Tài liệu Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của áp xe vùng cổ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 47
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
CỦA ÁP XE VÙNG CỔ
Nguyễn Thị Kim Hương*, Phạm Ngọc Hoa**, Lâm Thanh Ngọc*
TÓM TẮT
Mở đầu: Áp xe vùng cổ là bệnh thường gặp. Bệnh cần chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. XQCLVT có vai
trò trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của áp xe vùng cổ và đánh giá vị trí khoang bị áp xe gợi ý kết
quả chủng vi trùng gây bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 107 BN áp xe cổ trên 18 tuổi được phẫu thuật tìm thấy mủ
và có chụp XQCLVT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/06/2017 đến 31/03/2018. Phương pháp nghiên cứu mô tả
hàng loạt ca.
Kết quả: Đặc điểm hình ảnh XQCLVT: 100% có ổ tụ dịch hoặc tổn thương giảm đậm độ, 98,1% có dấu
hiệu viêm, 94,4% có dấu hiệu bắt quang viền, 93,5% có dấu hiệu bờ không đều, 56,1% có hạch phì đại và 43,9%
có tụ khí trong hoặc cạnh vùng tổn thương. Khoang dưới hàm và khoang ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của áp xe vùng cổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 47
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
CỦA ÁP XE VÙNG CỔ
Nguyễn Thị Kim Hương*, Phạm Ngọc Hoa**, Lâm Thanh Ngọc*
TÓM TẮT
Mở đầu: Áp xe vùng cổ là bệnh thường gặp. Bệnh cần chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. XQCLVT có vai
trò trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của áp xe vùng cổ và đánh giá vị trí khoang bị áp xe gợi ý kết
quả chủng vi trùng gây bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 107 BN áp xe cổ trên 18 tuổi được phẫu thuật tìm thấy mủ
và có chụp XQCLVT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/06/2017 đến 31/03/2018. Phương pháp nghiên cứu mô tả
hàng loạt ca.
Kết quả: Đặc điểm hình ảnh XQCLVT: 100% có ổ tụ dịch hoặc tổn thương giảm đậm độ, 98,1% có dấu
hiệu viêm, 94,4% có dấu hiệu bắt quang viền, 93,5% có dấu hiệu bờ không đều, 56,1% có hạch phì đại và 43,9%
có tụ khí trong hoặc cạnh vùng tổn thương. Khoang dưới hàm và khoang tạng có vi trùng Streptococci chiếm ưu
thế (32,8% và 39,4%), khoang niêm mạc hầu ưu thế cả Streptococci và Klebsiella (19,2% và 23,1%).
Kết luận: XQCLVT là phương tiện tin cậy trong chẩn đoán và giúp nhà lâm sàng có hướng lựa chọn kháng
sinh ban đầu thích hợp.
Từ khóa: áp xe cổ, hình ảnh XQCLVT
ABSTRACT
COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGING OF DEEP NECK ABCESS
Nguyen Thi Kim Hương, Pham Ngoc Hoa, Lam Thanh Ngoc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 47-52
Background: Deep neck abcess is a common disease. The disease need a suitable diagnostic and treatment.
The CT has value in diagnostis and guides to treatment.
Objectives: To describe the CT features of deep neck abcess and discuss the space in detecting the bacteria.
Methods: 107 patients with deep neck abscess upper 18 years old were sugeried and found pus collection at
Cho Ray hospital, between 06/01/2017 and 03/31/2018, were included in this study. This study is a retrospective
analysis.
Results: Presence of a fluid collection or a hypodense mass in 100%, presence of signs of inflammation in
98.1%, rim enhancement in 94.4%, irregularity of wall abcess in 93.5%, presence of lymphadenopathy in 56.1%,
presence of air in 43.9%. Streptococci was the most common pathogen in submandible space and visceral space
(32.8% and 39.4%), pharyngeal mucosal space had Streptococci and Klebsiella (19.2% and 23.1%).
Conclusions: Computed tomography imging was high accurate in diagnostic and can help clinican facilitate
the optimal selection of antibiotics.
Keyworks: deep neck abcess, computed tomography imaging.
