Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của dị dạng mạch máu tủy

Tài liệu Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của dị dạng mạch máu tủy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 36 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA DỊ DẠNG MẠCH MÁU TỦY Nguyễn Thị Thùy Dung*, Lê Văn Phước**, Trần Thị Mai Thùy* TÓM TẮT Mở đầu: Dị dạng mạch máu tủy sống (DDMMT) là bệnh hiếm gặp. Bệnh âm thầm tiến triển, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương tủy. Bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, Xquang cắt lớp vi tính (XQCLVT), cộng hưởng từ (CHT) và chụp mạch máu số hóa xóa nền (MMSHXN) có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tủy. Chụp mạch xóa nền hiện nay là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán xác định các DDMMT. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật xâm lấn. Cho đến nay việc nghiên cứu các DDMMT trên CHT còn hiếm ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của DDMMT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca những bệnh nhân được chụp CHT, chụp mạch xóa nền...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của dị dạng mạch máu tủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 36 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA DỊ DẠNG MẠCH MÁU TỦY Nguyễn Thị Thùy Dung*, Lê Văn Phước**, Trần Thị Mai Thùy* TÓM TẮT Mở đầu: Dị dạng mạch máu tủy sống (DDMMT) là bệnh hiếm gặp. Bệnh âm thầm tiến triển, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương tủy. Bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, Xquang cắt lớp vi tính (XQCLVT), cộng hưởng từ (CHT) và chụp mạch máu số hóa xóa nền (MMSHXN) có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tủy. Chụp mạch xóa nền hiện nay là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán xác định các DDMMT. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật xâm lấn. Cho đến nay việc nghiên cứu các DDMMT trên CHT còn hiếm ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của DDMMT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca những bệnh nhân được chụp CHT, chụp mạch xóa nền chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tủy tại bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược (ĐHYD) từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 03 năm 2018. Kết quả: Nghiên cứu 47 trường hợp DDMMT trong đó loại 1 chiếm 44,68%, loại 2 chiếm 31,91%, loại 3 chiếm 4,26%, loại 4 chiếm 19,15%. Tuổi trung bình là 38,46 tuổi, tỷ lệ nam:nữ sấp xỉ 3:1, gặp nhiều nhất là tầng ngực chiếm 42,55%. Các dấu hiệu trên CHT bao gồm: Dấu hiệu trống do dòng chảy (DHTDDC) gặp 100%, búi dị dạng 31,91%, mạch máu dãn 85,11%, phù tủy 87,23%, lớn tủy 44,68%, xuất huyết nhu mô tủy 21,28%. Mối liên quan giữa phân bố các đặc điểm hình ảnh CHT bao gồm: Dấu hiệu lớn tủy, xuất huyết nhu mô tủy gặp nhiều nhất ở loại 2-3 chiếm 82,35% và 47,06% (p<0,01). Loại 1 và loại 4 thường gặp nhất là phù lan tỏa chiếm 94,74% và 87,50%, trong khi đó loại 2-3 lại gặp phù khu trú nhiều hơn (p<0,01). Dấu hiệu DHTDDC gặp trong tất cả các loại DDMMT. Dấu hiệu búi dị dạng gặp trong loại 2-3 nhiều nhất chiếm 76,47% (p<0,01). Giá trị chẩn đoán DDMMT của kỹ thuật TWIST: Có 14 trường hợp được thực hiện kỹ thuật TWIST trong đó 9 trường hợp thấy được động mạch nuôi chiếm 64,29% và tất cả chỉ xác định được một mạch máu nuôi. Đối chiếu chụp MMSHXN xác định đúng số mạch máu nuôi 5/9 