Tài liệu Đặc điểm điện sinh lý trong chấn thương thần kinh ngoại biên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 211
ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TRONG CHẤN THƯƠNG THẦN KINH
NGOẠI BIÊN
Võ Đôn*, Nguyễn Hữu Công**
TÓM TẮT
Mở đầu: Chấn thương thần kinh ngoại biên (CTTKNB.) có thể gây ra di chứng thần kinh đáng kể, chấn
thương chủ yếu là từ hậu quả của tai nạn giao thông, chấn thương do lao động, tai nạn ở nhà, các vết thương sắc
nhọn, vai trò EMG là quan trọng trong chản đoán.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát dịch tễ học, vị trí tổn thương, nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng các CTTKNB
thường gặp. Đánh giá tỉ lệ và mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên qua khảo sát điện thần kinh cơ. Cũng như các
mối lien quan giữa nhân khẩu học, nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn thương với mức độ tổn thương.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại tại bệnh viện chấn thương chỉnh
hình từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2017 trên bệnh nhân có CTTKNB. Các biến số thu thập như đặc điểm cá
...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm điện sinh lý trong chấn thương thần kinh ngoại biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 211
ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TRONG CHẤN THƯƠNG THẦN KINH
NGOẠI BIÊN
Võ Đôn*, Nguyễn Hữu Công**
TÓM TẮT
Mở đầu: Chấn thương thần kinh ngoại biên (CTTKNB.) có thể gây ra di chứng thần kinh đáng kể, chấn
thương chủ yếu là từ hậu quả của tai nạn giao thông, chấn thương do lao động, tai nạn ở nhà, các vết thương sắc
nhọn, vai trò EMG là quan trọng trong chản đoán.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát dịch tễ học, vị trí tổn thương, nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng các CTTKNB
thường gặp. Đánh giá tỉ lệ và mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên qua khảo sát điện thần kinh cơ. Cũng như các
mối lien quan giữa nhân khẩu học, nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn thương với mức độ tổn thương.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại tại bệnh viện chấn thương chỉnh
hình từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2017 trên bệnh nhân có CTTKNB. Các biến số thu thập như đặc điểm cá
nhân, bệnh sử, tiền sử bệnh, thăm khám và chỉ số EMG theo bảng số liệu. Các số liệu sau khi thu thập sẽ xử lý
bằng phầm mềm STADA 13.0. Các kiểm định thống kê gồm phép kiểm chi bình phương để xác định mối tương
quan giữa các yếu tố cần đánh giá.
Kết quả: Có 226 bệnh nhân, 83,6% là nam giới, nữ giới 16,4%. Tuổi trung bình 33 ± 11 tuổi. Nguyên nhân
CTTKNB do tai nạn giao thông là chủ yếu. Các dây thàn kinh(TK)TK trụ, dây TK giữa, đám rối thần kinh cánh
tay (ĐRTKCT), dây TK quay, chiếm tỉ lệ chấn thương cao. Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh và thăm khám điện
cơ kim đều cho thấy Tỉ lệ thay đổi biên độ điện thế hoạt động co cơ toàn phần và biên độ điện thế hoạt động thần
kinh cảm giác lẫn điện thế hoạt động tự phát đều chiếm tỷ lệ cao nhất ở dây trụ 33%, giữa 29,6%, Quay 25,2%.
Tổn thương sợi trục và mức độ tổn thương hoàn toàn chiếm đa số trong phân bố tổn thương thần kinh ngoại
biên.
Kết luận: Đối với chấn thương thần kinh ngoại biên, nam giới bị nhiều hơn nữ giới; tai nạn giao thông là
nguyên nhân hàng đầu. Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh cho thấy biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần và
biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thăm khám điện cơ kim bất thường
nhiều nhất ở điện thế hoạt động tự phát. Tổn thương sợi trục và mức độ tổn thương hoàn toàn chiếm ưu thế ở các
dây TK trụ, dây TK giữa, dây TK quay và ĐRTKCT.