*BM Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Hội Chẩn Đoán Hình Ảnh TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Kim Hương ĐT: 0982999060 Email: kimhuong00@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp xe vùng cổ là bệnh lý nhiễm trùng có tạo
mủ xảy ra ở các khoang và mạc vùng cổ. Ngày
nay, mặc dù có nhiều loại kháng sinh diệt khuẩn
hiệu quả cao nhưng áp xe vùng cổ vẫn còn là
bệnh lý nặng, đòi hỏi phải được chẩn đoán
đúng, kịp thời và xử trí thích hợp để tránh các
biến chứng nguy hiểm.
Việc đánh giá nhiễm trùng cổ sâu chỉ dựa
vào lâm sàng thường ước đoán dưới mức thực
tế sự lan rộng của tổn thương, dẫn đến việc
điều trị không thích hợp(5). Gần đây, với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành chẩn đoán hình
ảnh, đặc biệt là vai trò của X quang cắt lớp vi
tính đã giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý này,
định khu tổn thương, phát hiện biến chứng và
theo dõi điều trị(12).
Phương pháp điều trị áp xe cổ hiện nay là
phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe và kết hợp với liệu
pháp kháng sinh, trong đó phẫu thuật là
chính(15). Ngoài vai trò chẩn đoán, X quang cắt
lớp vi tính (XQCLVT) còn cung cấp vị trí giải
phẫu khoang bị ảnh hưởng, giúp cho phẫu thuật
viên lập kế hoạch phẫu thuật. Mặt khác, việc lựa
chọn kháng sinh điều trị dựa vào kết quả kháng
sinh đồ là tối ưu nhất, tuy nhiên kháng sinh theo
kinh nghiệm vẫn đóng một vai trò quan trọng
trong giai đoạn đầu khi chưa có kết quả vi trùng.
Một vài nghiên cứu về vi trùng của áp xe vùng
cổ đã cho thấy đặc điểm hình ảnh X quang cắt
lớp vi tính có liên quan đến chủng vi trùng gây
bệnh, dựa vào hình ảnh có hiện diện của khí và
vị trí khoang bị áp xe, qua đó giúp nhà lâm sàng
có hướng lựa chọn kháng sinh ban đầu một cách
thích hợp(8,10,11).
Mục tiêu
Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi
tính của áp xe vùng cổ và đánh giá vị trí khoang
bị áp xe trên hình X quang cắt lớp vi tính gợi ý
chủng vi trùng gây bệnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân trên 18 tuổi được phẫu thuật áp
xe cổ tìm thấy mủ và có chụp XQCLVT cổ có
tiêm thuốc cản quang tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
01/06/2017 đến 31/03/2018.
Phương pháp tiến hành
Tìm danh sách bệnh nhân áp xe cổ nhập
khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy trong
thời gian nghiên cứu. Từ đó lọc ra đủ tiêu chuẩn,
sao chép đĩa phim và tiến hành phân tích hình
ảnh. Trong thời gian 10 tháng, chúng tôi thu
được 107 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu.
Kỹ thuật chụp
Nghiên cứu sử dụng máy CT trên 16 lát
cắt. Thuốc cản quang tiêm đường tĩnh mạch
với dạng iode tan trong nước có áp lực thẫm
thấu thấp và không ion hóa, liều dùng
1,5ml/kg, tốc độ tiêm 3ml/s và thời gian chụp
sau tiêm là 60 giây.
Hướng quét: song song khẩu cái cứng.
Trường quét: từ nền sọ đến bờ trên cung
động mạch chủ ngực.
Phân tích thống kê:
Trình bày giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn, tần số, tỷ lệ phần trăm.
Sử dụng phép kiểm chi bình phương, Fisher.
Với ý nghĩa thống kê p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Trong 107 BN được nghiên cứu, tuổi trung
bình 52,1 ± 16,6 tuổi (18 đến 86 tuổi) với 63 BN
nam (59%) và 44 BN nữ (41%). Nguyên nhân
thường gặp nhất là sâu răng chiếm tỷ lệ 25,2% và
bệnh đái tháo đường kèm theo chiếm tỷ lệ 28%.
