Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật

Tài liệu Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 120 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA THỦNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO DỊ VẬT Tôn Long Hoàng Thân*, Võ Tấn Đức*, Nguyễn Thị Phương Loan* TÓM TẮT Mở đầu: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa không thường gặp, chẩn đoán ban đầu khó khăn vì biểu hiện lâm sàng đa dạng. X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) là phương tiện hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoán chính xác trước mổ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của các loại dị vật gây thủng đường tiêu hóa. Khảo sát giá trị của XQCLVT trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca được phẫu thuật hoặc nội soi thực quản – dạ dày lấy dị vật gây thủng đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 1/2014 đến 7/2018 và bệnh viện Chợ Rẫy từ 7/2017 đến 7/2018. Tất cả các trường hợp được thu thập hình ảnh DICOM và đặc điểm lâm sàng từ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 120 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA THỦNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO DỊ VẬT Tôn Long Hoàng Thân*, Võ Tấn Đức*, Nguyễn Thị Phương Loan* TÓM TẮT Mở đầu: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa không thường gặp, chẩn đoán ban đầu khó khăn vì biểu hiện lâm sàng đa dạng. X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) là phương tiện hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoán chính xác trước mổ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của các loại dị vật gây thủng đường tiêu hóa. Khảo sát giá trị của XQCLVT trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca được phẫu thuật hoặc nội soi thực quản – dạ dày lấy dị vật gây thủng đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 1/2014 đến 7/2018 và bệnh viện Chợ Rẫy từ 7/2017 đến 7/2018. Tất cả các trường hợp được thu thập hình ảnh DICOM và đặc điểm lâm sàng từ hồ sơ bệnh án. Kết quả: Trong 70 trường hợp, tỉ lệ nam:nữ = 1,5:1; tuổi trung bình là 49,79 ± 17,99. 14 trường hợp thủng thực quản và 56 trường hợp thủng ở dạ dày – ruột. Tất cả trường hợp thủng thực quản đều chẩn đoán có dị vật trước khi chụp XQCLVT; 30,3% trường hợp thủng dạ dày – ruột được chẩn đoán là các bệnh không phải cấp cứu ngoại khoa; 21,4% chẩn đoán có dị vật trong ổ bụng trước chụp XQCLVT. Loại dị vật thường gặp là xương cá (71,4%), tăm tre (15,4%), xương khác (5,7%), răng giả (4,3%). Độ nhạy chẩn đoán dị vật của X quang, siêu âm và XQCLVT lần lượt là 12,1%; 27,7% và 100%. Tất cả các dị vật đều có đầu nhọn. 82,5% dị vật xuyên thành ở các vị trí hẹp, gập góc tự nhiên. Các đặc điểm: mất liên tục thành, tụ khí khu trú, dày thành khu trú ống tiêu hóa có giá trị nhất để chẩn đoán đúng vị trí thủng ống tiêu hóa. Kết hợp đặc điểm: mất liên tục thành và tụ khí khu trú giúp chẩn đoán vị trí thủng với giá trị tiên đoán dương 95% và độ đặc hiệu 96%. Kết luận: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng đa dạng, do đó, chẩn đoán chính xác thường không dễ dàng. XQCLVT là phương tiện hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoán dị vật với độ nhạy 100% và chẩn đoán vị trí thủng ống tiêu hóa dựa vào các đặc điểm như mất liên tục thành, tụ khí khu trú và dày thành ống tiêu hóa khu trú với độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương trên 95%. Từ khóa: Thủng thực quản do dị vật, thủng dạ dày – ruột do dị vật. ABSTRACT