Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào

Tài liệu Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 310 ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH BẠCH CẦU CẤP TIỀN TỦY BÀO Nguyễn Quốc Dũng*, Huỳnh Hữu Thân**, Lê Nguyễn Kim Dung*, Phan Cao Thanh Thảo*, Phan Thị Xinh**, Nguyễn Tấn Bỉnh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia), tạo cơ sở theo dõi bệnh tồn lưu tế bào ác tính (MRD: Minimal residual disease) bằng phương pháp PCR định lượng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật FISH để khảo sát chuyển vị t(15;17) và kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR) để khảo sát tổ hợp gen PML/RARA trên 130 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán APL từ tháng 02/2012 đến tháng 02/2018. Kết quả: Trong 130 BN được khảo sát, 106/111 BN (95,50%) có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH, 119/122 BN (97,54%) có biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuậ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 310 ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH BẠCH CẦU CẤP TIỀN TỦY BÀO Nguyễn Quốc Dũng*, Huỳnh Hữu Thân**, Lê Nguyễn Kim Dung*, Phan Cao Thanh Thảo*, Phan Thị Xinh**, Nguyễn Tấn Bỉnh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia), tạo cơ sở theo dõi bệnh tồn lưu tế bào ác tính (MRD: Minimal residual disease) bằng phương pháp PCR định lượng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật FISH để khảo sát chuyển vị t(15;17) và kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR) để khảo sát tổ hợp gen PML/RARA trên 130 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán APL từ tháng 02/2012 đến tháng 02/2018. Kết quả: Trong 130 BN được khảo sát, 106/111 BN (95,50%) có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH, 119/122 BN (97,54%) có biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR và 98/103 BN (95,15%) biểu hiện đồng thời chuyển vị t(15;17) và tổ hợp gen PML/RARA bằng 2 kỹ thuật. Trong đó, đặc biệt có 2 trường hợp có biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA kiểu bcr3 bằng kỹ thuật RT-PCR nhưng không phát hiện chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH; 1 trường hợp có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH nhưng không phát hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR; và 2 trường hợp phát hiện có bất thường NST 17 bằng kỹ thuật FISH nhưng kết quả RT-PCR âm tính. Kết luận: Sự kết hợp 2 kỹ thuật FISH và RT-PCR giúp khảo sát chính xác hơn các bất thường NST 15 và 17, tránh bỏ sót các trường hợp chuyển vị t(15;17) và các kiểu tổ hợp gen PML/RARA không chuẩn hiếm gặp. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị chính xác và kịp thời, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) và tạo sơ sở theo dõi MRD hiệu quả, nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn cho BN. Từ khóa: bạch cầu cấp dòng tủy tiền tủy bào, FISH, RT-PCR, t(15;17), PML/RARA ABSTRACT CYTOGENETIC AND MOLECULAR CHARACTERISTICS OF ACUTE PROMYELOCYTIC LEUKEMIA Nguyen Quoc Dung, Huynh Huu Than, Le Nguyen Kim Dung, Phan Cao Thanh Thao, Phan Thi Xinh, Nguyen Tan Binh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 310 – 316 Purpose: To evaluate cytogenetics and molecular characteristics in acute promyelocytic leukemia (APL), for monitoring minimal residual disease (MRD) by quantitative PCR method at Blood Transfusion Hematology hospital. Methods: Using fluorescence in situ hybridization (FISH) for detecting translocation t(15;17) and reverse transcription polymerase chain reaction (RT-PCR) for investigating PML/RARA fusion gene in 130 APL patients diagnosed during period of time from February 2012 to February 2018. Results: In total samples examined, FISH analysis revealed the translocation t(15;17) in 106 of 111 patients (95.5%) and RT-PCR analysis showed PML/RARA fusion gene in 119 of 122 patients (97.54%). In addition, the results of a simultaneous application of FISH and RT-PCR analysis in 103 APL cases reported 98 positive cases *Bệnh viện Truyền máu - Huyết học **Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ***Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Phan Thị Xinh ĐT: 0932728115 Email: phanthixinh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 311 in both techniques (95%). Unexpectedly, two cases had expression of bcr-3 iso-form PML/RARA fusion gene by RT-PCR but the translocation t(15;17) could not be identified in FISH result. In contrast, one case found the translocation t(15;17) by the FISH analysis but RT-PCR did not demonstrate the PML/RARA fusion gene and two another cases having variant translocation t(v;17), detected by FISH technique, were negative RT-PCR for PML/RARA. Conclusions: Both RT-PCR and FISH techniques play a key role in diagnosing of APL cases. The combined use of the FISH and RT-PCR allows detect variant translocations or abnormal fusion genes being discovered in small subsets of APL. Futhermore, both of them are reliable tools for the monitoring of MRD and of its significance with respect to improving the outcome of the disease. Keywords: acute promyelocytic leukemia, FISH, RT-PCR, t(15;17), PML/RARA ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia) là một dạng của bạch cầu cấp dòng tủy (AML: Acute Myeloid Leukemia). Theo hệ thống phân loại FAB, AML được chia thành 8 nhóm từ M0-M7, trong đó APL thuộc phân nhóm AML-M3(1). APL đặc trưng bởi sự chuyển đoạn liên quan đến gen PML của nhiễm sắc thể (NST) 15 và gen RARA của NST 17 tạo ra tổ hợp gen PML/RARA. Các điểm gãy trên NST 17 nằm trong intron 2 của gen RARA. Trong khi đó, gen PML của NST 15 có 3 vùng điểm gãy: Vùng thứ nhất là vùng bcr1 nằm tại intron 6 của gen PML chiếm tỉ lệ khoảng 45%-55%, vùng thứ hai là vùng bcr2 tại exon 6 chiếm khoảng 8%-10% và vùng thứ ba vùng bcr3 tại intron 3 chiếm khoảng 37%-45%. Do vị trí gãy tại các vùng bcr1, bcr2 và bcr3 khác nhau nên tạo ra các bản sao của tổ hợp gen PML/RARA có độ dài khác nhau tương ứng với dạng dài, dạng biến thể và dạng ngắn(2,7). APL chiếm tỷ lệ khoảng 5%-10% trong AML. Bệnh cảnh thường gặp là rối loạn quá trình đông máu gây ra tình trạng xuất huyết đe dọa tính mạng(7). Hiện nay, nhờ áp dụng phác đồ có all- trans-retinoic acid (ATRA) hoặc arsenic trioxide (ATO) kết hợp với hóa trị liệu cổ điển đã làm giảm tỷ lệ tử vong và tăng tỉ lệ thời gian sống kéo dài lên đến 90%(8). Trước đây, chẩn đoán AML-M3 thường dựa vào hình thái tế bào trên tủy đồ với dấu hiệu rối loạn đông máu trên lâm sàng. Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử cho phép chẩn đoán nhanh tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR: Reverse transcription polymerase chain reaction) hoặc phát hiện chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH: Fluorescence in situ hybridiztion), là những dấu ấn đặc hiệu chỉ gặp trong AML-M3, giúp quyết định điều trị kịp thời, tránh các biến chứng gây tử vong sớm cho bệnh nhân (BN)(2). Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng cả 2 kỹ thuật là FISH và RT-PCR để khảo sát đặc điểm di truyền của chuyển vị t(15;17)(q24;q21) và tổ hợp gen PML/RARA trên BN được chẩn đoán AML-M3 dựa vào kết quả tủy đồ tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh (BV.TMHH TP. HCM) nhằm góp thêm dữ liệu trong việc chẩn đoán và điều trị cho BN. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các BN được chẩn đoán bệnh AML-M3 bằng tủy đồ tại BV. TMHH TP. HCM từ tháng 02/2012 đến 02/2018 có gởi mẫu máu hoặc tủy xương để khảo sát chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH và/hoặc tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Phương pháp tiến hành Kỹ thuật FISH và/hoặc RT-PCR. Kỹ thuật FISH Thu hoạch trực tiếp 2 ml mẫu máu ngoại vi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 312 hoặc tủy xương của BN AML-M3 trong chống đông heparin để thu nhận tế bào bạch cầu và cố định tế bào trên tiêu bản. Tiến hành biến tính và lai hóa tiêu bản ở 75oC trong 5 phút với đoạn dò đặc hiệu PML/RARA Translocation, Dual Fusion Probe (Cytocell). Tiếp tục ủ qua đêm ở 37oC trong 18 đến 20 giờ. Sau khi ủ, rửa tiêu bản để loại bỏ những mẫu dò không bắt cặp đặc hiệu bằng dung dịch 0,4 x SSC/0,3% NP-40 ở 73oC trong 2 phút, và dung dịch 2 x SSC/0,1% NP-40 ở nhiệt độ phòng trong 1 phút. Để khô tiêu bản và phủ 15µl dung dịch DAPI counterstain. Phân tích xác định bất thường nhiễm sắc thể trên 200 tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang BX51 (Olympus) (Hình 1). Đoạn dò tại vùng 15q24.1 gồm một đoạn dài 151kb hướng từ tâm tới gen PML và một đoạn dài 174 kb hướng từ đầu tận tới gen PML; được gắn chất phát huỳnh quang màu đỏ (A). Đoạn dò tại vùng 17q21.1-q21.2 gồm một đoạn dài 167kb hướng từ tâm tới gen RARA, phủ cả gen CASC3 và một đoạn dài 164kb phủ vùng đầu tận gen RARA, 2 gen TOP2A và IGFBP4; được gắn chất phát huỳnh quang màu xanh lá (B). Hình 1. Cấu trúc đoạn dò PML/RARA Hình 2. Cấu trúc tổ hợp gen PML/RARA tương ứng với 3 vùng điểm gãy trên gen PML nối với exon 3 của gen RARA (A). Kết quả RT-PCR phát hiện tổ hợp gen PML/RARA với các kích thước băng tương ứng (B) Kỹ thuật RT-PCR Thu nhận các tế bào có nhân từ 18 mL máu ngoại vi hoặc 2 mL tủy xương trong chống đông EDTA bằng dung dịch Red blood cell lysis buffer 1X. Sau đó, ly trích RNA bằng bộ kít Invitrap Spin Universal RNA Mini kit (Stratec) từ 1x107 tế bào. Sử dụng PrimeScript™ RT Master Mix (Takara, Nhật) chuyển RNA thành cDNA và kiểm tra chất lượng cDNA sử dụng gen ABL. Phản ứng PCR Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 313 phát hiện tổ hợp gen PML/RARA sử dụng 0,5 UI Gotaq Polymera (Promega). Chương trình luân nhiệt thực hiện trên máy 2720 thermal cycler (ABI). Sau đó, sản phẩm được điện di trên gel agarose và quan sát kết quả bằng hệ thống Gel Doc EQ (Biorad). Kết quả dương tính tổ hợp gen PML/RARA với kiểu bcr1 và bcr3 có kích thước băng tương ứng là 688 bp và 289 bp. Điểm gãy trên exon 6 thay đổi nên kiểu bcr2 có kích thước băng thay đổi giữa băng bcr1 và bcr3 (Hình 2). KẾT QUẢ Từ tháng 02/2012 đến tháng 02/2018 có 130 BN chẩn đoán AML-M3, được đề nghị xét nghiệm tìm chuyển vị t(15;17) và/hoặc tổ hợp gen PML/RARA. Trong 130 BN, có 8 BN chỉ được khảo sát bằng kỹ thuật FISH, 19 BN chỉ được khảo sát bằng kỹ thuật RT-PCR và 103 BN được khảo sát đồng thời bằng 2 kỹ thuật FISH và RT-PCR. Kết quả trong 111 BN có làm kỹ thuật FISH ghi nhận 106 BN xuất hiện chuyển vị