Hình ảnh XQCLVT
Đặc điểm hình ảnh XQCLVT
Tỷ lệ các dấu hình ảnh áp xe trên hình
XQCLVT phân bố theo bảng 1. Trong đó, 100%
bệnh nhân có ổ tụ dịch hoặc tổn thương giảm
đậm độ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 49
Bảng 1. Đặc điểm hình ảnh XQCLVT
Đặc điểm Tần số
Dấu hiệu viêm
- Không 2 (1,9%)
- Có 105 (98,1%)
Ổ tụ dịch
- Không 37 (34,6%)
- Có 70 (65,4%)
Tổn thương giảm đậm độ
- Không 22 (20,6%)
- Có 85 (79,4%)
Tổn thương bắt quang viền
- Không 6 (5,6%)
- Có 101 (94,4%)
Bờ không đều
- Không 7 (6,5%)
- Có 100 (93,5%)
Hạch phì đại
- Không 47 (43,9%)
- Có 60 (56,1%)
Tụ khí trong /cạnh tổn thương
- Không 60 (56,1%)
- Có 47 (43,9%)
Tổn thương nhiều khoang chiếm tỷ lệ 72,9%.
Khoang thường gặp nhất là khoang dưới hàm
25,3%, kế đến là khoang tạng 14,9% và khoang
niêm mạc hầu là 12,9% (Bảng 2).
Bảng 2. Phân bố khoang áp xe
Khoang áp xe XQCLVT
(N=249)
Ph/thuật
(N=155)
K cạnh hầu 18(7,2%) 1(0,6)
K mang tai 16(6,4%) 5(3,4%)
K cơ nhai 23(9,2%) 6(3,9%)
K dưới hàm 63 (25,3%) 58(37,4%)
K dưới lưỡi 11(4,4%) 5(3,2%)
K cảnh 14(5,6%) 4(2,6%)
K niêm mạc hầu 32(12,9%) 28(18%)
K tạng 37(14,9%) 31(20%)
K sau hầu 23(9,2%) 14(9%)
K quanh sống 12(4,8%) 3(1,9%)
Dấu hiệu gợi ý nguyên nhân trên hình
XQCLVT thường gặp nhất là dấu hiệu hủy vỏ
xương răng có thông với ổ áp xe 16,8% và chiếm
37% ở bệnh nhân có sâu răng. Ngoài ra dấu hiệu
sỏi ống tuyến nước bọt chiếm tỷ lệ 1,9% và dị vật
cản quang là 0,9%.
Biến chứng áp xe lan trung thất 15,9% do
lan từ khoang sau hầu, khoang tạng và khoang cảnh.
Kết quả vi khuẩn
Trong kết quả nghiên cứu có 98/107 trường
hợp có kết quả cấy vi trùng. Trong nhóm vi
khuẩn cấy mọc thì Streptococci chiếm tỷ lệ cao
nhất là 32%, kế đến là Klebsiella là 15% và
Staphylococci là 9%.
Liên quan vi khuẩn và khoang bị áp xe thì
Streptococci ở chiếm đa số ở hầu hết các khoang.
Với ba khoang thường gặp nhất thì Streptococci
chiếm ưu thế ở khoang dưới hàm và khoang
tạng, riêng khoang niêm mạc hầu thì ưu thế cả
Streptococci và Klebsiella.
Bệnh nhân sâu răng thì Streptococci là nguyên
nhân thường gặp với tỷ lệ 73%. Bệnh nhân có
kèm theo đái tháo đường thì nguyên nhân
thường gặp do Klebsiella (55%) so với nhóm
không đái tháo đường thì do Streptococci (67%),
với p = 0,004.
Hệ số Kappa
Các dấu hiệu đặc điểm hình ảnh của ổ áp xe
và vị trí khoang bị áp xe có hệ số kappa > 0,6.
Riêng các khoang thường gặp như khoang dưới
hàm, khoang tạng và khoang niêm mạc hầu có
hệ số kappa > 0,8.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình là 52,1 ± 16,6 tuổi và ưu thế ở
giới nam hơn giới nữ, với tỷ lệ nam/nữ là 1,43.