Từ khóa: bệnh chấn thương thần kinh ngoại biên
ABSTRACT
ELECTRODIAGNOSTIC STUDIES IN TRAUMATIC INJURY TO PERIPHERAL NERVES
Vo Don, Nguyen Huu Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 205 - 210
Background: Traumatic peripheral nerve injuries (TPNIs) can potentially lead to significant disability,
commonly injured as a result of motor vehicle accident, occupational injury, accident at home, penetrating injury.
Electrodiagnostic studies (EDX) that include nerve conduction studies (NCS) and electromyography (EMG) are
the best methods for localizing and assessing the severity of a peripheral nerve injury.
Objective: To describe the epidemiology of TPNIs include the frequency of each injury by anatomic location,
the etiologies and the clinical characteristics. Evaluation of frequency and severity of TPNIs by Electrodiagnostic
*BS. BV. Hoàn Mỹ Sài Gòn ** PGS.TS. bộ môn Thần Kinh, ĐHYK Phạm Ngọc Thạch TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Võ Đôn Email: vodonbv115@gmail.com ĐT: 0989545001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 212
studies (EDX) and the relationships between demographic characteristics and the cause of injury, the position of
the lesion and the degree of injury was done.
Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted at Hospital for Traumatology and Orthopaedics,
Ho Chi Minh city from January 2017 to April 2017 in patients with TPNIs. Collected variables such as individual
characteristics, medical history, examination and electrodiagnostic studies (EDX) index according to data sheet. Chi-
square test was applied to determine the correlation between the factors by using STATA v 13.0.
Results: We studied 226 patients with TPNIs, 83.6% male, 16.4% female. The mean age was 33 ± 11 years.
Motor vehicle accident is the most common cause of TPNIs. The ulnar nerve, median nerve, radial nerves and
brachial plexus were most commonly injured. The NCS and needle EMG examination showed that variation in
compound muscle action potential (CMAP) and sensory neuronal activation potential (SNAP) as well as
spontaneous activity electricity occupied 33% in ulnar nerve, 29.6% in median nerve, 25.2% in radial nerve and
23.9 % in brachial plexus. Axonal injuries and the level of complete injury were most commonly seen.
Conclusion: TPNIs are more common in male than female. Motor vehicle accident is the most common
cause of TPNIs. SMAP, SNAP and spontaneous activity electricity were most affected. Axonal damages and level
of complete damage are dominant in the ulnar, median, radial nerves and brachial plexus.
Key words: Traumatic peripheral nerve injuries (TPNIs), Electrodiagnostic studies (EDX)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương thần kinh ngoại biên (CTTKNB)
là một nhóm bệnh hay gặp, nó có thể gây ra di
chứng thần kinh đáng kể như liệt hoàn toàn đám
rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT), liệt các dây
thần kinh ngoại biên chi trên và chi dưới ảnh
hưởng đến công việc sinh hoạt, lao động lao
động. Mô tả dịch tễ học đầu tiên của CTTKNB
được đưa ra trong Nội chiến Hoa Kỳ từ các nhà
thần kinh học; S. Weir Mitchell và cộng sự(2).
Trong thời bình, bệnh lý thần kinh do chấn
thương chủ yếu là từ hậu quả của tai nạn giao
thông, chấn thương tại nơi làm việc, tai nạn ở nhà,
các vết thương do mâu thuẫn xã hội gây ra(8,9). Vai
trò của chẩn đoán điện sinh lý thần kinh (EMG) là
quan trọng, giúp đánh giá chấn thương TKNB
như định vị tổn thương, mức độ tổn thương, thời
gian và tiên lượng phục hồi(5), do đó tạo điều kiện
tốt cho các lựa chọn điều trị sau này. Tại Việt
Nam, trên thực tế chấn thương TKNB thỉnh
thoảng vẫn gặp tại các phòng khám chuyên khoa
CTCH, phòng EMG, tuy vậy thống kê chính xác
về tần số CTTKNB chúng tôi không tìm thấy.
