Tài liệu Đặc điểm hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
107
ĐẶC ĐIỂM HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2017
Lê Thúy Phương*, TạVăn Trầm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường gặp và quan trọng đối với người lớn
tuổi nhập viện với nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đa dạng. Đôi khi còn nhầm lẫn với các bệnh lý
thuộc các chuyên khoa khác nhau. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để góp phần điều trị
tốt cho bệnh nhân lớn tuổi và làm hạn chế tình trạng hạ natri máu xảy ra, để giảm tỷ lệ nhập viện, giảm gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả có phân tích ở bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang năm 2017.
Kết quả: Trên cơ sở 168 bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu nhận thấy: Đặc điểm bệnh nhân lớn tuổi hạ natri
máu: Sống ở nông thôn (67,9%), có tỷ lệ tăng dần theo tuổi nhưng giảm trên 90 tuổi (3,6%). Có ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
107
ĐẶC ĐIỂM HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2017
Lê Thúy Phương*, TạVăn Trầm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường gặp và quan trọng đối với người lớn
tuổi nhập viện với nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đa dạng. Đôi khi còn nhầm lẫn với các bệnh lý
thuộc các chuyên khoa khác nhau. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để góp phần điều trị
tốt cho bệnh nhân lớn tuổi và làm hạn chế tình trạng hạ natri máu xảy ra, để giảm tỷ lệ nhập viện, giảm gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả có phân tích ở bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang năm 2017.
Kết quả: Trên cơ sở 168 bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu nhận thấy: Đặc điểm bệnh nhân lớn tuổi hạ natri
máu: Sống ở nông thôn (67,9%), có tỷ lệ tăng dần theo tuổi nhưng giảm trên 90 tuổi (3,6%). Có nhiều bệnh mạn
tính: cushing do thuốc (69,6%); đau khớp (60,7%); tăng huyết áp (60,7%); thiếu máu cơ tim (57,1%); bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (39,2%); đái tháo đường (28,6%); xơ gan cổ chướng (22,6%); suy tim (7,1%). Nguyên
nhân: Kiêng ăn mặn (60,9%); sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm kéo dài (60,7%); Phù ngoại biên (35,7%);
Đường huyết tăng (12,5%). Hạ natri mức nhẹ, trung bình (46,4% và 44,6%), mức độ nặng (8,9%). Với các
triệu chứng: Buồn nôn, nôn ói (80,4%); nhức đầu, nhắm mắt (57,1%); lơ mơ (10,7%); co giật (1,8%). Hạ natri
máu có: áp lực thẩm thấu máu bình thường (57,1%); thấp ((30,4%); tăng (12,5%). Thể tích dịch ngoại bào: giảm
(50.6%); tăng (35,7%); bình thường (13,7%). Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ nặng hạ natri máu ở
người lớn tuổi: Phân tích mô hình đơn biến cho thấy bệnh nhân hạ natri máu có kèm theo đái tháo đường, áp lực
thẩm thấu máu giảm, tỷ trọng nước tiểu thấp (< 1,003) có liên quan hạ natri máu nặng với p = 0,00 - 0,02.
Kết luận: Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường gặp và quan trọng đối với người lớn tuổi. Có nhiều cách
điều trị khác nhau. Cần được tiếp cận đầy đủ để chẩn đoán và xử trí thích hợp kịp thời, đặc biệt là các trường hợp
nặng có triệu chứng.
Từ khóa: Hạ natri máu, đau khớp, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF OLDER PATIENTS WITH HYPONATREMIA PATIENTS IN TIEN GIANG
GENERAL HOSPITAL IN 2017
Le Thuy Phuong, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 107 – 113
Background and Objectives: Hyponatremia is a common electrolyte disorder and is important for older
adults hospitalized for multiple causes and clinical manifestations. Sometimes confused with the pathology of
different specialties. From that fact, we conducted this research to better treat older patients, and to limit
hyponatremia, to reduce hospitalization, to reduce family burden and society.
Patients and Methods: Cross –sectional analysis and description are older patients with hyponatremia in
Tien Giang general hospital in 2017.
