Tài liệu Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán Lớp 10 Trung học Phổ thông - Nguyễn Thuy Phương Tâm: 18
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0058
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 18-29
This paper is available online at
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN,
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH KHÓ KHĂN
TRONG HỌC TOÁN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thụy Phương Trâm
Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, Lâm Đồng
Tóm tắt. Bài báo này đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của học sinh khó khăn trong học
toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học
phổ thông để làm nền tảng cho giáo viên thiết kế những biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp.
Ngoài những đặc điểm chung của học sinh ở lớp 10 trung học phổ thông, học sinh khó khăn
trong học toán còn có những đặc điểm riêng trong quá trình học tập, có thể là thụ động trong
giờ học, quá trình học tập phụ thuộc phần lớn vào giáo viên, tự ti trong giờ học toán,.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học to...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán Lớp 10 Trung học Phổ thông - Nguyễn Thuy Phương Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0058
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 18-29
This paper is available online at
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN,
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH KHÓ KHĂN
TRONG HỌC TOÁN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thụy Phương Trâm
Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, Lâm Đồng
Tóm tắt. Bài báo này đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của học sinh khó khăn trong học
toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học
phổ thông để làm nền tảng cho giáo viên thiết kế những biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp.
Ngoài những đặc điểm chung của học sinh ở lớp 10 trung học phổ thông, học sinh khó khăn
trong học toán còn có những đặc điểm riêng trong quá trình học tập, có thể là thụ động trong
giờ học, quá trình học tập phụ thuộc phần lớn vào giáo viên, tự ti trong giờ học toán,.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán, được chia thành
hai nhóm nguyên nhân cơ bản là do bản thân học sinh và từ xã hội. Qua việc tìm hiểu những
nguyên nhân trên từng đối tượng học sinh, bài báo cũng đề xuất những biện pháp phù hợp để
giúp các em thoát khỏi tình trạng khó khăn trong học toán ở lớp 10 trung học phổ thông.
Từ khóa: Đặc điểm học sinh, học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân.
1. Mở đầu
Vấn đề học sinh khó khăn trong học toán, đã được quan tâm nghiên cứu từ rất nhiều năm, ở
trong nước cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới: Marguerite B. Slack và Mark A. Boyer [11];
Rashmi Rekha Borah [12], K. Dasaradhi, Ch. Sri Ra Rajeswari, P.V.S. Badarinath [7],... Trong nước
thì có các nghiên cứu của Trần Kiểm [2-4]; Nguyễn Bá Kim [5]; Nguyễn Thị Thanh Tuyên [6],
Các xu hướng nghiên cứu về học sinh khó khăn trong học toán được tiếp cận đa ngành, với sự tham
gia của các chuyên gia nhiều lĩnh vực: tâm lí học, giáo dục học và cả lĩnh vực thần kinh học.
Tuy nhiên, tìm hiểu về học sinh khó khăn trong học toán ở lứa tuổi đầu cấp trung học phổ
thông (THPT) vẫn là những vấn đề còn mới mẻ, để ngỏ cho những đóng góp của các nhà chuyên
môn trong và ngoài nước.
Học sinh khó khăn trong học toán ở lớp 10 THPT là những HS gặp khó khăn trong quá trình
hoàn thành nội dung chương trình môn Toán ở giai đoạn lớp 10 hoặc trước đó. Học sinh khó khăn
trong học toán lớp 10 nếu không được phát hiện và giúp đỡ kịp thời sẽ dẫn đến những khó khăn
liên tiếp kéo dài cho những năm THPT, có thể không hoàn thành nội dung chương trình môn Toán
và chương trình cấp THPT, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và định hướng nghề nghiệp
của các em. Vì vậy, người giáo viên (GV) cần nghiên cứu các đặc điểm của học sinh khó khăn
trong học toán, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán để từ đó có
những biện pháp giúp đỡ các em một cách phù hợp.
