Tài liệu Đặc điểm điện não đồ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 172
ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Phạm Xuân Lãnh*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm điện não ngoài cơn trong 12 giờ sau cơn và đánh giá mối liên quan điện não ngoài
cơn với lâm sàng ở bệnh nhân động kinh người trưởng thành.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 114 bệnh nhân (68 nam và 46 nữ). Tuổi
thường gặp là 20 đến 30 tuổi, với tuổi trung bình là 42. Loại cơn động kinh thường gặp nhất là cơn cục bộ toàn
thể hóa thứ phát (65,8%), ngoài ra có 3 bệnh nhân không phân loại được loại cơn (2,6%). Trong số các nguyên
nhân động kinh, di chứng đột quỵ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (22,8%), tỷ lệ không xác định nguyên nhân hay căn
nguyên ẩn là 46,4%. Thời điểm trung bình ghi điện não là 7,90 ± 2,94 giờ sau cơn. Có 21,1% bệnh nhân có bất
thường kịch phát dạng động kinh trên đi...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm điện não đồ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 172
ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Phạm Xuân Lãnh*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm điện não ngoài cơn trong 12 giờ sau cơn và đánh giá mối liên quan điện não ngoài
cơn với lâm sàng ở bệnh nhân động kinh người trưởng thành.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 114 bệnh nhân (68 nam và 46 nữ). Tuổi
thường gặp là 20 đến 30 tuổi, với tuổi trung bình là 42. Loại cơn động kinh thường gặp nhất là cơn cục bộ toàn
thể hóa thứ phát (65,8%), ngoài ra có 3 bệnh nhân không phân loại được loại cơn (2,6%). Trong số các nguyên
nhân động kinh, di chứng đột quỵ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (22,8%), tỷ lệ không xác định nguyên nhân hay căn
nguyên ẩn là 46,4%. Thời điểm trung bình ghi điện não là 7,90 ± 2,94 giờ sau cơn. Có 21,1% bệnh nhân có bất
thường kịch phát dạng động kinh trên điện não đồ. Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa bất thường trên điện
não đồ và các yếu tố lâm sàng.
Kết luận: Kết quả điện não đồ ghi trong 12 giờ sau cơn trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bất thường
dạng động kinh không tốt hơn so với các nghiên cứu ghi điện não ở thời điểm bất kỳ sau cơn, và không có sự khác
biệt có ý nghĩa về bất thường điện não phân bố theo các đặc điểm lâm sàng.
Từ khóa: điện não đồ, động kinh, cơn động kinh, sóng dạng động kinh, sau cơn, ngoài cơn
ABSTRACT
ELECTROENCEPHALOGRAM PATTERNS OF EPILEPTIC ALDULTS
Pham Xuan Lanh, Vu Anh Nhi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 172 - 177
Objectives: To understand the characteristics of interictally electroencephalogram in epileptic adults which
records within 12 hrs. after ictus and evaluate the clinical-interictally EEG correlation.
Methods: Descriptive cross study.
Results: One hundred-fourteen patients satisfied the inclusion criteria (sixty-eight females and forty-six
males). Mean age is 42; the most common age is 20-30. The most seizure type is secondarily generalized partial
seizure (65.8%). Three patients (2.6%) have undetermined seizure type. The most common cause of epilepsy is
consequences of stroke (22.8%). There are 53 patients (46.4%) have undetermined cause or cryptogenic epilepsy.
Mean timing recording EEG is 7.90 ± 2.94 hrs. after ictus. Twenty four patients (21.1%) have interictally
epileptiform abnormalities. There are no significant clinical-interictal EEG correlations in this study.
Conclusion: The result of interictal EEG within 12 hrs after ictus in our study is no better than
anothers which recording interictal EEG at any time and do not find out any significant clinical-interictal
EEG correlations.
Keywords: electroencephalogram, epilepsy, epileptic seizure, epileptiform waves, interictal
* Bệnh viện Chợ Rẫy, ** Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Xuân Lãnh ĐT: 0945160235 Email: pxlanhyk@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 173
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là bệnh thường gặp (0,5-1%)(7).
Hiện nay, trên thế giới khoảng 40 triệu người có
động kinh(4). Các tỉ suất bệnh thay đổi rất nhiều
theo các vùng lãnh thổ khác nhau. Theo một số
nghiên cứu gần đây ở châu Á, tỉ lệ bệnh mới là
42,08/100000 dân/năm(17), tỉ lệ bệnh toàn bộ là
6/1000 dân(14).
Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh toàn bộ là 0,4-1%(20),
khoảng 378000 bệnh nhân động kinh cần được
chăm sóc y tế thường xuyên, phần lớn trong số
này không được điều trị đúng phác đồ(15). Động
kinh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho
bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó
động kinh là một vấn đề quan trọng đối với
ngành y tế Việt Nam cũng như ở các nước đang
phát triển.
Chẩn đoán và điều trị động kinh chủ yếu
dựa vào lâm sàng kết hợp hình ảnh học và điện
não đồ. Điện não đồ thường qui có vai trò rất
quan trọng trong chẩn đoán và xử trí các cơn
động kinh, là kỹ thuật dễ thực hiện, thuận tiện
với chi phí tương đối thấp. Điện não đồ giúp ích
trong việc chẩn đoán động kinh, phân loại cơn,
theo dõi điều trị. Ngoài ra điện não còn giúp tiên
lượng nguy cơ tái phát cơn động kinh. Theo một
phân tích gộp, nguy cơ tái phát cơn sau hai năm
là 27% với điện não bình thường, 37% với điện
não bất thường không đặc hiệu, và đến 58% với
điện não có bất thường dạng động kinh(3).
Nhưng điện não đồ cũng có một số hạn chế. Một
trong số đó là khả năng phát hiện bất thường
ngoài cơn không cao.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về
động kinh, phần lớn là các nghiên cứu về dịch tễ
học hoặc ở trẻ em. Nghiên cứu về điện não đồ
ngoài cơn ở bệnh nhân động kinh người trưởng
thành còn hạn chế. Từ những vấn đề vừa nêu,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Đặc điểm
điện não đồ trên bệnh nhân động kinh người
trưởng thành”với mục đích khảo sát lâm sàng,
hình ảnh học và điện não đồ ghi trong 12 giờ sau
cơn, qua đó đánh giá khả năng phát hiện bất
thường điện não ngoài cơn ghi trong 12 giờ sau
cơn và liên quan với các yếu tố lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán động kinh tuổi
từ 15 trở lên nhập khoa Nội thần kinh Bệnh viện
Chợ Rẫy từ tháng 01/2011 đến 09/2011.
Được đo điện não đồ ngoài cơn trong vòng
12 giờ sau cơn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp cơn co giật lần đầu, cơn co
giật triệu chứng cấp, nguyên nhân chuyển hóa
hoặc độc chất, do nguyên nhân tâm lý.
Không được đo điện não trong 12 giờ
sau cơn.
Bệnh nhân trạng thái động kinh.
Các yếu tố khảo sát
Tuổi, giới, căn nguyên cơn động kinh, phân
loại cơn động kinh, đặc điểm hình ảnh học, điện
não đồ, tình trạng điều trị và mối liên quan giữa
các yếu tố với bất thường điện não đồ.
Công cụ thu thập số liệu:
Bảng thu thập số liệu.
Xử lý số liệu:
Số liệu được mã hóa và phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 114 bệnh nhân, 68 nam và
46 nữ, tỷ lệ nam:nữ là 1,48:1. Tuổi nhỏ nhất là 15
và lớn nhất là 88 tuổi. Tuổi trung bình của các
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là
42,33 ± 21,33. Độ tuổi thường gặp nhất là 20-30
tuổi (25,4%) và trên 60 tuổi (24,6%). Không có sự
khác nhau về phân bố giới tính với các nhóm
tuổi (p = 0,92). Có 21 bệnh nhân (18,5%) động
kinh toàn thể, 75 bệnh nhân (65,8%) động kinh
cục bộ toàn thể hóa thứ phát chiếm tỉ lệ cao nhất,
15 bệnh nhân (13,1%) động kinh cục bộ, và 03
bệnh nhân (2,6%) không xác định được loại cơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 174
Trong các loại cơn toàn thể, cơn co giật (15
bệnh nhân) thường gặp nhất (71,4%), cơn co
cứng (01 bệnh nhân) 4,8%, và cơn co cứng co giật
(05 bệnh nhân) 23,8%. Các loại cơn toàn thể khác
như cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn vắng
không gặp trong nghiên cứu của chúng tôi.
18.5
9.6
3.5
65.8
2.6
0
10
20
30
40
50
60
70
Cơn toàn thể Cơn cục bộ
đơn giản
Cơn cục bộ
phức tạp
Cơn cục bộ
toàn thể thứ
phát
Cơn không
phân loại
T
æ
le
ä %
Hình 1. Biểu đồ phân bố các loại cơn động kinh.
