Tài liệu Đặc điểm giải phẫu phẫu thuật của hố chân bướm - Khẩu cái qua đường nội soi qua hốc mũi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
57
trong nghiên cứu(1). Trong các kháng sinh
Vancomycin, Teicoplanin, Linezolide, độ nhạy
cảm của các kháng sinh này với vi khuẩn đều là
tuyệt đối 100% trong tất cả các mẫu nghiên cứu.
Các kháng sinh nhóm Macrolides và
Lincosamides được sử dụng tương đối phổ biến
trong bệnh lý viêm mũi xoang. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỉ lệ nhạy cảm đối với các
kháng sinh này hiện nay còn rất thấp, như
Azithromycin và Erythromycin độ nhạy cảm chỉ
đạt 16,7%, Clindamycin đạt 22,2%.
Với nhóm Fluoroquinolones, tỉ lệ nhạy cảm
của vi khuẩn đối với Levofloxacin còn tương đối
cao là 54,5%. Tuy nhiên Ciprofloxacin chỉ còn
nhạy cảm với tỉ lệ là 22,2% thấp hơn so với tác
giả Dương Thị Chung là 40,9%(2).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nuôi
cấy vi khuẩn dương tính đạt 24,2%, chủ yếu là vi
khuẩn Gram dương chiếm 78,3%. Về kết quả
định danh vi khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh hay
gặp nhất tron...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu phẫu thuật của hố chân bướm - Khẩu cái qua đường nội soi qua hốc mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
57
trong nghiên cứu(1). Trong các kháng sinh
Vancomycin, Teicoplanin, Linezolide, độ nhạy
cảm của các kháng sinh này với vi khuẩn đều là
tuyệt đối 100% trong tất cả các mẫu nghiên cứu.
Các kháng sinh nhóm Macrolides và
Lincosamides được sử dụng tương đối phổ biến
trong bệnh lý viêm mũi xoang. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỉ lệ nhạy cảm đối với các
kháng sinh này hiện nay còn rất thấp, như
Azithromycin và Erythromycin độ nhạy cảm chỉ
đạt 16,7%, Clindamycin đạt 22,2%.
Với nhóm Fluoroquinolones, tỉ lệ nhạy cảm
của vi khuẩn đối với Levofloxacin còn tương đối
cao là 54,5%. Tuy nhiên Ciprofloxacin chỉ còn
nhạy cảm với tỉ lệ là 22,2% thấp hơn so với tác
giả Dương Thị Chung là 40,9%(2).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nuôi
cấy vi khuẩn dương tính đạt 24,2%, chủ yếu là vi
khuẩn Gram dương chiếm 78,3%. Về kết quả
định danh vi khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh hay
gặp nhất trong VMXMT nhiễm khuẩn người lớn
trong nghiên cứu này là Staphylococcus aureus
chiếm tỉ lệ 30,4%. Pseudomoas aeruginosa đứng
thứ hai chiếm 17,4%.
Về kết quả kháng sinh đồ, nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy: các vi khuẩn gây viêm
xoang có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh rất dao
động và khác nhau ở các loại vi khuẩn khác
nhau và cũng rất khác nhau ở trong cùng một
loại vi khuẩn. Tụ cầu vàng, vi khuẩn có tỉ lệ
cấy cao nhất trong nghiên cứu, đã kháng với tỉ
lệ cao các kháng sinh nhóm β-lactam,
Macrolides và Fluoroquinolones. Các vi khuẩn
còn lại trong nghiên cứu cũng đã thể hiện sự
đề kháng với các kháng sinh phổ biến trong
điều trị viêm mũi xoang này với các mức độ
khác nhau. Chính vì vậy, việc nuôi cấy định
danh vi khuẩn và kháng sinh đồ trong
VMXMT nhiễm khuẩn người lớn có vai trò
quan trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị
nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Don DM, Yellon RF, Casselbrant ML, Bluestone CD (2001).
Efficacy of a stepwise protocol that includes intravenous
antibiotic therapy for the management of chronic sinusitis in
children and adolescents. Arch Otolaryngol Head Neck Surg,
127(9):pp. 1093-8.
2. Dương Thị Chung (2016). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn trong
xoang hàm trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Luận văn
bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Kaszuba SM, Stewart MG (2006). Medical management and
diagnosis of chronic rhinosinusitis: A survey of treatment
patterns by United States otolaryngologists. American journal of
rhinology, 20(2):pp. 186-190.