Results: Based on 168 older patients with hyponatremia show that: Characteristics of the older Patients with
hyponatremia: Living in rural areas (67.9%), with the rate increasing with age but decreasing over 90 years old
* Bệnh viện đa khoa Tiền Giang
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Tạ Văn Trầm, ÐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
108
(3.6%). There are many chronic diseases: cushing due to drug (69.6%); joint pain (60.7%); hypertension
(60.7%); ischemic heart disease (57.1%); Chronic obstructive pulmonary disease (39.2%); diabetes mellitus
(28.6%); cirrhosis of the liver (22.6%); heart failure (7.1%). Cause: Fast food (60.9%); use of prolonged anti-
inflammatory painkillers (60.7%); Peripheral edema (35.7%); Blood glucose increased (12.5%). Lower sodium
levels were mild, moderate (46.4% and 44.6%), severe (8.9%). With symptoms: Nausea, vomiting (80.4%);
Headache, eyes closed (57.1%); drowsiness (10.7%); seizures (1.8%). Hyponatremia has: blood permeation
pressure: normal (57.1%); decreased (30.4%); increased (12.5%). Volume of extracellular fluid: decreased
(50.6%), increased (35.7%), normal (13.7%). Relationship between factors with severity of hyponatremia in older
people: Single-variable analysis showed that patients with hyponatremia associated with diabetes, decreased blood
permeation pressure, and low urinary density (< 1.003) were associated with severe hyponatremia. p = (0.00 -
0.02). Conclusion: Hyponatremia is a common electrolyte disorder and is important for older people. There are
many different treatments. Appropriate access to appropriate diagnosis and management should be provided,
especially severe cases have symptoms.
Keywords: Hyponatremia, joint pain, hypertension, ischemic heart disease, chronic obstructive pulmonary
disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuổi thọ con người ngày càng tăng nhờ hệ
thống y tế, kinh tế và điều kiện môi trường được
cải thiện. Tuổi thọ tăng thường đi kèm với sự gia
tăng các bệnh thoái hóa do tuổi cao và các bệnh
mạn tính, trong đó có sự giảm khả năng cô đặc
và pha loãng nước tiểu, nên người cao tuổi dễ
xảy ra hạ natri máu. Hạ natri máu là tình trạng
thừa nước so với natri trong dịch ngoại bào và
thường được xác định khi nồng độ natri thấp
hơn 135 mmol/l. Là rối loạn điện giải thường gặp
nhất trong thực tế lâm sàng, hạ natri máu (< 135
mmol/l) có thể gặp ở 15 - 22% bệnh nhân (BN)
nội trú và ở khoảng 7% BN ngoại trú(1,8). Theo
Anderson và cộng sự, cứ trong 100 BN nội trú sẽ
có khoảng 3 BN có natri máu dưới 130 mmol/l
và trong 100 BN nội trú có natri máu bình
thường mỗi ngày sẽ có khoảng 1 BN có hạ natri
máu(1). Hạ natri máu có thể gây ra các biến
chứng nặng, tăng tỷ lệ tử vong cũng như có thể
là dấu ấn của các bệnh lý cơ bản tiềm tàng khác
vì vậy cần được nhận diện và xử trí kịp thời(6).
Mặc dù còn nhiều vấn đề còn tranh cải trong
đánh giá và xử trí hạ natri máu, đa số các tác giả
đều thống nhất ở các điểm sau: nên đánh giá
tình trạng hạ natri máu dựa vào thể tích ngoại
bào (tăng, giảm, bình thường), hội chứng tăng
tiết ADH không thích hợp (syndrome of
inatrippropriate ADH secretion - SIADH) là một
trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ
natri máu với thể tích ngoại bào bình thường.
Thực tế cho thấy, người lớn tuổi hạ natri máu
nhập viện rất phổ biến. Ðôi khi các triệu chứng
của hạ natri máu là lý do để nhập viện với các
biểu hiện và mức độ nặng khác nhau chưa được
chú ý nhiều nên còn nhầm lẫn với các bệnh lý
thuộc các chuyên khoa khác nhau. Từ thực tế đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
đặc điểm hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi
nhập viện tại Bệnh viện Đa Khoa Trung tâm
Tiền Giang năm 2017” nhằm để góp phần điều
trị tốt cho bệnh nhân lớn tuổi. Đây là đối tượng
dể tổn thương, nhưng khó hồi phục nên cần có
biện pháp làm hạn chế tình trạng hạ natri máu
xảy ra, để giảm tỷ lệ nhập viện, giảm gánh nặng
cho gia đình và xã hội với các mục tiêu.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm hạ natri máu ở bệnh nhân
lớn tuổi nhập viện.