t(15;17), chiếm 95,50%. Phân tích tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR ghi nhận 119/122 BN có biểu hiện PML/RARA, chiếm 97,54%. Trong 103 BN được khảo sát bất thường NST 15 và 17 đồng thời bằng cả 2 kỹ thuật FISH và RT-PCR, kết quả ghi nhận 98 BN có đồng thời chuyển vị t(15;17) và biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA, chiếm tỷ lệ 95,15%. Trong khi đó, 2 BN có biểu hiện PML/RARA kiểu bcr3 bằng kỹ thuật RT-PCR nhưng không phát hiện chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH; 1 BN được xác định có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH nhưng bằng RT-PCR không phát hiện tổ hợp gen PML/RARA và 2 BN phát hiện bất thường trên NST 17 bằng kỹ thuật FISH nhưng RT-PCR cho kết quả âm tính tổ hợp gen PML/RARA (Bảng 1). Kết quả bất thường NST 15 và 17 được nhận diện dựa vào các tín hiệu trên mỗi tế bào: màu đỏ của NST 15q24, màu xanh của NST 17q21 và màu vàng cho thấy có sự tổ hợp giữa NST 15 và 17 (Hình 3). Bảng 1: Kết quả xác định chuyển vị t(15;17) và biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR của 130 BN được chẩn đoán AML-M3 Kỹ thuật xác định BN có t(15;17)- PML/RARA (%) BN không có t(15;17)- PML/RARA (%) Tổng số BN (%) FISH 106 (95.50%) 5 (4.50%) 111 (100%) RT-PCR 119 (97.54%) 3 (2.46%) 122 (100%) FISH và RT-PCR 98 (95.15%) 5 (4.85%)* 103 (100%) *: Trong 5 BN trên, có 2 BN dương tính PML/RARA kiểu bcr3 khi khảo sát bằng kỹ thuật RT-PCR nhưng kỹ thuật FISH không phát hiện chuyển vị t(15;17); 1 BN có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH nhưng RT-PCR không phát hiện tổ hợp gen PML/RARA và 2 BN cho kết quả âm tính với PML/RARA bằng RT-PCR nhưng FISH phát hiện có bất thường trên NST 17 Trong 106 BN có chuyển vị t(15;17) thì 86 BN (81,13%) có chuyển vị chuẩn với kiểu tín hiệu quan sát được gồm 1 tín hiệu NST 15, 1 tín hiệu NST 17 và 2 tín hiệu tổ hợp; và 20 BN (18,87%) có chuyển vị không chuẩn, gồm các kiểu tín hiệu bất thường được mô tả (Hình 4). Các kiểu bất thường này đa dạng với nhiều hơn 1 tín hiệu hoặc thiếu các tín hiệu NST 15, 17 hoặc tổ hợp giữa NST 15 và NST 17. Trong 20 BN có tín hiệu FISH dương không chuẩn, kiểu tín hiệu 2 quần thể (QT): 1Đ-1X-2V và 1Đ-1X-3V chiếm tỉ lệ cao nhất (25%); các kiểu tín hiệu 1Đ-1X-3V, 2Đ-1X-1V, 2Đ-2X-1V và 1Đ- 2X-1V chiếm tỉ lệ thấp hơn, lần lượt là 20%, 15%, 15% và 10%; tỉ lệ của kiểu tín hiệu 2QT: 2Đ-2X- 1V và 2Đ-5X-1V, 2QT: 1Đ-1X-2V và 2Đ-2X-4V, 2Đ-3X-1V thấp nhất, cùng chiếm 5%. Tổ hợp gen PML/RARA được nhận diện bằng điện di sản phẩm RT-PCR và so sánh với chứng dương (Hình 5). Kiểu bcr1 có sản phẩm điện di kích thước là 688 bp, bcr3 có kích thước là 289 bp, và bcr2 có kích thước thay đổi nằm giữa bcr1 và bcr3. Trong 122 BN được khảo sát bằng kỹ thuật RT-PCR, 119 BN biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA có kết quả như Hình 6. Trong đó, 17 BN biểu hiện kiểu bcr2 (14%), 41 BN biểu hiện kiểu bcr3 (34%), 53 BN biểu hiện kiểu bcr1 và bcr2 (45%), 1 BN biểu hiện kiểu bcr1 và bcr3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 314 (1%), 3 BN biểu hiện kiểu bcr2 và bcr3 (3%) và 4 BN biểu hiện cả 3 kiểu bcr1, bcr2 và bcr3 (3%). Hình 3. Kết quả khảo sát chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH của 2 BN AML-M3. (A) BN APL-002 không có chuyển vị t(15;17) với kết quả cho các tín hiệu bình thường gồm 2 tín hiệu màu đỏ của NST 15q24 và 2 tín hiệu màu xanh của NST 17q21. (B) BN APL-008 có chuyển vị t(15;17) với 2 dòng tế bào bất thường; một