Đặc điểm hình ảnh bó tháp trên "Diffusion Tensor Imaging" của người bình thường và các thay đổi trong nhồi máu não cấp

Tài liệu Đặc điểm hình ảnh bó tháp trên "Diffusion Tensor Imaging" của người bình thường và các thay đổi trong nhồi máu não cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BÓ THÁP TRÊN “DIFFUSION TENSOR IMAGING” CỦA NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC THAY ĐỔI TRONG NHỒI MÁU NÃO CẤP Nguyễn Thị Thanh Hoa*, Lê Văn Phước**, Lâm Thanh Ngọc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng là phương pháp không xâm lấn không những giúp mô tả tính toàn vẹn của bó tháp mà còn giúp mô tả những thay đổi trong nhồi máu não cấp. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm bó tháp ở người bình thường và các thay đổi trong tổn thương nhồi máu não cấp dựa trên kỹ thuật cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng (DTI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca ở 103 người trưởng thành, chia 2 nhóm: 61 người bình thường và 42 bệnh nhân nhồi não cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 09/2017 đến tháng 07/2018. Khảo sát bằng DTI trên máy Skyra 3T, hãng Siemens. So sánh các thông số phân suất khuếch tán không đẳng hướng (FA), khuếch tán trung bình ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh bó tháp trên "Diffusion Tensor Imaging" của người bình thường và các thay đổi trong nhồi máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BÓ THÁP TRÊN “DIFFUSION TENSOR IMAGING” CỦA NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC THAY ĐỔI TRONG NHỒI MÁU NÃO CẤP Nguyễn Thị Thanh Hoa*, Lê Văn Phước**, Lâm Thanh Ngọc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng là phương pháp không xâm lấn không những giúp mô tả tính toàn vẹn của bó tháp mà còn giúp mô tả những thay đổi trong nhồi máu não cấp. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm bó tháp ở người bình thường và các thay đổi trong tổn thương nhồi máu não cấp dựa trên kỹ thuật cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng (DTI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca ở 103 người trưởng thành, chia 2 nhóm: 61 người bình thường và 42 bệnh nhân nhồi não cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 09/2017 đến tháng 07/2018. Khảo sát bằng DTI trên máy Skyra 3T, hãng Siemens. So sánh các thông số phân suất khuếch tán không đẳng hướng (FA), khuếch tán trung bình (MD) ở các vị trí giải phẫu bó tháp bình thường (trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong, cầu não), vị trí tổn thương nhồi máu và vùng đối bên. Kết quả: Ở nhóm người trưởng thành bình thường, DTI cho thấy: giá trị FA ở chi sau bao trong và cầu não bên trái cao hơn bên phải (0,72 ± 0,04 và 0,66 ± 0,08 so với 0,69 ± 0,05 và 0,61 ± 0,09). FA cao nhất ở chi sau bao trong so với các vị trí khác (bên phải: 0,69 ± 0,05; bên trái: 0,72 ± 0,04). Tại trung tâm bán bầu dục, FA tương quan nghịchvàMDtương quan thuậnvới tuổi (bên phải: giá trị r lần lượt là -0,313; 0,357; bên trái: giá trị r lần lượt là -0,43; 0,284). Tuy nhiên các tỷ số rFA, rMD không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não cấp, rFA có giá trị nhất trong chẩn đoán nhồi máu não ở giai đoạn tối cấp