Tài liệu Đặc điểm giao tiếp của hoạt động dịch nói và việc xây dựng ngữ cảnh giao tiếp trong giờ thực hành dịch nói: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
PHẠM NGỌC HÀM, HOÀNG NGỌC NGUYỄN HỒNG - Đặc điểm của cụm từ bốn
âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt
3
DƯƠNG QUỐC CƯỜNG, NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH - Uyển ngữ trong tiếng Nga 10
NGUYỄN THỊ THU HIỀN, TÔ THỊ LIÊN HÀ - Giải nghĩa từ vựng mang thành tố
văn hoá trong các giờ thực hành tiếng Nga giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa
học Quân sự
14
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGUYỄN QUÝ MÃO, ĐOÀN THỤC ANH - Nét đặc trưng về ngữ điệu tiếng Nga
và phương pháp giảng dạy ngữ điệu ở giảng đường Việt Nam
21
TỐNG VĂN TRƯỜNG - Đặc điểm giao tiếp của hoạt động dịch nói và việc xây
dựng ngữ cảnh giao tiếp trong giờ thực hành dịch nói
30
BÙI THỊ MINH THU - Sử dụng phương pháp học qua vấn đề trong việc dạy
tiếng Anh ở Việt Nam: Lợi ích và thách thức
35
NGUYỄN THỊ MỊ DUNG - Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành ở trường Đại
học Thương mại
44
VĂN HÓA - VĂN HỌC
TRẦN THỊ THU HIỀN - Gợi ý tìm hiểu nét văn hóa tâm linh trong “Văn chiêu
hồn” của Nguyễn Du cho học viên quân sự nước ...
100 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đặc điểm giao tiếp của hoạt động dịch nói và việc xây dựng ngữ cảnh giao tiếp trong giờ thực hành dịch nói, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
PHẠM NGỌC HÀM, HOÀNG NGỌC NGUYỄN HỒNG - Đặc điểm của cụm từ bốn
âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt
3
DƯƠNG QUỐC CƯỜNG, NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH - Uyển ngữ trong tiếng Nga 10
NGUYỄN THỊ THU HIỀN, TÔ THỊ LIÊN HÀ - Giải nghĩa từ vựng mang thành tố
văn hoá trong các giờ thực hành tiếng Nga giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa
học Quân sự
14
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGUYỄN QUÝ MÃO, ĐOÀN THỤC ANH - Nét đặc trưng về ngữ điệu tiếng Nga
và phương pháp giảng dạy ngữ điệu ở giảng đường Việt Nam
21
TỐNG VĂN TRƯỜNG - Đặc điểm giao tiếp của hoạt động dịch nói và việc xây
dựng ngữ cảnh giao tiếp trong giờ thực hành dịch nói
30
BÙI THỊ MINH THU - Sử dụng phương pháp học qua vấn đề trong việc dạy
tiếng Anh ở Việt Nam: Lợi ích và thách thức
35
NGUYỄN THỊ MỊ DUNG - Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành ở trường Đại
học Thương mại
44
VĂN HÓA - VĂN HỌC
TRẦN THỊ THU HIỀN - Gợi ý tìm hiểu nét văn hóa tâm linh trong “Văn chiêu
hồn” của Nguyễn Du cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện Khoa học
Quân sự
50
NGUYỄN THU HẠNH - Đức hy sinh và sự cam chịu của người mẹ thể hiện
trong truyện ngắn “Con rắn và cậu bé Tôm hư đốn”: Phân tích theo đường
hướng ngữ pháp – từ vựng
56
ĐỖ TIẾN QUÂN - Sự biến dạng về nhân tính trong tiểu thuyết “Đàn hương
hình” của Mạc Ngôn
64
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
Chủ tịch
Thiếu tướng, GS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG
Phó chủ tịch
Thiếu tướng, PGS.TS. QUẢN VĂN TRUNG
Ủy viên
Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
Đại tá, TS. NGÔ QUỐC HÙNG
Đại tá, TS. TRẦN ANH THỜI
Đại tá, TS. PHẠM VĂN NGHĨA
Thượng tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG
Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC
TỔNG BIÊN TẬP
Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC
BAN BIÊN TẬP
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG KHÁNH
Đại tá, TS. ĐINH QUANG TRUNG
Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN
Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT
Thượng tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC
Trung tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
Thiếu tá, TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
Thiếu tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH
THƯ KÝ - TRỊ SỰ
Trưởng ban
Đại úy, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH
Ủy viên
Thiếu tá CN, ThS. HOÀNG THỊ BẮC
Đại úy, ThS. NGÔ NGỌC HẢI
Đại úy, ThS. ĐẬU THỊ GIANG MINH
Thượng úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN
Số 200/GP-BTTTT ngày 19/4/2016
của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số 06 - 3/2017 ISSN 2525 - 2232
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
NGUYỄN THANH HÀ - Giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2 cho học viên, sinh
viên tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự: thuận lợi, khó khăn và một vài
giải pháp
70
VŨ THỊ NGÁT - Giải pháp nâng cao kỹ năng thực hành tiếng Việt cho học viên
quân sự nước ngoài trong nhà trường quân đội hiện nay
78
ĐÀO VĂN MẪN, LÊ VIỆT BẮC - Biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng tới hứng
thú học tập ngoại ngữ của học viên dân sự ở Học viện Khoa học Quân sự
85
NGUYỄN XUÂN VĨNH - Đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Anh quảng cáo du lịch 91
CONTENTS
1. Features of four-syllable words in modern Chinese and Vietnamese; 2. Russian euphemism; 3. Introducing
vocabulary with cultural elements for Russian-major students of the basic stage at the Military Science Academy; 4.
Characteristics of Russian intonation and methods of teaching intonation in Vietnam’s classrooms; 5. Communicative
features of interpretation and the importance of creating communicative contexts for interpretation lessons; 6. Using
problem-based learning in the Vietnamese EFL context: A theoretical discussion of the benefits and challenges; 7.
Teaching French for specific purposes at Vietnam University of Commerce ; 8. Several implications for foreign
military students at Military Science Academy to learn about spiritual culture in “Consolation Chant” by Nguyen
Du; 9. Sacrificing and suffering motherhood in “The Snake and Bad Tom”: a lexico-grammatical analysis; 10. The
deformation of humanity in the novel “Sandalwood Death” by Mo Yan; 11. Teaching French as a second foreign
language for English-major learners at Military Science Academy: advantages, disadvantages and some solutions; 12.
Methods to improve Vietnamese language skills for foreign cadets in Vietnam military schools nowadays; 13. Signs of
and influential factors on inspiration for foreign language learning of civilian students in Military Science Academy;
14. Linguistic features of English in tourism advertising.
SOMMAIRE
1. Caractéristiques des groupes de mots de quatre syllabes en Han et en Vietnamien; 2. La litote en russe; 3. Explication
du lexique comportant les facteurs culturels dans les cours de la pratique de la russe de base à l’Académie des Sciences
Militaires; 4. Les traits pertinents de l’intonation en russe et méthodes d’enseignement de l’intonation à l’université du
Vietnam; 5. Caractéristiques communicatives de traduction orale et construction du context communicative dans les cours
de la pratique de traduction orale; 6. Méthodes d’apprentissage selon le sujet dans l’enseignement de l’anglais au Vietnam:
avantages et défis; 7. Enseignement du français sur objectifs spécifiques à l’Université de Commerce; 8. Suggestions à la
découverte des traits spirituels dans “Văn chiêu hồn” (Cultes des morts) de Nguyen Du aux étudiants militaires étrangers; 9.
La sacrifice et la résignation de la mère dans la nouvelle “le serpent et le villain garçon: Analyse selon l’approche grammaire-
lexique; 10. La déformation du caractère humain dans le roman “Đàn hương hình” de Mạc Ngôn; 11. Enseignement du
français langue vivante 2 aux cadets et aux étudiants d’anglais à l’Académie des Sciences Militaires: Avantages, dificultés
et propositions; 12. Propositions à l’amélioration de competence de la pratique du vietnamien dans les établissemenrs
scolaires militaires d’aujourd’hui; 13. Expressions et influences sur les motivations de l’apprentissage des langues étrangères
des étudiants de l’Académie des Sciences Militaires; 14. Traits distincts de l’anglais de la publicité et du tourisme.
СОДЕРЖАНИЕ
1. Особенности четырёхслогового словосочетания в китайском и вьетнамском языках; 2. Эвфемизмы в русском
языке; 3. Толкование лексических единиц с культурным компонентом на уроках начального этапа по практике
русской речи в АВН; 4. Особенности русской интонации и рекомендации по обучению ей во вьетнамской
аудитории; 5. Коммуникативность устного перевода и создание коммуникатиных контекстов на уроках устного
перевода; 6. Использование проблемного метода обучения в преподавании английского языка во Вьетнаме:
востребованность и сложность; 7. Преподавание профессионально-ориентировочного французского языка в
Институте торговли; 8. Некоторые рекомендации для иностранных военных курсантов в изучении религиозно-
духовной культуры в стихотворении «Поминальная молитва за усопших » поэта Нгуен Зу; 9. Самопожерствование
и терпение матери в повести «Змея и непослушный мальчик Том»: Анализ с лексико-грамматической точки зрения;
10. Искажение человеческой природы в романе «Сандаловая смерть » - «Sandalwood Death» автора Мо Янь; 11.
Обучение французскому языку как второму иностранному курсантов и студентов, изучающих английский язык
в АВН: благоприятные, отрицательные факторы и пути решения; 12. Пути укрепления навыков употребления
вьетнамского языка курсантами-иностранцами в военных ВУЗах в современных условиях; 13. Проявление
невнимательности и факторы, влияющие на интерес в изучении иностранных языков у курсантов гражданской
категории АВН; 14. Специфики, свойственные английскому языку в рекламах туристического бизнеса.
目录
1. 汉语与越南语中四字格词语的特点; 2. 俄语中的委婉语; 3. 军事科学学院初级阶段俄语课中文化词语解析;
4. 论俄语语调的特征以及在越南大学课堂上的语调教学方法; 5. 论口译的交际特点以及口译课中交际语境的创
设; 6. 越南英语教学中运用基于问题教学法的效果与困难; 7. 贸易大学的专业法语教学; 8. 阮攸《招魂文》
中的信仰文化对外国军事学员教学的启示; 9. 从语法词汇角度分析《蛇与不乖的小虾》小说中母亲的牺牲精神
与忍受力; 10. 论莫言小说《檀香刑》中人性的变异; 11. 军事科学学院英语言专业学生二外法语教学的条件、
困难与若干对策; 12. 提高现阶段军校外国军事学员越南语交际能力的若干办法; 13. 论军事科学学院非国防生
外语学习兴趣的表现与影响因素; 14. 旅游广告英语的语言特征.
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
ĐẶC ĐIỂM CỦA CỤM TỪ BỐN ÂM TIẾT
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
PGS. TS. PHẠM NGỌC HÀM*; TS. HOÀNG NGỌC NGUYỄN HỒNG**
* Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội ✉phamngochamnnvhtq@gmail.com
** Học viện Cảnh sát Nhân dân
Ngày nhận: 03/3/2017; Ngày hoàn thiện: 26/3/2017; Ngày duyệt đăng: 28/3/2017
Phản biện khoa học: TS. TỐNG VĂN TRƯỜNG
TÓM TẮT
Cụm từ bốn âm tiết (tiếng Hán gọi là tứ tự cách) là đơn vị ngôn ngữ rất phổ biến trong tiếng Hán
cổ đại. Trong tiếng Hán hiện đại, tuy tần số xuất hiện ít hơn, nhưng cụm từ bốn âm tiết vẫn được
sử dụng trong cả khẩu ngữ và bút ngữ. Có thể nói, đây là một trong những đặc trưng của ngôn ngữ
Hán. Cụm từ bốn âm tiết tồn tại dưới hai dạng: cố định và không cố định. Trong đó, cụm cố định
thường là những thành ngữ ngắn gọn, súc tích, sức chuyển tải thông tin lớn; cụm không cố định
thường được tạo ra lâm thời trong quá trình giao tiếp. Chúng có thể dùng riêng rẽ hoặc dùng liền
mạch từ hai cụm trở lên, giúp cho việc biểu đạt lời ít, ý nhiều, đặc biệt là tính tiết tấu của những
cụm từ bốn âm tiết dùng liền mạch đã tạo nên vẻ đẹp âm nhạc, góp phần nâng cao hiệu quả biểu
đạt, đồng thời thể hiện năng lực trau dồi và vận dụng ngôn ngữ của người nói và người viết. Trên
cơ sở điểm qua đôi nét về hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Hán cổ đại, chúng tôi tiến hành
khảo sát đặc điểm sử dụng của cụm từ bốn âm tiết trong tiếng Hán hiện đại và liên hệ với tiếng
Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.
Từ khóa: cụm từ bốn âm tiết, hiệu quả biểu đạt, tiếng Hán.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có những nét đặc
thù, thể hiện sự khác nhau về phương thức tư duy,
năng lực tri nhận, đặc điểm thẩm mỹ, của mỗi dân
tộc. Trong tiếng Hán, cụm từ bốn âm tiết còn gọi là tứ
tự cách, được coi như một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt,
có khi tồn tại trong giao tiếp tiếng Hán với tư cách là
một câu, có khi là một cụm từ làm thành phần câu, có
khi dùng riêng rẽ, có khi dùng liền từ hai, ba cụm trở
lên. Trong các tác phẩm văn ngôn, câu và cụm từ bốn
âm tiết dạng cố định và không cố định (còn gọi là cụm
từ tự do) rất phổ biến. Ở Việt Nam, ngay cả những văn
bản cổ viết bằng tiếng Hán và các tác phẩm văn học
cổ điển viết bằng chữ Nôm hay chữ quốc ngữ cũng
thường sử dụng đơn vị ngôn ngữ này. Chúng góp phần
đắc lực vào việc tạo nên những cặp câu sóng đôi, đối
nhau, là dạng sơ khởi của văn biền ngẫu. Từ văn ngôn
phát triển thành bạch thoại, tuy một số đơn vị từ vựng
và một số hiện tượng ngữ pháp đã có những thay đổi
nhất định, xu hướng song tiết hóa từ đơn âm tiết ngày
càng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, cụm từ bốn âm tiết vẫn
được sử dụng trong cả diễn đạt nói và diễn đạt viết, dù
không nhiều như văn ngôn, nhưng các cụm từ này với
tính chất đặc thù của nó là ngắn gọn, khả năng truyền
tải thông tin cao vẫn phát huy được vai trò trong việc
nâng cao chất lượng văn bản và hiệu quả biểu đạt.