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và độ
nặng hạ Natri máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân lớn tuổi nhập viện tại khoa
Nội A Bệnh viện Đa Khoa Trung tâm Tiền Giang
có xét nghiệm natri máu < 135 mEq/L từ tháng 2
- 9 năm 2017.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
109
Tiêu chí chọn mẫu
Chọn tất cả những bệnh nhân từ 60 tuổi trở
lên nhập viện có xét nghiệm natri máu < 135mmol/l.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Những bệnh nhân: Nhiễm trùng nặng, xuất
huyết não, u não, suy thận mạn chạy thận định
kỳ, hội chứng thận hư.
Những bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong
nghiên cứu theo công thức:
(Z 1 - /2)
2. p (1 – p)
n =
c2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu
Z2(1- /2) = 1,96 tương ứng độ tin cậy 95%
p: Tỷ lệ giảm Natri máu, chọn p = 28% (theo
tác giả Hsu Yu-Juei tỷ lệ hạ natri máu tại phòng
cấp cứu(4).
c: Sai số cho phép, chọn c = 0,09.
Thế vào công thức trên:
1,962 x 0,28 x (1 - 0,28)
n = ------------------------------- = 95
0,092
Thay vào công thức tính được n = 95, trong
thực tế chúng tôi đã chọn 168.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu tiện ích, không xác suất. Số mẫu
có số quan sát ít nhất cho đến thời điểm kết thúc
nghiên cứu.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán
Chuẩn chẩn đoán mức độ hạ natri máu theo
tiêu chuẩn Châu Âu 2014(7)
Mức độ hạ
natri máu
Nhẹ Trung bình Nặng
130-135 mEq/L 121-129 mEq/L ≤ 120 mEq/L
Công thức tính áp lực thẩm thấu huyết tương
theo ADA 2014
ALTT= 2 [Natri+ (mEq) + K+ (mEq)] + Urê
máu (mg%)/2,8 + Glucose(mg)/18.
Hoặc ALTT = 2Natri+ (mmol/l) + Glucose
(mmol/l) + Urê (mmol/l).
Đo áp lực thẩm thấu nước tiểu hay tỷ trọng
nước tiểu
Đo áp lực thẩm thấu nước tiểu (100mosm/l):
chúng tôi dùng tỷ trọng nước tiểu, với mức pha
loãng nước tiểu tương ứng với tỷ trọng 1,003.
Phân loại thể tích dịch ngoại bào
Dịch ngoại bào tăng: thể hiện trên lâm sàng
bằng phù thường gặp nhất, có thể tràn dịch các
màng hay tĩnh mạch cổ nổi.
Dịch ngoại bào giảm, thể hiện bằng nhiều
triệu chứng: môi lưỡi khô, véo da, tụt huyết áp
tư thế.
Dịch ngoại bào bình thường: Những bệnh
nhân không có biểu hiện tăng hay giảm thể tích
dịch ngoại bào thì được xem như có thể tích dịch
ngoại bào bình thường. Có 3 nguyên nhân
thường gặp nhất là: suy giáp, suy vỏ thượng
thận và hội chứng tăng tiết ADH.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp BN bằng phiếu khảo sát, kết quả
thăm khám lâm sàng.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 15.0.
KẾT QUẢ
Qua phân tích số liệu từ 168 bệnh nhân lớn
tuổi có nồng độ natri máu giảm, kết quả như sau:
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Tuổi bệnh nhân: tuổi nhỏ nhất là 60, tuổi lớn
nhất là 93, tuổi trung bình là 76,8 9,5.
Giới: Nam 99 (58,9%) nhiều hơn Nữ 69
(41,1%). Phân bố theo lớp tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
110
Bảng 1. Phân bố theo lớp tuổi
Tuổi
60 – 70
tuổi
n (%)
71-80 tuổi
n (%)
81-90 tuổi
n (%)
> 90
tuổi
n (%)
Tổng số
n (%)
BN 30(17,8) 60(35,7) 72(42,9) 6(3,6) 168(100)
Bảng 2 Cư ngụ
Cư ngụ
Nông thôn
n (%)
Thành thị
n (%)
Tổng số
n (%)
BN 114(67,9) 54(32,1) 168(100)
Tiền sử bệnh mạn tính của bệnh nhân
Bảng 3: Tiền sử bệnh mạn tính của bệnh nhân N =
168
Tiền sử bản thân Có
n (%)
Không
n (%)
Tổng số
n (%)
Tăng huyết áp 102 (60,7) 66 (39,3) 168 (100)
Thiếu máu cơ tim 96 (57,1) 72 (42,9) 168 (100)
Đái tháo đường 48 (28,6) 120 (71,4) 168 (100)
Suy tim 12 (7,1) 156 (92,9) 168 (100)
Xơ gan cổ chướng 38 (22,6) 130 (77,4) 168 (100)
Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
66 (39,2) 102 (60,8) 168 (100)
Đau khớp 102 (60,7) 66 (39,3) 168 (100)
Suy thận mạn 18 (10,7) 150 (89,3) 168 (100)
Cushing 117 (69,6) 51 (30,4) 168 (100)
Đặc điểm hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi
nhập viện
Mức độ hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi
nhập viện
Bảng 4 Mức độ hạ natri máu ở bệnh nhân lớn tuổi
nhập viện.
