Tài liệu Đặc điểm của người mẹ liên quan đến suy dinh dưỡng cấp tính nặng của trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tại hai huyện Krông Pa và Kông Chro tỉnh Gia Lai năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 124
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI MẸ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG
CẤP TÍNH NẶNG CỦA TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 59 THÁNG
TẠI HAI HUYỆN KRÔNG PA VÀ KÔNG CHRO TỈNH GIA LAI NĂM 2016
Phạm Văn Doanh*, Nguyễn Song Tú**, Huỳnh Nam Phương**
TÓM TĂT
Đặt vấn đề: Tháng 9/2016, tại hai huyện Krông Pa và huyện Kông Chro chúng tôi đã phát hiện 97 trường
hợp SDDCTN tại cộng đồng. Các giải pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời tại các vùng có nguy cơ cao, nhằm giảm tỉ lệ
SDDCTN là hết sức cần thiết.
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm từ bà mẹ liên quan đến trẻ SDDCTN.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh chứng với tỉ lệ ghép cặp 1 bà mẹ có trẻ bị
SDDCTN và 2 bà mẹ có trẻ không bị SDD tiêu chí là trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng dân tộc, cùng tình trạng
kinh tế và cùng xã nơi sống.
Kết quả: Kết quả thái độ của người mẹ khi chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ bị bệnh tiêu chảy hoặc NKHHC tại
nhóm ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của người mẹ liên quan đến suy dinh dưỡng cấp tính nặng của trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tại hai huyện Krông Pa và Kông Chro tỉnh Gia Lai năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 124
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI MẸ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG
CẤP TÍNH NẶNG CỦA TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 59 THÁNG
TẠI HAI HUYỆN KRÔNG PA VÀ KÔNG CHRO TỈNH GIA LAI NĂM 2016
Phạm Văn Doanh*, Nguyễn Song Tú**, Huỳnh Nam Phương**
TÓM TĂT
Đặt vấn đề: Tháng 9/2016, tại hai huyện Krông Pa và huyện Kông Chro chúng tôi đã phát hiện 97 trường
hợp SDDCTN tại cộng đồng. Các giải pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời tại các vùng có nguy cơ cao, nhằm giảm tỉ lệ
SDDCTN là hết sức cần thiết.
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm từ bà mẹ liên quan đến trẻ SDDCTN.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh chứng với tỉ lệ ghép cặp 1 bà mẹ có trẻ bị
SDDCTN và 2 bà mẹ có trẻ không bị SDD tiêu chí là trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng dân tộc, cùng tình trạng
kinh tế và cùng xã nơi sống.
Kết quả: Kết quả thái độ của người mẹ khi chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ bị bệnh tiêu chảy hoặc NKHHC tại
nhóm chứng tốt hơn nhóm bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm học vấn của người mẹ, bà mẹ khám
thai ≥ 3 lần trong thời kỳ mang thai (p <0,05), các bà mẹ có học vấn càng cao, khám thai trên 3 lần trong thời kỳ
mang thai thì tỉ lệ SDDCTN của trẻ càng giảm.
Kết luận: Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục bà mẹ về cách chăm sóc trẻ, đặc biệt tại các vùng
sẩy ra các thiên tai và vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Từ khóa: suy dinh dưỡng cấp tính nặng
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF THE MOTHERS ASSOCIATED WITH SEVERE ACUTE
MALNUTRITION OF THE CHILDREN 6-59 MONTHS OF AGE IN KRONG PA AND KONG CHRO
DISTRICTS, GIA LAI PROVINCE IN 2016
Pham Van Doanh, Nguyen Song Tu, Huynh Nam Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 124 – 128
Background: In September 2016, 97 children 6-59 months old with severe acute malnutrition have been
detected in Krong Pa and Kong Chro district, reducing the incidence of the severe acute malnutrition in the
disadvantaged areas were essential.
