Đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

Tài liệu Đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 211 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC BẤT THƯỜNG TAI TRONG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ Trần Viết Luân*, Dương Anh Vũ * TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích, thực hiện trên 158 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018. Kết quả: Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong (7,59%): 6 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 2 (chiếm tỉ lệ cao nhất, 50%), 3 trường hợp cốt hóa ốc tai (25%), 2 trường hợp ốc tai kém phát triển loại 3 (16,67%) và 1 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 3 (8,33%). Các bất thường tiền đình kèm theo bao gồm 4 trường hợp ống bán khuyên ngang dạng nang (33,...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 211 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC BẤT THƯỜNG TAI TRONG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ Trần Viết Luân*, Dương Anh Vũ * TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích, thực hiện trên 158 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018. Kết quả: Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong (7,59%): 6 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 2 (chiếm tỉ lệ cao nhất, 50%), 3 trường hợp cốt hóa ốc tai (25%), 2 trường hợp ốc tai kém phát triển loại 3 (16,67%) và 1 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 3 (8,33%). Các bất thường tiền đình kèm theo bao gồm 4 trường hợp ống bán khuyên ngang dạng nang (33,33%), 2 trường hợp giãn rộng cống tiền đình (16,67%) và 1 trường hợp không có cả ba ống bán khuyên (8,33%). Khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử với bệnh nhân bất thường giải phẫu tai trong, thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn (trung bình 18,5 phút), phẫu thuật viên sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định cửa sổ tròn và tỉ lệ chảy dịch não tủy trong lúc phẫu thuật cao hơn (16,67%). Kết luận: Các bất thường giải phẫu tai trong hiện nay vẫn là một thử thách đối với các phẫu thuật viên khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Việc nắm vững kiến thức về các bất thường này sẽ giúp phẫu thuật viên lập kế hoạch cho việc phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất. Từ khóa: phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, bất thường tai trong ABSTRACT PREOPERATIVE IMAGING OF THE INNER EAR MALFORMATIONS IN COCHLEAR IMPLANT CANDIDATES Tran Viet Luan, Duong Anh Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 211-218 Objective: The aim of this study is to determine the preoperative imaging of the inner ear malformations in cochlear implant candidates. Methods: This was a cross-sectional study performed at Ear Nose Throat Hospital of Ho Chi Minh City from January 2016 to October 2018. 158 cochlear implant candidates were included in this study. Results: There were 12 patients with inner ear malformations (7.59%): 6 patients with incomplete partition type II (most commonly, 50%), 3 patients with cochlear ossification (25%), 2 patients with cochlear hypoplasia type III (16.67%) and 1 patient with incomplete partition type III (8.33%). Labyrinthine malformations were found in 7 cases including: cystic lateral semicircular canal (4 cases, 33.33%), enlarged vestibular aqueduct (2 cases, 16.67%) and semicircular canal aplasia (1 case, 8.33%). Surgeons spent more time for cochlear