Tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi thùy trẻ em tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 2 năm 2015-2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
129
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI THÙY TRẺ EM TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG 2 NĂM 2015-2016
Lê Tấn Giàu*, Trần Văn Thuận*, Nguyễn Thành Nam*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi thùy trẻ em tại khoa
nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 2 năm 2015-2016.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca.
Kết quả: Lô nghiên cứu có 25 trẻ viêm phổi thùy nhập viện, tuổi trung vị 42 tháng (20,5 ; 102 tháng), tập
trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi và trên 6 tuổi. Tỉ số nam : nữ là 1,27 : 1. Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt
(84%), ho, khò khè (16%). Thời gian từ lúc sốt đến lúc nhập viện 3,72 ± 2,28 ngày. 100% trẻ có tri giác đừ lúc
nhập viện. 88% trẻ có sốt, 12% trẻ không sốt, 16% trẻ có triệu chứng khò khè, 36% trẻ có triệu chứng thở nhanh.
Về cận lâm sàng bạch cầu máu tr...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi thùy trẻ em tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 2 năm 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
129
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI THÙY TRẺ EM TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG 2 NĂM 2015-2016
Lê Tấn Giàu*, Trần Văn Thuận*, Nguyễn Thành Nam*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi thùy trẻ em tại khoa
nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 2 năm 2015-2016.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca.
Kết quả: Lô nghiên cứu có 25 trẻ viêm phổi thùy nhập viện, tuổi trung vị 42 tháng (20,5 ; 102 tháng), tập
trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi và trên 6 tuổi. Tỉ số nam : nữ là 1,27 : 1. Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt
(84%), ho, khò khè (16%). Thời gian từ lúc sốt đến lúc nhập viện 3,72 ± 2,28 ngày. 100% trẻ có tri giác đừ lúc
nhập viện. 88% trẻ có sốt, 12% trẻ không sốt, 16% trẻ có triệu chứng khò khè, 36% trẻ có triệu chứng thở nhanh.
Về cận lâm sàng bạch cầu máu trung bình 14.278 ± 9.980 /mm3, 36% trẻ có bạch cầu máu >12.000/mm3. Tổn
thương thường gặp nhất trên X quang phổi là thùy trên phổi phải (40%), thùy dưới phổi phải 20%, thùy dưới
trái 12%, thùy giữa phải 8%. 12% trẻ có tràn dịch màng phổi. Kháng sinh ban đầu đa số là Cefotaxim + Oxacillin
(56%), Cefotaxim + Vinbrex (32%), Ceftriaxone 12%. Có 28% trẻ đổi kháng sinh. Thời gian nằm viện trung bình
10,42 ± 3,6 ngày. Có 24% trẻ chuyển viện.
Kết luận: Lứa tuổi dưới 3 tuổi và trên 6 tuổi chiếm tỉ lệ cao. Sốt cao, ho là triệu chứng thường gặp.Tổn
thương trên phim X quang thường gặp ở phổi phải. Đa số đáp ứng tốt kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ ba.
Từ khóa: Viêm phổi thùy, kháng sinh.
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGY, CLINICAL FEATURES, SUBCLINICAL AND MANAGEMENT OF LOBAR
PNEUMONIA IN CHILDREN HOSPITALIZED PEDIATRIC DEPARTMENT OF TIEN GIANG
GENERAL CENTRAL HOSPITAL IN 2015-2016
Le Tan Giau, Tran Van Thuan,, Nguyen Thanh Nam, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 129 – 133
Objective: Describe the epidemiological, clinical, subclinical, treatment outcomes of pediatric lobar
pneumonia in pediatric department of Tien Giang general central hospital in 2015-2016.
Methods: Retrospective, describing cases series.
Results: There were 25 children with lobar pneumonia hospitalized, the mean age was 63.26 ± 52 months,
mostly in children under 3 years of age and over 6 years of age. Ratio male : female was 1.27: 1. The most common
reasons for hospitalization are fever (84%), cough, wheezing (16%). The duration from fever to admission was
3.72 ± 2.28 days. 100% of the children are aware of admission. 88% of children had fever, 12% had no fever, 16%
had wheezing, 36% had shortness of breath. About subclinical, white blood cells average 14,278 ± 9,980 / mm3,
36% of children with white blood cells > 12,000 / mm3. The most common lesions on the chest radiograph are the
right lobe of the right lung (40%), the lower lobe of the lung (20%), the lower left lobe (12%), the middle lobes
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: ThS BS Lê Tấn Giàu ĐT: 0919181701 Email: tangiau0919@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
130
(8%). 12% of children with pleural effusion. Primary antibiotics are Cefotaxime + Oxacillin (56%), Cefotaxime +
Vinbrex (32%), Ceftriaxone 12%. 28% of children change antibiotics. Average hospital stay was 10.42 ± 3.6 days.