Các học giả Trung Quốc khi nghiên cứu về từ vựng
phần lớn tập trung vào từ đơn tiết và từ đa tiết. Mặc dù
cụm bốn âm tiết nhìn chung cũng được coi là một đơn
vị từ vựng, nhưng khi nghiên cứu về đơn vị ngôn ngữ
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
này, các tác giả chủ yếu quan tâm đến nguồn gốc, thuộc
tính, chức năng, hàm ý văn hóa của nó... Một số nghiên
cứu đã bước đầu khảo sát về tính tiết tấu của chúng
dưới góc nhìn thành ngữ. Về các công trình nghiên cứu
cụm từ bốn âm tiết trong tiếng Hán gần đây có thể kể
đến Vương Oánh với bài viết “Phân tích đặc điểm cấu
trúc bốn chữ trong tiếng Hán và tiết tấu ngôn ngữ của
chúng” (王莹, 2014). Qua phân tích kết quả khảo sát,
tác giả chỉ ra đặc điểm các dạng tiết tấu 2+2; 1+3; 3+1
của loại hình cấu trúc này, trong đó dạng 2+2 chiếm ưu
thế nổi trội. Đảng Hải Cẩn với bài viết “Nghiên cứu tứ
tự cách trong cuốn từ điển Hán ngữ hiện đại” (党海
瑾, 2008), Lý Thiếu Hồng với “Nghiên cứu tứ tự cách
có kết cấu đẳng lập trong tiếng Hán hiện đại và sự thụ
đắc của chúng” (李少虹, 2009), Dư Qua với “Nghiên
cứu hiện tượng từ vựng hóa của thành ngữ bốn chữ
trong tiếng Hán hiện đại” (余戈, 2003), Vương Hiểu Vĩ
với “Đặc tính thẩm mỹ - cân xứng của thành ngữ tiếng
Hán” (王晓炜, 2007) ,. Các nghiên cứu so sánh, đối
chiếu hoặc đối dịch liên quan đến cụm bốn âm tiết chủ
yếu là Hán - Anh, còn như so sánh với Hán văn Việt
Nam và tiếng Việt thì hầu như vẫn là khoảng trống.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trên cơ sở
điểm lại đôi nét về đặc điểm cụm từ bốn âm tiết trong
tiếng Hán cổ đại, đi sâu khảo sát và phân tích, làm nổi
rõ đặc điểm và vai trò của cụm từ bốn âm tiết trong
biểu đạt của tiếng Hán hiện đại. Tư liệu khảo sát về tần
số xuất hiện của đơn vị ngôn ngữ này chủ yếu là Giáo
trình Viết và Giáo trình Đọc hiểu hiện hành ở năm thứ
hai, cũng là năm cuối giai đoạn thực hành tiếng Trung
Quốc ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc,
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong một chừng mực nhất định, bài viết có liên hệ
đến cụm từ bốn âm tiết trong Hán văn Việt Nam và
tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công
tác giảng dạy, dịch thuật và nghiên cứu tiếng Hán ở
Việt Nam. Vì bài viết chỉ tập trung khảo sát đặc điểm
của cụm từ bốn âm tiết, nên trong các ví dụ có sự hiện
diện của cụm từ này, chúng tôi chỉ dịch nghĩa cụm
bốn âm tiết mà không dịch nghĩa cả ví dụ trích dẫn.
2. ĐÔI NÉT VỀ DẠNG THỨC BỐN ÂM TIẾT
TRONG TIẾNG HÁN CỔ ĐẠI
Trong tiếng Hán cổ đại, các dạng câu và cụm từ
bốn âm tiết còn gọi là tứ tự cách rất phổ biến, có khi
dùng độc lập, có khi dùng liền hai, ba cụm, thậm chí
đến bốn, năm cụm. Ví dụ:
(1) 令初下,群臣進谏,門庭若市;數月之
後,時時而间進;期年之後,雖欲言,無可進
者。(Chiến quốc sách)
Lệnh sơ hạ, quần thần tiến gián, môn đình nhược
thị; sổ nguyệt chi hậu, thời thời nhi gián tiến; cơ niên
chi hậu, tuy dục ngôn, vô khả tiến giả.
(2) 颍考叔爲颍谷封人,聞之,有獻于公,公
賜之食,食舍肉。公問之,對曰:“小人有母,
皆嘗小人之食矣,未嘗君之羹,請以遺之。”公
曰:“爾有母遺,繄我獨無!”颍考叔曰:“敢問
何謂也?”公語之故,且告之悔。對曰:“君何患
焉?若阙地及泉,隧而相見,其誰曰不然?”公
從之。公入而賦:“大隧之中,其樂也融融!”姜
出而賦:“大隧之外,其樂也泄泄 。” (Tả truyện)
Dĩnh Khảo Thúc vi Dĩnh Cốc phong nhân,
văn chi, hữu hiến vu công, công tích chi thực, thực
xả nhục. Công vấn chi, đối viết: “Tiểu nhân hữu mẫu,
giai thường tiểu nhân chi thực hĩ, vị thường quân chi
canh, thỉnh dĩ quý chi.” Công viết: “Nhĩ hữu mẫu
quý, duy ngã độc vô!” Dĩnh Khảo Thúc viết: “Cảm
vấn hà vị dã?” Công ngữ chi cố, thả cáo chi hối. Đối
viết: “Quân hà hoạn yên? Nhược quyết địa cập tuyền,
toại nhi tương kiến, kỳ thùy viết bất nhiên?” Công
tòng chi. Công nhập nhi phú: “Đại toại chi trung, kỳ
lạc dã dung dung!” Khương xuất nhi phú: “Đại toại
chi ngoại, kỳ lạc dã tiết tiết.”
Trong hai ví dụ trên đây có tới 22 cụm từ và câu
đơn bốn âm tiết, với 88 chữ trên tổng số 159 chữ,
chiếm 55,3%. Kết cấu của các cụm từ này rất đa dạng,
có khi là cấu trúc chủ vị như 群臣进谏 quần thần
tiến gián (các quan vào can gián), cấu trúc định trung
như 大隧之中 đại toại chi trung (bên trong đường
hầm), cấu trúc trạng trung như 隧而相見 toại nhi
tương kiến (men theo đường hầm vào gặp), có khi là
cấu trúc đẳng lập như 群臣吏民 quần thần lại dân
(từ quan lại đến dân chúng), cấu trúc động tân như
无可进者 vô khả tiến giả (chẳng còn điều gì để can
gián), Về nhịp cũng rất đa dạng, có khi là 2+2 như
小人 // 有母 tiểu nhân // hữu mẫu (tôi còn có mẹ),
có khi là 1+3 như 姜 // 出而賦 Khương // xuất nhi
phú (Khương Thị bước ra và hát), có khi là 3+1 như
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
颍考叔 // 曰 Dĩnh Khảo Thúc // viết (Dĩnh Khảo
Thúc nói rằng), cũng có khi là 1+1+1+1 như 鸡 //
豚 // 狗 // 彘 kê // đồn // cẩu // trệ (lợn // gà // dê
// chó),. Các cấu trúc này ngắn gọn, trong trường
hợp dùng liền hai ba cụm sẽ càng tạo ra tính tiết tấu
trong câu văn, mang lại vẻ đẹp âm nhạc cho người
đọc và người nghe. Trong các văn bản cổ văn Việt
Nam viết bằng chữ Hán, cụm từ hoặc câu đơn bốn
âm tiết cũng thường gặp, nhiều trường hợp có tới bốn
năm cụm dùng liền. Tiêu biểu là trong bài “Dụ chư tỳ
tướng hịch văn” của Trần Quốc Tuấn, có đoạn viết:
(3) 余嘗臨餐忘食,終夜撫枕,涕泗交颐,
心腹如搗。常以未能食肉寝皮,䋈肝飲血爲恨
也。Dư thường lâm xan vong thực, chung dạ phủ
chẩm, thế tứ giao di, tâm phúc như đảo. Thường dĩ vị
năng thực nhục tẩm bì, nhự can ẩm huyết vi hận dã.
(Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau
như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa được xẻ
thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù).
Đoạn văn trên chỉ gồm 32 chữ Hán, nhưng có
tới 6 cụm từ bốn âm tiết, chia làm hai nhóm dùng liền,
nhóm thứ nhất gồm 4 cụm, nhóm thứ hai gồm 2 cụm.
Trong bản dịch, dịch giả cũng đã cố gắng thể hiện
hình thức ngôn ngữ của bản nguồn, vẫn giữ được cả 6
cụm từ bốn âm tiết tương ứng.
“Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn có câu:
(4)豈三代之數君徇于己私,妄自遷徙。以
其圖大宅中,為億萬世子孫之計,上謹天命,下
因民志,苟有便輒改。故國祚延長,風俗富阜。
而丁黎二家,乃徇己私,忽天命,罔蹈商周之
跡,常安厥邑于茲,致世代弗長,算數短促,百
姓耗損,萬物失宜。朕甚痛之,不得不徙。
Khởi tam đại chi sổ quân tuần vu kỷ tư, võng tự
thiên tỷ, dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử
tôn chi kế. Thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân trí,
cẩu hữu tiện triếp cải, cố quốc tộ diên trường, phong
tục phú phụ, nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuần kỷ tư, hốt
thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an
quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản
xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi, trẫm thậm
thống chi, bất đắc bất tỷ.
(Lẽ nào các vị vua thời Tam đại theo ý riêng của
mình, tùy tiện dời đô, mà là để mưu cầu nghiệp lớn,
ở vào nơi trung tâm, tính kế cho muôn đời con cháu.
Trên theo mệnh trời, dưới thuận lòng dân, nếu thấy
tiện lợi thì di dời. Do đó, vận nước lâu bền, phong tục
phồn thịnh. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê coi thường mệnh
trời, làm theo ý riêng, không theo gương Thương,
Chu, cứ giữ nguyên vị trí thái ấp đến tận ngày nay,
khiến cho đời này qua đời khác không phát triển được,
mệnh số ngắn ngủi, muôn dân hao tổn, vạn vật không
được thích nghi. Trẫm rất đau lòng, không thể không
dời đô được.)
Đoạn văn trên có tới 16 cụm từ bốn âm tiết, trong
đó có những cụm sóng đôi, đặc biệt là những câu sau
có tới 6 cụm bốn âm tiết dùng liền. Điều đó chứng
tỏ, cụm từ và câu bốn âm tiết rất phổ biến trong cả
Hán văn cổ Trung Quốc và Hán văn cổ Việt Nam. Bản
dịch tiếng Việt cũng vẫn giữ được 13 cụm bốn âm tiết
tương ứng, khiến cho phong cách ngôn ngữ của văn
bản nguồn về cơ bản không thay đổi, đồng thời cũng
tạo nên phong cách cổ điển của văn phong tiếng Việt
cũng như ảnh hưởng của tiếng Hán với tiếng Việt.
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CỤM TỪ
BỐN ÂM TIẾT TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Trong tiếng Hán hiện đại còn lưu giữ nhiều thành
ngữ, ngạn ngữ, cấu trúc ngữ pháp cổ dạng bốn chữ,
tiếng Việt gọi là cụm từ bốn âm tiết. Các cụm từ
này, nhất là cụm từ cố định thường chứa những yếu
tố ngữ pháp trong văn ngôn. Nếu không nắm vững
kiến thức văn ngôn cơ bản sẽ rất khó lý giải những
cấu trúc và từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán cổ này.
Theo thống kê của chúng tôi, giáo trình Viết tiếng
Hán hiện hành xuất hiện tất cả là 179 cụm từ bốn
âm tiết, giáo trình Đọc hiểu quyển 2 có 238 cụm bốn
âm tiết, gồm cả dạng cố định và không cố định. Sở
dĩ số lượng cụm từ bốn âm tiết trong giáo trình đọc
nhiều hơn giáo trình viết là do: (1) Số lượng bài đọc
của giáo trình Đọc hiểu nhiều hơn giáo trình Viết;
(2) Giáo trình Đọc hầu hết là những bài mang tính
bút ngữ cao, nhưng những bài văn mẫu trong giáo
trình Viết được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó,
do đó, một số ví dụ về dựng đoạn hay một số bức
thư thông thường, nội dung khá đơn giản và việc vận
dụng ngôn từ chưa mang tính bút ngữ cao độ. Số liệu
thống kê thể hiện trong biểu đồ 1.
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Biểu đồ 1. Tần số xuất hiện cụm từ bốn âm tiết
trong Giáo trình Đọc và Viết tiếng Hán hiện hành
ở khoa Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc, Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong một số thể loại, chẳng hạn như văn nghị
luận, việc trích dẫn cổ ngữ, danh ngôn và các cụm từ
bốn âm tiết tạo ra lâm thời càng trở thành một trong
những tiêu chí đánh giá sức thuyết phục và chất lượng
bài viết. Trong phần mở đầu bài văn nghị luận nhan đề
说勤 thuyết cần có đoạn viết:
(5) 勤,对好学上进的人来说,是一种美德。
我们所说的勤,就是要人们善于珍惜时间,勤
于学习,勤于思考,勤于探索,勤于实践,勤
于总结。看古今中外,凡有建树者,在其历史
的每一页上,无不用辛勤的汗水写着一闪光的大
字——“勤”。(Giáo trình Viết)
Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay của
bài viết, trong đoạn văn ngắn gồm 88 chữ Hán thì
có tới 9 cụm từ bốn âm tiết, chiếm gần một nửa số
chữ toàn đoạn. Trong đó, có những cụm lâm thời tạo
nên như 珍惜时间 trân tích thời gian (quý trọng thời
gian), 所说的勤 sở thuyết đích cần (chữ “cần” mà
chúng tôi đề cập), cụm từ này nếu lược bỏ 所 sở câu
văn vẫn tồn tại. Tuy nhiên, nhờ có trợ từ thường dùng
trong văn ngôn này mà cấu trúc cụm từ bốn âm tiết
càng thêm chặt chẽ, tính bút ngữ cao hơn và 说 thuyết
vốn là động từ đã được danh từ hóa nhờ có sự hiện
diện của trợ từ 所 sở và trợ từ 的 đích. Cụm từ 古今中
外 cổ kim trung ngoại có sức chuyển tải thông tin đặc
biệt, chỉ vẻn vẹn bốn chữ Hán, trong đó, cổ kim thuộc
về thời gian, trung ngoại thuộc về không gian, dùng
để khẳng định chân lý phổ biến đã được kiểm nghiệm.