implantation in those inner ear malformations cases, about was 18.5 minutes longer on average, partly due to difficulty in identifying the round window. The risk of intra-operative cerebrospinal fluid leak was higher (16.67%) as well. *Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đai học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Viết Luân ĐT: 0908137755 Email: luantranviet@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 212 Conclusion: Inner ear malformations remain a challenge to cochlear implant surgeons. Understanding and experience about such anomalies will aid surgeons in making surgical strategy to obtain an optimal outcome. Keywords: cochlear implantation, inner ear malformation ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe kém mức độ nặng và điếc sâu thường ít hoặc không đáp ứng với máy trợ thính và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ khiếm thính hay người lớn điếc sau ngôn ngữ. Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là một trong những tiến bộ mang tính cách mạng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận trong điều trị nghe kém mức độ nặng và điếc sâu. Hình ảnh học xương thái dương, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) đóng một vai trò rất thiết yếu trước phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Ngoài việc ảnh hưởng đến chỉ định phẫu thuật, hình ảnh học xương thái dương còn giúp phẫu thuật viên xác định các mốc giải phẫu quan trọng (sự rõ ràng của cửa sổ tròn, đường đi dây thần kinh mặt, vị trí của lồi tĩnh mạch cảnh,), khảo sát những bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải về mặt giải phẫu, các bệnh lý ảnh hưởng đến phẫu thuật, lựa chọn tai để thực hiện phẫu thuật, đường phẫu thuật để tiếp cận tốt nhất, lựa chọn loại điện cực phù hợp để cấy. Bên cạnh đó, nó cũng có giá trị trong việc và tiên lượng được hiệu quả sau phẫu thuật(12). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để khảo sát đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Đối tượng nghiên cứu 158 bệnh nhân nghe kém tiếp nhận thần kinh có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử được điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân được chụp CT-Scan và MRI xương thái dương tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Y khoa Hòa Hảo. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Bệnh nhân không có đủ hỉnh ảnh CT-Scan và MRI xương thái dương. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân được khảo sát tiền căn, các triệu chứng lâm sàng và làm các xét nghiệm thính học: đo âm ốc tai, thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, điện thính giác thân não, nội soi tai mũi họng trước mổ xác định và giải quyết các bệnh lý vùng tai mũi họng có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật: VA, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, Bệnh nhân được chụp CT-Scan (với máy EMONTION 16 hoặc AQUILION ONE 640) và MRI xương thái dương (với máy SIGNA EXPLORER 1,5T). Các hình ảnh được dựng theo các mặt phẳng ngang, đứng ngang và đứng dọc chếch (với MRI) trên phần mềm eFilm để xác định các bất thường giải phẫu tai trong. Sau khi xác định được các bất thường giải phẫu tai trong, bệnh nhân sẽ được chia thành hai nhóm: Nhóm có giải phẫu tai trong bình thường, Nhóm có giải phẫu tai trong bất thường. Tất cả bệnh nhân của hai nhóm được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật, các bệnh nhân của hai nhóm được theo dõi trong vòng 7 ngày và xuất viện sau đó nếu tình trạng hoàn toàn ổn định. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 213 Các biến số thời gian phẫu thuật, những khó khăn trong quá trình phẫu thuật, biến chứng trong và sau phẫu thuật được ghi nhận và so sánh giữa hai nhóm để tìm sự khác biệt. Các bước khảo sát giải phẫu tai trong trên CT-Scan xương thái dương: các cấu trúc giải phẫu tai trong lần lượt được khảo sát ở mặt phẳng ngang và đứng ngang theo thứ tự sau: Tiền đình: bình thường 4 – 6mm, giãn rộng khi đường kính này > 6 mm(15). Các ống bán khuyên: bình thường khi đường kính đảo xương 2,6 – 4,8 mm. Ống bán khuyên ngang kém phát triển khi đường kính này < 2,6 mm. Không có ống bán khuyên khi chỉ có soan nang và cầu nang mà không có sự lồi ra của ống bán khuyên. Nang ống bán khuyên khi không có sự hiện diện của đảo xương(5). Cống tiền đình: giãn rộng khi có đường kính ≥ 1,5 mm hoặc lớn hơn ống bán khuyên sau trên mặt phẳng ngang(10). Ốc tai: bình thường 2,5 – 2,75 vòng, gồm trụ ốc, mảnh xoắn xương, vách giữa các thang(10). Ống tai trong: bình thường khi đường kính trước sau là 2 – 8 mm. Ống tai trong hẹp khi đường kính này 8 mm(1). Các bước khảo sát giải phẫu tai trong trên MRI xương thái dương: các cấu trúc của tai trong cũng được khảo sát trên các mặt phẳng theo thứ tự: tiền đình, các ống bán khuyên, cống tiền đình, ốc tai. Ngoài ra, cấu trúc giải phẫu quan trọng nhất trên MRI cần được khảo sát đó là thần kinh ốc tai. Cách xác định dây thần kinh ốc tai: Ở mặt phẳng ngang, dây thần kinh nào nhìn thấy đi vào trụ ốc thì đó là thần kinh ốc tai. Ở mặt phẳng đứng dọc chếch, thần kinh ốc tai nằm ở vị trí trước dưới và gần ốc tai nhất. Thần kinh ốc tai kém phát triển khi đường kính của thần kinh ốc tai nhỏ hơn đường kính của các thần kinh còn lại trong ống tai trong. Không có thần kinh ốc tai khi không xác định được dây thần kinh ốc tai trong ống tai trong trên MRI(12). Các số liệu được thu thập, xử lý và phân tích theo phần mềm Stata 12. Biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ %. Chúng tôi dùng kiểm định Chi bình phương để tìm mối liên hệ giữa hai biến số định tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung Giới: 82 nam (51,9%) và 76 nữ (48,1%). Tuổi: Tuổi trung bình là 7,74 tuổi với độ lệch chuẩn là 9,5. Tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi, tuổi lớn nhất là 57 tuổi. Đặc điểm lâm sàng Tiền căn: thường gặp nhất là nhiễm Rubella thai kì (5,06%), sau đó là bất thường bẩm sinh khác kèm theo (3,8%), sốt phát ban thai kì (3,8%), điếc đột ngột (2,53%), điều trị tại NICU với thông khí hỗ trợ (2,53%), viêm màng não (1,9%), chấn thương đầu (0,63%). Lâm sàng: các bệnh nhân đến khám vì nghe kém (96,2%) và chậm nói (3,8%). Không có triệu chứng thực thể nào gợi ý các hội chứng có liên quan nghe kém tiếp nhận thần kinh bẩm sinh (hội chứng CHARGE, Usher) Đặc điểm thính lực Theo thời điểm khởi phát: 150 bệnh nhân nghe kém trước ngôn ngữ (94,94%) và 8 bệnh nhân nghe kém sau ngôn ngữ (5,06%). Theo mức độ nghe kém: 155 bệnh nhân điếc sâu (98,1%) và 3 bệnh nhân nghe kém mức độ nặng (1,9%). Đặc điểm hình ảnh học bất thường giải phẫu tai trong Bảng 1: Tỉ lệ các bất thường giải phẫu ốc tai Các bất thường giải phẫu ốc tai Tần số Tỉ lệ (%) Phát triển không hoàn toàn loại 2 (IP-2) 6 50 Cốt hóa ốc tai 3 25 Ốc tai kém phát triển loại 3 2 16,67 Phát triển không hoàn toàn loại 3 (IP-3) 1 8,33 Tổng 12 100 Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong, chiếm tỉ lệ 7,59%. 