24% of the children were transferred.
Conclusions: Children under 3 years old and over 6 years old account for a high proportion. High fever,
cough is a common symptom. X-ray film is common in the right lung. Most responds well to third generation
cephalosporin antibiotics
Keywords: Lobar pneumonia, antibiotics.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm phổi là
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi, chiếm 19% trong các nguyên nhân. Ở các
nước đang phát triển, chỉ số mới mắc của bệnh ở
lứa tuổi này là 0,29 đợt bệnh/trẻ/năm. Trong số
các trường hợp viêm phổi, 7 -13% trẻ có dấu hiệu
nặng đe dọa tính mạng cần phải nhập viện(1).
Viêm phổi thùy ở trẻ em thường nặng và khó
chuẩn đoán. Tỉ lệ viêm phổi thùy trẻ em đã tăng lên
trong những năm gần đây(7). Theo Hiệp hội Lồng
ngực Anh, tỉ lệ viêm phổi thùy/viêm phổi 17,6%(2).
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đào Minh
Tuấn, tỉ lệ viêm phổi thùy/viêm phổi là 8,6%(3).
Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về viêm
phổi thùy ở trẻ em. Riêng ở tỉnh Tiền Giang
nghiên cứu về viêm phổi thùy ở trẻ em chưa
nhiều, mức độ nghiêm trọng của bệnh rất đa
dạng và việc điều trị vẫn là một thách thức đối
với các bác sĩ nhi khoa lâm sàng. Do đó chúng tôi
thực hiện nghiên cứu đặc điểm viêm phổi thùy
điều trị nội trú tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang, qua đó cung cấp thêm
một số dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng về viêm
phổi thùy ở trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng, kết quả điều trị viêm phổi thùy trẻ em tại
khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỷ lệ một số đặc điểm dịch tễ của
viêm phổi thùy ở trẻ em.
Xác định tỉ lệ một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của viêm phổi thùy ở trẻ em
Xác định một số đặc điểm điều trị và kết quả
điều trị viêm phổi thùy ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả loạt ca.
Dân số mục tiêu
Bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại khoa
Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhi từ 0 đến 15 tuổi được chẩn đoán
viêm phổi thùy nhập viện tại khoa Nhi Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong 2 năm
2015-2016.
Cỡ mẫu
Lấy trọn mẫu từ 1/1/2015 đến 31/12/2016.
Tiêu chí chọn bệnh
Lâm sàng: Ho, khó thở, thở nhanh ± rút lõm ngực.
X quang phổi: có hình ảnh viêm phổi thùy.
Tiêu chí loại trừ
Không đưa vào nghiên cứu những bệnh án
bỏ viện.
Xử lý dữ liệu
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.
KẾT QUẢ
Trong 2 năm 2015-2016 có 25 trẻ chẩn đoán
viêm phổi thùy thỏa tiêu chí đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ học
Phân bố theo giới
Nam 56%, nữ 44%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
131
Tỉ lệ bệnh nhi nam/nữ: 1,27/1.
Phân bố theo tuổi
Tuổi trung vị 42 tháng, nhỏ nhất 6 tháng
tuổi, lớn nhất 14 tuổi.
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số ca Tỉ lệ %
Dưới 36 tháng 11 44
Từ 36 đến 72 tháng 4 16
Trên 72 tháng 10 40
Nhận xét: Viêm phổi thùy tập trung nhiều ở
lứa tuổi dưới 36 tháng và trên 72 tháng.
Nơi cư ngụ
Đa số trẻ (60%) cư ngụ ở nông thôn, 40% trẻ
cư ngụ tại thành thị.
Đặc điểm lâm sàng
Lý do nhập viện: sốt 84%, ho khò khè 16%.
Thời gian trung bình từ lúc sốt đến lúc nhập
viện: 3,72 ±2,28 ngày, 56% trẻ sốt hơn 3 ngày.
Triệu chứng cơ năng: sốt 88%, không sốt
12%, 16% ho, khò khè.