Ngày nhận bài: 26/2/2018. Ngày sửa bài: 20/4/2018. Ngày nhận đăng: 27/4/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thụy Phương Trâm. Địa chỉ e-mail: ntptram1976@gmail.com
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
19
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán
Về khái niệm “học sinh khó khăn trong học tập”: Nói chung, có thể thấy cách gọi tên phổ
biến đối tượng học sinh này là “slow learner”, có thể hiểu là đối tượng học sinh học chậm
nói chung hoặc học chậm một số môn học nào đó. Những nghiên cứu này trước hết tập trung vào
việc xác định các đặc điểm hay đặc trưng để nhận ra đối tượng học sinh này. Chẳng hạn như:
Những học sinh này luôn nghĩ rằng mình thua kém các bạn cùng trang lứa, các em được phát triển
khá tốt về thể chất nhưng khá vụng về và không chịu hợp tác trong các hoạt động.
Năm 2016, K. Dasaradhi, Ch. Sri Ra Rajeswari, P.V.S. Badarinath cho rằng, “slow
learner” là khái niệm dùng để chỉ những học sinh có khả năng hoàn thành chương trình trường
học nhưng thường thì có khuynh hướng đạt ở mức độ thấp hơn mức độ trung bình mà học
sinh cùng tuổi đạt được trong nhà trường [7].
Vini Sebastian (2016) [10] cho rằng học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh
không thể hiện được bất cứ sự quan tâm bề ngoài nào trong các hoạt động học tập của họ.
Có nhiều nghiên cứu về quá trình học của học sinh khó khăn trong học toán, những đặc trưng
cơ bản về tâm lí, hoạt động học tập, cách học, của học sinh khó khăn trong học toán.
Các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và tâm lí học đã tìm hiểu rất nhiều về đặc điểm của học
sinh khó khăn trong học toán. Ngoài những đặc điểm chung của học sinh khó khăn trong học tập,
học sinh khó khăn trong học toán. còn có những đặc điểm riêng khác nữa. Trong một nghiên cứu
tiến hành tại Hoa Kỳ, Mercel (2003) cho rằng những học sinh khó khăn trong học toán mang
những đặc điểm sau:
- Khả năng nắm bắt kiến thức chậm so với các bạn cùng trang lứa.
- Khả năng diễn đạt kiến thức toán học kém.
- Không có động cơ học tập.
- Dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xung quanh.
- Điểm kiểm tra trắc nghiệm luôn thấp.
Qua tham khảo các tài liệu ta thấy có thể nhất trí quan niệm về học sinh khó khăn trong học
toán là HS “chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của
Bộ Giáo Dục”. Nói chung, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cũng tiếp cận theo các nghiên
cứu nước ngoài, đã chỉ ra các dấu hiệu về học sinh khó khăn trong học toán, mà đa số dùng khái
niệm “học sinh yếu kém”, trong học tập môn học nào đó. Các công trình sau này, ít tập trung hơn
tới các yếu tố tâm lí, biểu hiện bên ngoài, đánh giá học sinh yếu kém mà coi đó như là một mặc
định, đã xác định được đối tượng này, do vậy, các tác giả tập trung nhiều hơn tới các giải pháp tác
động, các biện pháp sư phạm, biện pháp quản lí nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng “học sinh yếu
kém” trong quá trình học tập. Các nghiên cứu tác động này ở nhiều khía cạnh khác nhau như:
công tác quản lí, tác động tới các chủ thể liên quan (gia đình, nhà trường, xã hội); công tác kiểm
tra đánh giá; gợi động cơ trong học tập; tạo hứng thú trong học tập cho học sinh;
Đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài, Nguyễn Bá Kim [4] cũng
nhận định học sinh khó khăn trong học toán thường có ba đặc điểm sau:
+ Nhiều “lỗ hổng” về tri thức, kĩ năng;
+ Tiếp thu chậm;
+ Phương pháp học tập toán chưa tốt.