Tiếng Việt có cách nói mọi lúc mọi nơi cũng khái quát
được cả không gian và thời gian, song không thể thay
thế hoàn toàn cho cụm từ này. Nếu chuyển dịch thành
từ xưa đến nay, từ trong nước đến quốc tế/trong và
ngoài nước thì tuy đã diễn giải hết nghĩa, nhưng dài
dòng, không còn giữ được sự hài hòa về nội dung và
hình thức vốn có của cụm từ này.
Điều đáng lưu ý hơn là, trong đoạn văn trên, cùng
một lúc xuất hiện tới 5 cụm từ bốn âm tiết: 勤于学习
cần vu học tập (cần cù trong học tập), 勤于思考 cần
vu tư khảo (cần cù trong suy nghĩ), 勤于探索 cần vu
thám sách (cần cù trong tìm tòi khám phá), 勤于实践
cần vu thực tiễn (cần cù trong vận dụng thực tiễn), 勤
于总结 cần vu tổng kết (cần cù trong tổng kết). Trong
đó, sự lặp lại nhiều lần của 勤于 cần vu (cần cù
trong) không làm cho câu văn trở nên lủng củng,
nhàm chán mà có giá trị nhấn mạnh rõ nét. Nếu người
đọc phát hiện ra quan hệ lâm thời giữa các động từ
song âm tiết phía sau 勤于 cần vu thì sẽ thấy, việc
thiết kế kiểu câu này là hoàn toàn có dụng ý của tác
giả, quan hệ của các động từ này là quan hệ logic của
quá trình nhận thức sự vật khách quan, từ 学习 học
tập đến 思考 suy nghĩ rồi đến 探索 tìm tòi và 实践
vận dụng thực tiễn, cuối cùng là 总结 tổng kết rút ra
chân lý. Chính việc sử dụng giới từ 于 vu trong văn
ngôn kết hợp với 5 cụm từ bốn âm tiết sắp xếp theo
logic trước sau này đã làm tăng hiệu quả biểu đạt, tạo
nên tính độc đáo của câu văn, góp phần nâng cao chất
lượng bài viết, đồng thời, tính tiết tấu của câu văn đã
làm cho người đọc và người nghe cảm nhận được vẻ
đẹp âm nhạc của ngôn ngữ Hán.
Bài Hoa Trung Quốc trong giáo trình Viết cũng
là một ví dụ điển hình về thành công trong việc xây
dựng nhiều cụm từ bốn âm tiết dùng liền mạch. Ví dụ:
(6) 在花匠的精心栽培下,花市上百花竞开,
使得满街万紫千红,繁花似锦。人们满面春风,
欢声笑语,争相购买鲜花。
Đoạn văn trên gồm 2 câu, chỉ là một trong những
đoạn xuất hiện nhiều cụm từ bốn âm tiết trong toàn
bài. Trên tổng số 44 âm tiết thì có tới 6 cụm bốn âm
tiết, chiếm 54,5% tổng số âm tiết trong đoạn văn,
gồm: 精心栽培 tinh tâm tài bồi (dày công chăm sóc),
百花竞开 bách hoa cạnh khai (trăm hoa đua nở), 万
紫千红 vạn tử thiên hồng (muôn vạn sắc màu), 繁
花似锦 phồn hoa tự cẩm (hoa như gấm dệt) 满面春
风 mãn diện xuân phong (nét mặt rạng ngời),欢声
笑语 hoan thanh tiếu ngữ (nói cười vui vẻ). Sự xuất
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
hiện của những cụm từ này đã làm cho tính tiết tấu
của đoạn văn được thể hiện rõ nét, sắc thái bút ngữ
nâng cao, xứng tầm là một bài văn ca ngợi về các loài
hoa vừa tươi đẹp về màu sắc, kiêu sa về dáng vẻ, vừa
sâu sắc về ý nghĩa văn hóa. Hoa vốn đã là biểu trưng
của cái đẹp, bài viết ca ngợi về hoa cũng phải đẹp và
trau chuốt về ngôn từ. Điều đáng lưu ý là, khi chuyển
dịch sang tiếng Việt, nếu người dịch cảm nhận được
đặc điểm của đoạn văn và cố gắng tìm tòi, đều có thể
đưa ra được cách biểu đạt tương ứng cả về hình thức
ngôn ngữ và nội dung chuyển tải, góp phần làm cho
câu văn dịch vẫn giữ được thần thái và ý nghĩa của
văn bản nguồn.
Một ví dụ khác, trong bài 苏州园林 Viên lâm Tô
Châu có câu:
(7) 这一带土地肥沃,山水秀丽。这里著名的
园林有拙政园、留园、狮子林等等。苏州的园林
集中了中国南方园林建筑艺术的特点,一草一
木,一山一水,无不精心安排,各有特色。(Giáo
trình Viết)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng tới 6 cụm
từ bốn âm tiết, chia làm ba nhóm, mỗi nhóm có hai
cụm sóng đôi, gồm 土地肥沃 thổ địa phì ốc (đất đai
phì nhiêu) và 山水秀丽 sơn thủy tú lệ (non xanh
nước biếc); 一草一木 nhất thảo nhất mộc (từng
cành cây ngọn cỏ) và 一山一水 nhất sơn nhất thủy
(từng ngọn núi dòng sông); 精心安排 tinh tâm an
bài (dày công sắp đặt) và 各有特色 các hữu đặc
sắc (mỗi nơi một vẻ). Việc sử dụng các cụm từ bốn
âm tiết sóng đôi như vậy đã tạo nên tính nhạc của
đoạn văn. Đồng thời, vẻ đẹp cân xứng, hài hòa trong
cảnh quan thiên tạo cũng như kiến trúc nhân tạo đã
được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật ngôn từ. Vẻ đẹp
âm nhạc đó giúp người đọc và người nghe liên tưởng
đến vẻ đẹp hội họa của “công trình kiến trúc” ngôn từ.
Sự tái tạo bằng hình ảnh trừu tượng qua ngôn ngữ có
thể sánh với vẻ đẹp của nghệ thuật hội họa về cùng
một chủ đề: Viên lâm Tô Châu. Hơn nữa, trong các
cụm từ 一草一木 nhất thảo nhất mộc,一山一水
nhất sơn nhất thủy (từng ngọn núi dòng sông, từng
cành cây ngọn cỏ) đã lược bỏ trong điều kiện cho
phép các lượng từ (tiếng Việt gọi là loại từ) kết hợp
với danh từ 草 thảo, 木 mộc, 山 sơn, 水 thủy, tạo
nên phong cách văn bản viết mang đậm màu sắc
văn ngôn.
Cũng trong bài “Viên lâm Tô Châu”, ta còn có
thể tìm thấy nhiều câu có sử dụng nhiều cụm từ
bốn âm tiết khác, như:
(8) 园中东南多山,西北多水,满园各种山
石林立,四周以长廊贯通,高下曲折,很有特
色。(Giáo trình Viết)
Trong 33 chữ Hán của một câu văn miêu tả thì
có tới 6 cụm từ bốn âm tiết, chiếm hơn 75%. Sự
xuất hiện của các cụm từ bốn âm tiết dùng liền như
vậy đã khiến cho bài viết về Viên lâm Tô Châu
càng giàu tính nhạc. Tô Châu, Hàng Châu là những
nơi phong cảnh tuyệt đẹp, được ví như thiên đường
trên cõi trần gian. Hơn nữa, cách bài trí trong viên
lâm mang đậm tính hài hòa cân xứng, là vẻ đẹp hội
tụ của thiên nhiên, càng cần nhà văn dày công xây
dựng nghệ thuật ngôn từ tương xứng với tầm vóc
để tái hiện nó thành một bức tranh bằng lời.
Số từ đơn âm tiết thường tham gia cấu tạo nên
cụm từ bốn âm tiết. Trong văn ngôn, số từ thường
trực tiếp kết hợp với danh từ. Đó là lí do mà lượng
từ trong tiếng Hán cổ đại ít hơn nhiều so với tiếng
Hán hiện đại. Trong tiếng Hán hiện đại, kể cả khẩu
ngữ và bút ngữ vẫn còn hiện tượng số từ đi liền với
danh từ, không cần lượng từ đi kèm. Ví dụ: 一职 nhất
chức (một chức vụ),零利率 linh lợi suất (lãi suất
bằng 0), 双休日song hưu nhật (hai ngày nghỉ), 一步
一脚印 nhất bộ nhất cước ấn (làm đến đâu chắc đến
đấy). Chính những đặc điểm này đã giúp cho tiếng
Hán hiện đại xuất hiện khá nhiều các cụm từ bốn âm
tiết có chứa số từ theo nhịp 2+2, gồm hai cụm có chứa
số từ đơn âm tiết kết hợp với danh từ đơn âm tiết, kể
cả một số trường hợp sau số từ là động từ thì động
từ ấy phần lớn cũng đã lâm thời chuyển hóa thành
danh từ. Những cụm từ bốn âm tiết thường gặp trong
tiếng Hán hiện đại như: 一国两制 nhất quốc lưỡng
chế (một nước hai chế độ), 一针一线 nhất châm nhất
tuyến (từng đường kim mũi chỉ), 一朝一夕 nhất triêu
nhất tịch (một sớm một chiều), 一言九鼎 nhất ngôn
cửu đỉnh (lời nói ngàn vàng), 一心一意 nhất tâm nhất
ý (một lòng một dạ), 一泻千里 nhất tả thiên lý (tuôn
chảy ngàn dặm), 一举一动 nhất cử nhất động (mỗi
một cử chỉ/động tĩnh), 一丝一毫 nhất ty nhất hào
(một li một tí/tơ hào), 一日三秋 nhất nhật tam thu
(một ngày mà ngỡ ba năm), 一日三餐 nhất nhật tam
xan (một ngày ba bữa), 一诺千金 nhất nặc thiên kim
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
(lời hứa ngàn vàng), 一模一样 nhất mô nhất dạng
(như đúc cùng khuôn), 一步一景 nhất bộ nhất cảnh
(mỗi bước một cảnh khác nhau), 三妻四妾 tam thê
tứ thiếp (năm thê bảy thiếp), 一男一女 nhất nam nhất
nữ (một trai một gái/một nam một nữ) Ngoài ra,
cũng có những cụm chỉ xuất hiện một số từ, như 双
向活动 song hướng hoạt động (hoạt động hai chiều),
二人世界 nhị nhân thế giới (thế giới của hai người).
Thậm chí, số từ có thể đi liền với tính từ tạo nên
cụm từ bốn âm tiết, như 一老一幼 nhất lão nhất ấu
(một già một trẻ), 三长两短 tam trường lưỡng đoản
(ba dài hai ngắn: sự việc không hay xảy ra ngoài ý
muốn/có mệnh hệ gì), 一穷二白 nhất cùng nhị bạch
(nghèo kiết xác), 一差二错 nhất sai nhị thố (những
sai sót hoặc điều bất trắc có thể xảy ra)... Cá biệt có
trường hợp, số từ đi liền với động từ mà không có sự
chuyển hóa về từ loại, như 一曝十寒 nhất bộc thập
hàn (không kiên trì, bữa đực bữa cái),一举两得
nhất cử lưỡng đắc (một mũi tên trúng hai đích),一
唱百和 nhất xướng bách họa (một người xướng/hát,
trăm người họa theo), hoặc số từ đi với số từ, như 一
五一十 nhất ngũ nhất thập (rõ ràng rành rọt)
Xét về tiết tấu, cụm từ bốn âm tiết trong tiếng Hán
hiện đại chủ yếu là nhịp 2+2. Các trường hợp khác
như nhịp 1+3, 3+1, 1+1+1+1 chiếm tỷ lệ rất ít. Điều
đó chứng tỏ, việc kế thừa và phát triển cụm từ bốn
âm tiết trong văn ngôn của tiếng Hán hiện đại là có
sự chọn lựa. Cụm từ bốn âm tiết theo nhịp 2+2 với
ưu thế cân xứng của nó vẫn được sử dụng với tần số
cao trong tiếng Hán hiện đại. Những cụm từ bốn âm
tiết này đã góp phần làm tăng tính bút ngữ trong biểu
đạt. Trường hợp biểu đạt khẩu ngữ có sử dụng những
cụm từ này thì tính trang trọng và năng lực ngôn
ngữ của người nói cũng được thể hiện rõ nét. So với
tiếng Việt, có trường hợp tương đương, song cũng có
những trường hợp không tương đương về hình thức.
Có trường hợp trong tiếng Hán xuất hiện số từ nhưng
trong tiếng Việt không xuất hiện số từ. Có trường
hợp tiếng Hán là cụm bốn âm tiết nhưng cách biểu
đạt tương đương trong tiếng Việt lại nhiều hơn bốn
âm tiết. Đó là trở ngại rất lớn đối với dịch giả khi
chuyển dịch những câu văn này sao cho đạt được sự
tương xứng cả về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
Việc xây dựng những cặp câu bốn âm tiết sóng đôi
đối nhau như trên mang dấu ấn của thể văn biền ngẫu,
không chỉ thường gặp ở lối viết văn truyền thống của
Trung Quốc mà còn thường gặp trong lối viết truyền
thống của Việt Nam, nhất là trong văn học cổ điển.
Sau đây là một ví dụ tiêu biểu:
(9) “Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không
phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm
cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm
tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn,
nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con.
Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về
báo đền được. Sau này trời giúp người lành, ban cho
phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn,
mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã
chẳng nỡ phụ mẹ.” (Người con gái Nam Xương)
Đoạn văn trên cả thảy có 100 chữ (100 âm tiết).
Trong đó có tới 14 cụm từ 4 âm tiết dùng liền, chiếm
56% tổng số chữ trong đoạn, nhiều nhất là 5 cụm từ
4 âm tiết nối liền nhau. Giá trị của những cụm từ bốn
âm tiết ấy là ở chỗ, tính tiết tấu nổi rõ, tạo ấn tượng
cho người đọc và người nghe. Hơn nữa, đây là lời
trăng trối của người mẹ chồng với nàng dâu trước khi
lìa đời, sức cùng lực kiệt. Những cụm bốn âm tiết ấy,
mỗi cụm truyền đạt một thông tin, rất phù hợp với
thực tế ngôn từ của nhân vật trong ngữ cảnh giao tiếp
đặc biệt: lời trăng trối mẹ chồng gửi lại nàng dâu.