4. Lê Công Định (1993). Bước đầu tìm hiểu tình hình viêm xoang
trẻ em tại viện Tai Mũi Họng Trung Ương 1987-1993. Luận văn
bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Hòa (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi
khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn
tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Bích Hường (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và vi khuẩn trong viêm xoang trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung Ương. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y
Hà Nội.
7. Phạm Quang Thiện (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi
khuẩn trong viêm xoang hàm mạn tính nhiễm khuẩn tại bệnh
viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí. Luận văn tốt nghiệp chuyên
khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Rosenfield RM, Piccirillo JF, Chandrasekhar S, Brook I, Kumar
KA et al (2015). Clinical practice guideline (update): Adult
Sinusitis Executive Summary. Electronic, pp.1097-6817.
9. Sinus Partnership, Anon JB, Jacob MR (2000). Antimicrobial
treatment guidelines for acute bacterial rhinosinusitis.
Otolaryngology-Head and Neck Surgery, 123(1):pp. 5-31.
10. Sok JC, Ferguson BJ (2006). Differential diagnosis of eosinophilic
chronic rhinosinusitis. Curr Allergy Asthma Rep, 6(3):pp. 203-14.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU PHẪU THUẬT CỦA HỐ CHÂN BƯỚM - KHẨU CÁI
QUA ĐƯỜNG NỘI SOI QUA HỐC MŨI
Võ Công Minh*, Nguyễn Hiền Minh**, Phạm Kiên Hữu***
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
58
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hố chân bướm khẩu cái là một vùng giải phẫu sâu có cấu trúc phức tạp. Hiểu rõ đặc điểm giải
phẫu qua đường nội soi của hố chân bướm khẩu cài để tiếp cận vùng này an toàn.
Mục tiêu: Nghiên cứu các thành phần giải phẫu thần kinh mạch máu trong hố chân bướm khẩu cái và
tương quan không gian và khoảng cách của các thành phần này với nhau và với các mốc giải phẫu trong hốc mũi
qua đường nội soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế: cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được thực
hiện tại trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến 2017. Ba mươi xác ngâm formol đã được
phẫu tích theo trình tự giống nhau ở cả hai bên hốc mũi: mở lỗ thông xoang hàm, nạo sàng trước sau, mở xoang
bướm, cắt vách mũi xoang, bộc lộ các thành phần thần kinh, mạch máu, cơ và xương của hố chân bướm khẩu cái.
Kết quả: Hốc mũi: mào sàng xuất hiện trong 97% trường hợp. Động mạch bướm khẩu cái đoạn xuất phát
từ lỗ bướm khẩu cái có hai thân chiếm tỉ lệ 20%, có một thân chiếm tỉ lệ 80%. Khoảng cách từ gai mũi trước đến
mào sàng là 62,9±4,286mm. Khoảng cách từ mào sàng đến mặt trước xoang bướm là 10,18±2,303mm. Khoảng
cách từ bờ sau lỗ thông xoang hàm đến mào sàng: 7,13±1,498mm. Khoảng cách từ mào sàng đến sàn mũi là
23,4±1,429mm. Đường kính lỗ bướm khẩu cái là 6,73±1,233mm. Trong hố chân bướm khẩu cái (CBKC): kích
thước trong ngoài của hố CBKC là 21,81±3,206mm. Kích thước trên dưới của hố CBKC là 23,2±2,327mm.
Khoảng cách trước sau của hố CBKC là 9,65±1,43mm. Kích thước hạch CBKC là 7,01±1,643mm. Đường kính
động mạch hàm trong là 4,34±0,826mm. Đường kính động mạch bướm khẩu cái là 2,37±0,459mm. Khoảng cách
giữa ống thần kinh Vidian và lỗ tròn là 9,92±1,344mm.
Kết luận: Đường nội soi xuyên hốc mũi giúp bộc lộ các thành phần thần kinh mạch máu trong hố CBKC
với vùng phẫu thuật tương đối rộng rãi. Hiểu biết về tương quan về không gian và kích thước giữa các thành
phần này có thể giúp cho phẫu thuật viên sàn sọ tiếp cận vùng giải phẫu này qua nội soi một cách an toàn.
