Tài liệu Đặc điểm hình ảnh viêm túi mật cấp trên x quang cắt lớp điện toán: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 176
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VIÊM TÚI MẬT CẤP
TRÊN X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
Nguyễn Phước Thuyết*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnhvà xác định vai trò chẩn đoán biến chứng của viêm túi mật cấp
(VTMC) trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT).
Đối tượng: Tiến hành hồi cứu 63 trường hợp được chẩn đoán xác định viêm túi mật cấp có và không có
biến chứng trong mổ và được chụp X quang cắt lớp điện toán, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, từ tháng
06/2016 đến tháng 05/2018.
Kết quả: 63 trường hợp gồm 33 nữ (52,4%) và 30 nam (47,6%). Tuổi trung bình 57,7 ±18,9. Trong số
này, có 46 (73%) trường hợp không có biến chứng và 17 (27%) trường hợp có biến chứng hoại tử. Các dấu
hiệu hình ảnh của viêm túi mật cấp trên XQCLĐT gồm: (1) Sung huyết nhu mô gan giường túi mật
(92,1%), (2) Túi mật căng trên 30,5mm (81%), (3) Thành túi mật dày trên 3mm (74,6%), (4) Sỏi túi mật
...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh viêm túi mật cấp trên x quang cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 176
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VIÊM TÚI MẬT CẤP
TRÊN X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
Nguyễn Phước Thuyết*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnhvà xác định vai trò chẩn đoán biến chứng của viêm túi mật cấp
(VTMC) trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT).
Đối tượng: Tiến hành hồi cứu 63 trường hợp được chẩn đoán xác định viêm túi mật cấp có và không có
biến chứng trong mổ và được chụp X quang cắt lớp điện toán, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, từ tháng
06/2016 đến tháng 05/2018.
Kết quả: 63 trường hợp gồm 33 nữ (52,4%) và 30 nam (47,6%). Tuổi trung bình 57,7 ±18,9. Trong số
này, có 46 (73%) trường hợp không có biến chứng và 17 (27%) trường hợp có biến chứng hoại tử. Các dấu
hiệu hình ảnh của viêm túi mật cấp trên XQCLĐT gồm: (1) Sung huyết nhu mô gan giường túi mật
(92,1%), (2) Túi mật căng trên 30,5mm (81%), (3) Thành túi mật dày trên 3mm (74,6%), (4) Sỏi túi mật
(68,1%) và (5) Phù nề lớp dưới niêm mạc (52,8%), (6) Tăng bắt quang thành túi mật (39,7%), (7) Phù nề
mô mỡ quanh túi mật (39,7%), (8) Đáy túi mật căng (36,5%), (9) Dịch mật có đậm độ cao (22,2%). Trong
17 trường hợp viêm túi mật cấp có biến chứng đều là viêm túi mật hoại tử, trong đó có một trường hợp túi
mật bị thủng và gây áp xe dưới hoành phải và dưới gầm gan phải. Các dấu chứng giúp chẩn đoán viêm túi
mật hoại tử là vùng khu trú không bắt quang thành túi mật, bong tróc niêm mạc và dịch quanh túi mật. Độ
nhạy, độ chuyên biệt, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của chẩn đoán VTMC hoại tử trên
XQCLĐT lần lượt là: 76,5%, 100%, 100%, 92%.
Kết luận: Các dấu hiệu quan trọng của VTMC trên XQCLĐT là tăng bắt quang nhu mô gan vùng
giường túi mật, túi mật căng trên 30,5mm, thành túi mật dày trên 3mm, sỏi túi mật, phù nề lớp dưới niêm
mạc túi mật. XQCLĐT có độ chuyên biệt cao, nhưng độ nhạy chỉ vừa phải trong chẩn đoán biến chứng
thủng của VTMC.
Từ khóa: viêm túi mật cấp, X quang cắt lớp điện toán
ABSTRACT
IMAGING FEATURES OF THE ACUTE CHOLECYSTITIS ON THE MULTI-DETECTOR
COMPUTED TOMOGRAPHY
Nguyen Phuoc Thuyet, Nguyen Van Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 176-183
Aims: To investigate imaging features of acute cholecystitis and to access the diagnostic performance of
complications of acute cholecystitis on multi-detector computed tomography.