46.4%
4.4%
0.9%
4.4%
7.0%
1.8%
0.9%
11.4%
22.8%
Đột quỵ
Chấn thương
Nhiễm trùng
U não
Lupus
Xơ chai thái dương
Dị dạng mạch máu
não
Nguyên nhân khác
Không xác định
Hình 2. Biểu đồ phân bố nguyên nhân của động kinh
Về nguyên nhân động kinh, nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhân hai nguyên nhân
thường gặp nhất là di chứng đột quỵ (22,8%)
và di chứng chấn thương đấu (11,4%). Có đến
46,4% bệnh nhân không xác định được
nguyên nhân. Tuổi trung bình của bệnh nhân
chấn thương đầu là 41, đột quỵ là 64, nhiễm
trùng nội sọ là 31, u não là 54,4.
Đa số bệnh nhân được chụp CT scan sọ não
(97,4%). Có 64 (56,1%) bệnh nhân được chụp
MRI sọ não. Tỉ lệ phát hiện tổn thương đặc hiệu
trên hình ảnh học sọ não là 47,3%. Có 39 (34,2%)
bệnh nhân đang điều trị thuốc chống động kinh
trước nhập viện. Trong 114 bệnh nhân của
nghiên cứu này, có 95 (83,3%) bệnh nhân đơn trị
liệu, hai thuốc chống động kinh được sử dụng
nhiều nhất nhất là valproate (47,4%) và
phenytoin (42,2%).
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu
thập được 114 bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu
thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh. Mỗi bệnh nhân
được ghi điện não đồ một lần trong vòng 12 giờ
sau cơn. Thời gian trung bình từ lúc có cơn đến
lúc ghi điện não đồ là 7,9 ± 2,94 giờ. Không có sự
khác biệt đáng kể về thời gian trung bình từ lúc
có cơn đến lúc ghi điện não theo giới tính, cũng
như các nhóm tuổi. Có 47 (41,2%) bênh nhân có
điện não đồ bất thường (24 bệnh nhân bất
thường dạng động kinh, 23 bệnh nhân bất
thường rối loạn nhịp cơ bản), trong đó 10 (21,3%)
bệnh nhân ở nhóm tuổi 20-29, cao nhất trong các
nhóm tuổi. Kế tiếp là nhóm tuổi 40-49 có 09
(19,1%) bệnh nhân, nhóm tuổi < 20 có 08 (17%)
bệnh nhân, nhóm tuổi 60-69 có 07 (14,9%) bệnh
nhân. Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân có điện não bất
thường dạng động kinh trong nghiên cứu này là
21,1%. Trong các loại cơn động kinh thì nhóm
bệnh nhân cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa
thứ phát có tỉ lệ phát hiện bất thường dạng động
kinh cao nhất là 62,5% (15/24 bệnh nhân). Tỉ lệ
điện não đồ bất thường cao ở các nguyên nhân
như di chứng chấn thương đầu, u não, và di
chứng đột quỵ (lần lượt là 61,5%, 60%, 50%).
Trong nhóm bệnh nhân có dùng thuốc chống
động kinh trước nhập viện thì 23,1% có bất
thường dạng động kinh. Tỉ lệ này ở nhóm không
dùng thuốc là 20%. Không có sự khác biệt về
phân bố kết quả điện não ngoài cơn theo giới
tính (p = 0,41), loại cơn động kinh (p =0,10),
nguyên nhân động kinh (p = 0,14), và tình trạng
dùng thuốc chống động kinh trước đó (p = 0,46).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 175
58.8%
21.1%
20.1%
Bình thường
Loạn nhịp cơ
bản
Sóng dạng động
kinh
Hình 3. Biểu đồ phân bố kết quả điện não
Hình 4. Biểu đồ phân bố kết quả điện não ở hai nhóm
dùng và không dùng thuốc chống động kinh
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bất
thường dạng động kinh là 21,1%. Kết quả này
tương tự của các tác giả Lê Văn Tuấn (23,3%)(12),
Krumholz A và cs tổng kết trên 1766 bệnh nhân
trưởng thành có cơn động kinh lần đầu là 23%(11),
Jallon P cũng trên bệnh nhân có cơn động kinh
lần đầu là 24,4%(9).