Từ khóa: hố chân bướm khẩu cái, mào sàng, động mạch bướm khẩu cái, thần kinh Vidian
ABSTRACT
ENDOSCOPIC TRANSNASAL ANATOMY OF PTERYGOPALATINE FOSSA: CONTENTS AND
RELATIONSHIPS WITH NASAL LANDMARKS
Vo Cong Minh, Nguyen Hien Minh, Pham Kien Huu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 58-63
Introduction: Pterygopalatine fossa is a deep and narrow space located at the lateral skull base. Knowledge
about its contents and relationships to other important nasal landmarks under endoscopy may help the skull base
surgeon when doing operation in this area.
Objective: The purpose of this study was to investigate the anatomic contents of human pterygopalatine
fossa and its spatial and distance relationship with nasal important landmarks through the endonasal endoscopic
transnasal approach on human cadavers.
Methods: Design: case series study. This study was carried out at Department of Anatomy at University of
Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city from 2014 to 2017. An anatomical dissection of thirty human
*
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Bộ môn Tai Mũi Họng – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Võ Công Minh ĐT: 0903905467 Email: vocongminh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
59
cadavers were performed to analyzed in this study to describe the spatial relationships and to measure the
distances between the most important neurovascular structures in this region and with other nasal landmarks.
Results: Nasal cavity: ethmoidal crest was seen 93% of cases. Sphenopalatine artery with one trunk was
seen in 80% when two trunks was seen in 20% of cases. Mean distance between anterior nasal spine and
ethmoidal crest was 62.9±4.286mm. Mean distance between ethmoidal crest and anterior wall of sphenoid sinus
was 10.18±2.303mm. Mean distance between natural ostium of maxillary sinus and ethmoidal crest was
7.13±1.498mm. Mean distance between ethmoidal crest and nasal floor was 23.4±1.429mm. Mean diameter of
sphenopalatine foramen was 6.73±1.233mm. Inside pterygopalatine fossa: Mean width of anterior wall of
pterygopalatine fossa was 21.81±3.206mm. Mean height of anterior wall of pterygopalatine fossa was
23.2±2.327mm. Mean depth of pterygopalatine fossa was 9.65±1.43mm. Mean width of pterygopalatine ganglion
was 7.01±1.643mm. Mean diameter of internal maxillary artery was 4.34±0.826mm. Mean diameter of
pterygopalatine artery was 2.37±0.459mm. Mean distance between Vidian canal and foramen rotundum was
9.92±1.344mm.
Conclusions: Using an endoscopic endonasal approach makes it possible to identify all of important
neurovascular structures inside pterygopalatine fossa with a reasonable surgical space.
Keywords: pterygopalatine fossa, ethmoidal crest, sphenopalatine artery, Vidian nerve
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hố chân bướm khẩu cái (CBKC) là một
vùng giải phẫu sâu và hẹp thuộc sàn sọ bên có
thành phần cấu trúc phức tạp. Giới hạn phía
trước là thành sau xoang hàm, bên trong là
xương khẩu cái, phía sau là thân xương bướm
và chân bướm ngoài, giới hạn trên là khe dưới
ổ mắt, giới hạn dưới là lỗ khẩu cái lớn và phía
ngoài là khe chân bướm hàm và hố dưới thái
dương(9). Hố chân bướm khẩu cái có hình nón
ngược: đáy hướng lên trên và hẹp dần khi đi
về phía dưới do độ cong của chân bướm và
thành sau xoang hàm(1). Hố CBKC thông với
hố sọ giữa, ổ mắt, hốc mũi, xoang miệng và hố
dưới thái dương thông qua sáu lỗ và ống
xương tự nhiên, nhiều bệnh lý viêm hay u có
thể xâm lấn hố CBKC thông qua những đường
thông này(2,3,5). Các phương pháp phẫu thuật
để lấy bệnh tích vùng giải phẫu này là phẫu
thuật mở, đi xuyên qua khối sọ mặt, có mức độ
tàn phá lớn, cần lấy đi nhiều mô cấu trúc vùng
sọ mặt gây sang chấn và ảnh hưởng nhiều đến
chức năng và thẩm mỹ. Mục tiêu của nghiên
cứu là thông qua phẫu tích xác hoàn toàn qua
nội soi để mô tả tương quan không gian và
khoảng cách của các thành phần thần kinh,
mạch máu và cấu trúc cơ quan trọng trong hố
CBKC giúp tiếp cận vùng giải phẫu này qua
nội soi với mức độ xâm lấn tối thiểu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Phẫu tích được tiến hành trên tiêu bản xác
ngâm formol bảo quản tại Bộ môn Giải phẫu
trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn xác
Là không dị dạng hay biến dạng vùng mặt
và vùng hốc mũi 2 bên. Chuẩn bị hốc mũi: tiêu
bản xác tham gia nghiên cứu đều được thực hiện
phẫu tích theo quy trình sau: mở lỗ thông xoang
hàm, nạo sàng trước sau, mở xoang bướm, cắt
vách mũi xoang đến mức cách sàn mũi khoảng 1
cm về phía trên, cắt phần sau vách ngăn, xác
định vị trí mào sàng bằng vị trí và khoảng cách
với các mốc giải phẫu trong hốc mũi, mở thành
sau xoang hàm để bộc lộ hố CBKC từ mào sàng.