trường hợp chiếm 55,56%. Vị trí mạch máu nuôi xác định đúng 6/9 trường hợp với độ chênh lệch ± 1 tầng, chiếm 60% (r: 0,934, p<0,01). Kết luận: Có mối liên quan phân bố các đặc điểm lâm sàng- hình ảnh với các dạng DDMMT: Tuổi, dấu hiệu lớn tủy, xuất huyết nhu mô tủy, mức độ phù, dấu hiệu búi dại dạng. Từ khóa: DDMMT, CHT, dấu hiệu CHT của loại DDMMT, phân loại DDMMT ABSTRACT MAGNETIC RESONANCE IMAGING OF SPINAL CORD ARTERIOVENOUS MALFORMATION Nguyen Thuy Dung, Le Van Phuoc, Tran Thi Mai Thuy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 36-41 Background: Spinal arteriovenous malformations are rate disorders. If not detected and treated, these lesions cause myelopathy. Magnetic resonance imaging is important in diagnostic these lesions. DSA is gold standard. However, this technique is invasive, causing damage blood vessels The study of magnetic resonance imaging of spinal cord arteriovenous malformation is not popular in Việt Nam. * Bộ Môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thùy Dung ĐT:072865450 Email: Ntdung3489@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 37 Objective: To identify radiological features of spinal arteriovenous malformations (AVMs). Materials and Methods: Retrospective studies described case series of patients confirmed AVMs by MRI (Magnetic resonance imaging) and DSA (Digital subtraction angiography) in university medical center, Chợ Rẫy hospital between January 2011 and March 2018. Results: Forty-seven patients. Type 1: 44.68%, type 2: 31.91%, type 4: 4.26%, type 3: 19.15%. Mean age 38.46 years, male: female= 3:1, thoracic level predominated 422.55%. MRI finding included: Flow voidds 100%, Nidus 31.91%, blood vessel dilated 85.11%, swelling 87.23%, spinal cord expansion 44.68%, haemorrhage 21.28%. Clinico- radiological distinguishing features in various types of AVMs: Mean age with type 1 48.9 years, type 2-3 29.53 years, type 4 31.89 years (p<0.01). On MRI: spinal cord expansion, haemorrhage were predominant in type 2-3 (82.35% and 47.06%) (p<0.01). Extensive involvement was predominant in type 1 and 4 (94.74% and 87.50%), focal lesion was predominant in type 2-3 (p<0.01). Flow voids was noted in 47 patients (100%), Nidus was most predominant in type 2-3 (76.47%) (p<0.01). Evaluation with TWIST: There were 14 patients with TWIST, the feeding artery was seen in 9 patients (64.29%) and there was only singel feeding artery. TWIST identified amount of the feeding artery in 5/9 patients (55.56%), the level of the feeding artery in 6/9 patients (60%) with a 1 level difference on DSA (r: 0.934, p<0.01). Conclusions: there are significant difference in the clinico- radiological distinguishing features in various types of AVMs: Age, spinal cord expansion, haemorrhage, Nidus sign. Keywords: arteriovenous fistula, classification, spinal arteriovenous malformation ĐẶT VẤN ĐỀ Dị dạng mạch máu tủy sống (DDMMT) là bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 4% các bệnh mạch máu tủy. Bệnh âm thầm tiến triển, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương tủy(1,5,6,9). Bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT), cộng hưởng từ (CHT) và chụp mạch máu số hóa xóa nền (MMSHXN) có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tủy. Chụp mạch xóa nền hiện nay là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán xác định các DDMMT(3,11). Tuy nhiên, đây là kỹ thuật xâm lấn, dễ gây ra các biến chứng thần kinh, mạch máu và ảnh hưởng của tia xạ, chất cản quang, do đó chụp cộng hưởng từ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc gợi ý hoặc chẩn đoán các DDMMT và cho biết các tổn thương tủy kèm theo(1,2,10). Cho đến nay việc nghiên cứu các DDMMT trên CHT còn hiếm ở Việt Nam, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của dị dạng mạch máu tủy” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của DDMMT. Xác định giá trị chẩn đoán DDMMT trên CHT có đối chiếu chụp MMSHXN. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân (BN) được chụp CHT, chụp mạch xóa nền chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tủy tại BV Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 03 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán xác định DDMMT bằng chụp mạch xóa nền và có chụp CHT gợi ý chẩn đoán trước chụp mạch xóa nền tại BV Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ BN được chẩn đoán DDMMT nhưng có tiền căn can thiệp tủy trước đó làm thay đổi cấu trúc tủy. Bệnh nhân (BN) DDMMT kèm chấn thương Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 38 gây tổn thương tủy. BN DDMMT nhưng có tiền căn u tủy hay cột sống. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh BV Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 03 năm 2018. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca. Phương tiện thu thập số liệu Bảng thu thập số liệu: Các thông tin tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học DDMMT. Hồ sơ bệnh án: Các thông tin tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán loại DDMMT trên chụp mạch xóa nền. Hình ảnh CHT được lưu trữ bằng đĩa CD và phim tại Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh. Sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm Efilm và PAC để nghiên cứu hình ảnh CHT. KẾT QUẢ Nghiên cứu hồi cứu trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2018, chúng tôi thu thập 47 trường hợp DDMMT được chẩn đoán tại 2 bệnh viện: BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy thỏa các tiêu chuẩn nghiên cứu. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n Tỷ lệ % Tuổi Trung bình 38,64 ± 16,39 (nhỏ nhất; lớn nhất) 5 71 Giới tính Nam 35 25,53 Nữ 12 74,47 Lâm sàng Yếu chi 39 82,98 Rối loạn cảm giác 32 68,09 Rối loạn đi tiểu 11 23,4 Đau lưng 14 29,79 Khác 3 6,38 Loại DDMMT Loại 1 21 44,68 Loại 2 15 31,91 Loại 3 2 4,26 Loại 4 9 19,15 Đặc điểm hình ảnh học của DDMMT Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng- hình ảnh học của DDMMT Đặc điểm hình ảnh học n Tỷ lệ % Tầng tổn thương Cổ 6 12,77 Cổ-ngực 1 2,13 Ngực 20 42,55 Ngực- thắt lưng 11 23,4 Thắt lưng- cùng 9 19,15 DHTDDC 47 100 Búi dị dạng 15 31,91 Tổn thương tủy Lớn tủy 21 44,68 Phù tủy Khu trú 10 24,39 Lan tỏa 31 75,61 Xuất huyết tủy 10 21,28 Giá trị chẩn đoán vị trí và phân loại DDMMT trên CHT Nghiên cứu chúng tôi xác định vị trí tầng tổn thương trên CHT là nơi tập trung có nhiều THTDDC. Kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí tầng gặp nhiều nhất là tầng ngực. Khi đối chiếu kết quả chụp MMSHXN, chúng tôi xác định đúng tầng tổn thương 42 trường hợp chiếm 89,36%. Sau kiểm định, chúng tôi thấy có mối tương quan thuận trong việc xác định tầng tổn thương ở CHT và chụp MMSHXN với hệ số tương quan mạnh. Kỹ thuật TWIST Trong nghiên cứu có 14/47 trường hợp chụp kỹ thuật TWIST. Có 5 trường hợp ở tầng ngực, 5 BN gặp ở tầng ngực- thắt lưng và 4 trường hợp tầng