Methods: Review retrospectively 63 patients with uncomplicated and complicated acute cholecystitis, who
had been diagnosed during the surgery and had been pre-operatively scanned on MDCT, in Hoan My Sai Gon
hospital, from 06/2016 to 05/2018.
Results: There were 63 patients wih acute cholecystitis including 33 female (52.4%) and 30 male (47.6%).
Mean age was 57.7 ±18.9. In these patients, có 46 patients (73%) was uncomplicated and 17 (27%) was
*Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
**Bộ môn Ngoại tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc BSCK2. Nguyễn Phước Thuyết ĐT: 0908162381 Email: thuyet.nguyen@hoanmy.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 177
complicated acute cholecystitis. All complicated cases were grangrenous acute cholecystitis, including 1 case with
perforation and right subdiaphragmatic and subhepatic abcess. The common finding of acute cholecystitis on
MDCT in decreasing frequency were (1) Live congestion (92.1%), (2) Gallbladder distension more than 30.5mm
(81%), (3) Gallbladder wall thickening more than 3mm (7.6%), (4) Gallstone (68.1%), (5) Submucosal oedema
(52.8%), (6)Gallbladder wall enhancement (39.7%), (8) Tensile gallbladder fundus sign (36.5%), (9) Gallbladder
fluid hyperdensity (22.2%). Findings suggestive of gangrenous acute cholecystitis were: lack of mural
enhancement, intraluminal mucosa, pericholecystic fluid. Sensitivity, specificity, postive predictive value and
negative predictive value respectively was 76.5%, 100%, 100%, 92%.
Conclusion:Five most common findings in acute cholecystitis on MDCT were; The liver congestion,
Gallbladder distention over 30,5mm, gallbladder wall thickening more than 3mm, gallstone, submucosal oedema.
MDCT had high sensivity but moderate specificity in diagnosing complications of acute cholecystitis.
Keyword: Acute appendicitis, multi-detector computer tomography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm túi mật cấp (VTMC) là một bệnh
thường gặp, chiếm khoảng 5% số bệnh nhân đau
bụng cấp đến cấp cứu. Theo kinh điển,chẩn
đoán VTMC dựa vào lâm sàng với các dấu
chứng nhưsốt, đau hạ sườn phải, dấu hiệu
Murphy (+) và kết quả xét nghiệm có bạch cầu
và CRP tăng. Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng của
VTMC thường không chắc chắn, hình ảnh học
đóng vai trò quan trọng trong xác định chẩn
đoán. Theo hướng dẫn Tokyo (TG: Tokyo
guideline), điều tiên quyết trong chẩnchẩn đoán
xác định VTMClà tìm cho được hình ảnh đặc
trưng trên hình ảnh học(9,14).Siêu âm là phương
tiện nên được sử dụng đầu tiên nhờ chi phí thấp,
dễ thực hiện và hiện hữu khắp nơi. Tuy nhiên,
độ chính xác của siêu âm còn hạn chế với độ
nhạy 50-81% và độ chuyên 80-88%(9). X quang
cắt lớp điện toán (XQCLĐT)có nhạy và độ
chuyên đạt lần lượt là 90,3% và 85,7% và được
khuyến cáo ưu tiên sử dụng khi siêu âm không
rõ hoặc biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu(8).
Đặc biệt, XQCLĐT còn giúp ích trong phát hiện
biến chứng của VTMC(12). Chính vì vậy, TG13 và
TG18 (Tokyo guideline 2013 và 2018) đã khuyến
cáo nên sử dụngXQCLĐT khi cần phân biệt độ
nặng I và II của của VTMC(9).