Cùng với sự phát triển của xã hội và giao tiếp
ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại ngày càng
xuất hiện nhiều câu văn dài. Theo đó, các cặp câu hay
cụm từ sóng đôi đối nhau, nhất là những cụm từ bốn
âm tiết trong tiếng Việt ngày càng ít, nhưng không
phải là không còn tồn tại. Tuy nhiên, trong tiếng Hán
ngày nay, hình thức biểu đạt này vẫn được coi trọng.
Có thể nói, việc sử dụng một cách đắc địa các cụm từ
bốn âm tiết vào diễn đạt viết và nói, nhất là diễn đạt
viết tiếng Hán vẫn là một trong những tiêu chí đánh
giá chất lượng văn bản, thu hút sự chú ý của người đọc
và người nghe.
4. KẾT LUẬN
Cụm từ bốn âm tiết, trong đó có thành ngữ với ưu
thế ngắn gọn, súc tích, sức chuyển tải thông tin lớn,
tính bút ngữ cao, không những xuất hiện nhiều trong
các văn bản viết của tiếng Hán cổ đại mà còn được sử
dụng trong tiếng Hán hiện đại với tư cách là một đơn
vị từ vựng. Cụm từ bốn âm tiết trong tiếng Hán hiện
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
đại tồn tại dưới hai dạng, cố định và không cố định.
Xét về tiết tấu, cụm từ này có nhịp 1+3, 3+1, 1+1+1+1
và 2+2, nhưng nhịp 2+2 là chủ đạo. Cụm bốn âm tiết
theo nhịp 2+2 thường có cấu trúc cân xứng, tính tiết
tấu cao, nhiều trường hợp có thể dùng liền từ hai cụm
trở lên. Nhờ tính tiết tấu của nó mà vẻ đẹp âm nhạc
trong tiếng Hán nổi rõ. Việc vận dụng cụm bốn âm tiết
vào giao tiếp tiếng Hán là một trong những tiêu chí
đánh giá chất lượng và trình độ biểu đạt của người sử
dụng tiếng Hán. Trong một số trường hợp, để có được
cụm bốn âm tiết, người viết có thể sử dụng biện pháp
tỉnh lược mà thành phần tỉnh lược thường gặp nhất là
lượng từ.
Trong các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam,
cụm từ bốn âm tiết cũng khá phổ biến, thể hiện nét cổ
điển của văn phong tiếng Việt. Ngày nay, tiếng Việt
đã có nhiều thay đổi về phong cách biểu đạt, dạng
văn biền ngẫu và các cụm từ bốn âm tiết dùng liền
ngày càng ít xuất hiện, nhưng không phải là không
còn được sử dụng nữa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
về cụm từ bốn âm tiết này vẫn có giá trị nhất định đối
với công tác dạy học, nghiên cứu và đối dịch Hán -
Việt. Người làm công tác dạy học tiếng Hán cũng như
làm công tác biên, phiên dịch nếu nắm được đặc trưng
này trong mối tương quan với tiếng Việt sẽ chọn lựa
cho mình cách biểu đạt lý tưởng nhất để có thể truyền
đạt chính xác thông tin, tiếp cận được với cách biểu
đạt của người bản ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp
tiếng Hán./.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ vựng học tiếng
Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Văn Khang (2000), Những vấn đề đặt
ra đối với việc xử lí từ ngữ nước ngoài trong tiếng
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
3. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa
- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
4. 陈耀南(1994) 书面中的本质与应用,香港
大学出版社。
5. 党海瑾(2008)《现代汉语词典》四字格
研究,山西大学学报。
6. 李少虹(2009)现代汉语并列四字格及其
习得研究,中央民族大学学报。
7. 李显明(2012)现代汉语中文言文现象,语
文天地。
8. 王莹(2014)浅析现代汉语四字格及其语
言节奏特点,青春岁月刊物第21期。
9. 王晓炜(2007)汉语成语的审美特性——
均衡对称,语文刊物,第20期。
10. 余戈(2003)现代汉语四字格成语的词汇
化研究,语言科学。
FEATURES OF FOUR-SYLLABLE WORDS IN MODERN CHINESE AND VIETNAMESE
PHAM NGOC HAM
HOANG NGOC NGUYEN HONG
Abstract: 4 syllable phrase is the popular language unit in ancient Chinese and modern Chinese,
and in spite of low frequency, it still appears in spoken language and written language. It can be
said that this is one of the features of Chinese language. 4 syllable word can be in fixed and unfixed
form. Fixed phrase is short, concise and conveys huge amount of information, and unfixed phrase
is formed during conversation. They can be used separately or continuously to create beautiful
sounds which help to improve effect of expression and ability of applying language of speakers and
writers. In this article, we conduct analysis of features of 4 syllable phrase in ancient Chinese and
modern Chinese, contribute to references for teaching and studying Chinese in Vietnam.
Keywords: 4 syllable phrase, effect of expression, Chinese.
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
PGS.TS. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG*; TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH**
* Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng ✉ cuonganh58@gmail.com
** Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Ngày nhận: 06/3/2017; Ngày hoàn thiện: 28/3/2017; Ngày duyệt đăng: 28/3/2017
Phản biện khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHINH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế giao tiếp các thành viên sử dụng
ngôn ngữ tất yếu tuân theo những khuôn mẫu xử sự
chung của xã hội mà họ đang sống. Tùy vào bối cảnh
giao tiếp, tùy vào mục đích nói năng và nội dung
thông báo mà người nói lựa chọn những lời nói phù
hợp, trong đó có cả những trường hợp người nói tránh
dùng, gọi tên những sự vật, hiện tượng hoặc là thô tục,
cấm kỵ, thiếu tế nhị, hoặc là đau buồn, gây tổn thương,
phản cảm cho người khác... Trong những trường hợp
như vậy, cách diễn đạt gián tiếp là xu hướng mà người
nói sẽ lựa chọn để làm cho bản thân và người đối thoại
tránh được những bất tiện. Uyển ngữ ra đời và đi vào
đời sống theo cách như vậy. Đó cũng chính là khó
khăn cho người học ngoại ngữ nói chung, sinh viên
tiếng Nga nói riêng. Nghiên cứu uyển ngữ tiếng Nga
giúp chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ và các đặc trưng
văn hoá của dân tộc Nga.
2. UYỂN NGỮ
2.1. Khái niệm uyển ngữ
Uyển ngữ (tiếng Hy Lạp là euphemismos (eu - tốt
đẹp, phemi - nói) là cách nói tốt, nói đẹp. Còn trong từ
điển tiếng Việt, uyển ngữ được định nghĩa là “phương
UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG NGA
TÓM TẮT
Uyển ngữ trong tiếng Nga là một hiện tượng ngôn ngữ mà người nói tránh trực tiếp gọi tên sự vật,
hiện tượng có thể khiến người nghe cảm thấy sợ hãi, lúng túng, khó xử, khó chịu bằng cách thay
thế bằng một sự vật, hiện tượng khác. Sự tồn tại của uyển ngữ cũng như nguyên nhân hình thành
uyển ngữ là đặc điểm mang tính phổ quát trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Nga. Bài viết
nghiên cứu về các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa và ngữ dụng khác nhau dẫn đến cách tư duy của
cộng đồng ngôn ngữ Nga và vì vậy đã tạo nên những môi trường ngữ nghĩa hoàn toàn khác nhau
cho uyển ngữ tiếng Nga. Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Nga giúp cho chúng ta hiểu thêm về
cách tư duy, tri nhận của người Nga.
Từ khóa: ca dao, đối chiếu, giao tiếp, uyển ngữ, tục ngữ.
thức nói giảm, bằng cách không dùng lối diễn đạt trực
tiếp mà dùng hình thức diễn đạt nhẹ nhàng hơn, mềm
mại hơn, do những nguyên nhân về mặt phong cách”.
Ở Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ
học của các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách hiểu
khác nhau về uyển ngữ. Cùng với khái niệm uyển
ngữ, các tác giả còn đề cập đến các thuật ngữ tương
đương như: nói giảm, nói tránh, nhã ngữ, khinh từ
Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau, song các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cơ bản thống nhất trong
cách hiểu về khái niệm uyển ngữ. Các cách hiểu này
có điểm chung là coi uyển ngữ là một kiểu “biến thể
ngôn ngữ”, bản chất của uyển ngữ là phép thay thế.
Nói cách khác, biến thể ngôn ngữ uyển ngữ được tạo
nên dựa vào việc thay thế, biến đổi từ gốc thành một
từ hoặc một cụm từ có hình thức khác biệt. Ví dụ,
trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lê Nin”.
Trong ví dụ này, “đi gặp” được coi là uyển ngữ.
Uyển ngữ có thể phản ánh những tư tưởng văn
hoá, quy tắc đạo đức của từng xã hội. Trong trường
hợp này sự thích hợp và yếu tố văn hoá xã hội là hai
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
điểm tựa cơ bản về ngữ nghĩa của một uyển ngữ, đó
chính là môi trường ngữ nghĩa của uyển ngữ đó. Uyển
ngữ trong các ngôn ngữ có tính phổ quát. Tính phổ
quát của uyển ngữ được hình thành trước hết dựa trên
những nhu cầu mang tính phổ quát: kiêng kị, lịch sự,
che đậy. Những quan niệm của xã hội về văn hoá,
đạo đức, cách ứng xử giữa con người với nhau trước
những sự việc đau buồn, những điều tế nhị... đã tác
động tới việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, là
nguyên nhân thúc đẩy sự xuất hiện những uyển ngữ
(từ và ngữ) để tránh nói, gọi tên trực tiếp những sự
vật, hiện tượng đau buồn, thô tục, thiếu tế nhị, gây
thêm phiền muộn, hoặc xấu hổ... cho người nói và
người nghe. Uyển ngữ phản ánh rõ rệt nhất văn hoá
đạo đức ứng xử giữa mọi thành viên trong cộng đồng.
Từ góc độ ngữ dụng học chúng ta thấy các từ/ngữ -
uyển ngữ chủ yếu xuất hiện trong giao tiếp hội thoại,
ở đây chúng liên quan phần lớn đến quy tắc chi phối
quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự.
Như vậy, nhìn từ góc độ dụng học, uyển ngữ chính
là cách nói, cách diễn đạt ẩn dụ thích hợp, lịch sự làm
hài lòng nhau. Uyển ngữ thuộc về hành vi ứng xử lịch
sự, văn hoá trong xã hội, có chức năng làm cân bằng,
hài hoà quan hệ xã hội, giải toả những đe doạ thể diện,
những xung đột tiềm năng, làm cho mối quan hệ giữa
con người trở nên dễ chịu hơn.
2.2. Khảo sát uyển ngữ trong tiếng Nga
Bản chất của uyển ngữ là một phép thay thế.
Nhưng không phải lúc nào cách thay thế trong các
ngôn ngữ đều giống nhau. Trong tiếng Nga có rất
nhiều uyển ngữ khác nhau. Dưới đây chúng tôi chỉ
dừng lại khảo sát một số uyển ngữ:
2.2.1. Uyển ngữ nói về nỗi đau mất mát
Khi xem xét các phương thức hình thành uyển
ngữ, chúng tôi thấy mỗi dân tộc lại có sự lựa chọn
sự vật/hiện tượng để tạo ra những uyển ngữ hoàn
toàn khác nhau, phụ thuộc vào văn hoá của từng cộng
đồng. Chúng ta xét trường hợp uyển ngữ nói về cái
chết. Cái chết được xem như nỗi đau đớn tột cùng, sợ
hãi và ám ảnh nhất của con người. Trong tiếng Nga có
rất nhiều cách nói về cái chết. Ví dụ như, về cái chết
của các lãnh tụ, lãnh đạo, người ta dùng từ cкончать-
ся - tạ thế, từ trần, từ cổ băng hà. Trong dân gian Nga
có nhiều cách nói để tránh dùng từ chết: кого не ста-
ло (ai đó không còn nữa); погибнуть (hy sinh); угас-
нуть, почить, опочить (tạ thế); уйmu от нас (từ bỏ
chúng ta); уйmu из жизни (từ bỏ cuộc đời); уйmu в
иной мир (đi sang thế giới khác); уйmu в лучший мир
(đi lên cõi thiên đàng); заснуть/уснуть вечным сном
(yên giấc ngàn thu); отойти (đã lùi xa); покинуть
этот мир (từ bỏ thế giới này); кончиться (đã kết
thúc, đã hết); испустить дyx/последний вздох (trút
hơi thở cuối cùng); упокоиться (yên nghỉ); отдать
богу душу (thả hồn về trời); отправиться на тот
свет (lên đường sang thế giới khác); отправиться к
праотцам (về với tổ tiên).
Ngoài ra còn có uyển ngữ бренность, бренный
(mỏng manh, hữu hạn), кончина, конец... được dùng
đồng nghĩa với смерть và смертный (cái chết). Ví dụ:
– Нехлюдов задумался
над бренностью люд-
ского существования
(Толстой Л. Н., 1984, c.
102).
– Nhekhliuđốp suy
ngẫm mãi về sự mong
manh của kiếp người (L.
Tônxtôi, 1990, tr. 129).
– Ой, Тхюи! Ты что –
пессимистка? Оглянись
вокруг, сколько
товарищей, сколько
молодых людей отдали
свою юность революции
– они погибли, так и не
познав счастья (Данг
Тхюи Чам, Дневник врача
на войне, 2002, c. 122).
– Thuỳ ơi! Bi quan
đấy ư? Hãy nhìn lại
đi, bên cạnh Thuỳ có
bao nhiêu đồng chí,
bao nhiêu thanh niên
đã cống hiến tuổi trẻ
của họ cho cách mạng,
họ ngã xuống mà chưa
hề được hưởng hạnh
phúc (Đặng Thuỳ Trâm,
2005, tr. 106).
– Эх, Хыонг! Неужели
ты погибла! Я услышала
эту весь, и мне стало
дурно, как в ночном
кошмаре. И вот – конец.
Никогда больше не
будет тех ночей, на
протяжении которых
мы шептались, поверяя
друг другу свои мысли
и чувства (Данг Тхюи
Чам, Дневник врача на
войне, c. 39).
– Hường ơi! Hường đã
chết rồi sao? Mình nghe
tin mà bàng hoàng như
trong cơn ác mộng.
Vậy là hết, những đêm
rì rầm tâm sự bên nhau,
không bao giờ có nữa.
Bên tai mình còn nghe rõ
giọng Hường trầm trầm,
tình cảm (Đặng Thuỳ
Trâm, 2005, tr. 40).
- Она говорила, что
граф умер..., что ко-
нец его был не только
трогателен, но и нази-
дателен (Толстой Л. Н.,
1978, T. 3 c. 98).