Mức độ hạ
natri máu
Nhẹ
(130-135)
mEq/L
Trung bình
(121-129)
mEq/L
Nặng
(≤ 120
mEq/L)
Tổng số
Bệnh nhân n(%) 78 (46,4) 75 (44,6) 15 (8,9) 168(100)
Triệu chứng lâm sàng theo mức hạ natri máu
Bảng 5. Triệu chứng lâm sàng theo mức hạ natri
máu
Triêu
chứng hạ
natri
Mức độ hạ natri máu Tổng số
Nhẹ
(130-135)
mEq/L
Trung bình
(121-129)
mEq/L
Nặng
(≤ 120
mEq/L
Nhức đầu,
nhắm mắt
45 (26,8) 39 (23,1) 12 (7,1) 96 (57,1)
Buồn nôn,
nôn ói
60 (35,7) 60 (35,7) 15 (8,9) 135 (80,4)
Lơ mơ 3 (1,8) 15 (8,9) 0 18 (10,7)
Co giật 0 0 3 (1,8) 3 (1,8)
Hôn mê 0 0 0 0
Nguyên nhân hạ natri ở bệnh nhân lớn tuổi
Bảng 6. Nguyên nhân hạ natri ở bệnh nhân lớn tuổi
Nguyên nhân hạ natri Số BN Tỷ lệ (%)
Tiêu chảy- suy kiệt 18 10,7
Lợi tiểu 45 26,8
Sử dụng thuốc giảm đau
kháng viêm kéo dài > 3
tháng. (Suy thượng thận)
102 60,7
Tăng lipid máu 0 0
Tăng albumin máu 0 0
Đường huyết tang >11mmol/l 21 12,5
Kiêng ăn mặn 116 60,9
Phù 60 35,7
Tỷ lệ hạ natri máu theo áp lực thẩm thấu:
Bảng 7. Tỷ lệ hạ natri máu theo áp lực thẩm thấu
Áp lực
thẩm thấu
máu
Thấp
< 275
mOsm/L
Bình
thường
275-290
mOsm/L
Cao
> 290
mOsm/L
Tổng số
Bệnh nhân
n(%)
51(30,4) 96 (57,1) 21 (12,5) 168 (100)
Tỷ lệ hạ natri máu theo thể tích dịch ngoại
bào
Bảng 8. Tỷ lệ hạ natri máu theo thể tích dịch ngoại
bào.
