Tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 90
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Trần Thị Vân Anh*, Đỗ Thanh Hương*, Phạm Minh Công*, Hà Thị Minh Đức*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc chẩn đoán sớm và sử dụng kháng sinh phù hợp làm giảm đáng kể tình trạng di chứng và số
lượng bệnh nhân tử vong của bệnh nhân viêm màng não mủ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để giúp cho việc
chẩn đoán được kịp thời.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại
bệnh viện Thống Nhất TP. HCM trong 5 năm 2014-2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hàng loạt ca những bệnh nhân được chẩn đoán viêm
màng não mủ từ 01/ 2014 – 12/ 2018.
Kết quả: 26 bệnh nhân viêm màng não mủ với các đặc điểm sau: Bệnh VMNM nhập viện rải rác quanh
năm nhưng thường gặp từ tháng 3 đến tháng 6, đa số là lao độ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 90
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Trần Thị Vân Anh*, Đỗ Thanh Hương*, Phạm Minh Công*, Hà Thị Minh Đức*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc chẩn đoán sớm và sử dụng kháng sinh phù hợp làm giảm đáng kể tình trạng di chứng và số
lượng bệnh nhân tử vong của bệnh nhân viêm màng não mủ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để giúp cho việc
chẩn đoán được kịp thời.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại
bệnh viện Thống Nhất TP. HCM trong 5 năm 2014-2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hàng loạt ca những bệnh nhân được chẩn đoán viêm
màng não mủ từ 01/ 2014 – 12/ 2018.
Kết quả: 26 bệnh nhân viêm màng não mủ với các đặc điểm sau: Bệnh VMNM nhập viện rải rác quanh
năm nhưng thường gặp từ tháng 3 đến tháng 6, đa số là lao động tay chân và sống tại TP. HCM. 15,4% trường
hợp ĐTĐ type II, 3,8% bệnh nhân chấn thương sọ não. Đa số bệnh nhân nhập bệnh viện Thống Nhất là cơ sở
khám chữa bệnh đầu tiên, chỉ một trường hợp điều trị ở tuyến trước. Tỷ lệ bệnh nhân có đầy đủ 4 triệu chứng
(sốt, đau đầu, dấu màng não, rối loạn tri giác) là 42,3%, tỷ lệ bệnh nhân có 2 trong 4 triệu chứng là 96,2%, sốt
96,2%, đau đầu 88,5%, dấu màng não 80,8%, rối loạn tri giác 53,8%, bí tiểu 30,8%.
Kết luận: Bác sỹ lâm sàng có thể nghi ngờ bệnh nhân viêm màng não mủ khi bệnh nhân có 2 trong 4 triệu
chứng (sốt, đau đầu, dấu màng não, rối loạn tri giác). Bệnh nhân viêm màng não mủ nhập viện nhiều từ tháng
03 đến tháng 06 hằng năm, đa số bệnh nhân chưa điều trị tại cơ sở y tế trước.
Từ khóa: sốt, đau đầu, dấu màng não, rối loạn tri giác, viêm màng não mủ
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL FACTORS, CLINICAL MANIFESTATION AND SUBCLINICAL
MANIFESTATION IN PATEINTS TREATED WITH BACTERIAL MENINGITIS IN HO CHI MINH
THONG NHAT HOSPITAL
Tran Thi Van Anh, Do Thanh Huong, Pham Minh Cong, Ha Thi Minh Duc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 90 - 96
Background: Early diagnosis and use of appropriate antibiotics significantly reduce sequelae and mortality
of bacterial meningitis. We do research to help make the diagnosis timely.
Objectives: Description of epidemiological, clinical and subclinical characteristics in patients treated with
bacterial meningitis at Thong Nhat TP. HCM hospital in 5 years 2014-2018.
Methods: Retrospective of cases of patients diagnosed with bacterial meningitis from 01/2014 - 12/2018.