Năm học 2016 - 2017, chúng tôi tiến hành khảo sát những đặc điểm của học sinh khó khăn
trong học toán lớp 10 THPT trên 117 giáo viên ở 12 trường THPT trên địa bàn 3 tỉnh: Lâm Đồng,
Đắc lắc, Bình Thuận, được mô tả trong Bảng 1.
Nguyễn Thụy Phương Trâm
20
Bảng 1. Kết quả khảo sát các đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán
Vấn đề 1. Về các biểu hiện quan sát trên lớp
Mã hóa Mô tả chi tiết
Thể
hiện
rất rõ
%
Thể
hiện
rõ
%
Thỉnh
thooảng
thể hiện
%
Không
thể
hiện
%
1.1
Quan
sát
trên
lớp
học
Toán
1.1.1 Chậm nhận thức, phản ứng hay phản hồi với môi trường học tập. 31,4 21 47,6 0
1.1.2 Ít tò mò, tìm hiểu về những nội dung học tập mới, vấn đề mới. 24,8 36,2 34,3 4,8
1.1.3
Cho thấy sự không hứng thú, ít quan
tâm đến những nội dung, hoạt động
học tập trong lớp đã và đang diễn ra
17,1 41 38,1 3,8
1.1.4
Hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng,
thuộc vẹt) các công thức, khái niệm
hơn là ghi nhớ về nguyên nhân, ý
nghĩa, ứng dụng,
20 65,7 12,4 1,9
1.1.5
Không thể sử dụng, liên hệ được các
kiến thức cơ bản đã học để làm bài
tập cơ bản trong sách giáo khoa.
2,9 60 37,1 0
1.1.6 Ít khi và khó có khả năng tập trung trong giờ học. 4,8 59,6 35,6 0
1.1.7
Khi được hỏi, thiếu sự lưu loát, trôi
trảy và chính xác trong sử dụng ngôn
ngữ để trả lời, trao đổi.
37,1 37,1 23,8 1,9
1.1.8
Quá phụ thuộc vào giáo viên trong
quá trình học kiến thức, ghi nhớ, làm
bài tập,
32,4 48,6 19 0
1.1.9
Gặp nhiều khó khăn khi chuyển kiến
thức từ vấn đề này, bài này, chủ đề
này, hoạt động này sang hoạt động
khác, chủ đề khác,
18,1 61 20 1
1.1.10 Chậm hiểu một khái niệm, định lí đơn giản. 2,9 56,2 40 1
1.1.11 Rất chậm hiểu khái niệm, định lí trừu tượng. 37,1 29,5 26,7 6,7
1.1.12 Không thể đưa ra các kết quả khái quát hóa hoặc kết luận. 23,8 44,8 30,5 1
1.1.13 Tự ti, thiếu tự tin trong học toán. 37,1 34,3 22,9 5,7
1.1.14
Không biết lập luận, suy luận hợp lí
khi giải quyết các vấn đề trong các
trường hợp đơn giản.
19 47,6 32,4 1
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
21
1.1.15
Không nhìn thấy được sự kết nối (tạo
mối liên kết) giữa các ý tưởng toán
học, giữa toán học với các môn học
khác cũng như giữa toán học với
cuộc sống hằng ngày.
28,6 49,5 21 1
1.2
Những
quan
sát
khác
1.2.1 Trong hoạt động ít có tính độc đáo, chủ động, độc lập. 22,9 41 33,3 1,9
1.2.2 Ổn định tâm lí không cao. 1 34 63,1 1,9
Bảng 1 cho thấy các biểu hiện giáo viên quan sát trên lớp, thấy rõ nhất đối với học sinh gặp
khó khăn trong học toán, được nhiều giáo viên đánh giá (trên 60% giáo viên đánh giá là thể hiện
rõ và rất rõ) là các biểu hiện 1.1.2; 1.1.4; 1.1.11-1.1.13; 1.1.15; 1.2.1. Một số biểu đồ thu được
như sau:
Nguyễn Thụy Phương Trâm
22
Như vậy, có thể thấy, một số biểu hiện rõ và rất rõ ở đối tượng học sinh gặp khó khăn trong
học toán là:
- Tự ti, thiếu tự tin trong học toán;
- Trong hoạt động ít có tính độc đáo, chủ động, độc lập;
- Rất chậm hiểu khái niệm, định lí trừu tượng;
- Hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng, thuộc vẹt) các công thức, khái niệm hơn là ghi nhớ về
nguyên nhân, ý nghĩa, ứng dụng,
- Quá phụ thuộc vào giáo viên trong quá trình học kiến thức, ghi nhớ, làm bài tập,
- Ít tò mò, tìm hiểu về những nội dung học tập mới, vấn đề mới;
- Không thể đưa ra các kết quả khái quát hóa hoặc kết luận;
- Không nhìn thấy được sự kết nối (tạo mối liên kết) giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học
với các môn học khác cũng như giữa toán học với cuộc sống hằng ngày.