Các dấu hiệucủa VTMCkhông biến chứng
trên XQCLĐT là túi mật căng, thành túi mật
dày,tăng bắt quang thành, phù nề dưới niêm
mạc, phù nề mô mỡ quanh túi mật vàsung huyết
nhu mô gan vùng giường túi mật(3,11). Gần đây,
các tác giả đã giới thiệu các dấu hiệu mới rất hữu
ích trong chẩn đoán VTMC trên XQCLĐT như là
dấu hiệu đáy túi mật căng, tăng bắt quang ống
túi mật(1,4,7).Biến chứng của VTMC gồm viêm túi
mật hoại tử, viêm túi mật sinh hơi và áp xe vùng
cạnh túi mật. Viêm túi mật hoại tử được gợi ý
khi có dấu hiệu không bắt quang thành khu trú,
dịch quanh túi mật dấu hiệu bong tróc niêm
mạc, bờ túi mật không đều là những dấu chứng
chuyên biệt chẩn đoán viêm túi mật hoại tử.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với
mục tiêu là khảo sát đặc điểm hình ảnh VTMC
và xác định giá trị chẩn đoán biến chứng của
VTMCtrênXQCLĐTcó tiêm thuốc cản quang
tĩnh mạch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành hồi cứu tất cả các bệnh
nhân được chẩn đoán VTMC trong mổ và có
kết quả giải phẫu bệnh phù hợp, được chụp
XQCLĐT trong vòng 72 giờ trước mổ, thời
gian từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2018. Tiêu
chuẩn loại trừ là bệnh nhân có sỏi ống mật chủ
kèm theo hoặc có có tiền sử phẫu thuật lấy sỏi
đường mật hoặc đã được nội soi mật tụy
ngược dòng.
Các bệnh nhân được chụp với máy MSCT 64
lát cắt (Aquillion 64, công ty Toshiba, Tokyo,
Nhật Bản), từ đỉnh vòm hoành đến xương mu
trong một lần nín thở khoảng 5,5 giây. Tốc độ
quay đầu đèn 0,5ms/vòng. Độ dày mỗi lát cắt
0,5mm với ma trận đầu dò 0,5 mm x 64 mm. Yếu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 178
tố Pitch là 1,484. Điện thế cố định ở mức 120kV,
cường độ đầu đèn thay đổi từ 150mA đến
250mA tuỳ theo trọng lượng bệnh nhân.
Bệnh nhân chụp không cản quang trước, sau
đó chụp có tiêm thuốc cản quang 2 pha gồm pha
động mạch và pha tĩnh mạch với thời gian trễ từ
khi bắt đầu bơm thuốc đến khi bắt đầu chụp lần
lượt là 30 và 70 giây. Chúng tôi sử dụng một
trong hai loại thuốc cản quang: Xenetix 370
(Iobitridol 370, Guerbet, Pháp) hoặc Iohexol 350
(Omnipaque 370, GE healthcare, Mỹ). Liều là
1,2ml/kg cân nặng với tốc độ bơm là 2,5ml-
3,0ml/giây và được đẩy bởi 30ml nước muối
sinh lý với tốc độ bơm tương đương.
Dữ liệu hình ảnh được tái tạo nên các hình
có độ dày 5mm và ở khoảng cách 5mm giữa 2
hình trên mặt phẳng cắt ngang và mặt phẳng
đứng ngang ở cửa sổ mô mềm (rộng 400HU,
trung tâm 40HU). Dữ liệu hình ảnh còn tái tạo
hình khối với độ dày lát cắt 0,5mm để khảo sát
trên hình đa diện trên trạm làm việc Tethys
Myriam. Chúng tôi khảo sát các kích thước và
các đặc điểm hình ảnh túi mật theo các biến số
sau. Đường kính trục dọc và trục ngang túi mật
được đo từ thành ngoài đến bờ ngoài tại điểm có
sổ đo lớn nhất. Độ dày thành túi mật được đo từ
bề mặt thanh mạc đến bề mặt niêm mạc tương
ứng tại điểm có độ dày lớn nhất. Đậm độ dịch
mật, được tính bằng đơn vị Hounsfield (HU) và
được đo tại vùng trung tâm thân túi mật, tránh
xa các sỏi túi mật. Sung huyết nhu mô gan được
định nghĩa là tình trạng tăng đậm độ nhu mô
gan vùng giường túi mật tại thì động mạch. Phù
nề dưới niêm mạc túi mật là khi có dải đậm độ
thấp trong thành túi mật nằm giữa lớp niêm mạc
và lớp thanh mạc tăng bắt quang mạnh hơn nhìn
rõ trên phim sau tiêm thuốc cản quang tĩnh
mạch. Phù nề mô mỡ quanh túi mật được định
nghĩa khi có tăng đậm độ mô mỡ khu trú quanh
túi mật. Dịch quanh túi mật khi có ít dịch tập
trung túi mật hoặc khu trú khoang Morrison.