Thể tích ngoại
bào
Bình
thường
Tăng
thể tích
Giảm thể
tích
Tổng số
Bệnh nhân n(%) 23 (13,7) 60 (35,7) 85 (50,6) 168(100)
Mối liên hệ giữa các đặc điểm lâm sàng và
mức độ hạ natri máu
Bảng 9. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và
mức độ hạ natri máu theo tiêu chuẩn chọn mẫu
Các yếu tố Hạ natri máu
P Nhẹ -TB
N = 153
Nặng
N = 15
Tổng
số
Giới Nam 93 (60,8) 6 (40) 99 0,12
Nữ 60 (39,2) 9 (60) 69
Tăng huyết áp Có 96 (62,7) 6 (40) 102 0,08
Không 57 (37,3) 9 (60) 66
Thiếu máu cơ
tim
Có 87 (56,9) 9 (60) 96 0,8
Không 66 (43,1) 6 (40) 72
Suy tim Có 9 (5,9) 3 (20) 12 0,43
Không 144 (94,1) 12 (80) 156
Đái tháo
đường
Có 38 (24,8) 10 (66,7) 48 0,01
Không 115 (75,2) 5 (33,3) 120
Xơ gan cổ
chướng
Có 32 (20,9) 6 (40) 38 0,3
Không 121 (79,1) 9 (60) 130
Suy thận mạn Có 15 (10,9) 3 (20) 18 0,2
Không 138(89,1) 12(80) 150
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
111
Các yếu tố Hạ natri máu
P Nhẹ -TB
N = 153
Nặng
N = 15
Tổng
số
Cushing Có 108 (70,6) 9 (60) 117 0,31
Không 45 (29,4) 6(40) 51
Áp lực thẩm
thấu máu
Giảm<275 30 (19,6) 10 (66,7) 40 0,02
BT 93 (60,8) 3 (20) 96
Tăng> 290 30 (19,6) 2 (13,3) 32
Tỷ trọng nước
tiểu
<1,003 45 (29,4) 12 (80) 57 0,00
>1,003 108 (70,6) 3 (20) 111
Thể tích ngoại
bào
Bình thường 20 (13,1) 3 (20) 23 0,3
Tăng 54 (35,3) 6 (40) 60
Giảm 79 (51,6) 6 (40) 85
BÀN LUẬN
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu có tỷ lệ
tăng dần theo tuổi, Nhưng trên 90 tuổi tỷ lệ
giảm rõ rệt (3,6%). Có thể do người Việt Nam
tuổi thọ chưa cao. Các tác giả đều khẳng định
người lớn tuổi nguy cơ rối loạn nước, điện giải
càng cao do giảm chức năng điều hòa của
thận, cũng là đối tượng dể bị tổn thương
nhưng khó hồi phục. Nên cần được chú ý và
phát hiện sớm, xử trí kịp thời.
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu sống ở
nông thôn nhiều hơn thành thị (67,9% và
32,1%). Có lẻ người lớn tuổi ở nông thôn sự
chú ý và chăm sóc y tế chưa chặc chẽ nên tỷ lệ
bệnh nhiều.
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu có bệnh
mạn tính: cushing do thuốc chiếm tỷ lệ cao
nhất (69,6%); đau khớp (60,7%); tăng huyết áp
(60,7%); thiếu máu cơ tim (57,1%); bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (39,2%); đái tháo đường
(28,6%); xơ gan cổ chướng (22,6%); suy tim
(7,1%). Điều này cũng phù hợp trong nghiên
cứu chúng tôi chủ yếu là Cushing do dùng
corticoid kéo dài để điều trị bệnh lý xương
khớp hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn ở người
lớn tuổi có nhiều bệnh mạn tính cùng lúc. Các
trường hợp suy thượng thận. Do điều kiện của
bộ phận xét nghiệm chưa đo được nồng độ
cortisol trong máu vì vậy việc đánh giá chức
năng tuyến thượng thận tại bệnh viện chúng
tôi còn khá hạn chế. Hạ natri máu trong suy
tim mạn là một chỉ điểm tăng nguy cơ tử
vong(5). Tuy vậy, tỷ lệ hạ natri do suy tim
trong nghiên cứu chúng tôi không cao (7,1%)
so với nghiên cứu của Coenraad (4,8%)(2).
Theo nhiều tác giả, một trong các nguyên nhân
chính hạ natri ở bệnh nhân lớn tuổi hiện nay
do điều trị phối hợp lợi tiểu và ức chế men
chuyển và chính điều này góp phần điều chỉnh
tình trạng hạ natri do pha loãng trong suy tim,
suy thận xơ gan(3).
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu mức nhẹ
chiếm tỷ lệ cao nhất 46,4%, kế đến là mức độ
trung bình 44,6%, Mức độ nặng 8,9%.
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu nhập viện
với triệu chứng: Buồn nôn, nôn ói chiếm tỷ lệ cao
nhất (80,4%); Nhức đầu, nhắm mắt (57,1%); lơ
mơ (10,7%); co giật (1,8%); không có trường hợp
nào hôn mê. Điều này có thể gây nhầm lẫn và
đầy thử thách cho các bác sĩ cấp cứu ban đầu.
Các triệu chứng lâm sàng của hạ natri máu là
do tình trạng phù não. Mức độ nặng của các
triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và tốc độ hạ
natri. Trong nghiên cứu này cho thấy các triệu
chứng: Nhức đầu, nhắm mắt, Buồn nôn, nôn ói
do hạ natri máu đều có ở mức từ nhẹ tới nặng.
Nhưng nhiều nhất ở mức nhẹ và trung bình.