- Cô nói rằng bá tước
đã mất..., rằng phút
lâm chung của người
không chỉ đau thương
mà còn như một lời
giáo huấn (L. Tônx-
tôi, 1976, T.3, tr. 119).
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
2.2.2. Uyển ngữ với chức năng tránh gây tổn
thương, tạo sự ý nhị, tế nhị cho lời nói
Tâm lý chung của con người là thường né tránh
không nhắc đến, thậm chí là gạt bỏ ra khỏi tư duy
của mình những sự vật/hiện tượng khiến mình sợ
hãi, e ngại. Trong tiếng Nga có những cách nói mềm
mại, tế nhị thay cho những cách nói trần trụi, thô
tục, hoặc để an ủi, tránh gây tổn thương, xúc phạm.
Bên cạnh đó, nhu cầu lịch sự cũng là nguyên nhân
hình thành uyển ngữ. Ví dụ: Она в интересном по-
ложении (Cô ấy đang trong tình trạng thú vị); Она
ждёт ребёнка (Cô ấy đang đợi em bé) thay cho Она
беременна (Cô ấy có chửa); Не сочиняйте! (Đừng
sáng tác!) thay cho Не врите!(Đừng lừa dối!). Ngoài
ra, người ta có thể dùng từ này thay thế từ kia như:
туалет thay cho уборная (nhà xí); помощница
(người giúp việc) thay cho служанка (người hầu).
Tương tự như ở Việt Nam, ở Nga phái nữ được
gọi là phái yếu, phái đẹp. Uyển ngữ tiếng Nga nhằm
phục vụ cho những kiêng kị trong đời sống hằng ngày.
Khi phải nói đến những bộ phận trên cơ thể con người,
những hoạt động sinh lý, tình dục, bài tiết, bệnh tật,
người ta thường tránh dùng những từ nói thẳng, thô
lỗ, tục tằn... làm người nói và người nghe đều thấy
ngượng ngùng. Ví dụ, từ близость được dùng để chỉ
quan hệ tình dục: Между ними близость. (Giữa họ
đã có quan hệ tình dục); dùng задерживаться thay
опаздывать: Он задерживается. (Anh ấy bị giữ ở
đâu đó lý do khách quan) thay cho nói: Он опаздыва-
ет (Anh ta đến muộn); кpaйнuй thay последний: Кто
кpaйнuй? (Ai cuối hàng?) thay cho: Кто последний?
(Ai sau cùng?); từ поправился (đẫy ra) thay từ потол-
стел (béo ra); từ позаимствовал (mượn tạm) thay
từ украл (ăn trộm); từ попросил откуда-либо (yêu
cầu đi khỏi chỗ nào) thay từ выгнал (đuổi khỏi đâu)...
Những cách dùng những uyển ngữ trên là những
cách nói thay thế phổ biến. Ngay từ xa xưa, trong kho
tàng thành ngữ, tục ngữ Nga có khá nhiều thành ngữ,
tục ngữ được dùng như những uyển ngữ để đề cao tính
lịch sự, hoặc dùng để an ủi, động viên người gặp tai
nạn, rủi ro, ốm đau, thất bại, không may... như: Бедна
одна не ходит (Họa vô đơn chí); Бедность не порок
(Nghèo đói đâu phải là tội lỗi); Беды мучат, да уму
учат (Có khó mới ló cái khôn); Будет и на нашей
улице праздник (Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai); В
семье не без урода (Năm ngón tay có ngón dài ngón
ngắn); Всем не угодишь (Làm dâu trăm họ); Двум
смертям не бывать одной не миновать (Chết
không quá một lần, sinh chẳng ai hai kiếp); Живая
кость обрастает мясом (Còn da lông mọc, còn
chồi nảy cây); На ошибках учатся (Thất bại là mẹ
thành công); Нет худа без добра (Bĩ cực thái lai); От
судьбы не уйдёшь (Chẳng ai tránh được mệnh trời);
Первый блин - комом (Việc đầu tay hay bị hỏng);
Счастье с несчастьем на одних санях ездят (Phúc
họa tọa bên nhau); Человек без ошибок не бывает
(Nhân vô thập toàn); От одного слова - да навек
ссора (Một lời nói một đọi máu); Умные речи при-
ятно и слушать (Nói ngọt lọt đến xương); Язык
острее ножа (Lưỡi sắc hơn dao); Язык мой враг
мой (Vạ mồm vạ miệng).... Những thành ngữ, tục ngữ
như vậy đại diện cho nhu cầu về lịch sự trong giao tiếp
giữa người với người trong cộng đồng ngôn ngữ Nga.
Trong lời nói, trong các tác phẩm văn học Nga,
chúng ta gặp những cách dùng mềm mại, cách viết,
cách nói riêng của người nói, nhà văn trong những
văn cảnh cụ thể. Ví dụ:
– Я знаю, что он, как
рыба в воде, плавает
и наслаждается во
лжи (Tолстой Л.
Н., 1984, c. 296).
– Mình thừa hiểu con
người lão, biết lão bơi
trong dối trá như cá gặp
nước và lão còn lấy thế
làm khoái trá (L.Tônxtôi,
1988, tr. 449).
– Левин хмурился и
молчал.
Ну-с, он появился здесь
вскоре после тебя, и, как
я понимаю, он по уши
влюбен в Кити (Толстой
Л. Н. 1984, c. 58).
– Lêvin cáu giận rồi im
lặng.
Hắn tới đây sau khi cậu
đi khỏi ít lâu, và như tôi
hiểu hắn chết mê chết
mệt Kity (L. Tônxtôi,
1988, tr.360).
– И всё же грустно. И
это шемящее чувство
проникает в моё
сердце, подобно тому,
как капли воды после
обильного дождя
просачиваются глубоко
в землю (Данг Тхюи
Чам, Дневник врача
на войне, 2012, c.43).
– Vậy mà vẫn cứ buồn.
Nỗi buồn thấm sâu trong
lòng mình như những
giọt mưa thấm sâu trong
lòng đất của những ngày
mưa dài rả rích này (Đặng
Thuỳ Trâm, 2005, tr.43).
– Рабочие – их было
человек 20, очевидно
чувствуя себя вполне
виноватыми, очевидно
готовые идти до конца
света (Толстой Л. Н.
1984, c. 360).
– Cả toán thợ có độ 20
người, rõ ràng cảm thấy
như mình có lỗi, và họ
sẵn sàng đi đến chân trời
góc bể nào cũng được (L.
Tônxtôi, 1990, tr.294).
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
Nhu cầu lịch sự trong giao tiếp là nhu cầu vốn có
từ xa xưa. Lựa lời nói làm sao cho lịch sự, dễ nghe,
tránh làm tổn thương người nghe chính là nguồn gốc
ra đời uyển ngữ.
3. KẾT LUẬN
Các dân tộc khác nhau, sống trong những điều
kiện môi trường khác nhau với những phương thức
sản xuất, hình thái xã hội lịch sử phát triển không
giống nhau dẫn đến đặc trưng văn hoá khác nhau. Đó
là cơ sở để hình thành môi trường ngữ nghĩa của uyển
ngữ. Uyển ngữ trong tiếng Nga có nghĩa ổn định,
nhiều người dùng, có mặt trong từ điển như những
từ đồng nghĩa. Chúng là những sáng tạo của cá nhân,
phần lớn là của các nhà văn, nhà thơ Nga, mang tính
biểu cảm cao, mang lại tác dụng to lớn về mặt ngữ
dụng. Nội dung, hàm nghĩa của uyển ngữ là rất phong
phú, đa dạng. Tùy thuộc bối cảnh giao tiếp mà người
nói lựa chọn chúng cho phù hợp.
Trong dạy học tiếng Nga nói chung, nội dung
sách giáo khoa nói riêng từ trước đến nay, uyển ngữ
chưa được chú ý nhiều. Từ đây, trong các sách giáo
khoa, giáo trình cần có mục dành cho uyển ngữ dưới
dạng các bài tập như làm quen với những uyển ngữ
có sẵn, hướng dẫn, gợi ý cách sáng tạo những uyển
ngữ cá nhân, luyện cách dùng thành ngữ, tục ngữ liên
quan đến uyển ngữ trong các hoàn cảnh thích hợp./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thị Hồng Hạnh (2015), Đặc điểm ngôn
ngữ - văn hoá của uyển ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn
ngữ và văn hoá, số 8(238)-2015.
2. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục.
3. Lý Lăng (2011), So sánh hiện tượng kiêng kị
trong tiếng Hán và tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, ĐH-
KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
4. L. Tônxtôi (1976), Chiến tranh và hoà bình, tập
1, 2, 3, 4, Dịch giả Cao Xuân Hạo, Như Thành, Hoàng
Thiếu Sơn, Trương Xuyên, NXB Văn hoá, Hà Nội.
5. L. Tônxtôi (1988), Anna Karênhia, dịch giả
Nhị Ca, Dương Tường, NXB Long An.
6. L. Tônxtôi (1990), Phục sinh, dịch giả Vũ Đình
Phòng, Phùng Uông, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
7. Đặng Thuỳ Trâm (2005), Nhật ký Đặng Thùy
Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
8. Данг Тхюи Чам, Дневник врача на войне
(2012), перевод с вьетнамского Анатолия Соколова
и Леван Няна, Изд “Глобус”, Ханой.
9. Жуков В. П. (1978), Семантика
фразеологических оборотов, «Просвещение»,
Москва.
10. Толстой Л. Н. (1978), Война и мир, Т. 1, 2, 3,
4, “Молодая гвардия”, Москва.
11. Толстой Л. Н. (1984), Анна Каренина, Изд.
Художественной литературы “Днiпро”, Киев.
12. Толстой Л. Н. (1984), Воскресение, Изд.
Художественная литература, Ленингдар.
13. Шанский Н. М., Быстрова Е. А., Ле Кха Ке
(1982), 700 русских фреологизмов, Изд. «Русский
язык», Изд. общественных наук, Ханой.
14. Шанский Н. М. (1972), Лексикология
современного русского языка, Изд. «Просвещение»,
Москва.
RUSSIAN EUPHEMISM
DUONG QUOC CUONG
NGUYEN THI HOANG ANH
Abstract: Euphemism in languages in
general in the Russian language in particular
is a linguistic phenomenon in which speakers
avoid direct use of the thing, the phenomenon
which can make the listener feel scared, con-
fused, awkward, annoyed by replacing with a
different thing or phenomenon. The existence
of the euphemism as well as the cause of for-
mation of euphemism is universal in Vietnam-
ese as well as in Russian. The paper examines
the differently linguistic, cultural and prag-
matic characteristics which lead to the way
of thinking of the community of the Russian
language and which as a result, have created a
completely different environment of semantics
for the euphemism in the Russian language.
Research into euphemism in Russian enables
us to discover more about the way of thinking,
the cognition of the Russian people.
Keywords: folk, contrastive analysis,
communication, euphemism, proverbs.
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
ThS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN*; ThS. TÔ THỊ LIÊN HÀ**
* Học viện Khoa học Quân sự ✉ hiennga1120@gmail.com
* Học viện Phòng không - Không quân
Ngày nhận: 05/3/2017; Ngày hoàn thiện: 21/3/2017; Ngày duyệt đăng: 28/3/2017
Phản biện khoa học: TS. ĐOÀN THỤC ANH
1. ВВЕДЕНИЕ
Язык, будучи одним из основных признаков
нации, отражает культуру народа, который на
нём говорит и сохраняет национальную культуру
и цивилизацию. И поэтому при изучении языка
в тесной связи с национальной культурой
открывается для учащихся особенно очевидная
и благоприятная возможность овладения
иностранным языком как реальным средством
общения при выполнении коммуникативной
направленности процесса обучения языку.
Учёт лингвострановедческой методики в
языковом учебном процессе имеет прежде всего
большое профессиональное значение, так как
даёт возможность более полно и адекватно
овладеть изучаемым языком. И, безусловно,
лингвострановедческий подход к преподаванию
GIẢI NGHĨA TỪ VỰNG MANG THÀNH TỐ
VĂN HÓA TRONG CÁC GIỜ THỰC HÀNH
TIẾNG NGA GIAI ĐOẠN CƠ SỞ
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Giải thích từ là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học ngoại ngữ nói chung và dạy
tiếng Nga nói riêng. Từ vựng mang thành tố văn hóa là một mảng đặc biệt trong hệ thống từ vựng
tiếng Nga, nó đòi hỏi người dạy phải tìm tòi những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để
chuyển tải được những giá trị văn hóa của loại từ này. Trên cơ sở phân tích nhóm từ vựng mang
thành tố văn hóa thường gặp trong các giáo trình dành cho học viên giai đoạn cơ sở tại khoa tiếng
Nga, Học viện Khoa học Quân sự, bài báo đề xuất một vài thủ pháp giải thích từ hiệu quả góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga tại Học viện.
Từ khóa: giai đoạn cơ sở, thành tố văn hóa, tiếng Nga, từ vựng.
русского языка имеет большое воспитательное,
гуманистическое значение, так как позволяет
учащимся более полно познакомиться с
достижениями русского народа в различных
областях. Важную роль в лингвострановедческой
работе играют слова с культурным компонентом,
поскольку они отмечают все самое существенное
в прошлом и настоящем русского народа, все
его достижения на многовековом пути развития,
его взгляды, оценки, суждения. Практические
занятия с лингвострановедческим материалом
вообще и лингвострановедческой семантизацией
лексики с культурным компонентом в Академии
военных наук (АВН) имеет свою специфику.
Эффективность отдельного урока зависит от
правильного выбора преподавателем того или
иного приёма семантизации.
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
2. РАБОТА НАД ЛЕКСИКОЙ С
КУЛЬТУРНЫМ КОМПОНЕНТОМ НА
ЗАНЯТИЯХ ПО ПРАКТИКЕ РУССКОЙ РЕЧИ
В АВН НА НАЧАЛЬНОМ ЭТАПЕ
2.1. Лингвострановедческая семантизация
лексики с культурным компонентом
В методике обучения иностранному языку
известен ряд приёмов семантизации лексики.
Например: перевод, опора на догадку, использование
смысловой близности слов (синонимии, антонимии,
тематической сопряженности), словесное описание
и т.д. А самым эффективным приёмом для
семантизации лексики с культурным компонентом
является лингвострановедческий комментарий.