146 bệnh nhân còn lại có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 214 giải phẫu tai trong bình thường. Theo Wang (2014), cốt hóa ốc tai được chia thành 4 loại(16). Loại I: Cốt hóa cửa sổ tròn. Loại IIa: Cốt hóa từ cửa sổ tròn đến vòng đáy ốc tai. Loại IIb: Cốt hóa đến vòng giữa ốc tai. Loại III: Cốt hóa đến vòng đỉnh ốc tai. Trong 3 trường hợp cốt hóa ốc tai, có 2 trường hợp cốt hóa ốc tai loại IIb sau viêm màng não và 1 trường hợp cốt hóa ốc tai loại IIa sau chấn thương đầu. Hình 1: Phát triển không hoàn toàn loại 2 (IP-2) trên CT-Scan và MRI T2-W Hình 2: Cốt hóa ốc tai loại IIb trên CT-Scan. Hình 3: Ốc tai kém phát triển loại 3 trên CT-Scan Hình 4: Phát triển không hoàn toàn loại 3 (IP-3) trên CT-Scan Bảng 2: Tỉ lệ các bất thường giải phẫu tiền đình kèm theo Các bất thường giải phẫu tiền đình kèm theo Tần số Tỉ lệ (%) Ống bán khuyên ngang dạng nang 4 33,33 Giãn rộng cống tiền đình 2 16,67 Không có cả ba ống bán khuyên 1 8,33 Giải phẫu tiền đình bình thường 5 41,67 Tổng 12 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 215 Hình 5: Ống bán khuyên ngang dạng nang trên CT-Scan và MRI Hình 6: Cống tiền đình giãn rộng trên CT-Scan Những ảnh hưởng của bất thường tai trong đối với phẫu thuật cấy ốc tai điện tử Thời gian phẫu thuật Nhóm tai trong bình thường (146 bệnh nhân): 13 bệnh nhân được phẫu thuật hai bên tai với thời gian trung bình là 264,23 phút và 133 bệnh nhân được phẫu thuật một bên tai với thời gian trung bình là 131,92 phút. Nhóm tai trong bất thường (12 bệnh nhân): tất cả đều được phẫu thuật một bên tai với thời gian trung bình là 150,42 phút. Bất thường cửa sổ tròn Trong nhóm tai trong bất thường có: 3 trường hợp cốt hóa ốc tai bị cốt hóa cửa sổ tròn. 1 trường hợp ốc tai kém phát triển loại 3 không xác định được cửa sổ tròn sau khi mở rộng tối đa ngách mặt. Biến chứng Nhóm tai trong bình thường: 2 trường hợp liệt mặt ngoại biên thoáng qua (1,37%). Đây là biến chứng nhẹ (theo Cohen). Nhóm tai trong bất thường: 1 trường hợp IP- 2 và 1 trường hợp IP-3 bị chảy dịch não tủy từ lỗ mở ốc tai ngay sau khi mở ốc tai (16,67%). Đây là biến chứng nặng (theo Cohen). BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng Tiền căn: nhiễm Rubella thai kì là yếu tố tiền căn thường gặp nhất (5,06%). Lâm sàng: Nghe kém (96,2%) và chậm nói (3,8%) là 2 lý do đến khám chủ yếu. Đặc điểm thính lực Đa số bệnh nhân thuộc loại nghe kém trước ngôn ngữ (94,94%) và bị điếc sâu (98,1%). Tỉ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiên cứu của tác giả Lê Trần Quang Minh (2015)(8) (p > 0,05). Đặc điểm hình ảnh học bất thường giải phẫu tai trong Bảng 3: So sánh tỉ lệ bất thường giải phẫu tai trong Nghiên cứu Cỡ mẫu Tỉ lệ (%) Giá trị P Chúng tôi 158 7,59 P > 0,05 Lê Trần Quang Minh (2015) 54 3,7 Adibelli (2017) 440 9,77 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bất thường giải phẫu tai trong là 7,59%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của tác giả Lê Trần Quang Minh (2015)(8) và Adibelli (2017)(1) (p > 0,05). Bảng 4: So sánh tỉ lệ phát triển không hoàn toàn loại 2 (IP-2) Nghiên cứu Cỡ mẫu Tỉ lệ IP-2 (%) Giá trị P Chúng tôi 12 50 P > 0,05 Neil (2009) 10 50 IP-2 là bất thường thường gặp nhất trong nghiên cứu của Neil (2009)(2). IP-2 cũng là bất thường thường gặp nhất trong nghiên cứu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 216 chúng tôi (6 trường hợp, 50%), tỉ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của Neil (p > 0,05). Viêm màng não là nguyên nhân gây cốt hóa ốc tai thường gặp nhất. Nhiễm trùng sẽ đi vào ốc tai từ khoang