COMPUTED TOMOGRAPHY CHARACTERISTICS OF ALIMENTARY TRACT PERFORATION CAUSED BY FOREIGN BODIES Ton Long Hoang Than, Vo Tan Duc, Nguyen Thi Phuong Loan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 120-125 Background: Alimentary tract perforation caused by foreign bodies (FBs) is uncommon in surgery emergency; it has diverse clinical manifestations, so the correct diagnosis is seldom made. Computed tomography is the best imaging tools for detection and management preoperation. Objectives: Describing the CT characteristics of FBs which cause alimentary perforation. Describing the valuation of CT in detection alimentary perforation caused by the foreign body. *BM Chẩn Đóan Hình Ảnh, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Tôn Long Hoàng Thân ĐT: 0366273390 Email: htdragonvn9213@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 121 Materials and methods: All patients who underwent surgery or endoscopic removing foreign bodies perforation of the esophagus or gastrointestinal tract between 2014 and 2018 in University of Medical center and Cho Ray hospital were retrospectively reviewed. All patients had CT with DICOM standard. Results: There were 70 patients. The patients had an average age of 49.79 ± 17.99 and 60% were male. A total of 14 patients who had perforation in the esophagus were diagnosed FBs before having CT. Of the 56 patients who perforation in the gastrointestinal tract, 21.4% were diagnosed FBs, 30.3% were diagnosed with internal or chronic diseases. The common FBs was fish bones (72.4%), toothpicks (15.4%), others bones (5.7%), dentures (4.3%). The sensitive in detecting FBs of conventional Xrays, ultrasound, and CT was 12.1%; 27.7% and 100%. 100% FBs had sharp points. 82.5% perforation sites were the natural narrow and angulation of the alimentary tract. The CT findings that suggested the perforation sites were: focal wall defect, wall thickening, localized extraluminal air and fluid, abscess formation and adjacent fat stranding. Combining focal wall defect and localized extraluminal air was the most accurate findings for diagnosing perforation site: Sp 96% and PPV 95%. Conclusion: Alimentary tract perforation caused by FBs is rare but it has variety clinical manifestations, so the correct diagnosis is seldom made. CT is the most sensitive imaging technique for diagnosing FBs and the most valuation for detecting perforation sites. Keywords: Foreign body (FB), esophagus perforation caused by FBs, gastrointestinal perforation caused by FBs. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường tiêu hóa là dị vật trong ống tiêu hóa được đưa vào từ miệng hay hậu môn, có thể do vô tình hay cố ý trong quá trình ăn uống hay trong sinh hoạt. 80 - 90% các dị vật có thể tự đào thải ra ngoài theo phân, 10-20% không tự qua được phải lấy ra bằng nội soi ống tiêu hóa, và chỉ khoảng <1% gây biến chứng như thủng hoặc tắc nghẽn cần phải can thiệp phẫu thuật(5,6). Các dị vật gây thủng ống tiêu hóa thường là các dị vật có đầu nhọn như xương (cá, gia cầm, heo, bò), que tăm, mảnh kim loại, cây kim hay các dị vật có tính ăn mòn như pin(3,5,6). Tùy vị trí thủng, biểu hiện lâm sàng rất khác nhau, thường là cấp tính như nuốt đau, đau cổ, ngực, đau bụng cấp, xuất huyết tiêu hóa hoặc là không có triệu chứng(6). X quang quy ước và siêu âm có giá trị thấp trong chẩn đoán dị vật. X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) là phương tiện có giá trị nhất để chẩn đoán dị vật, biến chứng thủng, từ đó giúp lập kế hoạch điều trị chính xác và nhanh chóng cho bệnh nhân(1). Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về XQCLVT của thủng đường tiêu hóa do dị vật mới chỉ giới hạn ở báo cáo ca và hàng loạt ca với số lượng ca không nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm hình ảnh xquang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật” với mục tiêu: Mô tả các đặc điểm XQCLVT thủng đường tiêu hóa do dị vật và xác định giá trị của XQCLVT, độ nhạy của X quang và siêu âm trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược và bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi tiến hành hồi cứu 70 trường hợp bệnh nhân thủng thực quản, dạ dày-ruột do dị vật được phẫu thuật hoặc nội soi lấy dị vật từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2017. Tất cả các trương hợp đều được hồi cứu lại hình ảnh XQCLVT (được lưu trữ dưới dạng DICOM) và các đặc điểm lâm sàng, kết quả Xquang, siêu âm được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Các đặc điểm lâm sàng được thu thập bao gồm: tuổi, giới, thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện, tiền căn nuốt dị vật; các triệu chứng cơ năng như nuốt đau, nuốt vướng, sưng nề vùng cổ, đau ngực, đau bụng, sốt, xuất huyết tiêu hóa; các triệu chứng thực thể như đề kháng thành bụng (khu trú hoặc toàn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 122 thể), sờ thấy khối ở bụng. Các đặc điểm cận lâm sàng bao gồm: số lượng bạch cầu (WBC) và CRP; kết quả siêu âm, kết quả X quang, kết quả XQCLVT (có dị vật hay không thấy dị vật), số lượng, hình dạng, chiều dài lớn nhất, dị vật có đầu nhọn hay không, đậm độ dị vật, dị vật xuyên thành ống tiêu hóa hay ngoài ống tiêu hóa, vị trí dị vật xuyên thành, dày thành khu trú, tụ khí khu trú ngoài ồng tiêu hóa, thâm nhiễm mỡ, tụ dịch hay tạo áp xe cạnh ống tiêu hóa. Kết quả phẫu thuật cuối cùng cũng được thu thập như loại dị vật, có lỗ thủng ống tiêu hóa hay không, các biến chứng lên các tạng lân cận nếu có. Dữ liệu thu thập được được xử lí thống kê bằng phần mềm SPSS 20, thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm trên, hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố giúp chẩn đoán vị trí lỗ thủng ống tiêu hóa trên XQCLVT cùng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. KẾT QUẢ Trong 70 trường hợp (TH) thủng đường tiêu hóa do dị vật, có 14 trường hợp thủng xảy ra ở thực quản (20%) và 56 trường hợp thủng xảy ra ở dạ dày-ruột (80%). Tuổi trung bình là 49,79 ± 17,99 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 13 và tuổi lớn nhất là 89. Trong 70 TH, có 28 nữ chiếm 40% và 42 nam chiếm 60%. Có 15 BN được ghi nhận có răng giả hoặc mất răng (21,4%). Có 20 TH ghi nhận có tiền sử nuốt phải dị vật (Bảng 1). Bảng 1. Các chẩn đoán lâm sàng khi chỉ định chụp XQCLVT Bệnh lí không cần phẫu thuật cấp cứu n Bệnh lí cần xem xét phẫu thuật cấp cứu n Áp xe gan, u gan 2 Áp xe ổ bụng chưa rõ nguyên nhân (CRNN) 5 GIST dạ dày 1 Dị vật ổ bụng. 12 Theo dõi u đại tràng 2 Dị vật thực quản 14 Theo dõi viêm túi thừa 2 Tắc ruột 2 Viêm dạ dày cấp 7 Viêm phúc mạc CRNN 8 Viêm ruột 2 Theo dõi thủng tạng rỗng 2 Viêm tụy cấp 1 Viêm ruột thừa 8 Viêm túi mật cấp 1 Theo dõi xuất huyết nội nghi do vỡ lách tự phát 1 Tổng 17 53 Thủng thực quản do dị vật thường có các triệu chứng như nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, nôn ói; trong đó nuốt đau là triệu chứng thường gặp nhất (92,9%). Thủng dạ dày-ruột do dị vật thường có các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, sốt; trong đó, đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất (100%). 