thắt lưng-cùng. Đối chiếu kết quả chụp MMSHXN, ghi nhận dự báo đúng tầng tổn thương 13/14 trường hợp chiếm 92,85%. Không có trường hợp nào thấy dấu hiệu phình mạch, khi so sánh trên chụp MMSHXN thì có 1 trường hợp có dấu hiệu phình mạch cho thấy hạn chế của kỹ thuật trong việc xác định dấu hiệu phình mạch. Có 9 trường hợp thấy được động mạch nuôi DDMMT chiếm 64,29% và tất cả các trường hợp chỉ xác định được một mạch máu nuôi, khi đối chiếu chụp MMSHXN xác định đúng 5/9 trường hợp chiếm 55,56%. Về vị trí của mạch máu nuôi nghiên cứu xác định đúng 6/9 trường hợp với độ chênh lệch ± 1 tầng, chiếm 60%. Sau Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 39 kiểm định cho thấy có mối tương quan thuận giữa tầng tổn thương, vị trí tầng mạch máu nuôi, số lượng mạch máu nuôi trên 2 kỹ thuật hình ảnh TWIST và chụp MMSHXN với hệ số tương quan mạnh. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng- hình ảnh học các loại DDMMT Bảng 3. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng- hình ảnh học các loại DDMMT Đặc điểm Các loại DDMMT p Loại 1 Loại 2-3 Loại 4 Tuổi (trung bình) 48,9±10,73 29,53±13,29 31,89±19,98 <0,01 Giới tính Nam 16(76,19) 11(64,71) 8(88,89) >0,05 Nữ 5(23,81) 6(35,29) 1(11,11) Lâm sàng Yếu chi 19(90,48) 12(70,59) 8(88,89) >0,05 Rối loạn cảm giác 13(61,9) 12(70,59) 7(77,78) Rối loạn đi tiểu 4(19,05) 6(35,29) 1(11,11) Đau lưng 9(42,86) 2(11,76) 3(33,33) Khác 0 2(11,76) 1(11,11) Hình ảnh học Tầng tổn thương Cổ 2 (9,52) 3 (17,65) 1 (11,11) >0,05 Cổ- ngực 0 1 (5,88) 0 Ngực 9 (42,86) 8 (47,06) 3 (33,33) Ngực- thắt lưng 5 (23,81) 2 (11,76) 4 (4,44) Thắt lưng- cùng 5 (23,81) 3 (17,65) 1 (11,11) Lớn tủy 4(19,05) 14(82,35) 3(33,33) <0,05 Phù tủy Khu trú 1(5,26) 8(57,14) 1(12,5) <0,05 Lan tỏa 18(94,74) 6(42,86) 7(87,50) Xuất huyết 1(4,76) 8(47,06) 1(11,11) <0,05 DHTDDC Trong tủy 1(4,76) 2(11,76) 0 <0,05 Ngoài tủy 16(76,19) 3(17,65) 7(77,78) Trong + ngoài tủy 4(19,05) 12(70,59) 2(22,22) Búi dị dạng 1(4,76) 13(76,47) 1(11,11) 0,01 Mạch máu dãn 16(76,19) 16(94,12) 8(88,89) >0,05 BÀN LUẬN Qua nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình là 38,46 ± 16,39 tuổi, nhỏ nhất là 5 tuổi và lớn nhất là 70 tuổi. Phù hợp với nghiên cứu của Bikramjit Singh có tuổi trung bình 37,65±18,7 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi và lớn nhất là 74 tuổi(8). Nghiên cứu cho thấy DDMMT xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến tuổi già, phân bố cao nhất trong nhóm 30-50 tuổi chiếm 57,45%, là lứa tuổi lao động. Do đó nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây ảnh hường lớn đến công việc và chất lượng sống của bệnh nhân. Tỷ lệ nam: nữ sấp xỉ 3:1, cho thấy DDMMT chủ yếu gặp ở nam. Nghiên cứu ghi nhận 4 triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân DDMMT là yếu chi chiếm 82,98%, tiếp theo là rối loạn cảm giác chiếm 68,09%, rối loạn đi tiểu và đau lưng chiếm tỷ lệ thấp hơn 23,4% và 29,79% còn lại là các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, rối loạn đi tiêu, chiếm 6,38%. Các triệu chứng trên là các dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân DDMMT, là dấu hiệu gợi ý để giúp chẩn đoán DDMMT, tuy nhiên các dấu hiệu này không đặc hiệu vì còn gặp trong các bệnh lý khác của tủy sống, cột sống, Nên các dấu hiệu này giúp các bác sĩ lâm sàng chỉ định các cận lâm sàng tiếp theo để xác định nguyên nhân. Có nhiều cách phân loại DDMMT, nghiên cứu chúng tôi sử dụng bảng phân loại của Anson và