Chính vì thế chúng tôi nghiên cứu: “Khảo sát đặc
điểm điện sinh lý trong chấn thương thần kinh ngoại
biên” với các mục tiêu cụ thể như sau:
Khảo sát dịch tễ học, vị trí tổn thương,
nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng các CTTKNB
thường gặp.
Đánh giá tỉ lệ và mức độ tổn thương thần
kinh ngoại biên qua khảo sát điện thần kinh cơ.
So sánh các mối liên quan giữa nhân khẩu
học, nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn
thương với mức độ tổn thương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả những bệnh nhân chấn thương thần
kinh ngoại biên khám và điều trị tại Bệnh viện
Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM. Được chẩn
đoán xác định lâm sàng là chấn chương thần
kinh ngoại biên. Được chẩn đoán trên EMG là
chấn thương thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện
Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM từ tháng
01/2017 đến tháng 04/2017. Nghiên cứu cắt
ngang, mô tả có phân tích, các biến số thu thập
trong nghiên cứu bao gồm tuổi, giới, nơi cư trú,
thời gian tổn thương, nguyên nhân tổn thương,
các dây thần kinh ngoại biên, đám rối thần kinh,
rễ thần kinh.
Bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu
sẽ được tiến hành phỏng vấn, thu thập các biến
số. Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm Excel
sau đó được phân tích bằng Stata 13.0. Các biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 213
số định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần
trăm, tỷ lệ nguyên nhân chấn thương được mô
tả bằng tần suất và tỷ lệ, phân theo từng nhóm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dich tễ học, định vị tổn thương, nguyên nhân
và đặc điểm lâm sàng các chấn thương thần
kinh ngoại biên
Mẫu nghiên cứu gồm 226 bệnh nhân, 83,6%
là nam giới, nữ giới 16,4%. Các bệnh nhân từ các
tỉnh khác tới chiếm tỉ lệ 95,1%, trong đó 44,7% ở
độ tuổi < 30 tuổi và 30-50 tuổi. Tuổi trung bình 33
± 11 tuổi, nhỏ nhất 18, lớn nhất 72. thời gian chấn
thương ≥ 61 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 66,8%.
Thời gian chấn thương trung bình11 ngày, nhỏ
nhất, lớn nhất≥ 61 ngày. Phân bố TTTKNB: Dây
thần kinh trụ bị chấn thương nhiều nhất, kế đó
dây thần kinh giữa, dây thần kinh quay, đám rối
thần kinh cánh tay (ĐRTKCT). Nghiên cứu của
chúng tôi chia nguyên nhân chấn thương TKNB
làm 4 nhóm: Mô tô/Ô tô; Kiếng cắt; Chém; Cơ
chế khác. Trong đó do tai nạn ô tô/mô tô chiếm tỉ
lệ cao nhất trong 4 cơ chế chiếm tỉ lệ 43,8%, sau
đó là cơ chế do kiếng cắt 28,8%, cơ chế do bị
chém 19,4% và cuối cùng là 8% do các cơ chế
khác. Về đoạn xa, đoạn gần ở tổn thương dây
thần kinh giữa, dây thần kinh trụ đoạn xa tổn
thương nhiều hơn đoạn gần. Ở tổn thương dây
thần thần kinh quay, dây thần kinh mác tổn
thương đoạn gần nhiều hơn đoạn xa.