Triệu chứng lơ mơ nhiều nhất ở mức hạ natri
trung bình. Triệu chứng co giật chỉ xảy ra ở hạ
natri nặng. Tương quan giữa triệu chứng và
nồng độ natri máu chỉ có tính chất tham khảo vì
một số bệnh nhân hạ natri máu mạn tính có thể
không có triệu chứng gì nghiêm trọng dù natri
máu rất thấp.
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu nhập viện
với nhiều nguyên nhân: Kiêng ăn mặn, và sử
dụng thuốc giảm đau kháng viêm kéo dài chiếm
tỷ lệ cao nhất (60,9%; 60,7%); Phù ngoại biên
(35,7%); đường huyết tăng (12,5%). Điều này
cũng phù hợp vì người lớn tuổi có nhiều bệnh:
tăng huyết áp, xơ gan, suy thận, suy tim đều có
chế độ ăn giảm muối được áp dụng trong điều
trị bệnh này. Hơn nữa mùa nắng nóng đổ mồ
hôi quá nhiều bị mất muối nhưng lại không ăn
muối vào để bù đắp lượng natri cần thiết mất
qua mồ hôi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
112
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu với áp lực
thẩm thấu máu bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất
(57,1%); áp lực thẩm thấu máu thấp (30,4%); áp
lực thẩm thấu máu tăng (12,5%). Bệnh nhân hạ
natri máu có áp lực thẩm thấu máu thấp (hạ
natri máu thực sự). Tất cả các nguyên nhân gây
mất natri đều có giảm thể tích tuần hòan và dẫn
đến kích thích trung tâm khát và tăng tiết ADH.
Tình trạng uống nước (không có điện giải) và
giảm bài tiết nước tự do dẫn đến hạ natri máu.
Bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu kèm giảm
thể tích ngoại bào chiếm tỷ lệ cao nhất 50,6%. kế
đến là hạ natri máu kèm tăng thể tích ngoại bào
(35,7%). Mặc dù natri máu thấp, nhưng lượng
natri toàn cơ thể vẫn tăng, cho nên các biện pháp
điều trị nên tập trung vào việc thải bớt nước và
natri dư hơn là bù natri. Rất ít trường hợp hạ
natri máu kèm với thể tích ngoại bào bình
thường (13,7%), thường do rối loạn bài tiết nước
tự do. Nguyên nhân thường gặp nhất là hội
chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH). Các
nguyên nhân gây tiết ADH khi (áp suất thẩm
thấu bình thường): bệnh thần kinh, ung thư,
thuốc, phẫu thuật. Suy thượng thận và suy giáp
cũng gây hạ natri máu có thể tích dịch ngoại bào
bình thường và các nguyên nhân này cần phải
loại trừ trước khi chẩn đoán xác định SIADH.
Natri ngoại bào liên hệ mật thiết với nước cơ
thể để duy trì hằng định nội môi về thể tích cũng
như thẩm thấu. Vì vậy đánh giá kỹ lưỡng thể
tích ngoại bào để xác định có tăng, giảm hay
bình thường sẽ rất hữu ích trong chẩn đoán loại
hạ natri máu, cũng như điều trị hạ natri máu(3).
Qua phân tích đơn biến của các yếu tố: giới
tính, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim,
xơ gan, suy thận, cushing, thể tích dịch ngoại
bào không có liên quan với mức độ nặng của hạ
natri máu với p > 0,05.
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Bệnh nhân
có đái tháo đường có tỷ lệ hạ natri máu mức độ
nặng nhiều hơn so với không đái tháo đường
(66,7% so với 33,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,01.
Bệnh nhân có áp lực thẩm thấu máu giảm có
tỷ lệ hạ natri mức nặng cao nhất (66,7%) kế đến
là áp lực thẩm thấu máu bình thường có tỷ lệ hạ
natri mức nặng là (20%); áp lực thẩm thấu máu
giảm có tỷ lệ hạ natri mức nặng là (13,3%). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,02.
Bệnh nhân có tỷ trọng nước tiểu thấp
(<1,003) có tỷ lệ hạ natri mức nặng cao hơn bệnh
nhân có áp lực thẩm thấu nước tiểu tăng (>1,003)
là (80% so với 20%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001.