với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 100%; 92,1%; 57,1%; 100%. rFA tương quan nghịch với thời gian khởi phát tại trung tâm bán bầu dục, vị trí nhồi máu (r lần lượt là -0,432; -0,503), tương quan nghịch với thể tích tổn thương nhồi máu (r = -0.392). Giá trị FA tại vị trí nhồi máu chỉ tăng trong vòng 6 giờ, sau đó FA giảm dần theo thời gian (giá trị rFA dưới 6 giờ: 1,14 ± 0,09;6 giờ - 3 ngày: 0,85 ± 0,36 và 3 – 7 ngày: 0,67 ± 0,48). rMD tương quan thuận với thể tích tổn thương nhồi máu (r = 0,595). Kết luận: DTI là kỹ thuật không xâm lấn,có giá trị, giúp nghiên cứu hình ảnh bó tháp bình thường cũng như chẩn đoán, đánh giá các thay đổi, dự đoán được kết cục lâm sàng trong nhồi máu não cấp. Từ khóa: kỹ thuật khuếch tán theo lực, bản đồ bó sợi thần kinh, phân suất khuếch tán bất đẳng hướng, độ khuếch tán trung bình, bó tháp, nhồi máu não cấp ABSTRACT CHARACTERIZATION OF PYRAMIDAL TRACT IN THE NORMAL HUMAN BRAIN AND IN PATIENTS WITH ACUTE STROKE BY DIFFUSION TENSOR IMAGING Nguyen Thi Thanh Hoa, Le Van Phuoc, Lam Thanh Ngoc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 01-08 Introduction: Diffusion tensor imaging (DTI) is a non-invasive in vivo method that not only characterizes the integrity of pyramidal tracts but also characterizes changes in acute infarction. Purpose: Utilizing diffusion tensor imaging (DTI) technique to study the characteristics of pyramidal tract * Bộ môn Chẩn đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Chẩn đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Hoa ĐT: 0988309529 Email: aviblossom1188@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 2 in the normal human brain and changes in patients with acute ischemic stroke. Materials and methods: Case series study was conducted on 103 adults, divided into two groups: 61 normal cases and 42 acute stroke patients at Cho Ray Hospital from September 2017 to July 2018. All DTI measurements were done using Skyra 3T instrument, Siemens. Comparison of FA, MD indexes was made focusing on normal anatomic locations (centrum semiovale, posterior limb internal capsule, pons), ipsilateral and contralateral infarct lesion. Results: In the normal group, DTI characterization showed that FA values of the left posterior limb internal capsule and pons were higher than those of the right (0.72±0.04 and 0.66±0.08 against 0.69±0.05 and 0.61±0.09, respectively). FA value was highest at posterior limb internal capsule (right: 0.69±0.05; left: 0.72±0.04, respectively). At centrum semiovale, FA was negatively correlated with age and MD was positively correlated with age (right: r values were -0.313, 0.357, left: r values were -0.43; 0.284, respectively). However, the rFA, rMD ratios did not differ between age groups. In patients with acute stroke, rFA was most valuable in the diagnosis of acute stroke with the sensitivity, specificity, positive and negative predictive value were100%, 92.1%, 57.1% and 100%, respectively. rFA was not onlynegatively correlated with the onset of time at centrum semiovale and infarct site (r values were -0.432, - 0.503, respectively) but alsonegatively correlated to the infarct volume (r value was -0.392). FA at the infarct site was increased only within 6 