Bảng 2. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng Số ca Tỉ lệ %
Đừ 25 100
Sốt 22 88
Không sốt 3 12
Thở nhanh 9 36
Rales phổi 17 68
Nhận xét: Tất cả trẻ có tri giác đừ lúc nhập
viện, tỉ lệ sốt cao.
Đặc điểm cận lâm sàng
Công thức máu
Bạch cầu máu trung bình 14.278 ±
9.980/mm3, 36% có bạch cầu máu >
12.000/mm3. Tỉ lệ Neutrophils 63,23 ± 17,7%,
Lymphocytes 25,36 ± 14,5%, 8% trẻ có
eosinophils > 7%.
X quang phổi
Bảng 3. Phân bố thùy phổi thùy tổn thương
Thùy phổi Số ca Tỉ lệ %
Thùy trên phải 10 40
Thùy dưới phải 5 20
Thùy giữa phải 2 8
Thùy trên trái 5 20
Thùy dưới trái 3 12
Nhận xét: tổn thương trên phim X quang
thường gặp thùy trên
Dịch màng phổi
3 trẻ (12%) có tràn dịch màng phổi.
Đặc điểm điều trị
Thở oxy
2 trẻ (8%) được thở oxy qua cannula.
Kháng sinh ban đầu
Bảng 4. Phân bố kháng sinh ban đầu
Kháng sinh Số ca Tỉ lệ %
Cefotaxim + Oxacillin 14 56
Cefotaxim + Vinbrex 8 32
Ceftriaxone 3 12
Nhận xét: Kháng sinh ban đầu được lựa
chọn là Cephalosporin thế hệ thứ 3, trong đó
phối hợp giữa Cefotaxim và Oxacillin chiếm tỉ
lệ cao nhất.
Liều kháng sinh ban đầu
56% liều 100 mg/kg/ngày, 40% liều 150
mg/kg/ngày, chỉ có 4% liều 200 mg/kg/ngày.
Đổi kháng sinh:
7 trẻ (28%) đổi kháng sinh.
Kết quả điều trị
Thời gian hết sốt
84% trẻ hết sốt sau 3 ngày điều trị kháng sinh
tĩnh mạch.
Kết quả điều trị
19 trẻ (76%) trẻ khỏi bệnh, 6 trẻ (24%) chuyển viện.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Chúng tôi ghi nhận tuổi trung vị là 42 tháng,
viêm phổi thùy tập trung ở 2 lứa tuổi dưới 36
tháng (44%) và trên 6 tuổi (40%). Theo Đào Minh
Tuấn, viêm phổi thùy gặp đa số ở lứa tuổi từ 3
đến 7 tuổi (61,67%)(3). Theo Trần Quang Khải
nghiên cứu viêm phổi thùy trẻ em tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 lứa tuổi 36 tháng đến 84 tháng có tỉ
lệ cao nhất(9). Tuổi trung binh trong nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với một nghiên cứu về
viêm phổi thùy mắc phải ở cộng đồng ở Canada
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
132
là 4,8 tuổi(8). Theo một nghiên cứu về viêm phổi
thùy do Mycoplasma pneumonia ở Trung Quốc,
lứa tuổi thường gặp nhất là từ 4 đến 6 tuổi
(49,1%)(4).
Về giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi,
giới nam (56%) nhiều hơn ở nữ (44%), tỉ lệ này
cũng phù hợp với tác giả Đào Minh Tuấn(3), Trần
Quang Khải(9). Về nơi cư ngụ, trẻ ở nông thôn
(60%) nhiều hơn trẻ ở thành thị (40%).