Results: 26 patients with bacterial meningitis with the following characteristics: bacterial meningitis
hospitalized scattered throughout the year but often from March to June, most of them are manual workers and
live in HCMC. HCM. 15.4% of cases of type II diabetes, 3.8% of patients with traumatic brain injury. The
majority of patients admitted to Thong Nhat Hospital are the first medical examination and treatment facility,
*Khoa Nội nhiễm BV Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII Trần Thị Vân Anh ĐT: 0983782077 Email: vananh2k6@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 91
only one treatment at the the previous medical facility. The rate of patients with 4 symptoms (fever, headache,
meningeal marks, cognitive disorder) is 42.3%, 96.2% of patients have 2 in 4 symptoms, fever 96.2%, headache
88.5%, meningeal marks 80.8%, 53.8% cognitive disorders, urinary retention 30.8%.
Conclusion: Clinicians may suspect patients with bacterial meningitis when the patient has 2 in 4
symptoms (fever, headache, meningeal marks, cognitive disorder). Patients with bacterial meningitis enter a lot
from March to June every year, most patients have not been treated at the previous medical facility.
Key word: fever, headache, meningeal marks, cognitive disorders, bacterial meningitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm màng não mủ (VMNM) là một bệnh
nhiễm trùng cấp tính và nghiêm trọng của hệ
thần kinh trung ương vì tỉ lệ tử vong khá cao và
di chứng nặng nề. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc VMNM
hằng năm khoảng 5-10 ca trên 100.000 dân(10,11).
Theo công trình nghiên cứu tại khoa Nhiệt đới
Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 và năm 2014, số
lượng nhập viện trung bình một năm khoảng
140 trường hợp VMNM ở người lớn, tỷ lệ tử
vong trong nghiên cứu năm 2010 là 5,4%(12) và
năm 2014 là 2,7%(6). Trên lâm sàng VMNM được
chẩn đoán dựa vào các triệu cứng cổ điển như
sốt cao, đau đầu, cổ cứng, thay đổi tri giác(1).
Hiện nay do sự thay đổi về yếu tố dịch tễ, sử
dụng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nên
bệnh cảnh lâm sàng thay đổi ít nhiều kiến việc
chẩn đoán bệnh và tác nhân gây bệnh trở nên
khó khăn. Nghiên cứu của tác giả Van de Beek
Dierik(9) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có đủ 4 triệu
chứng (sốt, đau đầu, dấu màng nảo, cổ gượng)
là 44%, nghiên cứu của tác giả Võ Văn Hận(12)
cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân có đủ 4 triệu chứng
là 46,2%, nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Điền(6)
cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân có đủ 4 triệu chứng
là 48,2%. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để tìm
hiểu về sự thay đổi của các đặc điểm dịch tễ và
triệu chứng lâm của bệnh nhân viêm màng não
mủ điều trị tại bệnh viện Thống Nhất giúp chẩn
đoán sớm và sử dụng kháng sinh phù hợp kịp
thời, từ đó làm giảm di chứng và tỉ lệ tử vong
hơn nữa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu hàng loạt các trường hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân VMNM điều trị tại BV Thống
Nhất từ 2014 – 2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán
VMNM dựa vào kết quả DNT.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập và phân tích
bằng phần mềm SPSS 18.0. Các biến số tính theo
tỷ lệ phần trăm.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/ 2014 đến tháng 12/ 2018 tại
Khoa Nội Nhiễm BVTN đã ghi nhận được 26
trường hợp viêm màng não mủ, có đặc điểm cơ
bản sau:
Đặc điểm dịch tễ
Số lượng bệnh nhân viêm màng não mủ
nhập và điều trị tại BV Thống Nhất năm 2017 và
2018 tăng hơn nhiều so với 3 năm trước. Tháng
nhập viện nhiều nhất là tháng 3 đến tháng 6.
Tuổi trung bình 51 ± 16,65, tuổi nhỏ nhất là
20 tuổi, tuổi lớn nhất là 79 tuổi. Bệnh nhân trên
50 tuổi chiếm 61,5%. Bệnh nhân lao động tay
chân chiếm tỉ lệ cao nhất 80,8%. Đa số (84,6%)
bệnh nhân sống tại TP. Hồ Chí Minh (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội (n=26)
Đặc tính khi nhập viện Tần số Tỷ lệ %
Tuổi
15-50
Trên 50
<21
21-60
>60
10
16
1
17
8
38,5
61,5
3,8
65,4
30,8
Phái Nam 15 57, 7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 92
Đặc tính khi nhập viện Tần số Tỷ lệ %
Nữ 11 42, 3
Nơi cư ngụ
TP. HCM
Tỉnh
22
4
84, 6
15, 4
Nghề nghiệp
Lao động tay chân
Trí thức
Hưu trí
21
2
3
80, 8
7, 7
11, 1
Tháng nhập
viện
Tháng 3-6
Tháng 7-1
3-5
1-3
11,5-19,2
3,8-11, 5
Năm nhập
viện
Năm 2014 3 11, 5
Năm 2015 4 15, 4
Năm 2016 4 15, 4
Năm 2017 11 42, 3
Năm 2018 4 11, 4
100% bệnh nhân không chích ngừa.