dưới nhện qua cống ốc tai vào thang nhĩ gần màng cửa sổ tròn. Nhiễm trùng lan từ phần đáy ốc tai về phía đỉnh ốc tai, gây cốt hóa ốc tai và phá hủy các cấu trúc bên trong ốc tai, quan trọng nhất là cơ quan Corti, dẫn đến tình trạng nghe kém, thường là điếc sâu và không hồi phục(4,9). Trong thời kì phôi thai, ống bán khuyên trên phát triển đầu tiên trong ba ống bán khuyên, sau đó là ống bán khuyên sau, sau cùng là ống bán khuyên ngang. Vì vậy, bất thường ống bán khuyên trên và ống bán khuyên sau thường đi kèm với bất thường ống bán khuyên ngang. Trong khi đó, bất thường duy nhất ống bán khuyên ngang có thể xảy ra và là dạng bất thường ống bán khuyên thường gặp nhất(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bất thường ống bán khuyên ngang cũng là bất thường ống bán khuyên thường gặp nhất. Cống tiền đình là một ống nhỏ đi từ tiền đình đến hố sọ sau, chứa túi nội dịch và ống nội dịch. Trong thời kì phôi thai, cống tiền đình được hình thành vào tuần thứ 5 thai kì do sự hẹp lại của túi thừa tiền đình. Cống tiền đình giãn rộng do túi thừa tiền đình không hẹp lại(3). Một điều cần lưu ý đối với những trường hợp có cống tiền đình giãn rộng là nguy cơ chảy dịch não tủy khi mở vào ốc tai. Những ảnh hưởng của bất thường tai trong đối với phẫu thuật cấy ốc tai điện tử Thời gian phẫu thuật Thời gian phẫu thuật một bên tai của nhóm tai trong bất thường dài hơn 18,5 phút so với nhóm tai trong bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), do quá trình phẫu thuật đối với nhóm tai trong bất thường sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm đường vào ốc tai và đặt điện cực. Bất thường cửa sổ tròn Bất thường cửa sổ tròn trong nhóm tai trong bất thường cao hơn nhóm tai trong bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,0001). Những khó khăn khi phẫu thuật với các trường hợp bất thường tai trong Với IP-2, ốc tai và tiền đình gần như bình thường. Tuy nhiên, chảy dịch não tủy có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật vì trụ ốc bị khiếm khuyết ở vòng giữa và vòng đỉnh. Do đó, tác giả Kaga Kimitaka (2017) đã khuyến cáo rằng lỗ mở ốc tai nên được bít kín một cách hiệu quả để tránh nguy cơ viêm màng não. Vì trụ ốc và ốc tai ở vòng đáy bình thường nên tất cả các loại điện cực (điện cực cong và thẳng) đều có thể được lựa chọn(7). Với cốt hóa ốc tai: hiện nay không còn là chống chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Tuy nhiên, phẫu thuật viên cần đánh giá mức độ cốt hóa để quyết định hướng điều trị phù hợp và bệnh nhân cũng nên được chụp lại phim CT-Scan xương thái dương ngay trước phẫu thuật, vì diễn tiến của quá trình cốt hóa ốc tai là không thể dự đoán được(6,17). Cốt hóa ốc tai loại I, IIa: Zhu (2008) đã khuyến cáo nên khoan mở ốc tai từ vùng cửa sổ tròn, cách cửa sổ bầu dục 3,74mm, khoan vào vòng đáy ốc tai hướng về vòng giữa đến khi nào thấy được vùng ốc tai không bị cốt hóa và điện cực được đặt vào vị trí này. Cốt hóa ốc tai loại IIb: Isaacson (2008) đã khuyến cáo nên khoan mở vòng giữa ở vị trí 2- 3mm trước cửa sổ bầu dục, ngay dưới ống cơ căng màng nhĩ để đặt điện cực. Cốt hóa ốc tai loại III: chỉ định cấy điện cực thân não. Theo Sanna (2016), với cốt hóa ốc tai, điện cực có đường kính nhỏ và có stylet nên được sử dụng để tăng cường lực đẩy vào trong ốc tai và giúp cho quá trình đặt điện cực được dễ dàng hơn. Ngoài ra, những nguy cơ trong phẫu thuật mà phẫu thuật viên cần chú ý là(9): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 217 Chấn thương trụ ốc và mảnh xoắn