Đặc điểm lâm sàng
Chúng tôi ghi nhận lý do nhập viện nhiều
nhất là triệu chứng sốt, ho (84%) và ho, khò
khè (16%). Sốt, ho khò khè là những triệu
chứng thường gặp trong viêm đường hô hấp
nói chung. Thời gian trung bình từ lúc sốt đến
lúc nhập viện là 3,72 ± 2,28 ngày, 56% trẻ sốt
hơn 3 ngày. Về triệu chứng cơ năng, chúng tôi
ghi nhận đa số trẻ (88%) sốt, ho. Tỉ lệ này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Trần Quang
Khải(9), Lê Thị Ngọc Kim(6). Theo Anne Rowan-
Legg, dấu hiệu lâm sàng trước khi nhập viện
phổ biến nhất của viêm phổi thùy là sốt
(94,1%) và ho (89,6%)(8). Theo Lin CJ, sốt kéo
dài là một đặc điểm lâm sàng phổ biến của trẻ
nhập viện vì viêm phổi thùy(7). Theo tác giả
Jian Gao, những trẻ nhiễm Mycoplasma
pneumonia có viêm phổi thùy thường có tỉ lệ
sốt cao hơn và thời gian sốt dài hơn so với
những trẻ nhiễm Mycoplasma pneumonia không
có viêm phổi thùy(4). Theo Anne Rowan-Legg,
viêm phổi thùy trong một nghiên cứu ở
Canada tỉ lệ có sốt là 37,8%(8). Về triệu chứng
thực thể, chúng tôi ghi nhận 100% trẻ có tri
giác đừ. Vì thế khi tiếp nhận một trẻ có sốt cao
hơn 3 ngày, ho nhiều, tri giác lừ đừ chúng ta
phải lưu ý đến viêm phổi thùy. Có 68% trẻ có
rales tại phổi, thường gặp là rales ẩm và rales
ngáy. Chúng tôi ghi nhận có 36% trẻ có triệu
chứng thở nhanh, thấp hơn của Trần Quang
Khải nghiên cứu viêm phổi thùy tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 (98,5%), có thể do bệnh viện Nhi
Đồng 1 nhận những ca viêm phổi thùy có
bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn của chúng tôi(9).
Đặc điểm cận lâm sàng
Chúng tôi ghi nhận bạch cầu máu trung
bình 14.278 ± 9.980/mm3, 36% có bạch cầu máu
> 12.000/mm3. Tỉ lệ neutrophils 63,23 ± 17,7%,
lymphocytes 25,36 ± 14,5%, 8% trẻ có
eosinophils > 7%. Số lượng bạch cầu máu
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn tác giả Anne Rowan-Legg nghiên
cứu viêm phổi thùy ở Canada là 17.230/mm3,
có thể do những trẻ trong nghiên cứu của
chúng tôi đã điều trị với kháng sinh uống
trước đó(8). Theo tác giả You-Sook Youn
nghiên cứu viêm phổi do Mycoplasma
pneumonia, viêm phổi thùy có số lượng bạch
cầu và Lymphocytes thấp hơn so với nhóm
viêm phế quản phổi(11). Theo tác giả Trương
Mỹ Hạnh Trâm nghiên cứu về viêm phổi cộng
đồng ở trẻ em, có đến 86,3% trẻ đã được dùng
kháng sinh trước khi nhập viện(10).
Về định lượng protein C phản ứng (CRP),
chúng tôi chỉ định lượng 4 trẻ, trong đó có 2
trẻ có CRP cao hơn 20 mg/dl. Theo tác giả Lin
CJ, CRP cùng với sốt dai dẳng hơn 1 tuần, X
quang phổi tổn thương từ 2 thùy trở lên là
những yếu tố tiên lượng độc lập về viêm phổi
thùy có biến chứng(7).
Về X quang phổi, chúng tôi ghi nhận gặp
chủ yếu thùy trên phổi phải (40%), thùy trên
phổi trái (20%). Chúng tôi chỉ ghi nhận tổn
thương trên một thùy phổi. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với Trần Quang Khải,
viêm phổi thùy trên phổi phải (38,8%), thùy
trên trái (14,9%)(9). Theo Jian Gao, viêm phổi
thùy do Mycoplasma pneumonia thường là một
thùy (86,5%) và giới hạn ở thùy dưới (73,3%),
đặc biệt ở bên phải(4). Chúng tôi ghi nhận có
12% trẻ tràn dịch màng phổi, theo Jian Gao, tỉ
lệ tràn dịch màng phổi trên bệnh nhi nhiễm
Mycoplasma pneumonia là 2,2%(4). Tác giả Anne
Rowan-Legg, có đến 38,5% viêm phổi thùy trẻ
em có biến chứng tràn dịch màng phổi và
bệnh nhi tràn dịch màng phổi có triệu chứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
133
trước khi nhập viện dài hơn so với nhóm
không có tràn dịch màng phổi(8).