Tỉ lệ và mức độ tổn thương thần kinh ngoại
biên qua khảo sát điện thần kinh cơ
Tỉ lệ biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần
thay đổi nhiều nhất, thời gian tiềm vận động
ngoại vi và vận tốc dẫn truyền vận động không
thay đổi không hoàn. Dây thần kinh trụ chiếm
33,2%, giũa 29,6%, quay 25,2%, mác 8% và chày
3,5%. Biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm
giác bị ảnh hưởng nhiều nhất, thời gian tiềm cảm
giác, vận tốc dẫn truyền dây thần kinh cảm giác
không bị ảnh hưởng, dây thần kinh trụ 33,2%,
giữa 29,6%, quay 25,2%, bì cẳng tay ngoài và bì
cẳng tay trong 23,9%, mác nông 8% và bắp chân,
3,5%toàn. Hình ảnh bất thường trên thăm khám
điện cơ kim biểu hiện bất thường nhiều nhất ở
điện thế tự phát khi đâm kim và sóng tự phát, dây
thần kinh trụ chiếm tỉ lệ bất thường cao nhất, ít
nhất là dây thần kinh đùi. Thể tổn thương nhiều
nhất là tổn thương sợi trục, không có thể tổn
thương hủy myelin và hỗn hợp, dây thần kinh trụ
tổn thương nhiều nhất, dây thần kinh trụ có tỉ lệ
cao nhất, dây thần kinh đùi có tỉ lệ ít nhất. Mức độ
tổn thương hoàn toàn (Neurotmesis) chiếm tỉ lệ
cao hơn tổn thương không hoàn toàn
(Axonotmesis) với tỉ lệ dây thần kinh trụ 2,9%,
giữa 22,1%, quay 22,1%, ĐRTKCT 22,1%.
So sánh các mối liên quan giữa nhân khẩu học,
nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn thương
với mức độ tổn thương
Nhóm tuổi và mức độ tổn thương thần kinh
ngoại biên có cả 3 nhóm tuổi có tỉ lệ nhóm tổn
thương hoàn toàn chiếm đa số ở các dây thần
kinh giữa, dây thần kinhtrụ, dây thần kinh quay,
ĐRTKCT, và dây thần kinh mác ở nhóm tổn
thương không hoàn toàn trong phân bố tổn
thương TKNB.
Thời gian chấn thương và mức độ tổn
thương có tỉ lệ mức độ tổn thương TKNB hoàn
toàn chiếm đa số, nhiều hơn tổn thương không
hoàn toàn ở hầu hết 3 khoảng thời gian tổn
thương, nhiều nhất là khoảng thời gian ≥ 60
ngày. Phân bố thần kinh ngoại biên bị chấn
thương tùy theo TKNB bị tổn thương mà có
nguyên nhân chấn thương chiếm tỉ lệ khác nhau.
Đa số TKNB bị chấn thương dù nguyên
nhân nào, thì mức độ tổn thương hoàn toàn
nhiều hơn nhóm tổn thương không hoàn toàn.
Tùy theo TKNB bị tổn thương đoạn xa, đoạn gần
mà có cơ chế chiếm tỉ lệ khác nhau.
BÀN LUẬN
Dich tễ học, định vị tổn thương, nguyên nhân
và đặc điểm lâm sàng các chấn thương thần
kinh ngoại biên
Giới
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi số bệnh
nhân nam là 189 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 83,6 %,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 214
số bệnh nhân nữ là 37 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
16,4%, tỉ lệ bệnh nhân Nam cao hơn Nữ. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp các báo cáo.
Bảng 1: So sánh các nghiên cứu liên quan
Tác giả/năm xuất bản n Nam % Nữ %
Szyłejko A / 2015 202 90 10
Filiz Eser /2009 938 71 29
Lukas Rasulić/2015 104 80,8 19,2
Soheil Saadat /2011 219 83,1 16,9
Marina Lizeth 134 68 32
Qua nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi <
30 tuổi và 30-50 tuổi cùng chiếm tỉ lệ cao nhất
(46,1%), đây là độ tuổi lao động, hoạt động
nhiều, đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội
nhưng lại bị tổn thương TKNB nhiều nhất đẻ lại
di chứng thần kinh cho bản thân, gia đình và xã
hội. Các nghiên cứu khác Gerardo E(6) tuổi bị
chấn thương chiếm đa số độ tuổi 26 - 35 tuổi, sau
đó 16-25 tuổi giảm > 56 tuổi. Nghiên cứu Palma
Ciaramitaro(9) tỉ lệ cũng tương tự chiếm đa số từ
30 – 40 tuổi, kế đến nhóm tuổi 20-30 tuổi và giảm
ở > 60 tuổi. Còn nghiên cứu của Filiz Eser(5) tỉ lệ
chấn thương chiếm đa số từ 20 – 49 tuổi, cao
nhất 20 - 24 tuổi và giảm ≥ 50 tuổi, Gerardo E(6) tỉ
lệ chấn thương chiếm đa số từ 13 -55 và giảm ≥
55, cao nhất 26- 35 Rasulić L cao nhất từ 16 – 55
và thấp > 56.