55,7% bệnh nhân có tăng số lượng bạch cầu và 59,2% bệnh nhân có tăng CRP (c-reactive protein). Độ nhạy của siêu âm bụng và X quang trong chẩn đoán dị vật không cao, lần lượt là 27,7% và 12,1%, trong đó độ nhạy của X quang chẩn đoán dị vật ở thực quản cổ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với X quang chẩn đoán dị vật trong ổ bụng (p<0,05). 14 trường hợp thủng thực quản do dị vật đều được chẩn đoán có dị vật trước khi chụp XQCLVT. 56 trường hợp dị vật ổ bụng, các chẩn đoán trước khi chụp XQCLVT rất đa dạng, có 17 trường hợp (30,3%) chẩn đoán các bệnh lí không cần phẫu thuật cấp cứu như u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) (dạ dày, u đại tràng, viêm dạ dày, Chẩn đoán bệnh lí bụng cấp cần xem xét phẫu thuật cấp cứu thường là viêm ruột thừa, viêm phúc mạc chưa rõ nguyên nhân. Có 12 trường hợp chẩn đoán được dị vật trong ổ bụng. Các loại dị vật ghi nhận được trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: xương cá, tăm gỗ, xương gà, vịt, xương heo, vỏ thuốc và ly thủy tinh vỡ. Trong đó, xương cá thường gặp nhất (71,4%). Độ nhạy của XQCLVT trong chẩn đoán các loại dị vật là 95,7% (dựa trên kết quả ban đầu) và là 100% sau khi hồi cứu lại hình ảnh. Có 40 trường hợp (57,1%) dị vật xuyên thành ống tiêu hóa, còn lại 30 trường hợp (42,9%) ghi nhận dị vật nằm hoàn toàn ngoài ống tiêu hóa trên XQCLVT. Tại thực quản, dị vật xuyên thành ở thực quản cố thường gặp nhất với 8/14 trường hợp (57,1%); trong ổ bụng, dị vật thường gặp nhất là xuyên thành ruột non với 15/26 trường hợp (57,7%). 82,5% số lượng dị vật xuyên thành ngay tại các vị trí hẹp, gập góc của ống tiêu hóa. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hai Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 123 trường hợp DV gây thủng ở ruột thừa và một trường hợp DV gây thủng túi thừa Meckel, đây là các trường hợp rất hiếm gặp theo y văn. Hình 1. BN nữ 38 tuổi, nhập viện vì đau hố chậu (P) 2 ngày, được chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột thừa. BN được chụp XQCLVT (hình bên phải) cho thấy dị vật dạng que dài xuyên thành một quai ruột non (mũi tên đỏ) kèm thâm nhiễm mỡ xung quanh. BN được phẫu thuật lấy được một xương cá vùng hố chậu phải, tuy nhiên không tìm thấy lỗ thủng. Các loại dị vật có chiều dài trung bình khoảng 28,7mm lớn hơn so với đường kính trung bình của thực quản, tá tràng và ruột non và lớn hơn rất nhiều so với các vị trí hẹp hay gập góc. Đậm độ các dị vật khác nhau tùy dị vật: kim loại, thủy tinh có đậm độ cao > 1000 HU; đậm độ xương cá rất thay đổi từ < 100 HU đến > 1000 HU tùy loại cá, trung bình 272,9 HU; đậm độ tăm gỗ thấp nhất, trung bình khoảng 154,7 HU. Hình 2. BN nữ 78 tuổi, nhập viện vì đau hố chậu phải 1 ngày. Hình XQCLVT cho thấy đầu tận ruột thừa có dị vật đậm độ cao xuyên thành (hình trên, mũi tên đỏ), kèm thâm nhiễm mỡ xung quanh. Hình ảnh sau phẫu thuật của BN trên: xương cá xuyên đầu tận ruột thừa (hình dưới, mũi tên vàng). Sau phẫu thuật 70 trường hợp, có 45 trường hợp tìm thấy lỗ thủng, chiếm 64,3%; còn lại 25 trường hợp chỉ tìm thấy dị vật mà không tìm được lỗ thủng chiếm 35,7%. Các đặc điểm giúp chẩn đoán vị trí lỗ thủng ống tiêu hóa bao gồm: đặc điểm trực tiếp như mất liên tục thành ống tiêu hóa; đặc điểm gián tiếp như tụ khí khu trú, dày thành khu trú, thâm nhiễm mỡ khu trú, áp xe hay tụ dịch khu trú cạnh ống tiêu hóa (Bảng 2). Phân tích hồi quy logistic nhằm xác định tương quan giữa các