dòng tế bào có chuyển vị t(15;17) chuẩn với 1 tín hiệu màu đỏ của NST 15q24, 1 tín hiệu màu xanh của NST 17q21 và 2 tín hiệu màu vàng của tổ hợp NST 15 và NST 17; một dòng tế bào có chuyển vị t(15;17) không chuẩn với 1 tín hiệu màu đỏ của NST 15q24, 1 tín hiệu màu xanh của NST 17q21 và 3 tín hiệu màu vàng của tổ hợp NST 15 và NST 17 Hình 4. Tỉ lệ các kiểu tín hiệu dương không chuẩn của chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH. Đỏ: tín hiệu NST 15q22, Xanh: tín hiệu NST 17q21.1, Vafng: tín hiệu tổ hợp t(15;17), QT: quần thể Hình 5. Tổ hợp gen PML/RARA được phát hiện bằng kỹ thuật RT-PCR. 1: Bệnh nhân khảo sát gen ABL, 2: Bệnh nhân khảo sát PML/RARA (P: Chứng dương, N: Chứng âm, M: Thang chuẩn 100bp). A: Không phát hiện tổ hợp gen PML/RARA. B: Phát hiện tổ hợp gen PML/RARA kiểu bcr1 và bcr2. C: Phát hiện tổ hợp gen PML/RARA kiểu bcr3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 315 Hình 6. Kết quả RT-PCR của 119 BN biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA BÀN LUẬN Kết quả khảo sát từ tháng 02/2012 đến tháng 02/2018 cho thấy tỷ lệ phát hiện chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH là 95,50%, gần tương đương với tỷ lệ phát hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR là 97,54%. Trong 130 BN được khảo sát bằng kỹ thuật FISH và/hoặc RT-PCR có 128 BN được phát hiện t(15;17) và/hoặc PML/RARA (chiếm 98,46%) cho thấy chuyển vị t(15;17) hoặc tổ hợp gen PML/RARA là dấu ấn đặc trưng giúp chẩn đoán AML-M3. Tỉ lệ này cũng phù hợp với các báo cáo trên thế giới(5,7). Trong 119 BN phát hiện có tổ hợp gen PML/RARA, kiểu bcr1 chiếm tỉ lệ cao và luôn xuất hiện kèm theo các kiểu tổ hợp khác; còn kiểu bcr3 và bcr2 thì vừa có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với các kiểu tổ hợp khác. Sự xuất hiện của các kiểu tổ hợp gen PML/RARA khác nhau là phù hợp với tính đa dòng trong ung thư nói chung và bệnh bạch cầu cấp dòng tủy nói riêng(6,9). Trong 130 BN được khảo sát, 2 BN có kết quả FISH âm tính nhưng kỹ thuật RT-PCR phát hiện tổ hợp gen PML/RARA và cả 2 BN đều dương tính kiểu bcr3. Trường hợp FISH âm và RT-PCR dương đã được báo trong một nghiên cứu trước đó và khi thay bằng đoạn dò có kích thước nhỏ đã phát hiện chuyển vị t(15;17)(3). Để kiểm chứng lại kết quả FISH, chúng tôi đã tiến hành lai hóa lại mẫu của 2 BN trên bằng đoạn dò có kích thước nhỏ hơn và đã phát hiện có chuyển vị t(15;17) không chuẩn dạng hiếm gặp. Dựa trên kết quả đó, chúng tôi cho rằng đây có thể là trường hợp âm tính giả do lai hóa với đoạn dò có kích thước lớn. Ở những trường hợp này, một đoạn nhỏ của gen RARA chèn vào gen PML trên một NST 15, tạo ra tổ hợp gen PML/RARA. Nhưng vì chỉ chuyển một đoạn nhỏ gen RARA nên tín hiệu dương của gen RARA bị lấn át bởi tín hiệu dương của gen PML khi sử dụng đoạn dò có kích thước lớn, khoảng 180 kb và 335 kb ở hai bên của gen PML trên NST 15 và khoảng 700 kb trên NST 17 phủ tất cả các điểm gãy của gen RARA. Trong khi đó, đoạn dò mới được thiết kế gồm có các đoạn dò có kích thước 151 kb và 174 kb trải dài ở hai bên của gen PML và các đoạn dò có kích thước 167 kb và 164 kb ở 2 bên của gen RARA. Do đó, khi phân tích kết quả FISH phát hiện thấy có một tín hiệu rất nhỏ của gen RARA nằm tại vị trí của tín hiệu gen PML. Ngược lại, một BN khác cho kết quả FISH thấy có chuyển vị t(15;17)(q24;q21) nhưng lại âm tính tổ hợp gen PML/RARA khi kiểm tra bằng kỹ thuật RT-PCR. Có thể kết quả RT-PCR là âm tính giả do vị trí điểm gãy trên gen