Objectives: This study aimed to identify the characteristics of the mothers associated with the severe acute
malnutrition.
Methods: A matched case-control study was conducted in mothers with their severe acute malnutrition
children and mothers without their severe acute malnutrition children with the rate 1:2 matched by age, gender,
ethnicity, economic status, residence area of the children.
Results: The study findings showed the attitudes of the mother when caring her anorexic child, children with
diarrhea or acute respiratory infection in controls were better than cases. There was a statistically significant
difference of the rate of the severe acute malnutrition children among mother’s education level, ≥3 times of
pregnancy examination.
*Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Văn Doanh ĐT: 0905560068 Email: doanhpham1008@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 125
Conclusions: We are a need to enhance the risk communication and health education for the mothers about
the child care, especially in remote, minorities and disaster affected areas.
Keywords: severe acute malnutrition
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện
nay trên Thế giới có khoảng 20 triệu trẻ bị suy
dinh dưỡng cấp tính nặng (SDDCTN) và ước
tính gây ra 1 triệu ca tử vong hàng năm. Nguy
cơ tử vong liên quan đến SDDCTN chiếm tỷ lệ
cao hơn khoảng 9 lần so với các thể SDD khác và
cao gấp từ 5 - 20 lần so với trẻ bình thường.
SDDCTN có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử
vong ở trẻ hoặc có thể đóng vai trò gián tiếp làm
tăng nhanh nguy cơ tử vong ở những trẻ bị mắc
các bệnh phổ biến(5,6). Một trong những nguyên
nhân gián tiếp làm cho trẻ có nguy cơ cao bị
SDDCTN là do rào cản của các tập quán lạc hậu,
do kiến thức thấp, do thái độ chăm sóc trẻ của bà
mẹ chưa đúng cách(3).
Năm 2015-2016, hiện tượng El Nino đã ảnh
hưởng đến khu vực Tây Nguyên, UBND tỉnh
Gia Lai đã công bố tình trạng hạn hán với cấp độ
rủi ro là cấp 1. Trong đó có 8/17 huyện thị, chịu
ảnh hưởng nặng bởi đợt hạn hán. Tháng 9/2016,
tại hai huyện Krông Pa và huyện Kông chro dựa
vào Chương trình cứu trợ khẩn cấp của tổ chức
UNICEF chúng tôi đã phát hiện 97 trường hợp
SDDCTN để điều trị tại cộng đồng. Nhằm nắm
bắt một số yếu tố khách quan từ bà mẹ làm trẻ
có nguy cơ bị SDDCTN tại hai huyện, kịp thời
đưa ra các giải pháp can thiệp hỗ trợ tại các vùng
có nguy cơ cao, nhằm giảm tỉ lệ SDD đặc biệt là
SDDCTN. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh
chứng “Đặc điểm của người mẹ liên quan đến
suy dinh dưỡng cấp tính nặng của trẻ từ 6 tháng
đến 59 tháng tại hai huyện Krông pa và huyện
Kông Chro tỉnh Gia Lai năm 2016”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia trong nghiên cứu là
những bà mẹ của trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 59
tháng, có ngày sinh từ 28/8/2011 đến ngày
28/01/2016 đang sinh sống tại hai huyện.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bà mẹ có trẻ bị SDDCTN biến tính, bị bệnh
như HIV, bị Down, bà mẹ không có năng lực
trả lời câu hỏi.
Định nghĩa ca bệnh
Nhóm bệnh
Bà mẹ có trẻ bị SDDCTN thỏa điều kiện chu
vi vòng cánh tay (MUAC) <11,5cm hoặc Z-score
cân nặng/chiều cao (CN/CC) <-3 hoặc % CN /CC
của quần thể chuẩn <70%(4).