Nguyên nhân sâu răng là thường gặp nhất,
chiếm tỷ lệ 25,3%. Bệnh đái tháo đường gặp kèm
theo với tỷ lệ 28%.
Dấu hiệu viêm chiếm tỷ lệ là 98,1%. Bởi vì
dấu hiệu viêm xuất hiện sớm khi bị nhiễm trùng,
cho nên đa số trường hợp sẽ có dấu hiệu này.
Dấu hiệu tổn thương giảm đậm độ và ổ tụ dịch
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ lần
lượt là 79,4% và 65,4%. Khi tính chung cho cả hai
dấu hiệu trên thì tỷ lệ này lên đến 100%. Do tổn
thương viêm cần thời gian để hóa lỏng tạo mủ
và khi ổ áp xe hình thành thì hình ảnh hiện diện
trên hình XQCLVT càng rõ ràng hơn. Dấu hiệu
bắt quang viền trên hình XQCKVT chiếm tỷ lệ là
94,4%. Khi so với báo cáo của tác giả ngoài nước
thì dấu hiệu này cũng chiếm tỷ lệ khá cao như
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 50
tác giả Melisa Lim Seer Yee và cộng sự thì dấu
hiệu bắt quang viền gặp trong 71/72 trường hợp
áp xe, chiếm tỷ lệ 98,6%(13). Nhiều tác giả đồng ý
rằng hình ảnh ổ tụ dịch với bắt quang viền là
tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán áp xe(2,3,4,5,6,7).
Hình 1. Không có DH bắt quang viền trên CECT
(B) so với NECT (A) “Nguồn: BN Phạm Tr D,
STT 66, BV CR”
Dấu hiệu bờ không đều chiếm tỷ lệ là 93,5%.
Dấu hiệu này cũng chiếm tỷ lệ cao trong nghiên
cứu của tác giả Melisa Lim Seer Yee và cộng sự
là 63/72 trường hợp, chiếm tỷ lệ 87,5%(13). Tác giả
Kirse và Roberson cho rằng dấu hiệu bờ không
đều là yếu tố dự đoán hữu ích hơn cho sự hiện
diện của mủ vì đây là dấu diệu xuất hiện trễ khi
ổ áp xe trải qua quá trình phá hủy thành và bóc
tách tự do vào vùng cổ(9). Và tác giả cũng cho
rằng mủ có thể có trước khi có dấu hiệu bờ
không đều và khi có dấu hiệu này thì mủ luôn
luôn được tìm thấy(9).
Hình 2. Hình dấu hiệu bờ không rõ trên NECT (A)
và CECT (B) “Nguồn: BN Nguyễn Văn T, STT 02, BV CR”
Dấu hiệu hạch phì đại chiếm tỷ lệ là 56,1%
cao hơn so với ghi nhận của tác giả Noury là
32%(14). Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn lựa
chọn, như trong nghiên cứu của tác giả Noury
sử dụng tiêu chuẩn đường kính trục ngắn của
hạch lớn hơn 1,5cm ở tất cả các nhóm. Dấu hiệu
tụ khí trong hoặc cạnh vùng tổn thương chiếm
44%, tỷ lệ này gần tương đồng với tác giả Noury
ghi nhận là 35,7%(14). Mặc dù, tụ khí bất thường
có thể gặp do nhiễm trùng kỵ khí, nhiễm trùng
diễn tiến nhanh. Tác giả Freling và cộng sự thấy
rằng khi có sự hiện diện của khí trong hoặc cạnh
vùng tụ dịch hoặc tụ khí lượng lớn giữa các lớp
mạc thì tất cả đều có mủ sau phẫu thuật(7). Do
đó, dấu hiệu tụ khí tuy gặp với tỷ lệ không cao
nhưng nó được xem là tiêu chuẩn cho chẩn đoán
áp xe cổ.
Nguyên nhân gợi ý trên hình XQCLVT thì
dấu hiệu hủy vỏ xương chân răng có thông với ổ
áp xe gặp trong 18/107 trường hợp, chiếm tỷ lệ
17%. Dấu hiệu này chiếm tỷ lệ 37% trong số 27
bệnh nhân được chẩn đoán sâu răng. Do sâu
răng là nguyên nhân thường gặp nhất tương
ứng với hình ảnh chỉ ra sâu răng trên hình
XQCLVT chiếm tỷ lệ khá cao.