Sau khi bộc lộ hoàn toàn hố CBKC, tiến hành bộc
lộ từng lớp các thành phần giải phẫu của hố theo
thứ tự từ trước ra sau.
Xử lý thống kê
Bằng phần mềm thống kê SPSS 20.00.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
60
KẾT QUẢ
Để bộc lộ mặt trước hố CBKC hay mặt sau
xoang hàm qua đường nội soi, trước tiên chúng
tôi cần phẫu tích lấy bỏ xương cuốn mũi dưới và
vách mũi xoang, đồng thời lấy bỏ phần sau của
vách ngăn để dễ dàng đưa dụng cụ đo và thao
tác ống nội soi thông qua cả hai hốc mũi. Trong
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 58/60 trường
hợp chiếm tỉ lệ 97% có mào sàng. Động mạch
bướm khẩu cái có một thân chính sau khi rời
khỏi lỗ chân bướm khẩu cái chiếm tỉ lệ 80%
(Bảng 1).
Bảng 1: Khoảng cách của mào sàng và lỗ chân bướm
khẩu cái và các mốc giải phẫu
Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn
Khoảng cách từ gai mũi trước
đến mào sàng
62,9mm 4,286
Khoảng cách từ mào sàng
đến mặt trước xoang bướm
10,18mm 2,303
Khoảng cách từ mào sàng đến
bờ sau lỗ thông xoang hàm
7,13mm 1,498
Khoảng cách từ mào sàng
đến sàn mũi
23,2mm 2,327
Đường kính lỗ bướm khẩu cái 6,73mm 1,233
Bảng 2: Kích thước không gian của hố chân bướm
khẩu cái
Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn
Kích thước trong ngoài
của hố CBKC
21,81mm 3,206
Kích thước trên dưới
của hố CBKC
23,2mm 2,327
Độ sâu của hố CBKC 9,65mm 1,43
Sau khi bộc lộ mào sàng, dùng curette mở
xương thành sau xoang hàm từ mào sàng theo
hướng từ trong ra ngoài dọc theo động mạch
bướm khẩu cái. Thành sau xoang hàm được
lấy có giới hạn trên là khe ổ mắt trên, dưới là
sàn mũi, ngoài là khe chân bướm và các cơ
chân bướm (Bảng 2).
Mô tả đặc điểm các thành phần giải phẫu trong
hố chân bướm khẩu cái
Cấu trúc mạch máu
Thành phần đầu tiên quan sát được trong
hố CBKC là mạch máu, bao gồm tất cả các
nhánh của động mạch hàm trong vốn xuất
phát từ phần dưới ngoài từ khe chân bướm(6).
Các nhánh của động mạch hàm trong bao gồm
(theo thứ tự xuất phát từ động mạch hàm
trong) (Hình 1, 2, 3 và Bảng 3):
Động mạch huyệt răng sau trên: là phân
nhánh đầu tiên, đi hướng xuống dưới, ra trước
và hơi ra ngoài và đi đến phần huyệt răng của
xương hàm trên và cung cấp máu cho vùng này.
Động mạch dưới ổ mắt: là phân nhánh thứ
hai. Lúc này động mạch hàm trong quặt ngược
lên trên và hơi chếch ra sau đến gần thần kinh
V2 thì chia nhánh động mạch dưới ổ mắt.
Động mạch Vidian: phân nhánh đi tùy
hành thần kinh Vidian. Động mạch hướng ra
sau và vào trong về phía lỗ thần kinh Vidian
thuộc chân bướm.
Động mạch khẩu cái xuống: trước khi phân
nhánh động mạch khẩu cái xuống, động mạch
hàm trong cuộn ngược lên trên và hướng vào
trong tạo thành một vòng tròn mạch máu.