Nguyên nhân CTTKNB nó không những
ảnh hưởng đến phân bố tổn thương TKNB bị
chấn thương mà còn ảnh hưởng đến mức độ
tổn thương. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ
các nguyên nhân chấn thương TKNB được ghi
nhận như sau: có 99 bệnh nhân bị tai nạn Mô
tô/ô tô chiếm tỉ lệ 43,8%, trong sinh hoạt bị
kiếng cắt 65 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 28,8%, bị
chém bằng dao mã tấu 44 bệnh nhân 19,5% và
còn lại có 18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 7,9 % là do
nguyên nhân khác như té, tai nạn lao động.
Dây thần kinh giữa, trụ tổn thương đoạn xa
nhiều hơn đoạn gần có khả năng do hoạt động
vùng cẳng tay nhiều hơn. Thần kinh quay,
mác tổn thương đoạn gần nhiều hơn đoạn xa
trong chấn thương bởi vị đoạn gần dây thần
kinh quay là vùng cẳng tay, còn dây thần kinh
mác vùng dưới xương mác là vùng nông, tiếp
xúc va chạm với các tác nhân bên ngoài.
Tỉ lệ và mức độ tổn thương thần kinh ngoại
biên qua khảo sát điện thần kinh cơ
Tỉ lệ biên độ điện thế hoạt động co cơ toàn
phần cũng như biên độ điện thế hoạt động thần
kinh cảm giác bị ảnh hưởng nhiều nhất, thời
gian tiềm, vận tốc dẫn truyền dây thần kinh
không bị ảnh hưởng. Sở dĩ biên độ điện thế hoạt
động co cơ toàn phần và biên độ hoạt động thần
kinh cảm giác thay đổi nhiều nhất là do nguyên
nhân chấn thương thần kinh ngoại biên ở nghiên
cứu chúng tôi quá nặng, trực tiếp như tai nạn
giao thông gây căng kéo giãn dây thần kinh hay
đám rối, các vật sắt nhọn, bén (kiếng cắt) trực
tiếp vào vùng cơ có thần kinh. Hình ảnh bất
thường trên thăm khám điện cơ kim biểu hiện
bất thường nhiều nhất ở điện thế tự phát khi
đâm kim và sóng tự phát, ít hơn hình ảnh MUP
đa pha và được giải thích do nguyên nhân chấn
thương quá mạnh, hay bị vật sắc nhọn cắt trực
tiếp vùng thần kinh ngoại biên gây đứt một
phần hay toàn phần sợi trục thần kinh nên hình
ảnh toàn sóng tự phát và điện thế đâm kim. Thể
tổn thương nhiều nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi là tổn thương sợi trục, không có thể
tổn thương hủy myelin và hỗn hợp do phụ
thuộc vào múc độ tổn thương trên khảo sát dẫn
truyền dây thần kinh và thăm khám điện cực
kim. Nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm thây
thấy(1,2,3,3,5,6,7,8,10,11,12).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ
tổn thương: không có tổn thương dạng
neuroapraxia (hũy myeline cục bộ) mà tổn
thương không hoàn toàn và tổn thương không
hoàn tương đương Axonotmesis và Neurotmesis,
thần kinh trụ chiếm tỉ lệ 23,9% cao nhât rồi cùng
giữa, quay, ĐRCT cùng chiếm tỉ lệ cao tương
đương nhau 22,1% phù hợp với nghiên cứu
Palma C(9) kết quả là ĐRTKCT chiếm tỉ lệ 72% là
axonotmesisv, 26% neurotmesis; và 2%
neuroapraxias, 75 bệnh nhân tổn thương rễ (12%
axonotmesis; 76% neurotmesis; và 12%
neuroapraxias), và 252 tổn thương dây thần kinh
chiếm tỉ lệ 64% axonotmesis; 32% neurotmesis; và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 215
4% neuroapraxi khác với của Eser F(5) có 123 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ 84,2% bệnh nhân chấn thương
không hoàn toàn, 23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 15,8%.