hours and FA decreased correspondingly to stroke duration (rFA less than 6 hours: 1.14 ± 0.09; 6 hours - 3 days: 0.85 ± 0.36 and 3-7 days: 0.67 ± 0.48). rMD was positively correlated with the infarct volume (r was 0.595). Conclusion: Diffusion tensor imaging is a non-invasive technique that is not only prominent for studying the normal structure of white matter fibers in vivo but also reliable for diagnosing, evaluating changes, predicting clinical outcomes in acute stroke. Keywords: diffusion tensor imaging (DTI), tractography, fractional anisotropy, mean diffusivity, pyramidal tract, acute stroke ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật, nguyên nhân đứng thứ hai gây sa sút trí tuệ và đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ. Tại Mỹ, tỷ lệ đột quỵ khoảng 3% dân số trưởng thành, nghĩa là khoảng 7 triệu dân số. Người ta ước tính đến năm 2020 tỉ lệ sẽ tăng gấp đôi cùng với quá trình hiện đại hóa và gia tăng tuổi thọ(14). Bó tháp là một trong những bó ly tâm lớn nối vỏ não vận động đến thân não và tủy sống. Hiểu được cấu trúc giải phẫu của bó tháp rất quan trọng đối với những nhà hình ảnh học và thần kinh học trong việc đánh giá mức độ tổn thương hay di chứng của các bệnh lý thần kinh. Kỹ thuật khuếch tán theo lực (DTI) là một phương pháp không xâm lấn để nghiên cứu cấu trúc các bó chất trắng và hứa hẹn trong đánh giá tổn thương thiếu máu não. Nghiên cứu này của chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bình thường của bó tháp trên DTI gồm: sự bất cân xứng, phân suất khuếch tán không đẳng hướng (FA), khuếch tán trung bình (MD), các thay đổi liên quan độ tuổi ... và những thay đổi bó tháp trên DTI ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Nghiên cứu thực hiện ở bệnh viện Chợ Rẫy. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp Mô tả loạt ca. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm người trưởng thành bình thường: là người Việt Nam ≥ 18 tuổi, thuận tay phải, được chụp cộng hưởng từ (CHT) với chuỗi xung DTI, kết quả CHT sọ não chưa ghi nhận bất thường. Nhóm bệnh nhân nhồi máu não: có thời gian khởi phát trong vòng 7 ngày đầu, thuận tay Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 3 phải, được chụp CHT sọ não với chuỗi xung DTI, kết quả CHT ghi nhận nhồi máu não (NMN) vùng trên lều, thuộc vùng chi phối động mạch não giữa. Tiêu chuẩn loại trừ Có tổn thương khác đi kèm trên hình ảnh CHT ở nhóm bệnh nhân (BN) NMN. Có tiền căn các bệnh lý tâm thần kinh trước đó (ví dụ, đột quy, mất trí nhớ, tâm thần phân liệt, trầm cảm ...). Các biến số thu thập: đặc điểm cá nhân, thời gian khởi phát, thang điểm NIHSS, sức cơ chi trên, thể tích vùng nhồi máu, FA, MD tại trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong, cầu não và tại vị trí nhồi máu, tỷ số DTI ở người bình thường (bên trái/bên phải), tỷ số DTI ở bệnh nhân nhồi máu não (bán cầu nhồi máu/đối bên). Phương tiện nghiên cứu: Các trường hợp được khảo sát trên máy MRI 3 Tesla, Skyra của hãng Siemens, bệnh viện Chợ Rẫy. Kỹ thuật DTI: thời gian chụp: 5 phút 17 giây, TR = 3800, TE = 95, độ dày lát cắt: 3mm, khoảng cách giữa các lát cắt: 1mm, matrix = 128 x 128, b = 1000 giây/mm2, voxel = 0,9 x 0,9 x 0,9 mm3. Đánh giá DTI trên 20 hướng, góc