Về yếu tố nguy cơ: 21 (80,8%) không có yếu
tố nguy cơ, 4 trường hợp ĐTĐ (15,4%), 1 trường
hợp (3, 8%) chấn thương sọ não.
Đặc điểm lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng trước khi nhập viện
96,2% bệnh nhân sốt. Chỉ có 1 trường hợp
(3,8%) chuyển từ bệnh viện tỉnh lên, đã được
chẩn đoán viêm màng não mủ và đã điều trị
Ceftriaxone 4g/ngày*6 ngày, Vancomycin 0,5g*3
lần/ngày*5ngày, Dexamethasone 4 mg 4
ống*2lần*4 ngày (Bảng 2).
Trung vị của ngày nhập viện: 2, 5 ngày (1-10 ngày).
Bảng 2. Các dấu hiệu lâm sàng khi nhập viện (n=26)
Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ %
Sốt 25 96,2
Đau đầu 23 88,5
Nôn 5 19,2
Táo bón 5 19,5
Bí tiểu 8 30,8
Rối loạn tri giác 14 53,8
GS < 7 1 3,8
GS 8-14 13 50
Cổ gượng 20 80,8
Liệt tay chân 1 3,8
Co giật 2 7,7
Có đủ 4 triệu chứng (sốt, đau đầu, cổ
cứng, rối loạn tri giác)
11 42,3
Có 2 trong 4 triệu chứng (sốt, đau đầu,
cổ cứng, rối loạn tri giác)
25 96.2
Đặc điểm cận lâm sàng
Công thức máu
76,9% trường hợp bạch cầu máu tăng
>12.000x106/l, số lượng bạch cầu máu trung bình
15.500 x 106/l (6300x106/l – 25900 x 106/l).
BCĐNTT chiếm ưu thế trong 84,6% trường hợp,
BCĐNTT trung bình là 81,6% (56,5%-93,1%).
13% trường hợp tiểu cầu máu giảm
<100.000x106/l, số lượng tiểu cầu máu trung bình
200.000 x 106/l (24.000 x 106/l – 370.000 x 106/l)
(Bảng 3).
Bảng 3. Đặc điểm công thức máu
Đặc điểm (n=26) Tần số Tỷ lệ (%)
Bạch cầu DNT (x 10
6
):
< 4000
4000 – 12000
> 12000
0
6
20
0
23,1
76,9
Bạch cầu ĐNTT (%):
< 75
≥ 75
4
22
15,4
84,6
Tiểu cầu (x10
6
/l) (n=23):
< 100.000
≥ 100.000
3
20
13
87
Sinh hóa máu
Bảng 4. Đặc điểm sinh hóa máu (n=26)
Đặc điểm (n=26) Tần số Tỷ lệ (%)
Natri (mmol/l):
< 135
≥ 135
6
20
23
87
Kali (mmol/l):
< 3,5
≥ 3,5
7
19
27
83
Đường(mg%) (n=24):
< 80
80 – 110
˃ 110
1
8
15
4,2
30,8
62,5
Creatinin (µmol/l) (n=25):
< 120
≥ 120
22
3
88
12
Có 23% bệnh nhân giảm Natri máu < 135
mmol/l, 27% bệnh nhân hạ Kali máu <3,5
mmol/l. Có 15 bệnh nhân (62,5%) có đường
huyết cao > 110mg%, trong đó có 15 bệnh nhân
(26,7%) có tiền sử ĐTĐ type II. Giá trị trung bình
của đường huyết là 154,8 mg% (63 – 444,6 mg%).
4 bệnh nhân (12%) có creatinin ≥120 µmol/l, giá
trị trung bình của creatinin là 90,8 µmol/l (50 –
135 µmol/l) (Bảng 4).