So sánh các mối liên quan giữa nhân khẩu học,
nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn thương
với mức độ tổn thương
Nhóm tuổi và mức độ tổn thương thần kinh
ngoại biên có cả 3 nhóm tuổi có tỉ lệ nhóm tổn
thương hoàn toàn chiếm đa số ở các dây TK
giữa, TK trụ, TK quay, ĐRTKCT, và dây thần
kinh mác ở nhóm tổn thương không hoàn toàn
trong phân bố tổn thương TKNB.
Thời gian chấn thương và mức độ tổn
thương có tỉ lệ mức độ tổn thương TKNB hoàn
toàn chiếm đa số, nhiều hơn tổn thương không
hoàn toàn ở hầu hết 3 khoảng thời gian tổn
thương, nhiều nhất là khoảng thời gian ≥ 60
ngày. Phân bố thần kinh ngoại biên bị chấn
thương tùy theo TKNB bị tổn thương mà có
nguyên nhân chấn thương chiếm tỉ lệ khác nhau.
Đa số TKNB bị chấn thương dù nguyên
nhân nào, thì mức độ tổn thương hoàn toàn
nhiều hơn nhóm tổn thương không hoàn toàn.
Tùy theo TKNB bị tổn thương đoạn xa, đoạn gần
mà có cơ chế chiếm tỉ lệ khác nhau.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát đặc điểm điện sinh
lý trong chấn thương thần kinh ngoại biên bệnh
viện CTCH, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm
2016, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đặc điểm chung trong mẫu nghiên cứu:
Nam chiếm tỉ lệ 83,6%, Nữ chiếm tỉ lệ 16,4%, nơi
cư trú ở Tỉnh chiếm tỉ lệ 95,1%, TPHCM 4,9 %,
nhóm tuỏi < 30 tuổi và nhóm tuổi 30-50 tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất và tương đương nhau 44,7%,
nhóm ≥ 51 tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn 10,6%, tuổi
trung bình 33 ± 11, nhỏ nhất 18, lớn nhất 72 tuổi.
Phân bố thần kinh ngoại biên bị chấn
thương: Dây TK trụ bị chấn thương nhiều nhất
33,2%), 29,6%, quay 25,2%, ĐRCT 23,9%, mác
8%. Tại vị trí đoạn xa, tổn thương dây thần kinh
trụ 21,9%, giữa 24,8%. Tại đoạn gần dây thần
kinh quay 18,6%, mác 6,6%.
Nguyên nhân tổn thương kinh ngoại tỉ lệ do
tai nạn mô tô/ô tô 43,8%, kiếng cắt 28,8%), bị chém
19,5% và cuối cùng nguyên nhân khác 7,9%.
Tỉ lệ biên độ điện thế hoạt động cơ toàn
phần, biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm
giác giảm hoặc mất khi khảo sát dẫn truyền ở
dây thần kinh trụ 33,2%, giữa 29,8%, quay 25,2%,
mác và mác nông 8% và chày và bắp chân 3,5%.