α = 20o. KẾT QUẢ Đặc điểm hình ảnh bó tháp bình thường trên “diffusion tensor imaging” Tổng số ca nghiên cứu: 61, trong đó nam 23 trường hợp (chiếm 37,7%), nữ 38 trường hợp (chiếm 62,3%). Tuổi trung bình: 43,8 ± 14,2 (18-73 tuổi). Được chia làm ba nhóm tuổi: ≤ 40 tuổi (chiếm 41%), 41 – 60 tuổi (chiếm 45,9%) và ≥ 60 tuổi (chiếm 8%) (Bảng 1). Tại trung tâm bán bầu dục: các giá trị FA, MD giữa hai bán cầu đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Biểu đồ 1). Tại chi sau bao trong và cầu não trái: các giá trị FA cao hơn, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giá trị MD hai bên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). FA ở cả hai bên bán cầu cao nhất tại chi sau bao trong và thấp nhất tại trung tâm bán bầu dục, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). MD tại trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong, cầu não khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Biểu đồ 2). Tại trung tâm bán bầu dục hai bên có sự tương quan nghịch nghịch giữa FA theo tuổi và tương quan thuận giữa MD theo tuổi (Bảng 2). Bảng 1: Giá trị trung bình của các thông số DTI (FA, MD) tại các vị trí trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong và cầu não hai bên Trung bình ± độ lệch chuẩn P** Bán cầu não phải Bán cầu não trái Trung tâm bán bầu dục FA 0,50 ± 0,07 0,50 ± 0,06 0,48 MD* 729,8 ± 32,9 830,2 ± 800,7 0,33 Chi sau bao trong FA 0,69 ± 0,05 0,72 ± 0,04 <0,001 MD* 712,5 ± 23,0 720 ± 33,9 0,06 Cầu não FA 0,61 ± 0,09 0,66 ± 0,08 <0,001 MD* 772,4 ± 106,7 738 ± 73,3 0,003 *MD có đơn vị 10-6 mm2/giây **Kiểm định t-test bắt cặp Bảng 2. Các tỷ số FA, MD ở từng nhóm tuổi Các thông số Nhóm tuổi Trung bình (độ lệch chuẩn) P* ≤ 40 tuổi 41 – 60 tuổi ≥ 61 tuổi Trung tâm bán bầu dục rFA 1,01 (0,12) 1,06 (0,14) 0,93 (0,11) 0,08 rMD 1,00 (0,08) 1,00 (0,03) 1,01 (0,04) 0,55 Chi sau bao trong rFA 1,05 (0,05) 1,05 (0,05) 1,05 (0,03) 0,97 rMD 1,01 ( 0,03) 1,00 (0,05) 1,01 (0,05) 0,71 Cầu não rFA 1,11 (0,10) 1,09 (0,11) 1,09 (0,08) 0,81 rMD 0,97 (0,09) 0,97 (0,11) 0,93 (0,11) 0,69 (*) Kiểm định ANOVA Không có sự khác biệt các tỷ số FA, MD giữa các nhóm tuổi tại các vị trí trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong và cầu não (p>0,05). Những thay đổi của bó tháp ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên “diffusion tensor imaging” Trong 42 trường hợp NMN có: 23nam (chiếm 59,5%), 17nữ (chiếm 40,5%), tuổi trung bình: 51,3 ± 13,6 (23-80 tuổi). Nhồi máu bên phải Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 4 25 trường hợp (59,5%), bên trái 17 trường hợp (40,5%), NIHSS trung bình 10,83 ± 4,03 (3-18 điểm), sức cơ chi trên 0/5 (45,2%), 1/5 (4,8%), 2/5 (7,1%), 3/5 (11.9%), 4/5 (40%), 5/5 (0%). Trong đó, có 4 trường đột quỵ dưới 6 giờ, 20 trường hợp đột quỵ 6-3 ngày và 18 trường hợp đột quỵ từ 3 ngày đến 7 ngày (Biểu đồ 3). Dưới 6 giờ sau khởi phát đột quỵ, giá trị rFA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất và diện tích dưới đường cong lớn nhất để chẩn đoán nhồi máu não. Như vậy, giá trị rFA có giá trị tốt nhất trong chẩn đoán NMN ở thời điểm dưới 6 giờ (Bảng 3). Tương quan nghịch giữa rFA với thời gian bị nhồi máu tại trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong, cầu