Dịch não tủy
30,8% trường hợp DNT có màu sắc đục và
7,7% trường hợp áp lực DNT tăng. 73,1% trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 93
hợp đạm DNT tăng > 1 g/l, đạm trung bình là 2,5
mg% (0,3 – 18,3 mg%). 76,9% trường hợp có trị
đường DNT/đường máu cùng lúc chọc dò < ½,
34,6% trường hợp đường máu giảm < 40 mg%
(Bảng 5).
Bảng 5. Đặc điểm màu sắc, áp lực và sinh hóa DNT
(n=26)
Đặc điểm DNT (n=26) Tần số Tỷ lệ (%)
Màu sắc: Đục
Ánh vàng
Trong
Hồng
8
5
9
3
30,8
19,2
34,6
11,5
Áp lực tăng 2 7,7
Đạm (g/l): < 0,45
0,45 – 1,0
> 1,0
3
4
19
11,5
15,4
73,1
Đường DNT(mg%):
< 40
≥ 40
9
17
34,6
65,4
Đường DNT/ đường máu:
< 50%
≥ 50%
20
6
76,9
23,1
Bảng 6. Đặc điểm tế bào DNT (n=26)
Đặc điểm DNT (n=26) Tần số Tỷ lệ (%)
Bạch cầu DNT (x 10
6
):
< 100
100 – 1000
> 1000
8
10
8
30,8
38,5
30,8
Bạch cầu ĐNTT (%)
≤ 50
> 50
6
20
23,1
76,9
Tổng số lượng bạch cầu DNT trung bình là
6243/ µL (12-103000/ µL), có 2 trường hợp BC
thấp 12/ µL, trong đó 1 trường hợp đã điều trị
Rocephin và Vancomycin tại tuyến trước và 1
trường hợp DNT được chọc dò 1 tháng sau khi
nhập viện, đã sử dụng Meropenem 3 g/ ngày x 7
ngày. Tỉ lệ BCĐNTT trung bình là 61% (0-95%),
76,9% bệnh nhân có BCĐNTT ≥ 50% (Bảng 6).
Vi sinh: Kết quả cấy DNT dương tính thấp,
có 7 trường hợp cho kết quả dương tính chiếm
tỉ lệ 26,9%. Trong đó 4 trường hợp
Streptococcus suis (57,1%), 1 trường hợp
Streptococcus mitis (14,3%), 1 trường hợp
Staphylococcus aureus (14,3%), 1 trường hợp
Klebsiella pneumoniae (14,3%).
Kết quả cấy máu (+) 20% (4/20), toàn bộ 4
trường hợp là Streptococcus sius.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ và yếu tố cơ địa
Tuổi trung bình trong nghiên cứu 51 ± 16,6
tuổi, nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi. Tuổi
trung bình cao hơn so với tác giả Võ Văn Hận
năm 2010(12), tác giả Lê Thanh Điền năm 2014(6).
Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện chuyên khoa
Lão khoa nên có lẽ tuổi trung bình của bệnh
nhân cao hơn so với hai tác giả thực hiện nghiên
cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên bệnh
nhân trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao
tương tự như các nghiên cứu 65,4%, có thể trong
quá trình lao động dễ bị mắc bệnh hơn.
Nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn (57,7% so với
42,3%), đặc biệt trong nhóm tuổi lao động (21-60
tuổi), nam chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn (nam/ nữ =
70,6%/ 29,4% = 2,4 lần). Tuy tỉ lệ nam/ nữ của
những nghiên cứu có khác nhau nhưng đa số
các nghiên cứu cũng đều cho kết quả nam cao
hơn nữ: Tác giả Lê Thanh Điền(6) năm 2014 kết
quả nam/ nữ là 1,49/1; Tác giả Võ Văn Hận(12)
năm 2014 kết quả nam/ nữ là 2,2/1; Tác giả B.
Ahmad(8) và tác giả Diedirik Van de Beck(10) thì
cho kết quả nam/ nữ là 3/1.