Nhóm chứng
Bà mẹ của trẻ hoàn toàn bình thường không
SDD thỏa điều kiện chu vi vòng cánh tay
(MUAC) ≥ 125 mm và Z-score cân nặng/chiều
cao CN/CC ≥ -2 và ≤ 2SD.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh - chứng ghép cặp theo tỉ lệ
1: 2, tức là 1 bà mẹ có trẻ bị SDDCTN và hai bà
mẹ có trẻ không SDD. Các yếu tố được sử dụng
ghép cặp là dựa vào trẻ có cùng tuổi, cùng giới,
cùng dân tộc, cùng tình trạng kinh tế gia đình và
cùng xã nơi trẻ sống.
Cỡ mẫu
Nhóm bệnh là 97 bà mẹ của 97 trẻ SDDCTN
đã được phát hiện, nhóm chứng là 194 bà mẹ
của 194 trẻ không SDD.
Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
Thời gian triển khai từ tháng 8 -10/2016 tại
hai huyện Krông Pa và Huyện Kông Chro tỉnh
Gia Lai.
Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn, tất
cả các điều tra viên đã được tập huấn về mục
đích, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và các
kỹ thuật liên quan đến nghiên cứu, kỹ thuật
phỏng vấn.
Có 97 bà mẹ có trẻ đã được phát hiện bị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 126
SDDCTN thông qua khám sàng lọc, được điều
trị tại cộng đồng, phù hợp với tiêu chuẩn
nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu điền đầy đủ
các thông tin vào phiếu khám sàng lọc, sau
đó cán bộ phỏng vấn, sử dụng bộ phiếu đã
được thiết kế sẵn để phỏng vấn mẹ của trẻ
tại hộ gia đình. Dựa vào 97 trẻ SDDCTN,
nhóm nghiên cứu tiến hành chọn ngẫu
nhiên hệ thống 194 trẻ không SDD có cùng
tuổi, cùng giới, cùng dân tộc, cùng tình trạng
kinh tế gia đình và cùng xã nơi trẻ bị SDDCTN
sống theo tỉ lệ 1:2, sau đó tiến hành các bước
phỏng vấn các bà mẹ như đối với 97 bà mẹ
có trẻ bị SDDCTN tại hộ gia đình.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch và được mã hóa trước
khi nhập vào máy tính, xử lý bằng phần mềm
STATA 12. Sử dụng các test thống kê mô tả, sử
dụng hồi quy logistic với OR khoảng tin cậy 95%
trong nghiên cứu bệnh-chứng ghép cặp, mô tả
thái độ hành vi của các bà mẹ và tìm mối quan
hệ nhân quả, giữa các yếu tố nguy cơ của bà mẹ
liên quan đến SDDCTN.
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ
Bảng 1: Kênh tư vấn việc chăm sóc trẻ và lợi ích của
sữa mẹ
Kênh tư vấn
Nhóm chứng
(n,%)
Nhóm bệnh
(n,%)
CBYT thôn/ CTV dinhdưỡng/
CB
128 (66) 18 (18,6)
Nữ hộ sinh/ Y tá/ Bác sĩ/ Y sĩ 64 (33) 21 (21,6)
Thành viên trong gia đình 9 (4,6) 10 (10,3)
Không nhận được tư vấn 54 (27,8) 38 (39,2)
Khi mang thai và cho con bú các bà mẹ tại
nhóm chứng nhận được lời tư vấn chăm sóc trẻ
và lợi ích của sữa mẹ cao hơn nhóm bệnh, cụ thể
nhóm chứng nhận tư vấn từ cán bộ y tế 33,0%,
từ cán bộ y tế thôn 66,0%, nhóm bệnh lần lượt là
21,6% và 18,6%. Bên cạnh đó một tỉ lệ rất cao của
hai nhóm là không nhận được lời tư vấn nào cụ
thể nhóm chứng là 27,8%, nhóm bệnh có 39,2%
bà mẹ (Bảng 1).