– Системный лингвострановедческий
комментарий
Этот тип комментария, который чаще всего
используется на начальном этапе обучения,
содержит семантизацию отдельного слова,
встреченного в тексте. Отличительной чертой
системного комментария является наличие общей и
выделение частной характеристики разъясняемых
слов. Сначала в изъяснении указываются родовые
признаки, затем даются индивидуальные
характеристики элементам системы. Например:
“Государственная дума - законодательное
учреждение России, утверждена 17 октября 1905
года. Рассматривала различные законопроэкты,
которые потом утверждались царем. Распушена
6 октября 1917 года и востановлена в последние
годы после распада Советского Союза (1991 г.)”.
– Комплексный лингвострановедческий
комментарий
Этот тип комментарий применим для
семантизации тематической лексики. Его
задачи - снять трудности в её понимании и
употреблении. Такая необходимость возникает
при чтении произведений, связанных с вводом
страноведческой информации на определенную
тему. Например:
“Пряники были на Руси уже в XVI веке. С вос-
торгом писали о них иностранцы, посетившие
Россию. Пряники дарили друзьям в дни именин и
в праздники. Чем больше уважали человека, тем
больше делали пряник. Пряник был традиционым
подарком невесте от жениха. Пряники делали с
помощью резной деревянной доски, которую на-
кладывали на тесто. Мотивы резьбы на досках -
сказочные животные, птицы, цветы”.
– Коннотативный лингвострановедческий
комментарий.
Этот прием часто используется в работе
над коннотативными словами. Он прежде всего
нацелен на формирование чувства, отношения,
оценки и он есть нечто иное как художественный
текст. При семантизации коннотативных слов
часто используются литературные и эстетические
примеры. Этот тип часто используется в
семантизации имён русских известных людей и
географических названий. Например: “Русский
музей – музей русского искусства в Санкт-
Петербурге, первое государственное сооружение,
основанное императором Александром III” .
Наряду с лингвострановедческим коммен-
тарием как ведущим способом семантизации
лексики с культурным компонентом, наглядные
приёмы тоже являются эффективными способами.
Наглядность, с одной стороны, помогает лучше
понять правильно, а с другой стороны, она
значительно способствует его запоминанию и
практическому применению. Родной язык тоже
является помощником преподавателя в обучении
новому языку, но по мере овладения учащимся
иностранным языком, доля родного уменьшается,
а иностранного – увеличивается.
2.2. Лингвострановедческий материал в по-
собиях для студентов-филологов на начальном
этапе в АВН
В настоящее время в АВН используется по-
собие “Дорога в Россию” (часть 1,2) как главное
пособие на занятиях по практике русской речи на
начальном этапе. Пособие «Дорога в Россию» было
создано авторами В.Е. Атоновой, М.М. Нахаби-
ной, М.В. Сафроновой в Санкт-Петербурге в 2010-
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
ом году. Это пособие представляет собой учебный
комплекс по русскому языку как иностранному для
взрослых учащихся и обеспечивает подготовку в
объеме Государственного стандарта элементарного
и базового уровня. Пособие состоит из 21 уроков
(первая часть – 15 уроков, вторая часть – 6 уроков).
Целью пособия является стимулирование общения
на русском языке, совершенствование способности
учащихся осуществлять это общение в устной и
письменной форме и особенно расширение знания
о стране изучаемого языка, также и универсальных
знаний. Здесь даётся краткий анализ этого пособия
с лингвострановедческой точки зрения.
В первых 10 уроках первой части
лингвострановедческие материалы
представляются отдельными словами как Кремль,
Москва, коньяк, щиююю... . С 10-ого урока
все тексты недлинные, являются учебными и
учебнолингвострановедческими. Большинство
текстов знакомит курсантов с современной русской
действительностью. Они рассказывают о быте
русских людей, об отношениях в русских семьях
. Тексты насышены лингвострановедческим
матералом. Сведения в них отражают типичные
факты из жизни русского народа, в него включены
много слов и словосочетаний с культурным
компонентом, такие как самовар, сметана,
Байкал, Арбат, Пушкин. Такие материалы
вызывают интерес у учащихся и поддерживают
мотивацию обучения. Авторы 2-ой части по всей
возможности учли определённый объём знаний
о русском языке у курсантов после изучения
1-ой части, поэтому здесь больше внимания
уделяется лингвострановедческому материалу.
Во втором выпуске помещены длинные
тексты, которые рассказывают об известных
достопримечательностях России и её людях:
Город на Волге, редкие музеи, Анна Ахматова.
Содержание текстов ясно рассказывают об
истории и проблемах города Москвы, о жизни
известных людей.... Эта часть тоже имеет многие
иллюстративные картины, фотографии, схему
метрополитена....
Одним словом, в пособии «Дорога в Россию»
есть много слов и словосочетаний с культурным
компонентом. Его авторы уже уделяют большое
внимание использованию богатого лингвостра-
новедческого материала, чтобы познакомить кур-
сантов с современной действительностью России.
Лексика с культурным компонентом в данных
пособиях в основном безэквивалентная и онома-
стическая. В статье нам хотелось бы представить
только приёмы семантизации таких слов, а то, что
касается лексических единиц другого разряда,
будет затрагиваться в дальнейшее исследование.
2.3. Работа над безэквивалентной лексикой
Как нам известно, безэквивалентные сло-
ва служат для выражения понятий, отсутству-
ющих в иной культуре и в ином языке. Они от-
носятся к частным культурным элементам, т.е.
к культурным элементам, характерным только
для культуры А и отсутствующим в культуре Б.
Они не имеют эквивалентов за пределами языка,
к которому они принадлежат. Безэквивалентные
слова русского языка почему-то и отличают-
ся от соответствующих иноязычных слов, что
отражают специфику национальной культуры
русского народа, особенности образа жизни и
традиции русского народа. Следовательно, они
являются хранителями национально-культурной
семантики, поэтому со стороны лингвострано-
ведческого преподавания языка эти слова очень
ценные, очень важные. Их трудно выразить на
вьетнамском языке с помощью точного соответ-
ствия, однословного перевода. “Поскольку си-
стемы понятий в разных языках не совпадают.
Поскольку при изрении иностранного языка при-
ходится усваивать себе не только новую звуко-
вую форму слов, но и новую систему понятий,
лежащую в своих основе” (Щерба, 1947, c. 67).
Семантизация безэквивалентных слов требует
от преподавателя не только большого круга зна-
ний, но и правильного выбора приёмов. Для того,
чтобы слово стало понятным курсантами, целесо-
образно использовать одновременно разные при-
ёмы семантизации. Опыт показывает, что в этом
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
случае комплексный комментарий во многом об-
легчает работу.
Так слово “масленица” в уроке 15 пособия
«Дорога в Россию». Преподаватель может
просто объяснять, что “масленица”- это праздник
“проводы зимы” и всё. Но в нашей стране этого
праздника нет и учащимся трудно представить себе,
что это такое и такое изъяснение преподавателя
не поможет им понять точно значения слов, а даже
вызывать трудность для восприятия его. Здесь
представляем такой комплектный комментарий:
– Масленица - старинный славянский
праздник проводов зимы, от которого сохранился
обычай печь блины и устраивать увеселения. Этот
весёлый праздник проходит в конце Февраля и в
начале Марта, длится неделю. В последний день
праздника сжигают Масленицу - пугало из соломы.
Тогда учащиеся ещё хотят знать больше
об этом празднике и преподаватель даёт
дополнительную информацию, как долго длится
Mасленица, какие события происходятся в неделе
Масленицы или задаёт учащимся вопросы,
чтобы они самостоятельно нашли материалы,
книги, рассказ об Масленице. Думается, такой
приём вызывает интерес у учащихся, помогает им
быстро овладеть новыми словами, ясно понять его
и больше всего - ощутить русскую культуру.
В учебном процессе над безэквивалентными
словами приходится тщательно работать. Их
лексические понятия нужно описывать примерно
так, как это делается в толковых словарях. Такие
толкования отвечают требованиям методики
преподавания русского языка иностранцам и, в
первую очередь, работы с лингвострановедческим
материалом, обеспечиваю щей точность, краткость
и современность толкования (Воскресенская, 1977).
Например слово “метро”, если мы только пе-
реведём это слово на вьетнамский язык, то нашим
курсантам трудно представить себе, что такое ме-
тро, а если мы пользуемся вместе с переводом -
объяснением и описанием, то им намного легко
понимать это слово.
– Метро является самым удобным и быстрым
средством подземного передвижения. Cтанции
метро очень красивы, многие из них - настоящие
подземные дворцы. Станцию метро легко найти
- у входа горит красная неоновая буква М. Перед
входом на эcкалатор указываются все станции
данного направления. Перед оправлением поезда
машинист всегда объявляет следующую станцию.
На наш взгляд вышеуказанные методы
могут обеспечить оптимальный результат урока,
если у студентов есть добавочный запас слов
и фоновых знаний. Здесь можно прибавить
к лингвострановедческой семантизации
безэквивалентных слов такие приёмы, как
перевод комментариев на вьетнамский язык,
показ цветных картин, взятых из русских
кних или фильмов. Таким образом, мы можем
делать урок более интересным и одновременно
более эффективным и в лингвистическом и в
лингвострановедческом отношении.
2.4. Работа над ономатической лексикой
Ономастика представляет собой довольно
больщую группу и включает антропонимы,
топонимы и зоонимы. Можно сказать, что
топонимы имеют место в каждом уроке, каждом
тексте всех пособий, использованных как
основные учебники по практике русской речи
на факультете русского языка АВН в последние
годы. Например: МГУ, Байкал, Кавказ...
Топонимы не являются простыми терминами
географической науки, они обладают яркими
культурными компонентами в своей семантике.
Каждый человек постоянно встречается с
географическими названиями. “Невозможно
представить себе жизнь современного общества
без географических названий, - пишет известный
специалист в области топонимики Э.М.Мурзаев.
- Они повсеместно и всегда сопровождают наше
мышление с раннего детства. Всё на земле имеет
свой адрес и этот адрес начинается с места
рождения человека. Родное село, улица, на
которой он живёт; город, страна – всё имеет свои
имена” (Мурзаев, 1977, c. 276).
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Как нам известно, адресная функция
географических названий наиболее важная
и необходимая человеческому обществу.
Географические названия нужны для того,
чтобы отличить один объект от другого, точно
указать его происхождение, местоположение и
т.д. Каждое географическое название таит в себе
определённый смысл, иначе говоря, в каждом
названии отражается какая-то информация и
страноведческая ценность, может быть, культурная
или историческая. Эти ценности описываются
в языке того или иного народа. Географическое
название (если правильно понять его содержание)
всегда обладает информативностью, так
как оно возникло в результате осмысления.
При семантизации этих слов преподаватель
может опираться на все упомянутые приёмы,
как использование лингвострановедческого
комментария (или системного или комплексного),
смешанное изьяснение, так и наглядные приёмы.
Причём комментарии можно дать на родном языке
учащихся (разумеется, на начальном этапе).
На практических занятиях русского языка
обычно представляются топонимы, даже сначала
на фонетических занятиях, потом в диалогах,
микротекстах и в длинных текстах для чтения.
И задача преподавателя становится тяжелее,
поскольку они не только должны представлять
топонимы как лексические единицы, не только
просто дают перевод на родной язык, а должны
лучше передать чувство, страноведческую
ценность этих лексических единиц. Это требует
от преподавателей глубокого освоения, чтобы
найти наилучший прием семантизации. Здесь
лучше использовать системный и коннотативный
комментарии в сочетании со зрительной
наглядностью. В работе над текстом о Байкале
или о “Торге” (Красной площади) мы можем
использовать следующие комментарии с
картинами, рисунками с изображением озера
Байкала или панорамой Красной площади:
– Байкал: пресноводное озеро в России, в юго
– восточной Сибири. Расположено на высоте
455 м. и окружено горами. Площадь бассейн
31,5 т. кв. км., длина: 636 км; средняя широта:
48км. Самое глубокое (до 1620м) в мире. Впадает
366 рек, вытекает река Ангара. Замерзает в
январе, вскрывает в мае. Флора и фауна Байкалa
включает около 1800 видов.
– Торг - это название Красной площади в 15-
ом веке, когда эта плошадь возникалась. “Торг”
значит торговая площадь. Она постепенно стала
центром общественной и политической жизни
старой Москвы. Сейчас Красная площадь - это
центральная и самая большая площадь Москвы. Она
представляет собой гордость москвичей и русских.
После осмотра этих картин, рисунков и
слушания таких комментариев учащиеся поймут,
что такое Байкал, Красная площадь и чем
отличаются эти достопримечательности от других
озёр, площадей.
Таким образом системный комментарий
предполагает выявление, с одной стороны,
общих свойств объединяющих топонимы в одну
систему, а с другой - частных характеристик,
благодаря которым топонимы сохраняют свою
самостоятельность. Приведенный материал
не только оживляет занятия, повышает
общеобразовательный уровень обучающихся,
приносит пользу в овладении полнокровным
русским языком, но и несёт с собой немалый
воспитательный заряд. Эти комментарии дают
курсантам новые знания о незнакомых районах
России. В виду этого русские географические
названия и вызывают у них интерес, так и заботу
о стране, язык которого они изучают.
Этот приём тоже верен и по отношению к
антропонимам (именам людей). Ономастико-
коннотативный системный комментарий может
применяться и в ряде других случаев. Между
топонимикой и атропонимикой наблюдается тесная
связь. По словам А.А. Реформатского топонимика
и антропонимика - две родные сестры, так что
приёмы лингвистического анализа и методы
лингво-страноведческого преподавания языка
частично совпадают, (Реформатский, 1967, с. 198).
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
В нашей статье нам хотелось бы только предложить
приёмы семантизации личных имён, которые
натолько тесно сопряжены с совпадающими
именами деятелей, что их упоминание сразу же
вызывает к жизни соответствующее лицо. Имена
собственные обладают яркой национально-
культурной семантикой, поскольку их групповое
и индивидуальное значение прямо производно
от истории и культуры народа - носителя языка.
Это помогает учащимся углубить знания, больше
запоминать лингвострановедческие материалы и
глyбже понимать Россию. Но преподаватель тоже
должен обратить внимание на то, что некоторые
имена носили некоторые известные люди,
говоря об имени Александр, уместно напомнить
аудитории, что это имя носили Радищев,
Герцен, Грибоедов и Пушкин. Или учащиеся
могут ошибиться А.Н.Толстого с Л.Н.Толстым
или А.И.Островского с Н.А.Островским. При
этом учитель должен показать портреты или
фотогрaфии этих людей и дать конкpетные
системные коннотативные комментарии:
– А.Н.Толстой ( 1882/83 – 1945): граф, русский
писатель, академик АН СССР (1939). В 1918-23 в
эмиграции. Его произведения рассказывают о жиз-
ни скудеющего усадебного дворянства (прозаич.