Áp xe nhiều khoang chiếm hơn 2/3 trường
hợp trên hình XQCLVT. Khoang thường bị áp xe
nhất là khoang dưới hàm, chiếm tỷ lệ 25,2%, kế
đến là khoang tạng, chiếm tỷ lệ 14,9% và khoang
niêm mạc hầu chiếm tỷ lệ 12,9%. Khi so sánh
khoang bị áp xe theo kết quả XQCLVT với kết
quả phẫu thuật thì có sự phù hợp giữa hai kết
quả này ở ba khoang thường gặp và đây là
những khoang bị áp xe chính mà bác sĩ phẫu
thuật đã xác định phẫu thuật dẫn lưu. Điều này
cho thấy XQCLVT chính xác trong việc xác định
khoang bị áp xe, đặc biệt những khoang bị chính
từ đó giúp nhà lâm sàng lập kế hoạch điều trị.
Biến chứng áp xe lan trung thất gặp trong
17/107 trường hợp, chiếm tỷ lệ 15,9%. Trong đó,
áp xe lan xuống trung thất từ áp xe khoang sau
hầu và khoang tạng gặp trong 6/17 trường hợp
và từ cả hai khoang này là 3/17 trường hợp và từ
ba khoang gồm khoang sau hầu, khoang tạng và
khoang cảnh là 2/17 trường hợp. Bởi vì những
khoang có nguy cơ cao lan áp xe xuống trung
thất như khoang sau hầu, khoang tạng và
khoang cảnh, vì vậy, việc xác định những
khoang bị áp xe có nguy cơ cao, cũng như thông
báo vị trí áp xe lan đến và phát hiện biến chứng
áp xe lan trung thất là cần thiết nhằm giúp nhà
A
A B
B
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 51
lâm sàng có thái độ xử trí phù hợp.
Theo kết quả vi trùng học của chúng tôi thì
nhóm không mọc chiếm tỷ lệ cao nhất là 42%.
Trong nhóm vi khuẩn cấy mọc thì Streptococci
thường gặp nhất với tỷ lệ 32%, tiếp đến là nhóm
Klebsiella với tỷ lệ 15% và Staphylococci với tỷ lệ
9%. Trong nhóm có mọc vi trùng thì Streptococci
chiếm tỷ lệ cao nhất ở hầu hết các khoang.
Biểu đồ 1: Phân bố khoang và vi khuẩn
Khi so sánh vi khuẩn phân bố trong ba
khoang thường áp xe thì khoang dưới hàm và
khoang tạng vi trùng Streptococci gặp nhiều nhất
và khoang niêm mạc hầu thì Klebsiella gặp với tỷ
lệ cao hơn Streptococci (biểu đồ 1).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết
quả vi trùng ở nhóm bệnh nhân có đái tháo
đường và không đái tháo đường (p<0,05). Ở
nhóm bệnh nhân có đái tháo đường có 55,5% là
vi khuẩn Klebsiella so với nhóm không có đái
tháo đường thì Streptococci chiếm ưu thế là
66,7%. Theo tác giả Huang và cộng sự cho rằng
có sự thay đổi về mặt ký sinh của trực khuẩn
Gram âm vùng họng miệng bằng Klebsiella ở
bệnh nhân đái tháo đường(8) và nhóm bệnh nhân
này cũng dễ bị nhiễm trùng do suy giảm sức đề
kháng cơ thể(1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
vi khuẩn thường gặp ở nhóm bệnh nhân có sâu
răng và không sâu răng thì Streptococci đều
chiếm ưu thế. Đặc biệt, ở nhóm bệnh nhân có
sâu răng thì Streptococci chiếm rất cao gần ¾
trường hợp. Vì vậy, đối với nhóm bệnh nhân xác
định do nguyên nhân sâu răng, chúng ta càng
lưu ý đến chủng Streptococci, từ đó có hướng sử
dụng kháng sinh ban đầu phù hợp.