Bảng 2: Thái độ của người mẹ khi chăm sóc trẻ biếng ăn
Đặc điểm
Nhóm chứng
(n,%)
Nhóm bệnh
(n,%)
Ép buộc, quát mắng trẻ để trẻ
ăn
79 (40,7) 35 (36,1)
Dỗ dành, vừa cho con ăn vừa
nói chuyện
95 (49) 21 (21,7)
Chế biến, thay đổi thức ăn, cho
ăn thức ăn mà trẻ thích
21 (10,8) 3 (3,1)
Mua sữa, thực phẩm bổ sung
cho trẻ
9 (4,6) 7 (7,2)
Không làm gì cả 33 (17) 35 (36,1)
Khi trẻ biếng ăn thái độ chăm sóc trẻ của
người mẹ tại nhóm chứng tốt hơn nhóm bệnh,
cụ thể nhóm bệnh 40,7% bà mẹ ép cho trẻ ăn,
49% vừa ăn vừa dỗ dành, 10,8% biết cách chế
biến thức ăn mà trẻ thích. Nhóm chứng lần lượt
là 36,1%; 21,7%; 3,1%. Ngược lại tỉ lệ bà mẹ
không quan tâm đến trẻ khi trẻ biếng ăn của
nhóm bệnh là 36,1% cao hơn nhiều nhóm chứng
17,0% (Bảng 2).
Bảng 3: Thái độ của người mẹ khi chăm sóc trẻ bị bệnh
Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm bệnh
Cho trẻ đến cơ sở y tế 159 (82,0%) 56 (57,7%)
Tự điều trị tại nhà 27 (13,9%) 23 (23,7%)
Khác 8 (4,1%) 16 (16,5%)
Khi trẻ bị bệnh như tiêu chảy, NKHHC các
bà mẹ biết đưa trẻ đến cơ sở y tế khám tại nhóm
chứng là 82,0% cao hơn nhóm bệnh là 57,7%.
Ngược lại tự điều trị tại nhà của nhóm bệnh là
23,7% cao hơn nhóm chứng 13,9%, một tỉ lệ
không nhỏ bà mẹ không quan tâm đến trẻ khi bị
bệnh (Bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa một số đặc điểm của bà mẹ với SDDCTN
Đặc điểm Biến
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR (95%CI) p
n % n %
Nhóm tuổi
≤ 20 tuổi 17 17,5 31 16,0 1
21-30 tuổi 52 53,6 111 57,2 0,85 (0,43- 1,68) 0,648
≥ 31 tuổi 28 28,9 52 26,8 0,98 (0,46 – 2,07) 0,962
Học vấn
Mù chữ 44 45,4 45 23,2 1
Lớp 1 - 5 15 15,5 54 27,8 0,28 (0,14 – 0,58) 0,000
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 127
Đặc điểm Biến
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR (95%CI) p
n % n %
Lớp 6-9 29 29,9 70 36,1 0,42 (0,23 – 0,77) 0,001
≥ Lớp 10 9 9,3 25 12,9 0,37 (0,15- 0,88) 0,024
Nghề nghiệp
Nông dân 92 94,9 186 95,9 1
0.689
Khác 5 5,2 8 4,1 1,26 (0,40- 3,97)
Khám thai
Không 23 23,7 32 16,5 1
1-2 lần 31 32,0 45 23,2 0,95 (0,47 -1,94) 0,906
≥ 3 lần 43 44,3 117 60,3 0,51 (0,27 – 0,97) 0,040
( 1: reference)
Bà mẹ ở nhóm tuổi càng cao thì trẻ có nguy
cơ bị SDDCTN giảm, cụ thể nhóm 21-30 tuổi
nguy cơ bị SDDCTN bằng 0,85 lần, nhóm ≥31
tuổi nguy cơ bị SDDCTN bằng 0,98 lần so với
nhóm bà mẹ ≤ 20 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Mẹ có học
vấn càng cao, thì trẻ có nguy cơ bị SDDCTN
giảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Nghề nghiệp chủ yếu của người mẹ là
làm nông và tỉ lệ nhỏ làm các công việc khác như
buôn bán, nội trợ. Sự khác biệt nghề nghiệp giữa
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Trong thời
kỳ mang thai, người mẹ đi khám thai nhiều lần
thì trẻ có nguy cơ bị SDDCTN giảm, sự khác biệt
này có ý nghĩ thống kê, ở bà mẹ khám thai ≥ 3
lần trong thời kỹ mang thai (p <0,05) (Bảng 4).