não và vị trí nhồi máu (r lần lượt là - 0,432; -0,296; -0,334; -0,503); tương quan nghịch giữa rFA với thể tích vùng nhồi máu (r = -0,392) (Bảng 4). Biểu đồ 1. Giá trị FA, MD tại các vị trí trung tâm bán bầu dục, chi sau bao trong, cầu não hai bên bán cầu Biểu đồ 2. Tương quan giữa các giá trị FA, MD theo tuổi tại trung tâm bán bầu dục hai bên. 0 0.5 1 Trung tâm bán bầu dục Chi sau bao trong Cầu não F A b án c ầu n ão p h ải 0 0.5 1 Trung tâm bán bầu dục Chi sau bao trong Cầu não F A b án c ầu n ão t rá i 600 800 1000 1200 Trung tâm bán bầu dục Chi sau bao trong Cầu não M D b án c ầu n ão ph ải (1 0 -6 m m 2 / g iâ y) 400 600 800 1000 Trung tâm bán bầu dục Chi sau bao trong Cầu não M D b án c ầu n ão t rá i (1 0 -6 m m 2 / gi ây ) y = -0,0015x + 0,5648 R² = 0,0954 R= -0,313 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 10 30 50 70 F A t ại t ru n g tâ m b án b ầu d ục p h ải Tuổi y = -0,0019x + 0,5872 R² = 0,1847 R = -0,43 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 10 30 50 70 F A t ại t ru n g tâ m b án b ầu d ục t rá i Tuổi y = 0,8309x + 693,36 R² = 0,1276 R = 0,357 600 700 800 10 30 50 70 M D t ru ng t âm b án b ầu d ục p h ải ( 1 0 -6 m m 2 / gi ây ) Tuổi y = 0,9886x + 684 R² = 0,0805 R = 0,284 600 650 700 750 800 850 10 30 50 70 M D t ại t ru n g tâ m b án b ầu d ục t rá i (1 0 -6 m m 2 / gi ây ) Tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 5 Biểu đồ 3. Đường cong ROC, diện tích dưới đường cong (AUC), cut-off, độ nhạy, độ đặc hiệu của các giá trị rFA, rMD tại vị trí nhồi máu ở thời điểm khởi phát nhồi máu dưới 6 giờ. Bảng 3. Tương quan giữa rFA với các yếu tố tiên lượng nhồi máu não Giá trị P* Giá trị P* Giá trị P* Giá trị P* Thời gian nhồi máu Hệ số góc (a) -0,0017 0,004 -0,0011 0,05 -0,0015 0,03 -0,005 <0,01 Hằng số (b) 0,998 / 0,963 / 1,044 / 1,181 / Thể tích nhồi máu Hệ số góc (a) -0,004 0,17 -0,0008 0,01 -0,0007 0,07 0,0009 0,26 Hằng số (b) 0,899 / 0,937 / 0,979 / 0,733 / (*) Tương quan Pearson Bảng 4. Tương quan giữa rMD với các yếu tố tiên lượng nhồi máu não Giá trị P* Giá trị P* Giá trị P* Giá trị P* Thể tích nhồi máu Hệ số góc (a) -0,0007 0,13 -0,0005 0,24 0,001 <0,001 -0,0009 0,42 Hằng số (b) 0,8418 / 0,9694 / 0,944 / 0,68882 / Sức cơ chi trên Hệ số góc (a) 0,041 0,04 0,0277 0,16 0,026 0,02 0,0106 0,81 Hằng số (b) 0,717 / 0,8801 / 1,066 / 0,6082 / (*) Tương quan Pearson Có tương quan thuận rMD với sức cơ chi trên tại trung tâm bán bầu dục và cầu não (r lần lượt 0,316 và 0,356), với thể tích nhồi máu tại cầu não (r = 0,595). BÀN LUẬN Đặc điểm hình ảnh bó tháp bình thường trên “diffusion tensor imaging” Bất đối xứng FA giữa não bên phải và trái trong nghiên cứu chúng tôi với ưu thế bên trái, phù hợp với nhiều nghiên cứu. Nhiều tác giả như Eluvathingal, Hasan (2007) cho thấy có bất đối xứng giá trị FA bên trái nhiều hơn phải(6). AUC 94,1% Cut–off 1.006 Sens 100% Spec 92.1% FA tại vị trí nhồi máu rMD tại vị trí nhồi máu AUC 65,1% Cut–off 0,4611 Sens 100% Spec 52.6% PPV 18,2% NPP 100% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 6 Kết quả của chúng tôi cho thấy các sợi chất trắng có hướng khác nhau sẽ có giá trị FA khác nhau, có giá trị cao ở những vị trí các bó sợi tập trung dày đặc và nối