цикл “Заволжье” (1909-11), роман «Хромой барин»
(1912). В трилогии “Хождение по мукам” (1922-
1941) стремился представить большевизм, имею-
щий национальную и народную почву, а Октябрь-
скую революцию как высшую правду, постигаемую
русской интеллигенцией. Его изветстные книги:
роман “Пётр I”, рассказ “Русский характер”.
– Л.Н. Толстой (1828-1910): граф, русский
писатель. Исследование “текучести” внутренного
мира моральных основ личности стало главной
темой его произведений. Мучительные поиски
смысла жизни нравственного идеала, скрытых
закономерностей бытия, духовный и социальный
критицизм, вскрывающий “неправду” сословных
отношений, проходит через всё его творчество.
Изветстные произведения: повесть “Казаки”
(1863), эпопея “Война и мир” (1863-69), роман
“Анна Каренина” (1873-77), роман “Воскресение”
(1889-99). Стремление согласовать образ мысли и
жизни приводит к уходу Толстого из дома в Ясной
Поляне, умер на станции Астапово.
При помощи комментария, данного
преподавателем, учащиеся сразу могут различать
этих людей. Они ещё больще понимают русских
людей и их разнообразную культуру, светлую
науку, литературу России.
Выше мы только привели несколько
примеров слов и словосочетаний русской
лексики с культурным компонентом и дали
семантизацию этих слов. Конечно, для каждого из
перечисленных типов в анализируемых учебниках
мы выбрали слова с культурным компонентом и
те семантические доли фона, которые необходимо
было семантизировать именно для вьетнамской
аудитории.
3. ЗАКЛЮЧЕНИЕ
Усвоение лексики с культурным компонентом
обеспечивается длительной учебной
работой. Планируя и организуя работу над
лингвострановедческим аспектом, преподаватель
может использовать богатый арсенал приёмов
и лингвострановедческих комментариев:
системный лингвострановедческий комментарий,
комплексный лингвострановедческий коммен-
тарий, коннотативный лингвострановедческий
комментарий и наглядность. Выбор способов зависит
от этапа обучения, учёта родного языка, родной
культуры учащихся и их фоновых знаний. Поэтому
задача преподавателя - правильно определить тот
или иной способ семантизации как опорный в
данном конкретном отрезке учебного процесса./.
Литературы:
1. Аксёнова В.Е. Атоновой, М.М. Нахабиной,
М.В. Сафроновой (2010), “Дорога в Россию”,
С.П., “Злотоуст”, часть 1,2.
2. Верешагин Е.М., Костомаров В.Г. (1990),
Язык и культура, Лингвострановедение в препо-
давании русского языка как иностранного., М.
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
3. Волков С.С. (1994), Принципы изъяснения
русских слов - реалий в лингвострановедческом
комментарии. Лингвострановедение в препода-
вании русского языка как иностранного. Межву-
зовский сборник научных трудов., Воронеж., Изд.
Воронежского Ун-та.
4. Воскресенская Л.Б. (1977), К лингвостра-
новедческому использованию безэквивалентной
и фоновой лексики на начальном этапе обучения
русскому языку. Из опыта создания лингвострано-
ведческих пособий, М.
5. Мурзаев Э.М. (1977), География в
названиях, М.
6. Прохоров Ю.Е. (1995), Лингвостранове-
дение. Культурология. Страно-ведение: Теория и
практика русского языка как иностранного: Ме-
тод. Пособие для студентов русистов и препода-
вателей русского языка иностранцам., М.
7. Реформатский А.А. (1967), Введение в язы-
коведение., Просвещение, М.
8. Трешников А.Ф. (Главный редактор), (1983),
Энциклопедический географический словарь, М.
9. Щерба Л.В. (1947), Преподавание ино-
страннных языков в средней школе // Общие во-
просы методики, М. Л.
INTRODUCING VOCABULARY WITH CULTURAL ELEMENTS FOR RUSSIAN-
MAJOR STUDENTS OF THE BASIC STAGE AT THE MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THI THU HIEN
TO THI LIEN HA
Abstract: Introducing new words is an integral part of the process of teaching foreign languages in
general and Russia in particular. Vocabulary with cultural elements is a special part in the Russian
vocabulary system. Therefore it requires teachers to explore appropriate and most effective ways
to convey the cultural values of them. Based on the analysis of vocabulary with cultural elements
in the books for Russian-major students of the basic stage at the Military Science Academy, the
article proposed several methods of effective introducing to improve the quality of teaching and
learning Russian at the Academy.
Keywords: basic stage, cultural elements, Russian, vocabulary.
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ NGỮ ĐIỆU TIẾNG NGA
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ ĐIỆU
Ở GIẢNG ĐƯỜNG VIỆT NAM
PGS.TS. NGUYỄN QUÝ MÃO*; TS. ĐOÀN THỤC ANH**
* Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ maonguyenquy@yahoo.com
** Học viện Khoa học Quân sự, ✉ doanthucanhk12@gmail.com
Ngày nhận: 14/3/2017; Ngày hoàn thiện: 28/3/2017; Ngày duyệt đăng: 28/3/2017
Phản biện khoa học: PGS.TS. LƯU BÁ MINH
TÓM TẮT
Ngữ điệu trong tiếng Nga là một trong những phương tiện quan trọng nhất để khu biệt nghĩa của
câu. Phát âm và sử dụng ngữ điệu không chuẩn xác sẽ khiến người nghe không hiểu ý của người
nói dẫn tới việc đưa ra những phản ứng không phù hợp. Nhiều trường hợp người học sử dụng ngữ
điệu sai dẫn tới sự không thành công trong giao tiếp với người bản ngữ. Bài báo tập trung mô tả
hệ thống ngữ điệu tiếng Nga có đối chiếu với tiếng Việt và trên cơ sở những khó khăn trong việc
phát âm do sự khác biệt về mặt ngữ điệu của hai ngôn ngữ, đề xuất phương pháp giảng dạy ngữ
điệu tiếng Nga cho học viên Việt Nam.
Từ khóa: mô hình tiết tấu, ngữ điệu, ngữ điệu tiếng Nga.
1. ВВЕДЕНИЕ
Устная речь невозможна без интонации. Одно
и то же предложение может произноситься с
разными типами ИК и наоборот, один и тот же
тип ИК может сочетаться с разными типами
предложений. Неправильное произнесение
и нечёткая интонация приводят к тому, что
учащиеся затрудняются в понимании русской
разговорной речи, реагировании на реплики
собеседников и продуцировании речевых
произведений в непосредственном повседневном
общении с носителями русского языка. Между
тем, как будет показано далее, система ИК
усваивается вьетнамскими учащимися с трудом
и требует планомерных и целенаправленных
усилий преподавателя, особенно на начальном
этапе обучения, что невозможно без разработки
соответствующей системы упражнений,
учитывающей данные о коммуникативных
неудачах в общении вьетнамцев на русском языке.
2. CОДЕРЖАНИЕ
2.1. Типы ИК в русском языке
Интонация – ритмико-мелодическая сто-
рона речи, служащая в предложении сред-
ством выражения синтаксических значений,
модальности и эмоционально-экспрессивной
окраски. (Диброва Е.И, c.69). Интонация вы-
полняет разные функции: коммуникативную,
выделительную, эмоциональную функции.
Основными интонационными средствами
являются тональные средства. В русском языке
семь основных интонационных конструкций
(сокращённо – ИК [ика́]). Все интонационные
конструкции имеют общее устройство. В
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
каждой конструкции выделяется центр, т.е.
слог, на который падает основное ударение
(синтагменное, фразовое или логическое).
Отмечаются также предцентровая (слоги,
предшествующие центру) и постцентровая (слоги,
следующие после центра) части. Эти элементы
могут отсутствовать, например: Где учебник?
(отсутствует предцентровая часть); Он здесь.
(отсутствует постцентровая часть). Предцентровая
часть обычно произносится на среднем тоне.
Основными различительными признаками ИК
являются направление движения тона в центре и
уровень тона постцентровой части. Схематически
устройство любой интонационной конструкции
можно изобразить таким образом:
ИК различают смысл звучащих предложений.
В зависимости от цели высказывания
интонационный центр может занимать разное
положение в конструкции: Вы купи3ли журнал? –
Вы3 купили журнал? – Вы купили журна3л?.
Вне существующих описаний интонационной
системы русского языка остаётся явление,
требующее внимания, - двуцентровые единицы,
существующие вопреки установившемуся мнению
о том, что интонационная единица обладает одним
интонационным центром: ДавАй покУрим? Мне
никтО не звонИл? (Скворцова Е. В., 1988, c.3).
2.2. Расхождения в системе ИК русского и
вьетнамского языков
Практика показывает, что не знание нормы
произношения и слабое владение интонацией
вызывают большие трудности у изучающих
русский язык. Это обстоятельство в первую
очередь объясняется расхождениями в фонетике
русского и вьетнамского языков, что вообще
является причиной большинства затруднений,
возникающих у вьетнамских учащихся при
восприятии русской речи на слух и адекватном
реагировании на неё. Фонетическая система
вьетнамского языка сильно отличается от
фонетической системы русского. Вьетнамский
язык является музыкальным. Вьетнамский
язык обладает развитой системой тонов и
мелодичностью, вследствие чего в членении
синтагм важную роль играют паузы, т.е. ритм, а
не типы ИК и их центры, как в русском языке. Во
вьетнамском языке важен тон произнесения, а не
только артикуляция. Вьетнамский язык имеется
6 тонов. Эта особенность влияет на русскую
речь вьетнамских учащихся: она становится
музыкальной, нечёткой и часто воспринимается
носителями русского языка как песня. Взаимная
связь между синтагматическим членением и
смыслом высказывания во вьетнамском языке
обусловливается тремя факторами: ритмическим
строением синтагм, синтаксическим строением
синтагмы и лексическим составом синтагмы.
Поскольку во вьетнамском языке отсутствует
флективность слов, и их звуковые оболочки
характеризуются большой устойчивостью, то
большую роль в членении синтагм играют паузы.
Неправильное толкование, или непонимание
смысла высказывания не позволяет говорящему/
слушающему правильно поставить паузу.
Неудивительно, когда иностранец, не понимая
смысл высказывания на вьетнамском языке,
делает паузу в середине двусложного слова.
Во вьетнамском языке типы ИК и их центры
выражены нечётко и они грамматически не
релевантные, то есть не играют дифферентную
роль. (Гордина М.В., 1960, c. 115). При описании
русского языка дело обстоит иначе. B русском
языке для постановки артикуляции гласных важно
чёткое усвоение ударности звука (то есть силы,
продолжительности и чёткости артикуляции), а не
его тона. Ритмическая структура русской фразы
сопряжена с определёнными характеристиками
ударения, где одно из центральных мест
надо отвести длительности ударного слога.
Выделяют центр интонационной конструкции
не только тонально, но и темпорально. Между
синтагматическим членением и смыслом
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
высказывания существует тесная взаимная связь,
при которой смысловое содержание и его лексико-
синтаксическое блокирование основано на
синтагматическом членении. Русская интонация
является одной из особенностей языка, при
помощи которой придают мысли, выраженной
в предложении, достаточную законченность и
выражают отношение к предметам мысли.
2.3. Трудности при усвоении вьетнамскими
учащимися русской интонации
Практика показывает, что слабое владение
интонацией и не знание нормы произношения
вызывают большие трудности у изучающих
русский язык. Это обстоятельство в первую
очередь объясняется расхождениями в фонетике
русского и вьетнамского языков. По аналогии с
родной фонетикой вьетнамцы ищут тональность и
в русском произношении, смешивают интонацию
на уровне синтагмы с акцентным ударением
на уровне слова. Слоговая характеристика
вьетнамского языка отрицательно влияет на
слух изучающих русского языка. К примеру,
вьетнамские слова “ấp ủ, uốn éo, làm ăn” не
произносятся слитно как “ấpủ, uốnéo, làmăn”
по закону произношения русского языка. Когда
учащиеся слушают предложение: “Вот он идёт
к Юре” с отдельным звучанием каждого слова,
они понимают без труда. Но когда оно звучат по
норме произношения как “Вотон идёт кюре”, им
трудно уловить смысл высказывания.
Наблюдаются возможные отклонения в
произношении предложения учащихся. При
произношении вопросительного предложения
с вопросительным словом (с ИК-2) отмечается
недостаточное усиление словесного ударения,
отсутствие слитности произношения и
неправильное расположение интонационных
центров, проявляющееся в диалогической речи.
В вопросительном предложении без
вопросительного слова вопрос выражается ИК-3,
но учащиеся часто произносят ИК-2 вместо ИК-
3, потому что подобная интонация отсутствует во
вьетнамском языке (вместо Он бы3л в Москве? – Он
бы2л в Москве (утверждение)). Eщё наблюдается
понижение тона на ударной части и повышение
на заударной (как в ИК-4). Такое произношение
не только создаёт акцент, но и вносит различные
смысловые оттенки сомнения, недоверия,
недоумения, удивления....
Неполные предложения произносятся с
ИК-4. Возможные отклонения в интонации
вопросительных предложений с сопоставительным
словом а - более резкое повышение тона или
отсутствие понижения тона на ударной части.
В вопросительном предложении без
вопросительного слова с союзом или членение
обязательно. Синтагма, предшествующая союзу,
произносится с ИК-3, конечная синтагма с
союзом или произносится с ИК-2: Экскурсия
будет в сре3ду // или в четве2рг?. Вьетнамцы
обычно не различают вопросительных и
повествовательных предложений с союзом или
и часто вопрос произносят как утверждение:
Экскурсия будет в сре3ду // или в четве1рг?
При переспросе и повторении вопроса собесед-
ником вопросительные предложения произносятся
с ИК-3 даже при наличии вопросительного слова.
Переспрос Повторение вопроса
собеседником
– Сколько сто-
ит тетра2дь?
– Вы пое3дете летом на
Кавказ?
– Когда2 вы
вернётесь из
Москвы?
– Двенадцать.
– Двенадцать
копе1ек.
– Когда я вернусь из
Москвы3? Думаю,
недели через две.
– Ско3лько? – Почему ли я летом на
Кавка3з? Пока не знаю.
Вьетнамские учащиеся произносят переспрос
и повторяют вопрос по типу ИК-4, что может
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
придать этим вопросительным предложениям
другое значение - значение удивления, несогласия,
возмущения, недоверия и т.п.