Giáo viên có thể đánh giá đối tượng học sinh của mình từ những biểu hiện trên đồng thời xác
định được nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện đó để có thể tác động phù hợp với từng đối tượng.
Chẳng hạn như sự tự tin, dù rằng nó bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc
tạm thời hạ thấp yêu cầu, động viên, hỗ trợ, sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong học toán
A.M.Ghelmont [5] đã chỉ ra những thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên là nguyên nhân cơ
bản của tình trạng học kém. Ông cho rằng vì giáo viên chưa nắm được một cách toàn diện và sâu
sắc những đặc điểm tâm lí của học sinh kém nên chưa có những biện pháp xử lí cá biệt thích hợp.
Ngoài ra theo ông còn có một số nguyên nhân khác phụ thuộc trực tiếp vào chủ thể học sinh, như
tính lười biếng, thái độ tiêu cực, tinh thần trách nhiệm và ý thức về bổn phận người học sinh chưa cao.
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
23
Piaget (1969) cho rằng sự yếu kém trong phát triển tư duy của học sinh có ảnh hường của yếu
tố di truyền và môi trường sống. Khi xét trong một trường học bình thường, Brennan (1970) cho
rằng nội dung, chương trình giảng dạy, nhu cầu của xã hội đối với người học có ảnh hưởng trực
tiếp đến học sinh khó khăn trong học tập.
Từ những nghiên cứu về “slow learner” (đặc điểm tâm lí, học tập, hành vi, ) các nhà
nghiên cứu tiếp tục đưa ra những cách thức, lời khuyên cho giáo viên trong quá trình dạy học đối
tượng học sinh này. Các tác giả đều nhất trí cho rằng với những tác động sư phạm đúng đắn, có thể
ngăn ngừa được hoặc làm giảm bớt những hậu quả nêu trên. Các tác giả đã chỉ ra rất nhiều các
nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh khó khăn trong học toán. Tuy nhiên, kết quả các công trình
nghiên cứu của các tác giả Z.I.Kalmưcôva, N.A.Mentsinxkaia, A.M.Ghelmont, L.S.Slavina đã chỉ ra
rằng: trong đại đa số các trường hợp, nguyên nhân chính của tình trạng học kém không phải là các
trục trặc trong hoạt động nhận thức mà là ở các nguyên nhân khác, đó là: không biết cách học, lỗ
hổng kiến thức, thái độ tiêu cực đối với việc học, ảnh hưởng của các mâu thuẫn từ phía nhà trường
và gia đình.
Theo Thakaa Z. Mohammad, Abeer M.Mahmoud [8], học sinh có thể trở thành học sinh khó khăn
trong học toán do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: di truyền, sự phát triển não không đầy đủ do
thiếu kích thích, động lực thấp, vấn đề chú ý, vấn đề hành vi, sự khác biệt văn hoá so với nền văn hóa
chung trong nhà trường,...