Theo Altman 1991, các dấu hiệu áp xe trên
hình XQCLVT có sự đồng thuận ở mức độ tốt
của hai bác sĩ đọc kết quả độc lập với hệ số
kappa > 0,6. Các khoang thường gặp trên hình
XQCLVT như khoang dưới hàm, khoang tạng,
khoang niêm mạc hầu và khoang sau hầu có sự
đồng thuận rất tốt, với hệ số kappa > 0,8.
KẾT LUẬN
Các dấu hiệu đặc điểm hình ảnh của áp xe
vùng cổ chiếm tỷ lệ cao. XQCLVT là phương
tiện tin cậy trong chẩn đoán và giúp nhà lâm
sàng có hướng lựa chọn kháng sinh ban đầu
thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boscolo-Rizzo P, Marchiori C, Zanetti F, Vaglia A et al (2006).
Conservative management of deep neck abscesses in adults:
the importance of CECT findings. Otolaryngol Head Neck Surg,
135(6):pp. 894-899.
2. Crespo AN, Chone CT, Fonseca AS, Montenegro MC et al
(2004). Clinical versus computed tomography evaluation in
the diagnosis and management of deep neck infection. Sao
Paulo Med J, 122(6):pp. 259-263.
3. Elden LM, Grundfast KM, Vezina G (2001). Accuracy and
usefulness of radiographic assessment of cervical neck
infections in children. J Otolaryngol, 30(2):pp. 82-89.
4. Freling N, Roele E, Schaefer-Prokop C, Fokkens W (2009).
Prediction of deep neck abscesses by contrast-enhanced
computerized tomography in 76 clinically suspect consecutive
patients. Laryngoscope, 119(9):pp. 1745-1752.
5. Huang TT, Tseng FY, Yeh TH, Hsu CJ et al (2006). Factors
affecting the bacteriology of deep neck infection: a
retrospective study of 128 patients. Acta Otolaryngol, 126
(4):pp. 396-401.
6. Kirse DJ, Roberson DW (2001). Surgical management of
retropharyngeal space infections in children. Laryngoscope, 111
(8):pp. 1413-1422.
7. Lee YQ, Kanagalingam J (2011). Bacteriology of deep neck
abscesses: a retrospective review of 96 consecutive cases.
Singapore Med J, 52(5):pp. 351-355.
8. Lin RH, Huang CC, Tsou YA, Lin CD et al (2014). Correlation
between imaging characteristics and microbiology in patients
with deep neck infections: a retrospective review of one
hundred sixty-one cases. Surg Infect (Larchmt), 15(6):pp. 794-
799.
9. Maroldi R, Farina D, Ravanelli M, Lombardi D et al (2012).
Emergency imaging assessment of deep neck space infections.
Semin Ultrasound CT MR, 33(5):pp. 432-442.
10. Melisa LSY, Noraini AR, Ning AN, Yang FA et al (2014).
Predicting Neck Abscess with Contrast-Enhanced Computed
Tomography. Advances in Otolaryngology, pp. 8.
11. Noury KA (2010). Deep neck spaces radiology and review of
deep neck infections at King Abdulaziz University Hospital.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 52
EJENTAS, 11:pp. 69-74.
12. Oliver ER and Gillespie MB (2010). Cummings
Otolaryngology - Head and neck surgery, al] Paul W. Flint et.
Elsevier, pp. 201-208.
13. Smith JL, Hsu JM, Chang J (2006). Predicting deep neck space
abscess using computed tomography. Am J Otolaryngol,
27(4):pp. 244-247.
14. Trần Anh Bích, Trần Minh Trường (2007). Nhiễm trùng cổ
sâu trên bệnh nhân đái tháo đường: so sánh hình ảnh lâm
sàng và kết quả điều trị với bệnh nhân không đái tháo đường
từ 1/2005 đến 9/2006. Tạp chí y học TP HCM, 11(1):pp.32-35.
15. Vural C, Gungor A, Comerci S (2003). Accuracy of
computerized tomography in deep neck infections in the
pediatric population. Am J Otolaryngol, 24(3):pp. 143-148.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hinh_anh_xquang_cat_lop_vi_tinh_cua_ap_xe_vung_co.pdf