Nhưng kết quả của chúng tôi thấp hơn so
với một số tác giả khác. Đinh Huỳnh Tố
Hương trên 91 bệnh nhân trưởng thành có cơn
co giật lần đầu ghi nhận tỉ lệ bất thường dạng
động kinh là 28,6% với điện não đo ở thời
điểm bất kỳ(5), Byung IL với 249 bệnh nhân
động kinh thùy ghi nhận 50% có bất thường
dạng động kinh trên điện não đồ thường
qui(13), Ammar EMA nghiên cứu trên 596 bệnh
nhân gồm cả trẻ em ghi nhận bất thường dạng
động kinh 53-65% trên điện não ghi trong 48
giờ sau cơn(2). Nghiên cứu của Ajmone MC và
cs năm 1970 thực hiện trên 308 bệnh nhân
động kinh ở mọi lứa tuổi (173 nam, 135 nữ)
với 41% (126 bệnh nhân) là dưới 20 tuổi ghi
nhận 55,5% bất thường dạng động kinh ở lần
ghi điện não đầu tiên(1). Kết quả nghiên cứu
của King M.A năm 1998 trên 300 bệnh nhân
gồm trẻ em có cơn động kinh lần đầu ghi nhận
bất thường dạng động kinh 51% trong những
trường hợp ghi điện não trong 24 giờ sau
cơn(10). Falip M ghi nhận nếu đo điện não
trong 24 giờ sau cơn sẽ có 40% bệnh nhân có
bất thường dạng động kinh, tỉ lệ này giảm còn
21-35% nếu đo điện não trong 48 giờ sau cơn(6).
Salinsky M nghiên cứu trên 429 bệnh nhân
động kinh người lớn ghi nhận có 50% bệnh
nhân có bất thường dạng động kinh trên điện
não ngoài cơn bất kỳ(18).
Bảng 1. So sánh kết quả EEG của chúng tôi với các
tác giả khác.
Tác giả Bất thường dạng động kinh
Chúng tôi 21,1%
Nguyễn Tuấn Anh 11%
Lê Văn Tuấn 23,3%
Jallon P 24,4%
Krumholz A 23%
Đinh Huỳnh Tố Hương 28,6%
Salinsky M 50%
Byung IL 50%
Ajmone MC 55,5%
Ammar EMA 53-65%
Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi và các tác giả khác là không tương
đồng. Các tác giả ghi nhận tỉ lệ bất thường dạng
động kinh cao thì hầu hết đối tượng nghiên cứu
bao gồm cả trẻ em(13,2,10), cơn co giật triệu chứng
cấp(5,10). Trong nghiên cứu của Salinsky M đối
tượng nghiên cứu là người lớn với tuổi trung
bình là 45 khá tương đồng với nghiên cứu của
chúng tôi, nhưng tỉ lệ bệnh nhân cơn động kinh
cục bộ (95%) cao hơn nhiều so với chúng tôi
(76,9%) và có 67% bệnh nhân đo điện não giấc
ngủ(18), một phương pháp hoạt hóa làm tăng khả
năng phát hiện bất thường dạng động kinh.
Tỉ lệ bệnh nhân bất thường dạng động kinh
của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu dịch tễ
của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và cs. Nghiên cứu
này ghi nhận tỉ lệ bất thường dạng động kinh là
11%(18). Tỉ lệ này thấp có thể là do đối tượng
nghiên cứu của tác giả có đến 21% bệnh nhân
không có cơn trong một năm trước đó. Mặc dù
51.3
23.125.6
62.7
2017.3
0
10
20
30
40
50
60
70
Ñang duøng
thuoác
Khoâng duøng
thuoác
Bình thường
Sóng dạng ĐK
Loạn nhịpT
æ
le
ä %
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 176
bằng chứng còn hạn chế, một số tác giả ghi nhận
tần số cơn càng cao (trên 01 cơn/tháng) thì khả
năng phát hiện bất thường dạng động kinh trên
điện não ngoài cơn càng cao, và khả năng phát
hiện bất thường dạng động kinh ngoài cơn là rất
thấp khi tần số cơn thấp như 01 cơn/năm(1, 11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi
có tỉ lệ bất thường dạng động kinh cao nhất là
20-29 (21,3%), và tuổi càng thấp thì khả năng
phát hiện bất thường dạng động kinh càng cao.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu của
Ajmone MC và cs(1).