Tại Việt Nam, đã có nhiều kết quả nghiên về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
trong học toán: Phạm Văn Hoàn [1] cho rằng muốn giải quyết tình trạng học sinh khó khăn trong học
toán, trước hết cần phải tìm hiểu tình hình để phát hiện, phân loại học sinh khó khăn trong học toán và
xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn của từng em; Đến năm 1981, Phạm Thị Diệu Vân [5] cho
rằng hoạt động dạy học toán thường mang tính chất hình thức, khuôn sáo, khiến cho học sinh chỉ máy
móc nhớ và làm theo mẫu hoặc lặp đi lặp lại lời thầy mà không hiểu đầy đủ nội dung tài liệu, không
hiểu bản chất vấn đề cần học, đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
trong học toán.
Gần đây nhất, luận án của Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2018) cũng bàn về nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh khó khăn trong học toán ở tiểu học và cũng đã đưa các biện pháp khắc phục tình
trạng này.
Năm học 2016-2017, chúng tôi tiến hành khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh
khó khăn trong học toán lớp 10 THPT trên 117 giáo viên ở 12 trường THPT trên địa bàn 3 tỉnh:
Lâm Đồng, Đắc lắc, Bình Thuận và thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Kết quả khảo sát về các nguyên nhân của việc học sinh khó khăn trong học toán
Vấn đề 2. Về các nguyên nhân của việc học sinh khó khăn trong học toán
Mã hóa Mô tả chi tiết
Rất cơ
bản
%
Cơ
bản
%
Tương đối
cơ bản
%
Không
cơ bản
%
2.1.
Nguyên
nhân từ
học sinh
2.1.1 Chậm phát triển thể chất hơn các bạn 15,2 14,3 15,2 55
2.1.2 Không có động cơ học tập rõ ràng, thiếu động cơ học tập 21,9 36,2 38,1 3,8
2.1.3 Bỏ học vì lí do sức khỏe (ốm, bệnh về thần kinh, ) 5,7 15,2 43,8 35,2
2.1.4 Học sinh hổng kiến thức từ lớp
dưới (nắm không chắc, không rõ,
41 35,2 23,8 0
Nguyễn Thụy Phương Trâm
24
không nhớ, không sử dụng
được, )
2.1.5 Học sinh có trí nhớ kém phát triển 16,2 40 28,6 15,2
2.1.6
Học sinh không thích hoặc sợ
học môn Toán (hoặc sợ một phân
môn nào đó của môn Toán)
32,4 33,3 20 14,3
2.1.7
Học sinh chưa thấy được ứng
dụng của môn Toán trong các
môn học khác
7,6 36,2 43,8 12,4
2.1.8
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ
năng chậm (kể cả các kiến thức
và kĩ năng giải toán đơn giản)
27,6 49,5 21,9 1
2.1.9
Năng lực tư duy yếu (các kĩ năng
tư duy, thao tác tư duy không tốt
hoặc chậm)
29,5 39 30,5 1
2.1.1
0
Phương pháp học tập môn Toán
chưa tốt, đặc biệt là rất kém
trong khả năng tự học
15,2 45,7 35,2 3,8
2.2.
Nguyên
nhân từ
nội dung,
chương
trình,
sách giáo
khoa
môn
Toán
2.2.1
Chương trình môn Toán (lớp 10)
quá nặng so với một số học sinh,
không phù hợp với tất cả mọi học
sinh.
12,4 25,7 38,1 23,8
2.2.3
Sách giáo khoa môn Toán chưa
được thiết kế phù hợp với các
học sinh yếu để tự học, để nắm
chắc kiến thức cơ bản, rèn luyện
các kĩ năng cơ bản
9,5 30,5 29,5 30,5
2.2.4
Sách giáo khoa thiếu hấp dẫn đổi
với học sinh, chưa thấy được vai
trò của môn Toán trong thực tế
13,3 40 37,1 9,5
2.3.