Thành túi mật còn được đánh giá có hiện diện
khí, vùng tăng đậm độ do xuất huyết, phân lớp.
Lòng túi mật được khảo sát sỏi, đậm độ cao, dấu
bong tróc niêm mạc. Bong tróc niêm mạc được
định nghĩa là các nếp niêm mạc túi mật bị bong
ra khỏi thành và lơ lửng trong dịch mật.
KẾT QUẢ
Chúng tôi thu thập được 63 trường hợp có
chẩn đoán sau mổ là VTMC và được chụp X
quang cắt lớp điện tóan, gồm 33 nữ (52,4%) 30
nam (47,6%). Tuổi trung bình 57,7±18,9 với tuổi
nhỏ và lớn nhất lần lượt là 23 và 92. Trong 63
bệnh nhân này, có 46 (73%) trường hợp được
chẩn đoán sau mổ là VTMC không biến chứng
và 17 (27%) trường hợp viêm túi mật biến
chứng. Tất cả 17 trường hợp có biến chứng đều
là viêm túi mật hoại tử, có 1 trường hợp túi mật
bị thủng và tạo áp xe tại vùng dưới hoành phải
và dưới gan phải. Chúng tôi không gặp trường
hợp viêm túi mật sinh hơi.
Đường kính trục ngang, đường kính trúc
dọc, độ dày thành túi mật và đậm độ dịch mật
được trình bày trong bảng 1. Về đường kính
của túi mật, chúng tôi ghi nhận chỉ 6,3%
trường hợp có đường kính ngang túi mật trên
5cm, 58,7% có đường kính ngang túi mật trên
4cm và 93,7% có đường kính ngang trên
3,05cm. Tần suất và tỉ lệ của các dấu chứng
VTMC trên XQCLĐT được trình bày ở bảng 2.
Năm dấu hiệu thường gặp nhất của VTMC
trên XQCLĐT gồm: (1) Sung huyết nhu mô
gan giường túi mật (92,1%), (2) Túi mật căng
trên 30,5mm (81%), (3) Thành túi mật dày trên
3mm (74,6%), (4) Sỏi túi mật (68,1%) và (5) Phù
nề lớp dưới niêm mạc túi mật (52,8%).Những
dấu hiệu ít gặp của VTMC là tăng bắt quang
thành túi mật (39,7%), phù nề mô mỡ quanh
túi mật (39,7%), căng đáy túi mật (36,5%), dịch
túi mật đậm độ cao (22,2%), dịch quanh túi
mật (9,5%), tăng đậm độ thành túi mật (3,2%).
Bảng 1: phân bố các số đo của túi mật viêm cấp
Các biến số Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi (năm) 57,7 18,9
Đường kính trục ngang (mm) 36,5 6,9
Đường kính trục dọc (mm) 91,6 19,9
Độ dày thành túi mật (mm) 4,9 2,5
Đậm độ dịch mật (HU) 10,6 0,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 179
Bảng 2: Bảng phân phối các dấu chứng của viêm túi
mật cấp
Dấu hiệu Số trường hợp Tỉ lệ
Sung huyết nhu mô gan giường túi
mật
68 92,1%
Túi mật căng trên 30,5mm 51 81%
Thành túi dày trên 3mm 47 74,6%
Sỏi túi mật 43 68,1%
Phù nề lớp dưới niêm mạc 33 52,8%
Tăng bắt quang thành túi mật 25 39,7%
Phù nề mô mỡ quanh túi mật 25 39,7%
Đáy túi mật căng 23 36,5%
Sỏi ống túi mật 17 27%
Dịch mật có đậm độ cao 14 22,2%
Dịch quanh túi mật 6 9,5%
Tăng đậm độ thành túi mật 2 3,2%
Trong số 17 trường hợp viêm túi mật hoại tử
được chứng minh trong mổ, trên XQCLĐT chỉ
chẩn đoán được 14 trường hợp. Trong 46 trường
hợp VTMC không biến chứng, XQCLĐT không
cho trường hợp dương tính giả nào. Từ kết quả
trên, chúng tôi lập bảng 2x2 (bảng 3) và tính
được độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán
dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác của
XQCLĐT trong chẩn đoán biến chứng hoại tử
túi mật lần lượt là: 76,5%, 100%, 100%, 92% và
93,6%. Trong số 17 bệnh nhân viêm túi mật hoại
tử, có 9 nam (52,9%) và 8 nữ (47,1%). Tuổi trung
bình bệnh nhân có biến chứng là 59,9±2,7 cao
hơn nhóm không có biến chứng là 56,5±4,6, tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng đường trục dọc,
độ dày thành túi mật ở nhóm có biến chứng lần
lượt là 89,1±4,1mm và 7,5mm±0,6mm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với trong nhóm có
biến chứng là 92,8±3,1mm và 5,3±0,3mm. Đường
kính trục ngang túi mật ở nhóm VTMCcó biến
chứng là 46,2±1,8mm lớn hơn so với nhóm
không có biến chứng là 39,5±0,8mm, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p= 0.01. Chúng tôi tiến
hành kiểm định các về sự khác biệt của các dấu
chứng trong nhóm, ghi nhận vùng khú trú
không bắt quang, dấu hiệu bóng tróc niêm mạc
túi mật, sỏi kẹt cổ túi mật, tụ dịch quanh túi mật
là những dấu chứng giúp phân biệt VTMC có và
không biến chứng (bảng 4).