Spetzler 1992(7). Loại 1 có tỷ lệ cao nhất chiếm 44,68%, loại 3 có tỷ lệ thấp nhất chiếm 4,26%. Kết quả cho thấy sự phân bố các loại DDMMT trong dân số Việt Nam có sự tương đồng với các dân số khác, với loại 1 là loại DDMMT chiếm tỷ lệ cao nhất. Chúng tôi nhận thấy có tới 42,55% trường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 40 hợp DDMMT xảy ra ở tầng ngực chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của El Mekabaty A, Pardo CA(4). Hình ảnh CHT của bệnh nhân DDMMT trong nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu tổn thương tủy bao gồm lớn tủy, phù tủy và xuất huyết nhu mô tủy. Hầu hết trường hợp có dấu hiệu phù tủy chiếm 87,23%, trong đó phù lan tỏa chiếm nhiều hơn phù khu trú, dấu hiệu lớn tủy chiếm 44,68% và xuất huyết nhu mô tủy chiếm tỷ lệ thấp 21,28%. Phù hợp với nghiên cứu của Võ Tấn Sơn có dấu hiệu phù tủy là dấu hiệu thường gặp trên CHT của bệnh nhân DDMMT chiếm 85,7%(7). Tất cả các trường hợp DDMMT tủy trong nghiên cứu đều có dấu hiệu dấu hiệu trống do dòng chảy (DHTDDC) trên CHT chiếm 100%, đây là dấu hiệu có giá trị giúp chẩn đoán DDMMT trên CHT. Dấu hiệu búi dại dạng trong nghiên cứu chiếm 31,91%, cao hơn với nghiên cứu của Trần Quốc Tuấn có dấu hiệu búi dại dạng chiếm 14,7%. Sự khác biệt này có thể do sự phân bố tỷ lệ các loại DDMMT khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả. Phân bố tuổi giữa các loại DDMMT trong nghiên cứu ghi nhận loại 1 có tuổi trung bình lớn nhất, tiếp đến là loại 4, phân bố tuổi thấp nhất gặp ở loại 2-3 với tuổi trung bình 29,53 tuổi. Các loại DDMMT đều tập trung ở nhóm tuổi trẻ, là nhóm tuổi lao động, ngoài ra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa sự phân bố tuổi với các loại DDMMT, tuổi càng lớn thì khả năng DDMMT loại 1 sẽ cao hơn so với các loại DDMMT khác và tuổi nhỏ thì gặp nhiều trong loại 2-3. Kết quả nghiên cứu nhận thấy lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong loại 1 và loại 4 là yếu chi, tiếp đến là rối loạn cảm giác, rối loạn đi tiểu chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong khi ở loại 2- 3 biểu hiện yếu chi và rối loạn cảm giác có tỷ lệ gần bằng nhau. Tầng tổn thương gặp nhiều nhất trong các loại dị dạng là tầng ngực chiếm 42,55%. So sánh giữa các loại nhận thấy tất cả các loại trong nghiên cứu đều gặp ở tầng ngực và thắt lưng cùng với tỷ lệ nhiều hơn và độ chênh lệch tỷ lệ ít hơn so với các loại còn lại. Tuy nhiên quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt trong phân bố các tầng tổn thương của các loại DDMMT. Ghi nhận dấu hiệu lớn tủy gặp nhiều nhất ở loại 2-3. Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên quan giữa dấu hiệu lớn tủy trên CHT và sự phân bố các loại DDMMT, giúp gợi ý tới DDMMT loại 2-3 là loại hay gặp dấu hiệu lớn tủy. Dấu hiệu phù tủy trong các loại DDMMT đều chiếm tỷ lệ cao, trong đó loại 1 và loại 4 thường gặp phù lan tỏa trong khi đó loại 2-3 lại gặp phù khu trú nhiều hơn. Nghiên cứu ghi nhận dấu hiệu xuất huyết nhu mô tủy gặp trong loại 2-3 nhiều hơn loại 1 và loại 4. Sau kiểm định cho thấy có mối liên quan giữa đặc điểm phân bố xuất huyết nhu mô tủy với các loại DDMMT, đây cũng là dấu hiệu gợi ý loại DDMMT. Dấu hiệu DHTDDC gặp trong tất cả các loại DDMMT, trong đó vị trí DHTDDC phân bố trong loại 1 và loại 4 gặp nhiều nhất là vị trí DHTDDC ngoài tủy trong khi đó loại 2-3 có tỷ lệ DHTDDC trong tủy chiếm tỷ lệ cao, sau kiểm định thấy có mối liên quan giữa vị trí phân