BÀN LUẬN
Huyện Krông Pa, huyện Kông Chro là 2
huyện nghèo của tỉnh Gia Lai, đây là các huyện
có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nguồn nước
khan hiếm và khí hậu khô khan. Tỷ lệ số dân là
người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 65%,
tỉ lệ hộ nghèo của 2 huyện trên 35%. Đáng nói đa
số tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.
Đường xá đi lại khó khăn nên người dân khó
tiếp cận với các dịch vụ y tế. Kinh tế sống chủ
yếu dựa vào các loại cây nông nghiệp ngắn
ngày, như cây mía, sắn cao sản (củ mì), ngô lai,
lúa là nhưng cây nông nghiệp có giá trị kinh tế
thấp. Trong nghiên cứu này tỉ lệ mù chữ của cả
hai nhóm tương đối cao tại nhóm bệnh tỉ lệ mù
chữ của các bà mẹ là 45,4% nhóm chứng là
23,2%, tỉ lệ nông dân chiếm ngưỡng 95% ở cả hai
nhóm (Bảng 4). Những yếu tố trên làm ảnh
hưởng đến kiến thức, thực hành, chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ của các bà mẹ sống tại hai huyện này.
trẻ không được chăm sóc tốt, không được tiếp
xúc với các dịch vụ y tế. Giai đoạn trẻ nhỏ là giai
đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của một đứa
trẻ vì chúng phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc
của cha mẹ, dần thôi bú mẹ, bắt đầu tập ăn, các
thức ăn của người lớn, nhạy cảm với các yếu tố
môi trường bên ngoài, nhất là các vi sinh vật gây
bệnh, đường hô hấp, đường tiêu hóa(5). Trong
nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các bà mẹ
tại nhóm chứng các bà mẹ khi mang thai và cho
con bú nhận được lời tư vấn chăm sóc trẻ và lợi
ích của sữa mẹ cao hơn nhóm bệnh (Bảng 1). Khi
trẻ bị ốm, trẻ ăn ít hơn, do trẻ không có cảm giác
thèm ăn, trẻ mệt, nôn hoặc đau bụng. Khi đó cần
khuyến khích trẻ bú và ăn, kể cả khi trẻ không
muốn ăn. Tăng số lần cho trẻ bú và cho ăn làm
nhiều bữa, cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
Trong nghiên cứu này điều cần đáng phải quan
tâm là một tỉ lệ không nhỏ các bà mẹ tại hai
nhóm có thái độ chăm sóc trẻ không tốt hoặc
không quan tâm khi trẻ biếng ăn hoặc bị bệnh,
nghiên cứu cũng chỉ ra thái độ chăm sóc trẻ của
người mẹ tại nhóm chứng tốt hơn thái độ chăm
sóc trẻ của người mẹ tại nhóm bệnh khi trẻ biếng
ăn hoặc bị bệnh (Bảng 2, 3). Những bà mẹ trong
khi có thai, lao động nặng nhọc, không được
nghỉ ngơi đầy đủ, bệnh tật và đẻ thiếu tháng là
yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh hay gọi là
SDD bào thai. Chăm sóc trẻ chưa đúng cách, do
rào cản của các tập quán lạc hậu, đặc biệt khi trẻ
bị bệnh. Bà mẹ thường kiêng khem, như kiêng
nước, kiêng ăn, cúng bái, ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của trẻ.