kết chặt chẽ và có cùng hướng như ở gối, lồi thể chai, chi sau bao trong và có giá trị thấp ở những ở những sợi chất trắng sắp xếp bắt chéo nhau như ở trung tâm bán bầu dục, phù hợp với nghiên cứu của Chen (2008)(5), Pierpaoli (1996)(10). Nghiên cứu chúng tôi cho thấy FA cao nhất tại chi sau bao trong. Kết quả này phù hợp nhiều báo cáo Rathee (2016)(11), Chen (2008)(5), Rovaris (2003)(13). Ở chi sau bao trong, các sợi bó tháp có nối kết chặt chẽ. Ở cầu não, có giảm số lượng các sợi, phân tách nhiều bó làm giảm FA, tăng MD so với vùng chi sau bao trong. Các nghiên cứu của Bennett(2), Wu(21), Hsu(8) đều cho thấy FA giảm dần và MD tăng dần theo tuổi và tăng cao đáng kể ở nhóm lớn tuổi so với nhóm trẻ tuổi(2). Thay đổi này do giảm mật độ myelin và thay đổi thoái hóa vi cấu trúc myelin. Tác giả cũng ghi nhận thay đổi DTI theo độ tuổi đặc biệt khá rõ ở vùng trán trước và vùng chi sau bao trong. Quá trình lão hóa gây ra những thay đổi thần kinh thông qua tác động đến vi cấu trúc chất trắng, được giải thích do giảm mật độ các sợi trục xuất phát từ các yếu tố vi cấu trúc như thoái hóa myelin, tổn thương hay mất các sợi trục, viêm ... Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy FA của bó tháp ở cả hai bên bán cầu tương quan nghịch theo tuổi, hai giá trị MD tương quan thuận theo tuổi. Thế nhưng, tỷ số các giá trị FA, MD giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải lại không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Hạn chế: nghiên cứu còn một số hạn chế: thực hiện với mẫu không cao, kỹ thuật DTI với một số công đoạn thực hiện chưa được thật sự chuẩn hóa, chưa có các nghiên cứu đi trước ở nước ta Những thay đổi của bó tháp ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên “diffusion tensor imaging” Các thử nghiệm trên động vật và các trường hợp lâm sàng đều chứng minh rằng chất trắng thay đổi nhạy hơn chất xám trong nhồi máu, bất thường khuếch tán có ý nghĩa của các phân tử nước trong vùng nhồi máu biểu hiện là mất sự vận động đột ngột hoặc là thay đổi bất thường. Những thay đổi vận động của phân tử nước biểu hiện bằng giảm có ý nghĩa giá trị FA trong chất trắng trên DTI. Do đó DTI là một ứng dụng cải tiến trong MRI não và giúp khảo sát được giải phẫu và thay đổi bệnh học của các bó sợi thần kinh. Chúng tôi ghi nhận giá trị FA tại trung tâm bán bầu dục và tại vị trí nhồi máu tương quan nghịch với thời gian khởi phát, phù hợp với kết quả của nghiên cứu Carano (2000)(4), Green (2002)(7), Ozsunar (2004)(9), Schaefer (2003)(15), Sotak (2002)(17). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có rFA tăng trong 6 giờ đầu, sau đó giảm dần theo thời gian khởi phát nhồi máu, phù hợp với nghiên cứu của Bhagat (2006)(3), Green (2002)(7); Ozsunar (2004)(9). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Alcantara (2014)(1) khi rFA là giá trị nhất để chẩn đoán NMN tối cấp. Như vậy, rFA thật sự có giá trị nhất để dự đoán tuổi tổn thương nhồi máu. Tương quan nghịch giữa rFA tại chi sau bao trong, tương quan thuận giữa rMD tại cầu não với thể tích nhồi máu. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Rossi(12). Như vậy, giá trị thấp FA không chỉ tại vị trí nhồi máu mà còn ở trung tâm bán bầu dục và chi sau bao trong có thể do tổn thương nhồi máu gây sự phá hủy lan tỏa bó chất trắng. Phân suất bất đẳng hướng FA là một dấu hiệu có giá trị đối với kết cục vận động ở giai đoạn mạn tính, điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Vargas(19), Chen(5), Song(16). Thế nhưng, FA lại tỏ ra kém hiệu quả hơn ở giai đoạn đầu của NMN. Một giải thích được đề xuất cho điều này đó là ở giai đoạn cấp tính, các cơ chế tế bào như phù độc tế bào, tác động động học khác nhau dẫn đến giá trị FA giả bình thường hoặc tăng(18). Như vậy, so với MRI thường quy, DTI có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 7 nhiều điểm vượt trội. Thứ nhất, giúp phát hiện các ổ nhồi máu tối cấp mà thường khó thấy trên CHT thường quy; thứ hai, nó cho thấy sự mất liên tục của các bó sợi chất trắng; thứ ba, nó có độ phân giải không gian cao hơn và ít ảnh giả hơn; thứ tư, DTI tạo ra hình các sợi màu bộc lộ mối liên quan giữa vùng nhồi máu với các sợi bị tổn thương và hình tái tạo 3D các sợi sẽ cho thấy trực tiếp tình trạng của bó vỏ gai; thứ năm, dự đoán được kết cục lâm sàng(20). Hạn chế: Thời gian khởi phát của chúng tôi khảo sát trên các bệnh nhân khác nhau chứ không phải theo diễn tiến thời gian của cùng một bệnh nhân, điều này chỉ cho một cái nhìn tổng quát về diễn tiến các thông số DTI theo thời gian, mối tương quan với thang điểm NIHSS, sức cơ chi trên ở nhiều cá thể chứ không phải trên một cá thể. Trong quá trình ROI tại vùng nhồi máu dựa trên bản đồ ADC, nên không thể phân biệt được chất trắng và chất xám, có thể làm các giá trị DTI thấp hơn so với thực thế (chất xám có có giá trị DTI thấp). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mẫu 61 người trưởng thành, bình thường, trong đó có 23 nam và 38 nữ, đánh giá bó tháp bằng kỹ thuật cộng hưởng từ khuếch tán theo lực, chúng tôi nhận thấy: 1/ FA cao hơn ở bên trái so với bên phải ở chi sau bao trong và cầu não. 2/ FA cao nhất ở chi sau bao trong so với các vị trí khác. 3/ Tại trung tâm bán bầu dục, FA tương quan nghịch và MD tương quan thuận với tuổi. 4/ Các tỷ số rFA, rMD không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân nhồi máu não, trong đó 23 nam, 17 nữ, chúng tôi nhận thấy:1/ rFA có giá trị nhất trong chẩn đoán nhồi máu não ở giai đoạn tối cấp. 2/ rFA tương quan nghịch với thời gian khởi phát tại trung tâm bán bầu dục, vị trí nhồi máu, tương quan nghịch với thể tích tổn thương nhồi máu. 3/ Giá trị FA tại vị trí nhồi máu chỉ tăng trong vòng 6 giờ, sau đó FA giảm dần theo thời gian. Như vậy, DTI là kỹ thuật không xâm lấn có giá trị, giúp nghiên cứu hình ảnh bó tháp bình thường cũng như đánh giá các thay đổi trong thiếu máu não cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alcantara JP (2014). Diffusion tensor imaging in acute ischemic stroke: the role of anisotropy in determining the time of onset and predicting long-term motor outcome. Universitat de Girona, pp. 232-2015. 2. Bennett IJ et al (2010). Age-Related Differences in Multiple Measures of White Matter Integrity: A Diffusion Tensor Imaging Study of Healthy Aging. Human brain mapping, 31 (3), pp. 378-390. 3. Bhagat YA et al (2006). The Relationship between Diffusion Anisotropy and Time of Onset after Stroke. Journal of Cerebral Blood Flow & Metabolism, 26(11):pp. 1442-1450. 