bố DHTDDC với các loại DDMMT. Dấu hiệu búi dị dạng gặp trong loại 2-3 nhiều nhất trong khi loại 1 và 4 thấp hơn. Cho thấy loại 2-3 là loại thường gặp dấu hiệu búi dại dạng, là dấu hiệu định hướng chẩn đoán loại 2-3, phù hợp với đặc điểm của loại 2-3 là loại dị dạng có ổ dị dạng, là một mạng nhiều mạch máu bất thường thông nối động mạch và tĩnh mạch. Qua việc đánh giá mối liên quan giữa các loại DDMMT với các yếu tố lâm sàng, hình ảnh học. Chúng tôi nhận thấy có một số dấu hiệu trên CHT có liên quan với sự phân bố các loại DDMMT. Sau khi kiểm định sự tương quan giữa các yếu tố và các loại DDMMT trên CHT, chúng tôi ghi nhận các dấu hiệu lớn tủy, mức độ phù tủy, xuất huyết nhu mô tủy, búi dị dạng trên hình ảnh CHT có mối tương quan với phân bố các loại DDMMT, là các dấu hiệu thường gặp trong loại 2-3. Điều này cho thấy giá trị của kỹ thuật TWIST trong việc xác định tầng tổn thương, số lượng và vị trí động mạch nuôi của DDMMT giúp hướng dẫn chụp MMSHXN Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 41 trong điều trị, làm giảm các biến chứng và sự nhiễm tia cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 47 trường hợp DDMMT từ 01/2011 đến 03/2018 tại BV Đại Học Y Dược, BV Chợ Rẫy chúng tôi ghi nhận: Loại 1 chiếm 44,68%, loại 2 chiếm 31,91%, loại 3 chiếm 4,26%, loại 4 chiếm 19,15%. Tuổi trung bình là 38,46 tuổi, tỷ lệ nam:nữ sấp xỉ 3:1, gặp nhiều nhất là tầng ngực chiếm 42,55%. Các dấu hiệu trên CHT bao gồm: DHTDDC, búi dị dạng, mạch máu dãn, phù tủy, lớn tủy, xuất huyết nhu mô tủy. Có mối liên quan phân bố các đặc điểm lâm sàng- hình ảnh học với các dạng DDMMT: Tuổi, dấu hiệu lớn tủy, xuất huyết nhu mô tủy, mức độ phù, dấu hiệu búi dị dạng. Cộng hưởng từ xác định chính xác tầng tổn thương 89,36%. Giá trị các dấu hiệu hình ảnh Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán dị dạng mạch máu tủy loại 2-3 gồm: búi dị dạng, lớn tủy, xuất huyết nhu mô tủy. Kỹ thuật TWIST có giá trị trong xác định đúng tầng tổn thương dị dạng mạch máu tủy 92,85%, phát hiện động mạch nuôi dị dạng 64,29% và dự đoán đúng vị trí tầng mạch máu nuôi 60%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Backes WH, Nijenhuis RJ (2008). Advances in Spinal Cord MR Angiography. AJNR Am J Neuroradiol, pp.619-625. 2. Dehdashti AR, Da Costa LB, terBrugge KG, Willinsky RA, Tymianski M, Wallace MC (2009). Overview of the current role of endovascular and surgical treatment in spinal dural arteriovenous fistulas. Neurosurg Focus, 26:pp.E8. 3. Eckart SD, Obrzut M, Wyse E, Gailloud P (2016). Normal venous phase documented during angiography in patients with spinal vascular malformations: incidence and clinical implications. AJNR Am J Neuroradiol, 37(3):pp.565-571. 4. El Mekabaty A, Pardo CA (2017). The yield of initial conventional MRI in 115 cases of angiographically confirmed spinal vascular malformations. J neurol, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, doi: 10.1007/soo415-017-8419-x. 5. Greenberg MS (2006). Handbook of neurosurgery. Thieme, pp.75-76. 6. Larsson EM, Desai P, Hardin CW (1990). Venous infarction of the spinal cord resulting from dural arteriovenous fistula: MR Imaging finding. AJNA, pp.739-743. 7. Shoki T (2010). Magnetic resonance imaginxg of spinal vascular lessions, Neurovascular imaging. Springer, pp.487-505. 8. Singh B, Behari S (2016). Spinal arteriovenous malformations: Is surgery indicated? Asian Journal of Neurosurgery, 11(2):pp.134-142. 