Động mạch bướm khẩu cái: là nhánh tận
hay là động mạch hàm trong đổi tên thành
động mạch bướm khẩu cái(8). Đa số, động
mạch chỉ phân thành 2 nhánh khi ra khỏi lỗ
bướm khẩu cái.
Bảng 3: Kích thước của động mạch hàm trong và
động mạch bướm khẩu cái
Chỉ số Giá trị trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Đường kính động mạch
hàm trong
4,34mm 0,826
Đường kính động mạch
bướm khẩu cái
2,37mm 0,459
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
61
Hình 1: A: Bộc lộ mào sàng và 2 phân nhánh của
động mạch bướm khẩu cái. B: Dùng currette mở mào
sàng. C. Mào sàng và thành sau xoang hàm đã lấy bỏ
1 phần. D. Thành sau xoang hàm đã lấy bỏ phần lớn.
Chú thích: MS: mào sàng; XB: xoang bướm; TSXH: thành
sau xoang hàm; BMBKC: bó mạch bướm khẩu cái.
Hình 2: A: Bộc lộ hết thành sau xoang hàm. B: Động
mạch huyệt răng sau trên. C: Động mạch dưới ổ mắt.
D: Bó mạch thần kinh khẩu cái xuống.
Chú thích: TK V2: thần kinh V2; ĐM: động mạch;
ĐMBKC: động mạch bướm khẩu cái; BMTKKC lớn: bó mạch
thần kinh khẩu cái lớn
Hình 3: Động mạch hàm trong. A: động mạch hàm
trong. B: vén động mạch CBKC để tìm động mạch
hàm trong và khe chân bướm hàm.
Chú thích: TKV2: thần kinh V2; ĐM hàm: động mạch hàm
trong; ĐMCBKC: động mạch chân bướm khẩu cái.
Cấu trúc thần kinh
Ở mặt trước chân bướm, lỗ tròn nằm ở phần
cao nhất của hố CBKC. Thần kinh V2 rời khỏi lỗ
tròn vào hố CBKC một đoạn sau theo hướng lên
trên và ra ngoài sau đó hợp với động mạch dưới
ổ mắt đi vào khe ổ mắt trên. Nằm ở phía trong
và dưới của lỗ tròn là ống thần kinh Vidian.
Hình 4: Góc nhọn tạo bởi đường thẳng qua 2 lỗ tròn
và Vidian và mặt phẳng sàn mũi.
Chú thích: V2: lỗ tròn; VN: lỗ thần kinh Vidian; XB: xoang bướm.
Cuối cùng là hạch chân bướm khẩu cái.
Nếu tiếp cận từ trước đến sau, các thành phần
cấu trúc lần lượt là: đoạn động mạch bướm
khẩu cái – hạch chân bướm khẩu cái – lỗ thần
kinh Vidian.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
62
Bảng 4: Các chỉ số của các lỗ thần kinh và hạch chân
bướm khẩu cái
Chỉ số Trung bình Độ lệch
chuẩn
Khoảng cách giữa lỗ Vidian và
lỗ tròn
9,92mm 1,344
Góc giữa đường thẳng nối 2 lỗ
và mặt phẳng sàn mũi
65,45 độ 2,086
Đường kính lỗ tròn 4,89mm 0,912
Đường kính lỗ Vidian 3,2mm 0,743
Cấu trúc cơ
Hình 5: Hình ảnh cơ chân bướm trong và cơ chân
bướm ngoài
Chú thích: ĐMCBKC: động mạch bướm khẩu cái; CBT:
chân bướm trong; CBN: chân bướm ngoài, dưới
OM: dưới ổ mắt
Cơ chân bướm trong là cấu trúc cơ quan
trọng nhất, có thể quan sát thấy dưới nội soi và
là ranh giới ngoài của hố CBKC(9). Bên ngoài cơ
chân bướm trong là cơ chân bướm ngoài và hố
dưới thái dương.