PML là một vị trí khác, không phải là 3 vị trí thường gặp bcr1, bcr2 và bcr3 được khảo sát. Một số điểm gãy khác hiếm gặp đã được ghi nhận như loại bỏ exon 5 hay chèn thêm đoạn exon 7a(5). Hai BN được khảo sát cho thấy âm tính với tổ hợp gen PML/RARA và không phát hiện chuyển vị t(15;17)(q24;q21) nhưng lại có 3 tín hiệu nhiễm sắc thể 17q21, có thể là trisomy NST 17 hoặc chuyển vị của NST 17 với một NST khác. Các tổ hợp gen khác của RARA đã được ghi nhận chiếm khoảng 2% như: ZBTB16-RARA với chuyển vị t(11;17)(q23;q21), NPM1-RARA với chuyển vị t(5;17)(q35;q21) hay như STAT5B- RARA với chuyển vị t(17;17)(q21;2q21.2) với bệnh cảnh lâm sàng cũng như tế bào học phù Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 316 hợp với BN AML-M3(9). Ở những trường hợp này, cả FISH và RT-PCR khảo sát bất thường giữa NST 15 và 17 đều sẽ âm tính, và ghi nhận 3 tín hiệu xanh của NST 17. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy các kiểu tổ hợp gen PML/RARA khác nhau có tần suất xuất hiện khác nhau và sự kết hợp 2 kỹ thuật FISH và RT- PCR giúp khảo sát chính xác hơn các bất thường NST 15 và 17, tránh bỏ sót các trường hợp chuyển vị t(15;17) không chuẩn hiếm gặp. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị chính xác và kịp thời, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) và tạo cơ sở theo dõi MRD hiệu quả, nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn cho BN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennett JM, Catovsky D, Daniel MT, et al (1976). Proposals for the classification of the acute leukaemias. French-American- British (FAB) co-operative group. Br J Haematol, 33(4):451-8. 2. Borrow J, Goddard AD, Gibbons B, et al (1992). Diagnosis of acute promyelocytic leukaemia by RT-PCR: detection of PML- RARA and RARA-PML fusion transcripts. Br J Haematol, 82(3):529-40. 3. Campbell LJ, Oei P, et al (2013). FISH Detection of PML-RARA Fusion in ins(15;17) Acute Promyelocytic Leukaemia Depends on Probe Size. Biomed Res Int, 2013: 164501. 4. Cull EH, Altman JK (2014). Contemporary treatment of APL. Curr Hematol Malig Rep, 9(2):193-201. 5. De Braekeleer E, Douet-Guilbert N, De Braekeleer M (2014). RARA fusion genes in acute promyelocytic leukemia: a review. Expert Rev Hematol, 7(3):347-57. 6. Douer D, Santillana S, Ramezani L, et al (2003). Acute promyelocytic leukaemia in patients originating in Latin America is associated with an increased frequency of the bcr1 subtype of the PML/RARα fusion gene. British Journal of Haematology, 122:563–57. 7. Grignani F, Fagioli M, Alcalay M, et al (1994). Acute promyelocytic leukemia: from genetics to treatment. Blood, 83(1):10-25. 8. Lo-Coco F, et al (2016). Current management of newly diagnosed acute promyelocytic leukemia. Annals of Oncology, 27(8): 1474-1481. 9. Van Dongen JJ, Macintyre EA, Gabert JA, et al (1999). Standardized RT-PCR analysis of fusion gene transcripts from chromosome aberrations in acute leukemia for detection of minimal residual disease. Report of the BIOMED-1 Concerted Action: investigation of minimal residual disease in acute leukemia. Leukemia, 13(12):1901-28. 10. Zelent A, Guidez F, Melnick A, et al (2001). Translocations of the RARα gene in acute promyelocytic leukemia. Oncogene, 20:7186–203. Ngày nhận bài báo: 02/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/09/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_di_truyen_hoc_phan_tu_cua_benh_bach_cau_cap_tien_tu.pdf
Tài liệu liên quan