Đặc điểm điều trị
Chúng tôi ghi nhận tất cả trường hợp
kháng sinh ban đầu là Cephalosporin thế hệ
thứ ba, trong đó chúng tôi ghi nhận thường
kết hợp với nhóm Oxacillin (56%), hoặc
Vinbrex (32%), chúng tôi không ghi nhận phối
hợp với nhóm Macrolides. Có 28% trẻ được
đổi kháng sinh do không giảm sốt, ho nhiều,
lâm sàng chậm cải thiện. Chúng tôi không
phân lập được vi khuẩn gây bệnh nên sử dụng
kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm về
tác nhân gây bệnh ở địa phương, đây cũng là
một khuyết điểm của đề tài. Theo Trần Quang
Khải, 2 tác nhân gây viêm phổi thùy chủ yếu
là Mycoplasma pneumonia (69,7%) và
Streptococcus pneumonia (53%), nên lựa chọn
kháng sinh chủ yếu tập chung vào 2 loại vi
khuẩn này. Theo tác giả Huỳnh Văn Tường,
viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2 đến 59
tháng tuổi, vi khuẩn thường gặp là
Streptococcus pneumonia, còn nhạy 100%
Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline. Theo tác
giả Trương Mỹ Hạnh Trâm, kháng sinh ban
đầu trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
Cefotaxim/Ceftriaxone đáp ứng tốt trong 75%
các trường hợp(10). Theo Anne Rowan-Legg,
96,1% trẻ viêm phổi thùy được điều trị
Cephalosporin, 55% bệnh nhi được điều trị từ
2 loại kháng sinh trở lên trong bệnh viện(8)
Về kết quả điều trị, chúng tôi ghi nhận 19
trẻ (76%) khỏi bệnh, 6 trẻ (24%) chuyển viện.
Thời gian nằm viện trung bình 10,42 ± 3,6
ngày. Theo tác giả Anne Rowan-Legg, thời
gian nằm viện trung bình của viêm phổi thùy
là 3 ngày đối với trẻ không có tràn dịch màng
phổi và 9 ngày đối với trẻ có tràn dịch(8).
Chúng tôi ghi nhận 84% trẻ hết sốt sau 3 ngày
điều trị kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian giảm
sốt sau khi dung kháng sinh tĩnh mạch rất
quan trọng, theo Lin CJ, thất bại trong việc
điều trị kháng sinh thích hợp trong vòng 4,4
ngày có sự liên quan đến hoại tử phổi hoặc áp
xe phổi(7).
KẾT LUẬN
Lứa tuổi dưới 3 tuổi và trên 6 tuổi chiếm tỉ
lệ cao. Sốt cao, ho là triệu chứng thường gặp.
Tổn thương trên phim X quang thường gặp ở
phổi phải. Đa số đáp ứng tốt kháng sinh
Cephalosporin thế hệ thứ ba.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ
em, Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014 của Bộ Y tế.
2. British Thoracic Society Standards of Care Committee (2012),
“BTS Guidelines for the Management of Community
Acquired Pneumonia in Chlidhood”, Thorax, 57, pp1-24.
3. Đào Minh Tuấn (2011), “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và
căn nguyên viêm phổi thùy ở trẻ em”. Tạp chí Y học Quân sự.
Số 5, tr. 34-38.
4. Gao J (2015), “Epidemiology and clinical features of
segmental/lobar pattern Mycoplasma pneumoniae
pneumonia: A ten-year retrospective clinical study”, Exp Ther
Med, 10, pp 2337–2344.
5. Huỳnh Văn Tường (2012), “Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của
viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2-59 tháng tuổi. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16 (1), tr. 76-80.
6. Lê Thị Ngọc Kim (2014), “Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết
quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô
hấp Bệnh viện Nhi đồng 1. Y học TP.HCM, Tập 18 (1), tr. 269-
274.
7. Lin CJ (2006), “Radiographic, clinical, and prognostic features of
complicated and uncomplicated community-acquired lobar
pneumonia in children”, J Microbiol Immunol Infect, 39, pp 489-495.
8. Rowan-Legg A (2012), “Community-acquired lobar
pneumonia in children in the era of universal 7-valent
pneumococcal vaccination: a review of clinical presentations
and antimicrobial treatment from a Canadian pediatric
hospital”, BMC Pediatr, 12, pp 133.
9. Trần Quang Khải (2016), “Đặc điểm viêm phổi thùy ở trẻ em
từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi
đồng 1”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM,
tr.43.
10. Trương Mỹ Hạnh Trâm (2012), “Tác nhân vi khuẩn gây viêm
phổi cộng đồng và sự nhạy cảm kháng sinh”. Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16 (4), tr. 1-8.
11. Yuon YS (2010), “Difference of clinical features in childhood
Mycoplasma pneumonia pneumonia”, BMC Pediatrics, 10, pp
48.
Ngày nhận bài báo: 10/3/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/5/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_lam_sang_can_lam_sang_ket_qua_dieu_tri_viem.pdf