4. Carano RA et al (2000). Multispectral analysis of the temporal evolution of cerebral ischemia in the rat brain. J Magn Reson Imaging, 12(6):pp. 842-58. 5. Chen Z et al (2008). Evaluating ischemic stroke with diffusion tensor imaging. Neurol Res, 30 (7):pp. 720-6. 6. Eluvathingal TJ et al (2007). Quantitative Diffusion Tensor Tractography of Association and Projection Fibers in Normally Developing Children and Adolescents. Cerebral cortex (New York, NY: 1991), 17(12):pp. 2760-2768. 7. Green H et al (2002). Increased anisotropy in acute stroke: a possible explanation. Stroke, 33(6):pp. 1517-21. 8. Hsu JL et al (2008). Gender differences and age-related white matter changes of the human brain: a diffusion tensor imaging study. Neuroimage, 39(2):pp. 566-77. 9. Ozsunar Y et al (2004). Evolution of water diffusion and anisotropy in hyperacute stroke: significant correlation between fractional anisotropy and T2. AJNR Am J Neuroradiol, 25(5):pp. 699-705. 10. Pierpaoli C et al (1996). Diffusion tensor MR imaging of the human brain. Radiology, 201(3):pp. 637-48. 11. Rathee R, Rallabandi VP, Roy Prasun K (2016). Age-Related Differences in White Matter Integrity in Healthy Human Brain: Evidence from Structural MRI and Diffusion Tensor Imaging. Magnetic Resonance Insights, 9:pp. 9-20. 12. Rossi ME et al (2010). Diffusion tensor imaging correlates with lesion volume in cerebral hemisphere infarctions. BMC Med Imaging, 10:pp. 21. 13. Rovaris M et al (2003). Age-related changes in conventional, magnetization transfer, and diffusion-tensor MR imaging findings: study with whole-brain tissue histogram analysis. Radiology, 227(3):pp. 731-8. 14. Sacco RL et al (2013). An updated definition of stroke for the 21st century: a statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 44(7):pp. 2064-89. 15. Schaefer PW et al (2003). Assessing tissue viability with MR diffusion and perfusion imaging. AJNR Am J Neuroradiol, 24(3):pp. 436-43. 16. Song J et al (2015). DTI measures track and predict motor function outcomes in stroke rehabilitation utilizing BCI technology. Frontiers in Human Neuroscience, 9:pp. 195. 17. Sotak CH (2002). The role of diffusion tensor imaging in the evaluation of ischemic brain injury - a review. NMR Biomed, 15(7-8):pp. 561-9. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 8 18. Sun SW et al (2006). Differential sensitivity of in vivo and ex vivo diffusion tensor imaging to evolving optic nerve injury in mice with retinal ischemia. Neuroimage, 32(3):pp. 1195-204. 19. Vargas P et al. (2013). Assessment of corticospinal tract (CST) damage in acute stroke patients: comparison of tract-specific analysis versus segmentation of a CST template. J Magn Reson Imaging, 37(4):pp. 836-45. 20. Werring D et al (2000). Diffusion tensor imaging can detect and quantify corticospinal tract degeneration after stroke. Journal of Neurology, Neurosurgery, and Psychiatry, 69(2):pp.269-272. 21. Wu YC et al (2011). Age and Gender Related Changes in the Normal Human Brain using Hybrid Diffusion Imaging (HYDI). NeuroImage, 54(3):pp. 1840-1853. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_bo_thap_tren_diffusion_tensor_imaging_cua.pdf