BÀN LUẬN
Theo quan điểm tác giả, những kết quả của
nghiên cứu có thể giúp ích cho việc phẫu thuật
qua nội soi điều trị các bệnh lý liên quan đến
hố chân bướm khẩu cái cũng như vùng hố sọ
bên(4). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề
xuất phương pháp tiếp cận hố chân bướm
khẩu cái một cách an toàn là đầu tiên cần bộc
lộ mào sàng và xác định vị trí của động mạch
bướm khẩu cái. Sau đó đi dọc theo động mạch
bướm khẩu cái về phía ngoài để đến phần giới
hạn ngoài của hố chân bướm khẩu cái là khe
chân bướm hàm. Đây cũng là phương pháp
tiếp cận đã được các tác giả nước ngoài báo
cáo(7). Tuy nhiên, trong phẫu tích, cần chú ý ba
điểm quan trọng sau: 1) Khi dùng currette mở
mào sàng cần đưa miệng currette gỡ sát phần
xương của mào sàng, tránh làm rách phần mạc
bao quanh bó mạch bướm khẩu cái để tránh
làm tổn thương động mạch; 2) Trong quá trình
phẫu tích cần tiến hành lấy xương thành sau
xoang hàm ở mặt phẳng này trở lên hoặc lấy
phần vách mũi xoang trên mức sàn mũi
khoảng 1cm để tránh làm thương tổn động
mạch khẩu cái xuống; 3) Hạch chân bướm
khẩu cái trên thực tế là một bó những sợi thần
kinh hợp thành từ thần kinh V2 và Vidian và
những sợi cảm giác và đối giao cảm hậu hạch,
khó nhận biết trên đại thể. Tóm lại, đặc điểm
thành phần giải phẫu của hố chân bướm khẩu
cái qua đường nội soi xuyên hốc mũi có thể
giúp đề xuất phương thức tiếp cận hố chân
bướm khẩu cái một cách an toàn và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Tóm lại, mục tiêu của nghiên cứu này của
chúng tôi nhằm mô tả thành phần giải phẫu của
hố chân bướm khẩu cái qua đường nội soi xuyên
hốc mũi bằng hình ảnh và các số đo chính xác
cũng như tương quan về vị trí và khoảng cách
của các thành phần giải phẫu này với các mốc
giải phẫu trong hốc mũi. Những đặc điểm này
có thể giúp tiếp cận hố chân bướm khẩu an toàn
và chính xác, tránh làm tổn thương những tổ
chức thần kinh mạch máu quan trọng. Từ đó có
thể là cơ sở giải phẫu phẫu thuật qua nội soi để
điều trị bệnh lý vùng cạnh bên của sàn sọ giữa
và mở rộng ra các tổ chức giải phẫu lân cận như
hố dưới thái dương, hố sọ giữa...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Erdogan N, Erdogan U, Murat B (2003). CT anatomy of
pterygopalatine fossa and its communications: a pictorial
review. Computerized Medical Imaging and Graphics, Volume 27,
Issue 6:pp.481-487.
2. Jian XC, Liu JP (2003). A new surgical approach to extensive
tumors in the pterygomaxillary fossa and the skull base. Oral
Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 95(2):pp.156-62.
3. Jian XC, Wang CX, Jiang CH (2005). Surgical management of
primary and secondary tumors in the pteygopalatine fossa.
Otolaryngol Head Neck Surg, 132:pp.90–94.
4. Kassam AB, Gardner P, Snyderman C, Mintz A, Carrau R
(2005). Expanded endonasal approach: fully endoscopic,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
63
completely transnasal approach to the middle third of the clivus,
petrous bone, middle cranial fossa, and infratemporal fossa.
Neurosurg Focus, 19:pp.E6.
5. Mitskavich MT, Carrau RL, Snyderman CH, Weissman JL,
Fagan JJ (1998). Intranasal endoscopic excision of a juvenile
angiofibroma. Auris Nasus Larynx, 25:pp.39–44.
6. Navarro JA, Filho JL, Zorzetto NL (1982). Anatomy of the
maxillary artery into the pterygomaxillopalatine fossa. Anat Anz,
152:pp.413–433.
7. Sandu K, Monnier P, Pasche P (2012). Anatomical landmarks for
transnasal endoscopic skull base surgery. Eur Arch
Otorhinolaryngol, 269(1):171-8.
8. Schwartzbauer HR, Shete M, Tami TA (2003). Endoscopic
anatomy of the sphenopalatine and posterior nasal arteries:
implications for the endoscopic management of epistaxis. Am J
Rhinol, 17:pp.63–66.
9. Solari D, Magro F, Cappabianca P, Cavallo LM, Samii A,
Esposito F, Paternò V, De Divitiis E, Samii M (2007). Anatomical
study of the pterygopalatine fossa using an endoscopic
endonasal approach: spatial relations and distances between
surgical landmarks. J Neurosurg, 106(1):pp.157-63.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_giai_phau_phau_thuat_cua_ho_chan_buom_khau_cai_qua.pdf