đặc điểm thủng ống tiêu hóa trên XQCLVT với chẩn đoán đúng vị trí lỗ thủng, kết quả có 3 đặc điểm: mất liên tục thành, tụ khí khu trú, dày thành khu trú ống tiêu hóa có liên quan chặt chẽ nhất với chẩn đoán vị trí lỗ thủng ống tiêu hóa trên XQCLVT, OR > 1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1. Kết hợp cả hai đặc điểm: mất liên tục thành và tụ khí khu trú Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 124 cạnh ống tiêu hóa có giá trị nhất giúp chẩn đoán đúng lỗ thủng ống tiêu hóa với giá trị tiên đoán dương 95% và độ đặc hiệu 96%. Bảng 2. Giá trị của các đặc điểm thủng đường tiêu hóa do dị vật trên XQCLVT Đặc điểm trên XQCLVT n Tỉ lệ Se Sp PPV NPV Mất liên tục thành 41/70 58,6% 84,4% 88% 92,7% 75,9% Tụ khí khu trú 23/70 32,9% 44,4% 88% 87% 46,8% Dày thành khu trú 57/70 81,4% 97,8% 48% 77,2% 92,3% Thâm nhiễm khu trú 66/70 94,3% 93,3% 4% 63,6% 25% Áp xe bên cạnh 27/70 38,6% 22,2% 32% 37% 18,6% Tụ dịch khu trú 25/70 35,7% 35,6% 64% 64% 35,6% BÀN LUẬN Dị vật (DV) đường tiêu hóa là một vấn đề thường gặp trong cấp cứu, tuy nhiên biến chứng thủng rất hiếm gặp, chiếm tỉ lệ < 1%(5,6). Dị vật đường tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Bệnh gặp ở cả hai giới, tỉ lệ gần tương đương nhau(2,5,6,10). Các đối tượng nguy cơ dễ nuốt phải dị vật như: trẻ em, người già, đối tượng rối loạn tâm thần, nghiện rượu, có răng giả, người có thói quen ăn nhanh. Lắp răng giả là một yếu tố nguy cơ gây nuốt phải dị vật đã được nhiều nghiên cứu báo cáo tỉ lệ có thể lên đến 80%(5,7,8), trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này là 21,4%. DV gây thủng đường tiêu hóa thường là các dị vật có đầu nhọn như xương (xương cá, xương gà, xương heo), các que kim loại, que tăm, vỏ thuốc, trong đó, xương cá là loại dị vật thường gặp nhất (78,5%). Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự như tác giả Chủ Ngọc Bình(2) (78,6%); Trần Phương Nam và Nguyễn Tư Thế(10) (85%); Goh BK(5) (63%). Thủng do dị vật có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của ống tiêu hóa, nhưng xu hướng xảy ra ở những vị trí hẹp và gập góc tự nhiên như các vị trí hẹp thực quản, hang môn vị, góc tá hỗng tràng, hồi manh tràng, nếp gấp các quai ruột và chỗ nối trực tràng – đại tràng xích ma. Hiếm hơn, dị vật cũng có thể thủng thông qua một túi thoát vị, túi thừa Meckel hoặc ruột thừa(6,9). Các phương tiện hình ảnh học có thể được sử dụng để chẩn đoán dị vật bao gồm: X quang, siêu âm, XQCLVT và cộng hưởng từ. Độ nhạy của siêu âm trong nghiên cứu của chúng tôi là 27,7%. Độ nhạy của siêu âm không cao vì siêu âm chỉ có giá trị khi dị vật ở bề mặt nông và thường không thể chẩn đoán khi dị vật nằm sâu hoặc bị bao quanh bởi khí(1). Độ nhạy của X quang trong chẩn đoán DV cũng không cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy của X quang lần lượt là 5% với dị vật ở bụng và 23,1% với dị vật ở thực quản. Các nghiên cứu của Bruno Coulier và Goh BK(5) về thủng dạ dày- ruột do dị vật đều cho kết quả độ nhạy của X quang thấp (0% và 16,7%). Các nghiên cứu về dị vật thực quản cho độ nhạy của X quang dao động từ 30% đến 60%(1,8,9). XQCLVT có độ nhạy lên đến 100% trong chẩn đoán DV, trong các nghiên cứu khác cũng cho kết quả độ nhạy rất cao của XQCLVT như Jeehyun Ma và cộng sự(7) báo cáo độ nhạy và độ chính xác của XQCLVT là 94% và 97%; de Carvalho RDGP(4) và tác giả Bruno Coulier(3) báo cáo độ nhạy của XQCLVT chẩn đoán dị vật là 100%. Về vị trí DV, ở thực quản DV thường gây thủng ở đoạn cổ nhất bì vị trí miệng thực quản là vị trí