xương trong quá trình khoan mở ốc tai. Tổn thương động mạch cảnh trong, đây là một biến chứng nguy hiểm vì động mạch cảnh trong nằm rất gần phía trước của vòng đáy ốc tai. Điện cực đặt không đúng vị trí. Tổn thương dây thần kinh mặt. Nguy cơ viêm màng não do ốc tai bị khoan rộng đến vòng giữa. Với ốc tai kém phát triển: bất thường giải phẫu thần kinh mặt có thể xảy ra và ụ nhô có thể không nhô ra như bình thường. Các bất thường này làm cho phẫu thuật viên có thể khó xác định được cửa sổ tròn khi mở rộng ngách mặt. Ốc tai trong trường hợp này có kích thước nhỏ hơn bình thường và có ít hơn 2,5 vòng. Vì vậy, Kaga Kimitaka (2017) đã khuyến cáo phẫu thuật viên nên lựa chọn loại điện cực ngắn với đường kính nhỏ để đặt được hết vào trong ốc tai(7). Với IP-3, vì không có trụ ốc nên tác giả Kaga Kimitaka (2017) đã lưu ý 2 vấn đề mà phẫu thuật viên có thể gặp trong quá trình phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là(7): Chảy dịch não tủy: rất thường xảy ra vì có sự thông thương giữa ốc tai và ống tai trong. Nếu không được bít kín hiệu quả, tình trạng chảy dịch não tủy rất dễ tiếp tục xảy ra sau phẫu thuật và làm tăng nguy cơ viêm màng não. Điện cực đi vào ống tai trong: vì không có trụ ốc và có sự thông thương giữa ốc tai với ống tai trong, điện cực được đặt vào ốc tai có thể đi vào ống tai trong. Loại điện cực dài sẽ dễ đi vào ống tai trong hơn loại điện cực ngắn. Vì vậy, điện cực thẳng với chiều dài ngắn nên được lựa chọn đối với những trường hợp IP-3. Ngoài ra, vị trí của điện cực nên được kiểm tra bằng X- quang trong lúc phẫu thuật, nếu điện cực đi vào ống tai trong thì phẫu thuật viên sẽ chỉnh lại vị trí của điện cực ngay trong lúc phẫu thuật. Biến chứng Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ biến chứng nhẹ giữa hai nhóm tai trong bình thường và tai trong bất thường (p > 0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ biến chứng nặng giữa hai nhóm này (p < 0,0001). Bảng 5: So sánh tỉ lệ biến chứng chảy dịch não tủy Nghiên cứu Số bệnh nhân bất thường giải phẫu tai trong Biến chứng chảy dịch não tủy Tỉ lệ % Giá trị P Chúng tôi 12 2 16,67 > 0,05 Neil (2009) 10 5 50 Sun (2017) 96 9 9,38 Khi so sánh tỉ lệ biến chứng chảy dịch não tủy đối với những trường hợp có bất thường giải phẫu tai trong với các nghiên cứu khác trên thế giới, chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ chảy dịch não tủy trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu của tác giả Neil (2009)(2) và Sun (2017)(14) (p > 0,05). Những bệnh nhân có bất thường giải phẫu tai trong sẽ có nguy cơ bị chảy dịch não tủy cao hơn những bệnh nhân có giải phẫu tai trong bình thường. Chảy dịch não tủy được cho là do sự khiếm khuyết mảnh xương ở phần ngoài ống tai trong ngăn cách ống tai trong và ốc tai. Ngoài ra, chảy dịch não tủy còn có thể do điện cực được đặt vào ống tai trong. Khi gặp biến chứng chảy dịch não tủy, Sennaroglu (2010) đã khuyến cáo phẫu thuật viên nên nâng đầu bệnh nhân, khoan rộng lỗ mở ốc tai hơn, dùng một tay đặt ống hút cạnh lỗ mở ốc tai, tay còn lại đặt điện cực vào ốc tai và bịt kín lỗ mở ốc tai bằng cân cơ thái dương hoặc keo sinh học(13). Hiếm khi gặp trường hợp chảy dịch não tủy nhiều đến mức cần phải đặt dẫn lưu thắt lưng. KẾT LUẬN Các bất thường giải phẫu tai trong hiện nay vẫn là một thử thách đối với các phẫu thuật viên khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong (7,59%), trong đó, phát triển không hoàn toàn loại 2 là bất thường thường gặp nhất (6 trường hợp, 50%). Đối với các