9. Thompson BG and Oldfield EH (2004). Spinal arteriorvenous malformations, Youman’s neurological surgery. Saunders, pp.2375-2419. 10. Thron A (2003). Vascular malformations and interventional neuroradiology of the spinal cord. Neurological Disorders Course and Treatment, Boston: Academic Press, pp.517-528 11. Võ Tấn Sơn (2012). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học trong chẩn đoán và theo dõi điều trị dị dạng mạch máu tủy. Y học thực hành (814) số 3/2012, pp.23 -26. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 42 TIÊM STEROID NGOÀI MÀNG CỨNG QUA ĐƯỜNG LIÊN BẢN SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG VÙNG THẤP MẠN TÍNH Võ Tấn Sơn*, Phạm Anh Tuấn*, Lê Đức Định Miên*, Hồ Minh Quang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau lưng mạn tính là nguyên nhân hàng đầu làm giảm chất lượng sống. Điều trị đau lưng mạn tính vùng thấp vẫn còn là một thử thách. Tại Việt Nam, nhiều đơn vị đã áp dụng phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng trong điều trị đau lưng mạn tính vùng thấp. Nhưng có ít nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thủ thuật. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng của phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng qua đường liên bản sống trong điều trị đau lưng mạn tính vùng thấp. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Đối tượng nghiên cứu: 129 bệnh nhân được điều trị đau lưng mạn tính vùng thấp bằng phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng qua đường liên bản sống. Kết quả: Sau tiêm steroid, điểm VAS giảm so với trước thủ thuật, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hồi phục tốt và rất tốt đạt 98,4% ở thời điểm xuất viện, 100% sau 1 tuần, 99,3% sau 1 tháng và 96,9% sau 3 tháng. 6 (4,65%) trường hợp thủng màng cứng. 1 trường hợp có triệu chứng đau đầu, cổ gượng, điều trị giảm triệu chứng sau 7 ngày. Kết luận: Tiêm steroid ngoài màng cứng là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị đau lưng mạn tính vùng thấp. Từ khóa: Đau lưng mạn tính vùng thấp, tiêm steroid ngoài màng cứng. ABSTRACT INTERLAMINAR EPIDURAL STEROID INJECTION IN TREATING CHRONIC LOW BACK PAIN Vo Tan Son, Pham Anh Tuan, Le Duc Dinh Mien, Ho Minh Quang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 42-46 Background: Background: Chronic low back pain decreases quality of life. Treating this problem is still a challenge. In Vietnam, many clinical units have applied epidural steroid injection method in chronic low back pain treating. But, there is no report about outcome of this treatment. Objectives: The aim of this study is to evaluate the efficiency, safety and complications of intelaminar epidural steroid injection in chronic low back pain treating. Methods: Cross sectional study. 129 patients was treated by interlaminar epidural steroid injection method. Figures were analysed by SPSS 16.0 program. Results: After epidural injection, VAS score has an significant decrease. 6 (4.65%) cases were punctured through dural but there was no sequel. Conclusion: Interlaminar epidural steroid injection is an efficiency and safety method in chronic low back pain treating. Key words: Chronic low back pain, epidural steroid injection. * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS Phạm Anh Tuấn ĐT: 0989031007 Email: tuandoctor2000@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_cong_huong_tu_cua_di_dang_mach_mau_tuy.pdf