hẹp nhất của ống thực quản; ở dạ dày-ruột, vị trí các quai hỗng tràng thường gặp nhất (38,5%) trường hợp, kế đến là hỗng tràng và dạ dày(3). Vị trí dị vật gây thủng thường là các vị trí hẹp giải phẫu như hang môn vị, hồi mang tràng hoặc các vị trí gập góc gây đổi hướng nhu động của ruột. XQCLVT có vai trò chẩn đoán vị trí thủng ống tiêu hóa. Dấu hiệu khí ngoài ống tiêu hóa được xem là nhạy và đặc hiệu nhất để chẩn đoán. Tuy nhiên thủng đường tiêu hóa do dị vật có một vài đặc điểm khác với các nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 125 nguyên nhân khác, đó là quá trình thủng xảy ra từ từ, lỗ thủng thường nhỏ và lượng khí ngoài ống tiêu hóa thường rất ít quanh lỗ thủng hoặc không có. Kết quả tỉ lệ đặc điểm khí khu trú ngoài ống tiêu hóa trong nghiên cứu của tác giả de Carvalho RDGP(4) là 12,5%; của tác giả Goh BK(5) là 15,9%; của chúng tôi là 32,9%. Do đó, đặc điểm mất liên tục thành ống tiêu hóa có giá trị nhất để chẩn đoán vị trí thủng, với độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương lần lượt là 84,4%; 88% và 92,7%. Tuy nhiên, để tăng giá trị chẩn đoán chính xác lỗ thủng, ta không thể dựa vào đơn thuần một đặc điểm, cần phải kết hợp nhiều đặc điểm lại với nhau. KẾT LUẬN Có thể kết luận để chẩn đoán đúng nhất vị trí lỗ thủng ống tiêu hóa do dị vật cần kết hợp 2 đặc điểm là mất liên tục thành và tụ khí khu trú cạnh ống tiêu hóa, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương là 96% và 95%. Trong trường hợp không có hình ảnh dị vật xuyên thành thì đặc điểm khí ngoài thành kết hợp với dày thành ống tiêu hóa khu trú vẫn có giá trị chẩn đoán chính xác với độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương là 88% và 87%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aras M et al (2010). Comparison of the sensitivity for detecting foreign bodies among conventional plain radiography, computed tomography and ultrasonography. Dentomaxillofac Radiol, 39(2):pp. 72-8. 2. Chủ Ngọc Bình, Đặng Hanh Biên (2008). Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Việt Nam-Cu ba từ 1/2004-6/2008. Tạp chí Tai Mũi Họng, 4(8):pp. 23-26. 3. Coulier B, Tancredi MH and Ramboux A (2004). Spiral CT and multidetector-row CT diagnosis of perforation of the small intestine caused by ingested foreign bodies. Eur Radiol, 14(10):pp. 1918-25. 4. de Carvalho RDGP, Martins I, Pereira I et al (2015). MDCT findings in gastrointestinal perforation caused by ingested dietary foreign bodies. ECR, C-2177. 5. Goh BK et al (2006). Perforation of the gastrointestinal tract secondary to ingestion of foreign bodies. World J Surg, 30(3):pp. 372-7. 6. Hunter Tim B, Taljanovic Mihra S (2003). Foreign Bodies. RadioGraphics, 23(3):pp. 731-757. 7. Ma J et al (2013). Value of MDCT in diagnosis and management of esophageal sharp or pointed foreign bodies according to level of esophagus. AJR Am J Roentgenol, 201(5):pp. W707-11. 8. Ngan JH et al (1990). A prospective study on fish bone ingestion. Experience of 358 patients. Ann Surg, 211(4):pp.459-62. 9. Sarmast AH et al (2012). Gastrointestinal tract perforations due to ingested foreign bodies; A review of 21 cases. British Journal of Medical Practitioners, 5(3):pp. 34-40. 10. Trần Phương Nam, Nguyễn Tư Thế (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản tại bệnh viện Trung ương Huế. Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y khoa Huế. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_xquang_cat_lop_vi_tinh_cua_thung_duong_tie.pdf
Tài liệu liên quan