Bảng 3: Bảng 2X2 phân bố kết quả chẩn đoán viêm
túi mật cấp có biến chứng trên XQCLĐT so với phẫu
thuật
Kết quả mổ
Hoại tử Không
hoại tử
Tổng
cộng
XQCLĐT Hoại tử 13 0 13
Không hoại tử 4 46 50
Tổng cộng 17 46 63
Bảng 4: Bảng phân bố tần suất và mức ý nghĩa của
các dấu chứng viêm túi mật hoại tử.
Các dấu chứng
VTMC không
biến chứng
VTMC hoại
tử Mức ý
nghĩa Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Vùng khu trú
không bắt quang
0 0% 12 70,6% <0,001
Dấu hiệu bong
niêm mạc
1 2,2% 4 23,5% <0,001
Sỏi kẹt cổ túi mật 5 10,9% 9 52,9% <0,001
Tụ dịch quanh túi
mật
2 4,3% 4 23,5% P<0,05
Hình 1: Dấu hiệu tăng bắt quang giường túi mật. Dấu hiệu này có thể nổi rõ như ở hình A hoặc chỉ biểu
hiện kín đáo như trong hình B.
B A
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 180
Hình 2: Mũ Giáo Hoàng (A) Trên hình XQCLĐT ở mặt phẳng đứng ngang, dải giảm đậm độ nằm giữa
thành túi mật và nhu mô gan vùng giường túi mật, trông giống hình mũ Giáo Hoàng. “Nguồn: Choi SY et al
(2017), "Pope's hat sign: another valuable CT finding of early acute cholecystitis", Abdom Radiol. 43(7), 1693-1702”
Hình 3: Viêm túi mật cấp hoại tử. Hình pha động mạch cho thấy hình ảnh vùng khu trú không bắt quang
trên thành túi mật (mũi tên đen, ngắn) và tăng bắt quang giường túi mật (mũi tên trắng, dài).
Hình 4: Hình A: viêm túi mật cấp do sỏi kẹt cổ. Mũi tên đen đang chỉ sỏi mật tại vùng phễu gây tắc ống cổ túi
mật. Hình B: Dấu hiệu đáy túi mật căng trong VTMC.Túi mật mất độ dẹt, khi tiếp xúc vào thành bụng trước,
đẩy lồi thành bụng trước ra phía trước, chứng tỏ túi mật đang căng do tắc nghẽn (mũi tên trắng).
A B
A B
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 181
Hình 5: Viêm túi mật cấp hoại tử. Hình A cho thấy thành túi mật có vài ổ hoại tử, không bắt quang thành túi
mật (mũi tên đen). Trên hình B, túi mật viêm hoại tử, thủng tại vùng đáy và tạo áp xe tại vùng gầm gan (mũi
tên trắng
Hình 6: Viêm túi mật cấp hoại tử. Hình pha động mạch cho thấy hình ảnh vùng khu trú không bắt quang
trên thành túi mật (mũi tên đen) và tăng bắt quang giường túi mật (mũi tên trắng).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 5 dấu
hiệu thường gặp của VTMCtrên XQCLĐT theo
thứ tự giảm dần gồm: (1) Sung huyết nhu mô
gan giường túi mật, (2) Túi mật căng trên
30,5mm, (3) Thành túi mật dày trên 3mm, (4) Sỏi
túi mật và (5) Phù nề dưới niêm mạc túi mật.