Tỉ lệ bất thường dạng động kinh ở nam là
25% cao hơn so với nữ là 15,2%, tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p =
0,41). Như vậy sự phân bố kết quả điện não
ngoài cơn không phụ thuộc vào giới tính. Điều
này cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu
của tác giả Ajmone MC và cs(1).
Trong 24 (21,1%) bệnh nhân bất thường dạng
động kinh, có 15 bệnh nhân cơn động kinh cục
bộ toàn thể hóa thứ phát chiếm tỉ lệ 62,5%. Tuy
nhiên khi thực hiện kiểm định chi bình phương
cho kết quả sự khác biệt phân bố kết quả điện
não theo các loại cơn động kinh là không có ý
nghĩa thống kê (p = 0.10). Như vậy trong nghiên
cứu của chúng tôi loại cơn động kinh không ảnh
hưởng đến khả năng phát hiện bất thường điện
não ngoài cơn. Kết quả này phù hợp với tác giả
Ammar EMA(2), và Ajmone MC(1).
Nhóm bệnh nhân có cơn động kinh cục bộ
thì có 41% bệnh nhân có điện não bất thường,
tương tự như kết quả trong nghiên cứu của
Salinsky M và cs (39%)(18). Tuy nhiên tỉ lệ này
thấp hơn so với tác giả Hussien A nghiên cứu
trên 50 bệnh nhân động kinh cục bộ 16-70 tuổi
ghi nhận 56% bất thường điện não đồ(8), Byung
IL với 249 bệnh nhân là 47%(13). Có thể là do độ
tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
trong nghiên cứu của hai tác giả này (tuổi trung
bình của Hussien A 35,96, nghiên cứu của Byung
IL gồm cả trẻ em). Khi phân tích kết quả điện
não trong nhóm động kinh toàn thể, bệnh nhân
cơn co cứng co giật có tỉ lệ bất thường dạng động
kinh là 80% (4/5 bệnh nhân). Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Ajimone MC là 83%(1).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
phân bố kết quả điện não theo các nhóm có
nguyên nhân và căn nguyên ẩn (p = 0,14), tương
tự tác giả Lê Văn Tuấn (p = 0,28)(12). Ajmone MC
và cs cũng ghi nhận nguyên nhân động kinh
không ảnh hưởng đến khả năng phát hiện bất
thường trên điện não ngoài cơn(1).
Về yếu tố nguyên nhân động kinh thì nhóm
nguyên nhân có tỉ lệ phát hiện bất thường điện
não ngoài cơn (dạng động kinh và rối loạn nhịp
cơ bản) cao nhất là di chứng chấn thương đầu
với tỉ lệ điện não bất thường là 61,5%. Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Hồng Thanh và cs trên 35 bệnh nhân động kinh
do di chứng chấn thương đầu có tuổi trung bình
là 49 ghi nhận tỉ lệ này là 68,6%(16).
Khác biệt về phân bố kết quả điện não theo
nhóm có và không dùng thuốc chống động kinh
là không có ý nghĩa thống kê (p = 0,46), hay tình
trạng dùng thuốc chống động kinh không ảnh
hưởng đến khả năng phát hiện bất thường dạng
động kinh trên điện não ngoài cơn, phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Ajmone MC(1).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận biện
pháp ghi điện não ngoài cơn trong 12 giờ sau
cơn động kinh không làm tăng khả năng phát
hiện các bất thường trên điện não, và không có
sự khác biệt có ý nghĩa về bất thường điện não
phân bố theo các đặc điểm lâm sàng. Một số tác
giả đề nghị các phương pháp nhằm tăng khả
năng phát hiện bất thường trên điện não ngoài
cơn như đo điện não nhiều lần, điện não gây mất
ngủ, điện não giấc ngủ, điện não Holter 24 giờ.
Theo Smith SJM ghi điện não Holter 24 giờ ngoại
trú có thể tăng thêm đến 20% khả năng phát hiện
bất thường dạng động kinh(19).
KẾT LUẬN
Chẩn đoán động kinh là một chẩn đoán lâm
sàng. Điện não đồ bình thường không được
phép loại trừ động kinh. Điện não đồ có độ nhạy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 177
tương đối thấp trong động kinh, giới hạn từ 25-
56%. Nếu giải thích không đúng bản ghi điện
não sẽ dẫn đến những sai sót trong chẩn đoán và
điều trị. Có nhiều phương pháp làm tăng khả
năng phát hiện bất thường dạng động kinh trên
điện não thường qui sau cơn. Kết quả điện não
đồ ghi trong 12 giờ sau cơn trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ bất thường dạng động kinh
không tốt hơn so với các nghiên cứu ghi điện
não ở thời điểm bất kỳ sau cơn, và không có sự
khác biệt có ý nghĩa về bất thường điện não
phân bố theo các đặc điểm lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajmone MC, et al (1970). Factors related to the occurrence of
typical paroxysmal abnormalities in the EEG records of
epileptic patients. Epilepsia, 11, pp.361-381.