Tỉ lệ có hình ảnh điện thế tự phát ở các bắp cơ
thuộc chi phối của dây thần kinh trụ là 33,2%,
giữa 29,6%, quay 25,2%, đám rối thần kinh cánh
tay 23,9%, mác 8% và chày là 4,4%. Không có tổn
thương dạng neuroapraxias (hũy myelin cục bộ),
tổn thương tổn thương hoàn toàn (Neurotmesis)
chiếm tỉ lệ cao hơn tổn thương không hoàn toàn
(Axonotmesis). Trong đó tổn thương hoàn toàn
chiếm tỉ lệ ưu thế ở dây thần kinh trụ 23,9%),
thần kinh giữa, quay, ĐRTKCT cùng chiếm tỉ lệ
cáo tương đương nhau 22,1%.
Tỉ lệ chấn thương thần kinh ở chi trên cao hơn
chi dưới theo phân bố giới tính. Tỉ lệ tổn thương
thần kinh hoàn toàn cao hơn không hoàn toàn ở
các dây thần kinh giữa, trụ, quay theo phân bố
thời gian 1 tháng, 2 tháng và lớn hơn 2 tháng.
Có sự khác nhau về nguyên nhân chấn
thương thần kinh ngoại biên ở các dây giữa, trụ,
quay, mác, rễ thần kinh cổ và đám rối thần kinh
cánh tay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barman A, Chatterjee A, Prakash H, Viswanathan A, Tharion G,
Thomas R (2012).“Traumatic brachial plexus injury:
electrodiagnostic findings from 111 patients in a tertiary care
hospital in India”, Injury, 43:1943−1948.
2. Birch R, Misra P, Stewart MP, et al (2012). “Nerve injuries
sustained during warfare: part I—Epidemiology”, J Bone Joint
Surg, 94:523−528.
3. Ciaramitaro P, Mondelli M, Logullo F, et al. (2010). “Traumatic
peripheral nerve injuries: epidemiological findings, neuropathic
pain and quality of life in 158 patients”, J Peripher Nerv Syst,
15:120−127.
4. Dianna Quan, and Shawn j. Bird (199). “Nerve Conduction
Studies and Electromyography in the Evaluation of Peripheral
Nerve Injurie”, The University of Pennsylvania Orthopaedic Journal,
12: 45–51.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 216
5. Eser F, Aktekin LA, Bodur H, Atan C. (2009). “Etiological factors
of traumatic peripheral nerve injuries”, Neurol India, 57:434−437.
6. Gerardo EM, Torres RY (2016). “Epidemiology of Traumatic
Peripheral Nerve Injuries Evaluated with Electrodiagnostic
Studies in a Tertiary Care Hospital Clinic”, P R Health Sci J,
Jun;35(2):76-80.
7. Kouyoumdjian JA (2006). “Peripheral nerve injuries: A
retrospective survey of 456 cases”, Muscle Nerve, 34:785-8.
8. Noble J, Munro CA, Prasad VS, Midha R (1998). “Analysis of
upper and lower extremity peripheral nerve injuries in a
population of patients with multiple injuries”, J Trauma, 45:116-22.
9. Palma C, Mauro M, Eugenia R, Bruno B, Arman S, Italo P,
Giuliano F, Giuseppe M, Aristide M, “Traumatic peripheral
nerve injuries: epidemiological findings, neuropathic pain and
quality of life in 158 patients”, Journal of the Peripheral Nervous
System 15:120–127 (2010).
10. Sarah R, Rehana Y, Aamir WB, Noreen A and Sahibzada NM
(2015),“The Pattern of Peripheral Nerve Injuries Among
Pakistani Soldiers in the War Against Terro”, Journal of the
College of Physicians and Surgeons Pakistan, Vol. 25 (5): 363-366.
11. Soheil S, Vahid E, Vafa R(2011), “The incidence of peripheral
nerve injury in trauma patients in Iran”, Turkish Journal of
Trauma & Emergency Surgery;17 (6):539-544
12. Szyłejko A, Bielecki M., Terlikowski R. (2015),“Epidemiology
upper limb peripheral nerve injuries”, Orthopedics Bialystok, Prog
Health Sci, Vol 5, No1,130- 137
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dien_sinh_ly_trong_chan_thuong_than_kinh_ngoai_bien.pdf