Có ¾ bệnh nhân sống tại thành phố Hồ Chí
Minh, ¼ còn lại rải rác ở các tỉnh miền Đông và
Tây Nam Bộ, kết quả này ngược với các nghiên
cứu thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy của tác giả
Võ văn Hận năm 2010(12) và Lê Thanh Điền năm
2014(6). Sự khác biệt có thể do bệnh viện Chợ Rẫy
là bệnh viện tuyến cuối, khi bệnh nhân ở tỉnh
thường chuyển viện lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Tương tự như y văn(4) và kết quả nghiên cứu
của hai tác giả nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ
Rẫy(6,12) viêm màng não mủ chủ yếu xảy ra trên
bệnh nhân lao động tay chân (80,8%).
Nhiều kết quả nghiên cứu(2,3,6,12) đều nhận
thấy trên đối tượng người lớn các yếu tố nguy cơ
là ĐTĐ type II, nghiện rượu, bệnh thận giai đoạn
cuối, u ác tính. Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi
nhỏ nên kết quả về yếu tố nguy cơ có những
khác biệt so với những nghiên cứu trên, trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận khoảng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 94
1/6 bệnh nhân ĐTĐ type II, 3,8% bệnh nhân chấn
thương sọ não, không ghi nhận các yếu tố nguy
cơ khác.
Đặc điểm lâm sàng
Khác với các nghiên cứu thực hiện ở bệnh
viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới(2,6,7,12)
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1 trường hợp
(3,8%) chuyển từ bệnh viện tỉnh lên, đã được
chẩn đoán viêm màng não mủ và đã điều trị
Ceftriaxone 4g/ ngày * 6 ngày, Vancomycin 0,5g
* 3 lần/ ngày * 5 ngày, Dexamethasone 4mg 4
ống* 2 lần * 4 ngày.
Bệnh nhân nhập viện khá sớm (2,5 ngày),
chứng tỏ mức độ cấp tính rầm rộ của bệnh, đòi
hỏi bệnh nhân phải nhập viện.
Tương tự với 2 nghiên cứu thực hiện ở
BVBNĐ(2,7) nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ sốt
thường gặp nhất (96,2%), sau đó đến đau đầu
(88,5%), dấu màng não ( khoảng 80,8%) thường
gặp thứ ba là rối loạn tri giác (53,8%); 30, 8%
bệnh nhân có triệu chứng bí tiểu, nôn 19,2%, táo
bón 19,5%.
Tỷ lệ có đầy đủ 4 triệu chứng sốt, đau đầu,
rối loạn tri giác và dấu màng não chỉ có 42,3%,
có 2 trong 4 triệu chứng chiếm tỷ lệ 96,2%. Một
nghiên cứu ở Hà Lan(9) và hai nghiên cứu tại
bệnh viện Chợ Rẫy(6,12) cho kết quả tương tự
lần lượt là 44% 48,2% và 93,2% 96,4%.
Điều này giúp các bác sỹ lâm sàng có thể chẩn
đoán VMNM khi bệnh nhân không đầy đủ cả
4 triệu chứng (Bảng 7).
Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm công thức máu và sinh hóa máu
Gần bằng với kết quả các nghiên cứu thực
hiện tại BV Chợ Rẫy(6,12), số lượng BC tăng
>12.000 x 106/l chiếm tỉ lệ khoảng ¾, BCĐNTT
chiếm ưu thế có tỉ lệ khá cao tương tự như kết
quả nghiên cứu của các tác giả Võ văn Hận(12),Lê
Thanh Điền(6). Điều này phù hợp với những ghi
nhận trong y văn(4) (Bảng 8).