Khi máu bị nhược trương thì đáp ứng thích
hợp của thận là pha loãng nước tiểu tối đa. Như
vậy, tỷ trọng nước tiểu thấp (< 1,003) gặp trong
hạ natri máu do uống nhiều nước. Ngược lại,
nếu hạ natri máu mà tỷ trọng nước tiểu không
thấp (> 1,003), chứng tỏ có tăng tiết ADH và
giảm bài tiết nước tự do.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 168 bệnh nhân lớn tuổi hạ
natri máu tại Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang
chúng tôi có kết luận như sau:
Đặc điểm bệnh nhân lớn tuổi hạ natri máu
Sống ở nông thôn (67,9%), có tỷ lệ tăng dần
theo tuổi nhưng trên 90 tuổi (3,6%).
Có nhiều bệnh mạn tính: cushing do thuốc
(69,6%); đau khớp (60,7%); tăng huyết áp
(60,7%); thiếu máu cơ tim (57,1%); bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (39,2%); đái tháo đường (28,6%);
xơ gan cổ chướng (22,6%); suy tim (7,1%).
Nguyên nhân hạ natri: Kiêng ăn mặn
(60,9%); sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm
kéo dài (60,7%); phù ngoại biên (35,7%); đường
huyết tăng (12,5%). Hạ natri mức nhẹ, trung
bình (46,4% và 44,6%), mức độ nặng (8,9%). Với
các triệu chứng: Buồn nôn, nôn ói (80,4%); nhức
đầu, nhắm mắt (57,1%); lơ mơ (10,7%); co giật
(1,8%). Đôi khi không có sự tương quan giữa
triệu chứng và nồng độ natri máu vì bệnh nhân
hạ natri máu mạn tính có thể không có triệu
chứng nghiêm trọng dù natri máu rất thấp. Có
thể gây nhầm lẫn và đầy thử thách cho các bác sĩ
cấp cứu ban đầu, và bác sĩ điều trị.
Hạ natri máu có: áp lực thẩm thấu máu bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
113
thường (57,1%); thấp ((30,4%); tăng (12,5%). Thể
tích dịch ngoại bào: giảm (50.6%); tăng (35,7%);
bình thường (13,7%). Đánh giá kỹ lưỡng này sẽ
rất hữu ích trong chẩn đoán loại hạ natri máu,
cũng như điều trị hạ natri máu.
Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ nặng
hạ natri máu ở người lớn tuổi
Phân tích mô hình đơn biến cho thấy: Bệnh
nhân hạ natri máu có kèm theo đái tháo
đường, áp lực thẩm thấu máu giảm, tỷ trọng
nước tiểu thấp (< 1,003) có liên quan hạ natri
máu nặng với p= 0,00 - 0,02.
Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường
gặp và quan trọng đối với người lớn tuổi. Có
nhiều cách điều trị khác nhau. Cần được tiếp cận
đầy đủ để chẩn đoán và xử trí thích hợp kịp thời.
Đặc biệt là các trường hợp nặng có triệu chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson RJ, Chung HM, Kluge R, Schrier RW (1985).
HypoNatremia: a prospective aNatrilysis of its epidemiology
and the pathogenetic role of vasopressin. Ann Intern Med;
102:164.
2. Coenraad MJ et al (2003). Causes of hypoNatremia in the
department of interNatril medicine and neurosurgery. Eur J
Intern Med;14: 302-9.
3. Hawkins RC (2003). Age and gender as risk factors for
hypoNatremia and hyperNatremia. Clin Chim Acta; 337: 169–172.
4. Hsu YJ et al (2005). Biochemical and etiological characteristics of
acute hypoNatremia in the emergency department. J Emerg
Med; 29: 369-374.
5. Oster JR et al (1992). ReNatril and electrolytes complications of
congestive heart failure and effects of therapy with ACEIs. Arch
Intern Med;152: 704-10.
6. Mount DB, Waikar SS, Curhan GC (2009). Mortality after
Hospitalization with mild, moderate, and severe hypoNatremia.
Am J Med; 122: 857-865.
7. Spasovski G, Vanholder R, Allolio B et al (2014); Hyponatraemia
Guideline Development Group. Clinical practice guideline on
diagnosis and treatment of hyponatraemia. Eur J Endocrinol;
170(3):G1-47.
8. Upadhyay A, Jaber BL, Madias NE (2006). Incidence and
prevalence of hyponatremia. Am J Med; 119(1): S30-S35.
Ngày nhận bài báo: 03/08/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_ha_natri_mau_o_benh_nhan_lon_tuoi_tai_benh_vien_da.pdf