2. Ammar EMA (2008). The Electroencephalogram (EEG) in the
diagnosis of Epileptiform disorders in Sudanese patients.
Khartoum Medical Journal, Vol. 1, No. 1, pp.12-14.
3. Berg AT, Shinnar S (1991). The risk of seizure recurrence
following a first unprovoked seizure: a quantitative review.
Neurology; 41, pp.965–72.
4. Christine L, Anne TB (2011). Epidemiologic Aspects of Epilepsy.
Wyllie's Treatment of Epilepsy: Principles and Practice, 5th
Edition. Lippincott Williams & Wilkins.
5. Đinh Huỳnh Tố Hương (2008). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị của cơn động kinh đầu tiên ở người trưởng
thành. Luận văn Bác sĩ nội trú. Đại Học Y Dược TP Hồ Chí
Minh.
6. Falip M, Gil Nagel A (2007). Diagnotic Problems in the Initial
Assessement of Epilepsy. The Neurologist, pp.3- 10.
7. Hauser WA, Hesdorff er DC (1990). Epilepsy: frequency, causes
and consequences. New York. Demos Publications.
8. Hussien A, et al (2008). Clinical pattern of partial epilepsy in
Sudanese patients. Sudanese Journal of Public Health, Vol.3 (1),
pp.26-31.
9. Jallon P, Goumaz M, et al (1997). Incidence of first epileptic
seizures in the canton of Geneva, Switzerland. Epilepsia, 38,
pp.547-552.
10. King MA, Newton MR, Jackson GD (1998). Epileptology of the
first-seizure presentation: a clinical, EEG and MRI study of 300
consecutive patients. Lancet, 352, pp.1007–11.
11. Krumholz A (2007). Practice Parameter: Evaluating an
apparent unprovoked first seizure in adult (an evidence-
based review). Neurology, 69, pp.1996-2007.
12. Lê Văn Tuấn (2003). Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và điều trị
bệnh nhân động kinh tại khoa thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí
Y Học TP HCM, tập 7, phụ bản của số 1, tr.75-80.
13. Lee BI (2002). Syndromic diagnosis at the Epilepsy Clinic: Role
of MRI in Lobar Epilepsies. Epilepsia, 43(5), pp.496-504.
14. Mac TL, Tran DS, et al (2007). Epidemiology, aetiology, and
clinical management of epilepsy in Asia: a systemic review. Lancet
Neurol, 6, pp.533-43.
15. Nguyễn Anh Tuấn và cs (2011). Đặc điểm dịch tễ học động
kinh tại Ba Vì, Hà Nội. Kỷ yếu 55 năm ngày thành lập chuyên
ngành thần kinh học Việt Nam [1956-2011], Bệnh viện Bạch
Mai, Hà Nội, tr.188-193.
16. Nguyễn Hồng Thanh (2011). Nghiên cứu đặc điểm điện não
đồ sau đêm trắng ở bệnh nhân động kinh do chấn thương
đầu, vết thương sọ não. Kỷ yếu 55 năm ngày thành lập
chuyên ngành thần kinh học Việt Nam [1956-2011], Bệnh viện
Bạch Mai, Hà Nội, tr.237-143.
17. Saha SP, et al (2008). A prospective incidence study of epilepsy
in a rural community of West-Bengal, India. Neurology Asia, 13,
pp.41 – 48.
18. Salinsky M, Roy K, Richard MD (1987). Effectiveness of
Multiple EEGs in Supporting the Diagnosis of Epilepsy: An
Operational Curve. Epilepsia, 28(4), pp.331-334.
19. Smith SJM (2005). EEG in the diagnosis, classification, and
management of patients with epilepsy. J Neurol Neurosurg
Psychiatry, 76, ii2-ii7.
20. Vũ Anh Nhị (2001). Động kinh. Thần kinh học: lâm sàng và điều
trị. NXB Mũi Cà Mau, tr.151-221.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dien_nao_do_tren_benh_nhan_dong_kinh_nguoi_truong_t.pdf