trường hợp bất thường giải phẫu tai trong, thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn (trung bình 18,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 218 phút), phẫu thuật viên sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định cửa sổ tròn và tỉ lệ chảy dịch não tủy trong lúc phẫu thuật cao hơn (16,67%). Nắm vững kiến thức về các bất thường này sẽ giúp các phẫu thuật viên lập kế hoạch cho việc phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adibelli ZH, Isayeva L, Koc AM et al (2017). "The new classification system for inner ear malformations: the INCAV system". Acta Otolaryngol, 137(3):pp.246-252. 2. Chadha NK, James AL, Gordon KA et al (2009). "Bilateral cochlear implantation in children with anomalous cochleovestibular anatomy". Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 135(9):pp.903-9. 3. Claros P, Fokouo JV, Claros A (2017). "Cochlear implantation in patients with enlarged vestibular aqueduct. A case series with literature review". Cochlear Implants Int, 18(3):pp.125-129. 4. Đặng Xuân Hùng, Huỳnh Khắc Cường (2018). “Hình ảnh giải phẫu xương thái dương, Hình ảnh tai xương chũm”. Nhà xuất bản Y học, pp.10-26. 5. Huang BY, Zdanski C, Castillo M (2012). "Pediatric sensorineural hearing loss, part 1: Practical aspects for neuroradiologists". AJNR Am J Neuroradiol, 33(2):pp.211-7. 6. Isaacson B, Roland PS., Wright CG (2008). "Anatomy of the middle-turn cochleostomy". Laryngoscope, 118(12):pp.2200-4. 7. Kimitaka K (2017). “Classifcation of Inner Ear Malformations, Cochlear Implantation in Children with Inner Ear Malformation and Cochlear Nerve Deficiency, Levent Sennaroglu, Münir Demir Bajin, Editors”. Springer, pp.61-86. 8. Lê Trần Quang Minh (2015). "Nghiên cứu phẫu thuật cấy ốc tai điện tử loại đa kênh". Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 9. Mario S, Rolien F, Paul M et al (2016). “Cochlear Implantation in Cochlear Ossification, Surgery for Cochlear and Other Auditory Implants”. Thieme, pp.179-194. 10. Mario S, Rolien F, Paul M et al (2016). “Radiology in Auditory Implantation, Surgery for Cochlear and Other Auditory Implants”. Thieme, pp. 28-42. 11. Michel G, Espitalier F, Delemazure AS et al (2016). "Isolated lateral semicircular canal aplasia: Functional consequences". Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis, 133(3):pp.199-201. 12. Peng KA, Kuan EC, Hagan S et al (2017). "Cochlear Nerve Aplasia and Hypoplasia: Predictors of Cochlear Implant Success". Otolaryngol Head Neck Surg, 157(3):pp. 392-400. 13. Sennaroglu L (2010). "Cochlear implantation in inner ear malformations--a review article". Cochlear Implants Int, 11(1):pp.4-41. 14. Sun SP, Lu W, Men XM et al (2017). "Possible reasons for cerebrospinal fluid gusher in cochlear implantation with inner ear abnormality". Zhonghua Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 52(4):pp.283-286. 15. Swartz JD, Loevner LA (2009). “The Inner Ear and Otodystrophies, Imaging of the Temporal Bone”. Thieme, pp.298-411. 16. Wang L, Zhang D (2014). "Surgical methods and postoperative results of cochlear implantation in 79 cases of ossified cochlea". Acta Otolaryngol, 134(12):pp. 1219-24. 17. Zhu Y, Tong B, Xu S et al (2008). "Applied anatomy of operation through posterior tympanum approach". Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 22(19):pp.867-70. Ngày nhận bài báo: 14/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_hoc_bat_thuong_tai_trong_tren_benh_nhan_co.pdf
Tài liệu liên quan