Адресат при нечёткой интонации извлекает не
предусмотренный говорящим интенциональный
смысл и это может вести к коммуникативным
неудачам: Какой он художник! (плохой) - Он
баталист. - Чиню обувь. - Я не спрашиваю,
что, я говорю: не смей!; - Какой сегодня день?!
- Суббота. - Да разве я об этом? Ты посмотри,
какой дождь!....
2.4. Методические рекомендации по
обучению интонации
Для повышения эффективности изучения
русского языка предлагаем несколько
практических рекомедаций по обучению учащихся
произнесению высказываний с описанной
интонацией.
2.4.1. Представление особенностей типов
ИК в русском и вьетнамском языках
Большая часть ошибок в процессе
речи на иностранном языке есть следствие
внутриязыковой интерференции, так как
обусловлена особенностями самого изучаемого
языка, спецификой его системных свойств и
связей. Под внутриязыковой интерференцией
понимается влияние одной языковой формы
(структуры) изучаемого языка на другую форму
(структуру) или их взаимодействие, в результате
чего возможно их неправильное понимание
и употребление. На уроках преподаватель
объясняет правила произношения русского языка
и при этом особое внимание уделяет ритмической
структуре фразы. Обучая учащихся выделять
длительностью в произношении ударный гласный
слова, важно научить их делать это и на уровне
интонационной конструкции, а именно выделять
центр интонационной конструкции не только
тонально, но и темпорально.
2.4.2. Закрепление ритмических моделей слов
Ритмика русского слова настолько
своеобразна, что вызывает яркий акцент при
усвоении русского произношения. В связи с тем,
что русское ударение может быть подвижным
и разноместным и структура слов в русском
языке многосложная, можно выделить большое
количество ритмических моделей. Как известно,
ритмика русского слова связана с чередованием
ударных и безударных слогов во времени.
Доминантой этого чередования является
ударный слог, а различные соотношения между
ударными и безударными слогами создают
ритмическую организацию слова. Решающим
фактором в ритмике слова является не сила
ударения, а периодичность чередований ударных
и безудачных слогов. (Скворцова Е. В., 1988,
c.69). При обучении ритмике слова учащихся
на начальном этапе важно привлечь внимание
к произношению редуцированных гласных,
выработать у учащихся нужную артикуляцию.
Могут быть использованы упражнения на
звуковое и письменное восприятие речи.
Представлен материал, включающий ритмику
слов, словосочетаний, предложений и текстов.
Упражнения могут быть созданы по ритмической
модели типа та-та-та, которую выделяет в своих
работах Е.А.Брызгунова. Основные ритмические
типы слова следующие:
тата́: она́, дома́, пото́м, вода́, бана́н.
та́та: э́то, до́ма, па́па, ма́ма, кни́га.
та́тата: ба́бушка, де́вушка, ма́ленький, у́лица,
мо́лодость.
тата́тa: соба́ка, газе́та, бума́га, това́рищ,
маши́на.
татата́: молоко́, каранда́ш, колбаса́, хорошо́,
посмотри́.
та́татата: за́втракает, ма́ленького, у́жинают,
спра́шивает.
тата́тата: экску́рсия, опа́здывать, расска́зывать,
учи́лище, движе́ние.
татата́та: компози́тор, матема́тик, полито́лок,
разгово́рник, извини́те.
тататата́: переходи́ть, употребля́ть, обознача́ть,
переписа́ть.
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2.4.3. Выработка навыков синтагматиче-
ского членения
Одним из важных условий овладения инто-
нацией является, во-первых, выработка навыков
синтагматического членения и, во-вторых, – со-
отнесённость объёма синтагм с темпом их про-
говаривания. Умение членить предложение на
минимальные синтагмы должно быть выработано
у учащихся на ранних этапах изучения русского
языка. Преподаватель вводит термин синтагма и
объясняет правила синтагматического членения
предложения. Членение предложения связано с
понятием синтагмы, определение и толкование
которого дано в работах Л. В. Щербы. Под терми-
ном синтагма Л.В.Щерба понимал группу слов
(или одно слово), представляющих единое смы-
ловое целое для данного контекста и для данной
ситуации, возникающее в процессе речи – мысли,
и фонетически оформленное. Вслед за Л.В.Щер-
бой считают, что в основе определения синтагмы
лежит семантический и фонетический принцип.
(Богатырева И.В., c.2). Предложение может пред-
ставлять собой как одну синтагму (односинтаг-
менное предложение), так и несколько (много-
синтагменное). Односинтагменное предложение
может состоять из одного слова Приходите или
из группы слов Здесь холодно. Односинтагмен-
ными предложениями всегда являются вопросы
без вопросительного слова Вы меня любите?.
Целесообразно ознакомить учащихся со группа-
ми слов, которые представляют собой минималь-
ную синтагму: именная группа (прилагательное
+ существительное: новое платье; местоимение
+ существительное: мой друг; порядковое числи-
тельное + существительное: первый учитель; ко-
личественное числительное + существительное:
две книги; причастие + существительное: дей-
ствующее лицо; существительное + существи-
тельное в родительном падеже: вечер русского
языка; предлог + именная группа: с первого взгля-
да); глагольная группа (личное местоимение +
глагол: я понимаю // знаешь ты // я буду читать;
глагол + наречие: бегать быстро; глагол + прямое
дополнение: смотреть фильм; глагол + управ-
ляемые им существительные: верить в победу).
2.4.4. Выделение интонационных единиц в
русском языке
При объяснении значении типа вопросов,
обладающих двумя интонационными центрами,
по сравнению с аналогичными по своему
строению вопросами с одним интонационным
центром, целесообразно использовать
приём, несколько огубляющий семантику, но
облегчающий понимание и усвоение. Следует
исходить из характера неизвестного. В вопросе с
двумя интонационными центрами запрашивается
абсолютно неизвестная информация, т.е. степень
неизвестности составляет 100%. В вопросе
с одним интонационным центром уже есть
догадка о том, какой ответ можно получить, и
спрашивающий ждёт лишь подтверждения своим
предположениям. Условно процент неизвестности
можно принять равным 50%. Иначе говоря,
100% неизвестности – два интонационных
центра, 50% – один: – НиктО не хОчет чаю?
(100%) – Будьте добры, дайте мне чашечку. –
НиктО не хочет чаю? Я убираю посуду (50%).
Для облегчения воспроизведения учащимися
интонационного контура следует использовать
графическое изображение направления движения
частоты основного тона в двухцентровом вопросе.
Можно также (в случае особых затруднений)
условно разбить вопрос на два вопроса: вместо
Мне не звонИл никтО? произносить Мне
не звонИл? НиктО?. Вопросительный знак
после слов, несущих интонационные центры,
является зрительной опорой для правильного
интонирования. Постепенно наращивая темп,
необходимо в дальнейшем добиваться слитного
произношения; тогда автоматически произойдёт
выравнивание мелодики на стыке синтагм.
(Скворцова Е. В., 1988, c.5).
2.4.5. Создание заданий для обучения русской
интонации
Исходя из особенностей ИК в русском языке,
можно предложить лингвистическую типологию
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ошибок, а также сформулировать некоторые
правила, с помощью которых преподаватели могли
бы квалифицировать интонационные ошибки в
речи иностранцев. Учитывая трудность усвоения
ИК, следует большое внимание уделить слуховым
упражнениям, и прежде всего - упражнениям
на различение типов ИК. Произносительные
упражнения следует начинать с небольших по
объёму предложений. Наиболее трудными из
них являются предложения, представленные
односложными словами. Желательно записать эти
предложения на аудионоситель и сравнить своё
произношение с произношением диктора. Самым
эффективным средством устранения отклонений
в интонации является последовательная
запись на аудионоситель образцов, а затем
произношение их с последующим слуховым
анализом. Для учащихся продвинутого этапа
обучения важно дальнейшее совершенствование
слухопроизносительных навыков. Без овладения
этими навыками невозможен свободный переход
к неподготовленной речи на изучаемом языке.
Упражнения со скрытой фонетикой можно также
вынести на занятия по развитию устной речи,
скоординированные с фонетическими занятиями.
Что касается тренировки ИК-2, основное внимание
следует направить на устранение повышения
тона в конце вопросительного предложения, на
выработку слитности произношения. Учитывая
трудность усвоения ИК-3, следует большое
внимание уделить слуховым упражнениям,
упражнениям на различение типов ИК, а также
упражнениям, связанным с определением
предиката вопроса в вопросительном предло-
жении без вопросительного слова. Самым
эффективным средством устранения отклонений
в ИК-4 является последовательная запись на
магнитную ленту образцов, а затем произношение
их с последующим слуховым анализом. Основное
внимание при работе над предложениями с союзом
или должно быть направлено на развитие речевого
слуха, на дифференциацию вопросительных и
повествовательных предложений. Тренировка
интонации связана с усвоением ритмики русского
слова, что заложит первоначальную основу для
синтагматического членения предложения и,
последовательно, свободного произношения
полной фонетической фразы.
Задание 1. Слушайте ритмические модели
слов, определяйте место ударение.
та́-та, та-та́, та́-та-та, та-та́-та, та-та-та́, та́-та-
та-та, та-та́-та-та, та-та-та́-та, та-та-та-та́, та
Задание 2. Слушайте слова, определяйте
ритмические модели слов.
вода, трава, слово, весело, несколько, сегодня,
заказать, завтракать, выступает, переводить,
молодость.
Задание 3. Слушайте словосочетания,
обращайте внимание на слитность произно-
шения слов в словосочетаниях, определяйте
ритмические модели слов.
ты ска́жешь им
скажи́ об этом
с э́тими книгами
из э́той комнаты
под окно́м
Задание 4. Предложите варианты
синтагматического членения фраз. Где
необходимо, поставьте знаки препинания.
1. Очень удивил его вопрос друга.
2. Надо учиться работать и отдыхать.
3. Вера знала Надя не позвонит ей сегодня.
4. Марина лаборантка сейчас на кафедре?
5. Студенты, сдавшие экзамен во вторник
должны принести зачётки в деканат.
Задание 5. Прочитайте текст и разделите
его на синтагмы. Где необходимо, поставьте
знаки препинания.
Париж. У подножия Эйфелевой башни гид
уговаривает туристку подняться наверх. Туристка
боится башня старая ей более ста лет. А лифт
спрашивает туристка часто ремонтируется? Не
волнуйтесь так отвечает гид каждый раз когда
лифт падает его ремонтируют.
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Задание 6. Слушайте. Проговаривайте
образцы вместе с диктором.
– Де2вушка! Скажи2те, пожалуйста, // како2й
автобус идёт до Лужников?
– Зачем же вам е2хать? Туда пешко2м идти
минут десять.
Задание 7. Ответьте на вопросы.
Мне мо3жно идти с вами в столовую после
занятий? (Можно).
Вам ну3жен план Москвы? (Нужен).
Задание 8. Ответьте на вопросы.
Ты уже бы3л на Красной плошади? (Был).
А ты была3 на проспекте Калинина?
Задание 9. Слушайте и повторяйте.
Следите за слитностью произношения.
Как вы пое2дете?
Как вы поедете на стадио2н?
Как вы поедете на водный стадио2н?
Како2й журнал лежит на письменном столе?
Задание 10. Слушайте и повторяйте. Не
повышайте тон в конце вопросительного
предложения.
ИК-2 с ударной, предударной и заударной частями:
Куда он уе2хал? Кому он дал кни2гу? Как он
сдал экза2мен? Что ты купи2ла?
ИК-2 с предударной и ударной частями:
Как вас зову2т?; Где работает ваша сестра2?; Кому
он написал письмо2?; Как проехать в Лужники2?
Задание 11. Слушайте предложения,
повторяйте, обращая внимание на усиление
словесного ударения на гласном центра
Зачем е2хать? Зачем вам е2хать? Зачем вам
ехать в магази2н? Зачем вам ехать в книжный
магази2н?
Задание 12. Узнайте у прохожего, как можно
доехать до книжного магазина, Лужников, Дома
игрушки, института Пушкина, телебашни,
метро “Калужская”.
Образец:
Де2вушка! Скажи2те, пожалуйста, // этот
автобус идё3т до метро “Калужская”?
Зачем вам е2хать? Туда пешко2м идти минут пять.
Задание 13. Слушайте и ставьте знаки
препинания. Прослушайте ещё раз, обазначьте
типы ИК.
Он едет в Москву Он едет в Москву Он едет в
Москву Он едет в Москву Он приехал Он приехал
Он приехал Он приехал Миша сдал экзамен
Миша сдал экзамен Миша сдал экзамен Миша
сдал экзамен.
Задание 14. Слушайте и повторяйте.
а) ИК-3 с предударной, ударной и заударной
частями.
Знако3мый? Уе3хал? Это ваш
знако3мый? Он уе3хал?
б) ИК-3 с предударной и ударной частями.
Воды3? Журнали3ст?Вам воды3? Он
журнали3ст?
Задание 15. Слушайте и повторяйте.
Следите за интонацией и слитностью
произношения.
Вы написа3ли сценарий?.
Вы написа3ли сценарий для фильма?.
Вы написа3ли сценарий для фильма о
космонавтах?.
Задание 16. Прослушайте диалоги.
Начертите схемы предложений с ИК.
Прочитайте диалоги.
Вы сегодня вечером свобо3дны?
Не1т, за1нят.
А за4втра?
Завтра свобо1ден.
Задание 17. Повторите за диктором
вопросительные предложения. Желательно
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 06 - 3/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
записать на магнитофон и сравнить своё
произношение с образцом.
А за4втра? А в Москве4? А молока4?
А воды4 холодной из холодильника? А ваша
сестра4?
Задание 18. Слушайте предложения,
обозначайте синтагматическое членение и
типы ИК. Прочитайте предложения.
Вы идёте в университет или в библиотеку?
Он получил телеграмму или письмо?
Мы пойдём в театр или на концерт?
Задание 19. Прочитайте с ИК.
1. Вчера // они были в Суздале.
2. Вчера // они были в Суздале?
3. Я была в Петербурге // в Москве // хочу
побывать в Суздале.
4. Я была в петербурге // в Москве хочу
побывать // в Суздале.
5. Мама // сказала сестра/больна.
6. Мама сказала // сестра больна.
7. Бабушка, // Лена дома?
8. Бабушка, Лена // дома?
9. Студенты, // приехавшие в Ханой три дня
тому назад // посмотрели площадь Бадинь.
10. Студенты, // приехавшие в Хан
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_6_3_2017_4601_2171740.pdf