Về mặt giải phẫu, một phần tĩnh mạch túi
mật được được dẫn lưu trực tiếp vào nhu mô
gan vùng giường túi mật. Trong VTMC, có sự
gia tăng dòng máu từ động mạch đến túi mật và
tăng lưu lượng máu tĩnh mạch từ túi mật về gan.
Vì vậy, phim XQCLĐT chụp tại thì động mạch
cho thấy nhu mô gan vùng giường túi mật và
niêm mạc túi mật tăng bắt quang mạnh. Tình
trạng tăng bắt quang nhu mô gan này biến mất ở
thì tĩnh mạch. Trong nghiên cứu VTMC sớm và
nhẹ, Kim (2009) ghi nhận dấu hiệu tăng bắt
quang nhu mô gan vùng giường túi mật này có
độ nhạy đến 82,4%(7). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, dấu hiệu này lên đến 92,1%, có lẽ do
nhóm bệnh nhân của chúng tôi không ở vào giai
đoạn sớm như trong nghiên cứu của Kim.
Theo cơ chế bệnh sinh, VTMC là do tắc
nghẽn ống túi mật, vì vậy, túi mật căng là dấu
hiệu quan trọng của VTMC. Tuy nhiên, rất khó
đánh giá mức độ căng của túi mật trên
XQCLĐT. Trước đây, các tác giả đề xuất tiêu
chuẩn túi mật căng là khi đường kính ngang túi
mật trên 5cm. Tuy nhiên, An (2013) cho rằng
ngưỡng này quá cao và có độ nhạy thấp, chỉ 4%.
Vì vậy, Chang (2016) đề xuất xử dụng ngưỡng
đường kính ngang của túi mật là 4cm để xác
định túi mật căng(2). Theo Chang, đường kính
trục ngang trung bình của túi mật viêm cấp trên
XQCLĐT là 3,60±1,17mm và 38,8% bệnh nhân
VTMC có đường kính túi mật trên 4cm(2). Năm
2017, Choi đã tiến hành vẽ đường cong ROC
(Receiver operating curve) trên 116 bệnh nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 182
VTMC và 116 bệnh nhân nhóm chứng. Choi đã
cho thấy ngưỡng chẩn đoán VTMC của đường
kính ngang túi mật là 3,05mm và diện tích dưới
đường cong là 0,825 với p<0,001(4). Với ngưỡng
này, độ nhạy và độ chuyên lần lượt là 78,4% và
74,1%.Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất
xuất hiện của dấu hiệu túi mật căng trên 30,5mm
là 81%.
Năm 2013, An đã giới thiệu dấu hiệu đáy túi
mật căng để giúp chẩn đoán VTMC. Theo An,
kích thước túi mật bình thường có thể rất thay
đổi. Túi mật có thể giãn lớn nhưng không căng
như trong những trường hợp bệnh nhân nhịn
đói lâu ngày. Do vậy, không thể đơn thuần dựa
vào đường kính ngang túi mật để chẩn đoán
VTMC. Dấu hiệu đáy túi mật căng được được
định nghĩa là tình trạng mất độ dẹt của đáy túi
mật khi tiếp xúc vào thành bụng trước(1). Theo
An (2013), đáy túi mật căng chứng tỏ có sự gia
tăng áp lực trong lòng túi mật do tắc nghẽn. An
đã báo cáo độ nhạy. độ chuyên biệt của dấu hiệu
này lần lượt là 74,1% và 96,9%. Tuy nhiên, Choi
(2017) đã chứng minh dấu hiệu này có độ
chuyên biệt 100%, nhưng độ nhạy rất chỉ
14,7%(4). Chúng tôi nhận thấy độ nhạy của dấu
hiệu này chỉ 36,5%. Như vậy, dấu hiệu đáy túi
mật căng là dấu hiệu ít được nhìn thấy, tuy
nhiên, khi bắt gặp dấu hiệu này có thể tự tin
chẩn đoán VTMC nhờ độ chuyên rất cao.