Nguyên
nhân từ
lớp học,
nhà
trường
2.3.1
Nhà trường chưa có lớp phụ đạo
kiến thức cho các học sinh yếu
về môn Toán
1 9,5 31,4 58,1
2.3.2
Lớp có nhiều học sinh giỏi Toán,
khiến một số học sinh học yếu
hơn khó theo học cùng trình độ
5,7 18,1 36,2 40
2.3.6
Thiếu nhóm học sinh có nhiều
trình độ để các bạn khá, giỏi hỗ
trợ các bạn yếu hơn
3,8 26,7 34,3 35,2
2.4
Nguyên
2.4.1 Giáo viên dạy học chưa sát đối tượng 15,2 37,1 26,7 21
2.4.2 Chưa tổ chức học theo nhóm một 1,9 44,8 50,5 2,9
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
25
nhân từ
giáo viên
cách phù hợp để khai thác tốt ưu
thế của học hợp tác, đạt mục tiêu
dạy học phân hóa
2.4.3
Chưa khai thác các phương tiện
điện tử, truyền thông và học liệu
một cách hiệu quả, sinh động
3,8 24,8 54,3 17,1
2.4.4
Chưa xác định, phân nhóm học
sinh kém để có mục tiêu, kế
hoạch hỗ trợ, giúp đỡ
15,2 37,1 30,5 17,1
2.4.5 Chưa có biện pháp khuyến khích, tạo động cơ học tập cho học sinh 5,7 31,4 55,2 7,6
2.4.6
Chưa tạo lập nhóm học sinh để
hỗ trợ học tập cho từng bạn học
yếu kém (chậm) môn Toán
2,9 21,9 59 16,2
2.4.7
Chưa lập và thực hiện kế hoạch
tác động, hỗ trợ riêng cho mỗi cá
nhân học yếu kém (chậm) môn
Toán và triển khai thực hiện
19,0 20 51 10
2.4.8 Chưa tổ chức dạy thêm cuối buổi học hay ngoài giờ 5,7 16,2 39 39
2.5
Nguyên
nhân gia
đình, xã
hội,
2.5.1 Gia đình không quan tâm tới việc học của học sinh nói chung 17,1 20 29,5 33,3
2.5.2 Gia đình học sinh chưa quan tâm, không quan tâm tới môn Toán 1 33,3 24,3 31,4
2.5.3
Gia đình học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt (như bố mẹ li hôn, li dị,
li thân, khó khăn kinh tế, )
5,7 33,3 17,1 43,8
Từ bảng thống kê trên có thể thấy, các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh gặp
khó khăn trong học toán (trên 60% giáo viên đánh giá là nguyên nhân cơ bản hoặc rất cơ bản) là:
2.1.6; 2.1.8; 2.1.9; 2.1.10. Các nguyên nhân này đều nằm trong nhóm nguyên nhân từ phía học
sinh, không thuộc các nhóm nguyên nhân khác. Ta có các biểu đồ sau:
Nguyễn Thụy Phương Trâm
26
Cũng có thể nhận thấy một số kết quả khác nữa:
- Có 55% giáo viên cho rằng nguyên nhân 2.1.1 là không cơ bản, tức là đối tượng học sinh
của họ (trong số các em được họ cho là học sinh gặp khó khăn trong học toán) không có vấn đề về
thể chất.
- Một vấn đề nữa là, có tới 58,1% giáo viên cho rằng nguyên nhân 2.3.1 là không cơ bản. Ở
đây không rõ là giáo viên đánh giá việc cần thiết có lớp phụ đạo cho học sinh là không cơ bản hay
là nhà trường đã có các lớp phụ đạo đó rồi. Do đó, chúng tôi phải khảo sát và thấy rằng, hiện tại
các nhà trường mà chúng tôi khảo sát không có các lớp phụ đạo dành cho đối tượng học sinh này,
kể cả trong lẫn ngoài trường, và giáo viên cũng không tổ chức các lớp như vậy.
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
27
- Cũng có thể thấy, có tới 52,3% giáo viên cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc có học
sinh còn gặp khó khăn trong học toán là do Chưa xác định, phân nhóm học sinh kém để có mục
tiêu, kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ (nguyên nhân 2.4.4). Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân đáng
quan tâm trong quá trình xác định các biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng dạy học đối
tượng học sinh này.