Bảng 7: So sánh triệu chứng lâm sàng VMNM trong một số nghiên cứu
Triệu chứng Chúng tôi
(n=26)
Lê Thanh Điền
(n=112)
(6)
Võ văn Hận
(n=74)
(12)
Dierik V.B
(n=696)
(9)
Sốt 96,2 85,7 83,8 77
Đau đầu 88,5 90,2 100 87
Nôn 19,2 81,3 82,4 74
Táo bón 19,5
Bí tiểu 30,8
Rối loạn tri giác 53,8 68 48,7 73
GS ≤ 8 3,8 13,4 9,5 14
GS > 8-14 50 54,6 39,2 69
Cổ gượng 80,8 83 85,1 83
Liệt tay chân 3,8 13,4 2,7 7
Co giật 7,7 12,5 10,6 4
Có đủ 4 triệu chứng (sốt, đau đầu, cổ cứng, rối loạn tri giác) 42,3 48,2 46,2 44
Có 2 trong 4 triệu chứng (sốt, đau đầu, cổ cứng, rối loạn tri giác) 96,2 96,4 93,2 95
Bảng 8: So sánh đặc điểm công thức máu và sinh hóa máu ở bệnh nhân VMNM trong một số nghiên cứu
Đặc điêm Chúng tôi (n=26) Lê Thanh Điền (n=112)
(6)
Võ văn Hận (n=74)
(12)
BC máu trung bình 15,500 18,862 18,700
BC máu > 12.000 x 10
6
/l 76,9% 83,2% 86,5%
BCĐNTT chiếm ưu thế 84,6% 87,5% 97,3%
Tiểu cầu (x10
6
/l)< 100.000 13% 10,8% 8,1%
Natri (mmol/l) < 135 23% 25,7% 25,7%
Kali (mmol/l) < 3,5 27% 27,6% 27%
Đường máu >110 mmol/l 62,5% 25,7% 25,7%
Creatinin (µmol/l) ≥ 120 12% 26,8 1,4%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 95
Không giống 2 nghiên cứu tại BV Chợ
Rẫy(6,12), mặc dù có số lượng bệnh nhân có bệnh
ĐTĐ type II cao hơn nhưng đường máu tăng cao
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao
hơn hẳn. Vì số lượng bệnh nhân nghiên cứu thu
nhận được còn ít, và là nghiên cứu hồi cứu nên
vấn đề này chưa được khảo sát kỹ lưỡng đủ để
tìm ra được nguyên nhân của sự khác biệt này.
Ngoài ra sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa khác
cũng tương tự với nghiên cứu thực hiện tại BV
Chợ Rẫy và BV Bệnh Nhiệt Đới(3,6,12).
Đặc điểm dịch não tủy
2/3 số bệnh nhân tăng BC trong DNT
>100x106/l, khoảng 1/3 bệnh nhân có số lượng
BC/DNT >1000x106/l, 3/4 bệnh nhân có BCĐNTT
ưu thế. Điều này phù hợp với y văn và một số
nghiên cứu khác(4,6,12).
Màu DNT đục ghi nhận khá thấp trong
nghiên cứu của chúng tôi (30,8%) so với các tác
giả khác(3,6,12), có thể do đánh giá chủ quan của
các bác sỹ không kinh nghiệm bằng các bác sỹ tại
các bệnh viện có số lượng bệnh nhân viêm màng
não mủ lớn hơn.
88,5% bệnh nhân tăng đạm/DNT, trong đó
73,1% bệnh nhân tăng > 1g/l, tương tự như kết
quả nghiên cứu của hai tác giả thực hiện tại BV
Chợ Rẫy(6,12).
Trị số đường/DNT giảm < 40 mg% trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp hơn
các nghiên cứu thực hiện tại BV Chợ Rẫy, có thể
do trị số đường trong máu của bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (như trong
phần trình bày ở trên). Tuy nhiên tỉ lệ giữa
đường trong DNT/đường máu < 50% trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao tương
tự như các nghiên cứu thực hiện tại BV Chợ Rẫy.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh
nhân chưa điều trị ở tuyến trước chiếm tỉ lệ cao
(96,2%) nên tỉ lệ cấy DNT (+) (26,7%) cao hơn so
với kết quả nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy, nơi có tỉ
lệ cao bệnh nhân đã điều trị ở tuyến trước. Mặc
dù kết quả cấy DNT (+) chỉ khỏang ¼ các trường
hợp nhưng cũng cho thấy tỉ lệ cao của
Streptoccuss suis, phù hợp với kết quả nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hương Thảo(7).
KẾT LUẬN
Số lượng bệnh nhân VMNM điều trị tại BV
Thống Nhất tương đối ít, trong vòng 5 năm
chúng tôi ghi nhận 26 trường hợp, có những đặc
điểm sau:
Bệnh VMNM nhập viện rải rác quanh năm
nhưng thường gặp từ tháng 3 đến tháng 6, đa
số là lao động tay chân và sống tại TP. HCM.
Yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ ít, chỉ có 15,4%
trường hợp ĐTĐ type II, 3,8% bệnh nhân chấn
thương sọ não.