Thành túi mật dày trên 3mm là dấu hiệu
kinh điển của VTMC.Trong nghiên cứu của
chúng tôi, 47/63 bệnh nhân có dấu hiệu này
chiếm tỉ lệ 74,6%. An (2013) và Masamichi (2013)
cho thấy dấu hiệu này với tỉ lệ lần lượt là 62,2%
và 59%(1,10). Tuy nhiên, dấu hiệu này thường
không chuyên biệt và có thể gặp trong nhiều
tình huống như viêm gan, giảm albumine máu,
suy tim, sốt xuất huyết. Do vậy, dấu hiệu này
thường ít giúp ích trong chẩn đoán VTMC.
Phù nề dưới niêm mạcthành túi mậtlà tình
trạng lớp áo giữa của túi mật dày và có đậm độ
thấp, phân biệt rõ với lớp niêm mạc và thanh
mạc tăng bắt quang mạnh. Dấu hiệu này phản
ảnh tình trạng viêm và phù nề tại lớp dưới niêm
mạc túi mật. Chúng tôi ghi nhận dấu hiệu ở
33/63 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 52,8%. Gần đây,
Choi (2017) đã mô tả dải đậm độ thấp dạng hình
liềm, nằm xen giữa thành túi mật và nhu mô gan
tại giường túi mật, nhìn thấy rõ trên mặt phẳng
đứng ngang. Dấu hiệu trông giống chiếc mũ của
Giáo Hoàng nên được đặt trên là dấu hiệu mũ
Giáo Hoàng. Về mặt ý nghĩa dấu hiệu này tương
đương với phù nề dưới niêm mạc, nhưng sử
dụng nhu mô gan giường túi mật để tạo tương
phản nhằm giúp nhận diện. Có lẽ nhờ dấu hiệu
này, mà các nghiên cứu gần đây có tỉ lệ phù nề
dưới niêm mạc cao hơn so với trước. Điển hình,
Masamichi (2013) chỉ ghi nhận dấu hiệu này với
tỉ lệ 31%(10). Choi (2017) cho rằng dấu hiệu mũ
Giáo Hoàng, sung huyết giường túi mật và lòng
túi mật căng trên 3,05cm là những dấu hiệu
quan trọng trong chẩn đoán VTMC. Trong đó,
sự phối hợp dấu hiệu sung huyết giường túi mật
và mũ Giáo Hoàng cho độ nhạy cao đến 96,5%
trong chẩn đoán VTMC(4).
Một dấu hiệu khác thường được mô tả trong
VTMC là tăng bắt quang thành túi mật. Chúng
tôi ghi nhận dấu hiệu này với tỉ lệ 39,7%, do vậy,
có độ nhạy thấp, ít giúp chẩn đoán trong VTMC.
Tuy nhiên, theo Fuks (2012), thành túi mật
không bắt quang ở bệnh nhân nghi ngờ VTMC
là dấu hiệu gợi ý viêm túi mật hoại tử, đây là
dấu hiệu dự báophẫu thuật nội soi cắt túi mật sẽ
gặp khó khăn vàcó thể phải chuyểntừ mổ nội soi
sang mổ mở(5).
Một hạn chế của XQCLĐT là không đủ độ
nhạy để phát hiện tất cả các sỏi túi mật. Do
thành phần sỏi túi mật gồm choleterol và sắc tố
mật, thường có đậm độ thấp, ngang bằng đậm
độ dịch mật. Theo y văn, sỏi túi mật trên
XQCLĐT chỉ phát hiện 75%. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, sỏi túi mật chỉ được nhìn thấy
trong 68,1% các bệnh nhân. Sỏi ống túi mật là
điểm khởi đầu của VTMC, chúng tôi ghi nhận có
16 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 25,3%. So với Kim
(2015), tỉ lệ sỏi ống túi mật là 38,1%(6).