- Về các nhóm nguyên nhân 2.2; 2.3; 2.4, chúng tôi thấy không nhiều giáo viên đánh giá là
các nhóm nguyên nhân cơ bản, ảnh hưởng tới học sinh gặp khó khăn trong học toán. Chẳng hạn,
nguyên nhân từ gia đình và xã hội, có thể xác định sự không cơ bản trong đánh giá của giáo viên.
Do đó, khi tiến hành nghiên cứu các biện pháp tổ chức dạy học, có thể không đề cao các nguyên
nhân đến từ gia đình, hay xã hội nói chung mà chỉ quan tâm tới vấn đề này đối với từng đối tượng
học sinh cụ thể.
- Đối với các nguyên nhân 2.4.5-2.4.7, chúng tôi thấy giáo viên xác định ở mục tương đối cơ
bản với tỉ lệ phần trăm khá cao, trên 50% và nếu cộng cả các cột rất cơ bản, cơ bản và tương đối
cơ bản thì được tỉ lệ phần trăm rất cao, đều trên 80%. Do vậy, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu
một số giáo viên có đánh giá rằng các nhóm nguyên nhân này là tương đối cơ bản, để hiểu rõ hơn
quan niệm của họ về các nguyên nhân này. Khi đó, chẳng hạn trường hợp giáo viên Nguyễn Văn A,
cho rằng, thầy vẫn động viên, khích lệ các em học sinh yếu kém cũng như học sinh khác (2.4.5);
tuy nhiên, thầy chưa chưa tạo lập nhóm học sinh để hỗ trợ học tập cho từng bạn học yếu kém
(chậm) môn Toán (2.4.6); chưa lập và thực hiện kế hoạch tác động, hỗ trợ riêng cho mỗi cá nhân
học yếu kém (chậm) môn Toán và triển khai thực hiện (2.4.7) và thầy cũng không có ý định đó,
bởi theo thầy, lớp có người khá người giỏi, người trung bình, là bình thường và học sinh phải
có trách nhiệm phấn đấu, cố gắng để hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ học tập của mình.
Đây cũng là một thực tế đáng quan tâm, có thể lưu ý trong trao đổi với giáo viên về hoạt động của
họ trong quá trình dạy học phân hoá trong nhà trường.
Nguyễn Thụy Phương Trâm
28
Tóm lại, theo các phân tích trên, có thể chỉ ra các nguyên nhân của việc học sinh gặp khó
khăn trong học toán là:
- Nguyên nhân từ học sinh:
+ Học sinh không thích hoặc sợ học môn Toán (hoặc sợ một phân môn nào đó của môn Toán);
+ Học sinh chưa thấy được ứng dụng của môn Toán trong các môn học khác;
+ Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm (kể cả các kiến thức và kĩ năng giải toán đơn giản;
+ Năng lực tư duy yếu (các kĩ năng tư duy, thao tác tư duy không tốt hoặc chậm);
+ Phương pháp học tập môn Toán chưa tốt, đặc biệt là rất kém trong khả năng tự học
- Nguyên nhân từ phía giáo viên:
+ Chưa xác định, phân nhóm học sinh kém để có mục tiêu, kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ;
+ Chưa có biện pháp khuyến khích, tạo động cơ học tập cho học sinh;
+ Chưa tạo lập nhóm học sinh để hỗ trợ học tập cho từng bạn học yếu kém (chậm) môn toán;
+ Chưa lập và thực hiện kế hoạch tác động, hỗ trợ riêng cho mỗi cá nhân học yếu kém (chậm)
môn Toán và triển khai thực hiện
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi có một cơ sở để xác định các biện pháp tác động tới
các nguyên nhân đó, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới đối tượng học
sinh gặp khó khăn trong học toán.
