hải Dương thường cao nhất trong cả nước. 3. KẾT LUẬN Rươi được sử dụng làm thức ăn cho con người tại khu vực miền Bắc Việt Nam là loài rươi Nereididae Tylorrhynchusheterochaetus. Theo các tác giả trước tìm thấy ở phần chi bên của rươi Tylorrhynchusheterochaetus gồm 6 loại tơ: Tơ trụ, tơ hình liềm, tơ hình dao găm, tơ gai khớp, tơ gai khớp khác, tơ hình mái chèo. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thêm sự có mặt của tơ hình đàn lia ở phần chi bên phần giữa cơ thể rươi. Các chỉ số đo đếm của rươi (Nereididae Tylorrhynchus heterochaetus) tại các tỉnh khác nhau là khác nhau. Nhìn chung, các chỉ số đo đếm của rươi thu được tại Hải Dương thường lớn hơn các chỉ số đo đếm của rươi thu được tại các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình. Lời cảm ơn: Bài báo được sự hỗ trợ của Quỹ nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Bộ Giáo dục & Đào tạo, mã số: B2016 – SPH-24. Bài báo được sự giúp đỡ của ThS. Vũ Đức Mạnh và ThS. Nguyễn Thanh Hải, Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Fauchald K. (1977). Polychaeta worm: Definitions and keys to the Orders, Families and Genera. Nat. Hist. Mus.Los Angeles Country, Sciences series 28, 188. Fauvel P.(1953). Annelida Polychaeta. The Fauna of India Including Pakistan, Ceylon, Burnma and Malaysia, Alahabad, 497. Gallardo V.A.(1968). Polychaeta from the Bay of Nha Trang, South Viet Nam. NAGA report 4 (3), 27-35. Phan Thị Kim Hồng. (2013). Quần xã giun nhiều tơ (Polychaeta) ở đầm Gi-Tỉnh Bình Định. Kỷ yếu Hội nghị Quốc Tế “Biển Đông 2012”, Nha Trang, 12-14/9/2012, 99-108. Trần Hữu Huy. (2005). Thành phần loài và phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thủy –Nam Định. Luận văn thạc sĩ Sinh học khoa học. ĐHSP Hà Nội, 86. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, (1979). Định loại Động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 81-88. Tran Thi Thanh Binh. (2016). Spesies composition and distribution of polychaeta (Polychaeta) in mangrove eco-system, Da Loc commune, Hau Loc district, Thanh Hoa province. Journal of science of HNUE (Vol.61, No. 9), 132-139. Phạm Đình Trọng. (2000). Thành phần loài và phân bố của giun nhiều tơ thuộc nhóm Polychaeta – Errantia ở vịnh Bắc Bộ. Tài nguyên và môi trường biển (tập VII). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 172 – 184. Wu Bao ling. (2003). Khu hệ Giun nhiều tơ biển Nam Hải Trung Quốc. NXB Khoa học,1-338.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1576049012_08_nguyen_thi_hapdf_6117_2200908.pdf
Tài liệu liên quan