Chúng tôi ghi nhận biến chứng thường gặp
nhất của VTMC là hoại tử thành túi mật,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 183
chiếm tỉ lệ 27%. Các dấu hiệu quan trọng giúp
chẩn đoán viêm túi mật hoại tử là vùng khu
trú không bắt quang, bong tróc niêm mạc, túi
mật căng to, sỏi kẹt cổ túi mật, dịch quanh túi
mật. Trong đó, vùng khu trú không bắt quang
và bong tróc niêm mạc là 2 dấu hiệu có độ
chuyên biệt rất cao(3). Độ nhạy, độ chuyên, giá
trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ
chính xác của XQCLĐT trong chẩn đoán biến
chứng hoại tử túi mật lần lượt là: 76,5%, 100%,
100%, 92%. Wu (2011) cũng đã báo cáo tỉ lệ
88,2%, 100%, 100%, and 80%(13). Như vậy,
XQCLĐT có độ chuyên rất cao, đạt đến 100%
nhưng độ nhạy vừa phải trong chẩn đoán các
biến chứng của VTMC.
Các dấu hiệu quan trọng của VTMC trên
XQCLĐT là tăng bắt quang tại nhu mô gan vùng
giường túi mật, túi mật căng, phù nề lớp thanh
mạc, phù nề mô mỡ cạnh phúc mạc, tăng bắt
quang thành túi mật. XQCLĐT có độ chuyên
biệt cao, nhưng độ nhạy chỉ vừa phải trong chẩn
đoán biến chứng thủng của VTMC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An C, Park S, Ko S, Park MS et al (2013). Usefulness of the
Tensile Gallbladder Fundus Sign in the Diagnosis of Early Acute
Cholecystitis. American Journal of Roentgenology, 201(2): 340-346.
2. Chang WC, Sun Y, Wu EH, Kim SY et al (2016). CT Findings for
Detecting the Presence of Gangrenous Ischemia in Cholecystitis.
AJR Am J Roentgenol, 207(2): 302-9.
3. Chawla ABJ, Lim TC, Srinivasan S, Teh HS, Shenoy JN (2015).
Imaging of acute cholecystitis and cholecystitis-associated
complications in the emergency setting. Singapore Medical
Journal, 56(8): 438-444.
4. Choi SY, Lee HK, Yi BH, Lee MH et al (2017). Pope's hat sign:
another valuable CT finding of early acute cholecystitis. Abdom
Radiol, 43(7): 1693-1702.
5. Fuks D, Mouly C, Robert B et al (2012). Acute Cholecystitis:
Preoperative CT Can Help the Surgeon Consider Conversion
from Laparoscopic to Open Cholecystectomy. Radiology,
263(1):128-138.
6. Kim SW et al (2015). Cystic Duct Enhancement: A Useful CT
Finding in the Diagnosis of Acute Cholecystitis Without Visible
Impacted Gallstones. American Journal of Roentgenology, 205(5):
991-998.
7. Kim YK, Kwak HS, Kim CS et al (2009). CT findings of mild
forms or early manifestations of acute cholecystitis. Clin Imaging,
33(4): 274-80.
8. Klugsberger BH, Oppelt P, Shamiyeh A (2017). Clinical Value of
Sonography and CT-Scan in the Diagnosis of Acute
Cholecystitis: A Retrospective Analysis. Ann Emerg Surg,
2(4):1021
9. Masamichi Y, Hata J, Takada T et al (2018). Tokyo Guidelines
2018: diagnostic criteria and severity grading of acute
cholecystitis (with videos) J Hepatobiliary Pancreat Sci, 25(1):41-54.
10. Masamichi Y, Takada T, Strasberg SM et al (2013). TG13
diagnostic criteria and severity grading of acute cholecystitis
(with videos).J Hepatobiliary Pancreat Sci, 20(1): 35-46.
11. Shakespear JS, Shaaban AM, and Rezvani M (2010). CT findings
of acute cholecystitis and its complications.AJR Am J Roentgenol,
194(6): 1523-9.
12. Smith EA, Dillman JR, Elsayes KM et al (2009). Cross-sectional
imaging of acute and chronic gallbladder inflammatory disease.
AJR Am J Roentgenol, 192(1):188-96.
13. Wu CH, Chen CC, Wang CJ, Wong YC et al (2011).
Discrimination of gangrenous from uncomplicated acute
cholecystitis: accracy of CT findings. Abdom Imaging, 36(2): 174-8.
14. Yokoe M, Takada T, Strasberg SM, Solomkin JS et al (2012). New
diagnostic criteria and severity assessment of acute cholecystitis
in revised Tokyo Guidelines. J Hepatobiliary Pancreat Sci, 19(5):
578-85.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hinh_anh_viem_tui_mat_cap_tren_x_quang_cat_lop_dien.pdf