3. Kết luận
Học sinh khó khăn trong học toán lớp 10 THPT cũng có những biểu hiện chung của những
học sinh khó khăn trong học tập với những biểu hiện về thái độ trong nghe giảng và thực hiện
nhiệm vụ trên lớp, cũng như biểu hiện qua nhân cách của HS. Tuy nhiên, biểu hiện đặc trưng nhất
của những học sinh khó khăn trong học toán lớp 10 THPT là những sai lầm cơ bản khi học tập nội
dung môn toán lớp 10, là sự thụ động trong những hoạt động toán học,
Trong đa số các lớp 10 THPT luôn tồn tại học sinh khó khăn trong học toán. Vì vậy, GV cần
phải xác định đúng đối tượng học sinh khó khăn trong học toán trong lớp học, tìm hiểu đặc điểm
của từng học sinh khó khăn trong học toán, xác định đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng học
sinh khó khăn trong học toán để từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp nhằm giúp các em
vươn lên trong học tập, dần nâng cao kiến thức và kĩ năng môn toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Hoàn, 1969. Về vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh kém toán. Tập san Giáo
dục cấp I, số 9.
[2] Trần Kiểm, 1976. Điều tra về tình hình và nguyên nhân học kém toán của học sinh cấp I và
cấp II. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 3.
[3] Trần Kiểm, 1986. Tiếp cận các biệt hoá nhằm ngăn ngừa và khắc phục hiện tượng học kém,
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7.
[4] Trần Kiểm, 1998. Kinh nghiệm khắc phục tình trạng học sinh học kém ở cấp I. Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 3.
[5] Nguyễn Bá Kim, 2004. Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Thanh Tuyên, 2013. Một số kết quả nghiên cứu vấn đề dạy học cho học sinh
yếu kém. Tạp chí Giáo dục số đặc biệt 8/2013 trang 34, 35, 36.
[7] K. Dasaradhi - Ch. Sri Ra Rajeswari - P.V.S. Badarinath, 2016. 30 Methods to improve
Đặc điểm của học sinh khó khăn trong học toán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn
29
learning capability in slow learners. International Journal of English Languge, Literature
and Humanities, Vol. IV, Issue II, pp. 556-569.
[8] Mercer, C., 1996. Learning Disabilities Definitions and Criteria used by state Education
Departments. Learning Disabilities Quarterly.
[9] Thakaa Z. Mohammad - Abeer M.Mahmoud, 2014. Clustering of Slow Learners Behavior
for Discovery of Optimal Patterns of Learning. International Journal of Advanced
Computer Science and Applications, Vol. 5, No. 11, pp. 102-109.
[10] Vini Sebastian, 2016. Ensuring Learning in Slow Learners. Educational Quest: An Int.
Journal of Education and Applied Social Sciences, Vol. 7, Issue 2, pp. 125-131.
[11] Marguerite B. Slack và Mark A. Boyer, 1964. The slow learning in the academic high
school. Educational Leadership - ASCD, pp. 380-387. The Continental Press, Inc.
Elizabethtown, Pennsylvania.
[12] Rashmi Rekha Borah, 2013. Slow Learners: Role of Teachers and Guardians in Honing
their Hidden Skills. International Journal of Educational Planning & Administration. Vol. 3,
No. 2 (2013), pp. 139-143.
ABSTRACT
Characteristics and causes of students having difficulty in Mathematics
in grade 10 of high school
Nguyen Thuy Phuong Tram
Duc Trong High School, Lam Dong province
This article explores the characteristics of the students who have difficulty in learning
mathematics, which leads to the difficulty of mathematics in grade 10 of high school as a basis for
teachers to design the suitable methods in order to help students. In addition to the common
features of high school students, students with difficulty of Maths learning have
some specific characteristics in their learning, they may be passive during school hours, the
learning process depends largely on the teacher, and they have self-deprecating feelings in math
class periods. There are many reasons for the difficulty of studying mathematics, which are
divided into following two groups of causes: the students themselves and the society. From the
identified causes, teachers develop appropriate methods to help their students overcome these
difficulties in grade 10 high school.
Keywords: Students have difficulty in Mathematics, the characteristics of students, the
causes lead to difficulties of students in learning Mathematics.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5218_3_ntptram_8444_2123700.pdf