Đa số bệnh nhân nhập bệnh viện Thống
Nhất là cơ sở khám chữa bệnh đầu tiên, chỉ một
trường hợp điều trị ở tuyến trước.
Tỷ lệ có đầy đủ 4 triệu chứng sốt, đau đầu,
rối loạn tri giác và dấu màng nãolà 42,3%, có 2
trong 4 triệu chứng chiếm tỷ lệ 96,2%. Sốt 96,2%,
đau đầu 88,5%, dấu màng não 80,8%, rối loạn tri
giác 53,8%, bí tiểu 30,8%.
Bác sỹ lâm sàng có thể nghi ngờ chẩn đoán
VMNM khi bệnh nhân có 2 trong 4 triệu chứng
sốt, đau đầu, dấu màng não và rối loạn tri giác.
76,9% trường hợp bạch cầu máu tăng >12.000
x 106/l, số lượng bạch cầu máu trung bình 15.500
x 106/l (6300x106/l – 25900 x 106/l). BCĐNTT
chiếm ưu thế trong 84,6% trường hợp, BCĐNTT
trung bình là 81,6% (56,5% - 93,1%).
Có 23% bệnh nhân giảm Natri máu < 135
mmol/l, 15 bệnh nhân (62,5%) có đường huyết
cao > 110mg%.
30,8% trường hợp DNT có màu sắc đục.
Tổng số lượng bạch cầu DNT trung bình là
6243/µL (12-103000/µL), Tỉ lệ BCĐNTT trung
bình là 61% (0-95%), 76,9% bệnh nhân có
BCĐNTT ≥ 50%.
Đạm/ DNT tăng chiếm tỉ lệ cao nhất 88,5%, tỉ
lệ giữa đường trong DNT/ đường máu < 50%
chiếm tỉ lệ 76,9%.
Cấy DNT (+) 26,7%, 57,1% là Streptococcus
suis. Cấy máu (+) 20%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bamberger M (2010). "Diagnosis, initial management, and
prevention of meningitis". Am Fam Physician, 82(12):1491-8.
2. Bhimraj A (2012). "Acute community-acquired bacterial
meningitis in adults: an evidence-based review". Cleve Clin J
Med, 79(6):393-400.
3. Châu Đỗ Tường Vi (2016). "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị viêm màng não mủ do Streptococcus pneumoniae
tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ 2009-2015". Luận văn thạc sỹ y
khoa, Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Đông thị Hoài Tâm (2006). Viêm màng não mủ, In: Nguyễn
Trần Chính. Bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh, pp.183-199.
5. Lai WA, Chen SF, Tsai NW, et al (2011). "Clinical characteristics
and prognosis of acute bacterial meningitis in elderly patients
over 65: a hospital-based study". BMC Geriatr, 11:91.
6. Lê Thanh Điền (2014)."Nghiên cứu hiện trạng bệnh viêm màng
não mủ tại khoa nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy". Luận văn chuyên
khoa 2, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Ngọc Hương Thảo (2013)."Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
ở bệnh nhân viêm màng não do Streptococcus suis điều trị tại
bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM". Y học TP. Hồ Chí Minh,
17(1):260-264.
8. Rabbani MA, Khan AA, Ali SS, Ahmad B, Baig SM, et al. (2003).
"Spectrum of complications and mortality of bacterial
meningitis: an experience from a developing country". J Pak Med
Assoc,53(12):580-3.
9. Van de Beck D, de Gans J, et al (2004). Clinical feature and
prognostic factors in adults with bacterial meningitis, N Eng. J
Medicine, 351(18):1849-1859.
10. van de Beek D, de Gans J, Tunkel AR, et al (2006). "Community-
Acquired Bacterial Meningitis in Adults". New England Journal of
Medicine, 354(1):44-53.
11. van de Beek D, Schmand B, de Gans J, et al (2002). "Cognitive
Impairment in Adults with Good Recovery after Bacterial
Meningitis". Journal of Infectious Diseases, 186(7):1047-1052.
12. Võ văn Hận (2010). "Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và các
yếu tố nguy cơ viêm màng não mủ ở người lớn". Luận văn
Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_lam_sang_va_can_lam_sang_o_benh_nhan_viem_m.pdf