Mẹ có học vấn càng cao, thì trẻ có nguy cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 128
bị SDDCTN, càng giảm. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng 4). Tương tự các
nghiên cứu khác đã triển khai như một nghiên
cứu bệnh chứng trẻ từ 6-59 tháng tuổi, được
triển khai tại Bệnh Viện phía bắc Ấn Độ cho
thấy: khi phân tích đa biến, trình độ học vấn
của người mẹ là yếu tố liên quan đến SDD cấp
tính(2). Một nghiên cứu bệnh chứng khác, trẻ từ
6 đến 59 tháng tuổi tại Konso Miền Nam
Ethiopia, được tiến hành trên 300 trẻ SDD cấp
tính nặng và 531 trẻ em không bị SDD, nhận
thấy rằng học vấn người mẹ liên quan đến
SDDCTN(1). Chăm sóc người phụ nữ khi có
thai nhằm đảm bảo thai nghén bình thường và
sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi
có thai, người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà
hộ sinh đăng ký để được nhân viên y tế khám
và theo dõi. Nên thực hiện việc khám thai định
kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén,
nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là
ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần.
Nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong thời kỳ
mang thai trẻ, bà mẹ đi khám thai nhiều lần,
thì trẻ có nguy cơ bị SDDCTN giảm, mối liên
quan có ý nghĩ thống kê (p <0,05). Việc khám
khai không phải là yếu tố trực tiếp làm trẻ bị
SDDCTN nhưng nó là yếu tố gián tiếp tác
động đến ý thức, bà mẹ không đi khám thai
hoặc ít khám thai thì không thể nhận biết được
tình trạng thai nhi, không nhận được các lời
khuyên của y bác sỹ. Những yếu tố này là
nguyên nhân gián tiếp làm cho trẻ có nguy cơ
bị SDDCTN.
KẾT LUẬN
Khi mang thai và cho con bú các bà mẹ
nhóm chứng nhận được nhiều lời tư vấn từ cán
bộ y tế hơn nhóm bệnh. Khi trẻ biếng ăn, trẻ bị
bệnh tiêu chảy hoặc NKHHC thái độ chăm sóc
trẻ của người mẹ tại nhóm chứng tốt hơn nhóm
bệnh, tuy nhiên tại hai nhóm vẫn còn một tỉ lệ
không nhỏ các bà mẹ không quan tâm đến trẻ
khi bị bệnh.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm học vấn của người mẹ, bà mẹ khám thai
≥3 lần trong thời kỳ mang thai (p <0,05), các bà
mẹ có học vấn càng cao, khám thai trên 3 lần
trong thời kỳ mang thai thì tỉ lệ SDDCTN của
trẻ càng giảm.
Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo
dục các bà mẹ về cách chăm sóc trẻ. Đặc biệt các
vùng xảy ra các thiên tai và vùng sâu vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc.
Cảm ơn: Nghiên cứu này sử dụng số liệu
điều tra sàng lọc ban đầu của Chương trình
Unicef và Kinh phí của đề tài NCKH cơ sở của
viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên năm 2016-2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agedew E (2016). Determinant of Severe Acute Malnutrition
among Children Aged 6-59 Months in Konso, Southern
Ethiopia: Case Control Study. Quality in Primary Care,
2. Mishra K, Kumar P, Basu S, Rai K, Aneja S (2013). Risk factors
for severe acute malnutrition in children below 5 y of age in
India: a case-control study. Indian J Pediatr, 81(8):762-5.
3. Nguyễn Thị Hải Anh và Lê Thị Hợp (2006). Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai năm 2005. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực
phẩm, 2(3+4):29-35.
4. UNICEF (1998). The State of the World’s Children, Oxford
University Press.
5. Viện Dinh dưỡng (2013). Tài liệu tập huấn quản lý suy dinh
dưỡng cấp tính. Viện Dinh dưỡng, pp.3-7-8-11-16-20-22-23.
6. WHO (2010). Nutrition Landscape Information System (NLIS)
country profile indicators. World Health Organization.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cua_nguoi_me_lien_quan_den_suy_dinh_duong_9765_2212066.pdf